8. Bố cục khóa luận
2.3. Cách tổ chức thời gian
Việc xây dựng thời gian nghệ thuật trong Cố đô với hai kiểu thời gian: Thời gian tự nhiên và thời gian tâm lý, Y. Kawabata đã đưa tới cho bạn đọc
sự mới mẻ, hấp dẫn đối với tác phẩm của ông. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong
thế giới nghệ thuật, thể hiện được sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Hai kiểu thời gian cùng tồn tại song song càng giúp độc giả nhìn nhận rõ nét hơn về nhân vật, thế giới nhân vật đang sống. Góp phần làm cho tác phẩm ngày càng gần gũi, chân thực hơn, tạo sức sống mạnh mẽ cho tác phẩm.
Thời gian ở Cố đô là thời gian đồng hiện, đây là kiểu thời gian tiêu biểu nhất trong tất cả sáng tác của Y. Kawabata. Với kiểu thời gian này giúp cho nhân vật hồi tưởng về quá khứ… Vận động thời gian trong tiểu thuyết chậm rãi, không biến hóa một cách đa dạng, khi thì kéo căng, có lúc đứt đoạn, khi chảy liên tục như những tiểu thuyết của nhà văn phương Tây. Dòng ý thức tiểu thuyết mềm mại, uyển chuyển, trầm lắng theo dòng cảm xúc miên man của nội tâm người phương Đông. Theo chủ nghĩa duy cảm Y. Kawabata hầu như để cho nhât vật của mình im lặng mang tính chất thiền tương trưng của mỹ cảm người Nhật. Thời gian đồng hiện cho phép quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện trong tâm tưởng cùng lúc, không bị ngăn cách, liên tục như dòng chảy. Số phận nhân vật theo lát cắt của hiện tại bị xén quá khứ và tương lai. Nhưng theo dòng tâm tường những thời gian của Xuân, Hạ, Thu, Đông không đóng băng ở quá khứ mà trở về đồng hiện với hiện tại. Dòng ý thức đã đưa nhân vật vào trạng thái phi thời gian nhưng người đọc vẫn hiểu được câu chuyện mà Y. Kawabata đang kể.
KẾT LUẬN
1. Kawabata không phải là nhà văn đầu tiên chịu ảnh hưởng các tác động của văn hóa phương Tây. Nhưng điều đặc biệt ở ông là sự tiếp thu văn hóa phương Tây trên tinh thần bảo vệ bản sắc văn hóa Nhật Bản đã tạo nên một xu hướng hòa hợp trong văn học.
Y. Kawabata có một tuổi thơ nhọc nhằn và bất hạnh. Tuổi thơ bất hạnh và những mất mát to lớn đã rèn luyện cho ông ý chí, nghị lực phi thường vươn lên làm chủ hoàn cảnh. Ông đến với văn chương từ rất sớm, khao khát khôi phục lại giá trị truyền thống được hình thành từ thời Heian. Ông được coi là “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” đọc tác phẩm của ông người ta phát hiện ra vẻ đẹp, chiều sâu tâm hồn con người và cảm nhận vẻ đẹp không chỉ bằng mắt mà cả bằng tai và bằng đôi tay. Năm 1968 Y. Kawabata đã bước tới đỉnh cao của thành công khi bộ ba tác phẩm: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô đã đem đến cho ông giải thưởng Nobel văn học. Vinh dự này chứng minh cho tài năng nghệ thuật viết văn của ông thể hiện được bản chất và tư duy Nhật Bản.
Cũng giống như những nhà văn khác, Y. Kawabata chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố thời đại và truyền thống. Nền văn minh phương Tây đã tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế, văn hóa Nhật Bản. Một mặt nó đem lại sự phát triển cho xứ sở Phù Tang. Mặt khác nó phá vỡ thuần phong mỹ tục Nhật Bản từ thời Heian. Đa phần các nghệ sỹ thời kỳ này sáng tác theo tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây. Y. Kawabata ít nhiều chịu ảnh hưởng từ văn hóa du nhập bên ngoài nhưng về cơ bản ông là người phương Đông, có ý thức sâu sắc việc bảo tồn giá trị truyền thống của văn học Nhật Bản. Ông đã từng nói: “tôi đã từng chấp nhận lễ rửa tội nơi văn chương Tây phương hiện đại và tôi đã bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của
mình”. Vì lẽ đó, Y. Kawabata tạo được vai trò đặc biệt quan trọng trong nền văn học Nhật Bản.
Bằng ngôn ngữ kể chuyện điềm đạm, dịu dàng sâu lắng. Y. Kawabata đã đưa tới cho bạn đọc sự hấp dẫn, say mê khi đến với các tác phẩm của ông không phải ở thi pháp Chân không đặc trưng mà còn thể hiện ở không gian và thời gian nghệ thuật độc đáo mà nhà văn đã gia công xây dựng theo mục đích của mình. Không gian và thời gian trong mỗi tác phẩm được tác giả tổ chức theo những cách riêng, không giống nhau nhưng nhìn chung chúng đều thể hiện được quan điểm của Y. Kawabata là hướng về quá khứ, đi tìm lại vẻ đẹp truyền thống đang bị mai một, lãng quên.
