Cách thức xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 61)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.4.3. Cách thức xây dựng bài tập rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại

Để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh Tiểu học, tôi đã cố gắng xây dựng một hệ thống bài tập gồm nhiều dạng phù hợp với từng khối lớp theo quy trình như sau:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài tập. Bước 2: Lựa chọn phương án xây dựng bài tập.

Bước 3: Vận dụng các nguyên tắc xây dựng để xây dựng các bài tập mới. Bước 4: Phân tích, tìm hướng giải quyết cho bài tập vừa xây dựng.

Với hệ thống bài tập mà tôi xây dựng được sẽ giúp học sinh nhận diện, phân loại từ loại đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng sử dụng từ loại. Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận này, tôi chỉ nghiên cứu, xây dựng một số bài tập theo từng dạng và từng khối lớp.

2.4.3.1. Dng bài tp nhn din và phân loi

Bài tập nhận diện và phân loại từ loại là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải nhận diện (tìm ra từ loại) trong các đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn,… Sau đó vận dụng những kiến thức về từ loại để phân loại chúng hoặc phân loại các từ loại trong các từ đã cho sẵn.

57

* Lp 2

Ở lớp 2, cần xây dựng các bài tập nhận diện và phân loại giúp học sinh nhận biết thành thạo các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất.

Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại:

- Bài tập tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm trong câu văn cho trước.

Ví dụ: Gạch một gạch dưới từ chỉ hoạt động, trạng thái, gạch hai gạch dưới từ chỉ đặc điểm trong các câu dưới đây:

Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè quả sai lúc lỉu.

* Hướng dẫn thực hiện: Để làm bài bài tập này, trước tiên học sinh cần đọc kĩ từng từ, sau đó suy nghĩ nghĩa và nội dung của các từ để xác định từ loại như sau:

+ Từ chỉ hoạt động, trạng thái: trồng, đi, nở. + Từ chỉ đặc điểm: lẫm chẫm, trắng, sai lúc lỉu.

- Bài tập phân loại từ.

Ví dụ: Nối các từ ở cột A phù hợp với các từ ở cột B:

A B

* Hướng dẫn thực hiện: Đối với bài tập này, học sinh cần cẩn thận đọc và hiểu rõ từng từ ở cột A sau đó nối với từ loại tương ứng ở cột B.

Như vậy, đáp án của bài tập này sẽ là:

A B

hoa hồng ăn

58

- Bài tập chỉ ra từ khác từ loại với các từ còn lại.

Ví dụ: Cho các từ sau: học sinh, cây phượng, con mèo, đường, xe, cái bảng, bơi lội.

Tìm từ khác với các từ còn lại.

* Hướng dẫn thực hiện: Đầu tiên học sinh phải đọc và xác định mỗi từ trên chỉ cái gì?

Các từ “học sinh, cây phượng, con mèo, đường, xe, cái bảng” chỉ sự vật. Riêng từ “bơi lội” chỉ hoạt động. Dó đó, “bơi lội” là từ khác với các từ còn lại.

- Bài tập cho tập hợp từ, sắp xếp các từ theo nhóm.

Ví dụ: Xếp các từ sau thành hai nhóm:

Giản dị, sáng ngời, tài giỏi, bạc phơ, cao cao, sáng suốt, lỗi lạc, hiền từ. Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm, hình dáng của Bác Hồ.

Nhóm 2: Từ chỉ tính nết, phẩm chất của Bác Hồ.

* Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần đọc kĩ và nắm nghĩa, nội dung của từng từ để xếp nhóm.

Nhóm 1: Từ chỉ đặc điểm, hình dáng của Bác Hồ: giản dị, sáng ngời, bạc phơ, cao cao.

Nhóm 2: Từ chỉ tính nết, phẩm chất của Bác Hồ: tài giỏi, sáng suốt, lỗi lạc, hiền từ.

- Bài tập tìm các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất có trong tranh vẽ.

