8. Bố cục khóa luận
1.2.3. Không gian tâm lý
Không gian tâm lý hay có thể hiểu là không gian tâm tưởng của nhân vật. Không gian tâm lý được tạo ra do dòng ý thức bên trong của nhân vật, thường gắn với hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ. Đây là không gian đặc biệt mang cảm quan đời sống của nhà văn. Không gian này mang đậm dấu ấn trạng thái tinh thần, đạo đức, tính cách, số phận của từng nhân vật cụ thể, những sắc thái biểu hiện của không gian ngoại cảnh thường được khúc xạ qua lăng kính chủ quan, là một cái cớ để mở rộng suy tư, cảm xúc của nhân vật. Không gian chật hẹp có ảnh hưởng đến không gian tâm lý (từ đó nhân vật sống với hồi ức về một quá khứ không bao giờ trở lại). Nhân vật tách mình khỏi không gian thực để trở về với không gian quá khứ, không gian tâm tưởng. Không gian tâm lý mang tính hướng nội, có vai trò thức dậy tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Trong sáng tác của Kawabata vấn đề không gian được xây dựng hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng của nhân vật, đây là một dạng không gian tâm lý- không gian tồn tại chủ yếu trong các sáng tác của ông.
Trong Ngàn cánh hạc có rất nhiều không gian liên quan đến tâm trạng con người. Gia đình Kikuji bị Chikako “ám” từ khi chàng còn là một cậu bé và cứ mỗi lần cô ta xuất hiện, chàng lại thấy không gian xung quanh trở nên ảm đạm, xấu xí. Trên đường từ sở về nhà, khi biết Chikako đã tự ý sắp xếp một buổi trà đạo nho nhỏ trong nhà mình, Kikuji thấy “khách bộ hành qua lại thưa thớt một cách khác thường. Con phố im lìm và hoang vắng…”
Hay Tiếng rền của núi không gian tâm trạng của nhân vật cũng được thể hiện rõ nét. Ông Shingo thường hay nhớ về những khoảng không gian xưa cũ nhưng nhiều kỷ niệm gắn với người chị gái vợ. Đó là cảnh vườn nhà cha vợ với hình ảnh chị gái vợ sáng sáng thức dậy dọn dẹp tuyết trên các dãy chậu hoa. Ông Shingo vốn nặng lòng với người chị gái vợ và sau này lại thấy cô con dâu phảng phất dáng nét của người xưa khiến cuộc sống của ông là một
chuỗi suy tư, không gian sống của ông chính là không gian tâm lý do bản thân ông tạo ra.
Trong tiểu thuyết Cố đô, không gian tâm lý thường là không gian hẹp, là những suy tư của nhân vật về triết lý cuộc đời, về những đau buồn mất mát của số phận con người. Sự chia lìa tình chị em giữa Chieko và Naeko (hai chị em song sinh) do hoàn cảnh gia đình đã làm cho họ, đặc biệt là Chieko, luôn trăn trở về tình máu mủ và gốc gác của mình. Nỗi niềm day dứt của Chieko thể hiện rất rõ tâm trạng của nàng khi nhìn những sự vật xung quanh mình. Nhìn những bông hoa tím đang nở trên những cành cây phong cao thấp khác nhau, Chieko chạnh lòng “liệu có khi nào hai cây hoa tím trên dưới gặp nhau không? Liệu chúng có biết đến sự tồn tại của nhau không? Nhưng với chúng thì các chữ “gặp” và “biết” mang ý nghĩa gì cơ chứ? Ngắm những bông hoa đẹp, Chieko suy tư: “Trong cây phong ẩn giấu nguồn sức mạnh lớn lao biết bao… Than ôi, sức mạnh ở Chieko này thì có hơn gì loài hoa tím nương náu trên thân cây nó. Chao ôi, kìa những đóa hoa tím đã tàn rồi”. Tâm trạng của Chieko mở ra cùng với thế giới thiên nhiên tạo ra một không gian tâm trạng có sự giao hòa giữa con người với ngoại cảnh. Những bông hoa tím của cây phong đã trở thành điểm tựa cho những cảm xúc và diễn biến tâm trạng của Chieko. Cũng như những đóa hoa kia, Chieko mong ước được gặp Naeko và những người thân của mình. Nhưng rồi khi đã toại nguyện thì họ không ở bên nhau mà lại xa nhau mỗi người một ngả, trở về cái đích xuất phát ban đầu.
