1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỜI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGƯỜI TÌNH CỦA MARGUERITE DURAS VÀ KHI TRO BỤI CỦA ĐOÀN MINH PHƯỢNG

88 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 445 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 9 1.1. Vấn đề văn học và “dự án dân tộc” 9 1.2. Vấn đề văn học Anh ngữ và dân tộc ở Ấn Độ 11 1.3. Nhà văn Mun Rác A Nâng và tiểu thuyết Cu li 16 1.3.1. Mun Rác A Nâng, nhà tiểu thuyết của người nghèo và những người bị áp bức 16 1.3.2. Mun Rác A Nâng, nhà văn chịu ảnh hưởng của tư tưởng châu Âu, đặc biệt là tư tưởng của Mác Lênin. 19 1.3.3. ANâng được biết đến như là một nhà dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ 25 Chương 2. CÁI NHÌN GIAI CẤP TRONG HÌNH ẢNH DÂN TỘC CỦA TIỂU THUYẾT CU LI 31 2.1. Xung đột giai cấp và người nghèo trong tác phẩm của Mun Rác ANâng 31 2.3. Cái nhìn giai cấp với sự dịch chuyển và bóc lột trong tiểu thuyết Cu li 45 2.4. Cái nhìn giai cấp trong những nhân vật mang tính luận đề của tiểu thuyết Cu li 51 Chương 3. CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG HÌNH ẢNH DÂN TỘC CỦA TIỂU THUYẾT CU LI 57 3.1. Chủ nghĩa dân tộc trong tiểu thuyết của Mun Rác ANâng 57 3.2. Lên án những giai cấp tư sản thực dân – đế quốc 63 3.3.Tính “nước đôi” của dân tộc trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 73 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Việc coi mỗi tiểu thuyết các nước thuộc địa cũ như một “dự án dân tộc” (nationalist project) đang là hướng nghiên cứu chính hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này còn chưa được giới thiệu một cách hệ thống, rộng rãi ở Việt Nam. Tại Ấn Độ, văn học Ấn Độ, nền văn học của một nước thuộc địa cũ, hiện nay chủ yếu được khai thác theo hướng tác phẩm đó phản ánh và tham gia vào sự hình thành dân tộc hay chủ nghĩa dân tộc. Tại Việt Nam, văn học Ấn Độ, cụ thể là tiểu thuyết Ấn Độ, chủ yếu được khai thác hoặc là từ góc độ của chủ nghĩa hiện thực phê phán hoặc là từ góc độ của chủ nghĩa lãng mạn. Tiểu thuyết Ấn Độ tại Việt Nam chưa được nghiên cứu với tư cách là các “dự án dân tộc” theo lý thuyết về văn học và dân tộc đang được các nhà Mác xít phát triển ở phương Tây vào cuối thế kỉ XX. Mulk Raj Anand (tiếng Việt Mun Rác ANâng), cùng với K.R. Narayan, và Raja Ra, là một trong những cây bút Ấn Độ viết tiểu thuyết bằng tiếng Anh đầu tiên của Ấn Độ và nhận được sự đón nhận của độc giả quốc tế. Các tác phẩm của ANâng, với sự tập trung vào đời sống của các tầng lớp nghèo nhất trong xã hội Ấn Độ, được coi là kinh điển cho nền văn học hiện đại Ấn Độ. Tiểu thuyết Cu li (tiếng Anh: Coolie) là tác phẩm đã đưa ANâng lên vị trí tác giả viết bằng tiếng Anh hàng đầu của Ấn Độ. Cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1936 do nhà xuất bản Lawrence và Wiskart xuất bản. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ANâng; nó được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, tác giả ANâng và tiểu thuyết Cu li này chưa có được vị trí xứng đáng trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học Ấn Độ ở Việt Nam. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam, Mun Rác ANâng và tiểu thuyết Cu li chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của một công trình chuyên sâu nào. Tuy nhiên, các tác giả của các giáo trình về Văn học Ấn Độ ở Việt Nam đều thống nhất vị trí quan trọng của nhà văn Mun Rác ANâng trong lịch sử văn học Ấn Độ. Giáo sư Lưu Đức Trung, tác giả giáo trình Văn học Ấn Độ (NXB Giáo dục, 1999) liệt kê Mun Rác ANâng là một trong những nhà văn tiêu biểu của Ấn Độ trong thế kỉ XX, cùng với Bankim Chanđra Sactơcji, Mohanđax Keramchanđ Ganđi, Ôrôbinđô Gôđơ, Giaoahaclan Nêru, Rasipuram Krixnasoami Narayan, Bhabani Bhattacharya, Krisna Chanđơ và Thakagi Sivasankara Pillai. Nhà văn Mun Rác ANâng được giới thiệu trong ba trang sách. Theo đó, Mun Rác ANâng được giới thiệu là nhà văn của người nghèo và tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác xít do được tiếp xúc với các chiến sĩ cộng sản trong và ngoài nước. Mun Rác ANâng cũng là người có đóng góp cho hòa bình và dân chủ trên thế giới: ông tham gia hàng ngũ những chiến sĩ tình nguyện quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha từ những năm 19371939; ông được bầu làm ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới năm 1951; và được giải thưởng hòa bình quốc tế Lê nin năm 1953. Một luận điểm đáng lưu ý nhất của học giả Lưu Đức Trung đó là Mun Rác ANâng “đã cố gắng đứng trên lập trường Mác xít để viết về giai cấp công nhân và đẳng cấp cùng đinh ở Ấn Độ” 43;134. Về nội dung chủ đạo trong các tiểu thuyết của Mun Rác ANâng, theo giáo sư Lưu Đức Trung, tố cáo thuộc địa phong kiến và xã hội bất công, lên án những cuộc chiến tranh bẩn thỉu của chủ nghĩa đế quốc và ca ngợi cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là nội dung chủ đạo. Nhân vật trong tác phẩm của Mun Rác ANâng chủ yếu là những người cùng đinh, bị gạt ra khỏi xã hội. Đặc biệt, tác giả Lưu Đức Trung dành một đoạn ngắn tóm tắt và phân tích nội dung chủ đạo của tiểu thuyết Cu li. Theo tác giả, Cu li là tiểu thuyết nổi tiếng của Mun Rác ANâng, là một tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực tiến bộ ở Ấn Độ. Nhân vật chính, Mu nô, phải làm nhiều công việc nặng nhọc mà tuổi Mu nô đáng lẽ không phải làm như khuân vác, kéo xe, lao công trong các nhà máy. Tác giả phân tích quá trình nhân vật Mu nô trải qua các công việc khác nhau và ở công việc nào nhân vật cũng bị bóc lột, đánh đập. Tác giả cũng tập trung vào hình ảnh những ông chủ nhà máy độc ác, tham lam. Điểm thú vị là tác giả Lưu Đức Trung cho rằng, tiểu thuyết Cu li có hạn chế là chưa khắc họa một cách sâu sắc, hệ thống hình ảnh người cộng sản; hình ảnh người cộng sản chỉ xuất hiện thoáng qua qua nhân vật hướng dẫn công nhân đình công. Tác phẩm chưa chỉ ra vai trò lãnh đạo của người cộng sản, cụ thể, nhân vật Pơra Đian vốn xuất thân là cu li nghèo khổ lại hợp tác với kẻ giàu có để mở nhà máy sản xuất làm giàu. Nhân vật Ra tan tuy là công nhân nhưng vốn là tay đô vật, vì vậy hễ đấu tranh hoặc bênh vực một ai đó thì lại dùng đến sức lực của mình, chứ không có lí lẽ, mưu trí và ý thức. Tác giả Lưu Đức Trung cũng có một giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Mun Rác ANâng trong Hợp tuyển văn học châu Á, tập 2, Văn học Ấn Độ (Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Theo đó, độc giả Việt Nam biết đến Mun Rác ANâng là “một nhà văn xuất sắc của Ấn Độ. Ông là người sáng lập Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ, được giải thưởng Hòa bình quốc tế năm 1953” 46;391. Điều đặc biệt là tác giả Lưu Đức Trung nhấn mạnh tác phẩm của Mun Rác ANâng có “khuynh hướng tiến bộ và có tính hiện thực sâu sắc” 46;391; các tác phẩm của ông đều hướng về đời sống của những người lao động cùng khổ. Tác phẩm của Mun Rác ANâng được đề cập đến trong đó có tiểu thuyết Cu li; tuy nhiên, không có sự phân tích nào dành cho tác phẩm này trong cuốn hợp tuyển này. Công trình giới thiệu tỉ mỉ và toàn diện hơn về Mun Rác ANâng là Giáo trình văn học Ấn Độ (NXB Đại học Quốc gia, 2015) của PGS.TS Đỗ Thu Hà. Mun Rác ANâng được tác giả xếp vào chương “Một số tác giả tiêu biểu khác” 25 của phần nói về Văn học Ấn Độ cận hiện đại (từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XX). Về tác giả Mun Rác ANâng, Đỗ Thu Hà tập trung vào xuất thân, quan điểm sáng tác. Mun Rác ANâng xuất thân từ một gia đình lao động: bố ông là một thợ chạm các đồ bằng đồng nổi tiếng trong khi mẹ ông vốn xuất thân từ nông dân. Tình yêu, sự hiểu biết về tầng lớp những người thợ thủ công, về chiến trận và cuộc sống của những người lính, cảm xúc thích phiêu lưu mạo hiểm chính là gia sản mà Mun Rác ANâng nhận được từ cha của mình. Từ người mẹ nông dân, ông đã hiểu biết về suy nghĩ và những cảm xúc của người bình thường và nỗi đau của những con người lao động 25. Đồng quan điểm với Lưu Đức Trung, Đỗ Thu Hà cho rằng, Mun Rác ANâng viết về những người cùng khổ, những tầng lớp dưới đáy. Mặc dù sinh ra trong một đẳng cấp cao hơn, cha ông Lal Chand Anand phục vụ trong quân đội như một người lính thợ khốn cùng và Anand ngay từ khi còn bé đã chung sống chung cùng với những đứa trẻ của tầng lớp dưới đáy, con của những người lính trong cùng trung đoàn của cha. Ông thấm thía và hiểu rõ sự chia cắt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ về mặt đẳng cấp hơn bất cứ một nhà văn nào khác trước và cùng thời trong suốt cả thời niên thiếu và trai trẻ. Chính vì vậy mà những người bạn thời thơ ấu đó đã trở thành nhân vật chính trong các tác phẩm đầu tay của ông 25. Về tiểu thuyết Culi, Đỗ Thu Hà cho rằng đây là “tác phẩm có xử lí hay nhất về thời gian và không gian nghệ thuật, là sự hài hòa giữa cách xây dựng nhân vật có tính tinh tế nhất” 25;459. Theo đó, tác giả đi sâu phân tích thời gian hành động của tác phẩm trải dài qua nhiều năm, không gian mở rộng từ làng quê ra thị trấn, từ thị trấn ra thành phố; nhịp điệu của tác phẩm xảy ra nhanh, các cảnh nối tiếp nhau và thay đổi nhanh chóng. Tác giả đặc biệt nhấn mạnh vị trí là nhân vật trung tâm của nhân vật cu li khi đặt trong bối cảnh về sự phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt ở Ấn Độ. Theo tác giả, đó là lần đầu tiên trong văn học Ấn Độ, nhân vật cu li trở thành một gương mặt, một trí tuệ, một tâm hồn của một tác phẩm văn học, được các nhà nghiên cứu phê bình và tán dương. Điều này được tác giả coi như một sự chống đối với thể chế đẳng cấp và sự nghèo khổ của Ấn Độ của Mun Rác ANâng: Mun Rác ANâng đã lên án xã hội Ấn Độ “như một con quái vật được nuôi dưỡng những sự dã man tàn bạo, sự bất công, sự tham lam ích kỉ, vô nhân dưới hàng trăm hình thức khác nhau” 25;463. Và điều này là do chế độ đẳng cấp tàn bạo của Ấn Độ. Tác giả tập trung phân tích nhân vật Mu nô như là một nhân vật mang tính chất chung nhất cho những người nghèo khổ tại Ấn Độ, “là người luôn bị cuộc sống từ chối cho một cơ may để sống” 25;464. Theo tác giả Đỗ Thu Hà, “Chúng ta thấy hình thành dần lên qua sự mô tả của tác giả một Munô khao khát sống, một Mu nô dần thức tỉnh và nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, sự sẵn sàng đáp lại lòng tốt và cái thiện. Có thể nói, cho tới tận ngày nay, có rất ít tác phẩm mô tả hay đến vậy, chi tiết đến vậy về những con người dưới đáy tại Ấn Độ qua sự tiếp xúc với đủ mọi loại môi trường sống, loại người, tính cách, tâm trạng và hoàn cảnh…” 25;464. Từ đó, tác giả kết luận, “Cu li là tác phẩm có tính chất tố cáo mạnh mẽ, nội dung tư tưởng tiến bộ, có tiếng vang ở nhiều nước” 25;464. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu tiểu thuyết Cu li. Các công trình này phân tích nội dung tình yêu cho giai cấp cùng đinh trong xã hội hay tinh thần nhân văn của các tác giả như công trình Các tiểu thuyết của Mulk Raj Anan: Nghiên cứu về các nhân vật chính (New Delhi: Atlantic Publishers Distributors, 2005) của Neena Arora, Các tiểu thuyết của Mulk Raj Anand: Một phổ phê bình mới (New Delhi : Atlantic Publishers, 2005) của T.M.J. Indra Mohan. Nhiều công trình tập trung chỉ ra chủ nghĩa hiện thực xã hội và ý thức về xã hội chủ nghĩa như là một phương pháp sáng tác và nội dung chủ đề trong tiểu thuyết Cu li như cuốn Những phản ứng phê bình đối với V.S. Naipaul và Mulk Raj Anand (New Delhi : Sarup and Sons, 2003) của Amar Nath Prasad hay cuốn Tiểu thuyết của Mulk Raj Anand: Nghiên cứu phản biển (New Delhi: Atlantic Publ. and Distributors, 2000) của Manmohan Krishna Bhatnagar, Mittapalli Rajeshwar. Nhiều nghiên cứu gần đây phân tích hình tượng ngoại biên về nhân vật và ngôn ngữ trong tác phẩm như bài nghiên cứu “Đứa trẻ culingôn ngữ bị xa lánh: Đọc sự trẻ thơ ngoại biên trong tiểu thuyết Cu li của Mun Rác ANâng” (Contemporary South Asia Volume 20, 2012 Issue 4) của Sujala Singh hay bài viết “Có phải đã từng là những nhà quốc tế chủ nghĩa: chủ nghĩa hậu hiện đại, tỉnh mộng, sự cô độc và quyền được thuộc về một thế giới toàn cầu hóa” (in trong cuốn Làm lại chủ nghĩa hậu thuộc địa: Toàn cầu hóa, lao động và quyền, P. Malreddy, B. Heidemann, O. Laursen biên tập, NXB New York : Palgrave Macmillan, 2015) của Frank Schulze Engler. Mặc dù các công trình trên thống nhất trong việc nhìn nhận tiểu thuyết Cu li phản ánh các nội dung liên quan đến xã hội Ấn Độ thời thuộc địa, nhưng chưa có công trình nào phân tích tác phẩm này từ góc nhìn của mối liên hệ giữa văn học và dân tộc mà các nhà phê bình Mác xít phương Tây phát triển từ những năm 80 của thế kỉ XX.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

