Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của yasunary kawabata (Trang 45 - 47)

8. Bố cục khóa luận

2.2.2. Thời gian tâm lý

Thời gian tâm lý là thời gian gắn với tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Thời gian dài hay ngắn, nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào sự cảm thụ của mỗi người và tâm trạng của từng người. Sự vận động của thời gian không

tuân theo những quy luật khách quan mà theo quá trình phát triển tâm lý con người, các bình diện thời gian bị xáo trộn, đảo ngược không tồn tại độc lập trong mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra khả năng đối chiếu giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Đây là thủ pháp nghệ thuật giúp nhà văn quan sát cuộc sống và số phận nhân vật, thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của con người.

Đây là dòng thời gian diễn ra trong ý thức của nhân vật khi hồi tưởng lại những điều đã qua. Nó không tuân theo một trình tự mà phụ thuộc vào những liên tưởng trong tâm hồn nhân vật, tạo thành một dòng chảy mênh mang những cảm xúc. Như một quy luật tự nhiên trong cuộc đời mỗi con người luôn tồn tại một thời gian quá khứ, quá khứ ấy hiện về khi con người có ý thức về đời sống nội tâm, khi họ có nhu cầu nhớ lại, sống lại những sự việc đã qua.

Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy trong Cố đô có xuất hiện thời gian tâm lý. Đây là kiểu thời gian chiếm vị trí không nhỏ trong tác phẩm. Nó góp phần giúp độc giả nhận biết nhà văn có chú ý tới việc thể hiện thế giới nội tâm phong phú, phức tạp của nhân vật. Đây cũng là một yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật đặc biệt của Y. Kawabata. Thế giới tâm hồn sâu kín của con người hiện lên qua trang sách Y. Kawabata không phải lúc nào cũng chỉ thuộc về hiện tại mà luôn có sự hiển hiện của quá khứ, luôn có bóng dáng của quá khứ vì Y. Kawabata là một người luôn coi trọng quá khứ. Đó là những liên tưởng không thống nhất về thời gian, đó là những liên tưởng bất chợt, kỷ niệm trong cuộc sống, trong tình yêu, gia đình…

Thời gian đồng hiện đem tâm tưởng nhân vật quay về với hồi ức. Nhạt nhòa ranh giới thời gian, quá khứ được đem đặt song song với hiện tại. Thời gian đồng hiện làm sống dậy cảm giác, cảm xúc của quá khứ, khơi gợi dòng liên tưởng miên man, bất tận. Bối cảnh thời gian trong Cố đô kéo dài từ mùa xuân với lễ hội tôn giáo ở Kyoto đến mùa đông băng tuyết. Suốt cả bốn mùa,

những cành cây thông liễu luôn vút thẳng khoe màu sắc non xanh cùng thiên nhiên. Những vòm lá ngọn cây thông liễu được Kawabata ví như hoa mùa đông. Trong khi đó, ở Xứ tuyết, vẻ đẹp của núi non và rừng cây bá hương được đặt trong tương quan ba mùa Xuân, Đông và Thu. Những lễ hội diễn ra được tổ chức theo những thời điểm cố định trong năm trở thành truyền thống văn hóa Kyoto. Toàn bộ Cố đô, những lễ hội diễn ra trong hệ qui chiếu so sánh tâm cảnh và ngoại cảnh. Lễ tống hạ vào đêm trước tiết lập thu, sau đó nửa tháng đống lửa tiễn biệt cháy. Ngày còn nhỏ, Chieko háo hức để ngắm khung cảnh này. Nhưng hiện tại, khi đối diện với những tình huống quá bất ngờ trong cuộc sống, nỗi lòng đang rối như tơ vò, Chieko cảm nhận nỗi buồn không dứt, lễ tống hạ không còn là sự háo hức đối với cô nữa. Lễ Ghion vào mùa hạ của hiện tại nhắc về một lễ Ghion xa xôi, sống động trong kí ức. Quá khứ vui tươi đã lùi hẳn, hiện tại gieo vào lòng người những ưu tư không dễ nguôi ngoai.

Nhìn về quá khứ tươi đẹp, “Chieko hồi tưởng lại hồi mùa xuân năm nay nàng dạo trong vườn bách thảo và ngắm loài uất kim hương trổ hoa mãnh liệt ra sao”. Chieko được ba mẹ yêu thương, ân cần, chu đáo, chứa chan tình cảm, khác hẳn với Naeko. Không những gia đình Takichiro Xada chỉ tốt với Naeko mà còn muốn cô về ở với gia đình mình “Nếu có điều gì rủi ro xảy ra với cô gái ấy, với Naeko, thì con hãy đưa cô gái ấy về nhà nhé”. Tình cảm của ông Takichiro thật cao quý, giàu lòng nhân ái yêu thương người khác như chính con gái của mình.

Một phần của tài liệu Không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của yasunary kawabata (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)