8. Bố cục khóa luận
2.2.1. Thời gian tự nhiên
Đây là dòng thời gian diễn ra ngay tại thời điểm nhân vật đang sống và hoạt động “gắn với tiến trình cuộc đời nhân vật hòa trộn thời gian sự kiện với thời gian sinh hoạt tới mức thành một sự kiện thống nhất không thể chia
tách”. Nó là thời gian tự nhiên khách quan vận động, trôi chảy theo quy luật tuần tự, tuyến tính. Trong một ngày thời gian được đánh dấu bằng các thời điểm: sớm, trưa, chiều, tối. Trong một năm là sự tiếp nối của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông, trong một đời người được đánh dấu bằng: tuổi trẻ, tuổi già… Trong mỗi tác phẩm của Y. Kawabata thời gian nghệ thuật được xây dựng khác nhau nhưng đều thể hiện quan điểm của tác giả đó là hướng về quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị lãng quên.
Tuy nhiên kiểu thời gian tiêu biểu nhất được Y. Kawabata xây dựng trong Cố đô là kiểu thời gian được tính theo mùa. Cảm nhận và kế thừa những giá trị sâu sắc của văn chương cổ điển, tác phẩm của Y. Kawabata có âm hưởng riêng với dòng thời gian luân chuyển theo mùa. Trong văn học truyền thống phương Đông, cảm thức mùa là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt với thơ Haiku Nhật Bản và thơ Đường Trung Quốc. Đó là tiếng ve mùa hè, anh đào mùa xuân, hoa cúc mùa thu, tuyết mùa đông. Trong tác phẩm của Y. Kawabata, dù thời gian cốt truyện chỉ là một ngày hay kéo dài cả năm, cảm thức mùa mà chúng tôi nhận thấy không chỉ là việc nhắc đến mùa trong sự luân chuyển của thời gian kể chuyện mà chính là biểu tượng mùa thông qua các sự vật, hiện tượng, các sự việc.
Bối cảnh thời gian trong Cố đô kéo dài từ mùa xuân với lễ hội tôn giáo ở Kyoto đến mùa đông băng tuyết. Suốt cả bốn mùa, những cành cây thông liễu luôn vút thẳng khoe màu sắc non xanh cùng thiên nhiên. Những vòm lá ngọn cây thông liễu được Kawabata ví như hoa mùa đông.
2.2.1.1. Thời gian của lễ tiết và thời gian thực
Lễ tiết gắn liền với khái niệm thời lịch, thời tiết, thời vụ, phản ánh ý niệm của mỗi dân tộc về những phân đoạn thời gian đó. Và vì thế lễ tiết phần nào trở thành bộ phận của ý thức hệ dân tộc, thể hiện bản sắc dân tộc sâu đậm. Đối với người dân Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tháng
Giêng và cả mùa xuân đượm màu lễ hội. Tiếng pháo giao thừa vừa dứt, những lời chúc Tết vừa mới qua đi thì người ta cũng bắt tay vào bao dịp tiếp tới. Mùa xuân đem tới cho người dân ở đây một năm mới với bao hy vọng vào mùa bội thu sắp tới. Các lễ tiết mùa xuân mang đậm nét hội mùa. Ngay cả việc du xuân cũng không ngoài ý nghĩa đó. Ở Nhật Bản còn có lễ hội ngắm hoa anh đào, hàng năm được tổ chức rất lớn. Người dân Nhật Bản đi ngắm hoa rất đông, bởi ở Nhật Bản có mùa hoa anh đào nở đẹp nhất trên thế giới. Mọi người ở các quốc gia lân cận luôn ao ước sẽ được đến Nhật Bản để được ngắm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa anh đào.