Chương 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 9

1.1 Vấn đề văn học và “dự án dân tộc” 9

1.2 Vấn đề văn học Anh ngữ và dân tộc ở Ấn Độ 11

1.3 Nhà văn Mun Rác A- Nâng và tiểu thuyết Cu - li 16

1.3.1 Mun Rác A- Nâng, nhà tiểu thuyết của người nghèo và những người bị áp bức 16

1.3.2 Mun Rác A- Nâng, nhà văn chịu ảnh hưởng của tư tưởng châu Âu, đặc biệt là tư tưởng của Mác Lê-nin 19

1.3.3 A-Nâng được biết đến như là một nhà dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ 25

Chương 2 CÁI NHÌN GIAI CẤP TRONG HÌNH ẢNH DÂN TỘC CỦA TIỂU THUYẾT CU - LI 31

2.1 Xung đột giai cấp và người nghèo trong tác phẩm của Mun Rác A-Nâng .31

2.3 Cái nhìn giai cấp với sự dịch chuyển và bóc lột trong tiểu thuyết Cu - li45 2.4 Cái nhìn giai cấp trong những nhân vật mang tính luận đề của tiểu thuyết Cu - li 51

Trang 2

Chương 3 CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG HÌNH ẢNH DÂN TỘC CỦA

TIỂU THUYẾT CU - LI 57

3.1 Chủ nghĩa dân tộc trong tiểu thuyết của Mun Rác A-Nâng 573.2 Lên án những giai cấp tư sản thực dân – đế quốc 633.3.Tính “nước đôi” của dân tộc trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa 73KẾT LUẬN 80TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 3

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Việc coi mỗi tiểu thuyết các nước thuộc địa cũ như một “dự án dân tộc”(nationalist project) đang là hướng nghiên cứu chính hiện nay trên thế giới.Tuy nhiên, hướng nghiên cứu này còn chưa được giới thiệu một cách hệthống, rộng rãi ở Việt Nam

Tại Ấn Độ, văn học Ấn Độ, nền văn học của một nước thuộc địa cũ,hiện nay chủ yếu được khai thác theo hướng tác phẩm đó phản ánh và thamgia vào sự hình thành dân tộc hay chủ nghĩa dân tộc Tại Việt Nam, văn học

Ấn Độ, cụ thể là tiểu thuyết Ấn Độ, chủ yếu được khai thác hoặc là từ góc độcủa chủ nghĩa hiện thực phê phán hoặc là từ góc độ của chủ nghĩa lãng mạn.Tiểu thuyết Ấn Độ tại Việt Nam chưa được nghiên cứu với tư cách là các “dự

án dân tộc” theo lý thuyết về văn học và dân tộc đang được các nhà Mác xítphát triển ở phương Tây vào cuối thế kỉ XX

Mulk Raj Anand (tiếng Việt Mun Rác A-Nâng), cùng với K.R.Narayan, và Raja Ra, là một trong những cây bút Ấn Độ viết tiểu thuyết bằngtiếng Anh đầu tiên của Ấn Độ và nhận được sự đón nhận của độc giả quốc tế.Các tác phẩm của A-Nâng, với sự tập trung vào đời sống của các tầng lớpnghèo nhất trong xã hội Ấn Độ, được coi là kinh điển cho nền văn học hiệnđại Ấn Độ

Tiểu thuyết Cu- li (tiếng Anh: Coolie) là tác phẩm đã đưa A-Nâng lên

vị trí tác giả viết bằng tiếng Anh hàng đầu của Ấn Độ

Cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1936 do nhà xuất bản Lawrence vàWiskart xuất bản Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của A-Nâng; nó được dịch ra gần 40 thứ tiếng trên thế giới Tuy nhiên, tác giả A-

Nâng và tiểu thuyết Cu- li này chưa có được vị trí xứng đáng trong giới

nghiên cứu và giảng dạy văn học Ấn Độ ở Việt Nam

Trang 4

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Ở Việt Nam, Mun Rác A-Nâng và tiểu thuyết Cu- li chưa trở thành đối

tượng nghiên cứu của một công trình chuyên sâu nào Tuy nhiên, các tác giảcủa các giáo trình về Văn học Ấn Độ ở Việt Nam đều thống nhất vị trí quantrọng của nhà văn Mun Rác A-Nâng trong lịch sử văn học Ấn Độ Giáo sư

Lưu Đức Trung, tác giả giáo trình Văn học Ấn Độ (NXB Giáo dục, 1999) liệt

kê Mun Rác A-Nâng là một trong những nhà văn tiêu biểu của Ấn Độ trongthế kỉ XX, cùng với Bankim Chanđra Sactơcji, Mohanđax KeramchanđGanđi, Ôrôbinđô Gôđơ, Giaoahaclan Nêru, Rasipuram Krixnasoami Narayan,Bhabani Bhattacharya, Krisna Chanđơ và Thakagi Sivasankara Pillai Nhàvăn Mun Rác A-Nâng được giới thiệu trong ba trang sách Theo đó, Mun RácA-Nâng được giới thiệu là nhà văn của người nghèo và tư tưởng của ông chịuảnh hưởng của tư tưởng Mác xít do được tiếp xúc với các chiến sĩ cộng sảntrong và ngoài nước Mun Rác A-Nâng cũng là người có đóng góp cho hòabình và dân chủ trên thế giới: ông tham gia hàng ngũ những chiến sĩ tìnhnguyện quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha từ những năm 1937-1939; ôngđược bầu làm ủy viên Hội đồng hòa bình thế giới năm 1951; và được giảithưởng hòa bình quốc tế Lê nin năm 1953 Một luận điểm đáng lưu ý nhất củahọc giả Lưu Đức Trung đó là Mun Rác A-Nâng “đã cố gắng đứng trên lậptrường Mác xít để viết về giai cấp công nhân và đẳng cấp cùng đinh ở Ấn Độ”[43;134] Về nội dung chủ đạo trong các tiểu thuyết của Mun Rác A-Nâng,theo giáo sư Lưu Đức Trung, tố cáo thuộc địa phong kiến và xã hội bất công,lên án những cuộc chiến tranh bẩn thỉu của chủ nghĩa đế quốc và ca ngợicuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là nội dung chủ đạo Nhân vật trong tácphẩm của Mun Rác A-Nâng chủ yếu là những người cùng đinh, bị gạt rakhỏi xã hội

Trang 5

Đặc biệt, tác giả Lưu Đức Trung dành một đoạn ngắn tóm tắt và phân

tích nội dung chủ đạo của tiểu thuyết Cu- li Theo tác giả, Cu- li là tiểu thuyết

nổi tiếng của Mun Rác A-Nâng, là một tác phẩm tiêu biểu của văn học hiệnthực tiến bộ ở Ấn Độ Nhân vật chính, Mu- nô, phải làm nhiều công việc nặngnhọc mà tuổi Mu- nô đáng lẽ không phải làm như khuân vác, kéo xe, lao côngtrong các nhà máy Tác giả phân tích quá trình nhân vật Mu- nô trải qua cáccông việc khác nhau và ở công việc nào nhân vật cũng bị bóc lột, đánh đập.Tác giả cũng tập trung vào hình ảnh những ông chủ nhà máy độc ác, tham

lam Điểm thú vị là tác giả Lưu Đức Trung cho rằng, tiểu thuyết Cu- li có hạn

chế là chưa khắc họa một cách sâu sắc, hệ thống hình ảnh người cộng sản;hình ảnh người cộng sản chỉ xuất hiện thoáng qua qua nhân vật hướng dẫncông nhân đình công Tác phẩm chưa chỉ ra vai trò lãnh đạo của người cộngsản, cụ thể, nhân vật Pơ-ra- Đi-an vốn xuất thân là cu- li nghèo khổ lại hợp tácvới kẻ giàu có để mở nhà máy sản xuất làm giàu Nhân vật Ra- tan tuy là côngnhân nhưng vốn là tay đô vật, vì vậy hễ đấu tranh hoặc bênh vực một ai đó thìlại dùng đến sức lực của mình, chứ không có lí lẽ, mưu trí và ý thức

Tác giả Lưu Đức Trung cũng có một giới thiệu ngắn gọn về nhà văn

Mun Rác A-Nâng trong Hợp tuyển văn học châu Á, tập 2, Văn học Ấn Độ

(Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2002) Theo đó, độc giả Việt Nam biết đến Mun Rác A-Nâng là “một nhà văn

xuất sắc của Ấn Độ Ông là người sáng lập Hội các nhà văn tiến bộ Ấn Độ,

được giải thưởng Hòa bình quốc tế năm 1953” [46;391] Điều đặc biệt là tácgiả Lưu Đức Trung nhấn mạnh tác phẩm của Mun Rác A-Nâng có “khuynhhướng tiến bộ và có tính hiện thực sâu sắc” [46;391]; các tác phẩm của ôngđều hướng về đời sống của những người lao động cùng khổ Tác phẩm của

Mun Rác A-Nâng được đề cập đến trong đó có tiểu thuyết Cu- li; tuy nhiên,

không có sự phân tích nào dành cho tác phẩm này trong cuốn hợp tuyển này

Trang 6

Công trình giới thiệu tỉ mỉ và toàn diện hơn về Mun Rác A-Nâng là

Giáo trình văn học Ấn Độ (NXB Đại học Quốc gia, 2015) của PGS.TS Đỗ

Thu Hà Mun Rác A-Nâng được tác giả xếp vào chương “Một số tác giả tiêubiểu khác” [25] của phần nói về Văn học Ấn Độ cận hiện đại (từ thế kỉ XVIIđến thế kỉ XX) Về tác giả Mun Rác A-Nâng, Đỗ Thu Hà tập trung vào xuấtthân, quan điểm sáng tác Mun Rác A-Nâng xuất thân từ một gia đình laođộng: bố ông là một thợ chạm các đồ bằng đồng nổi tiếng trong khi mẹ ôngvốn xuất thân từ nông dân Tình yêu, sự hiểu biết về tầng lớp những người thợthủ công, về chiến trận và cuộc sống của những người lính, cảm xúc thíchphiêu lưu mạo hiểm chính là gia sản mà Mun Rác A-Nâng nhận được từ chacủa mình Từ người mẹ nông dân, ông đã hiểu biết về suy nghĩ và những cảmxúc của người bình thường và nỗi đau của những con người lao động [25].Đồng quan điểm với Lưu Đức Trung, Đỗ Thu Hà cho rằng, Mun Rác A-Nângviết về những người cùng khổ, những tầng lớp dưới đáy Mặc dù sinh ra trongmột đẳng cấp cao hơn, cha ông- Lal Chand Anand phục vụ trong quân độinhư một người lính thợ khốn cùng và Anand- ngay từ khi còn bé đã chungsống chung cùng với những đứa trẻ của tầng lớp dưới đáy, con của nhữngngười lính trong cùng trung đoàn của cha Ông thấm thía và hiểu rõ sự chiacắt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ về mặt đẳng cấp hơn bất cứ một nhà văn nàokhác trước và cùng thời trong suốt cả thời niên thiếu và trai trẻ Chính vì vậy

mà những người bạn thời thơ ấu đó đã trở thành nhân vật chính trong các tácphẩm đầu tay của ông [25]

Về tiểu thuyết Cu-li, Đỗ Thu Hà cho rằng đây là “tác phẩm có xử lí hay

nhất về thời gian và không gian nghệ thuật, là sự hài hòa giữa cách xây dựngnhân vật có tính tinh tế nhất” [25;459] Theo đó, tác giả đi sâu phân tích thờigian hành động của tác phẩm trải dài qua nhiều năm, không gian mở rộng từlàng quê ra thị trấn, từ thị trấn ra thành phố; nhịp điệu của tác phẩm xảy ra

Trang 7

nhanh, các cảnh nối tiếp nhau và thay đổi nhanh chóng Tác giả đặc biệt nhấnmạnh vị trí là nhân vật trung tâm của nhân vật cu- li khi đặt trong bối cảnh về

sự phân chia đẳng cấp rất khắc nghiệt ở Ấn Độ Theo tác giả, đó là lần đầutiên trong văn học Ấn Độ, nhân vật cu- li trở thành một gương mặt, một trítuệ, một tâm hồn của một tác phẩm văn học, được các nhà nghiên cứu phêbình và tán dương Điều này được tác giả coi như một sự chống đối với thểchế đẳng cấp và sự nghèo khổ của Ấn Độ của Mun Rác A-Nâng: Mun Rác A-Nâng đã lên án xã hội Ấn Độ “như một con quái vật được nuôi dưỡng những

sự dã man tàn bạo, sự bất công, sự tham lam ích kỉ, vô nhân dưới hàng trămhình thức khác nhau” [25;463] Và điều này là do chế độ đẳng cấp tàn bạo của

