Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 85)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.4.Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Việc đánh giá thực nghiệm căn cứ vào khả năng hiểu và sử dụng từ loại của HS trong giờ học Tiếng Việt, biểu hiện qua 2 tiêu chí sau:

81

Tiêu chí 1: Khả năng nhận diện từ loại.

Tiêu chí 2: Khả năng vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu.

Trong từng tiêu chí, tôi chia ra 4 mức độ: giỏi, khá, trung bình, yếu. a)Ở mức độ giỏi

Học sinh nắm vững:

Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. Học sinh có kĩ năng:

+ Nhận diện từ loại nhanh, đúng.

+ Vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu và viết đoạn đúng, hay.

b)Ở mức độ khá

Học sinh nắm vững:

Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. Học sinh có kĩ năng:

+ Nhận diện từ loại đúng, nhanh.

+ Vận dụng kiến thức về từ loại vào đặt câu đúng và tương đối hay.

c) Ở mức độ trung bình

Học sinh hiểu được:

Dấu hiệu hình thức và công dụng của các từ loại. Học sinh có kĩ năng:

+ Nhận diện từ loại đúng nhưng chưa nhanh.

+ Vận dụng kiến thức về từ loại để đặt câu còn mắc lỗi.

d) Ở mức độ yếu

Học sinh:

Hiểu được phần nào về dấu hiệu hình thức và công dụng của từ loại. Học sinh có kĩ năng:

+ Nhận diện từ loại chưa thành thạo.

+ Vận dụng kiến thức về từ loại để đặt câu tuy nhiên còn sai ngữ pháp. 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

Để bảo đảm kết quả thực nghiệm tương ứng với mục đích, phương hướng thực nghiệm đã đề ra, tôi đã tiến hành theo những quy trình sau:

+ Tổ chức kiểm tra trình độ ban đầu của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Triển khai giảng dạy thực nghiệm theo giáo án đã biên soạn.

82

+ Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi dạy các bài thực nghiệm.

3.5.1. Đánh giá kĩ năng nhn din, s dng t loi

Ở bình diện này tôi đánh giá HS trên 2 kĩ năng: - Kĩ năng nhận diện từ loại.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức từ loại vào đặt câu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả đo nghiệm ở tiêu chí đánh giá này được trình bày ở bảng 1 và 2.

Bảng 1: Kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại khối 4 (Số lượng/%) Lớp Kĩ năng nhận diện từ loại Kĩ năng vận dụng kiến thức từ loại vào đặt câu Thực nghiệm 39 Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 18 46,2% 10 25,6% 8 20,5% 3 7,7% 17 43,6% 14 35,9% 6 15,4% 2 5,1% Đối chứng 39 9 23,1% 6 15,4% 17 43,6% 7 17,9% 7 17,9% 10 25,6% 17 43,6% 5 12,9% Bảng 2: Kĩ năng nhận diện, sử dụng từ loại khối 5 (Số lượng/%) Lớp Kĩ năng nhận diện từ loại Kĩ năng vận dụng kiến thức từ loại vào đặt câu Thực nghiệm 37 Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 19 51,4% 11 29,7% 5 13,5% 2 5,4% 17 45,9% 13 35,1% 4 10,8% 3 8,2% Đối chứng 37 8 21,6% 7 18,9% 15 40,6% 7 18,9% 9 24,3% 7 18,9% 13 35,1% 8 21,7% Qua kết quả thực nghiệm của 2 khối tôi thấy:

Về nội dung kĩ năng nhận diện từ loại, HS lớp thực nghiệm trội hơn hẳn so với lớp đối chứng. Cụ thể:

Ở khối 4, tỉ lệ HS đạt loại giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đốichứng (46,2%/23,1%), tỉ lệ HS bị xếp loại yếu của lớp thực nghiệm trong nội dung trên là

83

7,7%, nhưng ở lớp đối chứng lên đến 17,9%.

Ở khối 5, tỉ lệ HS đạt loại giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng (51,4%/21,6%), tỉ lệ HS bị xếp loại yếu của lớp thực nghiệm trong nội dung trên là 5,4%, nhưng ở lớp đối chứng lên đến 18,9%.

Về nội dung vận dụng các kiến thức từ loại vào đặt câu cũng cho thấy HS lớp thực nghiệm vượt trội hơn hẳn so với lớp đối chứng. Tỉ lệ HS bị xếp loại yếu của lớp đối chứng ở khối 4 là 12,9%, khối 5 là 21,7% trong khi đó ở lớp thực nghiệm khối 4 chỉ có 5,1%, khối 5 là 8,2%.

Phân tích kết quả học tập của HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở bảng 1 và 2 ta thấy: Về cả hai nội dung đánh giá kĩ năng nhận diện từ loại, kĩ năng vận dụng kiến thức từ loại vào đặt câu, chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm đều vượt trội so với lớp đối chứng.