Y. Kawabata là một nhà văn luôn tinh tế và nhạy cảm trong từng biến đổi của thiên nhiên cũng như luôn đi sâu khám phá những rung động dù nhỏ bé trong tâm hồn con người. Hầu hết các nhân vật của ông được thể hiện chủ yếu bằng không gian tâm tưởng của tiềm thức. Đó là không gian của những nỗi đau, niềm hạnh phúc, là sự hồi tưởng, là cảm xúc biến đổi của tâm trạng trải dài trong dòng ý thức của nhân vật. Ở mỗi hoàn cảnh, mỗi không gian khác nhau không gian tâm lý của Chieko lại thể hiện theo một hướng khác.
Cụ thể, cũng có lúc nàng nghĩ cho những cành hoa bé nhỏ “khách khứa đến cửa hàng vẫn tỏ vẻ thán phục cây phong nhưng hầu như chả có ai để ý đến những cây hoa tím đang khiêm nhường trổ hoa. Cái cây cổ thụ làm người ta kinh ngạc bằng sức mạnh của mình, mà khúc thân mọc điểm rêu xanh gợi ra sự nể trọng và tạo thêm cho cây phong một nét mỹ cảm riêng. Hai khóm hoa tím nhỏ nhoi, nương náu trên đó, dường như lu mờ hẳn trong khúc ngợi ca sự hùng vĩ và vẻ đẹp kia”. Chieko cảm thông cho những cây hoa nhỏ bé: “Đôi lúc nàng có cảm giác như những đóa hoa phía trên pho tượng chính là trái tim của đức bà Maria đồng trinh”. Tiếp đó Chieko còn nghĩ đến những con dế mà nàng đã nuôi. Hình ảnh lũ dế mà nàng giam trong chiếc hũ Tamba cổ… Nàng có tấm lòng đồng cảm, thương xót cho những sự vật bé nhỏ, ngoài đời chẳng mấy ai chú ý tới những điều thật bình thường như vậy.
Đối với người bạn - Xinichi cảm thấy bực mình với anh ta khi đi gặp trong buổi ngắm hoa anh đào. “Người gì, đã có hẹn một cô gái trẻ lại nằm xoài ra trên cỏ! Không hẳn cái thói vô giáo dục của anh ta, cũng không phải thái độ khinh thị trong tư thế anh ta khiến nàng tức giận, mà đúng hơn nàng chỉ đơn thuần thấy gớm ghiếc vì anh ta nằm như thế đấy trước mặt nàng. Trong đời nàng chưa quen với sự như thế…”. Lúc này Chieko tỏ ra có vẻ gì đó giận dỗi người bạn của mình. Nhưng sau đó, họ cùng nhau đi ngắm hoa anh đào ở chùa và nói chuyện vui vẻ với nhau. Nàng còn tâm sự với Xinichi về xuất thân của mình: “Xinichi này, vậy mà tôi là đứa con bị bỏ rơi đấy” và tâm trạng của Chieko trong khoảng không gian này theo lời của Xinichi nhận xét: “Chieko có buồn rầu thật”. Có thể dễ dàng nhận thấy Chieko đang cố tình thổ lộ với Xinichi nàng là đứa con bị bỏ rơi, vì “Chieko đoán chừng chàng trai phải lòng nàng. Phải chăng nàng quyết định nói cho anh biết về thân phận mình đơn thuần vì lòng hàm ơn? Lẽ ấy Xinichi ngờ lắm. Ngược lại thì đúng hơn: lời lẽ nàng nghe như thể nàng đang khước từ trước mối tình của anh. Có
lẽ, cũng chắc là thế ngay cả trong trường hợp giả sử nàng bịa ra cái tiểu sử “con bỏ rơi”…”
Những suy nghĩ của Chieko trong tiểu thuyết Cố đô dược tác giả diễn tả như tâm lý của một người từng trải. Nghĩ về gia đình bố mẹ nuôi, Chieko dằn vặt mình “Thà rằng hi sinh những ngón tay mình để cha cắn nát, miễn sao giảm nhẹ được cơn thịnh nộ của ông còn thấy dễ chịu hơn - Chieko đau khổ lắc đầu lẩm bẩm”. Rồi những kí ức về người mẹ trong buổi cùng bà đi thỉnh chuông chùa Nemmbutsu bỗng hiện về trong tâm trí Chieko. Khi tìm được người em song sinh Naeko, Chieko vẫn không nguôi nghĩ ngợi “Tuy chúng ta là chị em sinh đôi đấy, nhưng chắc Naeko nhận ra sự khác biệt về hoàn cảnh hiện thời của mỗi người - Chieko nghĩ và lúng túng không biết trả lời sao”