Ấn Độ Tác giả tập trung phân tích nhân vật Mu- nô như là một nhân vậtmang tính chất chung nhất cho những người nghèo khổ tại Ấn Độ, “là ngườiluôn bị cuộc sống từ chối cho một cơ may để sống” [25;464] Theo tác giả ĐỗThu Hà, “Chúng ta thấy hình thành dần lên qua sự mô tả của tác giả một Mu-

nô khao khát sống, một Mu- nô dần thức tỉnh và nhận thức sâu sắc hơn vềcuộc sống, sự sẵn sàng đáp lại lòng tốt và cái thiện Có thể nói, cho tới tậnngày nay, có rất ít tác phẩm mô tả hay đến vậy, chi tiết đến vậy về những conngười dưới đáy tại Ấn Độ qua sự tiếp xúc với đủ mọi loại môi trường sống,loại người, tính cách, tâm trạng và hoàn cảnh…” [25;464] Từ đó, tác giả kết

luận, “Cu- li là tác phẩm có tính chất tố cáo mạnh mẽ, nội dung tư tưởng tiến

bộ, có tiếng vang ở nhiều nước” [25;464]

Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu tiểu thuyết Cu- li Các

công trình này phân tích nội dung tình yêu cho giai cấp cùng đinh trong xã

hội hay tinh thần nhân văn của các tác giả như công trình Các tiểu thuyết của Mulk Raj Anan: Nghiên cứu về các nhân vật chính (New Delhi: Atlantic Publishers & Distributors, 2005) của Neena Arora, Các tiểu thuyết của Mulk Raj Anand: Một phổ phê bình mới (New Delhi : Atlantic Publishers, 2005)

Trang 8

của T.M.J Indra Mohan Nhiều công trình tập trung chỉ ra chủ nghĩa hiệnthực xã hội và ý thức về xã hội chủ nghĩa như là một phương pháp sáng tác và

nội dung chủ đề trong tiểu thuyết Cu- li như cuốn Những phản ứng phê bình đối với V.S Naipaul và Mulk Raj Anand (New Delhi : Sarup and Sons, 2003) của Amar Nath Prasad hay cuốn Tiểu thuyết của Mulk Raj Anand: Nghiên cứu phản biển (New Delhi: Atlantic Publ and Distributors, 2000) của

Manmohan Krishna Bhatnagar, Mittapalli Rajeshwar Nhiều nghiên cứu gầnđây phân tích hình tượng ngoại biên về nhân vật và ngôn ngữ trong tác phẩmnhư bài nghiên cứu “Đứa trẻ cu-li/ngôn ngữ bị xa lánh: Đọc sự trẻ thơ ngoại

biên trong tiểu thuyết Cu- li của Mun Rác A-Nâng” (Contemporary South

Asia Volume 20, 2012 - Issue 4) của Sujala Singh hay bài viết “Có phải đãtừng là những nhà quốc tế chủ nghĩa: chủ nghĩa hậu hiện đại, tỉnh mộng, sự

cô độc và quyền được thuộc về một thế giới toàn cầu hóa” (in trong cuốn Làm lại chủ nghĩa hậu thuộc địa: Toàn cầu hóa, lao động và quyền, P Malreddy,

B Heidemann, O Laursen biên tập, NXB New York : Palgrave Macmillan,2015) của Frank Schulze Engler

Mặc dù các công trình trên thống nhất trong việc nhìn nhận tiểu thuyết

Cu- li phản ánh các nội dung liên quan đến xã hội Ấn Độ thời thuộc địa,

nhưng chưa có công trình nào phân tích tác phẩm này từ góc nhìn của mốiliên hệ giữa văn học và dân tộc mà các nhà phê bình Mác xít phương Tây pháttriển từ những năm 80 của thế kỉ XX

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu “dự án dân tộc” được thể hiện trong tiểu thuyết Cu- li của

Mun Rác A-Nâng, luận văn có mục tiêu:

- Giới thiệu vấn đề văn học/ tiểu thuyết và dân tộc nói chung và vấn đềvăn học/ tiểu thuyết và các dự án dân tộc ở Ấn Độ

Trang 9

- Phân tích các nội dung cụ thể của dự án dân tộc được thể hiện trong

tiểu thuyết Cu- li, từ đó đưa ra kết luận về đóng góp của tiểu thuyết này đối

với đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ trong hoàn cảnh thuộc địa Từ đó,

đề tài hướng đến góp phần làm phong phú diện mạo văn học Ấn Độ tại ViệtNam vốn thường chỉ được biết đến với các bộ sử thi, các bài thơ tình củaRabindranath Tagore và các tiểu thuyết gia viết tiếng Hindi Đề tài giới thiệuđến độc giả Việt Nam một phương diện khác của văn học Ấn Độ, đó là sự tồntại của các tiểu thuyết bằng tiếng Anh với những đóng góp đối với phong tràodân tộc ở Ấn Độ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tiểu thuyết Cu- li của nhà văn

Mun Rác A-Nâng Đề tài tập trung khai thác cách thức tiểu thuyết này phảnánh và tham gia vào vấn đề dân tộc của Ấn Độ trong điều kiên thuộc địa

Đề tài này sử dụng bản dịch tiếng Việt của Việt Nhuận, do NXB Laođộng xuất bản năm 1977

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này dựa vào cách tiếp cận so sánh và lịch sử của bộ môn nghiêncứu và phê bình văn học Đây là hai phương pháp thiết yếu có thể tiếp cận

tiểu thuyết Cu- li như là một dự án xây dựng dân tộc trong điều kiện thuộc địa

của Ấn Độ

Về phương pháp lịch sử, đề tài tiến hành phân tích tiểu thuyết này trongmối liên hệ với phong trào dân tộc hay xu hướng chính trị liên quan đến tácphẩm nhằm tìm hiểu xem tác phẩm đã đồng vọng và phát triển hình ảnh lítưởng của dân tộc Ấn Độ như thế nào Đây là cách tiếp cận không thể thiếu đểtìm hiểu giá trị của văn học Ấn Độ hiện đại đối với sự nghiệp xây dựng quốcgia Ấn Độ

Trang 10

Về phương pháp so sánh, đề tài sẽ so sánh tiểu thuyết Cu- li với tiểu

thuyết đương thời thuộc địa cùng chủ đề khác ở Ấn Độ thuộc địa, ĐôngDương hay châu Phi

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

- Chương 1: Giới thuyết chung về các vấn đề:

+ Văn học và “dự án dân tộc”;

+ Văn học Anh ngữ và dân tộc ở Ấn Độ;

+ Nhà văn Mun Rác A - Nâng và tiểu thuyết Cu- li.

- Chương 2: Cái nhìn giai cấp trong hình ảnh dân tộc của tiểu thuyết Cu- li + Xung đột giai cấp và người nghèo trong tác phẩm của Mun Rác A-Nâng

+ Cái nhìn giai cấp đối với quan hệ chủ - tớ trong tiểu thuyết Cu – li

+ Cái nhìn giai cấp với sự dịch chuyển và bóc lột trong tiểu thuyết Cu - li

+ Cái nhìn giai cấp trong những nhân vật mang tính luận đề của tiểu

thuyết Cu – li.

- Chương 3:Chủ nghĩa dân tộc trong hình ảnh dân tộc của tiểu thuyết Cu- li

+ Chủ nghĩa dân tộc trong tiểu thuyết của Mun Rác A-Nâng

+ Lên án những giai cấp tư sản thực dân – đế quốc

+ Tính “nước đôi” của dân tộc trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1 Vấn đề văn học và “dự án dân tộc”

Thuật ngữ “dự án dân tộc” của đề tài có gốc tiếng Anh là “nationalist

project”- thuật ngữ của Partha Chatterjee trong bài luận gây tiếng vang “Cộng đồng tưởng tượng của ai” (Whose Imagined Community?) đăng trên tạp chí Millennium số 20, tập 3 (Mùa xuân), năm 1991 Chatterjee là giáo sư Đại học

Colombia (Hoa Kì), học giả nổi tiếng thuộc trường phái nghiên cứu thuộc địa

và hậu thuộc địa và nghiên cứu nhược tiểu (subaltern studies) Chatterjee đãphát triển lý thuyết văn học và dân tộc trong bối cảnh văn học và lịch sử thuộcđịa Ấn Độ, từ đó tìm ra đặc trưng riêng biệt của hình ảnh dân tộc ở Ấn Độ.Khái niệm “chủ nghĩa dân tộc” hay các “dự án dân tộc” ở đây cũng tương ứngvới khái niệm “dân tộc được tưởng tượng” [26] hay chủ nghĩa dân tộc đượcBenedict Anderson miêu tả trong cuốn “Các cộng đồng tưởng tượng: Sự phảnứng về Nguồn gốc và Sự dàn trải của Chủ nghĩa dân tộc” (“ImaginedCommunities: Reflection on the Origins and Spread of Nationalism”) Dântộc, theo Anderson, là “một cộng đồng mang tính chính trị được tưởng tượng

… dân tộc mang tính tưởng tượng bởi vì nó không dựa vào các thực thể vănhóa thực tế Thay vào đó, nó là một hình ảnh mang tính tinh thần về sự đồngnhất; nó được hình dung bởi “mỗi người làm sống động các hình ảnh củacộng đồng họ” [7] Bản sắc của một dân tộc thuộc về những hình ảnh đượchình dung ra Dân tộc thường được hình dung là có giới hạn với những ranhgiới xác định; dân tộc mang tính toàn trị bởi trạng thái toàn trị là hiện thân và

sự đảm bảo, sự miễn nhiễm của chủ nghĩa đa nguyên và sự hỗn tạp Kháiniệm của nghĩa dân tộc, do đó, không phải là cảm xúc tự hào vì thuộc về một

dân tộc đã có mà là những hành động mang tính sáng tạo và đầy tưởng tượng

Trang 12

trong việc tạo ra hình ảnh dân tộc Thực chất vấn đề sự sáng tạo ra dân tộc

trong quan điểm của Anderson đề cao vai trò của văn học như là công cụmang tính vật chất của quá trình tưởng tượng ra dân tộc Văn học làm lantruyền sự tưởng tượng về một cộng đồng thống nhất giữa độc giả Nói cáchkhác, thuật ngữ “dự án dân tộc” nằm trong lí luận Mác xít về văn học và dântộc được phát triển ở phương Tây từ những năm 80 của thế kỉ XX; đó là mộtcấu trúc hình ảnh về dân tộc được hình thành bởi các hư cấu văn hóa, trong đó

có hư cấu văn học

Cụ thể hơn, văn học (“literature” trong tiếng Anh, littérature trong tiếngPháp, hay litteratur trong tiếng Đức), ngay từ khi xuất hiện vào nửa cuối thế

kỉ XVIII ở châu Âu, đã được xác định như là một phương diện và công cụ xâydựng bản sắc dân tộc Theo tổng thuật của TS Phạm Phương Chi, JonathanCuller, nhà lí luận Hoa Kì nhấn mạnh rằng văn học được hiểu như là hư cấuvăn hóa hình thành nên dân tộc – dân tộc ở đây được hiểu như là một cấu trúchình ảnh, có nghĩa, văn học có vai trò như là hoạt động diễn ngôn và mangtính tưởng tượng nào đã khiến cho chúng được hình thành và có hình hàiriêng biệt Như vậy, khái niệm “dân tộc” ở đây không đồng nhất với kháiniệm “nhà nước – quốc gia” và “chủ nghĩa dân tộc” và cũng không có nghĩa

là chỉ bao gồm các cuộc đấu tranh mang tính chính trị Trái lại, dân tộc và chủnghĩa dân tộc ở đây chủ yếu thuộc lĩnh vực văn hóa Tức là, dân tộc là kiếntrúc hình ảnh được hiển thị thông qua một công cụ là những hư cấu về vănhóa, trong đó có văn học Tiểu thuyết với đặc trưng là thâm nhập vào các sựviệc xảy ra cùng thời điểm ở những nơi khác nhau và độc giả được dòng tự sựđặt vào vị thế như là biết các sự việc xảy ra cùng một lúc ở nhiều nơi Hơnnữa, cái thế giới được tác giả gợi lên trong tâm trí độc giả là một hệ thống xãhội di chuyển trong thời gian trống và đồng hiện, và cái thế giới này tươngđồng với ý niệm về dân tộc Tiểu thuyết tái hiện “không gian của cộng đồng”;

Trang 13

tiểu thuyết thể hiện phiên bản tương tự với dân tộc, tức là nó bao hàm những

sự kiện xảy ra đồng thời ở nhiều nơi khác nhau; tức là tiểu thuyết, về nguyêntắc nên được coi như là một thế giới giống dân tộc Đặc trưng ôm trùm nhiềukiểu lời nói và diễn ngôn khác nhau của tiết thuyết thể hiện cái khả năng (hìnhthành) một cộng đồng lớn hơn bất cứ cộng đồng nào mà một cá thể có thể biết[14;1-20]

1.2 Vấn đề văn học Anh ngữ và dân tộc ở Ấn Độ

Theo TS Phạm Phương Chi trong bài nghiên cứu “Siêu nhiên và dân tộc trong văn học Ấn Độ: tiểu thuyết K Narayan” (Tạp chí của Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương số 11 năm 2017), “Văn học”

(“literature” trong tiếng Anh, littérature trong tiếng Pháp, hay “litteratur”trong tiếng Đức), ngay từ khi xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XVIII ở châu Âu,

đã được xác định như là một phương diện và công cụ xây dựng bản sắc dântộc Mối quan hệ giữa văn học và dân tộc không chỉ có nguồn gốc từ những

bộ lịch sử văn học dân tộc Đức ra đời vào thế kỉ XIX, mà còn bắt nguồn từdiễn ngôn về “văn học Ấn Độ” [11] của các nhà Đông phương học người Anh

từ thế kỉ XVIII Văn học vào thế kỉ XVIII bắt đầu được cảm thấy như là tàisản quốc gia, như là một sự thổ lộ tâm trí dân tộc, như là một phương tiện đốivới quá trình tự xác định của dân tộc Người Đức có ý thức đặc biệt đối vớitính dân tộc của họ và trong tiếng Đức, từ “nationalliteratur” (văn học dântộc) bắt đầu được dùng rộng rãi vào 15 năm cuối thế kỉ XVIII Nói cách khác,các nhà Đông phương học về Ấn Độ coi việc xác định “văn học Ấn Độ” làmột phần trong công tác lí luận tìm hiểu diện mạo và bản chất của toàn bộmột nền văn hóa hay văn minh dân tộc ở châu Âu

Cụ thể, trong giới Đông phương học và châu Âu học thế giới, nhữngnhà Đông phương học Anh quốc được coi là những người đặt nền tảng cho

“truyền thống” của lịch sử văn học các dân tộc Họ xác định “văn học Ấn Độ”

Trang 14

trong khung khái niệm văn học mang tính tổng thể của châu Âu, từ đó, “vănhọc Ấn Độ” bao gồm văn bản của tất cả các thể loại Từ “văn học” ở đây vẫnđược hiểu là “trật tự tổng thể của từ ngữ” cho đến mãi cuối thế kỉ XIX, thờiđiểm ra đời khái niệm hiện đại về văn học; văn học, theo đó bao gồm các tácphẩm thơ, tiểu thuyết văn xuôi, kịch và văn xuôi phi hư cấu, v.v Quan niệmthẩm mĩ về văn học là sản phẩm của chủ nghĩa biểu tượng cuối thế kỉ XIX vàchủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hình thức đầu thế kỉ XX Những nỗ lực baogồm tất cả các văn bản vào phạm vi văn học như vậy nằm trong những nỗ lựccủa các nhà Đông phương học nhằm xây dựng khái niệm văn học như là sựbiểu lộ tổng thể của toàn bộ “tính cách”, “tinh thần” hay bản sắc văn hóa vàchủng tộc của khu vực được xác định là Ấn Độ.