Thời gian tự nhiên gắn với những thời điểm cụ thể là ngày, giờ, phút. Thời gian này tuy không đóng vai trò chủ đạo, song nó có vị trí quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy trong việc xây dựng thời gian nghệ thuật tác giả luôn tôn trọng thời gian, tuân theo quy luật khách quan đồng thời nhấn mạnh được dụng ý nghệ thuật của mình. Những từ ngữ chỉ thời gian như: ngay từ sáng, xế trưa, vào lúc nửa đêm, năm nay, năm vừa rồi, năm gần đây, từ mùa xuân năm ngoái đến hết mùa xuân năm nay, về mùa đông, “Hội đệ tử chùa Yaxaka rất lớn. Nó còn tiếp tục cử hành lễ Ghion cả sau cuộc rước kiệu ngày mười bảy tháng bảy”, “tháng mười chỉ mới bắt đầu mà nước sông trong vùng núi đã lạnh buốt”, “Việc chuẩn bị đón năm mới ở Kyoto bắt đầu từ ngày mười ba tháng chạp”, “chùa Heian Dgingu được xây năm 1895 nhân kỷ niệm lần thứ một ngàn một trăm việc thiên đô về Kyoto”.
Thời gian lễ tiết ở Cố đô được thể hiện ở các thời điểm khác nhau, vẻ đẹp của chùa chiền, ni viện, thành phố, căn nhà hay thời gian tâm lý của nhân vật… được nói tới ở các thời điểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thời gian lễ tiết được tính theo mùa như thế nào và nét đặc sắc của thời gian Nhật Bản đặc trưng và khác nhau so với thời gian Việt Nam như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu thời gian theo mùa ở Cố đô. Trong Cố đô Y. Kawabata đã miêu tả ba mùa: mùa xuân, mùa đông và mùa thu.
2.2.1.2. Thời gian của các mùa a. Mùa xuân
Mùa xuân ở Cố đô xuất hiện với hàng loạt những hình ảnh đẹp với thiên nhiên, cây cỏ: những đóa hoa tím nhỏ bé, cây phong già, loài dế rúc hoa anh đào… “Trong khu vườn nhỏ bé cây phong hóa ra đồ sộ, thân nó to ngang hơn chính Cheiko nhiều lắm. Nhưng lẽ nào có thể đem cái thân cây đầy rêu, phủ lớp vỏ chai sần, nứt nẻ sánh với thân hình con gái của Chieko…” hay những cành hoa nhỏ bé “Dưới gốc thân cây đột ngột uốn cong một chút là hai hốc lõm con con, nơi những cây hoa tím mọc. Cứ xuân sang chúng lại trổ hoa. Trong chừng mực mà Chieko còn nhớ được thì trên thân cây vốn bao giờ cũng có hai khóm hoa”. Tiểu thuyết thế kỉ XX không còn kiểu nhân vật với cả một cuộc đời được kể lại toàn bộ trên trang sách. Chúng ta chỉ còn thấy một lát cắt của đời sống với những sự kiện diễn ra đôi khi không theo trình tự logic của thời gian tuyến tính. Vì vậy không hề ngạc nhiên khi Kawabata đột ngột để người đọc thấy Chieko đang bần thần trước hai bông hoa tím đang nở hoa mà không giới thiệu lai lịch nhân vật. Từ những bông hoa mùa xuân, dòng tâm tư của Chieko đã dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của Cố đô. Xuân đến, giữa cảnh sắc thiên nhiên và ngàn hoa rực rỡ, Chieko lại chú ý nhiều nhất đến hai bông hai tím nở trên thân cây phong- nơi ẩn giấu sức mạnh lớn lao và không thể dừng được dòng suy nghĩ ví mình như một trong hai bông hoa ấy. Hai bông hoa nở cùng một lúc nhưng ở hai vị trí khuất nhau, vì vậy tuy ở gần nhau nhưng cả hai đều không biết đến sự tồn tại của nhau. Hình ảnh hai bông hoa tím ở Cố đô được nhắc đến bốn lần. Lần thứ nhất là ở đầu câu chuyện, khi Chieko miên man nghĩ về thân phận của mình. Lần thứ hai, Chieko đang ở cửa hiệu của gia đình khi nhà đang có khách, cô vô tình nhìn ra cây phong nơi có hai bông hoa tím. Lần thứ ba là sau khi Chieko gặp Naeko ở dịp lễ Ghion. Cuộc gặp gỡ bất ngờ đã tác động mạnh mẽ đến tâm trí Chieko và trong đêm tối, hai khóm hoa tím dưới ánh sáng của cây đèn Cơ đốc