Ví dụ: Nhìn vào tranh vẽ dưới đây, em hãy tìm các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất. Mỗi loại 3 từ.

thông minh nhanh nhẹn dạy học sinh Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động Từ chỉ đặc điểm

59

* Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh phải tập trung quan sát vào tranh vẽ để miêu tả đúng từng đối tượng, hoạt động cũng như đặc điểm của từng đối tượng trong tranh.

Chẳng hạn: Từ chỉ sự vật: núi, bò, cây cối,...

Từ chỉ hoạt động, trạng thái: cuốc, nhặt, chạy,... Từ chỉ đặc điểm, tính chất: vàng, nóng, nhanh nhẹn,...

* Lp 3

Ở lớp 3, các em tiếp tục ôn lại các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất đã được học ở lớp 2. Tuy nhiên, khi học lên lớp 3 thì vốn từ của các em phong phú hơn, trình độ cao hơn. Do đó khi xây dựng các bài tập nhận diện, phân loại các từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm, tính chất cần có độ khó, độ phức tạp cao hơn so với các bài tập ở lớp 2.

Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại:

- Bài tập tìm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ / đoạn văn.

Ví dụ: Tìm các từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm trong đoạn thơ sau: Cỏ mọc xanh chân đê

Rau xum xuê nương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi Xuân Dục

* Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần đọc và nắm nghĩa, nội dung từng từ để tránh nhầm lẫn khi xác định.

Từ chỉ sự vật: cỏ, chân đê, rau, nương, cây cam, trái, hoa. Từ chỉ hoạt động, trạng thái: mọc, khoe.

60

- Bài tập phân loại từ.

Ví dụ: Phân loại các từ sau: quê hương, xa tắp, rì rào trong gió, um tùm, ríu rít, rập rờn, đánh, mọc, xinh đẹp, thông minh, mát mẻ, vui vẻ, náo nức, giấu, đi, ngủ, cõng, khiêng, chăm chú, thức, khuyên.

Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động – trạng

thái Từ chỉđặc điểm

* Hướng dẫn thực hiện: Học sinh phải hình dung ra nội dung của từng từ để phân loại như sau:

Từ chỉ sự vật Từ chỉ hoạt động – trạng

thái Từ chỉđặc điểm

quê hương đánh, mọc, giấu, đi, ngủ, cõng, khiêng, thức, khuyên.

xa tắp, rì rào trong gió, um tùm, ríu rít, rập rờn, xinh đẹp, thông minh, mát mẻ, vui vẻ, náo nức, chăm chú.

- Bài tập tìm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, trạng thái và từ chỉđặc điểm, tính chất có chứa âm theo yêu cầu.

Ví dụ:

a) Tìm 5 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng âm “s”.

b) Tìm 3 từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng âm “x”.

* Hướng dẫn thực hiện: Đối với bài tập này, khi tìm từ học sinh phải kết hợp cả 2 tiêu chí vừa nghĩ đến nội dung vừa nghĩ đến cấu tạo của từ đó để tránh mất nhiều thời gian.

61

b) 3 từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng âm “x”: xanh xao, xám xịt, xa,...

- Bài tập tìm từ loại theo chủđề.

Ví dụ: Tìm các từ:

+ Chỉ đồ dùng học tập:

+ Chỉ hoạt động của học sinh: + Chỉ tính nết của học sinh:

* Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này các chủ đề mà đề ra yêu cầu rất gần gũi, quen thuộc với các em. Do đó, các em sẽ dễ dàng tìm được các từ như:

+ Chỉ đồ dùng học tập: bút, thước, sách, vở, bảng, phấn,... + Chỉ hoạt động của học sinh: học, viết, đi, chạy, chơi,...

+ Chỉ tính nết của học sinh: siêng năng, ngoan ngoãn, hiền lành, lễ phép,... - Bài tập phân loại từ chỉđặc điểm theo nhóm.