Cũng theo TS Phạm Phương Chi, khái niệm “văn học Ấn Độ” này cótác dụng trong quá trình các nhà Đông phương học xây dựng diện mạo vănhọc mới và riêng biệt ở châu Âu nhằm chuyển đổi sự tự nhận thức hay tự địnhdạng của châu Âu Tức là, “văn học Ấn Độ” ngay từ khi ra đời đã được địnhhình như một đối tượng trong văn hóa - sự khác biệt của một nền văn hóa, vănminh khác- của cái Ngã châu Âu Như vậy “văn học Ấn Độ” khi ra đời trongcác diễn ngôn Đông phương học châu Âu vào thế kỉ XVIII đã vận hành trongbối cảnh tri thức phương Tây, một bối cảnh trong đó tri thức được sản xuất đểxác định và khẳng định bản sắc dân tộc siêu cường về văn hóa và chiếm ưuthế về chính trị của châu Âu

Mặc dù tiếng Anh về cơ bản là ngoại ngữ nhưng nền văn học mà nó sởhữu giàu có hơn bất cứ ngôn ngữ bản địa nào khác của Ấn Độ Tiếng Anh cónhiều thuận lợi hơn các ngôn ngữ bản địa nào khác của Ấn Độ Nó được cácnhà văn Ấn Độ phát triển, những người viết văn bằng tiếng Anh ở Ấn Độ lạirất quen thuộc với văn học phương Tây Tiếng Anh có lượng người đọc vàhiểu nhiều hơn bất kì ngôn ngữ bản địa nào Do đó, các tác giả cũng có thị

Trang 15

trường rộng hơn Hơn nữa tiếng Anh là ngôn ngữ của những người cầmquyền trong xã hội, do đó nó đạt được sự tôn trọng mà các ngôn ngữ bản địakhông có được Tất cả những điều này khuyến khích các tác giả viết văn bằngtiếng Anh.

Thời đại phục hưng văn hóa ở Ấn Độ nửa cuối thế kỉ XIX khiến cho vănhọc tiếng Anh phát triển không kém văn học các tiếng bản địa Văn học tiếngAnh được viết ở hầu hết các thể loại, nhưng khởi đầu bằng thơ ca Tuy nhiênsau đó, tiểu thuyết vượt qua hết thảy; cho đến ngày nay, phần lớn các tác giả

Ấn Độ viết bằng tiếng Anh là những người “thờ nữ thần tiểu thuyết” [9;12].Vào thế kỉ XIX, rất ít tác giả Ấn Độ dám viết tiếng Anh vì cảm giác yếukém mà sự thống trị ngoại bang đã gieo trồng trong họ Hơn nữa, các tác giả

Ấn Độ bị tê liệt khi diễn đạt bản thân thông qua một ngôn ngữ mà chủ yếu họqua sách vở; họ thiếu thành ngữ và sự trau chuốt cần thiết; vì thế, tiếng Anhcủa họ hơi cứng và sách vở Văn xuôi lẫn thơ và tiểu thuyết cuối cùng cũng

đã xuất hiện, với những tác giả ban đầu là Raj laxmi Devi, KshetrapalChakrabarty, A Madhaviah, S.B Banerjee, S.M Mitra, Jogendra Singh, BalKristna, Sorabji Cornelia, S.K Ghose, T.Ram Keishna, K.S Venkataramani.Những tác giả này đang thử nghiệm và cố gắng tạo ra những ấn tượng mới

Có những tiểu thuyết xã hội lịch sử và trinh thám Tiểu thuyết lịch sử rất phổbiến Mun Rác A-Nâng, R.K Narayan, Raja Rao, Kamla Markandeya, AnitaDesai, Shashthi Bratta, R Prawer, Jhbwala, Khuswant Singh, D.F Karaka,Nirad C, Chaudhuri, Nayantara, Arun Joshi, Vikkram Seth, ArundHa-ri Roy

và vô số các tác giả khác là những cây bút tiểu thuyết hàng đầu ngày nay.Văn xuôi – cả tiểu thuyết và phi tiểu thuyết – bằng tiếng Anh sau độc lập

có vị thế “quan trọng hơn và phát triển mạnh mẽ hơn hầu hết các tác phẩmviết bằng ngôn ngữ bản địa; và thực sự, bức tranh văn học viết bằng ngôn ngữAnh- Ấn (Indo- Anglian, Hinglish, Indianized English) có thể là sự đóng góp

Trang 16

giá trị nhất của văn học Ấn Độ Hàng loạt các tác phẩm hư cấu và phi hư cấubằng tiếng Anh miêu tả các phương diện khác nhau của đời sống Ấn Độ ra

đời Nổi bật trong số này là Private Life of An Indian Prince House (Nhớ ngôi nhà – 1956) của Santha Rama Rau The Princes (Các hoàng tử - 1963) của Manohar Maigonkar, Maharaja (1969) và Maharaja (1972) của Jamani Dass, Gold Honeycomb ( Sáp ong vàng – 1973) của Kamala Markandaya, Raj của Gita Mehta, A Prince Remembers; The Memoirs of the Maharani of Jaipur

(1976) của Gayatri Devi và Santha Rama Rau v.v… Đặc biệt những năm 80,

90 của thế kỷ XX, mật độ và cường độ xuất hiện các tác phẩm văn học đặcsắc bằng tiếng Anh tại Ấn Độ có thể ví như “suối, biển” [6;60]

Thuận lợi của việc viết văn bằng tiếng Anh là ngôn ngữ này tránh được

sự đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa và chủng tộc của Ấn Độ và nhất làcác tiểu thuyết gia có lượng độc giả rộng hơn và được thừa nhận nhiều hơn

The Prince of Dentiny của S.K Ghose là tiểu thuyết Ấn Độ bằng tiếng Anh đầu tiên, xuất bản vào năm 1909; sau đó là Hindupore của S.K Mitra Lịch sử

được thể hiện trong những tiểu thuyết này mang tính lãng mạn hơn là có tínhthực tế lịch sử Từ khi sinh ra, tiểu thuyết Ấn Độ bằng tiếng Anh trải qua bagiai đoạn quan trọng; giai đoạn một bao gồm các tiểu thuyết lịch sử; giai đoạnhai là tiểu thuyết với ý thức chính trị và xã hội; thứ ba bao gồm tiểu thuyết tậptrung vào ý thức, nội tâm và những vấn đề cá nhân Sự hình thành của tiểuthuyết Ấn Độ bằng tiếng Anh có sự ảnh hưởng lớn từ văn học Bangali vớinhững đại diện tiêu biểu là R.C Dutta Bankim Chandra Chatterjee vàRabindranath Tagone

Cho đến những năm 1920, tiểu thuyết Ấn Độ bằng tiếng Anh vẫn là sựthể nghiệm với những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử và xã hội của Raj LaxmiDevi, Rajam Iyer, S.M Mitra, Bal Kishna, Sorabji Cornelia Họ khám phá cácvấn đề như đời sống vật chất của phụ nữ, khái niệm tình yêu và tôn giáo trong

Trang 17

mối quan hệ với tinh thần thời gian Những năm 1920-1950, tiểu thuyết Anhngữ Ấn Độ chủ yếu là chủ đề chính trị Và những năm 1950-1980 nổi lênnhững cây bút chủ soái như R.K Narayan, Mun Rác A-Nâng, Raja Rao: MunRác A-Nâng tập trung vào phê bình xã hội và giải phóng về mặt chính trị;R.K Narayan, Raja Rao, và Sudhin Ghose thành công nhất trong việc thể hiệntruyền thống tôn giáo và thần thoại; R.K Narayan, Ahmad Ali, Attia Hussain,Balchandra Rajn, Santha Ram Rao, Ruth Prawar Jhabvala và Narayan Sahgalxây dựng nhân vật và chủ đề từ cuộc sống thành thị và hiện đại trong gia đìnhhiện đại ở Ấn Độ.

Có hai xu hướng dùng tiếng Anh trong văn học Ấn Độ hiện đại Một làviệc làm cho tiếng Anh gần với ngôn ngữ Ấn và thích nghi với nhu cầu dântộc Xu hướng này có trong tác phẩm của Mun Rác A-Nâng, P.K Narayan,Bhabani Bhattacharyee, Salman Rushdie, Shahshi Tharoor hay AmitavGhosh Các tác giả đã phá vỡ cấu trúc tiếng Anh bản địa và xen vào các thànhngữ, tục ngữ địa phương Họ vừa tháo dỡ, vừa cấu trúc lại và thêm nhữngcuộn xoắn và chiều kích mới vào các nguyên mẫu tự sự truyền thống Tácphẩm của Mun Rác A-Nâng đầy ắp các từ Hindi và Punjabi “Haa naa”,

“saalam huzoor”, “shabash shabash” (trong tác phẩm Cu- li) Xu hướng phá

vỡ văn xuôi và câu văn tiếng Anh bản địa cũng được Arundhati Roy ý thứckhi bà bê nguyên những hội thoại đời thường bằng tiếng Malyalam vào tác

phẩm The God Of Small Things (Chúa của những điều vụn vặt) như “chacko

sir vannu”, “cô ấy đẹp sundarikutty”, “oower, orkunniley, kushambi” [6;45]

Xu hướng thứ hai là những nỗ lực dùng tiếng Anh sánh với những trangtiếng Anh ưu tú bậc nhất tại nơi ngôn ngữ này được sinh ra Trong tiểu thuyết

Custody (Sự giam cầm – 1984) của Kiran Desai (1971), tiếng Anh được tác

giả sử dụng đủ cô đọng để miêu tả một thế giới nội tâm đầy nhạy cảm củanhân vật, đủ mềm mại và khơi gợi để chuyền tải cơn sốt và nỗi bực dọc trong

Trang 18

dòng chảy của ý thực “Sự móc nối một cách quá quắt với các suy nghĩ, cảmgiác và cảm xúc được phản ánh một cách đủ độ trong ngôn ngữ, cú pháp vàhình ảnh” [6;45] Sự vật hay tình huống cụ thể nào cũng được nhà văn miêu tảbằng tiếng Anh đầy chất thơ Việc dùng ngôi thứ nhất của tác giả kiến cho cácnhân vật như đang tồn tại thực với những bí ẩn chưa được khám phá: họ tựthể hiện mình hơn là bị tác giả điều khiển hay sáng tạo

Hai xu hướng trên đã khiến cho tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ của

Ấn Độ và văn học tiếng Anh được coi là một tiểu loại (sub – category) củavăn học Ấn Độ hiện đại Ngoài nguyên nhân lịch sử, sự hình thành và pháttriển của văn học tiếng Anh tại Ấn Độ còn là hệ quả của việc thương mại hóahoạt động viết văn Hơn nữa tiếng Anh, với tư cách là ngôn ngữ quốc tế đãchứng tỏ vai trò của văn học tiếng Anh trong việc kết nối văn học, văn hóa Ấn

Độ với thế giới

1.3 Nhà văn Mun Rác A- Nâng và tiểu thuyết Cu - li

1.3.1 Mun Rác A- Nâng, nhà tiểu thuyết của người nghèo và những người

Độ truyền thống mà là cuộc sống khốn khổ và khó khăn của hàng triệu đồngbào A-Nâng xứng đáng được coi như người đã xây dựng tiểu thuyết như làmột công cụ yêu thích của các nhà văn Ấn Độ và là người đã lái văn học khỏithi pháp lãng mạn đã cũ kĩ vào các hình thức mạnh mẽ hơn của tiểu thuyếtvăn xuôi hiện thực

Trang 19

Về cách lựa chọn chủ đề, A-Nâng hiển nhiên là người đầu tiên chọn đờisống của tầng lớp thấp của quần chúng Ấn Độ như chất liệu văn học TheoAnniah Gowda, trong các nhà văn Ấn Độ viết bằng tiếng Anh, A-Nâng là nhàvăn nhập thế mạnh mẽ nhất; và cách tốt nhất để miêu tả văn chương của ông

là “văn chương tuyên truyền” [theo 55;45] Tiểu thuyết tuyên truyền theo cáinghĩa thực của nó là thể loại bị chi phối bởi mục tiêu của tác giả đến mức màtính chất tuyên truyền không thể lờ đi được Nhiều nhà phê bình khác thấyrằng A-Nâng không thể giấu sự thông cảm của mình đối với tầng lớp vô sản.Nhiều nhà phê bình khác buộc tội A-Nâng dùng phương tiện nghệ thuật củatiểu thuyết cho mục đích tuyên truyền thuần túy, và sự tuyên truyền không đicùng với quá trình sáng tạo kinh nghiệm thẩm mĩ

Tuy nhiên, A-Nâng không bị lung lay với những lời phê bình đó Ôngnói: “Tôi không có một chút nào trong tâm trí cái xu hướng phê bình, thậmchí là sự chống đối thù địch, bởi sự khổ sở từ các tiểu thuyết của tôi đã đượcđền bù bởi một thực tế là chúng đã đi vào rất nhiều ngôn ngữ trên thế giớimặc cho sự chân thực trong phản ánh nhiều sự giả dối, đạo đức giả và những

tư tưởng chính thống của Ấn Độ” [54;75] Điều này là đúng bởi vì trong tiểuthuyết của mình, A-Nâng chú ý đến lương tâm nghệ thuật hơn là theo bất cứcông thức định hình nào có sẵn Đó là sự thể hiện đời sống hiện tại trên mốiliên hệ với kinh nghiệm của những người bần cùng Đây chính là điều khiếncho văn học của ông trở nên hấp dẫn