ngoài vườn đã khiến Chieko đến với những dòng liên tưởng miên man. Lần thứ tư là ở gần cuối câu chuyện, khi Chieko tiếp Xinichi và Riuxuke tới nhà chơi. Hai bông hoa nhỏ bé mỗi khi Chieko nhìn thấy đều gợi cho cô liên tưởng miên man về quan hệ giữa con người và con người. Hai bông hoa tím xinh xắn có vẻ đẹp tự thân, thể hiện cái đẹp theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Nhật Bản. Do nhạy cảm, đối với Chieko, giữa ngàn hoa rực rỡ, sự tồn tại của hai bông hoa tím như một tín hiệu riêng nói về bản thân cô. Thường trực trong nội tâm của Chieko là những hình ảnh về gia đình thân thiết: Một gia đình đã nuôi Chieko khôn lớn, trưởng thành; một gia đình đã sinh thành ra cô. Chieko tự cho mình giống như loài hoa tím phải sống nương náu trên thân cây phong. Trong tương quan với những lời Naeko nói, sự so sánh ấy tương ứng với một loài cây tự mọc và một loại cây phải sống nhờ. Hai bông hoa tím luôn gợi cho Chieko nhớ về Naeko. Suy nghĩ về Naeko luôn dạt dào, thậm chí hiện rất rõ trong giấc mơ và làm Chieko thảng thốt. Hai bông hoa tím đóng vai trò như vật trung gian môi giới gợi lên trong Chieko hình ảnh của Naeko. Chieko đem so sánh cô và Naeko “cũng do tiền định mà không gặp được nhau”. Xao xuyến trước cái đẹp hữu hạn, Chieko chỉ từ hai bông hoa mà liên tưởng rất nhiều. Thậm chí, Chieko còn ví khoảng cách của chúng với khoảng cách của một đôi tình nhân do tiền định mà không thể đến được với nhau. Đó là Hideo và Naeko hay Chieko và Riuxuke?
Hay hình ảnh loài dế rúc mà Chieko nuôi: “Bây giờ đang xuân chưa phải là mùa thu lúc lũ dế bắt đầu rúc, song những cây hoa tím không vô cớ nhắc nàng nhớ đến lũ dế. Chính Chieko đã bỏ lũ dế vào cái hũ tối tăm, chật chội kia, còn những cây hoa tím, sao chúng có thể lâm vào chốn quá ư bất tiện cho chúng vậy? Tuy nhiên, hôm nay mấy cây hoa tím lại nở, rồi lũ dế mới sẽ sinh trưởng và sẽ rúc”. Mùa xuân ở Cố đô còn đặc trưng bởi vẻ đẹp của hoa anh đào nở rộ, đặc biệt là hoa anh đào đang kì nở rộ ở chùa Heian Dgingu “Cố đô có nhiều loài hoa riêng chỉ có anh đào đủ thủ thỉ cùng ta: đấy mới đích xuân
sang” hay vẻ đẹp kì diệu thu hút lòng người “Những đóa hoa sắc hồng đẹp lạ lùng khiến tâm hồn nàng tràn đầy niềm rạo rực thiêng liêng...” vẻ đẹp ấy khiến Cheko phải thầm thì không thành tiếng: “Ôi , vậy là cả năm nay nữa ta đã gặp gỡ mùa xuân”
Vào tiết xuân, rặng Đông Sơn khoác trên mình màu xanh mơn mởn còn khi trời quang mây tạnh thì có thể thấy rõ cây cối tận trên núi Hiay… lúc rặng thông liễu đâm chồi…Và rồi mùa xuân cũng qua nhanh khiến cho con người cảm thấy vô cùng tiếc nuối: “Mùa xuân qua nhanh quá. Chúng tôi không kịp cả việc ngắm hoa anh đào cho đến nơi đến chốn” (Xoxuke nói với Takichiro).