Như vậy ở tất cả các nội dung đánh giá về mặt kĩ năng từ loại, kết quả của HS ở lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng.

3.5.2. Đánh giá v mc độ hng thú hc tp ca lp thc nghim và lp đối chng

Qua dự giờ, theo dõi hoạt động học tập của HS, tôi nhận thấy:

- Ở lớp đối chứng: Hoạt động chính trong giờ học là GV nêu yêu cầu bài tập, một số HS trả lời. Vì vậy đa số HS trong lớp không được nói, không được trực tiếp tham gia vào hoạt động để chiếm lĩnh tri thức.

- Ở lớp thực nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của HS biểu hiện trong giờ học khá rõ. HS thực sự cuốn hút vào hoạt động học tập. Từng nhóm được trao đổi, được nói cho nhau nghe một cách sôi nổi, hào hứng. GV chỉ là người tổ chức hướng dẫn quá trình học tập của các em. Do đó GV có thời gian để dạy đến từng HS. Vì vậy, ở lớp thực nghiệm không có trường hợp HS làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ học. Các em được cuốn hút vào các hoạt động học tập: thảo luận nhóm, trò chơi, giải quyết tình huống.

Như vậy, việc “Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu” bằng những biện pháp đề xuất đã có kết quả bước đầu. Điều này chứng tỏ rằng việc rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học là hết sức cần thiết và cần được ứng dụng vào công tác giảng dạy ở trường Tiểu học.

84

PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài tôi nhận thấy từ loại chiếm một vị trí quan trọng trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy học từ loại cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em học tốt nội dung từ loại. Song như vậy vẫn là chưa đủ, bởi lẽ thực tiễn cho thấy khả năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh vẫn còn nhiều điều cần phải quan tâm. Do đó, để khắc phục phần nào khó khăn trong dạy học sinh học từ loại, tôi mạnh dạn xây dựng một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu.

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu trong phần mở đầu, khóa luận này về cơ bản đã hoàn thành việc nghiên cứu các vấn đề sau:

Khóa luận đã xác định được những cơ sở lý luận về từ loại của các tác giả trong nước và trên thế giới. Cùng với đó là những thành tựu của tâm lý học đối với việc tiếp nhận kiến thức về từ loại của học sinh Tiểu học. Từ đó giúp các biện pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh Tiểu học có chỗ dựa về mặt lý luận và đảm bảo khả năng thực thi trong thực tiễn dạy từ loại ở trường Tiểu học. Mặt khác, để giúp học sinh học tốt nội dung từ loại thì trước tiên cần phải căn cứ vào thực tiễn dạy và học từ loại ở trường Tiểu học. Vì vậy, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học từ loại ở một số trường Tiểu học, đặc biệt là trường Tiểu học Đồng Phú. Qua khảo sát thực trạng dạy học, thực tế cho thấy về chất lượng kiến thức, kĩ năng sử dụng từ loại Tiếng Việt của học sinh chưa cao, học sinh nắm kiến thức về lý thuyết, học thuộc lòng các ghi nhớ là rất tốt nhưng khi nhận diện, vận dụng từ loại lại gặp nhiều khó khăn.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đưa ra các biện pháp để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học qua phân môn Luyện từ và câu.

Thứ nhất, tăng cường củng cố kiến thức lý thuyết về nhận diện và sử dụng từ loại. Muốn nhận diện và sử dụng từ loại tốt trước tiên cần phải bồi dưỡng cho các em đầy đủ các kiến thức về từ loại, cụ thể là các khái niệm, các tiểu loại, cách phân biệt, một số lưu ý khi xác định danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Đồng thời, phải tập cho học sinh thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại cũng như cung cấp một số mẹo giúp các em phát hiện nhanh các từ loại dễ lẫn lộn.

85

Thứ hai, nâng cao khả năng sử dụng từ loại. Giáo viên phải giúp học sinh biết sử dụng từ loại vào trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp để tạo điều kiện cho các em có khả năng vận dụng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân vào trong từng tình huống, tạo cơ hội cho các em phát triển kĩ năng giao tiếp và vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống. Mặt khác, cần giúp học sinh biết sử dụng từ loại để đặt câu.

Thứ ba, hệ thống hóa bài tập về từ loại trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học. Tôi đã thống kê và phân loại các bài tập về từ loại theo từng dạng và từng khối lớp.

Thứ tư, xây dựng hệ thống bài tập về từ loại. Dựa vào mục đích kết hợp với các nguyên tắc xây dựng bài tập, tôi đã xây dựng các bài tập về từ loại theo hai dạng chính đó là dạng bài tập nhận diện, phân loại từ loại và dạng bài tập vận dụng từ loại. Trong mỗi dạng, tôi đã xây dựng các bài tập về từ loại tương ứng với từng khối lớp nhằm giúp các em biết sử dụng các kiến thức về từ loại đã được học vào giải quyết bài tập. Qua đó, các em sẽ có kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại tốt hơn.

Sau khi đưa ra các biện pháp cụ thể, tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm ở trường Tiểu học Đồng Phú một số bài theo các biện pháp mà khóa luận đã đề xuất. Qua thực nghiệm tôi nhận thấy khả năng nhận diện và sử dụng từ loại của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đây là một kết quả mà tôi luôn mong đợi kể từ ngày đặt bút triển khai đề tài.

Việc nắm vững các kiến thức về từ loại có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình Tiếng VIệt ở Tiểu học bởi nó tạo tiền đề, tạo cơ sở cho học sinh học tốt môn Ngữ pháp ở bậc học tiếp theo. Chính vì vậy, là một người giáo viên Tiểu học tương lai bản thân tôi nhận thấy muốn rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học đạt hiệu quả cao thì bên cạnh các biện pháp mà khóa luận đã đề xuất người giáo viên cần nắm vững chương trình môn Tiếng Việt để có những hiểu biết nhất định về từ loại, về đặc trưng cơ bản của từng từ loại và nắm được các dạng bài tập cơ bản về từ loại. Từ đó có phương pháp cũng như cách thức, con đường chuyển tải nội dung bài học cho học sinh một cách tự nhiên, gợi mở, phù hợp, không gò bó, giúp học sinh nhận diện và sử dụng từ loại một cách hiệu quả. Giáo viên cần linh động vận dụng phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học để tiết học trở

86

nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự nhiên lĩnh hội kiến thức mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hi vọng những biện pháp mà tôi đề xuất sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A (chủ biên), Phan Phương Dung, Vũ Thị Kim Hoa, Đặng Thị Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo, 2007, Tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm.

2. Chu Thị Thủy An (chủ biên), 2007, Dạy học Luyện từ và câu ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học.

3. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, 1996, Ngữ pháp Tiếng Việt (tập 1), NXB Giáo dục.

4. Lê Biên, 1995, Từ loại Tiếng Việt hiện đại, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học sư phạm.

5. Đỗ Hữu Châu, 2002, Đại cương ngôn ngữ học, NXB giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Thiện Giáp, 2009, Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7. Bùi Minh Huệ, 2000, Tâm lý học Tiểu học, NXB Giáo dục.

8. Đỗ Thị Kim Liên, 1999, Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục.

9. Lê Phương Nga, 2009, Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Đại học sư phạm.

10. Lê Phương Nga, 2006, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, NXB Giáo dục.

11. Hoàng Phê (chủ biên), Từđiển Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa.

12. Nguyễn Hữu Quỳnh, 1996, Tiếng Việt hiện đại, Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.

13. Bùi Minh Toán (chủ biên), Nguyễn Thị Lương, 2008, Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm.

14. Lê Anh Tuấn, Giải thích từ Hán - Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5 (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam.

16. Nguyễn Trại (chủ biên), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2, 3, 4, 5, NXB Hà Nội. 17. Nguyễn Trí, 2009, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, NXB Giáo dục.

18. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từđiển Tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin. 19. Phương pháp dạy học Tiếng Việt (tập 2), NXB Giáo dục.

20. Từđiển Giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, NXB Giáo dục. 21. Một số trang web:

88

- http://123doc.org. - http://tailieu.vn. - https://voer.edu.vn. - http://violet.vn.

PHỤ LỤC MỘT SỐ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM BÀI: DANH TỪ (Tiếng Việt lớp 4, tập 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).

2. Kĩ năng

- Xác định được danh từ trong câu, đặt biệt là danh từ chỉ khái niệm. - Biết đặt câu với danh từ.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập tốt và yêu thích môn học hơn.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu giao việc, bảng nhóm, phiếu học tập ghi sẵn bài 2 (phần nhận xét). - Hai bảng phụ có chép sẵn các dòng thơ và các băng giấy có ghi các danh từ phục vụ cho trò chơi.

- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động

Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh – Ai đúng”.

- Nội dung: Các nhóm cùng thảo luận để tìm từ trái nghĩa với chăm chỉ và từ

cùng nghĩa với trung thực.

- GV công bố luật chơi

- GV tổng kết, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

2. Bài mới

- Các nhóm tham gia trò chơi.

a) Gii thiu bài

- Yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối xung quanh em.

- GV nêu: Tất cả các từ chỉ tên gọi của đồ vật, cây cối mà các em vừa tìm là một loại từ sẽ học trong bài hôm nay.

- GV phát phiếu giao việc cho các nhóm.

b) Hot động 1: Hình thành khái nim Yêu cu 1

- GV phát bảng nhóm cho các nhóm. - Yêu cầu nhóm trưởng hướng dẫn các thành viên đọc và làm bài tập 1 của phần nhận xét. Sau đó thống nhất kết quả

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 85)