Sử dụng từ loại vào trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.1.Sử dụng từ loại vào trong ngữ cảnh, tình huống giao tiếp

Sách giáo khoa Tiếng Việt hiện nay được biên soạn theo quan điểm dạy Tiếng Việt thông qua giao tiếp, bằng giao tiếp. Các phân môn được bố trí xen lẫn vào nhau theo từng chủ điểm. Đây chính là cơ sở khoa học của biện pháp.

Mỗi câu nói là một hành động do nhu cầu nhất định của sự giao tiếp thúc ép hay kích thích tạo nên và bao giờ cũng mang nghĩa biểu hiện và lôgíc nhất định đối với người nghe. Câu bao giờ cũng gắn với một ngữ cảnh nhất định. Chính vì vậy, muốn sử dụng từ loại đúng hay sai và nhằm vào mục đích giao tiếp nào thì không thể không đặt

39

vào ngữ cảnh, vào tình huống giao tiếp. Muốn đạt hiệu quả cao trong xây dựng bài tập dạy học từ loại, nhất thiết chúng ta phải đặt các đơn vị ngôn ngữ trong ngữ cảnh và trong tình huống giao tiếp, xây dựng bài tập dạy trong hoạt động hành chức của nó. Chúng ta cũng cần xem xét chúng trong mối quan hệ giữa người nói, người nghe và hoàn cảnh giao tiếp.

Mặt khác, khi dạy từ loại cho học sinh Tiểu học phải chú ý nhiều đến việc hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp cho học sinh trong học tập và trong giao tiếp ở nhà trường, gia đình và xã hội. Điều đó có nghĩa là trong quá trình dạy học từ loại cần phải tìm mọi cách hướng học sinh vào hoạt động nói năng, vì chỉ có hoạt động nói năng, trong hoạt động giao tiếp cụ thể học sinh mới có điều kiện để rèn luyện các kĩ năng Tiếng Việt. Để đạt được điều đó, giáo viên phải tạo ra những tình huống giao tiếp khác nhau để kích thích động cơ giao tiếp, cho học sinh tìm kiếm, phát hiện tri thức mới. Những tình huống mà giáo viên tạo ra phải phù hợp, gắn liền với cuộc sống. Đó phải là những tình huống giao tiếp thực tế, sinh động chứ không phải chỉ là những tình huống chỉ tồn tại trong lớp học. Có như thế, mới tạo điều kiện cho học sinh có khả năng vận dụng những kinh nghiệm, vốn hiểu biết của bản thân vào trong từng tình huống, mới kích thích được động cơ giao tiếp và khả năng sáng tạo của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp và vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.

Ví dụ:

a) Viết tên các hoạt động em thường làm hằng ngày ở nhà và ở trường. Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động ấy.

b) Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao?

Ngoài ra cần tăng cường những bài tập lời nói theo tình huống. Đó là loại bài tập xây dựng tình huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói năng sản sinh ra những câu, đoạn, bài có sử dụng từ loại. Tình huống có thể là tình huống thật hoặc xây dựng trò chơi đóng vai, hoặc tình huống được mô tả bằng lời.

Ví dụ:

40

ấm áp mát mẻ ẩm ướt lạnh buốt nóng nực chói chang lành lạnh hầm hập căm căm oi ả

a) Em hãy tìm thêm những tính từ chỉ khí hậu, cảnh vật bốn mùa ở Việt Nam rồi sắp xếp những từ ấy vào bốn cột theo đặc trưng của từng mùa.

Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông

b) Dựa vào những từ em đã tìm được. Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về một mùa mà em thích nhất.

Song song với việc xây dựng các bài tập tình huống thì dạy từ loại nhất thiết phải đặt từ trong đơn vị ngôn ngữ lớn hơn. Nghĩa của từ không chỉ là ý nghĩa của từ điển mà phải đi từ ý nghĩa của ngữ cảnh, của câu đến ý nghĩa của từ.

Ví dụ: Từ “đỏ là tính từ chỉ màu sắc có màu như màu của son, của máu nhưng với câu “Số nó đỏ thật!”, từ “đỏ” đã mang một nghĩa mới là may mắn, gặp nhiều điều

thuận lợi.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 43 - 45)