1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của yasunary kawabata

56 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 703,33 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HẠNH KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ CỦA YASUNARY KAWABATA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài HÀ NỘI- 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ HẠNH KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ CỦA YASUNARY KAWABATA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG HÀ NỘI- 2015 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô giáo trong khoa, tổ, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hạnh LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Thị Bích Dung. Tôi xin cam đoan rằng: - Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6 8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6 NỘI DUNG....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ ............... 7 1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật ......................................................... 7 1.2. Không gian nghệ thuật trong Cố đô ........................................................... 8 1.2.1. Không gian chùa chiền, ni viện............................................................. 10 1.2.2. Không gian sinh hoạt ............................................................................ 18 1.2.3. Không gian tâm lý ................................................................................. 24 CHƢƠNG 2. THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ .................. 32 2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ................................................................ 32 2.2. Thời gian nghệ thuật trong Cố đô ............................................................ 33 2.2.1. Thời gian tự nhiên ................................................................................. 34 2.2.2. Thời gian tâm lý .................................................................................... 40 2.3. Cách tổ chức thời gian ............................................................................. 42 KẾT LUẬN .................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Yasunary Kawabata (1899- 1972) là một nhà văn lớn của Nhật Bản, người Châu Á thứ hai sau R. Tagore nhận giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1968, đúng 100 năm sau cuộc Duy tân Minh Trị (1968) khởi đầu. Những sáng tác của Y. Kawabata phản ánh và khẳng định những nét đẹp truyền thống của con người và thiên nhiên Nhật Bản bằng “nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất và cách tư duy Nhật Bản”(Đánh giá của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển khi trao giải). Y. Kawabata được các nhà nghiên cứu tôn vinh như người “Mở cánh cửa tâm hồn Nhật Bản”. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel văn học vào năm 1968 với bộ ba tiểu thuyết: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951), Cố đô (1962). Cố đô là một trong ba bộ tiểu thuyết tiêu biểu, đặc sắc làm nên tên tuổi của Y. Kawabata. Mỗi tác phẩm của Y. Kawabata đều cho thấy nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất của cách tư duy Nhật Bản qua bút pháp sáng tác bậc thầy - một kiểu sáng tác lãng mạn mà không gian và thời gian nghệ thuật là một yếu tố rất quan trọng trong đó. Không gian và thời gian là sản phẩm sáng tạo để nhà văn thể hiện quan niệm nhất định về con người, cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu về không gian và thời gian nghệ thuật là điều thú vị, là sự quan tâm của nhiều người. Đối với Y. Kawabata, từ lâu “Không gian và thời gian nghệ thuật” trong sáng tác của ông vẫn được coi là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn đối với những người say mê văn chương Nhật Bản - say mê dòng văn học xứ Phù Tang. Không gian và thời gian nghệ thuật là hiện tượng của thế giới khách quan khi 1 đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng, tình cảm, được nhào nặn và tái tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, thấm đẫm cá tính sáng tạo của nhà văn. Không gian và thời gian trong văn học rất tiêu biểu cho khả năng chiếm lĩnh đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của ngôn từ. Cảm quan về không gian và thời gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với ước mơ và lý tưởng của nhà văn. Không gian và thời gian là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên diện mạo và giá trị của tác phẩm. Mỗi nhà văn có cách tổ chức không gian và thời gian riêng tùy thuộc vào tài năng và phong cách của mỗi người. Nhưng nhìn chung đó là những phạm trù quan trọng, giúp nhà văn tái hiện về hiện thực đời sống, phản ánh quan niệm nhân sinh quan của mình. Tác phẩm văn học là sản phẩm của nhà văn. Ở đó nhà văn không chỉ tái hiện lại những sự kiện, hiện tượng của thế giới, đề xuất một quan niệm khái quát tư tưởng rõ rệt về chúng mà còn xây dựng nên một thế giới nhân vật và sự kiện tồn tại trong không gian và thời gian nghệ thuật nhất định đã gia công và xử lý theo ý đồ của mình. Tìm hiểu không gian và thời gian trong một tác phẩm văn học là điều rất thú vị và là mối quan tâm của nhiều người. Từ lâu trong sáng tác của Y. Kawabata đề tài này được xem là đề tài mới mẻ, hấp dẫn đối với những người say mê tìm hiểu văn chương xứ sở Phù Tang. 1.2. Lí do sư phạm Việc tìm hiểu sáng tác của Y. Kawabata sẽ gúp người giáo viên tương lai có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Nhật Bản. Từ đó tích lũy được những tư liệu cần thiết cung cấp cho học sinh hiểu biết thêm về những sáng tác văn học được học trong nhà trường phổ thông như thơ Haikư của Basho. Và đặc biệt giúp các em có cái nhìn đúng đắn trong học tập và trong cuộc sống. 2 Một tác phẩm văn chương sinh động, hấp dẫn được thể hiện qua rất nhiều phương diện nghệ thuật, trong đó “Không gian và thời gian nghệ thuật” là đề tài độc đáo và đặc sắc. Khi nghiên cứu đề tài này người viết không chỉ nắm được nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn là dấu hiệu nhận biết phong cách của nhà văn. Từ những lí do đó chúng tôi chọn đề tài Không gian và thời gian nghệ thuật trong Cố đô của Y. Kawabata với hi vọng sẽ khám phá được phần nào đóng góp của tác giả làm nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. 2. Lịch sử vấn đề Nói tới không gian và thời gian nghệ thuật là là nhắc tới một trong những vấn đề cơ bản của khoa nghiên cứu văn học hiện đại. Ngày nay không gian và thời gian nghệ thuật rất được giới nghiên cứu chú trọng. Tuy nhiên trước thế kỷ XX, khái niệm này dường như chưa được quan tâm một cách đúng mức. Y. Kawabata là một trong những nhà văn góp phần làm phong phú các giá trị văn chương của nhân loại trong thế kỉ XX. Sáng tác của ông luôn thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước: Tạp chí văn học số 16 (tháng 9/ 1999) tác giả E.G.Sheidensticker nhận xét: “Tôi cho rằng nên xếp Y. Kawabata vào dòng văn chương mà ta có thể dò đến tận bậc thầy Haikư của thế kỉ XVII”. Trong bài viết này tác giả chủ yếu tìm hiểu nghệ thuật Chân không trong sáng tác của Y. Kawabata. Tạp chí văn học số 9 năm 1999: Tác giả Lưu Đức Trung có bài viết bàn về “Thi pháp tiểu thuyết Y. Kawabata- Nhà văn lớn của Nhật Bản”. Thể hiện rõ thi pháp đặc trưng trong sáng tác của Y. Kawabata là thi pháp Chân không (nói ít, gợi nhiều, ý được thoát ra từ khoảng trống của câu chữ). Tạp chí văn học số 2 năm 2002, tác giả Nhật Chiêu có bài “Thế giới Kawabata Yasunary trong tác phẩm của ông” 3 Tạp chí văn học số 1 năm 2004 với bài “Thủ pháp tương phản trong truyện Người đẹp say ngủ của Y. Kawabata” của tác giả Khương Việt Hà, bài viết tập trung đi sâu tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm Trong tạp chí văn học số 7 năm 2005: Đào Thị Thu Hằng có bài: “Y. Kawabata giữa dòng chảy Đông- Tây”. Bài viết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với Y. Kawabata và khẳng định văn hóa phương Đông là gốc rễ trong tư tưởng nhà văn. Tạp chí văn học số 11 năm 2005 với bài: “Y. Kawabata- Lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên. Bài nghiên cứu đi sâu vào vẻ đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Y. Kawabata: Vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp phong tục, vẻ đẹp của tâm hồn con người. Trong nghiên cứu văn học số 6 năm 2006: Khương Việt Hà có bài bàn về “Mĩ học Y. Kawabata” bài viết trình bày rõ quan điểm về cái đẹp của Y. Kawabata và nguồn gốc hình thành quan điểm đó. Tác giả Đào Thị Thu Hằng với cuốn chuyên luận “Văn hóa Nhật Bản và Yasunary Kawabata” chuyên luận viết về những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản, về tác giả Y. Kawabata và nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của ông, trong đó có nhắc đến phương diện không gian và thời gian. Nhìn chung, đã có một số bài viết đề cập đến “Không gian và thời gian nghệ thuật” trong sáng tác của Y. Kawabata nhưng chưa được khai thác sâu mà chủ yếu chỉ tập trung làm nổi bật cái đẹp trong tác phẩm của ông. Trong Lí luận văn học - Vấn đề và suy ngẫm của Nguyễn Văn Hạnh và Huỳnh Như Phương, hai nhà nghiên cứu đi vào làm rõ một số đặc điểm về hình tượng thời gian và không gian. Về hình tượng không gian có không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt, có thể là không gian mở hay không gian khép, là không gian tĩnh hay động.Về hình tượng thời gian có thời gian trần thuật, thời gian tâm lí. Tác giả cũng nhấn mạnh “hình tượng thời gian cũng đồng thời biểu lộ cách nhìn của con người về thế giới”[9; tr 183]. 4 Không gian và thời gian là hai khía cạnh của sự vật, là kích thước của sự sống, là một hiện tượng của thế giới khách quan. Nghệ thuật biểu hiện sự sống, tái hiện sự sống làm sao không dựng cái khung không gian và thời gian lên được để chứa đựng vật, để cho sự vật có chỗ sống, sinh sôi nảy nở” (Huy Cận). Trong khóa luận này, người viết muốn tìm hiểu, khám phá sâu hơn phương diện “Không gian và thời gian nghệ thuật trong Cố đô của Y. Kawabata”. Cố đô là là một trong ba tác phẩm đạt giải Nobel của Y. Kawabata. Tác phẩm nói tới vẻ đẹp của thành phố Kyoto và các truyền thống cổ, cũng từ đó thể hiện tâm lí của con người - đặc biệt là nói tới cặp chị em song sinh đã bị chia cách từ lúc mới chào đời. Không gian và thời gian trong tác phẩm được Y. Kawabata thể hiện rất độc đáo, sinh động khiến độc giả cảm nhận mới mẻ không dễ gì nắm bắt được ngay mà phải bằng cả tâm hồn, sự hứng thú của mình để tìm hiểu sâu sắc vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích khám phá không gian và thời gian nghệ thuật trong Cố đô của Y. Kawabata. Qua đó thấy được tài năng của nhà văn và những đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Nhật Bản nói riêng và cho nhân loại nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Với đề tài này người nghiên cứu hệ thống các khoảng không gian và thời gian khác nhau trong tác phẩm, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu giúp người đọc thấy được những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Y. Kawabata về vấn đề đang cần bàn. 5 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 5.1. Đối tượng nghiên cứu Không gian và thời gian nghệ thuật trong Cố đô của Y. Kawabata. 5.2. Phạm vi khảo sát Tiểu thuyết Cố đô của Y. Kawabata do Thái Văn Hiếu dịch. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp như: - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. - Phương pháp khảo sát tác phẩm. - Phương pháp tổng hợp nâng cao vấn đề 7. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cung cấp ngữ liệu về việc giảng dạy những tác phẩm văn học Nhật Bản sau này ở phổ thông. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được chia làm hai chương: Chương 1: Không gian nghệ thuật trong Cố đô Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong Cố đô 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ 1.1. Khái niệm về không gian nghệ thuật Không gian là hình thức cơ bản của thế giới. Trong đó, các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cách nhìn và mang ý nghĩa khái quát thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách nhìn. Không gian ấy có thể rất rộng có thể là rất hẹp. Nó cũng có viễn cảnh, có giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó chật chội hơn. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành thế giới nghệ thuật, góp phần thể hiện thế giới quan tư tưởng của người nghệ sĩ trước hiện thực và xã hội, phụ thuộc vào cách phản ánh thế giới của nhà văn vì nó mang tính chủ quan. Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn” diễn ra trong “trường nhìn” nhất định. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng”[8; tr 322]. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập, tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức, 7 tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là một mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận mình trong đó. Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng của thế giới tinh thần. Trong văn học, không gian được biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ tượng trưng: Làng quê, trong nhà, ngoài vườn, bến sông, thành phố, biển khơi, lễ hội, con đường… Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có tầm quan trọng lớn, cho phép khám phá phong cách và cá tính sáng tác của người nghệ sĩ một cách khoa học về đời sống. 1.2. Không gian nghệ thuật trong Cố đô Cố đô là một trong những kiệt tác nghệ thuật đạt giải Nobel văn học của Kawabata (năm 1968). Câu chuyện nói tới một cặp chị em song sinh đã bị chia cách từ lúc mới chào đời, tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp của thành phố Kyoto và các truyền thống cổ với những phụ nữ Kyoto còn giữ vẻ duyên dáng, không bị nền văn hóa phương Tây làm biến chất. Tiểu thuyết Cố đô kể về cô gái trẻ Chieko, một đứa trẻ bị cha mẹ nghèo xơ xác bỏ rơi và được gia đình thương gia Takichiro nhận nuôi, ở đây cô được nuôi nấng dạy dỗ theo những nguyên tắc truyền thống của Nhật Bản. Chieko là một cô bé nhạy cảm, trung thành, nhưng thường ấp ủ về thân thế của mình. Ở Nhật bản người ta cho rằng một đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ khổ ải với tai ương suốt đời, thêm vào đó theo một quan niệm hết sức lạ lùng của Nhật Bản, trẻ sinh đôi còn chịu sự nhục nhã đáng xấu hổ. Một ngày tình cờ cô gặp một cô gái lao động xinh đẹp trong rừng tuyết tùng gần thành phố và phát hiện ra rằng cô là người em song sinh của mình. Họ gắn kết sâu sắc với nhau vượt qua hàng rào 8 giai cấp xã hội - cô gái thô kệch, làm việc nặng nhọc Naeko và cô gái thanh nhã, luôn được bảo vệ cẩn mật Chieko, nhưng sự giống nhau lạ lùng giữa họ đã mau chóng làm phát sinh rắc rối, phiền toái. Toàn bộ câu chuyện được đặt trong bối cảnh năm lễ hội tôn giáo ở Kyoto từ mùa xuân anh đào nở rộ đến mùa đông lấp lánh tuyết. Bản thân thành phố thật sự là một nhân vật quan trọng, thủ đô của vương quốc xưa, từng là nơi đóng đô của Thiên hoàng và triều đình, sau hàng ngàn năm vẫn là một thánh địa lãng mạn, quê hương mỹ thuật và hàng thủ công trang nhã, ngày nay tuy bị khai thác cho du lịch nhưng vẫn là địa điểm thăm viếng được ưa chuộng. Với các chùa chiền phật giáo và các đền thờ Thần đạo, khu thủ công xưa và vườn thực vật, nơi này mang trong nó chất thơ mà Y. Kawabata thể hiện bằng một phong cách dịu dàng, nhã nhặn, không ủy mị mà tự nhiên như một sự hấp dẫn đầy xúc động. Ông đã sống trong thất bại nặng nề của đất nước và nhận thức chắc chắn rằng tương lai đòi hỏi những gì về tinh thần cầu tiến, nhịp điệu và sức sống công nghiệp. Nhưng trong làn sóng hậu chiến của sự Mỹ hóa mạnh mẽ, tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự cần thiết cứu lấy một cái gì đó trong vẻ đẹp và cá tính của Nhật Bản xưa cho một nước Nhật Bản mới. Ông mô tả những lễ nghi, tôn giáo ở Kyoto một cách tỉ mỉ như thể chọn mẫu hoa văn trên thắt lưng truyền thống trong trang phục phụ nữ. Những khía cạnh này trong tiểu thuyết có thể có giá trị tài liệu, nhưng độc giả thích thú với những đoạn miêu tả sâu sắc như vậy như đoạn tả nhóm người trung lưu của thành phố thăm viếng người thực vật – vốn bị đóng cửa một thời gian dài vì lính Mỹ chiếm đóng lập doanh trại ở đó để nhìm xem những con đường đáng yêu với hàn cây long não còn nguyên và có thể làm vui sướng những con mắt thành thạo hay không. Không gian Cố đô của Y. Kawabata đã góp phần quan trọng trong việc bộc lộ tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ở đây, ông đã dựng lên một không gian đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ . Y. Kawabata thường khắc 9 họa một vài đường nét còn lại là những khoảng trống hư không. Điều này cho thấy tác giả luôn trân trọng quá khứ, hướng về quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên. Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy không gian nghệ thuật trong Cố đô củaY. Kawabata gồm ba kiểu không gian: Không gian chùa chiền, ni viện; Không gian sinh hoạt; Không gian tâm lý. Các kiểu không gian trong tiểu thuyết Cố đô được thống kê như sau: Các kiểu không gian Số lần xuất hiện và tỉ lệ phần trăm 1. Không gian chùa chiền, ni viện Không gian của nghệ thuật 4 lần (10,52%) Không gian của tâm linh 10 lần (26,32%) Không gian của lễ hội 5 lần (13,16%) 2. Không gian sinh hoạt Không gian ngôi nhà 5 lần (13,16%) Không gian thành phố Kimono 3 lần (7,89%) Không gian vùng Bắc Sơn 5 lần (13,16%) 3. Không gian tâm lý 6 lần (15 ,79%) Qua kết quả khảo sát cho ta thấy kiểu không gian chủ đạo trong Cố đô là không gian của tâm linh. Sau đây là các kiểu không gian xuất hiện trong tiểu thuyết Cố đô của Y. Kawabata: 1.2.1. Không gian chùa chiền, ni viện 1.2.1.1. Không gian của nghệ thuật Nhắc tới không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là nói về một vấn đề có nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên các quan điểm đều gặp gỡ nhau trong quan niệm cho rằng: Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đó là mô hình nghệ thuật về thế 10 giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không gian đó. Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên điều đặc biệt là ở chỗ, không gian nghệ thuật là hình thức mang tính nội dung. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Y. Kawabata cũng là một trong những yếu tố nghệ thuật độc đáo của Y. Kawabata làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. Trong Cố đô, bên cạnh những không gian hẹp của “các đường hẻm chật chội có những ngôi nhà đã sạm đen vì cũ kỹ” là không gian những lối mòn, những con đường: “hai bên con đường nhỏ dẫn từ cánh cổng hẹp vào nhà có những bụi hagi trắng đang kì nở rộ”. Và mở rộng hơn là không gian của những hồ nước được phủ lên sắc hồng tươi đẹp của hoa anh đào: “Nơi đây dưới tán lá xanh ngự trị cảnh tranh tối tranh sáng. Mùi lá non và đất ẩm phảng phất… Con đường đã dẫn họ tới một khu vườn rộng có hồ ở giữa. Hồ lớn hơn cái hồ mà họ vừa đi qua. Cảnh vật vụt trở nên sáng sủa nhờ những cây anh đào đầy hoa in bóng trên mặt nước hồ”. Thành phố Kyoto nổi tiếng với những lễ hội bốn mùa,cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những chùa chiền thấp thoáng dưới những tán lá xanh. Ở thành phố xinh đẹp, trù phú: “Kyoto là một thành phố lớn với những cây cối đẹp đến sững sờ. Không sao tả được cái tuyệt mỹ nơi khu vườn bao quanh biệt thự hoàng gia cạnh chùa Xingakuin, cánh rừng thông bên hoàng cung, bao nhiêu vạt vườn mênh mang của những ngôi chùa cổ mà ngay cây cối trên các phố xá cũng rất tươi tốt. Những cây liễu rủ ở Kiyamachi và bên bờ sông Takaxe, những con đường trồng liễu dọc các dãy phố Godgio và Horikata thật lạ thường… Cả những cây thông đỏ mọc thành hình bán nguyệt trên Bắc Sơn cũng khiến người ta thán phục”. Chính cảnh đẹp tuyệt vời này đã thu hút du khách thập phương tụ họp về đây trong những ngày lễ hội và cũng là nơi hai chị em song sinh Naeko và Chieko tình cờ tìm ra nhau sau mấy chục năm lưu lạc. 11 Nhìn tổng thể, ngoài không gian thiên nhên, cây cỏ, không gian trong Cố đô được Kawabata xây dựng đồng hiện gồm có: không gian phố phường Cố đô, không gian cửa hiệu của gia đình Xada, không gian chùa chiền, không gian làng, rừng - thông liễu ở Bắc Sơn, không gian Thất Lâu Thượng Quận. Không gian phố cổ ở Kyoto: những ngôi chùa cổ, thành phố ngập tràn trong màu xanh tươi trẻ của cây cối. Chieko và Xinichi đã hứng khởi có một lượt đi dạo không gian khu vườn cây phong lớn để ngắm cảnh thiên nhiên. Không gian phố phường Kyoto cũng là nơi diễn ra các lễ hội mà lễ hội nào cũng nhắc Chieko liên tưởng về quá khứ. 1.2.1.2. Không gian của tâm linh Chùa Heian Dgingu, nơi có hoa anh đào đang kì nở rộ, chùa này được coi là không cổ lắm. Chieko nhận được lời mời của Xinichi Midzuki, đi xem anh đào nở ở chùa này. Hơn nữa chùa Heian nổi danh với ngày lễ Kỷ Nguyên. “Người ta dựng ngôi chùa này vào năm 1895 để tưởng niệm thiên hoàng Kammu, người hơn ngàn năm trước đã hạ chiếu thiên đô về chỗ bây giờ là Kyoto. Cổng tam quan và chùa ngoài giống y như cổng Otemmon và cung Daigokuden ở Heian”. Không gian vườn chùa Heian “Vườn chùa ở Heian Dgingu thành ra một trong các địa điểm ưa dùng nhất để tổ chức hôn lễ”. Chieko thả hồn mình vào rặng anh đào rủ, tâm trang vô cùng thoải mái, “tâm hồn nàng tràn đầy niềm rạo rực thiêng liêng”. Ngoài những cây anh đào đồ sộ, tốt lạ thường, nơi đây còn có “bao nhiêu là thông - không to lắm nhưng dáng đẹp. Giá một khi không có anh đào ra hoa, chỉ tấm áo màu xanh của thông thôi cũng đã thỏa mắt. Cho dù bây giờ đây, màu xanh trinh nguyên của thông và làn nước hồ trong vắt có lẽ chỉ là nền tôn thêm những đóa anh đào phớt hồng”. Tâm trạng Chieko lúc này vô cùng tốt, nàng được hòa mình với thiên nhiên, không gian chùa chiền yên tĩnh, thanh tịnh. Hai người ngắm cảnh ở chùa này và con nghĩ tới chùa Daigodgi, nơi đây người ta sắp sửa hoàn tất 12 việc trùng tu ngôi chùa tháp năm tầng. Ngôi chùa này được ví “tươi rói như Đền Vàng…” Bên cạnh không gian của chùa chiền là không gian của ni viện. Mặc dù ông Takichiro Xada là một nhà kinh doanh tơ lụa nhưng ông đã vào ở ẩn trong chùa để học thiết kế những mẫu vẽ kimono độc đáo. “Ngôi chùa không lớn mà dân tình Kyoto ai cũng biết nó ở biệt lập, xa lánh mọi cặp mắt tò mò của đám khách du lịch”. Ni viện là nơi mà ông chủ kinh doanh tơ lụa chọn làm nơi sáng tạo nghệ thuật. “Takichiro thuê một buồng trong chùa. Lòng ông khao khát sự cô tịch mà ở đây mọi cái đều đồng điệu với tâm trạng ông”. “ Xada là một thương gia bán buôn áo dài may sẵn có cửa hiệu ở khu Nakaghio”. Ni viện là nơi rất thích hợp với tính “ưa cô độc” của Takichiro. Vì tình yêu thương con gái Chieko, ông có thể ở ni viện nửa tháng để dệt cho con gái một chiếc thắt lưng kimono. Tình yêu thương từ cha mẹ là một niềm hạnh phúc to lớn, khác xa so với người chị em song sinh Naeko. Đó là một thân phận hoàn toàn khác, một người phụ nữ lao động, làm công và một tiểu thư được cha mẹ yêu thương, quan tâm hết mực. 1.2.1.3. Không gian của lễ hội Kyoto nơi gia đình Chieko sống là nơi có nhiều chùa cổ Phật giáo và Thần đạo. Hằng năm nhiều lễ hội lớn nhỏ diễn ra làm cho Kyoto trở thành không gian văn hóa với nhiều hoạt động lễ nghi mang tính cộng đồng, vừa tôn nghiêm vừa thể hiện tinh thần đoàn kết. Kawabata đã kì công miêu tả những công đoạn chuẩn bị và cách thức tiến hành nghi lễ ở các lễ hội, cách bài trí và sắp xếp không gian trong chùa cho mỗi dịp nghi lễ. Chùa chiền và lễ hội gắn kết các nhân vật theo một sự tác hợp rất ngẫu nhiên nhưng đầy xúc cảm. Một trong những lễ hội để lại nhiều ấn