b. Mùa thu muộn
Để nhận biết được thời gian đã vào cuối thu: “Vậy là ở Kyoto người ta đã hối hả sửa soạn cho ngày tết đầu năm”. Thời tiết thất thường: “Trời đang trong trẻo bỗng nhiên sa suống trận mưa phùn, mà những hạt mưa thì lấp lánh trong ánh nắng. Tuyết ẩm thay thế mưa, rồi trời lại quang râm…”
Vào những thời gian cuối năm mọi người đoàn tụ, dọn dẹp nhà cửa, người người tìm về quê hương để tụ họp đoàn viên. Không ngoại lệ, chị em Chieko cũng đã hẹn gặp nhau.Chieko đã quyết định đến nhà gặp Naeko mặc dù trời ở đó đã trở lạnh “em đang rất muốn được ngắm thông liễu”…
Vào mùa thu, những ngay lễ lớn được tổ chức “Ngày lễ Lửa ở chùa trên núi Kurama cho việc xua đuổi cấc hung thần…” Ngoài lễ Lửa thời gian này còn diễn ra rất nhiều lễ hội khác: lễ Chặt Trúc, lễ Củ Đậu do chùa Kitano… Bình thường như mọi năm những lễ này đều được chuẩn bị và tổ chức lớn nhưng năm nay lí do là mất mùa nên một số hội không được tổ chức vào thời gian của mùa thu nơi Cố đô.
Thời gian này cũng là thời gian mọi người tấp nập đón năm mới: “Việc chuẩn bị đón năm mới ở Kyoto bắt đầu từ ngày mười ba tháng chạp. Theo tập tục xưa, mọi người đi thăm và tặng quà nhau. Tập tục này được gìn giữ đặc
biệt chu đáo trong các quận son phấn vùng Ghion”. Thời gian này ở thành phố diễn ra các phong tục từ xưa tới nay “Các kỹ nữ và vũ nữ maiko sai nô bộc mang bánh tròn bột gạo.
c. Mùa đông
Chúng ta có thể nhận biết mùa đông ở Cố đô bằng hình ảnh cây phong “Lá đỏ trên những cây phong đã rụng đã rụng, mùa đông đã buông xuống các cành cây trần trụi”. Chúng ta có thể nhận thấy cố đô vào mùa đông thông qua thời tiết, cảnh vật, thiên nhiên… Mùa đông lạnh nhưng đã có tình thương yêu, tình cảm chị em máu mủ sưởi ấm. Cái lạnh của thiên nhiên không thể làm cho con người nơi đây lạnh giá.
Hình ảnh tuyết xuất hiện, nhắc tới “tuyết” - Biểu tượng của mùa đông Nhật Bản người đọc có thể nhận ra niềm tự hào, xúc động của Kawabata khi miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên: tuyết rơi thay cho tiếng nói của lòng người, vẻ đẹp lấp lóa dịu dàng trong ánh sáng của tuyết. “Thứ tuyết này trong vùng núi chúng em đôi khi vẫn thấy. Cứ đang làm việc, cắm cúi trên các súc gỗ, thì nó đã đọng trên lá thông liễu thành một lớp trắng tinh lúc nào không biết. Nhìn lên như những bông hoa trắng đã thình lình nở rộ. Còn trên những cây rụng lá về mùa đông, nó phủ hết các cành, kể cả các cành mảnh nhất. Và xung quanh thật đẹp làm sao”. Và tuyết thật mỏng manh “Chẳng mấy chốc nó lại hết, mà có lẽ chuyển thành tuyết ướt hoặc thành mưa nhỏ cũng nên”, “những bông tuyết rơi xuống tóc Chieko và tức khắc tan ra”… Tuyết tan ra, sự mỏng manh của nó cũng chính là lúc hai chị em nhà Chieko phải chia tay nhau trong màn đêm buốt giá.