A-Nâng quyết tâm chiến đấu vì tầng lớp bị bần cùng hóa Ông tập trungvào các vấn đề xã hội của Ấn Độ giai đoạn thuộc địa, đặc biệt là hai thập kỷsau chiến thắng của cách mạng tháng Mười Nga Ông thường xuyên chia sẻquan điểm triết học và chính trị với các trí thức cánh tả và nhận thấy mối quantâm của họ có thể áp dụng với tình hình Ấn Độ Và như được viết trong bản

thảo Cu- li khi chưa xuất bản, những bận tâm của các trí thức cánh tả giống

Trang 20

với những mối quan tâm của các trí thức Ấn Độ, mặc dù sự khác biệt vềchủng tộc màu da, Ấn Độ và phương Tây có những ý niệm và khát vọnggiống nhau về những mục tiêu xã hội Với A-Nâng, xã hội Ấn Độ nảy sinh bavấn đề chính: vấn đề giai cấp cao bóc lột và thống trị giai cấp thấp, sự chuyênchế của đẳng cấp cao trong xã hội Hindu, và sự ngu dốt, mê tín của con người

do mù chữ và những tư tưởng chính thống còn duy trì trong cách thức pháttriển của xã hội

A-Nâng đã đem tiểu thuyết Anh ngữ Ấn Độ vào trung tâm của cuộc đấu tranh vì tự do và đồng thời thể hiện một cách bạo liệt tình trạng nghèo đói và sự bất công xã hội của Ấn Độ Nói cách khác, A-Nâng đã dùng một

phong cách văn chương mạnh mẽ khi khám phá những sự bất hạnh của đờisống để thúc giục ý trí của trí thức Ấn Độ hiện đại; những đoạn miêu tả và đốithoại của A-Nâng có đặc trưng Ấn Độ dù được viết bằng tiếng Anh Với A-Nâng, văn học Ấn Độ nên phục vụ cho các mục đích xã hội, cụ thể là phục vụcho sự phát triển của xã hội Ấn Độ và sự nâng cao của đời sống vất chất củacon người Các trí thức cùng thời với A-Nâng chống lại quan điểm chínhthống mù quáng và với tư cách là một người theo chủ nghĩa Mác xít, ông hiểu

sự nô lệ ẩn chứa trong truyền thống về đẳng cấp ở Ấn Độ và cương quyếtchống lại nó Mặt khác, A-Nâng cũng bị thu hút bởi quan điểm chính trị củaGandhi, đặc biệt là với việc Gandhi đã nỗ lực để xóa bỏ tầng lớp cùng đinh

Với tư cách là một nghệ sĩ, A-Nâng thể hiện những sự thay đổi xảy ra ở

Ấn Độ trong giai đoạn thuộc địa và khẳng định tinh thần tiến bộ của đất nước.Ông coi tiểu thuyết như là hình thức văn học quyền lực, có vai trò như là mộtcông cụ của chủ nghĩa nhân đạo Ông quyết tâm khám phá điều kiện sống củanhững tầng lớp bị bóc lột, những người không có tiếng nói trong văn học Ấn

Độ Những người bên ngoài đẳng cấp dựa vào sự ban phát của các đẳng cấpcao cấp hơn để có miếng ăn và thậm chí là nước uống Ví dụ, họ không tự lấy

Trang 21

nước từ giếng làng, nơi cung cấp nước duy nhất của cả cộng đồng Họ phảiđợi ở gần giếng cho đến khi có một người thuộc đẳng cấp cao đi qua và kéonước giếng cho họ Theo quan điểm của Marx về lịch sử, văn minh vẫn chưa

đi qua giai đoạn tiền con người và văn minh chỉ mang tính nhân văn khi xãhội không còn giai cấp và con người không còn bóc lột con người Ở giaiđoạn đó, tính người sẽ bao trùm và được thể hiện một cách đầy đủ nhất Nếukhông, tinh thần nhân văn có tồn tại nhưng bị đè nén bởi các tầng lớp caotrong xã hội A-Nâng tin rằng sẽ có chuyển biến mạnh trong văn minh Ấn Độtrong các cuộc đảo chính về chính trị, khi con người có thể xóa bỏ hoàn toàn

hệ thống xã hội bất công

A-Nâng ra nhập xu hướng này với niềm tin rằng các nhà văn nên khiếncho văn học bao gồm nội dung chống lại những điều sai trái gây ra nỗi khổcủa người nghèo Ông thấm nhuần lợi dạy của Gandhi, do đó, căm ghét chủnghĩa đế quốc phương Tây và nghi ngờ những sản phẩm tiêu dùng củaphương Tây Với A-Nâng, một nhà văn phải dùng hết khả năng của mình đểgiúp “loài người tham gia vào vở kịch khởi nghĩa từ đó một xã hội mới xuấthiện” [53;23]

Tiểu thuyết Cu- li là đại diện tiêu biểu nhất cho chủ đề này trong sự

nghiệp văn học của A-Nâng: ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã có lượng độc giảrộng ở nhiều nước trên thế giới; nó được coi như là một trong những tiểuthuyết tiêu biểu nhất của văn học hiện thực xã hội của những năm 1930

1.3.2 Mun Rác A- Nâng, nhà văn chịu ảnh hưởng của tư tưởng châu Âu, đặc biệt là tư tưởng của Mác Lê-nin.

Mặc dù chủ nghĩa yêu nước là chủ đề chính của hầu hết các tác giả Ấn

Độ trước độc lập Các tác phẩm của họ có ảnh hưởng lớn đối với xã hội Ấn

Độ Các chủ đề xoay quanh hiện thực xã hội cố gắng nắm bắt Ấn Độ thực sựtrong sự đối lập với câu chuyện của những người kể chuyện ngoại quốc,

Trang 22

những người với những hạn chế kinh nghiệm thực sự chỉ nhìn thấy bề mặt đờisống Ấn Độ, do đó thất bại trong việc đi sâu hơn vào tinh thần của Ấn Độ.Chỉ có thông qua những tiểu thuyết gia Ấn Độ thì phương Tây mới hiểu vàtrân trọng cách thức người Ấn Độ nghĩ và cảm.

Các tiểu thuyết của A-Nâng là sản phẩm của văn học Ấn Độ nhữngnăm 1930-1940 của Ấn Độ, giai đoạn như đã nói có đặc trưng là những thayđổi chính trị và xã hội Ấn Độ trong tinh thần Gandhi Sinh ra trong giai đoạnthuộc địa, A-Nâng sống trong thế giới với sự phân chia truyền thống Hindu cũ

và những tư tưởng hiện đại Tuy nhiên, điều khiến A-Nâng trở thành nhà vănchính trị lẫy lừng của Ấn Độ là quá trình học tập ở châu Âu và do đó có điềukiện hiểu xã hội và chính trị Ấn Độ Đặc biệt như đã nói, A-Nâng chịu ảnhhưởng nhiều từ Karl Marx và ông cố gắng hiểu tầm quan trọng của việc bảo

vệ bản sắc dân tộc mình và đấu tranh chống lại xung đột giai cấp

A-Nâng khẳng định một cách mạnh mẽ mình là một nhà hiện thực xã

hội: “Tôi không bị sợ hãi vì bị buộc tội là tuyên truyền Cuốn tiểu thuyết

Cu-li của tôi là không thể thiếu, nó có chất lượng sự sống trong nó, dường như là

các trang giấy bốc lửa từ sự nổi tiếng của người anh hùng bi kịch” [54; 90]

Quả đúng như vậy, tiểu thuyết Cu- li không thể được hiểu một cách đầy đủ

nếu như không đặt trong mối liên hệ với phong trào văn học và chính trị củanhững năm 1930 ở Tây Âu Với tư cách là một tác giả, tư tưởng của A-Nângđược định hình vào những năm 1930 khi mà có những vấn đề quan trọng hơnvấn đề cá nhân; và A-Nâng cố gắng đối mặt với vấn đề cá nhân - công cộnghơn là vấn đề hoàn toàn cá nhân Đúng hơn, ông nhận ra mình không thể nàoduy trì sự thờ ơ với đời sống chính trị của Châu Âu sau thế chiến

Cụ thể, A-Nâng ở London hơn hai thập kỉ, từ năm 1924 đến 1945, do đó,ông bị ảnh hưởng sâu sắc bởi Phong trào các nhà văn tiến bộ của những năm

1930 Ở London, A-Nâng đối diện với nhiều ảnh hưởng triết học, văn học, xã

Trang 23

hội chính trị và trong những ảnh hưởng đó thì ông có những đồng cảm rõ ràngnhất với tư tưởng Mác xít và tư tưởng nhân văn Một sự kiện có ảnh hưởngsâu sắc đến những tác giả như A-Nâng là cuộc đình công và phản công củacông nhân nhà máy vào năm 1926 tại Anh Sự kiện khiến cho các tác giả ýthức về cuộc đấu tranh giai cấp giữa những người giàu và nghèo Khi đếnAnh, A-Nâng từng ngưỡng mộ đất nước này vì những thành tựu trong khoahọc và công nghệ; nhưng sự đình công của công nhân đã giội lên ông một gáonước lạnh, sự ngưỡng mộ tan vỡ Ông càng ngày càng nhận ra rằng nhữngkhám phá về khoa học và công nghệ không phải luôn luôn đem lại lợi ích xãhội nếu như nó bị điều khiển bởi một nhóm nhỏ những cá nhân đang sở hữunhững ngành công nghiệp chủ chốt và có quyền quyết định các vấn đề ngoạigiao và nội vụ đất nước Mục tiêu của cuộc đình công là đạt được nhữngquyền lợi cụ thể cho công nhân, nó thách thức chính phủ và nền tảng tư bảncủa nó A-Nâng và các bạn cùng trường đã đứng về phía công nhân và cảmthấy cay đắng vì sự thất bại của cuộc đình công Cuộc đình công tuy nhiên đãphát lộ đặc trưng bạo lực của nhà nước, nó có thể kéo lùi sự tiến bộ của nhânloại quay lại hàng nghìn năm A-Nâng cảm thấy rõ ràng rằng, nhân dân Anh,cũng giống như nhân dân Ấn Độ, vẫn chưa giành được tự do thật sự.

Cuốn tiểu thuyết Cu- li của A-Nâng phản ánh ảnh hưởng về văn học,

chính trị và xã hội của các xu hướng tri thức ở châu Âu, đặc biệt là chủ nghĩaMác xít Như đã nói, A-Nâng là thành viên của câu lạc bộ sách Cánh tả vốnđược thành lập vào năm 1936, với chủ trưởng chống lại nền giáo dục chính trịphát xít và nhấn mạnh vai trò của nhà văn trong đấu tranh vì một xã hội mới.A-Nâng có mối liên lạc với các nhà Mác xít đầu tiên khi còn ở trường caođẳng tại London, ông chứng kiến cảnh những người thợ mỏ của đế quốc Anh

đã tổ chức cuộc đấu tranh và hàng loạt cuộc trấn áp của chính phủ Anh quốc.Những cuộc trấn áp này gây sốc đối với trí thức thực dân và thuộc địa A-

Trang 24

Nâng và những sinh viên có chung lý tưởng chối bỏ những dụ dỗ nhằm chốnglại những người đàn áp bằng cách giúp họ chạy tàu và chạy xe bus và sẵnsàng chịu đòn roi của cảnh sát Anh quốc Vào một trong những ngày đấu

tranh đó, A-Nâng được một người theo chủ nghĩa Marxit bán bản copy Lời tuyên ngôn của Marx và Engels và cũng biết về buổi học ở phố Sư tử đỏ do

các công đoàn viên tổ chức Từ đó, ông được học về tư tưởng Mác xít và thựchành tư tưởng đó một cách thường xuyên, từ đó trưởng thành những ý tưởng

mơ hồ của mình về tự do cho Ấn Độ

A-Nâng bắt đầu viết điểm sách và các bài tạp chí về lòng tin mới tìmđược của mình đối với chủ nghĩa Marx trên tờ Tạp chí Cảnh tả Chính trong

thời điểm này ông viết tác phẩm Cu- li và xuất bản một vài tác phẩm được

tuyển lựa của tiểu thuyết này trên Tạp chí Cảnh tả Từ cuốn tiểu thuyết này,tác phẩm của A-Nâng và nhiều tiểu thuyết gia đến từ Ấn Độ khác, tập trungvào không phải là cái sự huyền bí hay lấp lánh của thời phong kiến như trongvăn học Ấn Độ truyền thống mà là cuộc sống đau khổ và khó khăn của hàngngàn triệu người nghèo trên toàn đất nước

Mặt khác, do sự tàn phá của thế chiến thứ nhất, xã hội châu Âu đối mặtvới bóng đen của sự khủng khoảng kinh tế và tâm trạng bi quan Cuộc khủnghoảng kinh tế tạo ra những ảnh hưởng ghê gớm, nó khiến cho tình trạng thấtnghiệp tăng cao, và cùng với nó là sự căng thẳng, khốn khổ dường như làkhông có kết thúc Cùng lúc đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Ý dướithời Mussolini và sự phát triển của chính quyền Nazi ở Đức năm 1933 phảnánh sự tê liệt của các nền dân chủ phương Tây Sự hiếu chiến của quân độiNhật ở Manchuria vào năm 1931, sự chiếm hữu của Ý đối với Ethiopia năm

1935, sự biến mất hoàn toàn của nền Cộng hòa Tây Ban Nha vào tay Đức và

Ý năm 1936-1937 rung chuông báo động cái chết không thể tránh khỏi của

Trang 25

Hội quốc liên (League of Nations), tổ chức quốc tế đầu tiên có nhiệm vụchính là duy trì hòa bình thế giới.