tượng đối với Chieko là lễ hội Ghion. Hiện tại, lễ Ghion năm nay, Chieko trở nên ưu tư vì biết cha mẹ ruột không may 13 mất sớm. Đó là nỗi buồn đau đối với nàng. Một lễ Ghion xa xăm, khi Chieko còn trong sáng, ngây thơ đã dần trôi sâu hơn vào quá khứ nhưng lại vẫn cứ hiển hiện rõ như in trong kí ức Chieko. Hằng năm, các nghi thức chuẩn bị cho lễ hội vẫn không thay đổi, nhạc công và những chiếc kiệu được trang hoàng hoa dây kết bằng đèn lồng vẫn cứ rực rỡ như thế. Tuy những chi tiết bài trí ở chùa xưa và nay có sự thay đổi theo thời gian lịch sử. Và chúng gợi nhắc hồi ức tươi đẹp khi Chieko và Xinichi mới chừng bảy, tám tuổi. Là một cậu bé có nét đẹp xinh xắn, Xinichi ngày nhỏ đã được chọn làm chú tiểu có nhiệm vụ rước lễ. Hình ảnh cậu bé Midzuki Xinichi “mặc quần áo chú tiểu, lông mày kẻ, bôi môi son đỏ thắm, mặt xoa phấn trắng, đi cỗ xe đẩy trong ngày lễ Ghion” cách đó hàng chục năm không thể nào phai nhòa trong tâm trí của Chieko. Có hẳn những nghi thức quan trọng dành riêng cho chú tiểu làm nhiệm vụ rước lễ. Vì vậy vai trò của chú tiểu cũng trở nên thiêng liêng hơn và hình ảnh chú tiểu Xinichi bé bỏng trở thành ấn tượng khó phai trong kí ức nhiều người. Đối với Chieko, đó là kí ức đẹp về tuổi thơ ngây thơ, vô tư lự trong sự bảo bọc bằng tình thương yêu của cha mẹ. Lúc đó Chieko say mê đi theo chú tiểu khắp chốn và nhớ như in đến cả chi tiết “hai người bạn đồng lứa tóc cắt ngắn” đến chúc mừng Xinichi. Cứ mỗi năm lễ hội Ghion diễn ra, hình ảnh của quá khứ lại đồng hiện với hiện tại trong dòng liên tưởng của cô. Đối với cô, hình ảnh đó thuộc về những gì thân thương nhất. Ấn tượng về Xinichi khi cậu đã trưởng thành vẫn cứ trong trẻo và gần gũi như thế trong ý thức của Chieko. Cho dù về sau này thời gian có trôi qua, hình ảnh cậu bé Xinichi năm nào cũng sẽ mãi tươi mới khi xuất hiện trong trí nhớ của cô. Khi ấy cô chưa biết mình không phải là con ruột của ông bà Takichirô. Sau khi bí mật đã được tiết lộ, thì kí ức xa xưa trong Chieko lại hiện về rõ hơn bao giờ hết. Trong lễ Ghion, riêng phần âm nhạc, có đến hai mươi sáu cách diễn tấu cùng với nhạc đệm dành cho vũ điệu cung đình. Buổi tối trước khi rước lễ, tràng đèn lồng nhỏ trang hoàng kiệu cũng được chuẩn bị sẵn sàng. Không gian tràn 14 ngập âm thanh và ánh sáng đó đã mang hình ảnh Xinichi khoác trang phục chú tiểu từ xa xăm về trong kí ức của Chieko. Hằng năm lễ hội vẫn diễn ra theo quy luật của thời gian. Năm nay, những nghi thức lễ hội vẫn vậy, nhưng tâm thế của cô thì đã khác. Những mối ưu tư mơ hồ chiếm hết tâm trí Chieko. Do vậy, khi hẹn gặp Xinichi trong khung cảnh mùa xuân- mùa của các lễ hội, Chieko đã đột nhiên chia sẻ với Xinichi bí mật của mình. Lúc này, quá khứ và hiện tại đan xen nhau xuất hiện như một đoạn phim nghệ thuật. Đang là cảnh Chieko ở cửa hàng của thời hiện tại chuẩn bị đi ra đường, thì tiếp đến là đồng hiện quá khứ cảnh cuộc nói chuyện qua điện thoại hẹn đi ngắm hoa giữa Chieko và Xinichi. Hình ảnh chú tiểu Xinichi còn trở đi trở lại trong hồi ức của Chieko nhiều lần nữa. Khi đi dạo ngắm những chùm hoa uất kim hương nhiều màu sắc cùng bố mẹ, nghe bố hỏi ý kiến về việc tiếp nhận Hideo vào gia đình, Chieko chợt đồng hiện hình ảnh Xinichi khi chàng còn là chú tiểu. Hồi ức tươi đẹp đó trở về là sự tiếc nuối khi phải xa rời tuổi thơ. Rồi khi lễ hội Ghion đang tới gần, Chieko thích thú nhớ tới chú tiểu Xinichi năm nào ăn vận bảnh bao ngự trên chiếc kiệu thứ nhất. Cuộc trò chuyện vui vẻ giữa Chieko, Xinichi và Riuxuke trên đường từ quán “Daiychi” trở về cũng lại nhắc đến chú tiểu Xinichi và “cô bé đi sau kiệu không chịu tụt lại”. Kí ức của Riuxuke về cô bé Chieko cũng ấn tượng không kém hồi ức sống động về Xinichi trong tâm trí Chieko. Đó là sự kiện nổi bật được kí ức tuổi thơ lưu giữ và gợi nhiều cảm xúc. Kỉ niệm đã làm cho tình thân càng trở nên khắng khít. Ba lễ hội chính trong năm của kinh đô cổ là lễ Kỉ Nguyên, lễ Cẩm Qùi và lễ Ghion, đều do chùa Heian Dginu tổ chức, các đám rước thì đều từ hoàng cung. Xuyên suốt thời gian lễ hội diễn ra trong năm định mệnh ấy, liên tục những mối liên hệ mới và những nhầm lẫn nảy sinh. Lễ hội Ghion những ngày sau cùng không khí vẫn rộn ràng, nô nức, nhất là đêm rước lễ với những tràng đèn lồng nhỏ trang hoàng kiệu. Chiếc cầu trên Đại lộ thứ tư là không gian Kawabata sắp đặt để tạo ra sự nhầm lẫn cho Hideo. Hai chị em Chieko 15 và Naeko lần đầu tiên gặp nhau và nhận ra nhau. Cùng một thời điểm, Hideo đi xem hội vô tình gặp Naeko. Sự việc này đồng hiện trong trí nhớ Hideo khi chàng một lần nữa đi ngang qua cây cầu ấy. Việc nhầm lẫn dẫn dắt tới hệ quả cuối cùng là Hideo có được cuộc hẹn cùng đi dạo với Naeko trong lễ Kỉ Nguyên. Trong lễ Kỉ Nguyên, Naeko đã diện thắt lưng hình thông liễu do Hideo tặng, đó là điều kiện để cô thôn nữ chốn Bắc Sơn được lộng lẫy giống như tiểu thư chốn kinh đô. Xinichi và Riuxuke lại được sắp xếp để thấy khung cảnh này và đến lượt họ nhầm lẫn. Những mảnh ghép được xâu chuỗi tạo nên sự logic cho câu chuyện. Lễ hội Ghion diễn ra cũng gợi trong lòng ông Takichirô và người bạn hoài niệm tiếc nuối về quá khứ vàng son lễ hội khi hai ông còn nhỏ. Qua câu chuyện của hai người, ở lễ hội của thời xưa mọi chuẩn mực vẫn còn được duy trì, sự thiêng liêng và niềm háo hức vẫn như còn nguyên vẹn. Lễ hội và chùa chiền cũng đồng thời lên ở trong Takichirô một thời quá khứ của thanh niên trai tráng, những hoạt động mang tính cộng đồng. Cuộc thi chặt trúc với những luật lệ quy củ vốn có thời xa xưa vẫn cuốn hút ông Takichiro. Không gian cổ kính thiêng liêng chốn chùa chiền cùng những kí ức đồng hiện kết nối Chieko với bố mẹ mình. Bằng niềm tin tâm linh, ông Takichirô chọn chùa chiền làm nơi tĩnh tâm, nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo bản vẽ. Cũng trên đường thăm cha trở về, khi Chieko đặt những bước chân xuống chùa, những hình ảnh về lần thỉnh chuông chùa Nembutsu cùng mẹ hồi nào trở về đồng hiện. Bà Xighe đến chùa cũng là để tìm đến sự thanh tịnh. Chi tiết câu chuyện đồng hiện được miêu tả cặn kẽ. Sự gắn kết giữa hai người phụ nữ đầy nữ tính đã tạo nên bức tranh đồng hiện đậm tình mẫu tử. Những lễ hội được tổ chức thường xuyên tại Kyoto tạo nên đặc trưng riêng như một hình thức bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống. Và trong bối cảnh đó, những con người Nhật trở nên gắn bó bền chặt. Lễ hội, chùa chiền cùng với kỉ niệm cứ sống mãi trong kí ức Chieko và những nhân vật khác như sự trường tồn của chính truyền thống. 16 “Những khách ở xa đến quen cho là lễ Ghion kéo dài cả thảy có một ngày- mười bảy tháng bảy, lúc trong thành phố có rước Ymakobo”. Nhưng thực chất lễ Ghion kéo dài hơn thế nhiều “lễ Ghion kéo dài suốt tháng bảy”. Lễ hội diễn ra vô cùng ý nghĩa “Mở đầu hội rước kiệu hàng năm là kiệu naghinataboka có các cậu bé mặc trang phục chú tiểu ngồi trên. Ngày mùng hai và mùng ba tháng bảy, ở mỗi quận lại chuẩn bị một kiệu rước riêng của quận mình”. Lễ hội ở đây diễn ra mang đậm dấu ấn của thành phố Kyoto từ việc chuẩn bị các nghi lễ cho tới việc rước kiệu như thế nào: “người ta làm kiệu từ đầu tháng, và đến mùng mười tháng bảy nghi thức “tẩy rửa” kiệu diễn ra ở cầu Đại lộ thứ tư trên sông Kamogaoa. Tuy gọi là “tẩy rửa” nhưng sự thực vị vua trụ trì chùa chỉ giản đơn nhúng cành cây thiêng xakaki uống nước rồi rẩy lên kiệu”. Để chuẩn bị cho lễ hội Ghion sắp diễn ra, mọi người đã chuẩn bị từ hôm trước. Không ngoại lệ, không gian nơi cửa hiệu nhà Chieko cũng có sự chuẩn bị “ở cửa hiệu của Chieko người ta đã dỡ dãy hàng rào tô điểm cho mặt tiền ngôi nhà để tu bổ”. “Ngày lễ Lửa ở chùa trên núi Kurama, dành cho việc xua đuổi các hung thần vốn được Chieko ưa thích hơn lễ Daimondgi. Naeko cũng thường có mặt ở lễ Lửa…”. Nhật Bản là quốc gia có rất nhiều lễ hội nổi tiếng và thu hút rất nhiều du khách cả trong nước và trên thế giới. Qua việc tìm hiểu Cố đô cho bạn đọc biết đến văn hóa của Nhật Bản vô cùng phát triển, người đọc khi đã được biết tới Nhật Bản chỉ muốn tới đó tự tìm hiểu và khám phá những giá trị văn hóa nơi đây. Hội Karyobinga, có bơi thuyền rồng trên khúc sông gần Araxiyama và Kyokuxinoen bên dòng suối chảy qua vườn chùa Kamigamo… Những lễ hội diễn ra được tổ chức theo những thời điểm cố định trong năm trở thành truyền thống văn hóa Kyoto. Toàn bộ Cố đô, những lễ hội diễn ra trong hệ qui chiếu so sánh tâm cảnh và ngoại cảnh. Lễ tống hạ vào đêm trước tiết lập thu, sau đó 17 nửa tháng đống lửa tiễn biệt cháy. Ngày còn nhỏ, Chieko háo hức để ngắm khung cảnh này. Nhưng hiện tại, khi đối diện với những tình huống quá bất ngờ trong cuộc sống, nỗi lòng đang rối như tơ vò, Chieko cảm nhận nỗi buồn không dứt, lễ tống hạ không còn là sự háo hức đối với cô nữa. Lễ Ghion vào mùa hạ của hiện tại nhắc về một lễ Ghion xa xôi, sống động trong kí ức. Quá khứ vui tươi đã lùi hẳn, hiện tại gieo vào lòng người những ưu tư không dễ nguôi ngoai. Cố đô luôn có kết thúc mở, rộng lối cho một khoảng mênh mông vô định của xúc cảm tràn về. Nội tâm nhân vật như một tập phim, trong đó những mảnh ghép trắng đen là hình ảnh của quá khứ luôn ào ạt song song với những thước phim đầy màu sắc của hiện tại. Lấy khung hình này chồng lên khung hình kia, ta phát hiện có nhiều sự trùng lặp một cách hữu ý. Chính tiêu thức về cái đẹp đã khiến cho khoảnh khắc cái đẹp của quá khứ trở thành vĩnh hằng và để lại dư âm vang vọng nhiều hồi trong hiện tại. Ta nhận diện nhân vật thiếu nữ qua nội tâm là những hình ảnh trong sáng, ấm áp tình cảm, khơi gợi sự hứng khởi đối với những cái đẹp trong cuộc sống khi nó trở về đồng hiện trong ý thức của nhân vật. Dòng ý thức của các lữ khách là một tập hợp các hình ảnh về cái đẹp của thiên nhiên bốn mùa của Nhật Bản. 1.2.2. Không gian sinh hoạt 1.2.2.1. Không gian ngôi nhà Trên mỗi trang sách, Y. Kawabata luôn ý thức về việc dựng lại không gian hẹp, truyền thống, đặc trưng riêng của nước Nhật (lễ hội, đền đài, cây cối, cố đô…) muôn đời không bị thời gian và con người làm cho nhạt phai. Nhưng bên cạnh không gian thiên nhiên, quang cảnh biểu hiện cho niềm tự hào dân tộc còn có một dạng không gian khác, đó là không gian ngôi nhà. Không gian này mang đậm ý nghĩa mục đích của tác giả. Đây cũng là nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng không gian của nhà văn. Chính không gian này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn khai thác tâm lý, tình cảm, tính cách 18 của nhân vật. Đời sống của nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực ở đây. Ngôi nhà của Takichiro được xây dựng theo kiểu cách Kyoto xưa, cho nên người nào vào nhà vệ sinh cũng không khỏi phải theo lối hành lang hẹp, qua chỗ bàn ông ngồi trong phòng khách. Không những thế, “gian phòng chỗ Takichiro ngồi trên chiếc đệm mỏng sau bàn, sàn có trải tấm thảm cổ của hải ngoại. Chiếc bàn được ngăn cách ra bằng những tấm rèm vải hoa quý. Chính Chieko nghĩ ra việc treo rèm”. Không gian ngôi nhà của Chieko còn hiện lên với vẻ đẹp của những pho tượng: “Trong nhà họ có bảy pho tượng thần Hotay. Điều đó có nghĩa là, ít nhất cũng đã bảy năm rồi không có ai trong gia đình họ đi sang thế giới bên kia, họ vốn có cũng như vẫn còn lại ba người với nhau: cha, mẹ và Chieko”. Ngôi nhà nhìn từ ngoài vào có hàng rào bên lối vào cửa hiệu và những phiến gỗ. Trên tầng hai, dưới mấy khung cửa sổ con có treo tấm biển hiệu cũ, bên trên nó là cái mái nhỏ xíu - một vật trang trí độc đáo và đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy hãng buôn đã lâu đời”. Không gian ngôi nhà hiện lên cho thấy gia đình ông Takichiro là một gia đình thương gia buôn bán khá giả, có lối kiến trúc mang đậm chất cố đô Kyoto. Cửa hàng của gia đình Xada là không gian cư trú của ba thành viên Takichiro, Xighe và Chieko. Tuy vậy vì thiết kế khá đặc biệt mà nó gây cản trở cho công việc sáng tạo của ông