Đối với người em song sinh - Naeko, hai chị em nhận ra nhau trong không gian diễn ra buổi lễ Ghion “Ở chỗ các kiệu rước tạm đỗ nàng mua một cây nến nhỏ thắp lên và thắp trước thánh linh. Trong thời gian lễ Ghion, người ta chuyển các tượng thánh từ chùa Yaxaka đến địa điểm các kiệu rước tạm đỗ- đấy là khu vực phía Nam Kyoto, trên ngã tư Xinkiogoku và Đại lộ thứ tư”. Hai người họ gặp nhau nhưng chưa biết là chị em ruột và còn là chị em song sinh của nhau. Chieko cảm thấy bối rối chưa biết phải cư xử như thế nào : “Chieko nắm cánh tay đã chìa ra. Nó dãi dầu mưa gió thô ráp chứ đâu được chăm chút như bàn tay Chieko”. Hai người họ mặc dù chào nhau ra về nhung vẫn hứ hẹn ngày gặp lại, Naeko nói với Chieko: “Em còn nhiều điều muốn nói với chị. Khi nào rảnh rỗi tiểu thư quá bộ ghé qua làng em nhé. Ta sẽ vào rừng, ở đấy chẳng có ai nghe thấy chúng ta nữa”… Lần đầu tiên gặp người em song sinh của mình Chieko có tâm trạng vừa vui vừa không nghĩ đó là sự thật…Họ chia tay nhau nhưng về sau không hiểu vì sao lại đi cùng đường “hai người cùng đi một hướng - về phía cây cầu ở Đại lộ thứ tư”. Tình cảm của Chieko với Naeko đang ngày càng tốt hơn “Nàng vẫn không sao quyết được: chia tay Naeko ở đây chăng, hay đi với chị ấy đến tận nhà? Rồi
bỗng dưng nàng cảm thấy mối tình cảm nồng nàn trước cô gái kia đang dâng lên trong tâm hồn…”. Chính vì vẻ bên ngoài của hai chị em giống nhau nên Hideo (bạn của Cheiko) đã nhận nhầm tưởng Naeko là Chieko, nàng biết vậy nhưng không xuất hiện, nàng không muốn mọi người biết mình còn một người em song sinh. Đó là lần gặp đầu tiên của hai chị em “nỗi xao xuyến tâm hồn mà nàng nếm trải sau lúc gặp cô gái kia trước Thánh điện bên kiệu khiêng, hóa ra còn sâu sắc hơn niềm xao xuyến của Naeko. Chí ít cô cũng biết rằng mình có người chị em sinh đôi, và cô tìm kiếm người hoặc chị hoặc em ấy của mình”. Sau lần gặp Naeko, nàng cảm thấy tình chị em đằm thắm đang nảy nở trong tâm hồn mình “Chị ấy tâm hồn trong sạch và thuần phác hơn ta, cần cù và thể chất khỏe mạnh, có thể một lúc nào đó chị ấy sẽ là chỗ tựa cho ta…”. Lần gặp thứ hai, Chieko chủ động tới nơi Naeko làm việc không gian ở làng Bắc Sơn, “chỗ này thì chả có ai bên dưới thấy được chúng ta”. Không gian vùng Bắc Sơn hôm ấy khu rừng tối sầm, “sấm nổ vang”, Chieko được Naeko bảo vệ, Naeko lấy thân mình bảo vệ cho chị em song sinh của mình. Chieko đã cảm nhận được sự ấm áp ”Ngay cả vào mùa hè mưa rào ở vùng núi cũng làm người ta bị lạnh, nhưng hơi ấm đầy nhựa sống toát ra ở người con gái đã sưởi ấm Chieko. Sự ấm áp trìu mến khó tả của một người thân khiến Chieko chứa chan hạnh phúc. Nàng nhắm mắt và lặng đi, cả tâm hồn vang động cảm xúc ấy”.
Lựa chọn không gian “được tái hiện bởi suy nghĩ” này, Y.Kawabata đã đưa nhân vật trở về với khoảng không gian xưa cũ từ những mối liên hệ trong thực tại. Qua không gian này, nhà văn đã phản ánh được thế giới tâm hồn của nhân vật một cách phong phú, sống động như ngoài đời. Có thể nói không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt đời thường và không gian tâm tưởng đã đóng góp rất lớn cho thành công của Cố đô. Y. Kawabata đã kết hợp thật tài tình, hòa điệu giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, không gian nghệ thuật trong tác phẩm của ông nhờ đó mà trở nên hấp
dẫn đặc biệt. Nó đặc sắc bởi chất truyền thống trong không gian hiện thực với chất hiện đại trong không gian tâm lý. Từ đó, người đọc có thể hiểu rõ, không gian nghệ thuật là một thủ pháp giúp nhà văn khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về con người và nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Với
Cố đô đó là sự tôn vinh vẻ đẹp con người, vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn. Không gian đồng hiện xây dựng những hình khối, các mảng màu tô đậm hồi ức của cácnhân vật. Những cuộc gặp gỡ hoặc xuất hiện đồng thời giữa các nhân vật đều đóng vai trò là những thắt nút cho câu chuyện, trở đi trở lại cùng với niềm rung cảm của nhân vật: Chieko gặp gỡ Naeko trong lễ hội Ghion, trong dịp lễ này Hideo cũng gặp Naeko.
