Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu

115 1.8K 13
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2 5. Đóng góp mới của đề tài...................................................................................... 3 6. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................ 3 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 4 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 7 1.1.3. Đặc điểm của từ loại Tiếng Việt .................................................................... 9 1.1.4. Vị trí, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học trong phân môn Luyện từ và câu ............................................... 14 1.1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học với việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại .................................................................................................. 15 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 16 1.2.1. Nội dung chương trình dạy học về từ loại Tiếng Việt ở Tiểu học ................. 16 1.2.2. Nội dung dạy học từ loại trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học......... 18 1.2.3. Thực trạng của việc dạy và học từ loại ở trường Tiểu học hiện nay .............. 19 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG TỪ LOẠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ......................................................................................................... 26 2.1. Tăng cường củng cố kiến thức lý thuyết về nhận diện và sử dụng từ loại ........ 26 2.1.1. Khắc sâu kiến thức lý thuyết về từ loại ........................................................ 26 2.1.2. Tập cho học sinh thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại ............................. 33 2.1.3. Cung cấp một số mẹo giúp học sinh phát hiện nhanh các từ loại dễ lẫn lộn .. 35 2.2. Nâng cao khả năng sử dụng từ loại ................................................................. 38 2.2.1. Sử dụng từ loại vào trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp............................. 38 2.2.2. Sử dụng từ loại để đặt câu ............................................................................ 40 2.3. Hệ thống hóa bài tập về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học ... 41 2.4. Xây dựng hệ thống bài tập về từ loại............................................................... 55 2.4.1. Mục đích xây dựng ...................................................................................... 55 2.4.2. Nguyên tắc xây dựng ................................................................................... 55 2.4.3. Cách thức xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại . 56 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................... 80 3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................... 80 3.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm ...................................................... 80 3.3. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 80 3.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ...................................................... 80 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ........................................................................ 81 3.5.1. Đánh giá kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại................................................. 82 3.5.2. Đánh giá về mức độ hứng thú học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng…………….. ............................................................................................... 83 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 87 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Đồng Hới, tháng 4 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Như LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận “Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu”, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non, quý thầy cô trường Đại học Quảng Bình đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt em xin cảm ơn giảng viên TS. Nguyễn Thị Nga đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên khi em gặp khó khăn, cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh Trường Tiểu học Đồng Phú đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng, động viên và ủng hộ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Với nền kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đồng Hới, tháng 4 năm 2015 Tác giả Hoàng Thị Như DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu Chú giải TCN Trước công nguyên [4, tr. 8] Trích dẫn từ tài liệu số 4 trang 8 GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa TV Tiếng Việt SGV Sách giáo viên SL Số lượng NXB Nhà xuất bản PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học được xem là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nhà trường Tiểu học đã duy trì dạy học toàn diện, việc giúp các em học tốt các môn học, học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong mọi tiết học, góp phần vào việc phát triển kĩ năng, kĩ xảo, năng lực, tư duy và khả năng của các em. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách cũng như cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Trong đó, Tiếng Việt là một môn học quan trọng nhất đối với học sinh, bởi Tiếng Việt là một môn công cụ, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc học sau. Đây là môn học rèn cho học sinh thao tác tư duy, cung cấp cho các em kiến thức sơ giản, những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa,… của Việt Nam và nước ngoài. Vì vậy, người giáo viên Tiểu học cần có phương pháp để làm sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng của môn học đó là: nghe, nói, đọc và viết. Những kĩ năng này đã được hình thành trong phân môn Luyện từ và câu. Ở phân môn này, học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ, từ loại, câu,… Qua đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu của những kiến thức mới. Trong đó, đối với học sinh Tiểu học việc học từ loại đóng một vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Các kiến thức về từ loại giúp cho học sinh ở bậc Tiểu học phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, làm bài tập Tiếng Việt,… Không những thế, những kiến thức về từ loại sẽ giúp học sinh phân biệt được vốn từ, kĩ năng nhận diện, sử dụng thành thạo trong viết văn. Nhưng thực tế cho thấy, những kiến thức về từ loại là rất phong phú và đa dạng nên học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ loại, phân loại từ loại, vận dụng từ loại trong dùng từ, đặt câu,.... Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thì học sinh hay dễ nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản. Đồng thời, nếu không được củng cố kiến thức ngay từ đầu thì học sinh Tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ viết của mình. Vì thế, đối với giáo viên Tiểu học việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng. 1 Xuất phát từ những lí do trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu” để nghiên cứu. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu. - Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ xoay quanh việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phần từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ) trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học. Tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung từ loại ở trường Tiểu học hiện nay. - Đề xuất một số biện pháp cơ bản rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, cụ thể hóa để nghiên cứu lý thuyết về các vấn đề liên quan đến từ loại, khả năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh Tiểu học; nghiên cứu về chương trình dạy học từ loại trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học và các yếu tố liên quan đến quá trình thực hiện nó. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra nhằm khảo sát thực trạng dạy học từ loại ở trường Tiểu học hiện nay, xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài. + Phương pháp thực nghiệm khoa học nhằm kiểm tra tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp thống kê toán học 2 Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích kết quả điều tra thực trạng và làm tăng độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu về vấn đề rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu. 5. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về từ loại, nội dung dạy học về từ loại cho học sinh qua quá trình dạy học phân môn Luyện từ và câu ở trường Tiểu học. - Tiếp thu những thành tựu đổi mới phương pháp dạy học hiện đại, đề tài đã đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. - Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên, phụ huynh và học sinh trong việc dạy và học các bài tập về từ loại (danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ) nói riêng và trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài Chương 2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về từ loại Trong các ngôn ngữ Ấn – Âu, người ta vẫn theo cách phân loại tiếng Latin nhưng có cải biến. Các ngôn ngữ này có hình thái rất rõ: biến hình từ. Đặc điểm này giúp ta dễ nhận biết đây là đặc trưng hình thái học. Hơn nữa đặc điểm này lại có tính hệ thống cho nên việc phân loại đơn giản, dễ nhất quán. Tuy nhiên việc phân chia số lượng từ loại từ thời kì đầu chưa phải đã hoàn chỉnh như ngày nay mà cũng trải qua những thời kì thăng trầm khác nhau. Từ thời cổ đại, khi con người bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ, người ta đã nói đến từ loại. Hai tác giả Platon (427 – 347 TCN) và Prôtagôrát (480 – 410 TCN) đã chia tiếng Hi Lạp thành hai loại từ là danh từ và động từ. Họ xuất phát từ lời nói để nghiên cứu, vì thế từ loại mà họ nghiên cứu là những bộ phận của lời nói (gọi là thành phần câu). Thuật ngữ đó còn sử dụng cho đến ngày nay. Ưu điểm là họ đã nhận ra được danh từ chỉ sự vật, hiện tượng; động từ chỉ hành động. Nhược điểm là nhập từ loại và chức năng là một. Người cùng thời với hai ông là Aristôt (384 – 323 TCN) cũng đã chia ra động từ và danh từ. Ngoài ra ông còn đưa thêm hai từ loại nữa là liên từ và quán từ. Hạn chế của ông cũng giống với Prôtagôrát và Platon là không phân biệt từ loại và chức năng cú pháp, đã đồng nhất từ loại và thành phần phán đoán. Ở Ấn Độ (khoảng thế kỉ thứ V TCN) Panini đã nghiên cứu tiếng Sancrit cổ. Ông chia ra bốn từ loại: danh từ, động từ, giới từ và trợ từ. Công trình của ông miêu tả một cách đầy đủ và có hệ thống các chức năng ngữ pháp của danh từ. Khác với những nhà ngữ pháp Hi Lạp, ông đã không lẫn lộn ngữ pháp với nguồn gốc của từ. Ông dựa vào việc phân tích tỉ mỉ cấu trúc của toàn bộ ngôn ngữ (ví dụ phân tích từ thành căn tố và phụ tố). Phải nói rằng ngôn ngữ học cận đại sau khi làm quen với ngữ pháp của người Ấn Độ mới biết đến thao tác phân xuất từ thành căn tố và phụ tố. Việc sắp xếp hệ hình biến cách của danh từ cũng đã sớm tuân theo một trật tự nghiêm ngặt: chủ 4 cách, tân cách, công cụ cách, sinh cách, vị trí cách. Điều này về sau ngữ pháp châu Âu cũng phải học tập. H.A. Gleason – một trong những đại biểu của trường phái Mĩ, viết: “Không thể nói được rằng ngữ pháp miêu tả điển hình mà người ta soạn thảo ngày nay đã hoàn thành đầy đủ mọi chức năng mà người ta mong đợi một cách hợp lẽ ở nó. Và các nhà ngôn ngữ học hiện đại sẽ phải thừa nhận một cách bái phục rằng việc miêu tả đầy đủ nhất, tốt nhất chắc chắn là cuốn ngữ pháp tiếng Sancrit của Panini và các cộng tác viên của ông viết vào thế kỉ thứ V hoặc VI trước công nguyên” (H.A. Gleason – Introduction a le lingustique, Larousse, Paris, 1969, tr. 169). Sáu thế kỉ sau, Eliuxơ Donatus (thế kỉ I - sau CN) đã cho ra đời tác phẩm “Chỉ nam ngữ pháp” nghiên cứu về ngữ pháp học tiếng Latin. Tác phẩm này đã bổ sung hoàn chỉnh hệ thống từ loại tiếng Latin, gồm hai phần: Phần I. Đề cập đến từ loại. Đó là 8 từ loại: danh từ, động từ, danh – động từ, đại từ, liên từ, giới từ, phó từ và thán từ. Phần II. Gồm những tri thức về ngữ âm, chữ viết, phép làm thơ, từ loại học và tu từ học. Hơn một nghìn năm ròng (từ thế kỉ I đến thế kỉ XV) đây là cuốn sách giáo khoa cơ bản của tiếng Latin trong các trường học châu Âu. Bản chỉnh lí này lưu hành rộng rãi đến thế kỉ XIII. Ngay đối với ngữ pháp châu Âu hiện đại, tác phẩm cũng có ảnh hưởng lớn. Đến thời kì trung cổ, việc nghiên cứu từ loại nói riêng và ngôn ngữ nói chung bị đình trệ thậm chí giật lùi. Việc nghiên cứu tiếng Latin trở nên phổ biến, được áp dụng một cách máy móc. Đầu thế kỉ XIX, nhà ngôn ngữ người Đức A.F.Bernhardi chủ trương theo nguyên tắc logic để phân định từ loại. Thành phần của phán đoán bao gồm: danh từ (chủ thể phán đoán) + động từ (vị thể phán đoán). Quan điểm này đã đồng nhất từ loại với thành phần từ loại. Ở Nga, một số tác giả khác nhau lại dựa vào những tiêu chí khác nhau: A.Sacmatov dựa vào quan hệ cú pháp. L. V. Serba dựa vào đặc điểm hình thức cú pháp và ý nghĩa của từ. V.Vinnogradov lại chú trọng đến cả ba mặt ý nghĩa, chức năng cú pháp và hình thức của từ. Ở Pháp, hai tác giả Sacbali và F. Mactini đã có những cống hiến trong việc nghiên cứu từ loại. 5 Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả có công trình nghiên cứu về từ loại như: Hoàng Tuệ, Bùi Minh Toán, Lê Biên, Đinh Văn Đức, Diệp Quang Ban, Đỗ Thị Kim Liên,... Trong công trình nghiên cứu về từ loại của Hoàng Tuệ, ông dựa vào tiêu chí khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp để chia từ loại thành 4 loại: vị từ (danh từ, đại từ, chỉ từ, số từ); tiểu từ (phó từ, giới từ, liên từ, trợ từ); loại từ và thán từ. Bên cạnh đó lại có nhiều tác giả dựa vào đặc điểm ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp để phân chia từ loại nhưng mỗi tác giả lại có cách phân chia khác nhau. Chẳng hạn, Bùi Minh Toán đã phân chia thành 8 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ. Lê Biên lại chia ra 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ. Diệp Quang Ban cũng phân chia từ loại thành 9 loại nhưng khác với Lê Biên ở chỗ ông thay thế quan hệ từ bằng kết từ. Đinh Văn Đức lại chia từ loại thành danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, từ phụ, từ nối, tiểu từ, trợ từ. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về việc dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học Dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên. Các kiến thức về từ loại sẽ giúp cho các em phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, làm bài tập Tiếng Việt… Hơn nữa, việc nắm vững các kiến thức về từ loại sẽ tạo cơ sở cho các em học tốt môn Ngữ pháp ở bậc học tiếp theo. Nhận thấy tầm quan trọng của việc dạy học từ loại một số tác giả đã đề cập về vấn đề dạy học từ loại trong công trình nghiên cứu của mình. Trong khóa luận này tôi chỉ điểm qua những tài liệu trong phạm vi bao quát được: - Lê Phương Nga trong “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” (Tập 2, NXB Giáo dục, 2000) đã đưa ra một số dạng bài tập về từ loại cho học sinh Tiểu học và nêu một số khó khăn mà học sinh thường gặp phải khi xác định từ loại. - Chu Thị Thủy An trong “Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học” (Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, 2007) đã đề cập đến khái niệm từ loại, nội dung và phương pháp dạy học từ loại ở Tiểu học. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số dạng bài tập về từ loại và một số gợi ý tương ứng với các dạng bài tập đó. - Nguyễn Trí trong “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới” (NXB Giáo dục, 2009) đã đề cập đến việc dùng phương pháp thực hành, cụ thể 6 là sử dụng các bài tập thực hành ở các dạng khác nhau nhằm củng cố kiến thức từ loại cũng như vận dụng một cách sáng tạo các khái niệm về từ loại vừa học. - Dương Thị Thùy Phương trong “Dạy từ loại Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo quan điểm giao tiếp” đã đi sâu vào các biện pháp dạy học về từ loại theo quan điểm giao tiếp, bao gồm nhóm biện pháp dạy học lý thuyết về từ loại và nhóm biện pháp dạy học thực hành về từ loại theo quan điểm giao tiếp. Qua việc tìm hiểu các tài liệu trên đây, tôi nhận thấy các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học từ loại, các biện pháp dạy học từ loại ở Tiểu học. Đây là những đóng góp rất cần thiết trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chỉ nghiên cứu chung chung ở khía cạnh nội dung, phương pháp dạy học từ loại, chưa chú trọng vào việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh. Vì thế trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc những bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu, tôi mạnh dạn đi sâu tìm ra một số biện pháp giúp cho học sinh Tiểu học nhận diện và sử dụng từ loại một cách tốt hơn. 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.1.2.1. Từ loại Tiếng Việt Theo “Từ loại Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Lê Biên: “Sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ được gọi là từ loại. Nói rõ hơn, từ loại đó là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại, những lớp hạng dựa vào những đặc trưng ngữ pháp. Sự quy loại một lớp từ nào đó vào một từ loại nhất định được xác định bởi những đặc trưng về ngữ nghĩa, về hoạt động ngữ pháp của nó (về hình thái học hoặc về cú pháp học, hoặc cả về hình thái học và cú pháp học) trong việc thực hiện một chức vụ cú pháp nhất định. Với quan niệm như vậy, có thể khẳng định bất kì hệ thống ngôn ngữ của một dân tộc nào, của một cộng đồng người nào (cho dù ngôn ngữ đó ở trình độ phát triển hay còn ở trạng thái đơn sơ, đã có hệ thống chữ viết riêng hay chưa…) đã có vốn từ vựng, có ngữ pháp riêng thì đều có từ loại”. [4, tr. 8] Theo Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung: “Từ loại là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại”. [3, tr. 74] Đỗ Thị Kim Liên đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về từ loại: “Từ loại là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia dựa theo ý nghĩa phạm trù, theo khả 7 năng kết hợp trong cụm từ và trong câu, thực hiện những chức vụ ngữ pháp khác nhau. Từ loại bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, kết từ (quan hệ từ), tình thái từ, trợ từ”. [8, tr. 44] Liên quan đến vấn đề dạy từ loại ở Tiểu học, tác giả Chu Thị Thủy An định nghĩa về từ loại như sau: “Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, tức là đặc điểm ý nghĩa ngữ pháp khái quát và đặc điểm hoạt động ngữ pháp của từ (khi cấu tạo cụm từ và câu), các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại”. [2, tr. 105] 1.1.2.2. Nhận diện từ loại Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý, nhận diện tức là “nhìn mặt để xác định, chỉ rõ ra người còn che dấu tung tích”. [18, tr. 1241] Hoặc theo “Giải thích từ Hán – Việt” của Lê Anh Tuấn nhận diện là “nhìn mặt mà nhận ra, chỉ ra đối tượng đang che dấu tên thật hay đối tượng cần tìm”. [14, tr. 174] Nhận diện từ loại là nhìn để nhận ra, chỉ ra được các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. Như vậy, nhận diện từ loại có nghĩa là chúng ta phải chỉ ra được từ đó thuộc từ loại gì, phải xác định và tìm ra được từ loại trong các đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn,… 1.1.2.3. Sử dụng từ loại Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của Nguyễn Như Ý, sử dụng tức là “đem dùng vào một công việc”. [18, tr. 1471]. Hay trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê, ông cho rằng sử dụng là “đem dùng vào mục đích nào đó”. [11, tr. 906] Nói một cách khái quát, sử dụng từ loại là dùng các từ loại vào phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó. Như vậy, sử dụng từ loại là đem từ loại vào trong hoạt hộng hành chức của nó, trong sản sinh văn bản, trong giao tiếp, lời nói,… 1.1.2.4. Kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại Theo “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê), kĩ năng là “khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế”. [11, tr. 543] Trong cuốn “Từ điển Giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học” (NXB Giáo dục) lại cho rằng kĩ năng là “khả năng thực hành thành thạo”. [20, tr. 149] Vậy kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại là khả năng vận dụng những kiến thức về từ loại đã thu nhận được để phân biệt các từ loại một cách thành thạo, đồng thời 8 biết dùng các từ loại đó phục vụ vào quá trình học tập môn Tiếng Việt, đặc biệt là trong đặt câu, viết văn cũng như trong hoạt động giao tiếp hàng ngày. 1.1.3. Đặc điểm của từ loại Tiếng Việt 1.1.3.1. Tiêu chuẩn phân định từ loại Tiếng Việt a) Dựa vào ý nghĩa khái quát Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù, có tính chất khái quát hóa cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể có mặt trong thực tại, được người bản ngữ (ở đây là người Việt) nhận thức, phản ánh qua các khái niệm. Thực chất nói đến nghĩa khái quát của từ cũng là nói đến một loại ý nghĩa ngữ pháp. Loại ý nghĩa ngữ pháp này đạt được bằng con đường quy nạp, khái quát hóa các ý nghĩa cụ thể của hàng loạt từ (cho nên còn được gọi là ý nghĩa ngữ pháp tiềm tàng của từ). Chính nghĩa khái quát trở thành nòng cốt cho ý nghĩa từ loại. Cần chú ý là đối với thực từ ý nghĩa khái quát chỉ chứa đựng những yếu tố từ vựng qua mối liên hệ với thực từ, còn đặc trưng khái quát hóa đã đem lại tính chất ngữ pháp cho các từ này. Cho nên, không đơn thuần chỉ là nét từ vựng của từ, bởi vì nếu dựa vào nghĩa từ vựng thì không thể nào quy những từ như: đi, có, sống, chết, hi vọng, suy nghĩ, khảo sát, yêu, có thể,… vào cùng một phạm trù từ loại động từ được. Nghĩa từ vựng cụ thể của từng từ sẽ làm mờ đi sự đồng nhất của các từ, và nổi rõ lên nét nghĩa loại biệt, đối lập giữa các từ. Bức tranh phân loại do đó sẽ vô cùng rườm rà, phức tạp mà vẫn thiếu bao quát. Và đương nhiên, trong đó không tìm thấy bóng dáng các lớp hư từ (lớp từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực), một bộ phận chiếm số lượng từ không nhỏ, lại có vai trò, tác dụng rất quan trọng đối với từ và ngữ pháp Tiếng Việt. Loại nghĩa khái quát này là cơ sở cho sự đồng nhất, có thể tập hợp và quy loại hàng loạt từ (rất khác nhau về nghĩa từ vựng) vào cùng một từ loại, mà nếu chỉ dựa vào ý nghĩa từ vựng của từ sẽ không bao giờ thực hiện được. Nhờ vậy, chẳng những chúng ta có thể quy những từ như: đèn, tổ tiên, lịch sử, thời gian, thuyền, ý nghĩ, tâm trạng,… vào từ loại chỉ sự vật, thực thể (danh từ), mà còn có căn cứ để xác định từ loại cho các lớp hư từ như: đã, cũng, rất, hãy, chẳng, vẫn,… hoặc như: chính, cả, mà, à, ư, nhỉ, nhé,… vào những từ loại nhất định. * Ví dụ: 9 - Các từ: ghế, sách, vở, bút, học sinh, mưa, gió… có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật, chúng thuộc từ loại danh từ. - Các từ: viết, nói, ăn, học, đi, vỡ, đổ, nghiêng,…cùng có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động, trạng thái, chúng thuộc từ loại động từ. - Các từ: xanh, vàng, đẹp, xấu, thông minh,… cùng có ý nghĩa khái quát chỉ đặc điểm, tính chất, chúng thuộc từ loại tính từ. Tiêu chí “nghĩa khái quát” có tính chất quan trọng, quyết định, có tác dụng vạch ra những thế đối lập giữa các lớp từ thì tiêu chí ngữ pháp là những đặc trưng về hình thức không thể thiếu được khi xác định, nhận diện từ loại Tiếng Việt. b) Dựa vào đặc điểm về hình thức ngữ pháp b1) Dựa vào khả năng kết hợp của từ để cấu tạo cụm từ Mỗi một lớp từ có những khả năng kết hợp khác nhau. Khả năng kết hợp của từ không tách rời ý nghĩa ngữ pháp của nó. Khả năng kết hợp hay còn gọi là thế phân bố của từ được xem xét ở góc độ khả năng kết hợp với yếu tố đứng ngay trước hoặc đứng ngay sau đó. Thực chất của khả năng kết hợp này của từ là khảo sát sự phân bố các lớp từ trong một đơn vị cấu trúc (lớn hơn từ) có sẵn ở tiếng Việt, có khuôn hình riêng cho mỗi loại (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều là những cụm từ chính phụ. Cụm từ chính phụ là cụm từ có thành tố là thực từ ở vị trí trung tâm và kèm theo các thành tố phụ (có thể là thực từ hoặc hư từ) ở vị trí đứng trước hoặc sau thành tố trung tâm. * Ví dụ: - Tất cả ba cái con mèo đen ấy. (Cụm danh từ) Thực từ - (Họ) cũng vẫn còn đang làm bài tập. (Cụm động từ) Thực từ - (Hai chị em này) đều rất giỏi ngoại ngữ. (Cụm tính từ) Thực từ Sự phân bố vị trí cho mỗi lớp từ trong cụm từ là có tính quy tắc khách quan hệ thống chứ không phải là ngẫu nhiên tùy tiện, có thể dựa vào vị trí được phân bố của các lớp từ mà ta xem xét khả năng kết hợp của lớp từ này với lớp từ khác để thấy được đặc điểm ngữ pháp của mỗi lớp từ. 10 Khi xem xét khả năng kết hợp giữa các lớp từ trong cụm từ, cần quan tâm đầy đủ đến các dạng thức, các trường hợp có thế xảy ra; xem khả năng kết hợp đó là bắt buộc hay không bắt buộc; các lớp từ có khác nhau về nhu cầu kết hợp hay không; xem khả năng kết hợp đó là trực tiếp hay gián tiếp; ở vị trí trước hay sau từ trung tâm; sự kết hợp đó có dẫn đến sự biến đổi nghĩa, thay đổi chức vụ cú pháp của từ hay không… * Ví dụ: Có thể nói được Không thể nói được * Khả năng kết hợp trực tiếp - một học sinh (+) - một đi (-) - những cô giáo (+) - những nhanh nhẹn (-) - đã (sẽ) xây dựng (+) - sẽ học sinh (-) - rất cần cù (+) - rất học tập (-) * Vị trí của khả năng kết hợp - thông minh lắm (+) - lắm thông minh (-) - lắm bạn (+) * Khả năng kết hợp không điều kiện hoặc có điều kiện - bốn ngày (+) - bốn gạo (-) - bốn tấn gạo (+) - bảy em học sinh (+) - bảy học sinh (+) Dựa vào cấu trúc ngữ pháp, chúng ta thấy có lớp từ vừa có tác dụng vạch ra thế đối lập giữa các phạm trù từ loại, vừa có khả năng làm căn cứ để chia một từ loại thành các tiểu loại (như các từ chỉ số lượng trong quan hệ với danh từ). Ngược lại, có lớp từ chỉ có tác dụng ở một bình diện cấu trúc. Chính vì vậy, đặc trưng về khả năng kết hợp của các lớp từ là dấu hiệu chủ yếu về ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc phân định, quy loại các lớp từ Tiếng Việt về mặt từ loại. Cụ thể: - Những từ có khả năng kết hợp với từ chỉ lượng (tất cả, những, vài) ở phía trước, với từ chỉ định (này, kia, ấy, đó…) ở phía sau là những từ thuộc từ loại danh từ. - Những từ có khả năng kết hợp với phụ từ (đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, còn, không, chưa) ở phía trước là những từ thuộc từ loại động từ. - Những từ có khả năng kết hợp với rất, hơi… ở phía trước, với quá, lắm,... ở phía sau là những từ thuộc từ loại tính từ. 11 b2) Dựa vào chức vụ cú pháp của từ ở bình diện cấu trúc câu Việc xem xét khả năng kết hợp của các lớp từ trong cụm từ kết hợp với việc phân tích chức vụ ngữ pháp của từ ở trong câu sẽ giúp chúng ta phát hiện được các từ loại một cách thuận tiện hơn. Trong hoạt động ngôn ngữ, ở cấu trúc câu, trong mỗi phát ngôn, các từ thường đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp cụ thể Điều lưu ý là mỗi từ loại (nhất là các từ loại cơ bản) có khả năng đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau ở cấu trúc câu. Nói một cách khác, một chức vụ cú pháp cụ thể có thể do những từ thuộc các từ loại khác nhau đảm nhiệm như: (1) Trăng chưa lặn. (Nam Cao) (2) Nó giống hệt mẹ nó hai mươi năm trước. (Nguyễn Thi) (3) Đảng ta vĩ đại thật. (Hồ Chủ tịch) (4) Chồng chị mới hai mươi sáu tuổi. (Ngô Tất Tố) (5) Yêu thương cho ta sức mạnh phi thường. (Chế Lan Viên) (6) Đẹp nết hơn đẹp người. (Tục ngữ) Trong các ví dụ trên, chủ ngữ có thể là danh từ, cụm danh từ (1, 3, 4); là đại từ (2); là động từ (5) hoặc là cụm tính từ (6); vị ngữ có thể là động từ (1, 2, 5, 6); là cụm danh từ (4); cụm tính từ (3). Trong “chùm chức năng” mà mỗi lớp từ loại có thể đảm nhiệm, cần chú ý tới các chức năng chủ yếu, phổ biến, thường trực ở mỗi từ loại; cần phân biệt chức năng nguyên cấp (chuyên biệt) với chức năng thứ cấp (lâm thời) ở mỗi từ loại. Khái niệm chức năng không nên hiểu một cách bó hẹp, chỉ quan hệ với thành phần câu, với các chức vụ chính của câu, mà có thể chức vụ cú pháp chỉ quan hệ với một từ ở trong một thành phần của câu (trường hợp phụ ngữ của từ trong câu). Từ loại chỉ xem xét chức vụ cú pháp nào có tác dụng làm rõ đặc tính ngữ pháp của từ và giúp cho việc phân biệt phạm trù từ loại này với phạm trù từ loại khác. Cụ thể: 12 - Những từ có khả năng đảm nhiệm vai trò yếu tố chính trong cụm từ chính phụ và làm thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) là những từ thuộc từ loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ. - Những từ không có khả năng đảm nhiệm vai trò yếu tố chính trong cụm từ chính phụ, không có khả năng độc lập làm thành phần chính trong câu là những từ thuộc từ loại phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ. Điều quan trọng bậc nhất là cần nhận rõ mối quan hệ giữa bản chất từ loại với chức vụ ngữ pháp. Bản chất từ loại bao gồm nhiều đặc trưng, trong đó có chức vụ cú pháp. Nó là cái chính, ổn định, quyết định chức vụ cú pháp của từ. Chức vụ cú pháp của từ chỉ là biểu hiện cụ thể một đặc tính ngữ pháp của từ loại (nó không phải là cái duy nhất và càng không phải là toàn bộ đặc tính ngữ pháp của từ). Chức vụ cú pháp chỉ là cái lâm thời, khả biến, phụ thuộc vào bản chất từ loại của từ. Khi nghiên cứu từ loại, chức vụ cú pháp của từ là cần thiết, giúp cho việc phát hiện đầy đủ hơn các đặc trưng hoạt động ngữ pháp của từ. Cần kết hợp đặc điểm này với đặc điểm ngữ pháp khác để tìm ra bản chất ngữ pháp của từ. 1.1.3.2. Hệ thống hóa từ loại trong Tiếng Việt Dựa vào đặc điểm về ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp mà từ đảm nhiệm, có thể chia từ của Tiếng Việt thành thực từ và hư từ. Thực từ: - Thực từ có ý nghĩa từ vựng, có chức năng định danh, gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất trong thực tế khách quan. - Thực từ vừa có thể làm thành tố phụ vừa có thể làm thành tố chính trong cụm từ, trong câu. Hư từ: - Là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không có chức năng định danh, chỉ bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ. - Hư từ không thể làm thành tố chính trong cụm từ, trong câu. Chúng chỉ bổ sung ý nghĩa cho thực từ hoặc biểu thị quan hệ giũa các từ, cụm từ, các câu, có khi nó biểu thị ý nghĩa tình thái. Dưới đây là sơ đồ khái quát hệ thống từ loại Tiếng Việt 13 Danh Động Tính Đại Số từ từ từ từ từ Phụ từ Quan Tình hệ từ thái từ 1.1.4. Vị trí, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học trong phân môn Luyện từ và câu Trong môn Tiếng Việt, nội dung phần từ loại được đưa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu. Đây là một mảng kiến thức tương đối phức tạp không chỉ với học sinh mà với cả giáo viên trong lĩnh vực chuyên sâu. Để học sinh nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việc phát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú thì việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại là một vấn đề hết sức cần thiết. Phần từ loại có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển vốn từ, sử dụng từ và câu cho học sinh Tiểu học: - Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ loại để đặt câu. - Giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại, tiểu loại và sử dụng đúng với từ loại, tiểu loại của chúng. Qua đó, các em sẽ thấy được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc về cách dùng từ trong các đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ,…và yêu thích môn Tiếng Việt hơn. - Giúp học sinh vận dụng các kiến thức về từ loại vào đặt câu, viết văn và cả trong giao tiếp hàng ngày. - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen sử dụng từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp. Như vậy, đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại đóng một vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Hiểu được từ loại giúp các 14 em vận dụng xây dựng cấu trúc ngữ pháp để đặt câu và mở rộng vốn từ một cách chính xác và hiệu quả nhất cũng như nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em. 1.1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học với việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại * Ngôn ngữ Ngôn ngữ học sinh Tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp. Về ngôn ngữ viết: các em đã nắm được một số quy tắc cơ bản khi viết. Tuy nhiên các em còn viết sai ngữ pháp. Vốn từ của các em ngày càng phong phú, chính xác và giàu hình ảnh, nhờ tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc rộng rãi với những người xung quanh và được tiếp thu tri thức qua các môn học. Vì vậy trong dạy học ở bậc Tiểu học, giáo viên cần chú ý rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh bằng cách cung cấp cho các em quy tắc ngữ pháp cơ bản và rèn luyện cách phát âm đúng, cách sử dụng từ giúp cho ngôn ngữ của các em phát triển mạnh, đồng thời phát triển khả năng nhận thức và giao tiếp của học sinh. * Ghi nhớ Ở học sinh Tiểu học, trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ từ ngữ logic. Các em dễ dàng ghi nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể hơn là những lời giải thích dài dòng. Với đặc điểm trí nhớ của học sinh, nhiệm vụ của giáo viên là xây dựng tâm thế học tập cho học sinh để ghi nhớ, hướng dẫn các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học để tránh trường hợp các em ghi nhớ máy móc, học vẹt. Đồng thời giáo viên cần kết hợp với sử dụng các phương tiện trực quan để giúp các em ghi nhớ được lâu hơn, bền vững hơn. * Tưởng tượng Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong quá trình học tập và hoạt động của các em. Ở học sinh Tiểu học thì tưởng tượng đã phát triển hơn so với trẻ chưa đến trường. Đây là lứa tuổi mà tưởng tượng phát triển khá tốt. Tuy nhiên tưởng tượng của các em còn tản mạn, ít có tổ chức. Hình ảnh của tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần thực hiện hơn. 15 Trong dạy học ở Tiểu học, giáo viên cần chú ý hình thành tưởng tượng cho học sinh qua sự mô tả bằng lời. Ở đây điệu bộ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu, chính xác, biểu cảm của giáo viên là phương tiện quan trọng. Cũng cần sử dụng đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học sinh động để giúp các em có được trí tưởng tượng tốt hơn. * Tư duy Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể mang tính hình thức. Do đặc điểm này các em rất dễ mắc sai lầm trong tư duy. Khi khái quát, học sinh Tiểu học lớp 1, 2, 3 thường quan tâm đến dấu hiệu trực quan bên ngoài có liên quan đến chức năng của đối tượng. Còn ở học sinh lớp 4, 5 nhờ hoạt động nhận thức phát triển hơn các em đã biết xếp bậc các khái niệm. Phân biệt khái niệm rộng hơn, hẹp hơn khi phân loại và khái quát đối tượng. Hoạt động phân tích tổng hợp còn ở mức độ sơ đẳng, các học sinh lớp đầu của bậc Tiểu học chủ yếu tiến hành phân tích trực quan, hành động khi tri giác trực tiếp đối tượng. Học sinh cuối bậc Tiểu học có thể phân tích đối tượng mà không cần hành động thực tiễn đối với đối tượng đó. Dựa vào đặc điểm tư duy như trên khi dạy học giáo viên cần phân loại các dạng bài tập khác nhau, các dạng bài tập có tính gợi mở. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Nội dung chương trình dạy học về từ loại Tiếng Việt ở Tiểu học 1.2.1.1. Hệ thống các bài học về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học Lớp 2 Tuần Tên bài học Trang 3 Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? 26 4 Từ chỉ sự vật. Mở rộng vốn từ: ngày, tháng, năm 35 5 Tên riêng và cách viết tên riêng. Câu kiểu Ai là gì? 44 7 Mở rộng vốn từ: từ ngữ về các môn học. Từ chỉ hoạt động 59 8 Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy 67 15 Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? 122 16 Từ chỉ tính chất. Câu kiểu Ai thế nào? Mở rộng vốn từ: từ ngữ về vật nuôi 16 133 3 4 5 1 Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh 8 7 Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 58 12 Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh 98 14 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? 117 17 Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy 145 5 Danh từ 52 6 Danh từ chung và danh từ riêng 57 7 Cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam 68 7 Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam 74 8 Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài 78 9 Động từ 93 11 Luyện tập về động từ 106 11 Tính từ 110 12 Tính từ ( tiếp theo) 123 9 Đại từ 92 11 Đại từ xưng hô 104 11 Quan hệ từ 109 12 Luyện tập về quan hệ từ 121 13 Luyện tập về quan hệ từ 131 14 Ôn tập về từ loại 137 14 Ôn tập về từ loại 142 1.2.1.2. Chương trình dạy học về từ loại trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Chương trình đã xây dựng các kiến thức về từ loại theo nguyên tắc đồng tâm tức là các kiến thức từ loại được mở rộng và nâng cao dần từ lớp 2 đến lớp 5. - Dạy học từ loại ở Tiểu học đã bám sát mục tiêu dạy lý thuyết gắn với thực hành. Cung cấp lý thuyết nhằm cho học sinh thực hành (nghe, nói, đọc, viết) cũng như thông qua thực hành để học sinh nắm lý thuyết. - Chương trình đã sắp xếp nội dung dạy học từ loại theo hai quá trình lĩnh hội và tạo lập ngôn bản. Tức là các kiến thức từ loại đã sắp xếp dựa trên quá trình hình thành kĩ năng giao tiếp của học sinh chứ không phải sắp xếp một cách cứng nhắc theo 17 trật tự nghiên cứu của ngành ngôn ngữ học. - Chương trình dạy các kiến thức về từ loại gắn với dạy câu, gắn với “mở rộng vốn từ”. - Chương trình dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung, dạy học từ loại nói riêng đặt việc rèn luyện kĩ năng lên hàng đầu nhưng không coi nhẹ lý thuyết. Tri thức được chọn lọc đưa vào chương trình là những tri thức làm cơ sở cho việc hình thành kĩ năng, đồng thời cung cấp những tri thức ban đầu để các em có thể học tốt các bậc học trên. 1.2.2. Nội dung dạy học về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học Trong chương trình và sách Tiếng Việt Tiểu học hiện hành, danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ được đưa vào nội dung dạy học ngữ pháp cho học sinh. Chương trình và sách giáo khoa sắp xếp các bài học về từ loại danh từ, động từ, tính từ ngay từ lớp 2 dưới hình thức học về từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối,… (danh từ), từ chỉ hoạt động, trạng thái (động từ) và từ chỉ đặc điểm, tính chất (tính từ). Ở các lớp 2, lớp 3 các kiến thức từ loại nói riêng và ngữ pháp nói chung được dạy học thông qua các bài tập thực hành. Đến lớp 4, lớp 5 kiểu bài lý thuyết mới xuất hiện nhưng ít hơn so với thực hành. Các dạng bài tập được phân loại để giúp học sinh dễ dàng trong việc làm bài. Bài tập về từ loại trong chương trình Tiểu học có các dạng bài tập như: bài tập nhận diện, bài tập phân loại, bài tập vận dụng. Từ loại trong chương trình Tiểu học được phân bố đều trong nội dung học từ lớp 2 đến lớp 5. Từ loại được đem vào nội dung học cho học sinh từ mức độ đơn giản đến phức tạp hơn, nội dung được trải đều trong chương trình, không quá chú trọng, quá cụ thể vào một lớp học nào, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Cụ thể như sau: * Về danh từ Ở lớp 2, lớp 3 danh từ được gọi là từ chỉ sự vật (người, con vật, đồ vật, cây cối,…). Các dạng bài tập chủ yếu: tìm từ chỉ sự vật; cách sử dụng danh từ trong câu theo mô hình : Ai (cái gì, con gì) là gì? Ai (cái gì, con gì) làm gì? Ai (cái gì, con gì) thế nào? Lên lớp 4 học danh từ thông qua các khái niệm và các bài tập. Nội dung về danh từ ở lớp 4 gồm: khái niệm danh từ, các tiểu loại danh từ, danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa tên riêng. 18 * Về động từ Ở lớp 2, lớp 3 học về từ loại động từ thông qua các bài tập tìm “từ chỉ hoạt động, trạng thái”; sử dụng câu theo mô hình: Ai làm gì? Ai thế nào? Lên lớp 4 học động từ thông qua các khái niệm và luyện tập sử dụng động từ. Để bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ, ta có thể dùng các từ: đã, đang, sẽ, vừa, mới. Để bổ sung ý nghĩa về sự sai khiến cho động từ ta có thể dùng các từ: hãy, đừng, chớ, đi, thôi. * Về tính từ Ở lớp 2, lớp 3 tính từ được đưa vào dưới dạng bài tập: tìm từ chỉ đặc điểm, tính chất qua kiểu câu: Ai (con gì, cái gì) thế nào? Lên lớp 4 các em được học về khái niệm tính từ và biết cách thể hiện mức độ của các đặc điểm, tính chất như: tạo ra các từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho; thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ; tạo ra phép so sánh. Trong chương trình Tiểu học, chưa có những dạng bài tập về phân loại tính từ. * Về đại từ Tập trung chủ yếu trong chương trình sách lớp 5 và chỉ học về đại từ xưng hô. * Về quan hệ từ Tập trung chủ yếu trong chương trình ở lớp 5. 