Takichiro. Trong không khí tĩnh mịch nơi chùa chiền, khi phác thảo bản vẽ cho thắt lưng kimono, bất chợt ông Takichiro lại đồng hiện khung cảnh buôn bán ở cửa hàng nhà ông. Việc mua bán ở cửa hàng và những người khách ra vào ngang qua phòng làm việc của ông gây phiền nhiễu cho ông không ít. Ông phải kìm nén những bực dọc và nó trở thành độc tố trong tâm hồn ông, hiện hình một cách rõ nét qua bản phác thảo kimono mà ông đưa Hideo xem mẫu. Bức vẽ này thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của ông Takichiro, chiếc thắt lưng cùng mẫu vẽ đó được Hideo dệt như một cặp bằng cả tài năng và tâm hồn. Một thành phẩm hoàn hảo được 19 tạo ra từ sự lao động nghệ thuật của hai lữ khách độc lập nhau đã tạo thành nhịp cầu để những tâm hồn cô độc được giải phóng. Và dòng ý thức dẫn ông đến với tấm rèm vải hoa được Chieko chu đáo treo để ngăn cách âm thanh bên ngoài với phòng làm việc của ông. Cửa hiệu của gia đình Xada cách đó hàng chục năm nơi cô bé Chieko bị bỏ rơi được dấu kín trong hồi ức của ông Takichiro và bà Xighe. Đó là không gian nơi cái đẹp được sinh ra. Nếu không có mảng kí ức của bà Xighe, người đọc sẽ phân vân giữa hai giả thuyết: Chieko bị bỏ rơi hay Chieko thực sự bị đánh cắp. Bối cảnh đồng hiện này tồn tại trong kí ức bà Xighe như một ngăn tủ không có chìa khóa để mở. Không gian buồng ngủ của Chieko tuy không xuất hiện trong dòng ý thức của nhân vật nào nhưng khung cảnh cố định này là khung nền diễn ra hai sự việc ấm áp đối với Chieko. Nơi đây khi thấy Chieko có cảm xúc khác lạ trong khi lễ Ghion đang diễn ra, bà Xighe đã ngủ chung giường vói con gái. Cũng chính nơi đây, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng hai chị em gái đã ngủ chung với nhau. Đây là không gian trong sự sắp đặt có ngụ ý của Y. Kawabata để tạo sự đồng hiện trong ý thức của người đọc. 1.2.2.2. Không gian thành phố “Kimono” “Kyoto là một thành phố lớn với những cây cối đẹp đến sững sờ”. Đây là một thành phố lớn, đẹp nhất Nhật Bản. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của “ khu vườn bao quanh biệt thự hoàng gia cạnh chùa Xingakuin, cánh rừng thông bên hoàng cung, bao nhiêu vạt vườn mênh mang của những ngôi chùa cổ mà ngay cây cối trên các phố xá cũng rất tươi tốt, chính chúng là điều trước nhất đập vào mắt du khách”. Cảnh đẹp ở thành phố này không chỉ có vậy mà còn thể hiện ở: “Những cây liễu rủ ở Kiyamachi và trên bờ sông Takaxe, những con đường trồng liễu dọc các dãy phố Godgio và Horikaoa thật lạ thường. Đây là loài liễu rủ thực sự, những cành non mềm mại của chúng buông xuống sát đất. Cả 20 những cây thông đỏ mọc thành hình bán nguyệt trên Bắc Sơn cũng khiến người ta thán phục”. Thành phố Kyoto đẹp theo từng mùa với những cảnh vật khác nhau: “Vào tiết xuân, rặng Đông Sơn khoác trên mình màu xanh mơn mởn, còn khi trời quang mây tạnh thì có thể thấy rõ cây cối tận trên núi Hiay. Cái đẹp của cây cối tô đậm thêm cái đẹp của thành phố mà vẻ sạch sẽ nơi nó được thường xuyên coi sóc”. Thành phố Kimono hiện lên với không gian rộng lớn vô cùng đẹp, thơ mộng với loài hoa anh đào nở rộ hay hình ảnh của những cây long não như xuất hiện ngay trước mắt bạn đọc: “Ông Xoxuke Otomo - chủ một xưởng dệt ở Nhixidgin - có một lối mòn trồng long não ưa thích trong bách thảo. Cây không cao, hơn nữa lối mòn lại ngắn, nhưng ông thích đi dạo ở đấy, nhất là vào tiết xuân, lúc rặng long não đâm chồi…”. Không chỉ có vẻ đẹp của long não mà ở Omuro anh đào được mệnh danh là “trăng buổi bình minh”, chúng khai hoa muộn hơn những nơi khác ở Cố đô phải chăng cũng là để Kyoto chưa phải vội chia tay với hoa?”. Thành phố hiện ra với những cảnh vật nên thơ, yên bình vô cùng hợp với khách du lịch “cái thành phố ngập trong màu xanh tươi trẻ của cây cối. Những tán lá non có vẻ tươi hơn hẳn trên các ngôi nhà cổ, một điều khó bề cảm thấy gần những công trình xây dựng mới”. Không gian chiếc cầu trên Đại lộ thứ tư cũng được đồng hiện trong ý thức Hideo với vai trò là không gian gây nhầm lẫn. Trong dịp lễ Ghion, sự tấp nập của dòng người xem hội và ánh sáng của đèn rước lễ đã khiến Hideo nhầm lẫn Naeko là Chieko. Lần thứ hai, sau khi Hideo nhận lời Chieko dệt thắt lưng, trên đường trở lại cây cầu Hideo nhớ lại lần gặp định mệnh trước. Việc nhớ lại cuộc gặp gỡ vô tình đó đã khiến Hideo cũng rối bời tâm tư. Không gian Thất Lâu Thượng Quận cũng không thay đổi ở cả hai lần ông Takichiro ghé đến. Chỉ có sự thay đổi thời gian và con người. Lần thứ nhất, sau khi gặp cô bé xinh đẹp trên chuyến xe điện, Takichiro đến phòng trà và trò chuyện với một kĩ nữ trẻ, cô này kể ông nghe chuyện cắn lưỡi khách 21 chảy máu. Lần thứ hai, ông gặp cô kĩ nữ này và cô bé trên chuyến xe điện với một diện mạo khác, lớn hơn, xinh đẹp hơn. Ông đã bị cái đẹp trẻ trung của cô thiếu nữ cuốn hút. Ông Takichiro lui tới không gian này để tìm cái đẹp khi đã vào độ tuổi xế chiều. 1.2.2.3. Không gian vùng Bắc Sơn Thiên nhiên Nhật Bản là thiên nhiên mang tính hai mặt, chính điều này đã tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút với người Nhật Bản- Một thiên nhiên dịu dàng, tinh tế, thơ mộng nhưng cũng vô cùng dữ dội, khắc nghiệt luôn có sức lôi cuốn với người Nhật Bản. Y.Kawabata đã tiếp thu truyền thống yêu cái đẹp của người Nhật Bản “Người Nhật vốn thích sống thanh cao, trọng danh dự, gìn giữ đạo đức, khuôn phép, tâm hồn rộng mở, hòa hợp với thiên nhiên. Họ yêu vẻ đẹp từ trong phiến đá, một bông hoa trên cành, một hoa tuyết lửng lơ bay”. Vùng Bắc Sơn là nơi tập trung trồng cây thông liễu, có núi Hiay và lễ chùa Kamo: “Ở Kyoto là nơi có bao nhiêu chùa cổ Phật giáo và Thần đạo như thế, hầu như không ngày nào là không có hội chùa lớn nhỏ”. Rừng thông Bắc Sơn, vắng vẻ và hùng vĩ nhắc Chieko nhớ về cha nuôi hay âm thanh rộn ràng lễ Ghion thúc giục lòng người lập tức đưa Chieko trở về với hồi ức Xinichi dễ thương ngày xưa làm chú tiểu rước lễ. Không gian rừng thông liễu ở Bắc Sơn là một kí hiệu nghệ thuật đặc biệt kết nối chị em Chieko và Naeko. Khi biết cha ruột ngày xưa bị ngã khi đang đốn thông liễu, Chieko chợt nhớ về thời thơ ấu cô đã có dịp đến thăm khu rừng này. Khi ấy, ông Takichiro dẫn Chieko ngắm anh đào, hái cỏ trên núi Xiudzan, và sau đó cô đã đi bộ một mình đến Bắc Sơn để ngắm thông liễu. Song hành với không gian rừng núi là khung cảnh hoa anh đào nở rực rỡ và thơ mộng. Cô gán cho sự việc ngẫu nhiên đó một niềm tin tâm linh gắn với linh hồn người cha đã khuất. Sự gắn kết vô hình nhưng bền chặt này là nhờ 22 sợi dây tình phụ tử ruột thịt. Con đường lên núi Bắc Sơn là con đường trở về với mái nhà xưa, với cội nguồn gia đình của Chieko. Vì vậy rừng thông liễu ở Bắc Sơn trở nên thiêng liêng và thân thuôc với Chieko. Sau khi gặp người chị em của mình, mỗi lần chợp mắt rặng liễu phủ đầy thông liễu tại làng Nakagaoa, lại hiển hiện trong tâm trí Chieko. Hình ảnh rừng thông liễu mọc thành hàng thẳng tắp, thân thẳng, cân đối tạo nên vẻ đẹp chiếm hết tâm trí Chieko. Có lúc thông liễu mọc ngay sát lòng sông Kiyotaki đầy đá. Chieko hoàn toàn bị cái đẹp mạnh mẽ của rừng thông liễu chinh phục. Thậm chí, cô còn gặp chính Naeko và khu rừng bạt ngàn đó trong giấc mơ của mình. Vì những ấn tượng tốt đẹp về rừng thông liễu mà nhiều lần Chieko đến với Chieko để thưởng ngoạn phong cảnh. Trong sách có câu: “Những cám dỗ của Kyoto” của tác giả Dgiro Orxaraghi ca ngợi cảnh thiên nhiên Bắc Sơn với những dãy ngọn thông liễu xanh và thông đỏ như những nét nhạc du dương giờ đây trở về đồng hiện trong dòng ý thức của Chieko. Chính giọng ca của rừng núi và cây cối giờ đây vang vọng trong tâm hồn cô. Không gian thông liễu được thẩm thấu bằng cảm nhận của âm thanh. Muốn lưu dấu không gian kỉ niệm, Chieko đã mượn tài năng của Hideo để kết tinh vẻ đẹp của rừng thông liễu và thông đỏ vào trong tấm thắt lưng kimono để tặng Naeko. Trong sự chan hòa với thiên nhiên, tình cảm của con người cũng trở nên chân thành, mộc mạc, dễ cảm nhận hơn. Rừng thông là không gian động lưu giữ kỷ niệm của hai chị em. Khi rừng thông được vẽ ra thành họa tiết của chiếc thắt lưng, nó trở thành không gian tĩnh nhưng có sức gợi cảm xúc của những người trong cuộc. Không gian Bắc Sơn còn gắn liền với ngôi nhà đổ nát nơi xưa kia ba mẹ ruột của hai chị em sinh sống. Naeko đã không muốn Chieko vướng bận vì điều này nhưng bản thân cô luôn day dứt vì ngôi nhà xiêu vẹo rách nát đó gợi nhắc về ba mẹ bất hạnh. 23 1.2.3. Không gian tâm lý Không gian tâm lý hay có thể hiểu là không gian tâm tưởng của nhân vật. Không gian tâm lý được tạo ra do dòng ý thức bên trong của nhân vật, thường gắn với hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ. Đây là không gian đặc biệt mang cảm quan đời sống của nhà văn. Không gian này mang đậm dấu ấn trạng thái tinh thần, đạo đức, tính cách, số phận của từng nhân vật cụ thể, những sắc thái biểu hiện của không gian ngoại cảnh thường được khúc xạ qua lăng kính chủ quan, là một cái cớ để mở rộng suy tư, cảm xúc của nhân vật. Không gian chật hẹp có ảnh hưởng đến không gian tâm lý (từ đó nhân vật sống với hồi ức về một quá khứ không bao giờ trở lại). Nhân vật tách mình khỏi không gian thực để trở về với không gian quá khứ, không gian tâm tưởng. Không gian tâm lý mang tính hướng nội, có vai trò thức dậy tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Trong sáng tác của Kawabata vấn đề không gian được xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng của nhân vật, đây là một dạng không gian tâm lý- không gian tồn tại chủ yếu trong các sáng tác của ông. Trong Ngàn cánh hạc có rất nhiều không gian liên quan đến tâm trạng con người. Gia đình Kikuji bị Chikako “ám” từ khi chàng còn là một cậu bé và cứ mỗi lần cô ta xuất hiện, chàng lại thấy không gian xung quanh trở nên ảm đạm, xấu xí. Trên đường từ sở về nhà, khi biết Chikako đã tự ý sắp xếp một buổi trà đạo nho nhỏ trong nhà mình, Kikuji thấy “khách bộ hành qua lại thưa thớt một cách khác thường. Con phố im lìm và hoang vắng…” Hay Tiếng rền của núi không gian tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét. Ông Shingo thường hay nhớ về những khoảng không gian xưa cũ nhưng nhiều kỷ niệm gắn với người chị gái vợ. Đó là cảnh vườn nhà cha vợ với hình ảnh chị gái vợ sáng sáng thức dậy dọn dẹp tuyết trên các dãy chậu hoa. Ông Shingo vốn nặng lòng với người chị gái vợ và sau này lại thấy cô con dâu phảng phất dáng nét của người xưa khiến cuộc sống của ông là một 24 chuỗi suy tư, không gian sống của ông chính là không gian tâm lý do bản thân ông tạo ra. Trong tiểu thuyết Cố đô, không gian tâm lý thường là không gian hẹp, là những suy tư của nhân vật về triết lý cuộc đời, về những đau buồn mất mát của số phận con người. Sự chia lìa tình chị em giữa Chieko và Naeko (hai chị em song sinh) do hoàn cảnh gia đình đã làm cho họ, đặc biệt là Chieko, luôn trăn trở về tình máu mủ và gốc gác của mình. Nỗi niềm day dứt của Chieko thể hiện rất rõ tâm trạng của nàng khi nhìn những sự vật xung quanh mình. Nhìn những bông hoa tím đang nở trên những cành cây phong cao thấp khác nhau, Chieko chạnh lòng “liệu có khi nào hai cây hoa tím trên dưới gặp nhau không? Liệu chúng có biết đến sự tồn tại của nhau không? Nhưng với chúng thì các chữ “gặp” và “biết” mang ý nghĩa gì cơ chứ? Ngắm những bông hoa đẹp, Chieko suy tư: “Trong cây phong ẩn giấu nguồn sức mạnh lớn lao biết bao… Than ôi, sức mạnh ở Chieko này thì có hơn gì loài hoa tím nương náu trên thân cây nó. Chao ôi, kìa những đóa hoa tím đã tàn rồi”. Tâm trạng của Chieko mở ra cùng với thế giới thiên nhiên tạo ra một không gian tâm trạng có sự giao hòa giữa con người với ngoại cảnh. Những bông hoa tím của cây phong đã trở thành điểm tựa cho những cảm xúc và diễn biến tâm trạng của Chieko. Cũng như những đóa hoa kia, Chieko mong ước được gặp Naeko và những người thân của mình. Nhưng rồi khi đã toại nguyện