Tập cho học sinh thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 38 - 40)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2. Tập cho học sinh thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại

a) Cơ s

Mục đích của dạy từ loại là giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại và sử dụng từ đúng với từ loại của chúng. Vậy cần có thói quen nhận biết ý nghĩa của từ loại, đó là luôn đặt ra trong tư duy của học sinh từ loại đó là từ chỉ đối tượng; chỉ hành động; chỉ tính chất; dùng để xưng hô hoặc thay thế cho các từ chỉ đối tượng, hành động, tính chất hay dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu.

b) Cách tiến hành

Để giúp học sinh phân loại, nhận diện được từ theo từ loại, giáo viên cần hướng dẫn học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần tập đặt câu hỏi trong đầu đó là từ mà các em đang nghiên cứu khi đọc lên nó thuộc trường hợp nào trong 5 trường hợp dưới đây:

34

- Biểu thị sự chuyển động, “động đậy”.

- Cảm thấy nó chỉ đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của một sự vật, hiện tượng.

- Dùng để xưng hô hay để thay thế các danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

- Dùng để nối, liên kết các từ ngữ hoặc các câu.

Nếu nó chỉ về ai, cái gì tức là có đối tượng vậy nó là danh từ, nếu nó biểu thị sự chuyển động, “động đậy” thì nó là động từ, còn nếu nó thể hiện đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của một sự vật, hiện tượng thì nó là tính từ.

Hay có thể hiểu rằng:

- Danh từ là những từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) là gì? - Động từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) làm gì?

- Tính từ trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) thế nào?

Ví dụ: xinh đẹp, bộ đội, tấn công, thông minh, chiến đấu, tình cảm.

Lúc này học sinh sẽ lần lượt suy nghĩ về ý nghĩa của từng từ và phân ra như sau:

* Chỉ về ai, chỉ về cái gì cụ thể có: bộ đội, tình cảm. Do đó 2 từ này thuộc từ loại danh từ.

* Biểu thị sự chuyển động, “động đậy” có: tấn công, chiến đấu. Do đó 2 từ này thuộc từ loại động từ.

* Cảm nhận được đặc điểm bên trong hoặc bên ngoài của một sự vật, hiện tượng có: xinh đẹp, thông minh. Do đó 2 từ này thuộc từ loại tính từ.

Để nhận diện được đại từ và quan hệ từ thì cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ với các từ ngữ khác trong câu văn, đoạn văn. Nếu dùng để xưng hô hay để thay thế các danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy thì đó là đại từ và nếu từ đó dùng để nối, liên kết các từ ngữ hoặc các câu thì nó sẽ là quan hệ từ.

Ví dụ: Tìm đại từ, quan hệ từ có trong 2 câu văn sau:

Họa mi là một loài chim rất đẹp và quý. Tiếng hót dìu dặt của nó giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.

Để nhận biết được các đại từ và quan hệ từ có trong 2 câu văn trên trước tiên học sinh phải đọc kĩ 2 câu văn, sau đó nhớ lại ý nghĩa của đại từ, quan hệ từ.

35

+ Đại từ: dùng để xưng hô hay để thay thế các danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Lúc này học sinh sẽ tìm được từ “nó”, từ này thay thế cho từ “họa mi”. Do đó “nó” là một đại từ.

+ Quan hệ từ: dùng để nối, liên kết các từ ngữ hoặc các câu. Từ đây học sinh sẽ tìm được các từ “là, và, của”. Do đó các từ “là, và, của” là quan hệ từ.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)