1.2.3. Thực trạng của việc dạy và học từ loại ở trường Tiểu học hiện nay 1.2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy từ loại cho học sinh Tiểu học Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã khảo sát thực tế ở trường Tiểu học Đồng Phú để thu thập thêm thông tin về thực trạng dạy và học từ loại của giáo viên và học sinh. Qua điều tra tôi thấy việc dạy từ loại cho học sinh có một số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Nhà trường luôn quan tâm đến chất lượng dạy học, có sự đầu tư nhiều cho công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đa số giáo viên nắm vững mục tiêu dạy học Tiếng Việt của chương trình mới, bám sát nội dung, chương trình SGK, SGV và ít nhiều có đầu tư nghiên cứu bài dạy về từ loại trước khi lên lớp. Phần lớn giáo viên được đào tạo bài bản, chính quy, nên nắm khá vững kiến thức về từ loại. 19 - Học sinh chăm chỉ học tập, có tư chất thông minh, nhanh nhẹn. Học sinh đã quen dần với phương pháp học tập mới. Biết tích cực, chủ động tìm tòi tri thức trong giờ học Tiếng Việt. * Khó khăn: - Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ ý định của người biên soạn SGK nên cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào SGK, SGV, ít đầu tư sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh. Bên cạnh đó, một số giáo viên lại chỉ chú trọng cung cấp kiến thức, yêu cầu học sinh học thuộc lòng, không chú trọng hình thành phương pháp học tập, rèn luyện các kĩ năng, việc hướng dẫn làm bài tập máy móc, chưa mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức về từ loại cũng như vận dụng trong các tình huống giao tiếp. - Nguồn thu ngân sách của địa phương hạn chế, kinh tế một số gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện chăm lo cho việc học tập của con em. - Một số phụ huynh và học sinh có thái độ coi nhẹ môn Tiếng Việt, chủ yếu hướng cho con mình học môn Toán. - Thời gian của một tiết dạy Tiếng Việt quá ngắn chỉ 35 – 40 phút nên việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại còn nhiều hạn chế. 1.2.3.2. Điều tra khảo sát về việc dạy và học từ loại ở trường Tiểu học a) Quá trình tổ chức dạy học của giáo viên về từ loại Tôi tiến hành điều tra 25 giáo viên của trường Tiểu học Đồng Phú, đã thu được kết quả như sau: 20 Bảng 1. Kết quả điều tra việc tổ chức dạy học từ loại của giáo viên Câu hỏi Nội dung ý kiến trả lời Số GV trả lời Tỉ lệ (%) số Theo thầy (cô) việc dạy từ loại: 1 A. Khó A. 14 A. 56 B. Bình thường B. 6 B. 24 C. Dễ C. 5 C. 20 A. 15 A. 60 B. 5 B. 20 C. 5 C. 20 A. Không cần thiết A. 0 A. 0 B. Cần thiết B. 15 B. 60 C. Rất cần thiết C. 10 C. 40 A. Kiến thức A. 6 A. 24 B. Phương pháp B. 12 B. 48 C. Hình thức tổ chức C. 7 C. 28 Để dạy các bài học về từ loại thầy (cô) đã chuẩn bị những công việc và nội dung dạy học nào sau đây? A. Sử dụng toàn bộ các bài tập, câu 2 hỏi gợi ý trong SGK và SGV. B. Tự mình xây dựng và sưu tầm những bài tập, câu hỏi phù hợp với mục đích của bài dạy và đối tượng HS. C. Chỉ chọn một số bài tập, câu hỏi trong SGK và SGV. Theo thầy (cô), mức độ cần thiết của việc dạy các bài về từ loại như thế nào? 3 Khó khăn lớn nhất của thầy (cô) khi tiến hành dạy các bài về từ loại là gì? 4 21 Để giúp học sinh xác định đúng từ loại cho các từ cụ thể, ngoài cách chỉ ra dấu hiệu hình thức từ loại, theo thầy (cô) có 5 cần dựa vào nghĩa không? A. Có A. 23 A. 92 B. Không B. 2 B. 8 A. Không A. 6 A. 24 B. Thỉnh thoảng B. 14 B. 56 C. Thường xuyên C. 5 C. 20 A. Có A. 18 A. 72 B. Không B. 7 B. 28 Khi dạy các bài về từ loại, ngoài những bài tập trong SGK, thầy (cô) có xây dựng thêm một số bài tập cho học sinh thực 6 hành không? Theo thầy (cô) dạy từ loại cần giúp học sinh rèn luyện cách sử dụng từ loại 7 không? Từ bảng điều tra về việc dạy từ loại cho học sinh ở trường Tiểu học Đồng Phú, tôi nhận thấy đa số giáo viên cho rằng việc dạy từ loại là khó (56%). Khi dạy các bài học về từ loại, GV sử dụng toàn bộ các bài tập, câu hỏi gợi ý trong SGK và SGV là chủ yếu. Việc tự mình xây dựng và sưu tầm những bài tập, câu hỏi phù hợp với mục đích của bài dạy và đối tượng HS, việc chọn một số bài tập, câu hỏi trong SGK, SGV; việc dự kiến trước các tình huống, câu trả lời của HS; việc xây dựng phiếu bài tập, nghiên cứu các tài liệu khác SGK, SGV khi soạn giáo án chưa được GV quan tâm đúng mức. Hiện nay, GV chưa ý thức được tầm quan trọng của việc dạy từ loại cho học sinh Tiểu học. Khi được hỏi về sự cần thiết của việc dạy từ loại ở Tiểu học, chỉ có 40% GV trả lời là “rất cần thiết”, 60% cho là “cần thiết”. Điều này chứng tỏ rằng GV chưa nhận thức đúng về vai trò của dạy học từ loại ở Tiểu học. Qua điều tra cho thấy nhiều GV còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành dạy các bài về từ loại, trong đó khó 22 khăn lớn nhất là việc vận dụng phương pháp dạy học. Cụ thể có 48% GV cho rằng khó khăn lớn nhất khi tiến hành dạy các bài về từ loại là phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, như chúng ta đã biết chương trình SGK hiện nay áp dụng trong cả nước cho tất cả mọi đối tượng HS mà đặc điểm của mỗi HS, mỗi vùng miền thì không hoàn toàn giống nhau nên trong dạy học việc GV cần xây dựng thêm một số bài tập cho HS thực hành ngoài những bài tập trong SGK là rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có 20% GV trả lời là họ thường xuyên xây dựng thêm một số bài tập cho HS thực hành, 56% GV trả lời là thỉnh thoảng và 24% trả lời là không, họ hoàn toàn sử dụng các bài tập có trong SGK. Qua đây, chúng ta thấy được rằng, việc xây dựng một hệ thống bài tập trong SGK là đặc biệt cần thiết. Bởi vì với trình độ và áp lực chương trình đa số GV Tiểu học không thể tự xây dựng các bài tập cho học sinh thực hành. Một vấn đề cần chú ý là khi hỏi “Theo thầy (cô) dạy từ loại cần giúp học sinh rèn luyện cách sử dụng từ loại không?” thì vẫn có 28% GV trả lời là “không”. Như vậy vẫn có một số giáo viên chưa biết được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh cách sử dụng từ loại Tiếng Việt trong hoạt động nói, viết. Qua phân tích thực trạng giảng dạy về từ loại cho HS ở trường Tiểu học Đồng Phú, bước đầu cho chúng ta thấy một phần nào bức tranh hiện nay của việc dạy học từ loại. Thực trạng này thôi thúc chúng ta phải suy nghĩ và tìm ra các biện pháp để nâng cao việc dạy và học một cách thiết thực nhất. b) Nhận thức của học sinh khi học từ loại Khi điều tra học sinh về việc học từ loại tôi nhận thấy đa số học sinh không thích học từ loại. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra lúc này là “Học sinh không thích học từ loại thì kiến thức về từ loại của các em sẽ như thế nào? Khả năng làm các bài tập về từ loại sẽ ra sao?”. Để thể hiện tính khả thi của vấn đề này tôi đã tiến hành điều tra học sinh 4 lớp: 41, 46, 54, 55 của trường Tiểu học Đồng Phú một số câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành về từ loại. Các câu hỏi lý thuyết, bài tập thực hành đưa ra để khảo sát: Câu hỏi lý thuyết: Câu 1) Kể tên các từ loại mà em đã được học từ trước đến nay? Câu 2) Danh từ là gì? Danh từ được chia làm mấy loại? Đó là những loại nào? Câu 3) Động từ là gì? Câu 4) Tính từ là gì? 23 Đối với học sinh lớp 5, tôi khảo sát thêm 2 câu hỏi sau: Câu 5) Đại từ là gì? Câu 6) Quan hệ từ là gì? Nêu các cặp quan hệ từ thường gặp? Bài tập thực hành: Câu 1) Hãy xác định từ loại cho những từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu Danh từ: ………………………………………………………………………………… Động từ: ………………………………………………………………………………… Tính từ: …………………………………………………………………………………. Câu 2) Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau và sửa lại cho đúng. Em đi học rất niềm vui. …………………………………………………………………………………............... Câu 3) Hãy đặt câu với các từ: yêu thương: …………………………………………………………………………….. tình thương: …………………………………………………………………………….. đáng yêu: ……………………………………………………………………………….. Câu 4) Hãy sửa lỗi sai trong câu sau: Thủ đô của nước việt nam là hà nội. …………………………………………………………………………………………... Câu 5) Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 6 câu viết về mẹ của em. Sau đó chỉ rõ các từ loại mà em đã sử dụng. Từ các câu hỏi lý thuyết và bài tập thực hành trên, tôi tiến hành phát phiếu điều tra tại khối 4 (2 lớp 41 và 46), khối 5 (2 lớp 54 và 55) và thu được kết quả như sau: * Về câu hỏi lý thuyết: Bảng 2. Kết quả điều tra câu hỏi lý thuyết từ loại Xếp loại Lớp Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số HS SL % SL % SL % SL % 41 39 18 46,2 17 43,6 4 10,2 0 0 46 41 21 51,2 18 43,9 2 4,9 0 0 54 37 15 40,5 19 51,4 3 8,1 0 0 55 45 28 62,2 12 26,7 5 11,1 0 0 24 * Về bài tập thực hành: Bảng 3. Kết quả điều tra bài tập thực hành từ loại Xếp loại Lớp Khá Giỏi Tổng Trung bình Yếu số HS SL % SL % SL % SL % 41 39 8 20,5 12 30,8 16 41 3 7,7 46 41 15 36,6 14 34,1 11 26,8 1 2,5 54 37 8 21,6 13 35,1 14 37,8 2 5,5 55 45 12 26,7 10 22,2 21 46,7 2 4,4 Kết quả trên cho thấy phần lớn học sinh đã nắm được kiến thức lý thuyết về từ loại, học thuộc lòng các ghi nhớ là rất tốt nhưng khả năng nhận diện, vận dụng vào làm các bài tập thực hành từ loại lại chưa cao. Vấn đề này là một thực trạng rất phổ biến trong giáo dục phổ thông hiện nay nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Điều này chứng tỏ trong quá trình dạy học GV chưa bám sát nguyên tắc lý thuyết phải đi đôi với thực hành, đó là kim chỉ nam của việc dạy học. Kết quả của việc dạy học chính là kiến thức mà học sinh nhớ, hiểu và vận dụng trong bài tập, giao tiếp hàng ngày. Qua yêu cầu này, chúng ta càng thấy rõ khi dạy từ loại, việc dạy kiến thức lý thuyết từ loại gắn với việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh là rất quan trọng vì hoạt động này sẽ giúp các em hiểu bài sâu, lâu hơn. Bên cạnh đó, nhận thấy thực trạng của việc dạy học từ loại ở một số trường Tiểu học hiện nay chưa được chú trọng, kĩ năng nhận diện, phân loại và sử dụng từ loại của học sinh còn thấp nên tôi nhận thấy sự cần thiết phải đề xuất một số biện pháp thiết thực nhằm “Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu”. 25 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG TỪ LOẠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2.1. Tăng cường củng cố kiến thức lý thuyết về nhận diện và sử dụng từ loại 2.1.1. Khắc sâu kiến thức lý thuyết về từ loại Muốn nhận diện và sử dụng được từ loại đòi hỏi mỗi học sinh phải nắm vững được các kiến thức cần thiết về từ loại. Kiến thức về từ loại của học sinh tốt thì việc phân loại, nhận diện, vận dụng từ loại đối với học sinh sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Vì thế, để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học trước tiên người giáo viên cần phải giúp cho học sinh nắm vững và hiểu rõ được các kiến thức lý thuyết về từ loại bằng cách bồi dưỡng cho các em đầy đủ các kiến thức về từ loại, cụ thể là các khái niệm, các tiểu loại, cách phân biệt cũng như một số lưu ý khi xác định danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ. 2.1.1.1. Danh từ Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) Ví dụ: - Danh từ chỉ người: ông, cha, mẹ, anh, chị, cô, bác,… - Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng, gió, sấm,… - Danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, cách mạng, kinh nghiệm, cuộc sống,… - Danh từ chỉ đơn vị: cơn (mưa), cái, bức, tấm, mét, lít, nắm, mớ, đàn,… Danh từ gồm có 2 loại đó là danh từ chung và danh từ riêng. * Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). Danh từ chung có thể chia thành 2 loại: + Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,...). + Danh từ trừu tượng: là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...) Các danh từ chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 chính là các loại nhỏ của danh từ chung. Danh từ chỉ hiện tượng: 26 Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Các hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,... Như vậy, danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,...) nói trên. * Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,…). Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. Trong kiến thức về từ loại, phần danh từ học sinh rất khó khăn trong việc nhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị. Vì vậy, khi dạy phần này giáo viên cần đưa ra ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm là: - Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinh nghiệm,…. - Những từ được chuyển hóa từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các từ “sự”, “cuộc”, “lòng”,… như: lòng kiên nhẫn, sự hi sinh,…. - Danh từ chỉ khái niệm thường là những từ gốc Hán như: truyền thống, Tổ quốc,… Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị với các tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thấy rằng các từ chỉ đơn vị như: cái, con, tấm, dãy, cơn,… có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai, các, vài, lũy,… trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng. Các danh từ chỉ sự vật nếu không thể biểu thị một sự vật đơn thể như: bàn, ghế, áo, người,… mà biểu thị các sự vật tồn tại thành tổng thể như: nước, mưa, quần áo,… thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như: - Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người,… (người thợ, cây phượng, con mèo,…) ông, bà,… (ông bác sĩ, bà y tá,…). - Danh từ chỉ loại đi với danh từ chất thể (vải, nước, nhôm, đồng,…): cục, thanh, tấm, giọt, hạt,… Ví dụ: tấm vải, giọt nước, thanh sắt,… - Danh từ chỉ loại đi với danh từ chỉ hiện tượng: cơn, làn, trận,… 27 Ví dụ: cơn mưa, trận bão, làn gió,… 2.1.1.2. Động từ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: - Động từ chỉ hoạt động: đi, chạy, nhảy, múa,… - Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, giận, yêu, ghét,… * Những điểm cần lưu ý về động từ chỉ trạng thái: - Từ chỉ trạng thái: Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ví dụ: - Trời đang đứng gió. - Người bệnh đang hôn mê. - Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là động từ, có thể là tính từ hoặc mang đặc điểm của cả động từ và tính từ (từ trung gian), song theo như định hướng trong chương trình sách giáo khoa ở cấp Tiểu học, chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm động từ để học sinh dễ phân biệt. - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau: + Động từ chỉ trạng thái tồn tại: có, còn, mất, hết,… + Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá, biến thành, trở thành, trở nên, sinh ra,… + Động từ chỉ trạng thái tiếp nhận thụ động (tiếp nhận một sự vật, sự việc hay một trạng thái do ngẫu nhiên mà có hay do người khác đem lại): được, bị, phải, chịu,... Ví dụ: - Nó bị cúm. - Tôi được điểm cao. 28 + Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,... - Một số động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, yêu, ghét, kính trọng,… Các từ này có một số đặc điểm sau: + Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại). Ví dụ: - Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu) - Anh ấy đứng tuổi rồi. + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ). - Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ nên chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào? Tuy nhiên khi xác định các từ loại trong các câu kể “Ai thế nào?” học sinh dễ nhầm lẫn vị ngữ là tính từ. Các em thường có xu hướng xác định mọi câu kể có động từ thuộc câu kể Ai làm gì? Các em quen với động từ là từ chỉ hành động bởi khái niệm “trạng thái”, “tình thái” chưa được hình thành hoặc hình thành chưa rõ ràng. Vì vậy, khi dạy học giáo viên cần kết hợp miêu tả bằng động tác hoặc hình vẽ với những ví dụ để học sinh hình dung sự khác nhau giữa hành động và trạng thái. Cụ thể: + Hành động thể hiện trực tiếp những đặc điểm vận động của chủ thể. Ví dụ: chạy, nhảy, viết, đi,… + Trạng thái thể hiện mối liên hệ giữa vận động của thực thể trong một hoàn cảnh hoặc không gian, thời gian. Ví dụ: Mặt trời tỏa nắng. Bé Hoa ngủ. Hoa nở trong vườn. Bên cạnh đó giáo viên nên giới thiệu thêm một số động từ chỉ trạng thái thường dùng thể hiện ý nghĩa về sự cần thiết như: cần, nên, phải,… Từ chỉ khả năng như: có thể, không thể,… Từ thể hiện ý chí, ý định: toan, định, dám,… Từ thể hiện sự mong 29 muốn: mong ước, ước mơ,… Từ thể hiện ý nghĩ hay nhận xét: nghĩ, tưởng, xem, cho,… Ví dụ: Tôi cho rằng hoa hồng đẹp nhất. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh các kiến thức về động từ nội động và động từ ngoại động. - Động từ nội động: là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái do người hay sự vật thực hiện, không ảnh hưởng tới người hay sự vật khác. Ví dụ: Em bé ngủ. - Động từ ngoại động: là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái của người hay sự vật thực hiện có ảnh hưởng đến người hay sự vật khác. Ví dụ: Bác nông dân đang gặt lúa. 2.1.1.3. Tính từ Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... như màu sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất... Ví dụ: - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm,... (chỉ màu sắc) - Vuông, tròn, thon,... (chỉ hình thể) - To, nhỏ, dài, ngắn,...(chỉ kích thước) - Nặng, nhẹ, nhiều, ít,...(chỉ khối lượng, dung lượng) - Tốt, xấu, thông minh,...(chỉ phẩm chất) * Có 2 loại tính từ đáng chú ý là: - Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ: xanh, tím, sâu, vắng,... - Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất): xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,... * Để học sinh nhận diện được tính từ giáo viên cần giúp các em hiểu rõ được thế nào là từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất: - Từ chỉ đặc điểm: Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đăc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,... của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy 30 luận, khái quát,... ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật,... Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên. Ví dụ: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,... + Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,... - Từ chỉ tính chất: Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,... Như vậy, đối với học sinh Tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, giáo viên có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp học sinh tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. 2.1.1.4. Đại từ Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Ví dụ: - Đại từ thay thế cho danh từ: Cú chẳng có tổ, nó phải sống trong những hốc cây tăm tối. - Đại từ thay thế cho động từ: Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy. - Đại từ thay thế cho tính từ: Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, phần từ loại về đại từ chỉ nghiên cứu về đại từ xưng hô. 31 Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,… Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi: - Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,... - Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu,... - Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ hai nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,... *Lưu ý: Giáo viên cần khắc sâu cho học sinh một số kiến thức quan trọng về đại từ: - Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể: - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ. - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ: + Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,... + Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,... Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như danh từ chỉ người hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. Ví dụ 1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc). Ví dụ 2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là danh từ chỉ người). Ví dụ 3: Cháu chào cô ạ ! (Cô là đại từ xưng hô). 2.1.1.5. Quan hệ từ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,… 32 Ví dụ: a) Rừng say ngây và ấm nóng. b) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào. *Đặc điểm ngữ pháp: Ngoài các quan hệ từ trên, nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: + Vì … nên …; do… nên …; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân kết quả). + Nếu … thì …; hễ … thì … (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả; điều kiện kết quả). + Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản). + Không những … mà …; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến). Ví dụ : + Vì trời mưa nên đường lầy lội. + Nếu em đạt được kết quả tốt trong học kì này thì sẽ được bố mẹ chở đi chơi. + Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Nam vẫn luôn học giỏi. + Không những là một học sinh giỏi mà Nga còn hát rất hay. 2.1.2. Tập cho học sinh thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại a) Cơ sở Mục đích của dạy từ loại là giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại và sử dụng từ đúng với từ loại của chúng. Vậy cần có thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại, đó là luôn đặt ra trong tư duy của học sinh từ loại đó là từ chỉ đối tượng; chỉ hành động; chỉ tính chất; dùng để xưng hô hoặc thay thế cho các từ chỉ đối tượng, hành động, tính chất hay dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu. b) Cách tiến hành Để giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần tập đặt câu hỏi trong đầu đó là từ mà các em đang nghiên cứu khi đọc lên nó thuộc trường hợp nào trong 5 trường hợp dưới đây: - Chỉ về ai? Hoặc cái gì đó? 33 - Biểu thị sự chuyển động, “động đậy”. - Cảm thấy nó chỉ đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của một sự vật, hiện tượng. - Dùng để xưng hô hay để thay thế các danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. - Dùng để nối, liên kết các từ ngữ hoặc các câu. Nếu nó chỉ về ai, cái gì tức là có đối tượng vậy nó là danh từ, nếu nó biểu thị sự chuyển động, “động đậy” thì nó là động từ, còn nếu nó thể hiện đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của một sự vật, hiện tượng thì nó là tính từ. Hay có thể hiểu rằng: - Danh từ là những từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) là gì? - Động từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) làm gì? - Tính từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) thế nào? Ví dụ: xinh đẹp, bộ đội, tấn công, thông minh, chiến đấu, tình cảm. Lúc này học sinh sẽ lần lượt suy nghĩ về ý nghĩa của từng từ và phân ra như sau: * Chỉ về ai, chỉ về cái gì cụ thể có: bộ đội, tình cảm. Do đó 2 từ này thuộc từ loại danh từ. * Biểu thị sự chuyển động, “động đậy” có: tấn công, chiến đấu. Do đó 2 từ này thuộc từ loại động từ. * Cảm nhận được đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của một sự vật, hiện tượng có: xinh đẹp, thông minh. Do đó 2 từ này thuộc từ loại tính từ. Để nhận diện được đại từ và quan hệ từ thì cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ với các từ ngữ khác trong câu văn, đoạn văn. Nếu dùng để xưng hô hay để thay thế các danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy thì đó là đại từ và nếu từ đó dùng để nối, liên kết các từ ngữ hoặc các câu thì nó sẽ là quan hệ từ. Ví dụ: Tìm đại từ, quan hệ từ có trong 2 câu văn sau: Họa mi là một loài chim rất đẹp và quý. Tiếng hót dìu dặt của nó giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. Để nhận biết được các đại từ và quan hệ từ có trong 2 câu văn trên trước tiên học sinh phải đọc kĩ 2 câu văn, sau đó nhớ lại ý nghĩa của đại từ, quan hệ từ. 34 + Đại từ: dùng để xưng hô hay để thay thế các danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Lúc này học sinh sẽ tìm được từ “nó”, từ này thay thế cho từ “họa mi”. Do đó “nó” là một đại từ. + Quan hệ từ: dùng để nối, liên kết các từ ngữ hoặc các câu. Từ đây học sinh sẽ tìm được các từ “là, và, của”. Do đó các từ “là, và, của” là quan hệ từ. 2.1.3. Cung cấp một số mẹo giúp học sinh phát hiện nhanh các từ loại dễ lẫn lộn Trong số các từ loại được đưa vào giảng dạy trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học thì danh từ, động từ, tính từ là những từ loại dễ nhầm lẫn nhất khi nhận diện, phân loại. Do đó, khi giảng dạy nội dung từ loại, đặc biệt là danh từ, động từ, tính từ, ngoài việc nắm vững kiến thức, mỗi giáo viên cũng cần nghiên cứu và tìm ra các mẹo giúp học sinh dễ dàng phân biệt được chúng. Các mẹo này chúng ta có thể đưa vào trực tiếp trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài tập. Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, chúng ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ. 2.1.3.1. Nhận diện danh từ bằng cách thử các khả năng kết hợp a) Cơ sở nhận diện Về nội dung: Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị,…). Về hình thức: Danh từ có khả năng: - Kết hợp với các từ chỉ số lượng như: một, hai, ba, những, các,… ở phía trước. Ví dụ: những tình cảm, những kỉ niệm, những nỗi đau,…) - Kết hợp với các từ chỉ định như: này, kia, ấy, nọ,… ở phía sau. Ví dụ: trận đấu này, tư tưởng nọ, hôm ấy,… - Tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau. Ví dụ: lợi ích nào, trường nào, thời điểm nào,… b) Cách tiến hành Khi dạy cho các em tìm danh từ, chúng ta cho các em thử như sau: Nếu thấy một từ nào đó đứng được sau các từ chỉ số lượng hoặc đứng được trước các từ chỉ định thì đó là danh từ. Ví dụ: Xác định danh từ trong những từ sau: thông minh, nỗi đau, trong suốt, nô đùa, tình yêu, vui chơi. 35 Giáo viên giúp học sinh nhận diện được danh từ trong các từ ở ví dụ trên bằng cách cho học sinh kết hợp từ “những” hoặc “một, hai, ba, các” vào trước các từ đó, sẽ có: * những thông minh (không thích hợp) * những nỗi đau (thích hợp) * những trong suốt (không thích hợp) * những nô đùa (không thích hợp) * những tình yêu (thích hợp) * những vui chơi (không thích hợp) Từ đây học sinh có thể đưa ra kết luận: nỗi đau và tình yêu là danh từ. Hoặc có thể kết hợp vào phía sau từ để có: nỗi đau này (kia, ấy, nọ), tình yêu này (kia, ấy, nọ) mà không thể có: thông minh này (kia, ấy, nọ), trong suốt này (kia, ấy, nọ), nô đùa này (kia, ấy, nọ), vui chơi này (kia, ấy, nọ). Vậy chỉ có nỗi đau và tình yêu là danh từ. Với cách làm như trên sẽ giúp học sinh nhận diện được danh từ, cụ thể từ nào kết hợp được đúng nghĩa thì đó là danh từ. Ngoài ra trong một số trường hợp khi các động từ, tính từ đi kèm với một số từ hoặc thay đổi chức năng ngữ pháp cũng có thể trở thành danh từ. Cụ thể: - Các động từ và tính từ đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một danh từ mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...). - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng dẫn đến sự thay đổi về từ loại: Ví dụ: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. Như vậy trong ví dụ trên sạch sẽ (tính từ) đã trở thành danh từ. 2.1.3.2. Nhận diện động từ bằng cách thử các khả năng kết hợp a) Cơ sở nhận diện Về nội dung: Động từ là những từ chỉ hoạt động hay trạng thái của sự vật. Về hình thức: Động từ có khả năng: - Kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,… ở phía trước. Ví dụ: hãy nhớ, đừng sợ hãi, chớ lo lắng,… - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ “bao giờ” hoặc “bao lâu”. Ví dụ: đi bao giờ, chơi bao lâu,… b) Cách tiến hành 36 Khi dạy, chúng ta cần cho học sinh biết rõ nếu thấy từ nào kết hợp được với “hãy, đừng, chớ” đứng trước hoặc kết hợp được với “bao lâu, bao giờ” đằng sau thì đó là động từ. Để dễ đối chiếu với danh từ, ta có thể lấy lại ví dụ trên nhưng thay đổi yêu cầu. Ví dụ: Xác định động từ trong những từ sau: thông minh, nỗi đau, trong suốt, nô đùa, tình yêu, vui chơi. Giáo viên giúp học sinh nhận diện được động từ trong các từ ở ví dụ trên bằng cách cho học sinh kết hợp hãy (đừng, chớ) vào trước các từ đó thì sẽ có: * hãy (đừng, chớ) thông minh (không thích hợp) * hãy (đừng, chớ) nỗi đau (không thích hợp) * hãy (đừng, chớ) trong suốt (không thích hợp) * hãy (đừng, chớ) nô đùa (thích hợp) * hãy (đừng, chớ) tình yêu (không thích hợp) * hãy (đừng, chớ) vui chơi (thích hợp) Như vậy: nô đùa, vui chơi là động từ. Hoặc thử cách kết hợp với “bao lâu, bao giờ” đằng sau các từ đã cho: Ta có nô đùa bao lâu (bao giờ), vui chơi bao lâu (bao giờ) chứ không thể có: thông minh bao lâu (bao giờ), nỗi đau bao lâu (bao giờ), trong suốt bao lâu (bao giờ), tình yêu bao lâu (bao giờ). 2.1.3.3. Nhận biết tính từ bằng cách thử các khả năng kết hợp a) Cơ sở nhận diện Về nội dung: Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng, cụ thể là từ chỉ đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... Về hình thức: - Tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... Ví dụ: rất tốt, đẹp lắm,... - Tính từ không kết hợp được với các từ “hãy, đừng, chớ” (đối lập với động từ). Đây là cơ sở để phân biệt giữa tính từ và động từ. b) Cách tiến hành Để giúp học sinh tìm được tính từ cần cho các em nhớ cách sau: Một từ nào đó nếu kết hợp được với các từ chỉ mức độ như “rất, hơi” thì thường là tính từ. 37 Trở lại với ví dụ trên ta đổi lại yêu cầu là tìm tính từ. Ví dụ: Xác định tính từ trong những từ sau: thông minh, nỗi đau, trong suốt, nô đùa, tình yêu, vui chơi. Học sinh tiến hành kết hợp các từ trong ví dụ với “rất, hơi” rồi xét chọn: * rất (hơi) thông minh (thích hợp) * rất (hơi) nỗi đau (không thích hợp) * rất (hơi) trong suốt (thích hợp) * rất (hơi) nô đùa (không thích hợp) * rất (hơi) tình yêu (không thích hợp) * rất (hơi) vui chơi (không thích hợp) Vậy tính từ tìm được là: thông minh, trong suốt. Bên cạnh đó giáo viên cần đưa thêm ví dụ về các trường hợp dễ nhầm lẫn giữa động từ với tính từ và chỉ cho học sinh cách nhận diện như sau: Trường hợp “yêu thương” vì sao kết hợp được với “rất, hơi” nhưng lại không phải là tính từ, bởi vì nó kết hợp được với “hãy, đừng, chớ” mà từ nào kết hợp được với “hãy, đừng, chớ” thì từ đó chính là động từ (tính từ không có khả năng kết hợp này - đối lập với động từ). Do vậy, cần cho học sinh biết: Khi còn băn khoăn một từ nào đó là động từ hay tính từ thì nên cho thử kết hợp với “hãy, đừng, chớ”. Nếu kết hợp được thì đó là động từ. Cũng cần lưu ý các em học sinh luôn nhớ rằng các động từ chỉ cảm xúc (yêu, ghét, xúc động,…) cũng đi được sau các từ rất, hơi và khi gặp như vậy đừng nhầm tưởng nó là tính từ mà phải quay về kết hợp với “hãy, đừng, chớ” nếu thấy kết hợp được thì kết luận là động từ. 2.2. Nâng cao khả năng sử dụng từ loại 2.2.1. Sử dụng từ loại vào trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp Sách giáo khoa Tiếng Việt hiện nay được biên soạn theo quan điểm dạy Tiếng Việt thông qua giao tiếp, bằng giao tiếp. Các phân môn được bố trí xen lẫn vào nhau theo từng chủ điểm. Đây chính là cơ sở khoa học của biện pháp. Mỗi câu nói là một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép hay kích thích tạo nên và bao giờ cũng mang nghĩa biểu hiện và lôgíc nhất định đối với người nghe. Câu bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định. Chính vì vậy, muốn sử dụng từ loại đúng hay sai và nhằm vào mục đích giao tiếp nào thì không thể không đặt 38 vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp. Muốn đạt hiệu quả cao trong xây dựng bài tập dạy học từ loại, nhất thiết chúng ta phải đặt các đơn vị ngôn ngữ trong ngữ cảnh và trong tình huống giao tiếp, xây dựng bài tập dạy trong hoạt động hành chức của nó. Chúng ta cũng cần xem xét chúng trong mối quan hệ giữa người nói, người nghe và hoàn cảnh giao tiếp. Mặt khác, khi dạy từ loại cho học sinh Tiểu học phải chú ý nhiều đến việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp cho học sinh trong học tập và trong giao tiếp ở nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó có nghĩa là trong quá trình dạy học từ loại cần phải tìm mọi cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng, vì chỉ có hoạt động nói năng, trong hoạt động giao tiếp cụ thể học sinh mới có điều kiện để rèn luyện các kĩ năng Tiếng Việt. Để đạt được điều đó, giáo viên phải tạo ra những tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp, cho học sinh tìm kiếm, phát hiện tri thức mới. Những tình huống mà giáo viên tạo ra phải phù hợp, gắn liền với cuộc sống. Đó phải là những tình huống giao tiếp thực tế, sinh động chứ không phải chỉ là những tình huống chỉ tồn tại trong lớp học. Có như thế, mới tạo điều kiện cho học sinh có khả năng vận dụng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân vào trong từng tình huống, mới kích thích được động cơ giao tiếp và khả năng sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp và vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. Ví dụ: a) Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy. b) Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? Ngoài ra cần tăng cường những bài tập lời nói theo tình huống. Đó là loại bài tập xây dựng tình huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng sản sinh ra những câu, đoạn, bài có sử dụng từ loại. Tình huống có thể là tình huống thật hoặc xây dựng trò chơi đóng vai, hoặc tình huống được mô tả bằng lời. Ví dụ: 1) Cho các tính từ gợi ý sau: 39 ấm áp mát mẻ ẩm ướt lạnh buốt nóng nực chói chang lành lạnh hầm hập căm căm oi ả a) Em hãy tìm thêm những tính từ chỉ khí hậu, cảnh vật bốn mùa ở Việt Nam rồi sắp xếp những từ ấy vào bốn cột theo đặc trưng của từng mùa. Mùa xuân Mùa thu Mùa hạ Mùa đông b) Dựa vào những từ em đã tìm được. Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về một mùa mà em thích nhất. Song song với việc xây dựng các bài tập tình huống thì dạy từ loại nhất thiết phải đặt từ trong đơn vị ngôn ngữ lớn hơn. Nghĩa của từ không chỉ là ý nghĩa của từ điển mà phải đi từ ý nghĩa của ngữ cảnh, của câu đến ý nghĩa của từ. Ví dụ: Từ “đỏ” là tính từ chỉ màu sắc có màu như màu của son, của máu nhưng với câu “Số nó đỏ thật!”, từ “đỏ” đã mang một nghĩa mới là may mắn, gặp nhiều điều thuận lợi. 2.2.2. Sử dụng từ loại để đặt câu Để giúp học sinh phát triển khả năng sử dụng từ loại vào đặt câu sáng tạo, giàu sức biểu hiện giáo viên cần phải biết xây dựng các bài tập đặt câu sáng tạo. Bài tập đặt câu sáng tạo rất có ý nghĩa trong việc phát triển lời nói của học sinh vì nó đi theo quy trình tự nhiên của sản sinh: đi từ ý đến lời, từ nội dung đến hình thức câu cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu giao tiếp có thật chứ không phải là một tình huống học tập chỉ tồn tại trong trường học. Tuy vậy, so với bài tập theo mẫu và bài tập cấu trúc, việc thực hiện bài tập sáng tạo có khó khăn: Ở bài tập theo mẫu và bài tập cấu trúc học sinh nhận được một kết quả rõ ràng và kết quả này có thể đo được câu được đặt có đáp ứng được nhiệm vụ bài tập hay không. Trong bài tập đặt câu sáng tạo không có tiêu chí cụ thể như vậy. Cho nên nhiều lúc học sinh có thể đặt những câu sơ lược nhưng vẫn đúng ngữ pháp. Hơn nữa bài tập đặt câu sáng tạo chỉ có thể thực hiện khi học sinh có trình độ cao, có ý cần diễn đạt. Để khắc phục những nhược điểm này, người giáo viên cần biết sử dụng những bài tập kết hợp cả đặt câu sáng tạo và đặt câu theo mô hình (câu bị quy định cả nội dung và hình thức cú pháp). 40 Ví dụ: Đặt 4 câu nói về buổi sinh hoạt lớp trong đó có tên người, tên địa lý Việt Nam… Mặt khác, khi thực hiện bài tập đặt câu sáng tạo, giáo viên không nên bằng lòng với kết quả đầu tiên đơn giản mà học sinh đạt được. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh bổ sung thêm để có những câu đủ độ lớn, có cấu trúc cú pháp phức tạp hơn và nhất là có sức biểu hiện. Muốn học sinh đặt câu phong phú, từ của đề bài giữ những chức năng ngữ pháp khác nhau thì cần chi tiết hóa chức năng ngữ pháp khác nhau của từ này. Ví dụ từ cần đặt câu là danh từ thì thêm giới từ đứng trước để trở thành một trạng ngữ, khi yêu cầu học sinh đặt câu với từ “cánh đồng”, học sinh đã đặt câu “Cánh đồng rất đẹp”, giáo viên yêu cầu tiếp, đặt câu có “trên cánh đồng” học sinh sẽ đặt câu có “cánh đồng” là trạng ngữ như “Trên cánh đồng, bà con nông dân đang gặt lúa”, hoặc giáo viên cho danh từ này đứng sau động từ để tạo thành cụm động từ, lúc này nó trở thành bổ ngữ. Ví dụ yêu cầu đặt câu với từ “Tổ quốc”, sau khi có câu “Tổ quốc ta rất đẹp” giáo viên lại yêu cầu học sinh đặt câu có “yêu tổ quốc”, các em sẽ đặt câu có “Tổ quốc” làm bổ ngữ như “Chúng em yêu Tổ quốc”. Hoặc khi đã có một câu, giáo viên lại yêu cầu những học sinh khác đặt câu với những từ đó nhưng thay đổi vị trí của nó trong câu. Khi đổi vị trí thì thường chức năng ngữ pháp mà từ đảm nhiệm cũng thay đổi. Giáo viên cần kích thích thi đua sáng tạo để học sinh đặt được nhiều câu hay, có nội dung đa dạng, phong phú. 2.3. Hệ thống hóa bài tập về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học Sau khi nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt, cụ thể là chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 2, 3, 4, 5, tôi đã liệt kê được các dạng bài tập về từ loại như sau: * Lớp 2 - Dạng bài tập từ các tranh vẽ tìm các từ chỉ sự vật. Ví dụ: (Bài 1, trang 26, SGK TV 2, tập 1) Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối,...) được vẽ dưới đây: 41 - Dạng bài tập tìm các từ chỉ sự vật trong tập hợp từ. Ví dụ: (Bài 2, trang 26, SGK TV 2, tâp 1) Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau: bạn thân yêu thước kẻ dài quý mến cô giáo chào thầy giáo bảng nhớ học trò viết đi nai dũng cảm cá heo phượng vĩ đỏ sách xanh - Dạng bài tập tìm các từ chỉ sự vật theo mẫu. Ví dụ: (Bài 1, trang 35, SGK TV 2, tập 1) Tìm các từ theo mẫu trong bảng (mỗi cột 3 từ): Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối M: học sinh M: ghế M: chim sẻ M: xoài - Dạng bài tập phân loại các từ chỉ sự vật. Ví dụ: (Bài 3, trang 70, SGK TV 2, tập 1) Xếp các từ trong ngoặc đơn vào bảng: (bạn bè, bàn, thỏ, chối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng) Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối - Dạng bài tập tìm từ chỉ người trong gia đình, họ hàng. Ví dụ: (Bài 1, trang 82, SGK TV 2, tập 1) Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện Sáng kiến của bé Hà. - Dạng bài tập luyện cách viết tên riêng. Ví dụ: (Bài 2, trang 44, SGK TV 2, tập 1) Hãy viết: a) Tên hai bạn trong lớp. 42 b) Tên một dòng sông (hoặc, suối, kênh rạch, hồ, núi,...) ở địa phương em. - Dạng bài tập nhìn tranh kể lại một số hoạt động của người. Ví dụ: (Bài 3, trang 59, SGK TV 2, tập 1) Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng một câu. - Dạng bài tập đặt câu với từ chỉ hoạt động tìm được qua tranh vẽ. Ví dụ: (Bài 2, trang 149, SGK TV 2, tập 1) Tìm từ ngữ chỉ hoạt động trong mỗi tranh dưới đây. Đặt câu với từ ngữ đó. - Dạng bài tập điền từ chỉ hoạt động thích hợp vào câu văn / câu thơ. Ví dụ: (Bài 4, trang 59 SGK TV 2, tập 1) Chọn từ chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: a) Cô Tuyết Mai ... môn Tiếng Việt. b) Cô ... bài rất dễ hiểu. c) Cô ... chúng em chăm học. - Dạng bài tập tìm từ chỉ hoạt động / trạng thái. Ví dụ: (Bài 1, trang 67 SGK TV 2, tập 1) Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau: a) Con trâu ăn cỏ. b) Đàn bò uống nước dưới sông. c) Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. - Dạng bài tập tìm từ chỉ đặc điểm theo chủ đề. Ví dụ: (Bài 2, trang 122 SGK TV 2, tập 1) Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật: a) Đặc điểm về tính tình của một người. b) Đặc điểm về màu sắc của một vật. c) Đặc điểm về hính dáng của người, vật. - Dạng bài tập đặt câu có sử dụng từ chỉ đặc điểm theo chủ đề. Ví dụ: (Bài 3, trang 123 SGK TV 2, tập 1) Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả: a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em: bạc trắng, đen nhánh, hoa râm,... b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,... c) Bàn tay của em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,... 43 d) Nụ cười của anh (hoặc chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,... - Dạng bài tập quan sát tranh, trả lời câu hỏi để tìm từ chỉ đặc điểm. Ví dụ: (Bài 1, trang 122 SGK TV 2, tập 1) Dựa vào tranh trả lời câu hỏi: a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...) b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...) c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...) d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...) - Dạng bài tập cho từ chỉ tính chất, tìm từ trái nghĩa với các từ đó. Ví dụ: (Bài 1, trang 133 SGK TV 2, tập 1) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe. M: tốt – xấu - Dạng bài tập đặt câu với các từ chỉ tính chất. Ví dụ: (Bài 2, trang 133 SGK TV 2, tập 1) Cho các từ: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe. Đặt câu với mỗi từ đó. Ai (cái gì, con gì) thế nào? M: Chú mèo ấy rất ngoan. * Lớp 3 - Dạng bài tập tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong câu thơ / khổ thơ. Ví dụ: (Bài 1, trang 8, SGK TV 3, tập 1) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong các khổ thơ sau: 44 Tay em đánh răng Răng trắng hoa nhài. Tay em chải tóc Tóc ngời ánh mai. Huy cận - Dạng bài tập kể tên các sự vật theo chủ đề. Ví dụ: (Bài 2, trang 135, SGK TV 3, tập 1) Hãy kể tên các sự vật: a) Thường thấy ở thành phố. b) Thường thấy ở nông thôn. - Dạng bài tập cho các từ rời, phân loại từ chỉ sự vật, trạng thái. Ví dụ: (Bài 1, trang 89, SGK TV 3, tập 1) Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm: cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào. Nhóm Từ ngữ 1. Chỉ sự vật ở quê hương M: cây đa 2. Chỉ tình cảm đối với quê hương M: gắn bó - Dạng bài tập tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong đoạn văn / đoạn thơ. Ví dụ: (Bài 3, trang 58, SGK TV 3, tập 1) Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em. - Dạng bài tập tìm các từ chỉ đặc điểm trong câu thơ / đoạn thơ. Ví dụ: (Bài 1, trang 117, SGK TV 3, tập 1) Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm trong những câu thơ sau: Em vẽ làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mát Trờí mây bát ngát Xanh ngắt mùa thu. Định Hải - Dạng bài tập tìm từ thích hợp nói về đặc điểm của nhân vật trong các đoạn văn / bài văn. 45 Ví dụ: (Bài 1, trang 145, SGK TV 3, tập 1) Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học: a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn. b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên. c) Anh Mồ Côi (hoặc người chủ quán) trong truyện Mồ Côi xử kiện. - Dạng bài tập đặt câu có sử dụng từ chỉ đặc điểm theo tính từ. Ví dụ: (Bài 2, trang 145, SGK TV 3, tập 1) Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả: a) Một bác nông dân. b) Một bông hoa trong vườn. c) Một buổi sớm mùa đông. M: Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay. * Lớp 4 - Dạng bài tập tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn văn, đoạn thơ đã cho. Ví dụ: (Bài 1, trang 52, SGK TV 4, tập 1) Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ sau: Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình. Lâm Thị Mỹ Dạ - Dạng bài tập phân loại các từ chỉ sự vật. Ví dụ: (Bài 2, trang 53, SGK TV 4, tập 1) Xếp các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ ở ví dụ trên vào nhóm thích hợp: Từ chỉ người, từ chỉ vật, từ chỉ hiện tượng, từ chỉ khái niệm, từ chỉ đơn vị. - Dạng bài tập tìm danh từ theo yêu cầu. Ví dụ: (Bài 1, trang 53, SGK TV 4, tập 1) 46 Tìm danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây: Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người... Chính vì thấy nước mất, nhà tan... mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào. - Dạng bài tập luyện viết danh từ riêng. Ví dụ: (Bài 2, trang 68, SGK TV 4, tập 1) Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em. - Dạng bài tập sửa lỗi viết sai danh từ riêng trong đoạn văn. Ví dụ: (Bài 1, trang 79, SGK TV 4, tập 1) Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn: Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i paxtơ có thể tiếp tục đi học. ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau. Theo Đức Hoài - Dạng bài tập tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn đã cho. Ví dụ: (Bài 1, trang 93, SGK TV 4, tập 1) Đọc đoạn văn sau: Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai... Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Tìm các từ: + Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi + Chỉ trạng thái của các sự vật: Dòng thác Lá cờ - Dạng bài tập viết tên các hoạt động, trạng thái theo theo chủ đề. Ví dụ: (Bài 1, trang 94, SGK TV 4, tập 1) Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. - Dạng bài tập xác định ý nghĩa bổ sung của các từ đi kèm với động từ. Ví dụ: (Bài 1, trang 106, SGK TV 4, tập 1) 47 Các từ in đậm sau đây bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì? Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. Tô Hoài Rặng đào đã trút hết lá. - Dạng bài tập điền từ bổ sung ý nghĩa cho phù hợp với động từ. Ví dụ: (Bài 2, trang 106, SGK TV 4, tập 1) Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đã, đang, sắp) để điền vào chỗ chấm? a) Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô … thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Theo Nguyên Hồng Sao cháu không về với bà b) Chào mào … hót vườn na mỗi chiều. Sốt ruột, bà nghe chim kêu Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na. Hết hè, cháu vẫn … xa Chào mào vẫn hót. Mùa na … tàn. Lê Thái Sơn - Dạng bài tập chữa lỗi dùng sai từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. Ví dụ: (Bài 3, trang 107, SGK TV 4, tập 1) Trong truyện vui sau có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ ấy hoặc bỏ bớt từ. Đãng trí Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng người phục vụ đang bước vào, nói nhỏ với ông: Thưa giáo sư, có trộm lẻn vào thư viện của ngài. Nhà bác học hỏi: Nó sẽ đọc gì thế? - Dạng bài tập đặt câu nói về hoạt động của người hoặc vật theo tranh. Ví dụ: (Bài 3, trang 7, SGK TV 4, tập 2) Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật được miêu tả trong bức tranh dưới đây: 48 - Dạng bài tập tìm các từ miêu tả đặc điểm, tính chất. Ví dụ: (Bài 1, trang 110, SGK TV 4, tập 1) Đọc truyện sau: Cậu học sinh ở Ác-boa Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, nhưng đi lại vẫn nhanh nhẹn... Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá. Thế mà chỉ ít lâu sau, Lu-i đã khiến thầy rất hài lòng. Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp. Tìm các từ trong truyện trên miêu tả: a) Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i. b) Màu sắc của sự vật: + Những chiếc cầu + Mái tóc của thầy Rơ-nê c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: + Thị trấn + Vườn nho + Những ngôi nhà + Dòng sông + Da của thầy Rơ-nê - Dạng bài tập viết câu văn có dùng tính từ theo chủ đề. 49 Ví dụ: (Bài 2, trang 112, SGK TV 4, tập 1) Hãy viết một câu có dùng tính từ: a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em. b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,...). - Dạng bài tập tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm đã cho. Ví dụ: (Bài 2, trang 124, SGK TV 4, tập 1) Hãy tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui. - Dạng bài tập đặt câu với từ loại, tiểu loại. Ví dụ: Sau khi học sinh tìm được các danh từ chỉ khái niệm ở bài 1 (SGK TV4, trang 53), yêu cầu học sinh đặt câu với một danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được. - Dạng bài tập tìm, xác định từ loại trong đoạn văn, đoạn thơ. Ví dụ: (Bài 2, trang 94, SGK TV 4, tập 1) Gạch dưới động từ trong các đoạn văn sau: Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí. Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt. Nhà vua: - Để làm gì? Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. * Lớp 5 - Dạng bài tập tìm các danh từ, động từ, tính từ theo các chủ điểm đã học. Ví dụ: (Bài 1, trang 96, SGK TV 5, tập 1) Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau: Danh từ Động từ Tính từ Việt Nam – Cánh chim Con người với Tổ quốc em hòa bình thiên nhiên M: đất nước M: hòa bình M: bầu trời M: tươi đẹp M: hợp tác M: chinh phục - Dạng bài tập tìm danh từ trong đoạn văn đã cho. Ví dụ: (Bài 1, trang 137, SGK TV 5, tập 1) Đọc đoạn văn sau. Tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn. 50 - Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé! Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: - Chị sẽ là chị của em mãi mãi! Nguyên cười rồi đưa tay lên quyệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu. Theo Thùy Linh - Dạng bài tập luyện viết danh từ riêng. Ví dụ: (Bài 2, trang 137, SGK TV 5, tập 1) Nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. - Dạng bài tập tìm đại từ trong đoạn văn / đoạn thơ. Ví dụ: (Bài 1, trang 106, SGK TV 5, tập 1) Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai: - Đã gọi là chậm như rùa rồi mà cũng đòi tập chạy à! Rùa đáp: - Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn! Thỏ ngạc nhiên: - Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Theo La Phông – ten - Dạng bài tập nêu tác dụng của đại từ. Ví dụ: (Bài 1, trang 92, SGK TV 5, tập 1) Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? Mình về với Bác đường xuôi Thưa rằng Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương 51 Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trong theo bóng Người. Tố Hữu - Dạng bài tập thay thế danh từ bằng các đại từ thích hợp. Ví dụ: (Bài 3, trang 93, SGK TV 5, tập 1) Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẫu chuyện sau: Con chuột tham lam Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được. Theo Lép Tôn – xtôi - Dạng bài tập phân loại các đại từ xưng hô theo mục đích sử dụng. Ví dụ: (Bài 1, trang 104, SGK TV 5, tập 1) Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe? Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận giữ: - Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. - Dạng bài tập xác định và sử dụng đại từ xưng hô theo đối tượng giao tiếp. Ví dụ: (Bài 3, trang 105, SGK TV 5, tập 1) Tìm những từ em vẫn dùng để xưng hô: - Với thầy, cô. - Với bố, mẹ. - Với anh, chị, em. - Với bạn bè. - Dạng bài tập điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn. 52 Ví dụ: (Bài 2, trang 106, SGK TV 5, tập 1) Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ chấm: Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn: - ... và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa, cái trụ chống trời”. ... ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. ... tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao. Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói: - ... cũng từng bay qua cái trụ đó. ... cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà ... thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng. Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt. Theo Võ Quảng - Dạng bài tập xác định quan hệ từ và nêu tác dụng của chúng. Ví dụ: (Bài 1, trang 110, SGK TV 5, tập 1) Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng: a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bức tỉnh giấc. Võ Quảng b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào. Nguyễn Thị Ngọc Tú - Dạng bài tập xác định cặp quan hệ từ mà nêu rõ quan hệ mà chúng biểu thị. Ví dụ: (Bài 2, trang 111, SGK TV 5, tâp 1) Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu. a) Vì mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát. b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi. - Dạng bài tập đặt câu với các quan hệ từ cho trước. Ví dụ: (Bài 3, trang 111, SGK TV 5, tâp 1) Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của. 53 - Dạng bài tập tìm từ loại theo chức vụ ngữ pháp của chúng trong các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Ví dụ: (Bài 4, trang 138, SGK TV 5, tập 1) - Chị! – Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn ngào. – Chị… Chị là chị gái của em nhé! Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước mắt kéo vệt trên má: - Chị sẽ là chị của em mãi mãi! Nguyên cười rồi đưa tay lên quyệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi xa, khi gần chào mừng mùa xuân. Một năm mới bắt đầu. Theo Thùy Linh Tìm trong đoạn văn trên: a) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? b) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai thế nào? c) Một danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai là gì? d) Một danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì? - Dạng bài tập cho đoạn văn, xếp các từ loại theo bảng phân loại. Ví dụ: (Bài 1, trang 142, SGK TV 5, tập 1) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên dưới: Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai bàn tay Nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khóe mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Cũng giờ này năm ngoái, tôi còn đón giao thừa với ba ở bệnh viện. Năm nay ba bỏ con một mình, ba ơi! Theo Thùy Linh Động từ Tính từ Quan hệ từ M: trả lời vời vợi qua - Dạng bài tập sử dụng từ loại viết đoạn văn theo chủ đề. Ví dụ: (Bài 2, trang 143, SGK TV 5, tập 1) Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy. Như vậy, thông qua các bài tập về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt 54 lớp 2, 3, 4, 5 đã được liệt kê ở trên sẽ giúp cho giáo viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng có cái nhìn tổng quát về hệ thống bài tập từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt, từ đó góp phần vào việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học. 2.4. Xây dựng hệ thống bài tập về từ loại 2.4.1. Mục đích xây dựng Mỗi bài tập có nội dung và hình thức khác nhau. Bài tập dễ lôi cuốn học sinh vào hoạt động học tập, đồng thời tạo ra những cái mới, cái hay kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Thông qua các bài tập về từ loại, giáo viên nêu vấn đề, học sinh tìm hiểu để trả lời và thực hiện bài tập. Qua đó học sinh sẽ nắm chắc hơn các kiến thức về từ loại và từ đó có kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại tốt hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng một số bài tập về từ loại nhằm giúp cho học sinh Tiểu học rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại hiệu quả trong học tập và giao tiếp. 2.4.2. Nguyên tắc xây dựng - Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học đều được xây dựng trên quan điểm tích hợp. Tất cả các phân môn Tiếng Việt đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lấy chủ đề Tập đọc làm điểm xuất phát chung về chủ đề cần dạy. - Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ chặt chẽ làm thành một thể thống nhất. Tính hệ thống của bài tập từ loại thể hiện ở mối quan hệ và liên hệ giữa các bài tập cả về nội dung lẫn hình thức. Về mặt hình thức, hệ thống bài tập được chia theo nhóm, các dạng, các kiểu,... Về nội dung, các bài tập được xây dựng theo chương trình phân môn Luyện từ và câu. - Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình Hệ thống bài tập phải bám sát nội dung chương trình của môn học, phải đảm bảo được mức độ kiến thức của học sinh khi học xong chương trình. Nguyên tắc này 55 thể hiện ở chỗ các bài tập không những phải tuân thủ nội dung chương trình của môn học mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về kiến thức trong chương trình. - Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học sinh Tính vừa sức thể hiện ở chỗ hệ thống bài tập đưa ra phải phù hợp với hiểu biết về tri thức cũng như trình độ khả năng nhận thức của học sinh. Nếu bài tập quá khó học sinh sẽ không đủ sức giải quyết yêu cầu của bài tập. Tuy nhiên bài tập quá dễ sẽ không phát huy được tính sáng tạo của các em. - Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa Kế thừa có nghĩa là tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu đã có. Bất kì một công trình nghiên cứu nào, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều phải kế thừa thành tựu nghiên cứu của người đi trước. Theo đó trong đề tài này tôi có tiếp thu một số bài tập của một vài tác giả đi trước trên tinh thần có chọn lọc. - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Tính khả thi nghĩa là hệ thống bài tập có thể vận dụng được trong thực tế dạy học và đem lại hiệu quả như mong muốn. 2.4.3. Cách thức xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại Để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học, tôi đã cố gắng xây dựng một hệ thống bài tập gồm nhiều dạng phù hợp với từng khối lớp theo quy trình như sau: Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài tập. Bước 2: Lựa chọn phương án xây dựng bài tập. Bước 3: Vận dụng các nguyên tắc xây dựng để xây dựng các bài tập mới. Bước 4: Phân tích, tìm hướng giải quyết cho bài tập vừa xây dựng. Với hệ thống bài tập mà tôi xây dựng được sẽ giúp học sinh nhận diện, phân loại từ loại đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng từ loại. Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận này, tôi chỉ nghiên cứu, xây dựng một số bài tập theo từng dạng và từng khối lớp. 2.4.3.1. Dạng bài tập nhận diện và phân loại Bài tập nhận diện và phân loại từ loại là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải nhận diện (tìm ra từ loại) trong các đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn,… Sau đó vận dụng những kiến thức về từ loại để phân loại chúng hoặc phân loại các từ loại trong các từ đã cho sẵn. 56 * Lớp 2 Ở lớp 2, cần xây dựng các bài tập nhận diện và phân loại giúp học sinh nhận biết thành thạo các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất. Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại: - Bài tập tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm trong câu văn cho trước. Ví dụ: Gạch một gạch dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái, gạch hai gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu dưới đây: Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè quả sai lúc lỉu. * Hướng dẫn thực hiện: Để làm bài bài tập này, trước tiên học sinh cần đọc kĩ từng từ, sau đó suy nghĩ nghĩa và nội dung của các từ để xác định từ loại như sau: + Từ chỉ hoạt động, trạng thái: trồng, đi, nở. + Từ chỉ đặc điểm: lẫm chẫm, trắng, sai lúc lỉu. - Bài tập phân loại từ. Ví dụ: Nối các từ ở cột A phù hợp với các từ ở cột B: A B * Hướng dẫn thực hiện: Đối với bài tập này, học sinh cần cẩn thận đọc và hiểu rõ từng từ ở cột A sau đó nối với từ loại tương ứng ở cột B. Như vậy, đáp án của bài tập này sẽ là: A B hoa hồng ăn 57 thông minh nhanh nhẹn Từ chỉ sự vật dạy học sinh Từ chỉ hoạt động Từ chỉ đặc điểm - Bài tập chỉ ra từ khác từ loại với các từ còn lại. Ví dụ: Cho các từ sau: học sinh, cây phượng, con mèo, đường, xe, cái bảng, bơi lội. Tìm từ khác với các từ còn lại. * Hướng dẫn thực hiện: Đầu tiên học sinh phải đọc và xác định mỗi từ trên chỉ cái gì? Các từ “học sinh, cây phượng, con mèo, đường, xe, cái bảng” chỉ sự vật. Riêng từ “bơi lội” chỉ hoạt động. Dó đó, “bơi lội” là từ khác với các từ còn lại. - Bài tập cho tập hợp từ, sắp xếp các từ theo nhóm. Ví dụ: Xếp các từ sau thành hai nhóm: Giản dị, sáng ngời, tài giỏi, bạc phơ, cao cao, sáng suốt, lỗi lạc, hiền từ. Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm, hình dáng của Bác Hồ. Nhóm 2: Từ chỉ tính nết, phẩm chất của Bác Hồ. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần đọc kĩ và nắm nghĩa, nội dung của từng từ để xếp nhóm. Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm, hình dáng của Bác Hồ: giản dị, sáng ngời, bạc phơ, cao cao. Nhóm 2: Từ chỉ tính nết, phẩm chất của Bác Hồ: tài giỏi, sáng suốt, lỗi lạc, hiền từ. - Bài tập tìm các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất có trong tranh vẽ. Ví dụ: Nhìn vào tranh vẽ dưới đây, em hãy tìm các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất. Mỗi loại 3 từ. 58 * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh phải tập trung quan sát vào tranh vẽ để miêu tả đúng từng đối tượng, hoạt động cũng như đặc điểm của từng đối tượng trong tranh. Chẳng hạn: Từ chỉ sự vật: núi, bò, cây cối,... Từ chỉ hoạt động, trạng thái: cuốc, nhặt, chạy,... Từ chỉ đặc điểm, tính chất: vàng, nóng, nhanh nhẹn,... * Lớp 3 Ở lớp 3, các em tiếp tục ôn lại các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất đã được học ở lớp 2. Tuy nhiên, khi học lên lớp 3 thì vốn từ của các em phong phú hơn, trình độ cao hơn. Do đó khi xây dựng các bài tập nhận diện, phân loại các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất cần có độ khó, độ phức tạp cao hơn so với các bài tập ở lớp 2. Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại: - Bài tập tìm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ / đoạn văn. Ví dụ: Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm trong đoạn thơ sau: Cỏ mọc xanh chân đê Rau xum xuê nương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi Xuân Dục * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần đọc và nắm nghĩa, nội dung từng từ để tránh nhầm lẫn khi xác định. Từ chỉ sự vật: cỏ, chân đê, rau, nương, cây cam, trái, hoa. Từ chỉ hoạt động, trạng thái: mọc, khoe. Từ chỉ đặc điểm: xanh, xum xuê, vàng. 59 - Bài tập phân loại từ. Ví dụ: Phân loại các từ sau: quê hương, xa tắp, rì rào trong gió, um tùm, ríu rít, rập rờn, đánh, mọc, xinh đẹp, thông minh, mát mẻ, vui vẻ, náo nức, giấu, đi, ngủ, cõng, khiêng, chăm chú, thức, khuyên. Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động – trạng Từ chỉ đặc điểm thái * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh phải hình dung ra nội dung của từng từ để phân loại như sau: Từ chỉ sự vật quê hương Từ chỉ hoạt động – trạng Từ chỉ đặc điểm thái đánh, mọc, giấu, đi, ngủ, xa tắp, rì rào trong gió, cõng, khiêng, thức, khuyên. um tùm, ríu rít, rập rờn, xinh đẹp, thông minh, mát mẻ, vui vẻ, náo nức, chăm chú. - Bài tập tìm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất có chứa âm theo yêu cầu. Ví dụ: a) Tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng âm “s”. b) Tìm 3 từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng âm “x”. * Hướng dẫn thực hiện: Đối với bài tập này, khi tìm từ học sinh phải kết hợp cả 2 tiêu chí vừa nghĩ đến nội dung vừa nghĩ đến cấu tạo của từ đó để tránh mất nhiều thời gian. a) 5 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng âm “s”: sông, suối, sao, sếu, sò,... 60 b) 3 từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng âm “x”: xanh xao, xám xịt, xa,... - Bài tập tìm từ loại theo chủ đề. Ví dụ: Tìm các từ: + Chỉ đồ dùng học tập: + Chỉ hoạt động của học sinh: + Chỉ tính nết của học sinh: * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này các chủ đề mà đề ra yêu cầu rất gần gũi, quen thuộc với các em. Do đó, các em sẽ dễ dàng tìm được các từ như: + Chỉ đồ dùng học tập: bút, thước, sách, vở, bảng, phấn,... + Chỉ hoạt động của học sinh: học, viết, đi, chạy, chơi,... + Chỉ tính nết của học sinh: siêng năng, ngoan ngoãn, hiền lành, lễ phép,... - Bài tập phân loại từ chỉ đặc điểm theo nhóm. Ví dụ: Đọc các từ chỉ đặc điểm sau rồi điền chúng vào chỗ chấm: Xanh biếc, cao to, lịch sự, ngọt lịm, chăm ngoan, vàng rực, xám xịt, sừng sững, chót vót, dịu dàng, đắng ngắt. a) Từ chỉ màu sắc: ..................................................................................................... b) Từ chỉ hình dáng: .................................................................................................. c) Từ chỉ tính nết: ...................................................................................................... d) Từ chỉ mùi vị: ........................................................................................................ * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh đọc lần lượt từng từ và phân loại như sau: a) Từ chỉ màu sắc: Xanh biếc, vàng rực, xám xịt. b) Từ chỉ hình dáng: cao to, sừng sững, chót vót. c) Từ chỉ tính nết: lịch sự, chăm ngoan, dịu dàng. d) Từ chỉ mùi vị: ngọt lịm, đắng ngắt. * Lớp 4 Đối với học sinh lớp 4 cần xây dựng các bài tập nhận diện từ loại tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu kiến thức về danh từ, động từ, tính từ và thành thạo hơn khi nhận diện danh từ, động từ, tính từ. Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng các bài tập phân loại danh từ để học sinh hiểu và nắm rõ hơn về các tiểu loại danh từ. Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại: - Bài tập xác định tiểu loại danh từ trong đoạn thơ / đoạn văn. 61 Ví dụ: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau: Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương) * Hướng dẫn thực hiện: Trước khi làm bài tập này học sinh cần nhớ lại khái niệm danh từ trừu tượng là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan. Sau đó mới đọc bài thơ trên và tìm các danh từ trừu tượng. Các danh từ trừu tượng trong bài: tuổi thơ, cổ tích, lời mẹ, nhịp võng, ca dao, màu, thời gian, cuộc đời, lời ru. - Bài tập xác định và nêu ý nghĩa của danh từ riêng được sử dụng trong đoạn thơ / đoạn văn. Ví dụ: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau: a) Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, 62 Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sớm tinh sương, Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng Người. Tố Hữu b) Sư Tử bàn chuyện xuất quân Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài Ai ai cũng được tuỳ tài lập công: Voi vận tải trên lưng quân bị Vào trận sao cho khoẻ như voi. Công đồn, Gấu phải kịp thời, Cáo nhiều mưu kế, tính bài quân cơ. Mẹo lừa địch, phải nhờ chú Khỉ… (Phỏng theo La Phông – ten, Nguyễn Minh dịch) * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh đã biết danh từ riêng là tên riêng của sự vật, các danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. Căn cứ vào đặc điểm này học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được các danh từ riêng có trong 2 đoạn thơ trên. Sau khi đã tìm ra được các danh từ riêng, các em đọc để nắm được nội dung, ý nghĩa của các từ đó. a) Các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông Cụ. Các từ này được dùng gọi Bác Hồ, thể hiện sự tôn kính đối với Bác. b) Các danh từ riêng: Sư Tử, Voi, Công, Gấu, Cáo, Khỉ. Các từ này được dùng gọi tên các con vật đã được nhân hoá như người. - Bài tập tìm các danh từ có dạng đặc biệt. Ví dụ: Tìm 4 từ vừa có thể là danh từ chung, vừa có thể là danh từ riêng. * Hướng dẫn thực hiện: Có nhiều đáp án, sau đây là một số đáp án minh hoạ. 4 từ vừa là danh từ chung, vừa là danh từ riêng: + đầm sen (nơi trồng sen) / Đầm Sen (khu vui chơi) + hoà bình (không có chiến tranh) / Hoà Bình (tên tỉnh) + gà chọi (một loại gà) / Gà Chọi (tên địa điểm du lịch) + hàng gà (nơi mua bán gà) / Hàng Gà (tên một phố cổ) 63 - Bài tập phân biệt các danh từ. Ví dụ 1: Chọn A, B hay C? a) Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người: A. Thu Hà B. Dế Mèn C. Cả A và B đều đúng. b) Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ người: A. Học sinh B. Trường học C. Bạn học c) Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ địa lí: A. Núi Ba Vì B. Vườn hoa C. Hồ Tây. Ví dụ 2: Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp. A B 1. bộ đội a. Danh từ chỉ khái niệm. 2. doanh trại b. Danh từ chỉ người. 