Ví dụ: Đọc các từ chỉ đặc điểm sau rồi điền chúng vào chỗ chấm:

Xanh biếc, cao to, lịch sự, ngọt lịm, chăm ngoan, vàng rực, xám xịt, sừng sững, chót vót, dịu dàng, đắng ngắt.

a) Từ chỉ màu sắc: ... b) Từ chỉ hình dáng: ... c) Từ chỉ tính nết: ... d) Từ chỉ mùi vị: ...

* Hướng dẫn thực hiện: Học sinh đọc lần lượt từng từ và phân loại như sau: a) Từ chỉ màu sắc: Xanh biếc, vàng rực, xám xịt.

b) Từ chỉ hình dáng: cao to, sừng sững, chót vót. c) Từ chỉ tính nết: lịch sự, chăm ngoan, dịu dàng. d) Từ chỉ mùi vị: ngọt lịm, đắng ngắt.

* Lp 4

Đối với học sinh lớp 4 cần xây dựng các bài tập nhận diện từ loại tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu kiến thức về danh từ, động từ, tính từ và thành thạo hơn khi nhận diện danh từ, động từ, tính từ. Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng các bài tập phân loại danh từ để học sinh hiểu và nắm rõ hơn về các tiểu loại danh từ.

Các bài tập nhận diện và phân loại từ loại:

62

Ví dụ: Tìm các danh từ trừu tượng trong bài thơ sau: Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao. Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

* Hướng dẫn thực hiện: Trước khi làm bài tập này học sinh cần nhớ lại khái niệm danh từ trừu tượng là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan. Sau đó mới đọc bài thơ trên và tìm các danh từ trừu tượng.

Các danh từ trừu tượng trong bài: tuổi thơ, cổ tích, lời mẹ, nhịp võng, ca dao, màu, thời gian, cuộc đời, lời ru.

- Bài tập xác định và nêu ý nghĩa của danh từ riêng được sử dụng trong đoạn thơ / đoạn văn.

Ví dụ: Nêu ý nghĩa của cách dùng các danh từ riêng sau: a) Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,

63

Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sớm tinh sương, Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người. Tố Hữu

b) Sư Tử bàn chuyện xuất quân Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài Ai ai cũng được tuỳ tài lập công: Voi vận tải trên lưng quân bị Vào trận sao cho khoẻ như voi. Công đồn, Gấu phải kịp thời, Cáo nhiều mưu kế, tính bài quân cơ. Mẹo lừa địch, phải nhờ chú Khỉ…

(Phỏng theo La Phông – ten, Nguyễn Minh dịch) * Hướng dẫn thực hiện: Học sinh đã biết danh từ riêng là tên riêng của sự vật, các danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. Căn cứ vào đặc điểm này học sinh sẽ dễ dàng tìm ra được các danh từ riêng có trong 2 đoạn thơ trên. Sau khi đã tìm ra được các danh từ riêng, các em đọc để nắm được nội dung, ý nghĩa của các từ đó.

a) Các danh từ riêng chỉ người: Bác, Người, Ông Cụ.

Các từ này được dùng gọi Bác Hồ, thể hiện sự tôn kính đối với Bác. b) Các danh từ riêng: Sư Tử, Voi, Công, Gấu, Cáo, Khỉ.

Các từ này được dùng gọi tên các con vật đã được nhân hoá như người. - Bài tập tìm các danh từ có dạng đặc biệt.

Ví dụ: Tìm 4 từ vừa có thể là danh từ chung, vừa có thể là danh từ riêng. * Hướng dẫn thực hiện: Có nhiều đáp án, sau đây là một số đáp án minh hoạ. 4 từ vừa là danh từ chung, vừa là danh từ riêng:

+ đầm sen (nơi trồng sen) / Đầm Sen (khu vui chơi) + hoà bình (không có chiến tranh) / Hoà Bình (tên tỉnh) + gà chọi (một loại gà) / Gà Chọi (tên địa điểm du lịch) + hàng gà (nơi mua bán gà) / Hàng Gà (tên một phố cổ)

64

- Bài tập phân biệt các danh từ.

Ví dụ 1: Chọn A, B hay C?

a) Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:

A. Thu Hà B. Dế Mèn C. Cả A và B đều đúng. b) Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ người:

A. Học sinh B. Trường học C. Bạn học c) Danh từ nào dưới đây không là danh từ chỉ địa lí: A. Núi Ba Vì B. Vườn hoa C. Hồ Tây.

Ví dụ 2: Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp.

A B

1. bộ đội a. Danh từ chỉ khái niệm. 2. doanh trại b. Danh từ chỉ người. 3. sương mù c. Danh từ chỉ sự vật. 4. hạnh kiểm d. Danh từ chỉ hiện tượng.

* Hướng dẫn thực hiện:

Ví dụ 1: Chọn như sau: a. A; b. B; c. B. Ví dụ 2: Nối như sau: 1 - b; 2 - c; 3 - d; 4 - a. - Bài tập tìm các tính từ theo yêu cầu.

Ví dụ: Hãy tìm các tính từ: a) Chỉ màu sắc. b) Chỉ hình dáng.

c) Chỉ phẩm chất anh bộ đội. d) Chỉ đặc tính của con mèo.

* Hướng dẫn thực hiện: Học sinh lần lượt tìm các từ theo từng chủ đề. a) Chỉ màu sắc: xanh biếc, vàng rực, đỏ tươi,...

b) Chỉ hình dáng: thấp, béo, gầy, mảnh mai, cao cao,...

c) Chỉ phẩm chất anh bộ đội: dũng cảm, kiên cường, trung thành,... d) Chỉ đặc tính của con mèo: nhanh nhẹn, thông minh,...

- Bài tập xác định và phân loại từ loại.

Ví dụ: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn trích dưới đây và phân loại chúng.

65

… Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát.Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.

* Hướng dẫn thực hiện: Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi phân loại chúng.

+ Danh từ: Mưa, đêm, ngày, mặt mũi, đất, cát, trận, biển, nước, trời, đất. Danh từ chỉ hiện tượng: mưa, ngày, đêm.

Danh từ chỉ sự vật: biển, đất, cát, nước, trời, đất. Danh từ chỉ người: mặt mũi

+ Động từ: qua, tới, hút, đổ, hết, tưởng. Động từ chỉ hành động: qua, hút, đổ, tới.

Động từ chỉ suy nghĩ,nói năng,cảm nhận: tưởng Động từ chỉ trạng thái tồn tại: hết

+ Tính từ: rả rích, tối tăm, thối, ráo riết, hung tợn. - Bài tập tìm từ loại theo cấu tạo.

Ví dụ 1: Tìm 4 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau: a) Trong mỗi từ đều có tiếng sông.

b) Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.

c) Trong mỗi từ đều có tiếng tình.

Ví dụ 2: Tìm các danh từ có tiếng con, trong đó có 5 từ chỉ người, 5 từ chỉ con vật và 5 từ chỉ sự vật.

* Hướng dẫn thực hiện: Có nhiều đáp án, sau đây là đáp án minh hoạ. Ví dụ 1:

a) 4 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông. b) 4 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào.

c) 4 danh từ có tiếng tình là: tình cảm, tình yêu, tình hình, tình báo. Ví dụ 2:

5 danh từ chỉ người: con trai, con gái, con dâu, con rể, con nuôi,... 5 danh từ chỉ con vật: con trâu, con bò, gà con, lợn con, mèo con,... 5 danh từ chỉ sự vật: con mắt, con ngươi, con thuyền, con sông, bát con. - Bài tập cho từ rời, phân loại các từ theo từ loại.

66

Ví dụ: Cho các từ sau: Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.

Điền các từ trên vào bảng dưới đây theo từ loại.

Danh từ Động từ Tính từ

* Hướng dẫn thực hiện: Học sinh cần nhớ lại các khái niệm cũng như những

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh tiểu học qua phân môn luyện từ và câu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)