Cũng mang ý nghĩa biểu tượng tương tự như Xứ tuyết là không gian cố đô. Bối cảnh thực chính là Kyoto, kinh đô cũ của Nhật Bản. Xa xưa, tên của miền đất này là Heian, nghĩa là hoà bình, yên ổn. Heian chính thức được Thiên hoàng Kanmu chọn làm kinh đô của Nhật kể từ năm 794. Trong suốt gần bốn thế kỷ (794- 1185) là trung tâm của Nhật Bản, Heian đã phát triển cực thịnh. Đi vào sáng tác của Kawabata, vùng đất thơ mộng, cổ kính này trở thành nơi lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản, là biểu tượng cho thiên nhiên nguyên sơ, trinh bạch.
Không gian cố đô hiện lên trong nhiều tác phẩm của Kawabata. Trong tiểu thuyết Cố đô, nó không chỉ được lấy làm bối cảnh chính cho một câu chuyện buồn mà theo một số nhà nghiên cứu nó là “một nhân vật chính của tác phẩm”. Naeko và Chieko là hai chị em sinh đôi của một gia đình nông dân. Theo một hủ tục thời xưa ở Nhật Bản, việc sinh hai đứa con như vậy đem lại nhiều vận rủi cho gia đình nên bố mẹ hai cô đã bỏ Chieko trước cửa hiệu bán vải của nhà Takichiro. Ông bà Takichiro không có con. Họ bèn nhận cô bé làm con nuôi và coi cô bé như con đẻ. Chieko lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ nuôi. Khi Chieko học hết trung học, bà Takichiro đã tiết lộ sự thật về nguồn gốc của Chieko cho cô nghe. Sau sự kiện đó, bà càng yêu
mến Chieko hơn. Trong một buổi đi dự lễ hội, Chieko gặp một cô gái xinh đẹp giống hệt cô. Lần hỏi, Chieko biết đó chính là người chị em sinh đôi của mình. Từ đó cô thường đến làng Bắc Sơn để gặp người chị em của mình. Qua Naeko, Chieko biết cha mẹ họ đã mất. Naeko kiếm sống rất vất vả. Ông bà Takichiro mong muốn Naeko về sống cùng với họ. Nhưng cảm nhận được sự khác biệt về hoàn cảnh sống nên Naeko đã từ chối lời đề nghị ấy. Hai chị em chia tay nhau sau khi đã cùng ngủ một đêm dưới một mái nhà trong một buổi sớm sương mù giăng trắng xoá, khi cả thành phố Tokyo còn chìm trong giấc ngủ. Câu chuyện trên được đặt trong một không gian hết sức nên thơ của
Cốđô. Đó là nơi thiên nhiên ngập tràn sắc xanh trinh nguyên của thông, sắc hồng phớt của hoa anh đào đang độ. Hồ nước trong vắt làm tôn lên những màu sắc lộng lẫy. Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đồng nhất với vẻ đẹp của tình người: “Thật vậy, cây anh đào đẹp lạ thường. Nó đứng đó, buông cành chẳng khác nào một cây liễu rủ. Chieko bước vào dưới tán che của nó, và một cơn gió nhẹ làm rớt xuống vai nàng, xuống bên chân nàng mấy cánh hoa. Những bông hoa rụng phủ đầy mặt đất phía dưới cây anh đào, bảy tám bông gì đó dập dờn trên mặt nước. Có sào trúc chống đỡ cành, vậy mà những đầu cành thanh mảnh, kết đầy hoa, vẫn rủ sát đất”
Không gian Cố đô mang vẻ đẹp của một xứ sở huyền thoại với những con người có tâm hồn thánh thiện như vừa bước ra từ nước thiên đàng. Đó là ông bà Takichiro có trái tim nhân hậu. Họ đã mở rộng vòng tay âu yếm đón cô bé bị bỏ rơi đáng thương. Ông Takichiro rất tha thiết với những giá trị truyền thống của Nhật Bản đặc biệt là những chiếc đai áo kimono. Ông đã vào ở ẩn trong chùa để học thiết kế những mẫu vẽ kimono độc đáo mặc dù ông là một nhà kinh doanh tơ lụa. Đó là chàng trai Hideo thông minh nhẫn nại, một trong những thợ dệt đai áo kimono giỏi nhất vùng cố đô. Chàng có một trái