2. Cố đô là một trong những tác phẩm đặc sắc của Y. Kawabata.
Không gian Cố đô hiện lên trong nhiều tác phẩm của Kawabata. Trong tiểu thuyết Cố đô, nó không chỉ được lấy làm bối cảnh chính cho một câu chuyện buồn mà theo một số nhà nghiên cứu nó là “một nhân vật chính của tác phẩm”. Naeko và Chieko là hai chị em sinh đôi của một gia đình nông dân. Theo một hủ tục thời xưa ở Nhật Bản, việc sinh hai đứa con như vậy đem lại nhiều vận rủi cho gia đình nên bố mẹ hai cô đã bỏ Chieko trước cửa hiệu bán vải của nhà Takichiro. Ông bà Takichiro không có con. Họ bèn nhận cô bé làm con nuôi và coi cô bé như con đẻ. Chieko lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ nuôi. Khi Chieko học hết trung học, bà Takichiro đã tiết lộ sự thật về nguồn gốc của Chieko cho cô nghe. Sau sự kiện đó, bà càng yêu mến Chieko hơn. Trong một buổi đi dự lễ hội, Chieko gặp một cô gái xinh đẹp giống hệt cô. Lần hỏi, Chieko biết đó chính là người chị em sinh đôi của mình. Từ đó cô thường đến làng Bắc Sơn để gặp người chị em của mình. Qua Naeko, Chieko biết cha mẹ họ đã mất. Naeko kiếm sống rất vất vả. Ông bà Takichiro mong muốn Naeko về sống cùng với họ. Nhưng cảm nhận được sự khác biệt về hoàn cảnh sống nên Naeko đã từ chối lời đề nghị ấy. Hai chị em chia tay nhau sau khi đã cùng ngủ một đêm dưới một mái nhà trong một buổi
sớm sương mù giăng trắng xoá, khi cả thành phố Tokyo còn chìm trong giấc ngủ. Câu chuyện trên được đặt trong một không gian hết sức nên thơ của cố đô. Đó là nơi thiên nhiên ngập tràn sắc xanh trinh nguyên của thông, sắc hồng phớt của hoa anh đào đang độ. Hồ nước trong vắt làm tôn lên những màu sắc lộng lẫy. Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đồng nhất với vẻ đẹp của tình người: “Thật vậy, cây anh đào đẹp lạ thường. Nó đứng đó, buông cành chẳng khác nào một cây liễu rủ. Chieko bước vào dưới tán che của nó, và một cơn gió nhẹ làm rớt xuống vai nàng, xuống bên chân nàng mấy cánh hoa. Những bông hoa rụng phủ đầy mặt đất phía dưới cây anh đào, bảy tám bông gì đó dập dờn trên mặt nước. Có sào trúc chống đỡ cành, vậy mà những đầu cành thanh mảnh, kết đầy hoa, vẫn rủ sát đất”.
Không gian Cố đô mang vẻ đẹp của một xứ sở huyền thoại với những con người có tâm hồn thánh thiện như vừa bước ra từ nước thiên đàng. Đó là ông bà Takichiro có trái tim nhân hậu. Họ đã mở rộng vòng tay âu yếm đón cô bé bị bỏ rơi đáng thương. Ông Takichiro rất tha thiết với những giá trị truyền thống của Nhật Bản đặc biệt là những chiếc đai áo kimono. Ông đã vào ở ẩn trong chùa để học thiết kế những mẫu vẽ kimono độc đáo mặc dù ông là một nhà kinh doanh tơ lụa. Đó là chàng trai Hideo thông minh nhẫn nại, một trong những thợ dệt đai áo kimono giỏi nhất vùng cố đô. Chàng có một trái tim yêu rất đỗi chân thành. Đó là cô gái Chieko có tâm hồn tinh tế nhạy cảm, trái tim chứa đầy yêu thương. Ở xứ sở huyền thoại này, con người ứng xử với con người, con người ứng xử với thiên nhiên theo một nguyên tắc mà người Nhật coi là một lý tưởng thẩm mỹ thời Heian: miyabi – tinh tế, tao nhã. Cố đô là miền đất linh thiêng trong hoài niệm của nhà văn. Qua đó khẳng định tài năng của tác giả, giúp tác phẩm còn mãi với thời gian.
Thời gian Cố đô không đóng băng ở quá khứ mà đồng hiện với hiện tại. Kiểu không gian đồng hiện ở tác phẩm đã tạo nên nét đặc sắc trong tiểu thuyết của Kawabata nói chung và Cố đô nói riêng. Nghệ thuật xây dựng
thời gian đã tạo nên vẻ đẹp riêng, ấn tượng độc đáo với độc giả. Khẳng định vai trò của nhà văn đối với Nhật Bản và trên thế giới. Kawabata xứng đáng để lại trong lòng độc giả cho tới mai sau - “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (biên soạn), “150 thuật ngữ văn học” - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Thị Bích Dung (1999), “Y. Kawabata - Người sinh ra bởi vẻ đẹp
Nhật Bản”, Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội 2 ( Số 1).