Một thế giới với nhiều biến động như vậy đã thức tỉnh các trí thứcđương thời, họ hiến mình cho một cam kết là sẽ khôi phục lại trật tự và bảo vệthế giới khỏi những khủng hoảng Các cây bút không những thấm nhuầnkhông khí thời đại mà còn dường như sẵn sàng phản ánh điều đó trong cáctrang viết của mình

Hơn nữa, các sự kiện lịch sử đó cũng khiến cho các tri thức lớn ởphương Tây lúc bấy giờ, dẫn đầu là Maxim Gorky, Roman Rolland, và E.MForster họp ở Paris vào năm 1935 Họ nuôi dưỡng tiếng nói tự do, như Fostertuyên bố “Tôi muốn một tự do vĩ đại hơn cho các cây bút, cả những ngườisáng tạo ra văn hóa và cả những người phê bình nền văn hóa” [55;74] Fosterkêu gọi các nhà văn nên can đảm và nhạy cảm hơn trong việc đáp ứng lời gọicủa công chúng: ông khuyến khích họ tiến lên phía trước và khích lệ mọingười hành động và đấu tranh để tạo ra một xã hội công bằng và nhân văn.Cuộc gặp gỡ bị chi phối chủ yếu bởi các cây bút có nền tảng xã hội chủ nghĩa

Vì thế, các tác giả quyết tâm dùng trí tuệ của mình để chống lại chủ nghĩaphát xít và viết cho các tầng lớp lao động

Được gợi hứng từ ý tưởng của chủ nghĩa xã hội, các sinh viên Ấn Độhọc tập tại Anh tập hợp nhau lại tại London và hình thành Hội Các nhà văntiến bộ Đó là những người đã phá vỡ hay cố gắng thoát khỏi lối viết vô mụcđích mang tính lãng mạn của truyền thống A-Nâng đã viết lời tuyên ngôn chonhóm này với sự thấm nhuần của tinh thần vận động và cái nhìn mang tínhtuyên truyền hướng về việc tạo ra một nền văn học có thể củng cố ý trí và đạođức của con người Những nhà văn tiến bộ này tin rằng chức năng cơ bản củavăn học là phản ánh và thể hiện những khát vọng và những vấn đề cơ bản củatầng lớp lao động và cuối cùng là góp phần vào xây dựng một xã hội theo

Trang 26

hướng xã hội chủ nghĩa Ngay cả những người lao động không theo chủ nghĩaMác xít cũng gắn bó với tư tưởng về sự chuyển biến nền tảng của xã hội vàvới ý tưởng về sự độc lập chính trị Một nội dung mới được quan tâm trongvăn học là không chỉ thể hiện đặc trưng cách mạng mà còn cung cấp lí do mới

cho cuộc cách mạng đó A-Nâng từng nói trong bài “Tại sao tôi viết” rằng

“Chân lý một mình nó nên là một vấn đề đối với một nhà văn” [54;120], chân

lý nên là chân lí mang tính hình ảnh mà không bị mất đi tính nghiêm túc, chânthành Tiểu thuyết nên giải thích chân lý của cuộc sống từ những kinh nghiệmđược cảm thấy chứ không phải là từ những cuốn sách

Phong trào tiến bộ sau đó trở thành một phong trào phản ứng lại vớinghệ thuật huyền bí và chỉ nhìn vào nội tâm của thế kỷ XIX Ở Anh, xuhướng này bắt đầu với việc xuất bản các tuyển tập của Michael Robert lầnđầu gộp Auden, Spender, Day Lewis, Isherwood và Edward Upward vớinhau Những tác giả này được xem như là những người đã tạo nên chủ nghĩahiện thực xã hội và nền văn học có xu hướng nổi loạn rất thịnh hành ở cả châu

Âu và châu Mĩ đương thời Chính trong suốt thời gian này A-Nâng đang viết

cuốn tiểu thuyết Cu- li của mình.

Một trong những hệ quả của cao trào này là xu hướng từ bỏ lí thuyết mĩhọc “nghệ thuật vị nghệ thuật” A-Nâng cảm thấy rằng nhà văn không thểđóng lòng mình trong cái tháp ngà văn chương, anh ta không thể đứng lênmột ngọn núi cao mà phải đi trong bão tố, cùng với quần chúng, hòa mình vớinhững nỗi đau khổ và niềm vui ít ỏi của quần chúng Mục đích của cuốn tiểuthuyết, theo A-Nâng, là để thay đổi loài người và từ đó thay đổi xã hội Ôngrất ghét những nhà văn hình thức hay những người thiên về mĩ học, nhữngngười khăng khăng nghệ thuật về bản chất là bị chi phối bởi cái logic nội tạichứ không phải là bởi yếu tố bên ngoài Ông cũng không thông cảm vớinhững tác giả, những người theo xu hướng chủ quan lấy cái tôi làm trung tâm

Trang 27

Với A-Nâng, ông đặt nhà văn ở vị trí trung tâm của cuộc sống và nhấn mạnhkhả năng của nhà văn trong việc bao trùm cả sự sống; nhà văn cao hơn nhàđạo đức học, nhà khoa học, nhà chính trị bởi vì những người này có cái nhìnhữu hạn về cuộc sống, trong khi nhà văn thì cảm thông và bao quát con người

và cuộc sống trong cái trạng thái toàn vẹn, toàn thể của nó

1.3.3 A-Nâng được biết đến như là một nhà dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ

Chủ nghĩa dân tộc hay “desh bhakti” hay là lòng trung thành với dân tộc

là một niềm tin tồn tại trong tâm trí người dân Ấn Độ cho đến tận thế kỉ XIXhay thời đại phục hưng Bengali Ở Ấn Độ, chủ nghĩa dân tộc là một khái niệmgắn bó với tình yêu và sự cống hiến cho “đất mẹ”, đây là tư tưởng từ thời cổđại Có thể nói, ở Ấn Độ, chủ nghĩa dân tộc có liên quan đến sự nổi dậy củatôn giáo Vì trong tôn giáo Hindu tôn thờ đất mẹ cũng là trách nhiệm củanhững người con của đất mẹ hay là các thành viên của dân tộc Tuy nhiên,khái niệm chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ thời thuộc địa bị chi phối bởi các tưtưởng hiện đại Nó không chỉ là tình yêu, sự dâng hiến cho đất nước mà còn làcuộc đấu tranh cho tự do và bảo vệ và tuyên ngôn bản sắc riêng của mình.Chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ thế kỷ XX là sự phản kháng chống lại chínhquyền Anh quốc, do đó ở Ấn Độ chiếm ưu thế là các là các phong trào dân tộccho nền độc lập Sự nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ đặc biệt lên caosau cuộc binh biến năm 1857 đe dọa chính phủ Anh và xã hội đặc tuyển giáodục ở Ấn Độ về mặt chính trị và dân tộc Tầng lớp có giáo dục cao hay cácthành viên của Đảng Quốc Đại vốn được thành lập mấy thập kỷ sau cuộc binhbiến luôn ghi nhớ về sự kiện này Các nhà dân tộc chủ nghĩa tự do hay cácthành viên của đảng Quốc Đại này và những nhà cách mạng dân tộc tham giamột cách tích cực vào các phong trào độc lập Các nhà dân tộc chủ nghĩa theo

xu hướng tự do tin vào quá trình xây dựng đất nước trong phạm vị quản trịcủa Anh Những nhà dân tộc chủ nghĩa khác lại khẳng định rằng cần phải có

Trang 28

các cuộc cách mạng dân tộc để đánh thức dân tộc Ấn Độ vốn đã tồn tại từ thời

cổ đại để nó đánh đổ sự cai trị của ngoại bang

Sự kiện nổi bật nhất sau binh biến năm 1857 là cuộc thảm sátJallianwalla Bagh diễn ra vào năm 1918 Sự kiện này dẫn đến nhiều cuộc đảochính và sự chống đối trên toàn Ấn Độ Một trong những sự chống đối này làphong trào bất hợp tác do Gandhi lãnh đạo; phong trào này tẩy chay vải Anh,các trường trung học và đại học Anh, tòa án Anh từ bỏ tất cả bằng khen, tướchiệu dành cho công dân Anh Ấn Vào năm 1930, Gandhi dẫn đầu “phong tràobất tuân dân sự” và thực hành dự án “làng muối” Do đó, bối cảnh lịch sử của

Ấn Độ đấu tranh cho nền độc lập chống lại các quyền lực của thực dân Anh lànguyên nhân chính đằng sau sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc hiện đại.Khái niệm hiện đại của chủ nghĩa dân tộc thế kỉ XX khác với thế kỉ XIX

Sự xuất hiện các hình thức hiện đại của chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ đượcRabindrath Tagore phân tích trong bài “Chủ nghĩa dân tộc ở phương Tây” và

“Chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ” trong cuốn “Chủ nghĩa dân tộc” Nhiều học giảcho rằng chủ nghĩa dân tộc như là một khái niệm xuất hiện trong tư tưởngphương Tây cũng được Tagore lưu ý Ở đây, Tagore đấu tranh lại quan điểmcho rằng tư tưởng dân tộc xuất hiện chủ yếu ở châu Âu; ông tin rằng Ấn Độ

có một khái niệm hoàn toàn khác với phương Tây Ông khẳng định rằngchính trị phương Tây chi phối các quan điểm phương Tây và người Ấn Độđang cố gắng mô phỏng phương Tây Ông hoàn toàn không đồng ý với ýtưởng về chủ nghĩa dân tộc và nhà nước Ông cho rằng, chủ nghĩa dân tộckhông phải là tình cảm thông thường bất thình lình xuất hiện mà lớn lên từkhi sự sinh tồn của dân tộc bị đe dọa bởi lực lượng bên ngoài

Trong khi định nghĩa dân tộc của Benedict Anderson nhấn mạnh đến sựthống nhất về ngôn ngữ như là cơ sở của dân tộc thì trường hợp Ấn Độ với sự

đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa cho thấy chủ nghĩa dân tộc theo kiểu châu

Trang 29

Âu không hiện diện ở Ấn Độ hay là có một hình thức liên kết khác trong bốicảnh Ấn Độ Đúng hơn, Ấn Độ không có một ngôn ngữ duy nhất để kết nốicác dân chúng với nhau và sự phức tạp của các cộng đồng đe dọa tính thốngnhất dân tộc Do đó, với Tagore, nền giáo dục Anh đã đúc nên chủ nghĩa dântộc giả ở Ấn Độ, ông chống đối mạnh mẽ quan điểm cho rằng chủ nghĩa dântộc bắt nguồn từ cái mẫu châu Âu và được người châu Á nội địa hóa Có thểnói, nền giáo dục của thực dân Anh không có mục đích là thống nhất dânchúng Ấn Độ Nhưng sự cống hiến cho chủ nghĩa dân tộc được người Ấn Độtiếp nhận không phải như sự chấp nhận đối với các truyền thống phương Tây

mà như là một cách thức chống thực dân

Partha Chatterjee, nhà nghiên cứu thuộc địa và hậu thuộc địa Ấn Độ

nổi tiếng, trong cuốn Các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và thế giới thuộc địa: Một diễn ngôn phái sinh (NXB University Of Minnesota Press, 1986), đã

phân tích những sự đối lập trong chủ nghĩa dân tộc như là một tư tưởng trongmột xã hội thuộc địa nhằm tìm kiếm cách thức giải phóng bản thân nó.Chatterjee cho rằng, chủ nghĩa dân tộc được thiết lập để khẳng định sự tự dothoát khỏi sự chi phối của châu Âu, nhưng trong tận sâu ý niệm của các dự ánthì nó vẫn là nhà tù của các truyền thống tri thức châu Âu Ông cho rằng, sựcần thiết của việc thống nhất toàn dân tộc ở Ấn Độ yêu cầu một cảm thức vềdân tộc trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập của Ấn Độ nhằm khỏi chủ nghĩathực dân Anh Do đó, chủ nghĩa dân tộc là một tư tưởng có giá trị đối với nhàlãnh đạo Ấn Độ

Trong bài viết khác của mình, “Cộng đồng tưởng tượng của ai”

(Whose Imagined Commubity?), Chatterjee cho rằng, phòng trào dân tộcchống thực dân ở Ấn Độ có truyền thống phân chia thế giới vụ viện và xã hộithành hai lĩnh vực: địa hạt vật chất và địa hạt tinh thần Địa hạt vật chất là địahạt “bên ngoài” nó bao gồm địa hạt kinh tế, thiết chế nhà nước, khoa học kỹ

Trang 30

thuật, đây là nơi mà phương Tây đã chứng minh là siêu cường hơn và phươngĐông phải đi theo Địa hạt tinh thần là địa hạt “bên trong”, mang vác cái dấu

ấn “bản chất” của bản sắc văn hóa Theo đó chủ nghĩa dân tộc chống thực dân

ở châu Á và châu Phi, về bản chất, là chất mô phỏng phương Tây trên các lĩnhvực của địa hạt vật chất đồng thời duy trì sự khác biệt của văn hóa tinh thần.Nói cách khác, chủ nghĩa dân tộc duy trì địa hạt tinh thần và văn hóa như lànơi tự trị và tối cao của nó, không cho phép quyền lực thực dân can thiệp vàolĩnh vực đó [11]

Chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ, trong khi tìm kiếm tự do khỏi áp lực ngoạilai, cũng đồng thời muốn làm mạnh sức mạnh tập thể của cả dân tộc Sứcmạnh này, không chỉ có từ khi thoát khỏi sự áp bức của ngoại xâm mà còn sựsạch bóng của cái xấu trong những thực hành xã hội, đó là những tập tục nguyhại đến xã hội Nỗ lực quét bỏ sự tồn tại của thực hành xã hội xưa cũ cũng làmột quá trình dân tộc hay quá trình kết tinh thành dân tộc Nhiều nhà tiểuthuyết Ấn Độ viết bằng tiếng Anh hướng đến việc tẩy sạch những thực hành

xã hội nguy hại thông qua hoạt động viết của mình, đó là một nỗ lực hướngtới khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết của cả xã hội Trong một xã hội vốn

bị điều khiển bởi sự phân biệt về tôn giáo và đẳng cấp, nỗ lực vì xã hội cũng

có nghĩa là nỗ lực nhằm đến sự thống nhất và sự kết hợp của nhiều nhómngười vào cùng một dân tộc

Nhìn vào lịch sử của văn học Anh ngữ Ấn Độ, chúng ta có thể thấy chủ

đề về chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội chủ yếu xuất hiện trong tiểuthuyết của những năm 1940 Nói cách khác, những năm 1930 và 1940 đượcghi nhớ trong lịch sử Ấn Độ như là giai đoạn của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ vàcủa tiểu thuyết Anh ngữ Ấn Độ Các tiểu thuyết có vai trò quan trọng trongviệc “hiện thân hóa cái nhìn tiến bộ về chủ nghĩa dân tộc hay chính trị trongđiều kiện Ấn Độ, mà còn nhìn vào các vấn đề xã hội; trong suốt giai này Ấn

Trang 31

Độ bước vào giai đoạn hiện đại hóa, do đó có những cái nhìn đối với tôn giáochính thống và cách tiếp cận truyền thống” [6].