3. sương mù c. Danh từ chỉ sự vật. 4. hạnh kiểm d. Danh từ chỉ hiện tượng. * Hướng dẫn thực hiện: Ví dụ 1: Chọn như sau: a. A; b. B; c. B. Ví dụ 2: Nối như sau: 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a. - Bài tập tìm các tính từ theo yêu cầu. Ví dụ: Hãy tìm các tính từ: a) Chỉ màu sắc. b) Chỉ hình dáng. c) Chỉ phẩm chất anh bộ đội. d) Chỉ đặc tính của con mèo. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh lần lượt tìm các từ theo từng chủ đề. a) Chỉ màu sắc: xanh biếc, vàng rực, đỏ tươi,... b) Chỉ hình dáng: thấp, béo, gầy, mảnh mai, cao cao,... c) Chỉ phẩm chất anh bộ đội: dũng cảm, kiên cường, trung thành,... d) Chỉ đặc tính của con mèo: nhanh nhẹn, thông minh,... - Bài tập xác định và phân loại từ loại. Ví dụ: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn trích dưới đây và phân loại chúng. 64 … Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát.Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền. * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi phân loại chúng. + Danh từ: Mưa, đêm, ngày, mặt mũi, đất, cát, trận, biển, nước, trời, đất. Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, ngày, đêm. Danh từ chỉ sự vật: biển, đất, cát, nước, trời, đất. Danh từ chỉ người: mặt mũi + Động từ: qua, tới, hút, đổ, hết, tưởng. Động từ chỉ hành động: qua, hút, đổ, tới. Động từ chỉ suy nghĩ,nói năng,cảm nhận: tưởng Động từ chỉ trạng thái tồn tại: hết + Tính từ: rả rích, tối tăm, thối, ráo riết, hung tợn. - Bài tập tìm từ loại theo cấu tạo. Ví dụ 1: Tìm 4 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau: a) Trong mỗi từ đều có tiếng sông. b) Trong mỗi từ đều có tiếng mưa. c) Trong mỗi từ đều có tiếng tình. Ví dụ 2: Tìm các danh từ có tiếng con, trong đó có 5 từ chỉ người, 5 từ chỉ con vật và 5 từ chỉ sự vật. * Hướng dẫn thực hiện: Có nhiều đáp án, sau đây là đáp án minh hoạ. Ví dụ 1: a) 4 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông. b) 4 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào. c) 4 danh từ có tiếng tình là: tình cảm, tình yêu, tình hình, tình báo. Ví dụ 2: 5 danh từ chỉ người: con trai, con gái, con dâu, con rể, con nuôi,... 5 danh từ chỉ con vật: con trâu, con bò, gà con, lợn con, mèo con,... 5 danh từ chỉ sự vật: con mắt, con ngươi, con thuyền, con sông, bát con. - Bài tập cho từ rời, phân loại các từ theo từ loại. 65 Ví dụ: Cho các từ sau: Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn. Điền các từ trên vào bảng dưới đây theo từ loại. Động từ Danh từ Tính từ * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần nhớ lại các khái niệm cũng như những dấu hiệu cơ bản để phân loại các từ trên như sau: Động từ Danh từ Tính từ sách vở, kỉ niệm, sự nghi kiên nhẫn, yêu mến, tâm thân thương, trìu mến. ngờ, cái đẹp, cuộc vui, sự, lo lắng, xúc động, nhớ, cơn giận dữ, nỗi buồn. thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ. - Bài tập xác định từ loại tuỳ trong văn cảnh mà từ loại cũng có thể thay đổi. Ví dụ: Xác định từ loại của từ “danh dự” trong câu văn sau: “Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm” * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh. + Từ “danh dự” vốn là danh từ + Trong câu văn: Từ được sử dụng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “danh dự” vào từ loại là tính từ. - Bài tập xác định từ loại trong những trường hợp dấu hiệu hình thức từ loại không rõ. Ví dụ: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau: Đi ngược, về xuôi Nước chảy, đá mòn * Hướng dẫn thực hiện: Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, về” là động từ, “nước, đá” là danh từ. Nhưng các từ “ngược”, “xuôi”, “mòn” các em lúng túng và hay xếp các từ này vào loại tính từ. Vậy giáo viên phải 66 phân tích ý nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược”, “xuôi” là chỉ vùng núi và vùng đồng bằng nên xếp các từ này là danh từ. Còn từ “mòn” là động từ chứ không phải là tính từ. * Lớp 5 Lên lớp 5 các em được học thêm hai từ loại nữa, đó là đại từ và quan hệ từ. Như vậy tính đến thời điểm này, các em đã được học tất cả 5 loại từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ. Do đó, khi dạy khối lớp 5, giáo viên cần xây dựng các bài tập nhận diện và phân loại mang tính chất phức tạp hơn, khó nhận diện, khó phân loại hơn để phát huy khả năng nhận diện, phân loại từ loại cho các em. Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại: - Bài tập phân loại từ loại các từ gần giống nhau. Ví dụ: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. * Hướng dẫn thực hiện: Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng. Có thể nói : - những niềm vui - rất vui tươi - hãy vui chơi - tình yêu ấy - hãy yêu thương - rất đáng yêu Sau đó học sinh trình bày: Danh từ Động từ Tính từ niềm vui vui chơi vui tươi tình yêu yêu thương đáng yêu - Bài tập xác định từ loại trong đoạn thơ, đoạn văn có sẵn. Ví dụ: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ: “Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suỗt cả ngày” * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp chúng vào các từ loại tương ứng. 67 “Cảnh / rừng / Việt Bắc / thật là / hay Vượn / hót / chim / kêu / suốt cả ngày” + Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim, ngày. + Động từ: hót, kêu. + Tính từ: hay. - Bài tập xác định từ loại trong các từ khó phân định ranh giới. Muốn cho học sinh xác định từ loại chính xác và khắc phục việc phân định ranh giới của từ không chính xác, ta đưa ra bài tập mà học sinh còn hay nhầm để các em rút kinh nghiệm. Ví dụ: Tìm tính từ trong khổ thơ sau: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây, Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang Xum xuê xoài biếc, cam vàng Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi. * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ: đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến: “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang” các em lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng”, “biếc”, “chang”. - Bài tập xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó. Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ sau: - vui, buồn, đau khổ, đẹp - niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ * Hướng dẫn thực hiện: - Để xác định được từ loại của các từ này, học sinh phải xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ hoạt động, chỉ trạng thái hay chỉ tính chất...) cũng như khả năng kết hợp của chúng. Từ đó biết được “vui, buồn, đau khổ” là các động từ chỉ trạng thái ; còn từ “đẹp” là tính từ. 68 - Học sinh phải nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc, nỗi, niềm đi kèm với động từ hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới, đó là các danh từ trừu tượng: niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, cái đẹp. Ví dụ 2: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”. a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn. b) Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý nghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”, “béo”, “ ngọt”, “già” Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ. - Bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của một từ loại khi nó đứng ở những vị trí khác nhau. Ví dụ: Xác định từ loại của từ thật thà và chỉ rõ chức vụ ngữ pháp mà nó giữ trong câu. a) Bạn Hà rất thật thà b) Tính thật thà của bạn Hà khiến ai cũng mến. c) Bạn Hà ăn nói thật thà dễ nghe. d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của bạn Hà. * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh dựa vào ý nghĩa của từ để xác định “thật thà” là tính từ. Ở câu a: từ giữ chức vụ vị ngữ. Ở câu b: từ giữ chức vụ định ngữ. Ở câu c: từ giữ chức vụ bổ ngữ. Ở câu d: từ giữ chức vụ chủ ngữ. - Bài tập tìm và phân loại đại từ xưng hô. Ví dụ: Đọc các câu sau: Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin: - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời: 69 - Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy? (Theo Lép Tôn- xtôi ) a) Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. b) Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại: - Đại từ xưng hô điển hình. - Đại từ xưng hô lâm thời. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô mà các em đã nắm được đó là đại từ xưng hô là những từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác. Qua đó sẽ tìm được các đại từ xưng hô sau: ông, cháu, ta, mày, chúng mày. Sau khi tìm được các đại từ xưng hô, các em sẽ phân loại các đại từ xưng hô đó bằng cách xét xem trong số các đại từ đó, từ nào là danh từ chỉ người thì nó sẽ thuộc nhóm đại từ xưng hô lâm thời. Cụ thể: Đại từ xưng hô điển hình: ta, mày, chúng mày. Đại từ xưng hô lâm thời: ông, cháu. 2.4.3.2. Dạng bài tập vận dụng Bài tập vận dụng là dạng bài tập giúp học sinh ứng dụng các kiến thức lý thuyết đã học về từ loại vào giải quyết các bài tập sáng tạo, biết sử dụng các từ loại đã học vào đặt câu, viết thành câu văn, đoạn văn,... * Lớp 2 Do vốn từ còn hạn chế, khả năng viết văn chưa cao. Vì vậy, cần xây dựng các bài tập vận dụng từ loại ở giai đoạn này đơn giản, chọn chủ đề gần gũi với học sinh. Các bài tập vận dụng từ loại: - Bài tập điền từ chỉ đặc điểm thích hợp vào kiểu câu Ai thế nào? Ví dụ: Viết tiếp các câu theo mẫu Ai thế nào ? Ai (cái gì, con gì) thế nào ? Bàn tay cu Tí nhỏ xíu. Mái tóc bà em .......................................................... Vườn rau .......................................................... Chiếc váy .......................................................... 70 * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần chú ý vào từng đối tượng cụ thể để tìm ra đặc điểm phù hợp. Dưới đây là một số câu gợi ý: Mái tóc bà em bạc trắng. Vườn rau xanh tốt. Chiếc váy đẹp lộng lẫy. - Bài tập chọn từ chỉ đặc điểm phù hợp với đối tượng. Ví dụ: Điền từ chỉ đặc điểm thích hợp của mỗi con vật dưới đây: Trâu ............... Rùa ............. Thỏ ................ Khỉ .............. * Hướng dẫn thực hiện: Có thể điền như sau: Trâu khỏe Rùa chậm chạp Thỏ nhanh nhẹn Khỉ thông minh - Bài tập sử dụng từ chỉ đặc điểm viết câu tỏ ý khen ngợi. Ví dụ: Sử dụng các từ chỉ đặc điểm viết các câu tỏ ý khen ngợi theo mẫu: M: Ngôi nhà rất đẹp. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh có thể viết một số câu như sau: + Chiếc xe đẹp quá! + Bạn hát rất hay. + Chiếc váy thật lộng lẫy. - Bài tập sử dụng từ chỉ hoạt động để viết tiếp kiểu câu Ai làm gì? Ví dụ: Sử dụng các từ chỉ hoạt động để viết tiếp các câu theo mẫu Ai làm gì? a) Mẹ ……………………………………………………………………………….. b) Chị ………………………………………………………………………………. c) Em ………………………………………………………………………………. * Hướng dẫn thực hiện: Để làm được bài tập này học sinh cần tìm ra các hoạt động tương ứng với mỗi người sau đó viết thành câu hoàn chỉnh. Chẳng hạn: a) Mẹ đang nấu cơm. b) Chị đi học. c) Em đang làm bài tập về nhà. * Lớp 3 71 Các bài tập vận dụng ở lớp 3 được xây dựng nâng cao hơn so với lớp 2, yêu cầu sử dụng các từ loại nhiều hơn khi đặt câu, viết đoạn văn. Các bài tập vận dụng từ loại: - Bài tập viết câu văn theo kiểu câu yêu cầu. Ví dụ: Viết một câu theo kiểu câu Ai là gì? Sau đó chỉ rõ các từ chỉ sự vật có trong câu đó. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh có thể viết một số câu và chỉ ra các từ chỉ sự vật như sau: + Mẹ của em là giáo viên. Từ chỉ sự vật: mẹ, em, giáo viên. + Đu đủ là loại quả em thích nhất. Từ chỉ sự vật: đu đủ, quả, em + Bạn Hùng là học sinh lớp 5. Từ chỉ sự vật: bạn, Hùng, học sinh, lớp. - Bài tập viết đoạn văn có 3 kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Ví dụ: Em hãy viết 3 câu văn theo kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? nói về cô giáo của em. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh sử dụng các kiểu câu trên và viết về cô giáo theo suy nghĩ của bản thân. - Bài tập viết đoạn văn có sử dụng từ loại (từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất) theo chủ đề. Ví dụ: Viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu có sử dụng từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất nói về con vật mà em yêu thích. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh hình dung trong đầu về con vật mình sẽ viết, liệt kê các hoạt động, đặc điểm của nó ra giấy nháp. Sau đó viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. * Lớp 4 Đối với học sinh lớp 4, bài tập vận dụng không những yêu cầu các em phải biết sử dụng các từ loại đã học vào đặt câu, viết văn mà các em cần phải biết sử dụng các từ loại hay, có ý nghĩa khi nói, viết. Các bài tập vận dụng từ loại: - Bài tập đặt câu với các từ cho sẵn. 72 Ví dụ: Đặt câu với các từ sau: kinh nghiệm, ăn, ngoan ngoãn, vui mừng, cao vút. * Hướng dẫn thực hiện: Hướng dẫn học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, phù hợp với ngữ cảnh, các vế câu logic với nhau. Có thể đặt như những câu sau: + Cô Lan là một giáo viên có rất nhiều kinh nghiệm. + Cả nhà đang ăn cơm tối rất vui vẻ. + Huy là một cậu bé rất ngoan ngoãn. + Em rất vui mừng khi được điểm cao. + Bầu trời cao vút. - Bài tập viết đoạn văn dựa vào các từ loại cho sẵn. Ví dụ: Sử dụng các từ loại sau để viết thành một đoạn văn: yêu quý, chăm chỉ, thông minh, bạn bè, vui chơi. * Hướng dẫn thực hiện: Đối với bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn ra một đề tài đơn giản, thích hợp có sử dụng các từ loại đã cho để viết thành đoạn văn. - Bài tập điền từ loại vào chỗ chấm dựa vào các từ đi kèm trong câu. Ví dụ: Cho danh từ “kỉ niệm”, động từ “vui chơi” và tính từ “thông minh”. Hãy điền từ loại thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau: a) Những ... thời học trò vẫn còn lưu giữ mãi trong tôi. b) Hoa là một học sinh rất ... c) Bố mẹ em thường dặn: “Con đừng ... nhiều quá mà ảnh hưởng đến kết quả học tập”. * Hướng dẫn thực hiện: Để làm được bài tập này, học sinh phải đọc kĩ và xem các dấu hiệu trong câu để chọn từ loại điền vào chỗ chấm cho phù hợp. Cụ thể: Ở câu a, có từ “những”, mà từ “những” thường kết hợp với danh từ. Do đó, từ cần điền ở đây là “kỉ niệm”. Ở câu b, có từ “rất”, mà từ “rất” thường kết hợp với tính từ. Do đó, từ cần điền ở đây là “thông minh”. Ở câu c, có từ “đừng”, mà từ “đừng” thường kết hợp với động từ. Do đó, từ cần điền ở đây là “vui chơi”. - Bài tập đặt câu theo chức vụ ngữ pháp của từ loại. 73 Ví dụ: Xác định từ loại của từ “thật thà” và đặt câu với từ “thật thà” khi nó giữ chức vụ ngữ pháp là: chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ. * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh dựa vào ý nghĩa của từ để xác định “thật thà” là tính từ. Sau đó đặt câu theo chức vụ ngữ pháp của nó: + Tính từ “thật thà” giữ chức vụ chủ ngữ: Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của bạn Hà. + Tính từ “thật thà” giữ chức vụ vị ngữ: Bạn Hà rất thật thà + Tính từ “thật thà” giữ chức vụ định ngữ: Tính thật thà của bạn Hà làm ai cũng quý mến. + Tính từ “thật thà” giữ chức vụ bổ ngữ: Bạn Hà ăn nói thật thà dễ nghe. - Bài tập tìm thành ngữ so sánh dựa vào các tính từ cho trước. Ví dụ: Dựa vào các tính từ dưới đây, tìm thêm những thành ngữ so sánh: Xanh, vàng, trắng, xấu, đẹp, cứng, lành, nặng, nhẹ, vắng, đông, nát. * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh sử dụng các tính từ đã cho để viết thành những câu thành ngữ so sánh: + Xanh như tàu lá + Vàng như nghệ + Trắng như tuyết + Xấu như ma + Đẹp như tiên ... - Bài tập với cùng một từ đã cho, hãy đặt các câu sao cho từ đó thuộc các từ loại khác nhau. Ví dụ: Với từ “đậu”. Em hãy đặt câu có: + Từ “đậu” là danh từ + Từ “đậu” là động từ * Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh có thể đặt các câu như sau: + Từ “đậu” là danh từ: Mẹ em đang nấu xôi đậu. + Từ “đậu” là động từ: Thuyền đậu san sát trên bến sông. 74 - Bài tập tìm từ cùng từ loại và có thể thay thế với từ đã cho trong câu văn sao cho phù hợp. Ví dụ: Tìm từ cùng từ loại và có thể thay thế với từ “bò” trong mỗi câu sau đây: a) Những con bò đang gặm cỏ. b) Đàn kiến đang bò lên cây.* Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh phải xác định được từ loại và nghĩa của từ “bò” trong mỗi câu trên, sau đó tìm từ có thể thay thế phù hợp cho mỗi từ bò đó. Chẳng hạn: a) Những con bò đang gặm cỏ. Từ “bò” trong câu này là danh từ chỉ một con vật. Do đó có thể dùng từ: trâu, ngựa, bê,... để thay thế. b) Đàn kiến đang bò lên cây. Từ “bò” trong câu này là động từ chỉ hoạt động của đàn kiến. Do đó có thể dùng từ: leo,... để thay thế. * Lớp 5 Lớp 5 là lớp có vốn từ phong phú hơn, tư duy phát triển hơn và đã học xong các từ loại có trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Do đó, khi xây dựng các bài tập vận dụng từ loại cần giúp học sinh phát huy tổng hợp các kiến thức từ loại đã được học qua các năm. Các bài tập vận dụng từ loại: - Bài tập yêu cầu sử dụng từ theo lớp từ loại. Những bài tập này là những bài tập tích cực hoá vốn từ mà ngữ liệu là những từ cùng từ loại. Bài tập sẽ trở nên thú vị nếu chúng ta lựa chọn được các ngữ liệu điển hình sử dụng nhiều từ cùng từ loại, từ đồng nghĩa như bài tập sau: Ví dụ: Chọn tính từ chỉ màu trắng thích hợp cho dưới đây điền vào từng chỗ trống trong bài thơ sau: (trắng phau, trắng hồng, trắng bạc, trắng ngần, trắng đục, trắng trẻo, trắng xoá, trắng bệch, trắng nõn, trắng tinh, trắng muốt, trắng bóng). Tuyết rơi ………………… một màu Vườn chim chiều xế…………………cánh cò Da ………………người ốm o 75 Bé khoẻ đôi má non tơ………………… Sợi len ………………… như bông Làn mây ………………… bồng bềnh trời xanh …………………đồng muối nắng hanh Ngó sen ở dưới bùn tanh ………………… Lay ơn ………………… tuyệt trần Sương mù ………………… không gian nhạt nhoà Gạch men ………………… nền nhà Trẻ em ………………… hiền hoà dễ thương. * Hướng dẫn thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh trước tiên phải đọc kĩ và nắm được nghĩa của các từ đã cho. Sau đó đọc bài thơ và xác định xem chỗ trống cần phải điền từ nào để đúng nghĩa và phù hợp với các từ ở trong câu thơ. Thứ tự các từ cần điền: 1. trắng xóa, 2. trắng phau , 3. trắng bệch, 4. trắng hồng, 5. trắng muốt, 6. trắng bạc, 7. trắng tinh, 8. trắng ngần, 9. trắng nõn, 10. trắng đục, 11. trắng bóng, 12. trắng trẻo. - Bài tập chữa lỗi sử dụng sai từ loại, tiểu loại. Ví dụ 1: Hãy tìm từ dùng sai trong câu sau: Em thân thương bạn Linh. Từ dùng sai là danh từ, động từ hay tính từ? Hãy đặt một câu với từ đó. * Hướng dẫn thực hiện: Câu trên có lỗi dùng sai tính từ vì đã dùng tính từ “thân thương” như một động từ. Đặt câu: Những học sinh thân thương đang cắp sách tới trường. Ví dụ 2: Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và chữa lại cho đúng: a) Bạn Vân đang nấu cơm nước. b) Bác nông dân đang cày ruộng nương. c) Mẹ cháu vừa đi chợ búa. d) Em có một người bạn bè rất thân. * Hướng dẫn thực hiện: Ba câu đầu ở bài tập này sai vì đã sử dụng những danh từ tổng hợp kết hợp với một động từ cụ thể. Câu d sai vì danh từ tổng hợp bạn bè không kết hợp được với danh từ chỉ đơn vị “người”. - Bài tập tìm từ loại thích hợp thể hiện theo tình huống cho trước. 76 Ví dụ: Trống trường vừa điểm báo hiệu đã đến giờ ra chơi. Học sinh từ các lớp đang thu xếp sách vở để chuẩn bị vui chơi. Em hãy quan sát và ghi lại những động từ thể hiện hoạt động, trạng thái của các học sinh trong giờ ra chơi. Sau đó bằng những động từ vừa tìm được, em hãy viết ngắn gọn một đoạn văn nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi đó. * Hướng dẫn thực hiện: Đối với bài tập này, học sinh phải liệt kê ra các động từ thể hiện hoạt động, trạng thái của học sinh như: chạy, đuổi bắt, đứng, đi, ngồi, nhảy,... Sau đó từ các động từ đã liệt kê được viết một đoạn văn nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi. - Bài tập xác định chức vụ ngữ pháp của đại từ. Ví dụ: Xác định chức vụ ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây: a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Cả nhà rất yêu quý tôi. d) Anh chị tôi đều học giỏi. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh đọc đại từ tôi trong từng câu và xác định chức vụ ngữ pháp của nó như sau: a) Chủ ngữ. b) Vị ngữ. c) Bổ ngữ. d) Định ngữ. - Bài tập thay thế danh từ bằng đại từ xưng hô. Ví dụ: Thay thế danh từ bằng đại từ xưng hô thích hợp để câu văn không bị lặp. a) Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. b) Tấm đi qua cầu, Tấm vô ý đánh rơi chiếc giày xuống nước. * Hướng dẫn thực hiện: Trước tiên, học sinh phải có nhận xét danh từ được lặp lại: + Ở câu a là “con quạ”, câu b là “Tấm”.Việc lặp từ làm cho câu văn không hay. Do vậy có thể thay các danh từ bị lặp lại đó bằng các đại từ thích hợp như sau: Từ “con quạ” có thể thay bằng đại từ “nó”, từ “Tấm” có thể thay bằng đại từ “nàng”. - Bài tập đặt câu với các cặp quan hệ từ cho trước. 