thì họ không ở bên nhau mà lại xa nhau mỗi người một ngả, trở về cái đích xuất phát ban đầu. Y. Kawabata là một nhà văn luôn tinh tế và nhạy cảm trong từng biến đổi của thiên nhiên cũng như luôn đi sâu khám phá những rung động dù nhỏ bé trong tâm hồn con người. Hầu hết các nhân vật của ông được thể hiện chủ yếu bằng không gian tâm tưởng của tiềm thức. Đó là không gian của những nỗi đau, niềm hạnh phúc, là sự hồi tưởng, là cảm xúc biến đổi của tâm trạng trải dài trong dòng ý thức của nhân vật. Ở mỗi hoàn cảnh, mỗi không gian khác nhau không gian tâm lý của Chieko lại thể hiện theo một hướng khác. 25 Cụ thể, cũng có lúc nàng nghĩ cho những cành hoa bé nhỏ “khách khứa đến cửa hàng vẫn tỏ vẻ thán phục cây phong nhưng hầu như chả có ai để ý đến những cây hoa tím đang khiêm nhường trổ hoa. Cái cây cổ thụ làm người ta kinh ngạc bằng sức mạnh của mình, mà khúc thân mọc điểm rêu xanh gợi ra sự nể trọng và tạo thêm cho cây phong một nét mỹ cảm riêng. Hai khóm hoa tím nhỏ nhoi, nương náu trên đó, dường như lu mờ hẳn trong khúc ngợi ca sự hùng vĩ và vẻ đẹp kia”. Chieko cảm thông cho những cây hoa nhỏ bé: “Đôi lúc nàng có cảm giác như những đóa hoa phía trên pho tượng chính là trái tim của đức bà Maria đồng trinh”. Tiếp đó Chieko còn nghĩ đến những con dế mà nàng đã nuôi. Hình ảnh lũ dế mà nàng giam trong chiếc hũ Tamba cổ… Nàng có tấm lòng đồng cảm, thương xót cho những sự vật bé nhỏ, ngoài đời chẳng mấy ai chú ý tới những điều thật bình thường như vậy. Đối với người bạn - Xinichi cảm thấy bực mình với anh ta khi đi gặp trong buổi ngắm hoa anh đào. “Người gì, đã có hẹn một cô gái trẻ lại nằm xoài ra trên cỏ! Không hẳn cái thói vô giáo dục của anh ta, cũng không phải thái độ khinh thị trong tư thế anh ta khiến nàng tức giận, mà đúng hơn nàng chỉ đơn thuần thấy gớm ghiếc vì anh ta nằm như thế đấy trước mặt nàng. Trong đời nàng chưa quen với sự như thế…”. Lúc này Chieko tỏ ra có vẻ gì đó giận dỗi người bạn của mình. Nhưng sau đó, họ cùng nhau đi ngắm hoa anh đào ở chùa và nói chuyện vui vẻ với nhau. Nàng còn tâm sự với Xinichi về xuất thân của mình: “Xinichi này, vậy mà tôi là đứa con bị bỏ rơi đấy” và tâm trạng của Chieko trong khoảng không gian này theo lời của Xinichi nhận xét: “Chieko có buồn rầu thật”. Có thể dễ dàng nhận thấy Chieko đang cố tình thổ lộ với Xinichi nàng là đứa con bị bỏ rơi, vì “Chieko đoán chừng chàng trai phải lòng nàng. Phải chăng nàng quyết định nói cho anh biết về thân phận mình đơn thuần vì lòng hàm ơn? Lẽ ấy Xinichi ngờ lắm. Ngược lại thì đúng hơn: lời lẽ nàng nghe như thể nàng đang khước từ trước mối tình của anh. Có 26 lẽ, cũng chắc là thế ngay cả trong trường hợp giả sử nàng bịa ra cái tiểu sử “con bỏ rơi”…” Những suy nghĩ của Chieko trong tiểu thuyết Cố đô dược tác giả diễn tả như tâm lý của một người từng trải. Nghĩ về gia đình bố mẹ nuôi, Chieko dằn vặt mình “Thà rằng hi sinh những ngón tay mình để cha cắn nát, miễn sao giảm nhẹ được cơn thịnh nộ của ông còn thấy dễ chịu hơn - Chieko đau khổ lắc đầu lẩm bẩm”. Rồi những kí ức về người mẹ trong buổi cùng bà đi thỉnh chuông chùa Nemmbutsu bỗng hiện về trong tâm trí Chieko. Khi tìm được người em song sinh Naeko, Chieko vẫn không nguôi nghĩ ngợi “Tuy chúng ta là chị em sinh đôi đấy, nhưng chắc Naeko nhận ra sự khác biệt về hoàn cảnh hiện thời của mỗi người - Chieko nghĩ và lúng túng không biết trả lời sao” Đối với người em song sinh - Naeko, hai chị em nhận ra nhau trong không gian diễn ra buổi lễ Ghion “Ở chỗ các kiệu rước tạm đỗ nàng mua một cây nến nhỏ thắp lên và thắp trước thánh linh. Trong thời gian lễ Ghion, người ta chuyển các tượng thánh từ chùa Yaxaka đến địa điểm các kiệu rước tạm đỗ- đấy là khu vực phía Nam Kyoto, trên ngã tư Xinkiogoku và Đại lộ thứ tư”. Hai người họ gặp nhau nhưng chưa biết là chị em ruột và còn là chị em song sinh của nhau. Chieko cảm thấy bối rối chưa biết phải cư xử như thế nào : “Chieko nắm cánh tay đã chìa ra. Nó dãi dầu mưa gió thô ráp chứ đâu được chăm chút như bàn tay Chieko”. Hai người họ mặc dù chào nhau ra về nhung vẫn hứ hẹn ngày gặp lại, Naeko nói với Chieko: “Em còn nhiều điều muốn nói với chị. Khi nào rảnh rỗi tiểu thư quá bộ ghé qua làng em nhé. Ta sẽ vào rừng, ở đấy chẳng có ai nghe thấy chúng ta nữa”… Lần đầu tiên gặp người em song sinh của mình Chieko có tâm trạng vừa vui vừa không nghĩ đó là sự thật…Họ chia tay nhau nhưng về sau không hiểu vì sao lại đi cùng đường “hai người cùng đi một hướng - về phía cây cầu ở Đại lộ thứ tư”. Tình cảm của Chieko với Naeko đang ngày càng tốt hơn “Nàng vẫn không sao quyết được: chia tay Naeko ở đây chăng, hay đi với chị ấy đến tận nhà? Rồi 27 bỗng dưng nàng cảm thấy mối tình cảm nồng nàn trước cô gái kia đang dâng lên trong tâm hồn…”. Chính vì vẻ bên ngoài của hai chị em giống nhau nên Hideo (bạn của Cheiko) đã nhận nhầm tưởng Naeko là Chieko, nàng biết vậy nhưng không xuất hiện, nàng không muốn mọi người biết mình còn một người em song sinh. Đó là lần gặp đầu tiên của hai chị em “nỗi xao xuyến tâm hồn mà nàng nếm trải sau lúc gặp cô gái kia trước Thánh điện bên kiệu khiêng, hóa ra còn sâu sắc hơn niềm xao xuyến của Naeko. Chí ít cô cũng biết rằng mình có người chị em sinh đôi, và cô tìm kiếm người hoặc chị hoặc em ấy của mình”. Sau lần gặp Naeko, nàng cảm thấy tình chị em đằm thắm đang nảy nở trong tâm hồn mình “Chị ấy tâm hồn trong sạch và thuần phác hơn ta, cần cù và thể chất khỏe mạnh, có thể một lúc nào đó chị ấy sẽ là chỗ tựa cho ta…”. Lần gặp thứ hai, Chieko chủ động tới nơi Naeko làm việc không gian ở làng Bắc Sơn, “chỗ này thì chả có ai bên dưới thấy được chúng ta”. Không gian vùng Bắc Sơn hôm ấy khu rừng tối sầm, “sấm nổ vang”, Chieko được Naeko bảo vệ, Naeko lấy thân mình bảo vệ cho chị em song sinh của mình. Chieko đã cảm nhận được sự ấm áp ”Ngay cả vào mùa hè mưa rào ở vùng núi cũng làm người ta bị lạnh, nhưng hơi ấm đầy nhựa sống toát ra ở người con gái đã sưởi ấm Chieko. Sự ấm áp trìu mến khó tả của một người thân khiến Chieko chứa chan hạnh phúc. Nàng nhắm mắt và lặng đi, cả tâm hồn vang động cảm xúc ấy”. Lựa chọn không gian “được tái hiện bởi suy nghĩ” này, Y.Kawabata đã đưa nhân vật trở về với khoảng không gian xưa cũ từ những mối liên hệ trong thực tại. Qua không gian này, nhà văn đã phản ánh được thế giới tâm hồn của nhân vật một cách phong phú, sống động như ngoài đời. Có thể nói không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt đời thường và không gian tâm tưởng đã đóng góp rất lớn cho thành công của Cố đô. Y. Kawabata đã kết hợp thật tài tình, hòa điệu giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông nhờ đó mà trở nên hấp 28 dẫn đặc biệt. Nó đặc sắc bởi chất truyền thống trong không gian hiện thực với chất hiện đại trong không gian tâm lý. Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ, không gian nghệ thuật là một thủ pháp giúp nhà văn khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về con người và nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Với Cố đô đó là sự tôn vinh vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn. Không gian đồng hiện xây dựng những hình khối, các mảng màu tô đậm hồi ức của cácnhân vật. Những cuộc gặp gỡ hoặc xuất hiện đồng thời giữa các nhân vật đều đóng vai trò là những thắt nút cho câu chuyện, trở đi trở lại cùng với niềm rung cảm của nhân vật: Chieko gặp gỡ Naeko trong lễ hội Ghion, trong dịp lễ này Hideo cũng gặp Naeko. Cũng mang ý nghĩa biểu tượng tương tự như Xứ tuyết là không gian cố đô. Bối cảnh thực chính là Kyoto, kinh đô cũ của Nhật Bản. Xa xưa, tên của miền đất này là Heian, nghĩa là hoà bình, yên ổn. Heian chính thức được Thiên hoàng Kanmu chọn làm kinh đô của Nhật kể từ năm 794. Trong suốt gần bốn thế kỷ (794- 1185) là trung tâm của Nhật Bản, Heian đã phát triển cực thịnh. Đi vào sáng tác của Kawabata, vùng đất thơ mộng, cổ kính này trở thành nơi lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản, là biểu tượng cho thiên nhiên nguyên sơ, trinh bạch. Không gian cố đô hiện lên trong nhiều tác phẩm của Kawabata. Trong tiểu thuyết Cố đô, nó không chỉ được lấy làm bối cảnh chính cho một câu chuyện buồn mà theo một số nhà nghiên cứu nó là “một nhân vật chính của tác phẩm”. Naeko và Chieko là hai chị em sinh đôi của một gia đình nông dân. Theo một hủ tục thời xưa ở Nhật Bản, việc sinh hai đứa con như vậy đem lại nhiều vận rủi cho gia đình nên bố mẹ hai cô đã bỏ Chieko trước cửa hiệu bán vải của nhà Takichiro. Ông bà Takichiro không có con. Họ bèn nhận cô bé làm con nuôi và coi cô bé như con đẻ. Chieko lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ nuôi. Khi Chieko học hết trung học, bà Takichiro đã tiết lộ sự thật về nguồn gốc của Chieko cho cô nghe. Sau sự kiện đó, bà càng yêu 29 mến Chieko hơn. Trong một buổi đi dự lễ hội, Chieko gặp một cô gái xinh đẹp giống hệt cô. Lần hỏi, Chieko biết đó chính là người chị em sinh đôi của mình. Từ đó cô thường đến làng Bắc Sơn để gặp người chị em của mình. Qua Naeko, Chieko biết cha mẹ họ đã mất. Naeko kiếm sống rất vất vả. Ông bà Takichiro mong muốn Naeko về sống cùng với họ. Nhưng cảm nhận được sự khác biệt về hoàn cảnh sống nên Naeko đã từ chối lời đề nghị ấy. Hai chị em chia tay nhau sau khi đã cùng ngủ một đêm dưới một mái nhà trong một buổi sớm sương mù giăng trắng xoá, khi cả thành phố Tokyo còn chìm trong giấc ngủ. Câu chuyện trên được đặt trong một không gian hết sức nên thơ của Cố đô. Đó là nơi thiên nhiên ngập tràn sắc xanh trinh nguyên của thông, sắc hồng phớt của hoa anh đào đang độ. Hồ nước trong vắt làm tôn lên những màu sắc lộng lẫy. Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đồng nhất với vẻ đẹp của tình người: “Thật vậy, cây anh đào đẹp lạ thường. Nó đứng đó, buông cành chẳng khác nào một cây liễu rủ. Chieko bước vào dưới tán che của nó, và một cơn gió nhẹ làm rớt xuống vai nàng, xuống bên chân nàng mấy cánh hoa. Những bông hoa rụng phủ đầy mặt đất phía dưới cây anh đào, bảy tám bông gì đó dập dờn trên mặt nước. Có sào trúc chống đỡ cành, vậy mà những đầu cành thanh mảnh, kết đầy hoa, vẫn rủ sát đất” Không gian Cố đô mang vẻ đẹp của một xứ sở huyền thoại với những con người có tâm hồn thánh thiện như vừa bước ra từ nước thiên đàng. Đó là ông bà Takichiro có trái tim nhân hậu. Họ đã mở rộng vòng tay âu yếm đón cô bé bị bỏ rơi đáng thương. Ông Takichiro rất tha thiết với những giá trị truyền thống của Nhật Bản đặc biệt là những chiếc đai áo kimono. Ông đã vào ở ẩn trong chùa để học thiết kế những mẫu vẽ kimono độc đáo mặc dù ông là một nhà kinh doanh tơ lụa. Đó là chàng trai Hideo thông minh nhẫn nại, một trong những thợ dệt đai áo kimono giỏi nhất vùng cố đô. Chàng có một trái tim yêu rất đỗi chân thành. Đó là cô gái Chieko có tâm hồn tinh tế nhạy cảm, trái tim chứa đầy yêu thương. Ở xứ sở huyền thoại này, con người ứng xử với 30 con người, con người ứng xử với thiên nhiên theo một nguyên tắc mà người Nhật coi là một lý tưởng thẩm mỹ thời Heian: miyabi – tinh tế, tao nhã. Cố đô là miền đất linh thiêng trong hoài niệm của nhà văn. 31 CHƢƠNG 2 THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ 2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó có cuộc sống con người, không gì có thể tồn tại ngoài thời gian. Khoa học và thực tiễn cho thấy: Có một thời gian vật lý tuyệt đối không theo ý muốn của con người. Đó là thời gian diễn ra từng giây, từng phút, từng giờ và được đo bằng mặt trời, bằng đồng hồ… thời gian này được hiểu là hình thái tồn tại của vật chất diễn biến theo ba trạng thái: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Nó vận động và phát triển một chiều tuyến tính và khách quan không theo ý muốn của con người, tuy nhiên đó chưa phải là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật chỉ có trong thế giới nghệ thuật và mang tính chủ quan của người nghệ sĩ. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi nhận xét: “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” [8; tr 322]. Tác phẩm văn học biến sự cảm thụ thời gian mang tính chất khách quan thành một trong những hình thức phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, tác phẩm văn học cũng thể hiện cả thời gian khách quan, có khi nó tuân thủ triệt để nguyên tắc thống nhất giữa thời gian của truyện và thời gian của người đọc. Có khi nó lại phá bỏ nguyên tắc ấy, tô đậm sự khác nhau giữa các dạng thời gian bằng cách dấu mạch trần thuật chủ yếu theo dòng thời gian chủ quan. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không tách rời chuỗi biến cố cốt truyện, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức. Thời gian nhệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Là phản ánh thời gian khách 32 quan nên thời gian nghệ thuật cũng có độ dài, nhịp độ, tốc độ; có ba chiều: Quá khứ, hiện tại, tương lai; có hướng vận động trật tự: Trước, sau, liên tục. Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ trở thành thời gian nghệ thuật khi nó trực tiếp tác động vào nhân vật, những biến động của tâm tư. Nó cùng với các yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là sáng tạo của tác giả trên cơ sở tổ chức dữ liệu. Nó có thể trùng khớp với “thời gian vật chất” nhưng cũng có thể biến dạng để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới về đời sống xã hội. Cả chiều dài, quy mô hướng vận động của thời gian trong tác phẩm nghệ thuật đều phụ thuộc vào nhận thức của nghệ sĩ. Nó thoát khỏi sự vận động một chiều của ”thời gian tự nhiên khách quan” (đo bằng lịch và đồng hồ). Nghệ sĩ có thể chọn điểm nhìn bắt đầu và kết thúc, có thể đảo ngược từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ, hoặc có thể đồng hiện cho ta thấy một lúc cái hôm qua, ngày mai, trong ngày hôm nay. Tác giả cũng có thể để thời gian nhanh hay chậm, có khi thời gian kéo dài dằng dặc như ngàn năm cũng có thể thấy tháng năm như chốc lát hoặc có thể dồn nén trăm năm, nghìn năm vào một giờ để cho thấy các cuộc vận động chậm chạp mà đời người không thể cảm nhận được. Trong tác phẩm văn học, thời gian được biểu hiện bằng nhiều phương tiện, đó là các trạng từ chỉ thời gian: “Ngày xửa ngày xưa”, “ngày xưa”, “ngày ấy”, “cách không lâu”… Đó là các từ chỉ các đoạn thời gian, chỉ cách tính thời gian. Thời gian còn được chỉ bằng các dấu hiệu tuổi trẻ, xuân, hạ, thu, đông, hoa mai nở… song điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách hiểu thời gian của tác giả. 2.2. Thời gian nghệ thuật trong Cố đô Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Y. Kawabata cũng là một trong những yếu tố nghệ thuật độc đáo giúp ông làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Ngôn ngữ truyện điềm đạm, dịu dàng, sâu lắng, trong sáng, ngắn 33 gọn, cách sử dụng thi pháp Chân không đặc trưng (tạo ra khoảng trống để người đọc suy nghĩ nhận thức) đã thu hút được độc giả đến với tác phẩm. Cố đô mang cốt truyện đơn giản nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata. Song điều làm nên thành công của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó mà còn thể hiện ở cách xây dựng thời gian nghệ thuật mang đậm phong cách riêng của nhà văn. Trong Cố đô có hai kiểu thời gian chính đó là: Thời gian tự nhiên (thời gian lễ tiết và thời gian được tính theo mùa…) và thời gian tâm lý. Sau đây là bảng khảo sát các kiểu thời gian trong tiểu thuyết Cố đô: Số lần xuất hiện và tỷ lệ phần Các kiểu thời gian trăm 1. Thời gian tự nhiên a. Thời gian của lễ tiết và thời gian 4 lần (30,77%) thực b. Thời gian của các mùa * Mùa xuân 2 lần (15,39%) * Mùa thu muộn 1 lần (7,69%) * Mùa đông 1 lần (7,69%) 2. Thời gian tâm lý 5 lần (38,46%) Qua việc khảo sát tác phẩm cho ta thấy thời gian tâm lý chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các kiểu thời gian trong Cố đô. Sau đây chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu từng kiểu thời gian trong tác phẩm để thấy được dụng ý nghệ thuật của nhà văn. 2.2.1. Thời gian tự nhiên Đây là dòng thời gian diễn ra ngay tại thời điểm nhân vật đang sống và hoạt động “gắn với tiến trình cuộc đời nhân vật hòa trộn thời gian sự kiện với thời gian sinh hoạt tới mức thành một sự kiện thống nhất không thể chia 34 tách”. Nó là thời gian tự nhiên khách quan vận động, trôi chảy theo quy luật tuần tự, tuyến tính. Trong một ngày thời gian được đánh dấu bằng các thời điểm: sớm, trưa, chiều, tối. Trong một năm là sự tiếp nối của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, trong một đời người được đánh dấu bằng: tuổi trẻ, tuổi già… Trong mỗi tác phẩm của Y. Kawabata thời gian nghệ thuật được xây dựng khác nhau nhưng đều thể hiện quan điểm của tác giả đó là hướng về quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị lãng quên. Tuy nhiên kiểu thời gian tiêu biểu nhất được Y. Kawabata xây dựng trong Cố đô là kiểu thời gian được tính theo mùa. Cảm nhận và kế thừa những giá trị sâu sắc của văn chương cổ điển, tác phẩm của Y. Kawabata có âm hưởng riêng với dòng thời gian luân chuyển theo mùa. Trong văn học truyền thống phương Đông, cảm thức mùa là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt với thơ Haiku Nhật Bản và thơ Đường Trung Quốc. Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa thu, tuyết mùa đông. Trong tác phẩm của Y. Kawabata, dù thời gian cốt truyện chỉ là một ngày hay kéo dài cả năm, cảm thức mùa mà chúng tôi nhận thấy không chỉ là việc nhắc đến mùa trong sự luân chuyển của thời gian kể chuyện mà chính là biểu tượng mùa thông qua các sự vật, hiện tượng, các sự việc. Bối cảnh thời gian trong Cố đô kéo dài từ mùa xuân với lễ hội tôn giáo ở Kyoto đến mùa đông băng tuyết. Suốt cả bốn mùa, những cành cây thông liễu luôn vút thẳng khoe màu sắc non xanh cùng thiên nhiên. Những vòm lá ngọn cây thông liễu được Kawabata ví như hoa mùa đông. 2.2.1.1. Thời gian của lễ tiết và thời gian thực Lễ tiết gắn liền với khái niệm thời lịch, thời tiết, thời vụ, phản ánh ý niệm của mỗi dân tộc về những phân đoạn thời gian đó. Và vì thế lễ tiết phần nào trở thành bộ phận của ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc dân tộc sâu đậm. Đối với người dân Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tháng 35 Giêng và cả mùa xuân đượm màu lễ hội. Tiếng pháo giao thừa vừa dứt, những lời chúc Tết vừa mới qua đi thì người ta cũng bắt tay vào bao dịp tiếp tới. Mùa xuân đem tới cho người dân ở đây một năm mới với bao hy vọng vào mùa bội thu sắp tới. Các lễ tiết mùa xuân mang đậm nét hội mùa. Ngay cả việc du xuân cũng không ngoài ý nghĩa đó. Ở Nhật Bản còn có lễ hội ngắm hoa anh đào, hàng năm được tổ chức rất lớn. Người dân Nhật Bản đi ngắm hoa rất đông, bởi ở Nhật Bản có mùa hoa anh đào nở đẹp nhất trên thế giới. Mọi người ở các quốc gia lân cận luôn ao ước sẽ được đến Nhật Bản để được ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào. Thời gian tự nhiên gắn với những thời điểm cụ thể là ngày, giờ, phút. Thời gian này tuy không đóng vai trò chủ đạo, song nó có vị trí quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật tác giả luôn tôn trọng thời gian, tuân theo quy luật khách quan đồng thời nhấn mạnh được dụng ý nghệ thuật của mình. Những từ ngữ chỉ thời gian như: ngay từ sáng, xế trưa, vào lúc nửa đêm, năm nay, năm vừa rồi, năm gần đây, từ mùa xuân năm ngoái đến hết mùa xuân năm nay, về mùa đông, “Hội đệ tử chùa Yaxaka rất lớn. Nó còn tiếp tục cử hành lễ Ghion cả sau cuộc rước kiệu ngày mười bảy tháng bảy”, “tháng mười chỉ mới bắt đầu mà nước sông trong vùng núi đã lạnh buốt”, “Việc chuẩn bị đón năm mới ở Kyoto bắt đầu từ ngày mười ba tháng chạp”, “chùa Heian Dgingu được xây năm 1895 nhân kỷ niệm lần thứ một ngàn một trăm việc thiên đô về Kyoto”. Thời gian lễ tiết ở Cố đô được thể hiện ở các thời điểm khác nhau, vẻ đẹp của chùa chiền, ni viện, thành phố, căn nhà hay thời gian tâm lý của nhân vật… được nói tới ở các thời điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thời gian lễ tiết được tính theo mùa như thế nào và nét đặc sắc của thời gian Nhật Bản đặc trưng và khác nhau so với thời gian Việt Nam như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu thời gian theo mùa ở Cố đô. Trong Cố đô Y. Kawabata đã miêu tả ba mùa: mùa xuân, mùa đông và mùa thu. 36 2.2.1.2. Thời gian của các mùa a. Mùa xuân Mùa xuân ở Cố đô xuất hiện với hàng loạt những hình ảnh đẹp với thiên nhiên, cây cỏ: những đóa hoa tím nhỏ bé, cây phong già, loài dế rúc hoa anh đào… “Trong khu vườn nhỏ bé cây phong hóa ra đồ sộ, thân nó to ngang hơn chính Cheiko nhiều lắm. Nhưng lẽ nào có thể đem cái thân cây đầy rêu, phủ lớp vỏ chai sần, nứt nẻ sánh với thân hình con gái của Chieko…” hay những cành hoa nhỏ bé “Dưới gốc thân cây đột ngột uốn cong một chút là hai hốc lõm con con, nơi những cây hoa tím mọc. Cứ xuân sang chúng lại trổ hoa. Trong chừng mực mà Chieko còn nhớ được thì trên thân cây vốn bao giờ cũng có hai khóm hoa”. Tiểu thuyết thế kỉ XX không còn kiểu nhân vật với cả một cuộc đời được kể lại toàn bộ trên trang sách. Chúng ta chỉ còn thấy một lát cắt của đời sống với những sự kiện diễn ra đôi khi không theo trình tự logic của thời gian tuyến tính. Vì vậy không hề ngạc nhiên khi Kawabata đột ngột để người đọc thấy Chieko đang bần thần trước hai bông hoa tím đang nở hoa mà không giới thiệu lai lịch nhân vật. Từ những bông hoa mùa xuân, dòng tâm tư của Chieko đã dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của Cố đô. Xuân đến, giữa cảnh sắc thiên nhiên và ngàn hoa rực rỡ, Chieko lại chú ý nhiều nhất đến hai bông hai tím nở trên thân cây phong- nơi ẩn giấu sức mạnh lớn lao và không thể dừng được dòng suy nghĩ ví mình như một trong hai bông hoa ấy. Hai bông hoa nở cùng một lúc nhưng ở hai vị trí khuất nhau, vì vậy tuy ở gần nhau nhưng cả hai đều không biết đến sự tồn tại của nhau. Hình ảnh hai bông hoa tím ở Cố đô được nhắc đến bốn lần. Lần thứ nhất là ở đầu câu chuyện, khi Chieko miên man nghĩ về thân phận của mình. Lần thứ hai, Chieko đang ở cửa hiệu của gia đình khi nhà đang có khách, cô vô tình nhìn ra cây phong nơi có hai bông hoa tím. Lần thứ ba là sau khi Chieko gặp Naeko ở dịp lễ Ghion. Cuộc gặp gỡ bất ngờ đã tác động mạnh mẽ đến tâm trí Chieko và trong đêm tối, hai khóm hoa tím dưới ánh sáng của cây đèn Cơ đốc 37 ngoài vườn đã khiến Chieko đến với những dòng liên tưởng miên man. Lần thứ tư là ở gần cuối câu chuyện, khi Chieko tiếp Xinichi và Riuxuke tới nhà chơi. Hai bông hoa nhỏ bé mỗi khi Chieko nhìn thấy đều gợi cho cô liên tưởng miên man về quan hệ giữa con người và con người. Hai bông hoa tím xinh xắn có vẻ đẹp tự thân, thể hiện cái đẹp theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Nhật Bản. Do nhạy cảm, đối với Chieko, giữa ngàn hoa rực rỡ, sự tồn tại của hai bông hoa tím như một tín hiệu riêng nói về bản thân cô. Thường trực trong nội tâm của Chieko là những hình ảnh về gia đình thân thiết: Một gia đình đã nuôi Chieko khôn lớn, trưởng thành; một gia đình đã sinh thành ra cô. Chieko tự cho mình giống như loài hoa tím phải sống nương náu trên thân cây phong. Trong tương quan với những lời Naeko nói, sự so sánh ấy tương ứng với một loài cây tự mọc và một loại cây phải sống nhờ. Hai bông hoa tím luôn gợi cho Chieko nhớ về Naeko. Suy nghĩ về Naeko luôn dạt dào, thậm chí hiện rất rõ trong giấc mơ và làm Chieko thảng thốt. Hai bông hoa tím đóng vai trò như vật trung gian môi giới gợi lên trong Chieko hình ảnh của Naeko. Chieko đem so sánh cô và Naeko “cũng do tiền định mà không gặp được nhau”. Xao xuyến trước cái đẹp hữu hạn, Chieko chỉ từ hai bông hoa mà liên tưởng rất nhiều. Thậm chí, Chieko còn ví khoảng cách của chúng với khoảng cách của một đôi tình nhân do tiền định mà không thể đến được với nhau. Đó là Hideo và Naeko hay Chieko và Riuxuke? Hay hình ảnh loài dế rúc mà Chieko nuôi: “Bây giờ đang xuân chưa phải là mùa thu lúc lũ dế bắt đầu rúc, song những cây hoa tím không vô cớ nhắc nàng nhớ đến lũ dế. Chính Chieko đã bỏ lũ dế vào cái hũ tối tăm, chật chội kia, còn những cây hoa tím, sao chúng có thể lâm vào chốn quá ư bất tiện cho chúng vậy? Tuy nhiên, hôm nay mấy cây hoa tím lại nở, rồi lũ dế mới sẽ sinh trưởng và sẽ rúc”. Mùa xuân ở Cố đô còn đặc trưng bởi vẻ đẹp của hoa anh đào nở rộ, đặc biệt là hoa anh đào đang kì nở rộ ở chùa Heian Dgingu “Cố đô có nhiều loài hoa riêng chỉ có anh đào đủ thủ thỉ cùng ta: đấy mới đích xuân 38 sang” hay vẻ đẹp kì diệu thu hút lòng người “Những đóa hoa sắc hồng đẹp lạ lùng khiến tâm hồn nàng tràn đầy niềm rạo rực thiêng liêng...” vẻ đẹp ấy khiến Cheko phải thầm thì không thành tiếng: “Ôi , vậy là cả năm nay nữa ta đã gặp gỡ mùa xuân” Vào tiết xuân, rặng Đông Sơn khoác trên mình màu xanh mơn mởn còn khi trời quang mây tạnh thì có thể thấy rõ cây cối tận trên núi Hiay… lúc rặng thông liễu đâm chồi…Và rồi mùa xuân cũng qua nhanh khiến cho con người cảm thấy vô cùng tiếc nuối: “Mùa xuân qua nhanh quá. Chúng tôi không kịp cả việc ngắm hoa anh đào cho đến nơi đến chốn” (Xoxuke nói với Takichiro). b. Mùa thu muộn Để nhận biết được thời gian đã vào cuối thu: “Vậy là ở Kyoto người ta đã hối hả sửa soạn cho ngày tết đầu năm”. Thời tiết thất thường: “Trời đang trong trẻo bỗng nhiên sa suống trận mưa phùn, mà những hạt mưa thì lấp lánh trong ánh nắng. Tuyết ẩm thay thế mưa, rồi trời lại quang râm…” Vào những thời gian cuối năm mọi người đoàn tụ, dọn dẹp nhà cửa, người người tìm về quê hương để tụ họp đoàn viên. Không ngoại lệ, chị em Chieko cũng đã hẹn gặp nhau. Chieko đã quyết định đến nhà gặp Naeko mặc dù trời ở đó đã trở lạnh “em đang rất muốn được ngắm thông liễu”… Vào mùa thu, những ngay lễ lớn được tổ chức “Ngày lễ Lửa ở chùa trên núi Kurama cho việc xua đuổi cấc hung thần…” Ngoài lễ Lửa thời gian này còn diễn ra rất nhiều lễ hội khác: lễ Chặt Trúc, lễ Củ Đậu do chùa Kitano… Bình thường như mọi năm những lễ này đều được chuẩn bị và tổ chức lớn nhưng năm nay lí do là mất mùa nên một số hội không được tổ chức vào thời gian của mùa thu nơi Cố đô. Thời gian này cũng là thời gian mọi người tấp nập đón năm mới: “Việc chuẩn bị đón năm mới ở Kyoto bắt đầu từ ngày mười ba tháng chạp. Theo tập tục xưa, mọi người đi thăm và tặng quà nhau. Tập tục này được gìn giữ đặc 39 biệt chu đáo trong các quận son phấn vùng Ghion”. Thời gian này ở thành phố diễn ra các phong tục từ xưa tới nay “Các kỹ nữ và vũ nữ maiko sai nô bộc mang bánh tròn bột gạo. c. Mùa đông Chúng ta có thể nhận biết mùa đông ở Cố đô bằng hình ảnh cây phong “Lá đỏ trên những cây phong đã rụng đã rụng, mùa đông đã buông xuống các cành cây trần trụi”. Chúng ta có thể nhận thấy cố đô vào mùa đông thông qua thời tiết, cảnh vật, thiên nhiên… Mùa đông lạnh nhưng đã có tình thương yêu, tình cảm chị em máu mủ sưởi ấm. Cái lạnh của thiên nhiên không thể làm cho con người nơi đây lạnh giá. Hình ảnh tuyết xuất hiện, nhắc tới “tuyết” - Biểu tượng của mùa đông Nhật Bản người đọc có thể nhận ra niềm tự hào, xúc động của Kawabata khi miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: tuyết rơi thay cho tiếng nói của lòng người, vẻ đẹp lấp lóa dịu dàng trong ánh sáng của tuyết. “Thứ tuyết này trong vùng núi chúng em đôi khi vẫn thấy. Cứ đang làm việc, cắm cúi trên các súc gỗ, thì nó đã đọng trên lá thông liễu thành một lớp trắng tinh lúc nào không biết. Nhìn lên như những bông hoa trắng đã thình lình nở rộ. Còn trên những cây rụng lá về mùa đông, nó phủ hết các cành, kể cả các cành mảnh nhất. Và xung quanh thật đẹp làm sao”. Và tuyết thật mỏng manh “Chẳng mấy chốc nó lại hết, mà có lẽ chuyển thành tuyết ướt hoặc thành mưa nhỏ cũng nên”, “những bông tuyết rơi xuống tóc Chieko và tức khắc tan ra”… Tuyết tan ra, sự mỏng manh của nó cũng chính là lúc hai chị em nhà Chieko phải chia tay nhau trong màn đêm buốt giá. 2.2.2. Thời gian tâm lý Thời gian tâm lý là thời gian gắn với tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm thụ của mỗi người và tâm trạng của từng người. Sự vận động của thời gian không 40 tuân theo những quy luật khách quan mà theo quá trình phát triển tâm lý con người, các bình diện thời gian bị xáo trộn, đảo ngược không tồn tại độc lập trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn quan sát cuộc sống và số phận nhân vật, thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Đây là dòng thời gian diễn ra trong ý thức của nhân vật khi hồi tưởng lại những điều đã qua. Nó không tuân theo một trình tự mà phụ thuộc vào những liên tưởng trong tâm hồn nhân vật, tạo thành một dòng chảy mênh mang những cảm xúc. Như một quy luật tự nhiên trong cuộc đời mỗi con người luôn tồn tại một thời gian quá khứ, quá khứ ấy hiện về khi con người có ý thức về đời sống nội tâm, khi họ có nhu cầu nhớ lại, sống lại những sự việc đã qua. Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy trong Cố đô có xuất hiện thời gian tâm lý. Đây là kiểu thời gian chiếm vị trí không nhỏ trong tác phẩm. Nó góp phần giúp độc giả nhận biết nhà văn có chú ý tới việc thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Đây cũng là một yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật đặc biệt của Y. Kawabata. Thế giới tâm hồn sâu kín của con người hiện lên qua trang sách Y. Kawabata không phải lúc nào cũng chỉ thuộc về hiện tại mà luôn có sự hiển hiện của quá khứ, luôn có bóng dáng của quá khứ vì Y. Kawabata là một người luôn coi trọng quá khứ. Đó là những liên tưởng không thống nhất về thời gian, đó là những liên tưởng bất chợt, kỷ niệm trong cuộc sống, trong tình yêu, gia đình… Thời gian đồng hiện đem tâm tưởng nhân vật quay về với hồi ức. Nhạt nhòa ranh giới thời gian, quá khứ được đem đặt song song với hiện tại. Thời gian đồng hiện làm sống dậy cảm giác, cảm xúc của quá khứ, khơi gợi dòng liên tưởng miên man, bất tận. Bối cảnh thời gian trong Cố đô kéo dài từ mùa xuân với lễ hội tôn giáo ở Kyoto đến mùa đông băng tuyết. Suốt cả bốn mùa, 41 những cành cây thông liễu luôn vút thẳng khoe màu sắc non xanh cùng thiên nhiên. Những vòm lá ngọn cây thông liễu được Kawabata ví như hoa mùa đông. Trong khi đó, ở Xứ tuyết, vẻ đẹp của núi non và rừng cây bá hương được đặt trong tương quan ba mùa Xuân, Đông và Thu. Những lễ hội diễn ra được tổ chức theo những thời điểm cố định trong năm trở thành truyền thống văn hóa Kyoto. Toàn bộ Cố đô, những lễ hội diễn ra trong hệ qui chiếu so sánh tâm cảnh và ngoại cảnh. Lễ tống hạ vào đêm trước tiết lập thu, sau đó nửa tháng đống lửa tiễn biệt cháy. Ngày còn nhỏ, Chieko háo hức để ngắm khung cảnh này. Nhưng hiện tại, khi đối diện với những tình huống quá bất ngờ trong cuộc sống, nỗi lòng đang rối như tơ vò, Chieko cảm nhận nỗi buồn không dứt, lễ tống hạ không còn là sự háo hức đối với cô nữa. Lễ Ghion vào mùa hạ của hiện tại nhắc về một lễ Ghion xa xôi, sống động trong kí ức. Quá khứ vui tươi đã lùi hẳn, hiện tại gieo vào lòng người những ưu tư không dễ nguôi ngoai. Nhìn về quá khứ tươi đẹp, “Chieko hồi tưởng lại hồi mùa xuân năm nay nàng dạo trong vườn bách thảo và ngắm loài uất kim hương trổ hoa mãnh liệt ra sao”. Chieko được ba mẹ yêu thương, ân cần, chu đáo, chứa chan tình cảm, khác hẳn với Naeko. Không những gia đình Takichiro Xada chỉ tốt với Naeko mà còn muốn cô về ở với gia đình mình “Nếu có điều gì rủi ro xảy ra với cô gái ấy, với Naeko, thì con hãy đưa cô gái ấy về nhà nhé”. Tình cảm của ông Takichiro thật cao quý, giàu lòng nhân ái yêu thương người khác như chính con gái của mình. 2.3. Cách tổ chức thời gian Việc xây dựng thời gian nghệ thuật trong Cố đô với hai kiểu thời gian: Thời gian tự nhiên và thời gian tâm lý, Y. Kawabata đã đưa tới cho bạn đọc sự mới mẻ, hấp dẫn đối với tác phẩm của ông. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong 42 thế giới nghệ thuật, thể hiện được sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hai kiểu thời gian cùng tồn tại song song càng giúp độc giả nhìn nhận rõ nét hơn về nhân vật, thế giới nhân vật đang sống. Góp phần làm cho tác phẩm ngày càng gần gũi, chân thực hơn, tạo sức sống mạnh mẽ cho tác phẩm. Thời gian ở Cố đô là thời gian đồng hiện, đây là kiểu thời gian tiêu biểu nhất trong tất cả sáng tác của Y. Kawabata. Với kiểu thời gian này giúp cho nhân vật hồi tưởng về quá khứ… Vận động thời gian trong tiểu thuyết chậm rãi, không biến hóa một cách đa dạng, khi thì kéo căng, có lúc đứt đoạn, khi chảy liên tục như những tiểu thuyết của nhà văn phương Tây. Dòng ý thức tiểu thuyết mềm mại, uyển chuyển, trầm lắng theo dòng cảm xúc miên man của nội tâm người phương Đông. Theo chủ nghĩa duy cảm Y. Kawabata hầu như để cho nhât vật của mình im lặng mang tính chất thiền tương trưng của mỹ cảm người Nhật. Thời gian đồng hiện cho phép quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện trong tâm tưởng cùng lúc, không bị ngăn cách, liên tục như dòng chảy. Số phận nhân vật theo lát cắt của hiện tại bị xén quá khứ và tương lai. Nhưng theo dòng tâm tường những thời gian của Xuân, Hạ, Thu, Đông không đóng băng ở quá khứ mà trở về đồng hiện với hiện tại. Dòng ý thức đã đưa nhân vật vào trạng thái phi thời gian nhưng người đọc vẫn hiểu được câu chuyện mà Y. Kawabata đang kể. 43 KẾT LUẬN 1. Kawabata không phải là nhà văn đầu tiên chịu ảnh hưởng các tác động của văn hóa phương Tây. Nhưng điều đặc biệt ở ông là sự tiếp thu văn hóa phương Tây trên tinh thần bảo vệ bản sắc văn hóa Nhật Bản đã tạo nên một xu hướng hòa hợp trong văn học. Y. Kawabata có một tuổi thơ nhọc nhằn và bất hạnh. Tuổi thơ bất hạnh và những mất mát to lớn đã rèn luyện cho ông ý chí, nghị lực phi thường vươn lên làm chủ hoàn cảnh. Ông đến với văn chương từ rất sớm, khao khát khôi phục lại giá trị truyền thống được hình thành từ thời Heian. Ông được coi là “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” đọc tác phẩm của ông người ta phát hiện ra vẻ đẹp, chiều sâu tâm hồn con người và cảm nhận vẻ đẹp không chỉ bằng mắt mà cả bằng tai và bằng đôi tay. Năm 1968 Y. Kawabata đã bước tới đỉnh cao của thành công khi bộ ba tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô đã đem đến cho ông giải thưởng Nobel văn học. Vinh dự này chứng minh cho tài năng nghệ thuật viết văn của ông thể hiện được bản chất và tư duy Nhật Bản. Cũng giống như những nhà văn khác, Y. Kawabata chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời đại và truyền thống. Nền văn minh phương Tây đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế, văn hóa Nhật Bản. Một mặt nó đem lại sự phát triển cho xứ sở Phù Tang. Mặt khác nó phá vỡ thuần phong mỹ tục Nhật Bản từ thời Heian. Đa phần các nghệ sỹ thời kỳ này sáng tác theo tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây. Y. Kawabata ít nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hóa du nhập bên ngoài nhưng về cơ bản ông là người phương Đông, có ý thức sâu sắc việc bảo tồn giá trị truyền thống của văn học Nhật Bản. Ông đã từng nói: “tôi đã từng chấp nhận lễ rửa tội nơi văn chương Tây phương hiện đại và tôi đã bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của 44 mình”. Vì lẽ đó, Y. Kawabata tạo được vai trò đặc biệt quan trọng trong nền văn học Nhật Bản. Bằng ngôn ngữ kể chuyện điềm đạm, dịu dàng sâu lắng. Y. Kawabata đã đưa tới cho bạn đọc sự hấp dẫn, say mê khi đến với các tác phẩm của ông không phải ở thi pháp Chân không đặc trưng mà còn thể hiện ở không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã gia công xây dựng theo mục đích của mình. Không gian và thời gian trong mỗi tác phẩm được tác giả tổ chức theo những cách riêng, không giống nhau nhưng nhìn chung chúng đều thể hiện được quan điểm của Y. Kawabata là hướng về quá khứ, đi tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị mai một, lãng quên. 2. Cố đô là một trong những tác phẩm đặc sắc của Y. Kawabata. Không gian Cố đô hiện lên trong nhiều tác phẩm của Kawabata. Trong tiểu thuyết Cố đô, nó không chỉ được lấy làm bối cảnh chính cho một câu chuyện buồn mà theo một số nhà nghiên cứu nó là “một nhân vật chính của tác phẩm”. Naeko và Chieko là hai chị em sinh đôi của một gia đình nông dân. Theo một hủ tục thời xưa ở Nhật Bản, việc sinh hai đứa con như vậy đem lại nhiều vận rủi cho gia đình nên bố mẹ hai cô đã bỏ Chieko trước cửa hiệu bán vải của nhà Takichiro. Ông bà Takichiro không có con. Họ bèn nhận cô bé làm con nuôi và coi cô bé như con đẻ. Chieko lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ nuôi. Khi Chieko học hết trung học, bà Takichiro đã tiết lộ sự thật về nguồn gốc của Chieko cho cô nghe. Sau sự kiện đó, bà càng yêu mến Chieko hơn. Trong một buổi đi dự lễ hội, Chieko gặp một cô gái xinh đẹp giống hệt cô. Lần hỏi, Chieko biết đó chính là người chị em sinh đôi của mình. Từ đó cô thường đến làng Bắc Sơn để gặp người chị em của mình. Qua Naeko, Chieko biết cha mẹ họ đã mất. Naeko kiếm sống rất vất vả. Ông bà Takichiro mong muốn Naeko về sống cùng với họ. Nhưng cảm nhận được sự khác biệt về hoàn cảnh sống nên Naeko đã từ chối lời đề nghị ấy. Hai chị em chia tay nhau sau khi đã cùng ngủ một đêm dưới một mái nhà trong một buổi 45 sớm sương mù giăng trắng xoá, khi cả thành phố Tokyo còn chìm trong giấc ngủ. Câu chuyện trên được đặt trong một không gian hết sức nên thơ của cố đô. Đó là nơi thiên nhiên ngập tràn sắc xanh trinh nguyên của thông, sắc hồng phớt của hoa anh đào đang độ. Hồ nước trong vắt làm tôn lên những màu sắc lộng lẫy. Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đồng nhất với vẻ đẹp của tình người: “Thật vậy, cây anh đào đẹp lạ thường. Nó đứng đó, buông cành chẳng khác nào một cây liễu rủ. Chieko bước vào dưới tán che của nó, và một cơn gió nhẹ làm rớt xuống vai nàng, xuống bên chân nàng mấy cánh hoa. Những bông hoa rụng phủ đầy mặt đất phía dưới cây anh đào, bảy tám bông gì đó dập dờn trên mặt nước. Có sào trúc chống đỡ cành, vậy mà những đầu cành thanh mảnh, kết đầy hoa, vẫn rủ sát đất”. Không gian Cố đô mang vẻ đẹp của một xứ sở huyền thoại với những con người có tâm hồn thánh thiện như vừa bước ra từ nước thiên đàng. Đó là ông bà Takichiro có trái tim nhân hậu. Họ đã mở rộng vòng tay âu yếm đón cô bé bị bỏ rơi đáng thương. Ông Takichiro rất tha thiết với những giá trị truyền thống của Nhật Bản đặc biệt là những chiếc đai áo kimono. Ông đã vào ở ẩn trong chùa để học thiết kế những mẫu vẽ kimono độc đáo mặc dù ông là một nhà kinh doanh tơ lụa. Đó là chàng trai Hideo thông minh nhẫn nại, một trong những thợ dệt đai áo kimono giỏi nhất vùng cố đô. Chàng có một trái tim yêu rất đỗi chân thành. Đó là cô gái Chieko có tâm hồn tinh tế nhạy cảm, trái tim chứa đầy yêu thương. Ở xứ sở huyền thoại này, con người ứng xử với con người, con người ứng xử với thiên nhiên theo một nguyên tắc mà người Nhật coi là một lý tưởng thẩm mỹ thời Heian: miyabi – tinh tế, tao nhã. Cố đô là miền đất linh thiêng trong hoài niệm của nhà văn. Qua đó khẳng định tài năng của tác giả, giúp tác phẩm còn mãi với thời gian. Thời gian Cố đô không đóng băng ở quá khứ mà đồng hiện với hiện tại. Kiểu không gian đồng hiện ở tác phẩm đã tạo nên nét đặc sắc trong tiểu thuyết của Kawabata nói chung và Cố đô nói riêng. Nghệ thuật xây dựng 46 thời gian đã tạo nên vẻ đẹp riêng, ấn tượng độc đáo với độc giả. Khẳng định vai trò của nhà văn đối với Nhật Bản và trên thế giới. Kawabata xứng đáng để lại trong lòng độc giả cho tới mai sau - “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (biên soạn), “150 thuật ngữ văn học” - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội 2. Nguyễn Thị Bích Dung (1999), “Y. Kawabata - Người sinh ra bởi vẻ đẹp Nhật Bản”, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ( Số 1). 3. Trùng Dương (dịch) - Ngàn cánh hạc- NXB Hội nhà văn (2001). 4. Ngô Quý Giang (dịch) - Tiếng rền của núi- NXB Hội nhà văn (2001). 5. Giáp Thị Hà (2008), Khóa luận tốt ngiệp đại học, Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm người đẹp say ngủ của Y. Kawabata, ĐHSP Hà Nội 2. 6. Nguyễn Thị Hà (2009), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, ĐHSP Hà Nội 2. 7. Phạm Thị Hà (2010), khóa luận tốt nghiệp đại học, Không gian và thời gian trong Xứ Tuyết của Y. Kawabata, ĐHSP Hà Nội 2. 8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học - Nhà xuất bản giáo dục. 9. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương - Lí luận văn học, vấn đề và suy ngẫm - NXB Giáo dục - 1998. 10. Đào Thị Thu Hằng (2005), “Y. Kawabata giữa dòng chảy Đông- Tây”, Nghiên cứu văn học (số 7). 11. Thái Văn Hiếu (dịch) - Cố đô - Nhà xuất bản Hải Phòng (1988). 12. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) - Từ điển văn học - Nhà xuất bản thế giới. 13. Y. Kawabata (2001) - Tuyển tập Y. Kawabata, Nxb Hội nhà văn, TP Hồ Chí Minh 14. Nguyễn Thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Sách dùng cho sinh viên Ngữ văn và giáo viên Ngữ văn phổ thông) NXB Giáo dục. 15. Nguyễn Thị Mai Liên (2005), “Y. Kawabata- Lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”, Nghiên cứu văn học (số 11). 16. Phương Lựu (Chủ biên) (2006)- Lý luận văn học- Nhà xuất bản giáo dục. 17. Ngô Văn Phú (2001), Xứ Tuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 18. Trần Đình Sử (1987) - Thi pháp thơ Tố Hữu – NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 19. Trần Đình Sử (2007) – Giáo trình Dẫn luận thi pháp học - Đại học Huế Trung tâm đào tạo từ xa. 20. Lê Ngọc Trà - Lí luận và văn học - NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh 1990. 21. Lưu Đức Trung ( 1999), Thi pháp tiểu thuyết của Yasunary Kawabata nhà văn lớn Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu văn học (số 9). PHỤ LỤC Bảng khảo sát các kiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong Cố đô: Không gian chùa chiền, ni viện Không Các kiểu không gian gian của nghệ thuật Vị trí xuất hiện [tr 613] trong tiểu thuyết [tr 633] [tr 685] [tr 687] Không gian của tâm linh Không gian của lễ hội - Không gian chùa Heian Dgingu [tr 584] - [tr 586] - [tr 589] - [tr 590] - [tr 593] - tr595] - Chùa Nonomiya [tr 602] - Chùa Kodzandgi [tr633] - Ni viện [tr 595] - [tr 596] - Lễ Chặt Trúc [tr643tr 644] - Lễ Ghion [tr 647] - Lễ Heian Dgingu [lễ Kỷ Nguyên; tr 704] - Hội đệ tử chùa Yaxaka [tr655] -Hội Karyobinga [tr 707] Không gian sinh hoạt Không Không Không gian gian gian ngôi thành vùng Bắc nhà phố Sơn Kimono - [tr 597-[tr612] -[tr 630tr 599] -[tr622] tr 641] -[tr 605] -[tr636] -[tr 672] - [tr 607] -[tr 699-[tr 710- tr tr 703] 711] -[tr 721] -[tr 734] - [tr 725] Không gian tâm lý - [tr 584] - [tr 601] - [tr 608] - [tr 611] - [tr 652tr653] - [tr 708] Tần số xuất hiện 4 lần 10 lần 5 lần 5 lần 3 lần 5 lần 6 lần Tỉ lệ phần trăm 10,52% 26,32% 13,16% 13,16% 7,89% 34,21% 13,16% 15,79% 15,79% 50% Các kiểu thời gian Thời gian tự nhiên Thời gian Thời gian tâm lý Thời gian các mùa lễ tiết và a. Mùa b. Mùa thu c. Mùa thời gian xuân muộn đông [tr 706] [tr 720] thực Vị trí xuất hiện [tr 649- tr - [tr 580] trong tiểu thuyết 650] - [tr 587] - [tr 581] - [tr 583] [tr 655] - [tr 585] [tr 718] - [tr 708] - [tr 729] Tầnsố xuất hiện 4 lần 2 lần 1 lần 1 lần 5 lần Tỉ lệ phần trăm 30,77% 15,39% 7,69% 7,69% 38,46% [...]... Khái niệm về không gian nghệ thuật Không gian là hình thức cơ bản của thế giới Trong đó, các vật thể có độ dài và độ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cách nhìn và mang ý nghĩa khái quát thì không gian nghệ thuật là trường... kiểu không gian chủ đạo trong Cố đô là không gian của tâm linh Sau đây là các kiểu không gian xuất hiện trong tiểu thuyết Cố đô của Y Kawabata: 1.2.1 Không gian chùa chiền, ni viện 1.2.1.1 Không gian của nghệ thuật Nhắc tới không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là nói về một vấn đề có nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên các quan điểm đều gặp gỡ nhau trong quan niệm cho rằng: Không. .. định Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng”[8; tr 322] Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập, tương đối, không quy được vào không gian địa lý Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức, 7 tôn ti trật tự Không gian. .. tổng thể, ngoài không gian thiên nhên, cây cỏ, không gian trong Cố đô được Kawabata xây dựng đồng hiện gồm có: không gian phố phường Cố đô, không gian cửa hiệu của gia đình Xada, không gian chùa chiền, không gian làng, rừng - thông liễu ở Bắc Sơn, không gian Thất Lâu Thượng Quận Không gian phố cổ ở Kyoto: những ngôi chùa cổ, thành phố ngập tràn trong màu xanh tươi trẻ của cây cối Chieko và Xinichi đã... được thống kê như sau: Các kiểu không gian Số lần xuất hiện và tỉ lệ phần trăm 1 Không gian chùa chiền, ni viện Không gian của nghệ thuật 4 lần (10,52%) Không gian của tâm linh 10 lần (26,32%) Không gian của lễ hội 5 lần (13,16%) 2 Không gian sinh hoạt Không gian ngôi nhà 5 lần (13,16%) Không gian thành phố Kimono 3 lần (7,89%) Không gian vùng Bắc Sơn 5 lần (13,16%) 3 Không gian tâm lý 6 lần (15 ,79%)... một vài đường nét còn lại là những khoảng trống hư không Điều này cho thấy tác giả luôn trân trọng quá khứ, hướng về quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang dần bị lãng quên Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy không gian nghệ thuật trong Cố đô củaY Kawabata gồm ba kiểu không gian: Không gian chùa chiền, ni viện; Không gian sinh hoạt; Không gian tâm lý Các kiểu không gian trong tiểu thuyết Cố đô. .. niệm cho rằng: Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực Đó là mô hình nghệ thuật về thế 10 giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không gian đó Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật Tuy nhiên điều đặc biệt là ở chỗ, không gian nghệ thuật là hình thức... Đóng góp của khóa luận Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cung cấp ngữ liệu về việc giảng dạy những tác phẩm văn học Nhật Bản sau này ở phổ thông 8 Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được chia làm hai chương: Chương 1: Không gian nghệ thuật trong Cố đô Chương 2: Thời gian nghệ thuật trong Cố đô 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ 1.1 Khái... công của Cố đô Y Kawabata đã kết hợp thật tài tình, hòa điệu giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông nhờ đó mà trở nên hấp 28 dẫn đặc biệt Nó đặc sắc bởi chất truyền thống trong không gian hiện thực với chất hiện đại trong không gian tâm lý Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ, không gian nghệ thuật là một thủ pháp giúp nhà văn khắc sâu trong. .. phụ thuộc vào cách phản ánh thế giới của nhà văn vì nó mang tính chủ quan Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện chỉnh thể của nó Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một “điểm nhìn” diễn ra trong “trường ... Không gian nghệ thuật Cố đô Chương 2: Thời gian nghệ thuật Cố đô NỘI DUNG CHƢƠNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ 1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật Không gian hình thức giới Trong đó, vật thể... 18 1.2.3 Không gian tâm lý 24 CHƢƠNG THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ 32 2.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 32 2.2 Thời gian nghệ thuật Cố đô 33 2.2.1 Thời gian tự... CHƢƠNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CỐ ĐÔ 1.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 1.2 Không gian nghệ thuật Cố đô 1.2.1 Không gian chùa chiền, ni viện 10 1.2.2 Không gian sinh

Ngày đăng: 05/10/2015, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w