Các nhà văn Anh tiếp thu ngôn ngữ của thực dân để tiếp cận phương Tây

và để thể hiện hình ảnh Ấn Độ thực sự cho phương Tây, để khắc họa chủnghĩa dân tộc, từ đó tạo ra một Ấn Độ mới G.N Saibaba cho rằng: “Văn họctiếng Anh nổi lên như một công cụ quyền lực trong việc tạo dựng một loạichủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, chủ nghĩa dân tộc này được dàn xếp qua sự diễngiải của các tác phẩm văn học” [58;30] và “văn học tiếng Anh là công cụ đíchthực có thể tái hiện Ấn Độ như một dân tộc hơn bất cứ nền văn học tiếng bảnđịa nào khác” [58;30] Hầu hết các nhà phê bình cho rằng văn học Ấn Độbằng tiếng Anh luôn “khắc họa” những thay đổi về xã hội, chính trị, văn hóaxuất hiện ở Ấn Độ cùng với truyền thống và văn hóa Ấn Độ

1.3.4 Tóm tắt tiểu thuyết Cu-li

Cu- li kể về Mu-nô- một chú bé nông dân mồ côi cha mẹ, được người

chú tên là Đa-i-a Ram làm nghề chạy giấy cho một tên chủ ngân hàng ngườiAnh, đem lên tỉnh nuôi nấng và tìm công việc làm ăn Mới đầu bước chân đếnmột thành phố lớn Mu-nô trông thấy cái gì cũng mới lạ Trong bụng chú nghĩrằng sinh sống và làm việc ở đây chắc dễ dàng

Đầu tiên Mu- nô được chú dẫn đến làm công cho gia đình Na tô Ram,hắn ta làm kế toán ở ngân hàng Na- tô Ram tuy là một viên chức nhỏ, nhưngthuộc đẳng cấp trên nên rất khinh rẻ tầng lớp cùng đinh Mu- nô bị gia đìnhnày hành hạ và đối xử quá tồi tệ, coi Mu nô như là một “giống vật sinh ra trênđống phân”, “Không đáng là một hạt muối”

Sống trong cảnh tủi nhục đó, Mu- nô dần hiểu ra rằng “trên thế giới này

có hai hạng người: người giàu và người nghèo”

Sau khi bị mụ Bibigi, vợ tên Na- tô Ram hành hạ và sỉ nhục Mu- nô trốnđến Đô-lát-puya Ở đây, Mu- nô chứng kiến thêm cảnh oan trái, bất công

Trang 32

trong xã hội Mu- nô lại phiêu bạt đến Bom- bay vào làm công trong nhà máysợi Cuộc sống nơi đây vẫn là cảnh áp bức bóc lột thậm tệ, làm lụng quầnquật, suốt mười hai tiếng đồng hồ mà lương quá rẻ mạt Nhưng để đối phó vớicác cuộc đình công, bọn chủ các nhà máy lại đặt ra luật lệ mới để sa thải côngnhân Một lần nữa Mu- nô lại mất việc, phải đi kiếm sống ở nơi khác Trênđường đến Xim-la, Mu nô bị xe hơi của mụ Mên-oa-rinh, người đàn bà quíphái lai Anh kẹp, nhưng may không chết, mụ ta mang Mu- nô về làm cu-likéo xe Kéo xe mãi kiệt cả sức, Mu nô ho ra máu, cuối cùng chết dần, chếtmòn trong vực thẳm của kiếp nô lệ [43;135-136].

Trang 33

CHƯƠNG 2 CÁI NHÌN GIAI CẤP TRONG HÌNH ẢNH DÂN TỘC CỦA

hệ thống đẳng cấp, cùng với sự bất công và các hệ lụy về xã hội, kinh tế vàđạo đức của nó, như xung đột giai cấp, sự bóc lột của người giàu đối vớingười nghèo Dưới sự cai trị thực dân, hàng loạt những thay đổi về xã hội vàkinh tế xảy ra, xã hội phong kiến dần dần chuyển sang xã hội tư bản Hệthống giai cấp ở Ấn Độ chuyển thành một hệ thống đẳng cấp mới, hệ thốngđẳng cấp này được xây dựng dựa trên mối quan hệ tiền tệ Nó tạo ra một xãhội phức tạp hơn, ranh ma hơn, và về phương diện nào đó, nó đông cứng hơn

xã hội đẳng cấp Hệ thống phân chia giai cấp mới này do đó trở thành lựcphân chia xã hội mạnh mẽ, nó phá vỡ sự cấu kết xã hội, nó có xu hướng phântách con người thành nhóm giàu và nhóm nghèo, nhóm bị bóc lột và nhómbóc lột

Trang 34

Quan tâm của A-Nâng đối với những tầng lớp thấp nhất của xã hội:người công nhân, tá điền và người lao động cũng như những nỗ lực đấu tranh

của họ được thể hiện liên tiếp trong một loạt tác phẩm khác của ông như Hai chiếc lá và cái búp (1937), Ba ngôi làng (1939), Qua dòng nước đen (1940) Thanh gươm và cái khiên (1942) và Trái tim vĩ đại (1945) Các nhân vật điển

hình của ông như Bakha, Mu-nô, Lalu, Gangu đều là nạn nhân của kẻ thốngtrị Chính A-Nâng tuyên bố rằng, “tiểu thuyết của tôi có dự định là phải khácvới tiểu thuyết của người khác, nó rời khỏi tiểu thuyết của tầng lớp trung lưu

và thượng lưu Tôi muốn tái tạo nhân gian, những người tôi biết một cáchthân thuộc, từ cái chiều sâu hơn, từ những người bốc rỡ ở bến tàu, nhữngngười bị đè nén, bị thống trị và bị chèn ép, những người hiếm khi xuất hiệntrong văn học chúng ta, từ văn học của Sarat Chatterji, Pơ - rem San, Bibhuti,Taranshankar and Maneck Bannerji” [54;45]

Tuyên bố này có hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đó là sự thống trị của thựcdân Anh ở Ấn Độ Bản chất của hiện đại mà các nhà thực dân Anh áp dụng ở

Ấn Độ là một loại hiện đại mang tính chính trị Điều đó có nghĩa, các nhàthực dân châu Âu vừa tuyên truyền về chủ nghĩa nhân văn thế kỉ Ánh sángcho các nước thuộc địa nhưng cùng lúc đó lại từ chối sự thực hành của chủnghĩa đó trong thực tế Hệ quả là khu vực nông thôn ở Ấn Độ về cơ bản vẫnchưa phát triển Vấn đề nổi bật trong bản chất của sự cai trị đế quốc của Anhquốc đối với thuộc địa như Ấn Độ là không gian thuộc địa trở thành cái nềntảng giữ người dân bản địa ở cái thế ngang bằng với tầng lớp lao động ở Anh.Chính A-Nâng miêu tả ấn tượng đầu tiên của mình về nước Anh: “Tôi ấntượng với phẩm giá và sự tự tôn đặc biệt mà những người khuân vác, nhữngngười quét rác và những người lao động khác mang trong mình, khác vớinhững người cu- li ở Ấn Độ, những người luôn bị đá ra khỏi xã hội và luôn bị

Trang 35

hạ thấp…Tôi ngưỡng mộ cách thức mà những người làm công việc không thú

vị lắm thừa nhận giá trị của lao động” [54;75]

Suy nghĩ về người kéo xe và những người lao động của A-Nâng cũng cóảnh hưởng của tư tưởng tri thức ở châu Âu đương thời, đó là chủ nghĩa xã hộiAnh, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa nhân văn Và như là đã nói ở trên,trong hai mươi lăm năm ở Anh, A-Nâng trở thành một phần của phong tràonhững năm 1930 ở Anh và ông luôn luôn giữ quyết tâm và sự hiến dâng tâmtrí mình cho cách mạng giải phóng Ấn Độ Giống như những cây bút tự dotiến bộ khác, A-Nâng đau đáu tìm kiếm các mô hình lí thuyết nhằm giải quyếtcác vấn đề thuộc nỗi đau khổ của con người, sự nghèo đói, sự thống trị và sựbóc lột

Ông có niềm tin chắc chắn vào các triết lí của chủ nghĩa xã hội tiến bộ

sau này là chủ nghĩa nhân văn Trong cuốn Lời xin lỗi đối với chủ nghĩa anh hùng, A-Nâng tuyên bố rằng, giống như những nhà tự do tiến bộ khác, ông

chấp nhận giả thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác xít, đó là tồn tại xã hội quyết định ý thức con người; không phải ý thức con người quyết định tồn tại của họ và

sự phát triển kinh tế sẽ quyết định thượng tầng kiến trúc và chất lượng ý thứccủa con người Và những người lao động là những người bị bóc lột; họ làcông cụ và phương tiện để sản sinh ra vật chất, do đó, không có giá trị trong

xã hội [60]

Mun Rác A-Nâng, giống như các nhà văn khác như Marxim Gorky vàGeorge Orwell, tin rằng tác phẩm của một nhà văn vĩ đại luôn luôn được gợihứng từ một sứ mệnh A-Nâng dường như hoàn toàn đồng ý với quan điểmcủa các nhà phê bình Marixt cho rằng gốc rễ của văn học là phê bình cuộcsống, ông có một niềm tin mạnh mẽ rằng những nhà văn nào không quan tâmđến điều kiện sống của con người là những người mang trong mình sự yêu

Trang 36

thích mù quáng với sự li khai, xa cách với cộng đồng và có những khát vọngkhác người một cách nông cạn, hẹp hòi.

Tiểu thuyết Cu- li là ví dụ kinh điển của tiểu thuyết Anh ngữ Ấn Độ về

tầng lớp không được ưu tiên trong xã hội và của những người bị trị, nhữngngười không được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu nhất Nói cách khác, sựquan tâm của A-Nâng đối với tầng lớp lao động bị áp bức và bị phá sản cũngnhư mối quan tâm đến sự nham hiểm của những kẻ áp bức tàn bạo là điềukiến cho A-Nâng được coi là một nghệ sĩ thành công Cuốn tiểu thuyết đãđem đến cho A-Nâng vị trí của nhà tiểu thuyết cách mạng, người chiến đấumột cách bền bỉ và không khoan nhượng vì hòa bình, tự do và công bằng vớinhững nhu cầu cơ bản của con người trong các cấu trúc xã hội khác nhau của

Ấn Độ thuộc địa và của Ấn Độ hậu độc lập Câu chuyện thể hiện một cáchhiển lộ ý định nghệ thuật của tác giả, đó là sự thúc giục chống lại bối cảnh xãhội bất công và tuyên truyền về sự phi nhân tính đem lại đau khổ trong xã hội

Hệ thống tư bản đương thời cùng với sự phân hóa lớn giữa người giàu và

người nghèo là mục tiêu rõ rệt của A-Nâng thể hiện trong tác phẩm Cu- li.

Câu chuyện được kể từ cái nhìn của một người kể chuyện và đem raánh sáng những tội lỗi ẩn giấu và không thể tranh cãi của đẳng cấp chiến binhRaj, sự bóc lột, xã hội bị chi phối bởi sự phân chia đẳng cấp, những cuộc đảochính và sự bất công của cảnh sát Cuốn tiểu thuyết đem chúng ta đến nhữngnơi chốn và thành phố khác nhau, chỉ ra những hành xử phi nhân tính và suyđồi mà những người nghèo như Mu- nô phải hứng chịu trong mối quan hệ vớinhững tầng lớp cao hơn, quyền lực hơn về mặt kinh tế, xã hội và chính trịtrong xã hội Ấn Độ Cuốn tiểu thuyết cũng miêu tả cách Mu- nô thích nghiđơn độc với các tình cảnh bất công của cuộc sống A-Nâng đã gõ cửa trái timcủa người dân Ấn Độ có lương tâm với bức tranh cuộc sống của quần chúng

bị bóc lột trong xã hội Ấn Độ Với cuốn tiểu thuyết này, A-Nâng được đánh

Trang 37

giá cao và được thừa nhận như nhà văn của tầng lớp bị bóc lột ở Ấn Độ Ông

là một trong những nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng dân tộc củaGandhi và điều này thể hiện trong tất cả các tác phẩm của ông Và với tinhthần Mác xít, ông luôn khắc họa trong tác phẩm của mình một Ấn Độ thực sự,

đó là Ấn Độ nghèo nàn

2.2 Cái nhìn giai cấp đối với quan hệ chủ - tớ trong tiểu thuyết Cu - li

Cuốn tiểu thuyết kể câu chuyện về Mu- nô, một cậu bé đến từ vùngCăng-gơ-ra ở Bi-lat-pur; Mu-nô đối diện với sự bạo ngược phong kiến, sựphân chia bất công trong xã hội Nhân vật tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm sựgiải thoát và sự sống, nhưng tất cả chỉ đem lại bất hạnh tồi tệ Mu-nô là đứatrẻ mồ côi sống với chú và thím, tuy nhiên, ngay khi tiểu thuyết mở đầu, họ

đã không muốn nuôi Mu-nô nữa mà cương quyết bắt Mu-nô kiếm việc Yêucầu này mở đầu cho hành trình sẽ đưa Mu-nô đến Bombay và nhiều nơi khác,

và nó cũng đánh dấu sự chấm hết của tuổi thơ Cùng với chú của mình,

Mu-nô đến một thị trấn liền kề và tìm được công việc là làm đầy tớ cho một ngườilàm nhà băng tên là Ba -bu Na tô-Ram Mu- nô bị vợ của người chủ đối xửtàn tệ nhưng cảm thấy ngưỡng mộ em trai của người chủ tên là Pơ- rem San,một bác sỹ