77 Ví dụ: Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp quan hệ từ dùng để biểu thị quan hệ: + Nguyên nhân - kết quả. + Điều kiện (giả thiết) - kết quả. + Tương phản. + Tăng tiến. * Hướng dẫn thực hiện: Đầu tiên, học sinh phải xác định các cặp quan hệ tương ứng với các quan hệ biểu thị trên. Cụ thể: + Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: Có các cặp quan hệ từ “Vì ... nên ...; do ... nên ...; nhờ ... mà ...” + Biểu thị quan hệ điều kiện (giả thiết) - kết quả: Có các cặp quan hệ từ “Nếu ... thì ...; hễ ... thì ...” + Biểu thị quan hệ tương phản: Có các cặp quan hệ từ “Tuy ... nhưng ...; mặc dù ... nhưng ...” + Biểu thị quan hệ tăng tiến: Có các cặp quan hệ từ “Không những ... mà ...; không chỉ ... mà ...” Sau khi đã xác định được các cặp quan hệ từ học sinh sẽ sử dụng chúng để đặt câu. Chẳng hạn: + Nguyên nhân - kết quả: Vì Lan siêng năng học tập nên bạn ấy luôn được điểm cao. + Điều kiện (giả thiết) - kết quả: Nếu em đạt điểm 10 thì bố em sẽ thưởng. + Tương phản: Mặc dù nhà xa nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ. + Tăng tiến: Không những Hùng học giỏi mà bạn ấy còn hát rất hay. - Bài tập viết đoạn văn chứa các từ loại cho trước. Ví dụ: Cho các từ sau: học sinh, vui chơi, với, tuy, chăm chỉ, giúp đỡ, nhưng, chúng em. Hãy viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng các từ trên. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh đọc kĩ các từ loại trên và suy nghĩ hướng sử dụng các từ loại đó vào viết đoạn văn với chủ đề nào là phù hợp. Sau khi đã chọn được chủ đề học sinh tiến hành sử dụng các từ loại cho sẵn trên vào viết đoạn văn. - Bài tập viết đoạn văn theo chủ đề có sử dụng các từ loại đã học. 78 Ví dụ: Em hãy sử dụng tất cả các loại từ loại đã học từ trước đến nay để viết một đoạn văn giới thiệu về ngôi trường em đang học. * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh phải nhớ lại tất cả các loại từ loại đã học sau đó sử dụng vào viết đoạn văn theo suy nghĩ của bản thân. * * * Trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, một trong những nhiệm vụ mà người giáo viên cần phải quan tâm đó chính là có biện pháp giúp học sinh học tốt nội dung từ loại. Tuy nhiên các biện pháp cần xây dựng phù hợp với đặc điểm tâm lý cũng như trình độ nhận thức của học sinh. Do đó, để giúp học sinh học tốt nội dung từ loại, cụ thể là rèn luyện tốt kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại, tôi thấy trước tiên cần phải tăng cường củng cố kiến thức lý thuyết về nhận diện và sử dụng từ loại. Từ đó giúp các em khắc sâu được các kiến thức về từ loại, có thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại cũng như nắm được các mẹo để phát hiện nhanh các từ loại dễ lẫn lộn. Mặt khác, như chúng ta đã biết song song với việc củng cố các kiến thức lý thuyết thì mỗi người giáo viên cần phải giúp các em biết vận dụng các kiến thức từ loại vào giải quyết các bài tập về từ loại, đặt câu, viết văn, hoạt động giao tiếp,... Chính vì vậy, muốn học sinh vận dụng tối đa và hiệu quả các kiến thức lý thuyết từ loại thì bên cạnh việc hệ thống hóa các bài tập về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học, tôi đã xây dựng được một số dạng bài tập về từ loại nhằm phát huy khă năng tư duy sáng tạo của học sinh. Qua đó giúp học sinh nhận diện và sử dụng từ loại một cách hiệu quả. Đồng thời, để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất, tôi đã ứng dụng các biện pháp này trong phần thực nghiệm sư phạm ở chương 3. 79 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Kiểm chứng tính hiệu quả của biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu, cụ thể là phân tích, xem xét tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 3.2. Địa bàn, thời gian, đối tượng thực nghiệm - Địa bàn: Thực nghiệm được tiến hành tại trường Tiểu học Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình. - Thời gian: Tháng 2, tháng 3 năm 2015 - Đối tượng thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành trên 4 lớp khác nhau của 2 khối 4, 5, tôi đã cố gắng chọn lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau để đảm bảo tính tự nhiên, khách quan. Trong quá trình triển khai thực nghiệm, học sinh của các lớp thực nghiệm không được biết mình là đối tượng thực nghiệm. Sau đây là danh sách các lớp thực nghiệm: Lớp 41 trường Tiểu học Đồng Phú Lớp 45 trường Tiểu học Đồng Phú Lớp 51 trường Tiểu học Đồng Phú Lớp 54 trường Tiểu học Đồng Phú 3.3. Nội dung thực nghiệm Để cho kết quả thực nghiệm có độ tin cậy cao, chúng tôi tiến hành dạy học thực nghiệm trên 4 bài học. Cụ thể là các bài sau: 1. Danh từ (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 52) 2. Tính từ (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 110) 3. Đại từ xưng hô (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 104) 4. Quan hệ từ (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 109) Sau khi dạy xong chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả học tập của HS trên 2 mặt: tri thức lý thuyết về từ loại và kĩ năng sử dụng. Khi đánh giá kết quả học tập của HS ở lớp thực nghiệm, chúng tôi cũng đồng thời đánh giá kết quả học tập HS ở lớp đối chứng bằng cùng một bài kiểm tra. 3.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm Việc đánh giá thực nghiệm căn cứ vào khả năng hiểu và sử dụng từ loại của HS trong giờ học Tiếng Việt, biểu hiện qua 2 tiêu chí sau: 80 Tiêu chí 1: Khả năng nhận diện từ loại. Tiêu chí 2: Khả năng vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu. Trong từng tiêu chí, tôi chia ra 4 mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu. a) Ở mức độ giỏi Học sinh nắm vững: Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. Học sinh có kĩ năng: + Nhận diện từ loại nhanh, đúng. + Vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu và viết đoạn đúng, hay. b) Ở mức độ khá Học sinh nắm vững: Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. Học sinh có kĩ năng: + Nhận diện từ loại đúng, nhanh. + Vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu đúng và tương đối hay. c) Ở mức độ trung bình Học sinh hiểu được: Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. Học sinh có kĩ năng: + Nhận diện từ loại đúng nhưng chưa nhanh. + Vận dụng kiến thức về từ loại để đặt câu còn mắc lỗi. d) Ở mức độ yếu Học sinh: Hiểu được phần nào về dấu hiệu hình thức và công dụng của từ loại. Học sinh có kĩ năng: + Nhận diện từ loại chưa thành thạo. + Vận dụng kiến thức về từ loại để đặt câu tuy nhiên còn sai ngữ pháp. 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm Để bảo đảm kết quả thực nghiệm tương ứng với mục đích, phương hướng thực nghiệm đã đề ra, tôi đã tiến hành theo những quy trình sau: + Tổ chức kiểm tra trình độ ban đầu của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Triển khai giảng dạy thực nghiệm theo giáo án đã biên soạn. 81 + Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi dạy các bài thực nghiệm. 3.5.1. Đánh giá kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại Ở bình diện này tôi đánh giá HS trên 2 kĩ năng: - Kĩ năng nhận diện từ loại. - Kĩ năng vận dụng kiến thức từ loại vào đặt câu. Kết quả đo nghiệm ở tiêu chí đánh giá này được trình bày ở bảng 1 và 2. Bảng 1: Kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại khối 4 (Số lượng/%) Lớp Kĩ năng vận dụng kiến thức từ Kĩ năng nhận diện từ loại loại vào đặt câu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu nghiệm 18 10 8 3 17 14 6 2 39 46,2% 25,6% 20,5% 7,7% 43,6% 35,9% 15,4% 5,1% 9 6 17 7 7 10 17 5 23,1% 15,4% 43,6% 17,9% 17,9% 25,6% 43,6% 12,9% Thực Đối chứng 39 Bảng 2: Kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại khối 5 (Số lượng/%) Kĩ năng vận dụng kiến thức từ Kĩ năng nhận diện từ loại Lớp loại vào đặt câu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu nghiệm 19 11 5 2 17 13 4 3 37 51,4% 29,7% 13,5% 5,4% 45,9% 35,1% 10,8% 8,2% 8 7 15 7 9 7 13 8 21,6% 18,9% 40,6% 18,9% 24,3% 18,9% 35,1% 21,7% Thực Đối chứng 37 Qua kết quả thực nghiệm của 2 khối tôi thấy: Về nội dung kĩ năng nhận diện từ loại, HS lớp thực nghiệm trội hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể: Ở khối 4, tỉ lệ HS đạt loại giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đốichứng (46,2%/23,1%), tỉ lệ HS bị xếp loại yếu của lớp thực nghiệm trong nội dung trên là 82 7,7%, nhưng ở lớp đối chứng lên đến 17,9%. Ở khối 5, tỉ lệ HS đạt loại giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng (51,4%/21,6%), tỉ lệ HS bị xếp loại yếu của lớp thực nghiệm trong nội dung trên là 5,4%, nhưng ở lớp đối chứng lên đến 18,9%. Về nội dung vận dụng các kiến thức từ loại vào đặt câu cũng cho thấy HS lớp thực nghiệm vượt trội hơn hẳn so với lớp đối chứng. Tỉ lệ HS bị xếp loại yếu của lớp đối chứng ở khối 4 là 12,9%, khối 5 là 21,7% trong khi đó ở lớp thực nghiệm khối 4 chỉ có 5,1%, khối 5 là 8,2%. Phân tích kết quả học tập của HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở bảng 1 và 2 ta thấy: Về cả hai nội dung đánh giá kĩ năng nhận diện từ loại, kĩ năng vận dụng kiến thức từ loại vào đặt câu, chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm đều vượt trội so với lớp đối chứng. Như vậy ở tất cả các nội dung đánh giá về mặt kĩ năng từ loại, kết quả của HS ở lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. 3.5.2. Đánh giá về mức độ hứng thú học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Qua dự giờ, theo dõi hoạt động học tập của HS, tôi nhận thấy: - Ở lớp đối chứng: Hoạt động chính trong giờ học là GV nêu yêu cầu bài tập, một số HS trả lời. Vì vậy đa số HS trong lớp không được nói, không được trực tiếp tham gia vào hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. - Ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của HS biểu hiện trong giờ học khá rõ. HS thực sự cuốn hút vào hoạt động học tập. Từng nhóm được trao đổi, được nói cho nhau nghe một cách sôi nổi, hào hứng. GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn quá trình học tập của các em. Do đó GV có thời gian để dạy đến từng HS. Vì vậy, ở lớp thực nghiệm không có trường hợp HS làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ học. Các em được cuốn hút vào các hoạt động học tập: thảo luận nhóm, trò chơi, giải quyết tình huống. Như vậy, việc “Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu” bằng những biện pháp đề xuất đã có kết quả bước đầu. Điều này chứng tỏ rằng việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học là hết sức cần thiết và cần được ứng dụng vào công tác giảng dạy ở trường Tiểu học. 83 PHẦN KẾT LUẬN Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài tôi nhận thấy từ loại chiếm một vị trí quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em học tốt nội dung từ loại. Song như vậy vẫn là chưa đủ, bởi lẽ thực tiễn cho thấy khả năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh vẫn còn nhiều điều cần phải quan tâm. Do đó, để khắc phục phần nào khó khăn trong dạy học sinh học từ loại, tôi mạnh dạn xây dựng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu. Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trong phần mở đầu, khóa luận này về cơ bản đã hoàn thành việc nghiên cứu các vấn đề sau: Khóa luận đã xác định được những cơ sở lý luận về từ loại của các tác giả trong nước và trên thế giới. Cùng với đó là những thành tựu của tâm lý học đối với việc tiếp nhận kiến thức về từ loại của học sinh Tiểu học. Từ đó giúp các biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh Tiểu học có chỗ dựa về mặt lý luận và đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn dạy từ loại ở trường Tiểu học. Mặt khác, để giúp học sinh học tốt nội dung từ loại thì trước tiên cần phải căn cứ vào thực tiễn dạy và học từ loại ở trường Tiểu học. Vì vậy, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học từ loại ở một số trường Tiểu học, đặc biệt là trường Tiểu học Đồng Phú. Qua khảo sát thực trạng dạy học, thực tế cho thấy về chất lượng kiến thức, kĩ năng sử dụng từ loại Tiếng Việt của học sinh chưa cao, học sinh nắm kiến thức về lý thuyết, học thuộc lòng các ghi nhớ là rất tốt nhưng khi nhận diện, vận dụng từ loại lại gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đưa ra các biện pháp để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu. Thứ nhất, tăng cường củng cố kiến thức lý thuyết về nhận diện và sử dụng từ loại. Muốn nhận diện và sử dụng từ loại tốt trước tiên cần phải bồi dưỡng cho các em đầy đủ các kiến thức về từ loại, cụ thể là các khái niệm, các tiểu loại, cách phân biệt, một số lưu ý khi xác định danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Đồng thời, phải tập cho học sinh thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại cũng như cung cấp một số mẹo giúp các em phát hiện nhanh các từ loại dễ lẫn lộn. 84 Thứ hai, nâng cao khả năng sử dụng từ loại. Giáo viên phải giúp học sinh biết sử dụng từ loại vào trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp để tạo điều kiện cho các em có khả năng vận dụng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân vào trong từng tình huống, tạo cơ hội cho các em phát triển kĩ năng giao tiếp và vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. Mặt khác, cần giúp học sinh biết sử dụng từ loại để đặt câu. Thứ ba, hệ thống hóa bài tập về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. Tôi đã thống kê và phân loại các bài tập về từ loại theo từng dạng và từng khối lớp. Thứ tư, xây dựng hệ thống bài tập về từ loại. Dựa vào mục đích kết hợp với các nguyên tắc xây dựng bài tập, tôi đã xây dựng các bài tập về từ loại theo hai dạng chính đó là dạng bài tập nhận diện, phân loại từ loại và dạng bài tập vận dụng từ loại. Trong mỗi dạng, tôi đã xây dựng các bài tập về từ loại tương ứng với từng khối lớp nhằm giúp các em biết sử dụng các kiến thức về từ loại đã được học vào giải quyết bài tập. Qua đó, các em sẽ có kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại tốt hơn. Sau khi đưa ra các biện pháp cụ thể, tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm ở trường Tiểu học Đồng Phú một số bài theo các biện pháp mà khóa luận đã đề xuất. Qua thực nghiệm tôi nhận thấy khả năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đây là một kết quả mà tôi luôn mong đợi kể từ ngày đặt bút triển khai đề tài. Việc nắm vững các kiến thức về từ loại có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình Tiếng VIệt ở Tiểu học bởi nó tạo tiền đề, tạo cơ sở cho học sinh học tốt môn Ngữ pháp ở bậc học tiếp theo. Chính vì vậy, là một người giáo viên Tiểu học tương lai bản thân tôi nhận thấy muốn rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả cao thì bên cạnh các biện pháp mà khóa luận đã đề xuất người giáo viên cần nắm vững chương trình môn Tiếng Việt để có những hiểu biết nhất định về từ loại, về đặc trưng cơ bản của từng từ loại và nắm được các dạng bài tập cơ bản về từ loại. Từ đó có phương pháp cũng như cách thức, con đường chuyển tải nội dung bài học cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, phù hợp, không gò bó, giúp học sinh nhận diện và sử dụng từ loại một cách hiệu quả. Giáo viên cần linh động vận dụng phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học để tiết học trở 85 nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự nhiên lĩnh hội kiến thức mới. Hi vọng những biện pháp mà tôi đề xuất sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (chủ biên), Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo, 2007, Tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm. 2. Chu Thị Thủy An (chủ biên), 2007, Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học. 3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, 1996, Ngữ pháp Tiếng Việt (tập 1), NXB Giáo dục. 4. Lê Biên, 1995, Từ loại Tiếng Việt hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học sư phạm. 5. Đỗ Hữu Châu, 2002, Đại cương ngôn ngữ học, NXB giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thiện Giáp, 2009, Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Bùi Minh Huệ, 2000, Tâm lý học Tiểu học, NXB Giáo dục. 8. Đỗ Thị Kim Liên, 1999, Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục. 9. Lê Phương Nga, 2009, Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học sư phạm. 10. Lê Phương Nga, 2006, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục. 11. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa. 12. Nguyễn Hữu Quỳnh, 1996, Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. 13. Bùi Minh Toán (chủ biên), Nguyễn Thị Lương, 2008, Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm. 14. Lê Anh Tuấn, Giải thích từ Hán - Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5 (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam. 16. Nguyễn Trại (chủ biên), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Hà Nội. 17. Nguyễn Trí, 2009, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục. 18. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin. 19. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (tập 2), NXB Giáo dục. 20. Từ điển Giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục. 21. Một số trang web: 87 - http://123doc.org. - http://tailieu.vn. - https://voer.edu.vn. - http://violet.vn. 88 PHỤ LỤC MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI: DANH TỪ (Tiếng Việt lớp 4, tập 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). 2. Kĩ năng - Xác định được danh từ trong câu, đặt biệt là danh từ chỉ khái niệm. - Biết đặt câu với danh từ. 3. Thái độ - Có ý thức học tập tốt và yêu thích môn học hơn. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu giao việc, bảng nhóm, phiếu học tập ghi sẵn bài 2 (phần nhận xét). - Hai bảng phụ có chép sẵn các dòng thơ và các băng giấy có ghi các danh từ phục vụ cho trò chơi. - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh – Ai - Các nhóm tham gia trò chơi. đúng”. - Nội dung: Các nhóm cùng thảo luận để tìm từ trái nghĩa với chăm chỉ và từ cùng nghĩa với trung thực. - GV công bố luật chơi - GV tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 2. Bài mới - HS lắng nghe. a) Giới thiệu bài - Yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối xung quanh em. - HS trả lời: Bàn ghế, lớp học, cây bàng, cây phượng, cặp, bút mực, sách vở, bảng,… - GV nêu: Tất cả các từ chỉ tên gọi - Cả lớp lắng nghe. của đồ vật, cây cối mà các em vừa tìm là một loại từ sẽ học trong bài hôm nay. - GV phát phiếu giao việc cho các nhóm. - Các nhóm trưởng nhận phiếu giao việc. b) Hoạt động 1: Hình thành khái niệm Yêu cầu 1 - GV phát bảng nhóm cho các nhóm. - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn - Các nhóm thực hiện. các thành viên đọc và làm bài tập 1 của phần nhận xét. Sau đó thống nhất kết quả ghi vào bảng nhóm. - Gọi các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - Các nhóm chia sẻ kết quả. Các từ chỉ sự vật: +Dòng 1: truyện cổ. +Dòng 2: cuộc sống, tiếng, xưa. +Dòng 3: cơn, nắng, mưa. +Dòng 4: con, sông, rặng, dừa. +Dòng 5: đời, cha ông. +Dòng 6: con sông, cân trời. +Dòng 7: truyện cổ. +Dòng 8: mặt, ông cha. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS lắng nghe. Yêu cầu 2 - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. - HS làm bài vào phiếu học tập. Từ chỉ người: ông cha, cha ông. Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. Từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa. Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng. - GV gọi 1 - 2 nhóm chia sẻ kết quả. - 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả. - GV nhận xét. - GV nêu: Các từ chỉ người, vật, hiện - Cả lớp lắng nghe. tượng, khái niệm và đơn vị như các từ vừa tìm được gọi là danh từ. - GV hỏi: + Vậy danh từ là gì? - HS trả lời: Danh từ là từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị). - Yêu cầu 2 - 3 HS đọc to phần ghi nhớ, các HS còn lại đọc thầm. - GV giải thích thêm về các tiểu loại - 2 – 3 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp theo dõi. - Cả lớp lắng nghe. của danh từ: + Danh từ chỉ sự vật: là danh từ chỉ người, vật, cây cối, loài vật. + Danh từ chỉ hiện tượng là cái xảy ra trong không gian. + Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình ảnh, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn … được. + Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính, đếm sự vật. * GV nói thêm một số dấu hiệu để nhận biết danh từ : + Danh từ là những từ trả lời cho câu - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ. hỏi Ai (cái gì, con gì) là gì? + Danh từ kết hợp với các từ chỉ số lượng như: một, hai, ba, những, các,… ở phía trước. Ví dụ: những tình cảm, những kỉ niệm, những nỗi đau,…) + Danh từ kết hợp với các từ chỉ định như: này, kia, ấy, nọ,… ở phía sau. Ví dụ: trận đấu này, tư tưởng nọ, hôm ấy,… + Danh từ có thể tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau. Ví dụ: lợi ích nào, trường nào, thời điểm nào,… + Yêu cầu HS lấy ví dụ về mỗi tiểu loại của danh từ, GV ghi nhanh vào từng cột trên bảng. - HS lấy thêm ví dụ. +Danh từ chỉ người: học sinh, thầy giáo, cô hiệu trưởng, em trai, em gái… + Danh từ chỉ vật: bàn, ghế, bút, bảng, lọ hoa, sách vở, cái cầu… + Danh từ chỉ hiện tượng: Gió, sấm, chớp, bão, lũ lụt… + Danh từ chỉ khái niệm: tình yêu, lòng tự trọng, tính ngay thẳng, sự quý mến, tư tưởng… + Danh từ chỉ đơn vị: Cái, con, chiếc. c) Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Nhóm trưởng hướng dẫn thực hiện: - HS thực hiện. Đọc yêu cầu và làm bài vào vở nháp. - GV mời 1 nhóm đứng dậy chia sẻ bài cho cả lớp. - HS chia sẻ bài. Các danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghịệm, cách mạng. - GV hỏi: +Tại sao các từ: nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm. - HS trả lời: + Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật, người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. +Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm? +Vì cách mạng nghĩa là cuộc đấu tranh về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạm,… được. - Nhận xét, tuyên dương những em có hiểu biết. Bài 2 - Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn - HS thực hiện. làm bài 2 vào vở Tiếng Việt. - Gọi HS đọc câu văn của mình. Chú ý nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa Tiếng Việt chưa hay. - HS nối tiếp đọc câu của mình. + Bạn An có một điểm đáng quý là rất chăm học. + Chúng ta luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức. + Ông Ba là một người có tấm lòng cao thượng. + Cô giáo em có nhiều kinh nghiệm trong dạy học. + Ông em là người đã từng tham gia cách mạng. - Nhận xét và sửa lỗi câu văn của HS. 3. Củng cố – dặn dò a) Củng cố Trò chơi: “ Điền danh từ” - Chia lớp ra thành 2 đội chơi thi gắn các danh từ vào các câu thơ cho phù hợp. - HS tham gia trò chơi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽ thắng. - GV phát cho mỗi đội chơi các băng - Các đội tham gia điền nhanh danh giấy có ghi các danh từ cần điền: con từ. diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt và bảng phụ có chép sẵn các dòng thơ cần điền: ……… cưỡi sóng ra khơi. 1. Con thuyền ……… chao lượn ngang trời hè vui. 2. Con diều ……… dừng lại sân ga. 3. Con tàu Đầy vơi………… hiền hoà dòng sông 4. Con sóng ……… của sổ tâm hồn. 5. Con mắt - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng - HS lắng nghe. cuộc. b) Dặn dò - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Dặn HS về nhà tìm ví dụ của mỗi - HS lắng nghe và ghi nhớ. tiểu loại danh từ, mỗi loại 5 danh từ và đặt câu với các từ đó. Chuẩn bị bài Danh từ chung và danh từ riêng. BÀI: TÍNH TỪ (Tiếng Việt lớp 4, tập 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… 2. Kĩ năng - Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đặt câu có dùng tính từ. - Biết dùng các tính từ vào các bài văn viết cũng như trong giao tiếp hàng ngày. 3. Thái độ - Có ý thức học tập tốt và yêu thích môn học hơn. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu giao việc - Phiếu học tập ghi sẵn bài tập 1 - SGK Tiếng việt lớp 4, tập 1 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV gọi 1 HS nhắc lại động từ là - 1 HS đứng dậy trả lời. gì? Cho ví dụ. - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các - 2 HS lên bảng viết. từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. - Gọi HS nhận xét về câu các bạn - Nhận xét bài của bạn trên bảng theo viết trên bảng, có từ bổ sung ý nghĩa cho các tiêu chí đã nêu. động từ nào chưa? Câu văn có đúng ngữ pháp không? Lời văn của bạn có hay không? - GV nhận xét. - Cả lớp lắng nghe 2. Bài mới a) Giới thiệu bài Trong tiết học hôm nay, các em sẽ - Cả lớp lắng nghe học để biết tính từ là những từ như thế nào. Từ đó, các em sẽ tìm được tính từ trong câu, học đặt câu với tính từ và biết cách sử dụng tính từ để khi nói, viết câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc, người nghe hơn. - GV phát phiếu giao việc cho các nhóm. - Các nhóm trưởng nhận phiếu giao việc. b) Tìm hiểu ví dụ Bài 1, 2 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn - HS thực hiện. các thành viên đọc và làm bài tập 2 ở phần nhận xét vào vở nháp. - GV hỏi: - HS trả lời: + Câu chuyện kể về ai? + Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ. - GV cho các nhóm chia sẻ bài 2 với nhau. - Các nhóm chia sẻ bài với nhau. a. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi. b. Màu sắc của sự vật: + Những chiếc cầu: trắng phau. + Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám. c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: + Thị trấn: nhỏ. + Vườn nho: con con. + Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính. + Dòng sông: hiền hoà + Da của thầy Rơ-nê: nhăn nheo. - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có). - HS chú ý lắng nghe. - GV kết luận: Những tính từ chỉ - HS lắng nghe và ghi nhớ. tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ. Bài 3 - Yêu cầu nhóm trưởng hỏi các bạn - Các nhóm thảo luận nhóm trong nhóm: + Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? + Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào? - GV kết luận: Những từ miêu tả đặc + Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. + Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi. - Cả lớp lắng nghe. điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái của người vật được gọi là tính từ. - GV hỏi: Vậy thế nào là tính từ? - HS trả lời: Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái…. * GV nói thêm một số dấu hiệu để - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ. nhận biết tính từ: - Tính từ là những từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) như thế nào? - Tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như: rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... Ví dụ: rất tốt, đẹp lắm,... - Tính từ không kết hợp được với các từ “hãy, đừng, chớ” (đối lập với động từ). Đây là cơ sở để phân biệt giữa tính từ và động từ. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về tính từ. - HS lấy ví dụ: thông minh, thưa thớt, cao, thấp, trắng, đen,… - Yêu cầu HS đặt câu có tính từ. - HS đặt câu: + Huy là một cậu bé rất ngoan ngoãn. + Bạn Lan có một mái tóc đen mượt. + Con chuồn chuồn đẹp quá! + Em rất vui mừng khi được điểm cao. + Bầu trời cao vút. - Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài và đặt câu hay, có hình ảnh. c) Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1 - GV phát phiếu học tập cho các - HS làm bài vào phiếu học tập. nhóm. - GV mời một nhóm đứng dậy chia sẻ bài cho cả lớp. - HS chia sẻ bài. a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói của Cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. b) Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. - GV nhận xét, chốt lại lời giải - HS lắng nghe. đúng. Bài 2 - Nhóm trưởng điều khiển các thành - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các thành viên đặt câu nối tiếp. viên làm bài. - GV gợi ý: - HS lắng nghe. + Với yêu cầu a HS cần đặt câu với những tính từ chỉ đặc điểm tính tình, tư chất, vẻ mặt, hình dáng. + Với yêu cầu b HS cần đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc, hình dáng, kích thước, các đặc điểm khác của sự vật. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu - HS lần lượt đọc câu mình đặt. mình đã đặt. GV nhận xét, chữa lỗi dùng Ví dụ: từ, ngữ pháp cho từng em (nếu có). a) + Bạn Hương ở lớp em không những học giỏi mà còn hát hay. + Mẹ em rất dịu dàng. + Em trai em học hành rất chăm chỉ. b) + Bồn hoa nhà em vì luôn được chăm bón nên rất xanh tốt. + Cây phượng nở hoa đỏ rực. + Con chó nhà em rất thông minh. 3. Củng cố, dặn dò a) Củng cố Trò chơi: Đi tìm bạn thân - Cách chơi: 1 HS nói tên một đồ vật (con vật, hoa, cây cối, …), HS khác sẽ nói đặc điểm của đồ vật ấy hoặc - Cả lớp lắng nghe. ngược lại. - 3 cặp HS sẽ chơi. Cặp nào có câu hay sẽ được tuyên dương trước lớp. - Mỗi cặp thực hiện 1 lần. - Các cặp khác theo dõi và bình chọn câu hay nhất. - GV nhận xét, tuyên dương. - Cả lớp lắng nghe. b) Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Cả lớp chú ý lắng nghe. - Dặn HS về nhà học thuộc phần - Cả lớp lắng nghe và ghi nhớ. ghi nhớ, viết đoạn văn khoảng 7 - 8 câu có sử dụng tính từ nói về mẹ của em và chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực. BÀI: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ (Tiếng Việt lớp 5, tập 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nắm được khái niệm Đại từ xưng hô. - Nhận biết được Đại từ xưng hô trong đoạn văn. - Chọn được Đại từ xưng hô thích hợp để điền vào ô trống. 2. Kĩ năng - Giúp học sinh có kĩ năng nhận biết được đại từ xưng hô. - Biết cách sử dụng đại từ xưng hô lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ khi giao tiếp. - HS nhận xét được thái độ tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh có thái độ lễ phép, lịch sự khi xưng hô. - Giúp học sinh biết yêu thích môn học hơn. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu giao việc - Phiếu học tập - Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động Tổ chức trò chơi: “Phóng viên nhỏ - HS tham gia trò chơi. tuổi”. - Chủ tich hội đồng tự quản sẽ làm - HS được phỏng vấn trả lời. phóng viên nhỏ tuổi đi phỏng vấn các bạn trong lớp các câu hỏi sau: Câu 1: Tìm các đại từ xưng hô trong câu sau. Cậu đi đâu đấy? Tớ về quê thăm bà. + Cậu, tớ. Câu 2: Hãy thay thế từ lặp trong câu + Mẹ thích hoa hồng, em cũng thế. Hoặc: Mẹ và em đều thích hoa hồng. sau. Mẹ thích hoa hồng, em cũng thích hoa hồng. Câu 3: Đại từ là gì? + Đại từ là từ dùng để xưng hô, để trỏ vào các sự vật, sự việc hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. - GV nhận xét. - HS lắng nghe. 2. Dạy bài mới a) Giới thiệu bài Ở tiết học trước các em đã biết một - HS lắng nghe. trong những tác dụng của đại từ là dùng để xưng hô. Vậy những đại từ nào thì có thể dùng để xưng hô? Và khi xưng hô ta cần lưu ý điều gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài Luyện từ và câu hôm nay: Đại xưng hô. b) Hoạt động 1: Nhận xét - Giáo viên phát phiếu giao việc và phiếu học tập cho các nhóm. - Các nhóm trưởng nhận phiếu giao việc và phiếu học tập. Bài 1 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo các thành viên đọc phần nhận xét và trả viên. lời các câu hỏi trong phiếu học tâp. - Đoạn văn có những nhân vật nào? - Hơ Bia, cơm, thóc và gạo. + Các nhân vật làm gì? - Cơm và Hơ Bia đối đáp, thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng. + Từ in đậm là những từ nào? - Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng. + Từ nào chỉ người nói? - Chúng tôi, ta. + Từ nào chỉ người nghe? - Chị, các ngươi. + Từ nào chỉ người hay vật được nhắc - Chúng. - Gọi các nhóm chia sẻ kết quả trước - HS chia sẻ kết quả bài làm của tới? lớp. mình. - Giáo viên nêu các từ: chúng tôi, ta, chị, các ngươi, chúng là đại từ xưng hô. - GV hỏi: Vậy đại từ xưng hô là gì? - HS trả lời: Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,… *Chuyển ý: Cách xưng hô của các nhân vật còn thể hiện ở thái độ của nhân vật như thế nào ta bước sang bài tập 2. Bài 2 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc các thành viên đọc lời của cơm và lời của lời nhân vật. Hơ Bia. + Lời của cơm: Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế. +Lời của Hơ Bia: Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi. - Yêu cầu nhóm trưởng hỏi các bạn - Các nhóm thảo luận nhóm. trong nhóm: + Cách xưng hô của cơm thể hiện thái độ như thế nào? + Cách xưng hô của Hơ Bia thể hiện thái độ như thế nào? - GV hỏi: Khi xưng hô cần lưu ý điều gì? + Cách xưng hô của cơm lịch sự, tôn trọng người đối thoại. + Cách xưng hô của Hơ Bia kiêu căng thô lỗ, coi thường người khác. - HS trả lời: Khi xưng hô cần chú ý chọn từ cho thích hợp, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc tới. Bài 3 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn - HS thực hiện. thực hiện: Đọc kĩ yêu cầu bài tập và làm bài cá nhân vào phiếu học tập. - Gọi HS chia sẻ kết quả. - HS chia sẻ kết quả Những từ dùng để xưng hô: + Với thầy cô: em, cháu. + Với bố mẹ: con + Với anh, chị, em: em, anh, chị. + Với bạn bè: tôi, tớ, mình. - GV kết luận: Trong cuộc sống - HS lắng nghe. hằng ngày em cần phải biết cách giao tiếp và xưng hô cho nhã nhặn, lịch sự, hòa nhã với mọi người, tránh nói năng cộc lốc, thô lỗ mất lịch sự để được mọi người mến yêu. - Cho HS nêu ghi nhớ (SGK) - HS nêu ghi nhớ. c) Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các bạn làm bài tập 1 vào vở Tiếng Việt. - HS thực hiện. + Đại từ xưng hô: anh, tôi, ta, chú em. Rùa xưng là tôi gọi thỏ là anh thái độ tự trọng, lịch sự với thỏ. Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em. Thái độ của thỏ kiêu căng coi thường rùa. Bài tập 2 - Yêu cầu nhóm trưởng điều hành các - HS thực hiện. bạn thảo luận làm bài vào phiếu bài tập. - Gọi 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả cho cả lớp. - HS chia sẻ kết quả. Thứ tự các đại từ xưng hô cần điền: Tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta. - GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò a) Củng cố - Cho HS nhắc lại ghi nhớ. - HS nhắc lại. - Cho HS thực hành giao tiếp. - HS thực hành giao tiếp. b) Dặn dò - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau: “Quan hệ từ”. - HS lắng nghe và ghi nhớ. BÀI: QUAN HỆ TỪ (Tiếng Việt lớp 5, tập 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ. - Biết được các cặp quan hệ từ thường gặp và mối quan hệ mà nó biểu thị. 2. Kĩ năng - Nhận biết được quan hệ từ trong các câu văn. - Xác định được cặp quan hệ từ và tác dụng của chúng trong câu. - Biết đặt câu với quan hệ từ. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức tự giác học tập. - Giúp học sinh biết yêu thích môn học hơn. II. Đồ dùng dạy - học - Phiếu giao việc - Phiếu học tập - SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV hỏi học sinh: Thế nào là đại từ xưng hô? Cho ví dụ. - Gọi HS trả lời. - Các nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm trả lời. - HS trả lời: Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp. Ví dụ: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,… - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. 2. Bài mới a) Giới thiệu bài Trong Tiếng Việt có một loại từ dùng - HS lắng nghe. để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm để thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. Để biết đó là loại từ gì và sử dụng như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ học tiết luyện từ và câu: Quan hệ từ b) Phần nhận xét - GV phát phiếu giao việc cho các nhóm. - Các nhóm trưởng nhận phiếu giao việc. Bài 1 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các - HS thực hiện. bạn thảo luận nhóm đôi để làm bài 1 trong SGK trang 109. - Gọi HS chia sẻ kết quả thảo luận. - HS chia sẻ kết quả thảo luận. a. Và nối say ngây với ấm nóng. b. Của nối tiếng hót dìu dặt với Họa Mi. c. Như nối không đơm đặc với hoa đào. d. Nhưng nối hai câu trong đoạn văn. - GV nhận xét, sửa sai (nếu có). - HS lắng nghe. - GV nhấn mạnh: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong một câu hoặc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý giữa các câu. Các từ ấy gọi là quan hệ từ. Bài 2 - Yêu cầu nhóm trưởng điều hành các - HS thực hiện. bạn trả lời bài 2. - Gọi 1 – 2 nhóm chia sẻ kết quả. - HS chia sẻ kết quả. a) Nếu … thì (Biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả ). b) Tuy… nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản). - GV kết luận: Nhiều khi từ ngữ trong - HS lắng nghe. câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: + Vì … nên …; do… nên …; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả). + Nếu … thì …; hễ … thì … (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả; điều kiện - kết quả). +Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản). + Không những … mà …; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến). c) Phần ghi nhớ - GV yêu cầu đọc nội dung cần ghi nhớ. - 2-3 em đọc to phần ghi nhớ. d) Phần luyện tập Bài tập 1 - Yêu cầu nhóm trưởng điều hành các - HS thực hiện. bạn thảo luận làm bài tập 2 SGK trang 110. - Cho các nhóm chia sẻ bài với nhau. - Các nhóm chia sẻ bài với nhau. Sau đó báo cáo kết quả cho GV. a) Và nối Chim, Mây, Nước với Hoa. Của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi. Rằng nối với bộ phận đứng sau. b) Và nối to với nặng Như nối rơi xuống với ai ném đá. c) Với nối ngồi với ông nội. Về nối giảng với từng loại cây. - GV nhận xét. - Các nhóm nhận phiếu học tập. Bài tập 2 - GV phát phiếu học tập cho các nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các bạn làm bài cá nhân vào phiếu học tập. - Mời 2 HS nối tiếp chia sẻ bài làm của mình. - HS chia sẻ bài. a) Vì … nên (Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả). b) Tuy … nhưng (Biểu thị quan hệ tương phản). - GV nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. Bài tập 3 - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các - HS làm bài vào vở. bạn làm vào vở. - Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc câu của mình đã đặt được. - HS nối tiếp nhau trình bày. + Và: Em và hoa là bạn thân. + Nhưng: Nhà Lan nghèo nhưng bạn ấy học rất giỏi. + Của: Chiếc xe đạp của em rất đẹp. - GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có). - HS lắng nghe. 3. Củng cố - dặn dò a) Củng cố - Tổ chức trò chơi: Nếu – thì. - Các nhóm tham gia trò chơi. + Cho các nhóm thi đua đặt câu có quan hệ từ Nếu … thì. + Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng và hay thì nhóm đó sẽ thắng cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. b) Dặn dò - HS lắng nghe. - Yêu cầu học sinh về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài học sau. - HS lắng nghe và ghi nhớ. [...]... Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu 25 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG TỪ LOẠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU 2.1 Tăng cường củng cố kiến thức lý thuyết về nhận diện và sử dụng từ loại 2.1.1 Khắc sâu kiến thức lý thuyết về từ loại Muốn nhận diện và sử dụng được từ loại đòi hỏi mỗi học. .. vấn đề hết sức cần thiết Phần từ loại có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển vốn từ, sử dụng từ và câu cho học sinh Tiểu học: - Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ loại để đặt câu - Giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại, tiểu loại và sử dụng đúng với từ loại, tiểu loại của chúng Qua đó, các em sẽ thấy được cái... cụm từ, trong câu Chúng chỉ bổ sung ý nghĩa cho thực từ hoặc biểu thị quan hệ giũa các từ, cụm từ, các câu, có khi nó biểu thị ý nghĩa tình thái Dưới đây là sơ đồ khái quát hệ thống từ loại Tiếng Việt 13 Danh Động Tính Đại Số từ từ từ từ từ Phụ từ Quan Tình hệ từ thái từ 1.1.4 Vị trí, ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học trong phân môn Luyện từ và câu. .. thế quan hệ từ bằng kết từ Đinh Văn Đức lại chia từ loại thành danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, từ phụ, từ nối, tiểu từ, trợ từ 1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về việc dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học Dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của người giáo viên Các kiến thức về từ loại sẽ giúp cho các em phân biệt được các từ loại, cách dùng từ, đặt câu. .. rõ khi dạy từ loại, việc dạy kiến thức lý thuyết từ loại gắn với việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh là rất quan trọng vì hoạt động này sẽ giúp các em hiểu bài sâu, lâu hơn Bên cạnh đó, nhận thấy thực trạng của việc dạy học từ loại ở một số trường Tiểu học hiện nay chưa được chú trọng, kĩ năng nhận diện, phân loại và sử dụng từ loại của học sinh còn thấp nên tôi nhận thấy... hỏi mỗi học sinh phải nắm vững được các kiến thức cần thiết về từ loại Kiến thức về từ loại của học sinh tốt thì việc phân loại, nhận diện, vận dụng từ loại đối với học sinh sẽ đơn giản và dễ dàng hơn Vì thế, để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học trước tiên người giáo viên cần phải giúp cho học sinh nắm vững và hiểu rõ được các kiến thức lý thuyết về từ loại bằng cách... năng nhận diện và sử dụng từ loại đóng một vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng Hiểu được từ loại giúp các 14 em vận dụng xây dựng cấu trúc ngữ pháp để đặt câu và mở rộng vốn từ một cách chính xác và hiệu quả nhất cũng như nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em 1.1.5 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học với việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại * Ngôn ngữ Ngôn ngữ học sinh Tiểu học phát... khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp để phân chia từ loại nhưng mỗi tác giả lại có cách phân chia khác nhau Chẳng hạn, Bùi Minh Toán đã phân chia thành 8 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ Lê Biên lại chia ra 9 từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ Diệp Quang Ban cũng phân chia từ loại thành 9 loại. .. dùng từ trong các đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ, và yêu thích môn Tiếng Việt hơn - Giúp học sinh vận dụng các kiến thức về từ loại vào đặt câu, viết văn và cả trong giao tiếp hàng ngày - Bồi dưỡng cho học sinh thói quen sử dụng từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ; có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp Như vậy, đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện kĩ năng nhận. .. sở cho việc hình thành kĩ năng, đồng thời cung cấp những tri thức ban đầu để các em có thể học tốt các bậc học trên 1.2.2 Nội dung dạy học về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học Trong chương trình và sách Tiếng Việt Tiểu học hiện hành, danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ được đưa vào nội dung dạy học ngữ pháp cho học sinh Chương trình và sách giáo khoa sắp xếp các bài học ... Rèn luyện kĩ nhận diện sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ câu 25 CHƯƠNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ SỬ DỤNG TỪ LOẠI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC QUA PHÂN... từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ câu - Phạm vi nghiên cứu Đề tài xoay quanh việc rèn luyện kĩ nhận diện sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ câu Nhiệm... Rèn luyện kĩ nhận diện sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ câu để nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Rèn luyện kĩ nhận diện sử dụng từ loại

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan