Khắc sâu kiến thức lý thuyết về từ loại

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 31 - 38)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.Khắc sâu kiến thức lý thuyết về từ loại

Muốn nhận diện và sử dụng được từ loại đòi hỏi mỗi học sinh phải nắm vững được các kiến thức cần thiết về từ loại. Kiến thức về từ loại của học sinh tốt thì việc phân loại, nhận diện, vận dụng từ loại đối với học sinh sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Vì thế, để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học trước tiên người giáo viên cần phải giúp cho học sinh nắm vững và hiểu rõ được các kiến thức lý thuyết về từ loại bằng cách bồi dưỡng cho các em đầy đủ các kiến thức về từ loại, cụ thể là các khái niệm, các tiểu loại, cách phân biệt cũng như một số lưu ý khi xác định danh từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ.

2.1.1.1. Danh t

Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) Ví dụ:

- Danh từ chỉ người: ông, cha, mẹ, anh, chị, cô, bác,… - Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, nắng, gió, sấm,…

- Danh từ chỉ khái niệm: đạo đức, cách mạng, kinh nghiệm, cuộc sống,… - Danh từ chỉ đơn vị: cơn (mưa), cái, bức, tấm, mét, lít, nắm, mớ, đàn,…

Danh từ gồm có 2 loại đó là danh từ chung và danh từ riêng.

* Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật).

Danh từ chung có thể chia thành 2 loại:

+ Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các

giác quan (sách, vở, gió, mưa,...).

+ Danh từ trừu tượng: là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...)

Các danh từ chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 chính là các loại nhỏ của danh từ chung.

27

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Các hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,... và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,...

Như vậy, danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,...) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,...) nói trên.

* Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,…). Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

Trong kiến thức về từ loại, phần danh từ học sinh rất khó khăn trong việc nhận diện danh từ chỉ khái niệm, danh từ chỉ đơn vị. Vì vậy, khi dạy phần này giáo viên cần đưa ra ba dấu hiệu để giúp học sinh nhận diện danh từ chỉ khái niệm là:

- Những từ chỉ sự vật có thể cảm nhận bằng trí óc như: đạo đức, kinh nghiệm,….

- Những từ được chuyển hóa từ động từ hoặc tính từ khi ghép với các từ “sự”, “cuộc”, “lòng”,… như: lòng kiên nhẫn, sự hi sinh,….

- Danh từ chỉ khái niệm thường là những từ gốc Hán như: truyền thống, Tổ quốc,…

Đối với việc giúp học sinh phân tích và nhận diện danh từ chỉ đơn vị với các tiểu loại danh từ khác, cần chỉ cho học sinh thấy rằng các từ chỉ đơn vị như: cái, con, tấm, dãy, cơn,… có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng là: một, hai, các, vài, lũy,… trong khi đó không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp được với từ chỉ số lượng.

Các danh từ chỉ sự vật nếu không thể biểu thị một sự vật đơn thể như: bàn, ghế, áo, người,… mà biểu thị các sự vật tồn tại thành tổng thể như: nước, mưa, quần áo,… thì không thể kết hợp với từ chỉ số lượng. Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số danh từ chỉ loại thường gặp như:

- Danh từ chỉ loại đi với vật thể: cái, con, cây, quả, người,… (người thợ, cây phượng, con mèo,…) ông, bà,… (ông bác sĩ, bà y tá,…).

- Danh từ chỉ loại đi với danh từ chất thể (vải, nước, nhôm, đồng,…): cục, thanh, tấm, giọt, hạt,…

Ví dụ: tấm vải, giọt nước, thanh sắt,…

28

Ví dụ: cơn mưa, trận bão, làn gió,…

2.1.1.2. Động t

Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ:

- Động từ chỉ hoạt động: đi, chạy, nhảy, múa,… - Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, giận, yêu, ghét,…

* Những điểm cần lưu ý vềđộng từ chỉ trạng thái: - Từ chỉ trạng thái: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Ví dụ:

- Trời đang đứng gió. - Người bệnh đang hôn mê. - Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là động từ, có thể là tính từ hoặc mang đặc điểm của cả động từ và tính từ (từ trung gian), song theo như định hướng trong chương trình sách giáo khoa ở cấp Tiểu học, chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm động từ để học sinh dễ phân biệt.

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ “xong” ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với “xong” ở phía

sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...).

Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau: + Động từ chỉ trạng thái tồn tại: có, còn, mất, hết,…

+ Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá, biến thành, trở thành, trở nên, sinh ra,…

+ Động từ chỉ trạng thái tiếp nhận thụ động (tiếp nhận một sự vật, sự việc hay một trạng thái do ngẫu nhiên mà có hay do người khác đem lại): được, bị, phải, chịu,...

Ví dụ:

- Nó bị cúm.

29

+ Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,...

- Một số động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, yêu, ghét, kính trọng,… Các từ này có một số đặc điểm sau:

+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại).

Ví dụ:

- Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu) -Anh ấy đứng tuổi rồi.

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ).

- Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ nên chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

Tuy nhiên khi xác định các từ loại trong các câu kể “Ai thế nào?” học sinh dễ nhầm lẫn vị ngữ là tính từ. Các em thường có xu hướng xác định mọi câu kể có động từ thuộc câu kể Ai làm gì? Các em quen với động từ là từ chỉ hành động bởi khái niệm “trạng thái”, “tình thái” chưa được hình thành hoặc hình thành chưa rõ ràng. Vì vậy, khi dạy học giáo viên cần kết hợp miêu tả bằng động tác hoặc hình vẽ với những ví dụ để học sinh hình dung sự khác nhau giữa hành động và trạng thái. Cụ thể:

+ Hành động thể hiện trực tiếp những đặc điểm vận động của chủ thể. Ví dụ: chạy, nhảy, viết, đi,…

+ Trạng thái thể hiện mối liên hệ giữa vận động của thực thể trong một hoàn cảnh hoặc không gian, thời gian.

Ví dụ: Mặt trời tỏa nắng. Bé Hoa ngủ.

Hoa nở trong vườn.

Bên cạnh đó giáo viên nên giới thiệu thêm một số động từ chỉ trạng thái thường dùng thể hiện ý nghĩa về sự cần thiết như: cần, nên, phải,… Từ chỉ khả năng như: có thể, không thể,… Từ thể hiện ý chí, ý định: toan, định, dám,… Từ thể hiện sự mong

30

muốn: mong ước, ước mơ,… Từ thể hiện ý nghĩ hay nhận xét: nghĩ, tưởng, xem, cho,…

Ví dụ: Tôi cho rằng hoa hồng đẹp nhất.

Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh các kiến thức về động từ nội động và động từ ngoại động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Động từ nội động: là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái do người hay sự vật thực hiện, không ảnh hưởng tới người hay sự vật khác.

Ví dụ: Em bé ngủ.

- Động từ ngoại động: là những động từ chỉ hoạt động, trạng thái của người hay sự vật thực hiện có ảnh hưởng đến người hay sự vật khác.

Ví dụ: Bác nông dân đang gặt lúa.

2.1.1.3. Tính t

Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,... như màu sắc, hình thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất...

Ví dụ: - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm,... (chỉ màu sắc) - Vuông, tròn, thon,... (chỉ hình thể)

- To, nhỏ, dài, ngắn,...(chỉ kích thước)

- Nặng, nhẹ, nhiều, ít,...(chỉ khối lượng, dung lượng) - Tốt, xấu, thông minh,...(chỉ phẩm chất)

* Có 2 loại tính từđáng chú ý là:

- Tính từ chỉ tính chất chung không có mức độ: xanh, tím, sâu, vắng,... - Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ (mức độ cao nhất): xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...

* Để học sinh nhận diện được tính từ giáo viên cần giúp các em hiểu rõ được thế nào là từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất:

- Từ chỉđặc điểm:

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đăc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,... của sự vật. Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy

31

luận, khái quát,... ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật,...

Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.

Ví dụ: + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : cao, thấp, rộng, hẹp, xanh, đỏ,...

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,... - Từ chỉ tính chất:

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích, tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó, từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...

Như vậy, đối với học sinh Tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, giáo viên có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉđặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp học sinh tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.

2.1.1.4. Đại t

Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

Ví dụ:

- Đại từ thay thế cho danh từ:

Cú chẳng có tổ, nó phải sống trong những hốc cây tăm tối. - Đại từ thay thế cho động từ:

Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vy.

- Đại từ thay thế cho tính từ:

Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, phần từ loại về đại từ chỉ nghiên cứu về đại từ xưng hô.

32

Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,…

Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:

- Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,... - Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu,...

- Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ hai nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,...

*Lưu ý: Giáo viên cần khắc sâu cho học sinh một số kiến thức quan trọng về đại từ:

- Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể:

- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế danh từ. Do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như danh từ.

- Các đại từ vy, thế có khả năng thay thế động từ, tính từ. Do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như động từ, tính từ.

- Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều danh từ làm từ xưng hô (gọi là danh từ chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các danh từ:

+ Chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc: ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,...

+ Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt: chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,...

Để biết khi nào một từ là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ - nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như danh từ chỉ người hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô, ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. Ví dụ 1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là danh từ chỉ quan hệ gia đình - thân

thuộc).

Ví dụ 2: Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người (Cô là danh từ chỉ người). Ví dụ 3: Cháu chào cô ạ ! (Cô là đại từ xưng hô).

2.1.1.5. Quan h t

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,…

33

Ví dụ:

a) Rừng say ngây và ấm nóng.

b) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành

mai uyển chuyển hơn cành đào.

*Đặc điểm ngữ pháp:

Ngoài các quan hệ từ trên, nhiều khi từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là:

+ Vì … nên …; do… nên …; nhờ … mà … (biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).

+ Nếu … thì …; hễ … thì … (biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả; điều kiện - kết quả).

+ Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (biểu thị quan hệ tương phản). + Không những … mà …; không chỉ … mà … (biểu thị quan hệ tăng tiến). Ví dụ :

+ Vì trời mưa nên đường lầy lội.

+ Nếu em đạt được kết quả tốt trong học kì này thì sẽ được bố mẹ chở đi chơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Nam vẫn luôn học giỏi. + Không những là một học sinh giỏi mà Nga còn hát rất hay.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 31 - 38)