Tác dụng của dịch chiết từ cây Bông ổi đến khả năng chống rối loạn trao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Bông ổi (Lantana Camara L.) (Trang 49)

Để đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết đến một số chỉ số lipid trong huyết thanh của chuột vào ngày cuối cùng của thời gian điều trị, sau khi cho nhịn đói qua đêm, chúng em lựa chọn ngẫu nhiên 10 con chuột, lấy máu tổng số và phân tích một số chỉ số hoá sinh. Kết quả được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.5 sau đây.

Bảng 3.5. Kết quả một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị Các chỉ số lipid (mmol/l) TC TG HDL-c LDL-c Chỉ số tối đa 5.7 2.26 2 3.4 TĐT 5.14 ±0.31 2.12 ±0.21 1.09 ±0.2 2.6 ±0.37 SĐT 4.4 ±0.99  14.40% 1.62 ±0.42  23.58% 3.06 ±0.99  180.73% 0.72 ±0.71  72.31% Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình của 10 con chuột;

Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 42

Hình 3.5. So sánh một số chỉ số lipid máu ở chuột ĐTĐ trước và sau điều trị

Qua bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy ở chuột béo phì đã có những biểu hiện về rối loạn lipid máu với 2 chỉ số quan trọng là Cholesteron và Trigrixerid tuy nhiên sau 21 ngày điều trị bằng dịch chiết cây Bông ổi thì chỉ số Cholesterol toàn phần giảm 14.40%, chỉ số triglixerid giảm 23.58% và chỉ số LDL-c giảm mạnh nhất (giảm 72.31%) so với trước khi điều trị (p < 0.05). Kết quả trên bước đầu cho thấy dịch chiết các phân đoạn có tác dụng giảm Cholesterol toàn phần, triglixerit và LDL. Mặt khác chỉ số HDL – c lại có xu hướng tăng mạnh (tăng 180.31% ). Chỉ số HDL-c tăng mạnh là một dấu hiệu khả quan vì HDL được mệnh danh là “lipoprotein tốt”, hoạt động chính của nó là vận chuyển cholesterol dư thừa từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật, điều này cũng một phần giải thích được vì sao lượng cholesteron toàn phần và triglyxerit giảm.

0 1 2 3 4 5 6 TC TG HDL-c LDL-c 5,14 2,12 1,09 2,6 4,4 1,62 3,06 0,72 Nồng độ (mmol/l) TĐT SĐT

Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 43 Tác dụng cải thiện lipit máu có thể do N-acetylcysteine (NAC) đã có tác dụng có lợi khi chế độ ăn uống gây ra rối loạn lipid máu, nó giúp tăng cường HDL/TG và giảm tỷ lệ LDL [11] hoặc do các hợp chất S-methylcysteine sulphoxide (SMCS) và sulphoxide S- allylcysteine (SACS) có liên quan đến cải tạo đáng kể việc giảm cân [12].

Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 44

KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, em thu được những kết quả sau:

1. Chuột được nuôi theo chế độ ăn có hàm lượng lipid và cholesterol cao trong 8 tuần đã bị mắc bệnh béo phì với sự tăng khối lượng là 291.2%. Sự tăng này hoàn toàn có ý nghĩa thống kê toán học với p < 0.05.

2. Chuột béo phì sau khi tiêm STZ liều thấp 110mg/kg thể trọng bị mắc bệnh ĐTĐ type 2 với nồng độ glucose huyết sau 72 giờ tiêm được duy trì ở mức cao, ổn định (>18mmol/l) và phần lớn những con chuột càng béo có khả năng bị ĐTĐ càng cao.

3. Một số phân đoạn dịch chiết từ cây Bông ổi có khả năng hạ đường huyết trền mô hình chuột ĐTĐ.Với liều uống 2000mg cao phân đoạn dịch chiết/kg thể trọng chuột ĐTĐ của một số phân đoạn dịch chiết từ cây Bông ổi sau 21 ngày điều trị thì hàm lượng glucose huyết của chuột giảm, trong đó hàm lượng glucose huyết của lô chuột uống cao n- hexan giảm mạnh nhất.