3. Trùng Dương (dịch) - Ngàn cánh hạc- NXB Hội nhà văn (2001). 4. Ngô Quý Giang (dịch) - Tiếng rền của núi- NXB Hội nhà văn (2001). 5. Giáp Thị Hà (2008), Khóa luận tốt ngiệp đại học, Thời gian và không
gian nghệ thuật trong tác phẩm người đẹp say ngủ của Y. Kawabata,
ĐHSP Hà Nội 2.
6. Nguyễn Thị Hà (2009), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, ĐHSP Hà Nội 2.
7. Phạm Thị Hà (2010), khóa luận tốt nghiệp đại học, Không gian và thời gian trong Xứ Tuyết của Y. Kawabata, ĐHSP Hà Nội 2.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) (2007), Từ điển
thuật ngữ văn học - Nhà xuất bản giáo dục.
9. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương - Lí luận văn học, vấn đề và suy
ngẫm - NXB Giáo dục - 1998.
10. Đào Thị Thu Hằng (2005), “Y. Kawabata giữa dòng chảy Đông- Tây”,
Nghiên cứu văn học (số 7).
11. Thái Văn Hiếu (dịch) - Cố đô - Nhà xuất bản Hải Phòng (1988).
12. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (chủ biên) - Từ điển văn học - Nhà xuất bản thế giới.
13. Y. Kawabata (2001) - Tuyển tập Y. Kawabata, Nxb Hội nhà văn, TP
14. Nguyễn Thị Dư Khánh - Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp (Sách dùng cho sinh viên Ngữ văn và giáo viên Ngữ văn phổ thông) - NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Thị Mai Liên (2005), “Y. Kawabata- Lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”, Nghiên cứu văn học (số 11).
16. Phương Lựu (Chủ biên) (2006)- Lý luận văn học- Nhà xuất bản giáo dục. 17. Ngô Văn Phú (2001), Xứ Tuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
18. Trần Đình Sử (1987) - Thi pháp thơ Tố Hữu – NXB Tác phẩm mới,
Hà Nội.
19. Trần Đình Sử (2007) – Giáo trình Dẫn luận thi pháp học - Đại học Huế Trung tâm đào tạo từ xa.
20. Lê Ngọc Trà - Lí luận và văn học - NXB trẻ thành phố Hồ Chí Minh -
1990.
21. Lưu Đức Trung ( 1999), Thi pháp tiểu thuyết của Yasunary Kawabata nhà
PHỤ LỤC
Bảng khảo sát các kiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong Cố đô:
Các kiểu không gian
Không gian chùa chiền, ni viện Không gian sinh hoạt
Không gian tâm lý Không gian của nghệ thuật
Không gian của tâm linh Không gian của lễ hội
Không gian ngôi nhà Không gian thành phố Kimono Không gian vùng Bắc Sơn Vị trí xuất hiện
trong tiểu thuyết
[tr 613] [tr 633] [tr 685] [tr 687]
- Không gian chùa Heian Dgingu [tr 584] - [tr 586] - [tr 589] - [tr 590] - [tr 593] - tr595] - Chùa Nonomiya [tr 602] - Chùa Kodzandgi [tr633] - Ni viện [tr 595] - [tr 596] - Lễ Chặt Trúc [tr643- tr 644] - Lễ Ghion [tr 647] - Lễ Heian Dgingu [lễ Kỷ Nguyên; tr 704] - Hội đệ tử chùa Yaxaka [tr655] -Hội Karyobinga [tr 707] - [tr 597- tr 599] -[tr 605] - [tr 607] -[tr 710- tr 711] -[tr 734] -[tr612] -[tr622] -[tr636] -[tr 630- tr 641] -[tr 672] -[tr 699- tr 703] -[tr 721] - [tr 725] - [tr 584] - [tr 601] - [tr 608] - [tr 611] - [tr 652- tr653] - [tr 708] Tần số xuất hiện 4 lần 10 lần 5 lần 5 lần 3 lần 5 lần 6 lần 10,52% 26,32% 13,16% 13,16% 7,89% 13,16% 15,79%
Các kiểu thời gian
Thời gian tự nhiên Thời gian tâm lý
Thời gian lễ tiết và thời gian
thực
Thời gian các mùa a. Mùa xuân b. Mùa thu muộn c. Mùa đông Vị trí xuất hiện trong tiểu thuyết
[tr 649- tr 650] [tr 655] [tr 718] - [tr 580] - [tr 587] [tr 706] [tr 720] - [tr 581] - [tr 583] - [tr 585] - [tr 708] - [tr 729] Tầnsố xuất hiện 4 lần 2 lần 1 lần 1 lần 5 lần Tỉ lệ phần trăm 30,77% 15,39% 7,69% 7,69% 38,46%