Ba-bu Na-tô-Ram cũng là một phần của bức tranh biếm họa về tầng lớptrung lưu nói tiếng Anh, người tin vào giá trị đích thực của thực dân vàngưỡng mộ sự siêu cường của người da trắng Câu chuyện đó xoay quanhnhân vật Ngài người Anh đến thăm ngân hàng nơi Ba-bu Na-tô-Ram làmviệc Khi miêu tả cảnh này, A-Nâng muốn phá vỡ sự siêu đẳng của ngườiAnh với chi tiết khi Pơ- rem San hỏi về nơi ở tốt nhất ở Anh để học hóa học

về dược thì hóa ra ngài người Anh không được đi học và không biết gì Saukhi vô tình làm bị thương con gái đầu của Ba- bu Na tô-Ram, Mu- nô bị đánh

và nhân vật quyết định bỏ trốn

Trang 38

Mu- nô đến Đô-lát-puya, nơi anh ta được Pơ- ra- Đi-an, giám đốc công

ty đồ hộp nhận làm việc Mặc dù Pơ- ra- Đi-an và vợ đối xử tốt với Mu- nônhưng công việc mà Mu- nô phải làm thì vô cùng khắc nghiệt Giống như cácông chủ khác, những người thuộc đẳng cấp thấp luôn bị bóc lột bởi nhữngngười thuộc giai cấp cao hơn Người chủ Pơ- ra - Đi-an phải đem cho ngườihàng xóm của mình, ngài ủy viên công tố Tô- đa Man, ba lọ dưa và mứt đểông ta không làm cho nhà máy của mình phải đóng cửa vì khói khiến ông takhó chịu Nhưng cuối cùng, chính người cộng sự của Pơ- ra- Đi-an, Gan-pat,

đã lừa dối và khiến cho ông phá sản

Khi Pơ- ra- Đi-an mất nhà máy, Mu-nô phải tự bảo vệ mình Mu-nôgặp một người cưỡi voi đang đi đến Bom-bay cùng với gánh xiếc và quyếtđịnh gia nhập họ Lúc đầu, Mu- nô cảm thấy vui thích khi ở Bom-bay nhưngnhân vật sớm nhận ra rằng, ngay cả ở đây, những người cu li cũng phải ngủtrên đường phố Điều này đối lập với điều mà Mu- nô từng mơ về Bom-bayvới những đường phố trải đầy tiền Ngay sau đó, nhân vật nhận ra sự phânbiệt của xã hội đối với người nghèo khi Mu- nô bước vào một nhà hàng đểmua nước xô - đa:

“ - Cu - li , hả?

- Vâng a, - Mu-nô thú nhận, hơi nó ngắn đi

- Ngồi xuống đất, chỗ này Mày muốn gì? – Người đó hỏi

Mu- nô khập khiễng đứng lên và ngồi xuống trên sàn xi-măng, trong lòng hếtsức khiếp sợ, không nói được tiếng nào

- Mày muốn gì? – người đó hỏi lại

- Một chai xô- đa, - Mu-nô đáp

Nhiều người trong số khách đang nhấm nháp trà nhìn nó như là một thằng hủi

và người hầu bàn nháy mắt một cái ngụ ý chế giễu và khinh bỉ với tên cu- ligiải khát bằng nước xô- đa

Trang 39

- Cút đi! – Người hầu bàn quát ở sau lưng nó.” [1;231].

Hành vi bẩn thỉu của người bồi bàn phản ánh sự khinh bỉ đối với ngườinghèo

Những người cu- li ở Bom-bay tranh nhau chỗ để họ có thể duỗi chânngủ vào một đêm Hình ảnh những người cu- li trên vỉa hè là bức tranh khốncùng của những người công nhân đương thời: thân thể của vô số người cu- li

co ro, đầu gối lên tay, người thì nằm ngửa phơi ngực, gối tay lên các hộp,nhiều người khác vạ vật ở bậc cửa các cửa hàng, người thì nằm trên các ghếcông cộng ngủ mà trông như chết “Nhìn cảnh ấy, Mu-nô thấy lòng se lại:

“Vậy ra, ở Bom- bay cũng thế, các người cu-li cũng phải ngủ ngoàiđường”[1;239]

Các nhân vật nói về cái chết không phải là điều gì ghê gớm mà như làmột sự giải thoát Ha- ri, một cu- li nhà máy bông sợi, khi nghe người phụ nữnức nở khóc kêu rằng chồng vừa mất tối qua thì Ha- ri cho rằng đó là sự giảithoát, “ Bác ấy đã đến chốn yên tĩnh đấy” [1;242] đó là việc được yên nghỉbởi vì họ thoát khỏi bị chết đói trong thời gian dài

Nhân vật tìm được trong nhà máy bông sợi của ngài Gióoc-giơ Hoai-tơ,nơi nhân vật gặp Ra- tan, một người mà sau này Mu-nô coi như thần tượng.Ra- tan là một đô vật, là thành viên của tổ chức công nhân, người đã quyếtđịnh đấu tranh với các ông chủ và đấu tranh nhằm loại bỏ tình cảnh bóc lộtxung quanh mình Sự lạc quan của Mu-nô được biểu tượng trong hình ảnhRa- tan diễn ra rất ngắn ngủi: cuộc nổi dậy xảy ra cùng với cuộc đấu tranh củacông nhân nhanh chóng thất bại Mu-nô lại chạy trốn và lang thang không nơinương tựa Cuộc sống của những người công nhân ở nhà máy sợi dường như

là vượt quá sự so sánh đến mức mà tác giả phải dùng một loạt các tính từ đểmiêu tả bức tranh thực sự về cuộc sống tại đây: đó là sự run rẩy, yếu đuối với

Trang 40

những khuôn mặt xấu xí, bị vặn vẹo, đen, bẩn thỉu, nhu nhược, kiệt sức; họđứng với cái nhìn vô hồn.

Cuộc sống cùng cực ở nhà máy và sự chết đói khiến cho những ngườicông nhân không thể tập hợp nhau lại cho cuộc đình công Họ chấp nhận làmviệc nhiều giờ đồng hồ, chấp nhận bị cắt giảm tiền công mà không có ý nghĩchống đối Họ thụ động thích nghi với tất cả những sự tàn bạo mà nhữngngười đốc công, người cho vay nặng lãi giội xuống đầu họ Việc liên tục mắc

nợ đối với Xa-ip Chim-ta và Na-đi-a Khan khiến cho họ không thể cất tiếngchống lại sự bất công Hơn nữa, mọi nỗ lực trong việc đình công chống đốicũng bị đập tan một cách không thương tiếc bởi những người đốc công và chủnhà máy Ví dụ, khi Ra- tan chống đối lại sự đối xử bạo tàn của Gim-mi Tô -mát, anh ta bị sa thải ngay lập tức Và A-Nâng chỉ dùng một câu để miêu tảtình trạng khốn khổ của Ra- tan đó là hình ảnh nụ cười trên khuôn mặt củangười khốn khổ bợt đi vào một buổi sáng để miêu tả sự tàn bạo của người đốccông đối với người lao động Cách miêu tả này hàm ý cuộc sống không côngviệc là sự chết của người cu- li nghèo đói

Tình cờ, Mu-nô gặp bà Mên-oa-rinh và được thuê làm người giúp việc.Mên-oa-rinh là một người lai, có nguồn gốc Anh và Ấn Độ; nhân vật luônkhao khát được xã hội Anh chấp nhận Khát vọng được coi là người Anh cóthể được hiểu như là khát vọng được thừa nhận như là một người da trắng,với tất cả những đặc quyền, đặc lợi đi cùng với người da trắng ở Ấn Độ,những đặc quyền mà Mu-nô không bao giờ được hưởng Mặc dù được bàMên-oa-rinh đối xử tốt, Mu-nô bị lao và chết ở tuổi 15 Nhân vật quý bà nàymặc dù đam mê vẻ đẹp hình thể của Mu-nô nhưng không hiểu được nhữngđau đớn và những đòn roi mà Mu-nô phải chịu đựng; nhân vật không biết láphổi bị vỡ của Mu-nô và sự thật đói khát của Mu-nô

Ngày đăng: 22/03/2020, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mun Rác A-Nâng (1977), “Cu – li” (Việt Nhuận dịch), Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mun Rác A-Nâng (1977), “"Cu – li”
Tác giả: Mun Rác A-Nâng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 1977
2. Anderson, Benedict (2017), “Cội rễ văn hóa của nhận thức về dân tộc: Vai trò của tiểu thuyết và báo chí” (bản dịch) Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anderson, Benedict (2017), "“"Cội rễ văn hóa của nhận thức về dântộc: Vai trò của tiểu thuyết và báo chí"”" (bản dịch) "Tạp chí Nghiêncứu văn học
Tác giả: Anderson, Benedict
Năm: 2017
3. Lê Huy Bắc (chủ biên), Dương Tuấn Anh, Phạm Tuấn Anh (2009),“Từ điển Văn học nước ngoài - Tác giả- tác phẩm”, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Huy Bắc (chủ biên), Dương Tuấn Anh, Phạm Tuấn Anh (2009),"“Từ điển Văn học nước ngoài - Tác giả- tác phẩm”
Tác giả: Lê Huy Bắc (chủ biên), Dương Tuấn Anh, Phạm Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
4. Baker, Stephen (2008), “Tiểu thuyết chính trị hậu hiện đại” (Phạm Phương Chi trích dịch), Tạp chí Nghiên cứu Văn học (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Baker, Stephen (2008), “Tiểu thuyết chính trị hậu hiện đại” (PhạmPhương Chi trích dịch), "Tạp chí Nghiên cứu Văn học
Tác giả: Baker, Stephen
Năm: 2008
5. Chatterjee, Partha (1993), “Dân tộc và những mảnh vỡ của nó. Lịch sử thuộc địa và hậu thuộc địa”. New Jersey: Princeton University Press (Phạm Phương Chi dịch, bản thảo chưa in) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chatterjee, Partha (1993), "“Dân tộc và những mảnh vỡ của nó. Lịchsử thuộc địa và hậu thuộc địa”
Tác giả: Chatterjee, Partha
Năm: 1993
6. Phạm Phương Chi (2011), “Văn học hiện đại Ấn Độ”, Văn học nước ngoài, (số 11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2011), "“"Văn học hiện đại Ấn Độ"”, Văn học nướcngoài
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2011
7. Phạm Phương Chi (2014),“Tiểu thuyết Ngôi nhà và Thế giới của R.Tagore – Câu chuyện về sự thất bại của các dự án dân tộc ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2014),“Tiểu thuyết Ngôi nhà và Thế giới của R.Tagore – Câu chuyện về sự thất bại của các dự án dân tộc”, Tạp chí"Nghiên cứu văn học
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2014
8. Phạm Phương Chi (2014), “Chủ nghĩa dân tộc và phụ nữ trong tiểu thuyết Mujeong của Kwang – su và The Home and The World của R. Tagore”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, ( số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2014), “Chủ nghĩa dân tộc và phụ nữ trong tiểuthuyết Mujeong của Kwang – su và The Home and The World củaR. Tagore”, Tạp chí "Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2014
9. Phạm Phương Chi (2014) ,“Có hay không một nền văn học Ấn Độ bằng tiếng Anh?”, Tạp chí Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, ( số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2014) ,“Có hay không một nền văn học Ấn Độbằng tiếng Anh?”, "Tạp chí Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệthuật Trung ương, (
10.Phạm Phương Chi (2015), “Chủ nghĩa tự do trong truyện ngắn Người đưa thư và Trừng phạt của R. Tagore”, Tạp chí Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, (số 12) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2015), “Chủ nghĩa tự do trong truyện ngắnNgười đưa thư và Trừng phạt của R. Tagore”, "Tạp chí Hội đồng Lýluận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2015
11. Phạm Phương Chi (2017), “Siêu nhiên và dân tộc trong văn học Ấn Độ: tiểu thuyết K. Narayan”, Tạp chí của Hội đồng Lý luận văn học nghệ thuật Trung ương, (số 11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2017), “Siêu nhiên và dân tộc trong văn học ẤnĐộ: tiểu thuyết K. Narayan”, "Tạp chí của Hội đồng Lý luận văn họcnghệ thuật Trung ương
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2017
12.Phạm Phương Chi (2016), “Văn học Anh ngữ như là nền văn học dân tộc của Ấn Độ”, Bản thảo đề tài cấp cơ sở Việt Nam học, chưa in Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2016), “Văn học Anh ngữ như là nền văn họcdân tộc của Ấn Độ"”
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2016
13.Phạm Phương Chi (2005), “Chủ nghĩa hậu hiện đại Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Phương Chi (2005), “Chủ nghĩa hậu hiện đại Ấn Độ”, "Tạp chíNghiên cứu Văn học
Tác giả: Phạm Phương Chi
Năm: 2005
14.Culler, Jonathan,“The Novel and the Nation”, trong cuốn The Literary in Theory. Stanford: Stanford University Press, 2007. 43 – 72 ( Phạm Phương Chi dịch, bản thảo chưa in) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Culler, Jonathan,"“"The Novel and the Nation"”, " trong cuốn "TheLiterary in Theory
15.Durant, Will (1986), “Lịch sử văn minh Ấn Độ” (Nguyễn Lê Hiến dịch), Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Durant, Will (1986), "“Lịch sử văn minh Ấn Độ”
Tác giả: Durant, Will
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1986
16.Nguyễn Văn Dân (1986), “Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trên quan điểm liên ngành”, Tạp chí Văn học, (số 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dân (1986), “Nghiên cứu sự tiếp nhận văn chương trênquan điểm liên ngành”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 1986
17.Nguyễn Văn Dân (2004), “Tiếp cận văn học bằng văn hóa học”, Tạp chí nghiên cứu Văn học, (số 11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Dân (2004), “Tiếp cận văn học bằng văn hóa học”, "Tạpchí nghiên cứu Văn học
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Năm: 2004
18.Nguyễn Đức Đàn (1998), “Tư tưởng triết học và đời sống văn hóa văn học Ấn Độ”, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Đàn (1998), "“Tư tưởng triết học và đời sống văn hóavăn học Ấn Độ”
Tác giả: Nguyễn Đức Đàn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
19.Nguyễn Tấn Đắc (2000), “Văn hóa Ấn Độ”, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tấn Đắc (2000), "“Văn hóa Ấn Độ”
Tác giả: Nguyễn Tấn Đắc
Nhà XB: Nxb thành phố Hồ ChíMinh
Năm: 2000
20.Cao Huy Đỉnh (1964), “Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ”, Nxb Khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cao Huy Đỉnh (1964), "“Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ”
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb Khoa học
Năm: 1964

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w