4. Với liều uống 2000mg/kg thể trọng chuột ĐTĐ của một số phân đoạn dịch chiết từ cây Bông ổi, sau 21 ngày điều trị thì chỉ số Cholesterol toàn phần , chỉ số triglixerit và chỉ số LDL-c giảm; mặt khác chỉ số HDL – c lại có xu hướng tăng mạnh so với trước khi điều trị.

Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 45

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả bước đầu nghiên cứu cho thấy Bông ổi có giá trị trong điều trị bệnh béo phì và ĐTĐ. Cần tiếp tục nghiên cứu để hướng tới điều chế, thử nghiệm thực phẩm chức năng từ đối tượng này để điều trị bệnh béo phì và ĐTĐ.

Tiếp tục đi sâu tìm hiểu cơ chế giảm trọng lượng, giảm lipid máu, hạ glucose huyết hay tăng dung nạp glucose huyết với thời gian điều trị lâu hơn.

Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

[1]. Tạ Văn Bình (2004), “Người bệnh đái tháo đường cần biết”, Nxb Y học, Hà Nội.

[2]. Tạ Văn Bình (2006), “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - Các phương pháp điều trị và biện pháp phòng chống”, Nxb Y học, Hà Nội. [3]. Tạ Văn Bình (2007), “Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường và

tăng glucose máu”, Nxb Y học, Hà Nội.

[4]. Võ Văn Chi (1999), “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Nxb Y học, Hà Nội. [5]. Nguyễn Thị Hà (2000), “Chuyển hóa lipid- Hóa sinh”, Nxb Y học, Hà Nội.

[6]. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh, Nguyễn Thị Thanh Ngân (2006), “Nghiên cứu một số hợp chất tự nhiên của dịch chiết lá Khế (Averrhoa carambola L.) và tác động hạ đường huyết của chúng trên chuột (Rattus spp) gây tăng đường huyết”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 3, tr. 39 – 44.

[7]. Đỗ Tất Lợi (2009), Những cấy thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Nxb Thời đại.

[8]. Thái Hồng Quang (1989), “Góp phần nghiên cứu một số biến chứng mạn tính trong bệnh đái tháo đường”, Tóm tắt luận án PTS khoa học Y dược, Học viện Quân Y.

[9]. Đỗ Trung Quân, (2007), “Đái tháo đường và điều trị”, Nxb Y học, Hà Nội.

[10]. Phan Sĩ Quốc (1990), “Rối loạn lipid máu ở người thừa cân, béo phì”,

Dương Thị Nga, K35C-CN Sinh 47

Tiếng Anh:

[11]. Gisele A. Souza, Geovana X. Ebaid, Fabio R. F. Seiva, Katiucha H. R. Rocha, CristianoMachado Galhardi, FernandaMani and Ethel L. B. Novelli, (2008), “N-Acetylcysteine an Allium Plant Compound Improves High-Sucrose Diet-Induced Obesity and Related Effects”, Hindawi Publishing Corporation, Brazil.

[12]. Kundan Singh Bora*a, and Anupam Sharmab, (2009), “Phytoconstituents and Therapeutic Potential of Allium Cepa Linn.– A Review”, Rev Phcog Vol, 3, Số 5.

[13]. Luthria D.L. and Mukhopadhyay S. (2006), “Influence of sample preparation on assay of phenolic acid from Egg plant”, J. Agric. Food Chem, 54, pp.41-47.

[14]. Mary J.M., John P.K. (2001), “Disorder of lipoprotein metabolism, Basic & Clinical Endocrinology” International Edition, 6, pp. 716-744.

[15]. Ojewole J.A.O.(2002), “Hypoglycaemic effect of Clausena anisata (Willd) Hook methanolic root extract in rats”, Journal of Ethnopharmacology,81, pp. 231-237.

[16]. Reed S.J., Choi J.H., Park M.R. (2000), “A new rat model of type 2 diabetes: the fat-fed, strepzotocin- treated rat”, Metabolism, 49(11), pp. 1390-1394.

[17]. Srinivasan K., Viswanad B., Asrat L., Kaul C. L., Ramarao P. (2005),

“Combination of hight-fat-diet-fet and low-does STZ treated rat: A model for type 2 diabetes and pharmacological screening”, Department Pharmacological Reseach, 52, pp. 313-320.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và khả năng chống rối loạn trao đổi lipid của dịch chiết từ cây Bông ổi (Lantana Camara L.) (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)