1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

106 256 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tàiTrong bối cảnh tình hình tài chính đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề vốn đầu tư để tiếp tục sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc phá sản vì không có vốn đầu tư. Việc các doanh nghiệp đang lâm vào tình hình tài chính khó khăn đã khiến nhiều khoản vay tại ngân hàng bị quá hạn không có khả năng chi trả. Chính vì vậy mà việc giải ngân tại các ngân hàng đều dè dặt, khắt khe hơn. Mặc dù chính phủ đã có những giải pháp nhằm khắc phục thị trường vốn nhưng các ngân hàng vẫn đang nâng cao cảnh giác về việc cho vay vốn nhằm lựa chọn được những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh để tài trợ nhằm thu được lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Muốn lựa chọn được một doanh nghiệp tốt để cho vay là một việc làm không hề dễ với ngân hàng, mỗi ngân hàng lại có một cách thức xác định độ tin cậy khác nhau, trong đó phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những khâu khá quan trọng trong viêc đánh giá một doanh nghiệp, đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định tài trợ đúng đắn của ngân hàng. Làm việc trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), thấy được tình hình cho vay hiện nay còn rất nhiều khó khăn, có tiền nhưng không dám cho vay vì nền kinh tế đang khủng hoảng. Các doanh nghiệp khó khăn về vốn đầu tư, không có tiền để tiếp tục kinh doanh, ngân hàng thắt chặt cho vay khiến doanh nghiệp đã làm mọi cách để có thể vay vốn như làm hồ sơ giả, báo cáo tài chính giả, mục đích sử dụng vốn giả, thậm chí hoạt động kinh doanh cũng giả khiến cho ngân hàng càng thêm cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng, việc lựa chọn khách hàng ngày càng trở lên cấp thiết. Một trong các kênh đánh giá khách hàng là phân tích tài chính của khách hàng đó, vì vậy em chọn đề tài “Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” làm đề tài nghiên cứu của mình.Tuy đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để em hoàn thiện hơn khoá luận của mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ PHẠM THỊ HẢO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á HÀ NỘI, NĂM 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ PHẠM THỊ HẢO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á Chuyên ngành: Kế toán Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Ánh HÀ NỘI, NĂM 2012 MỤC LỤC TRANG BÌA MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 3.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á...........................................35 3.1.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á......................................44 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. SeAbank (Southeast Asia Bank) : NHTM cổ phần Đông Nam Á 2. NHTM : Ngân hàng Thương mại 3. TMCP : Thương mại cổ phần 4. HĐKD : Hoạt động kinh doanh DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Bảng phân khúc khách hàng tại SeABankError: Reference source not found Bảng 3.2: Phân loại doanh nghiệp theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP..Error: Reference source not found Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 ............Error: Reference source not found Bảng 3.4: Các chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011. .Error: Reference source not found Bảng 3.5: Các chỉ tiêu về nguồn vốn của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011. .Error: Reference source not found Bảng 3.6: Bảng tính các chỉ số tài chính của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011...Error: Reference source not found Bảng 3.7: Các dấu hiệu không trả được nợ..................................................71 Bảng 3.8: Dấu hiệu cảnh báo sớm................................................................73 SƠ ĐỒ 3.1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á......Error: Reference source not found 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh tình hình tài chính đang gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề vốn đầu tư để tiếp tục sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp đã phải giải thể hoặc phá sản vì không có vốn đầu tư. Việc các doanh nghiệp đang lâm vào tình hình tài chính khó khăn đã khiến nhiều khoản vay tại ngân hàng bị quá hạn không có khả năng chi trả. Chính vì vậy mà việc giải ngân tại các ngân hàng đều dè dặt, khắt khe hơn. Mặc dù chính phủ đã có những giải pháp nhằm khắc phục thị trường vốn nhưng các ngân hàng vẫn đang nâng cao cảnh giác về việc cho vay vốn nhằm lựa chọn được những doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh để tài trợ nhằm thu được lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho doanh nghiệp. Muốn lựa chọn được một doanh nghiệp tốt để cho vay là một việc làm không hề dễ với ngân hàng, mỗi ngân hàng lại có một cách thức xác định độ tin cậy khác nhau, trong đó phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những khâu khá quan trọng trong viêc đánh giá một doanh nghiệp, đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định tài trợ đúng đắn của ngân hàng. Làm việc trong Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), thấy được tình hình cho vay hiện nay còn rất nhiều khó khăn, có tiền nhưng không dám cho vay vì nền kinh tế đang khủng hoảng. Các doanh nghiệp khó khăn về vốn đầu tư, không có tiền để tiếp tục kinh doanh, ngân hàng thắt chặt cho vay khiến doanh nghiệp đã làm mọi cách để có thể vay vốn như làm hồ sơ giả, báo cáo tài chính giả, mục đích sử dụng vốn giả, thậm chí hoạt động kinh doanh cũng giả khiến cho ngân hàng càng thêm cẩn trọng trong việc lựa chọn khách hàng, việc lựa chọn khách hàng ngày càng trở lên cấp thiết. Một trong các kênh đánh giá khách hàng là phân tích tài chính của khách hàng đó, vì vậy em chọn đề tài “Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để em hoàn thiện hơn khoá luận của mình. 2 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại Phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại là một đề tài tương đối mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau: - Hà Thị Thu Hương, “ Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2007. Luận văn đã nêu được mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên còn sơ sài, chưa nêu chi tiết, cụ thể từng phương pháp nghiên cứu, mới ở dạng liệt kê các phương pháp. Về cơ sở lý luận, luận văn đã nêu được vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP. Nêu rõ phương pháp, quy trình, nội dung phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội, tác giả đã nêu được phương pháp, quy trình, nội dung của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP. Tuy nhiên thực trạng còn mang tính lý thuyết, chung chung, ví dụ minh họa chưa thật sự trùng khớp với lý thuyết. Về phần giải pháp và kiến nghị đã nêu được những giải pháp kiến nghị cụ thể cho Ngân hàng TMCP Quân Đội. - Nguyễn Thu Bình, “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2008. Luận văn chưa nêu rõ được mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Về cơ sở lý luận, luận văn đã nêu được vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP. Nêu rõ phương pháp, quy 3 trình, nội dung phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam, tác giả đã nêu được phương pháp, quy trình, nội dung của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên thực trạng còn mang tính lý thuyết, chung chung, chưa có ví dụ minh họa cụ thể cho từng bước tương ứng với lý thuyết đã nêu. Về phần giải pháp và kiến nghị đã nêu được những giải pháp kiến nghị cụ thể cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, xong các giải pháp kiến nghị còn chưa có tính xát thực cao. - Nguyễn Thu Phương, “ Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2009. Luận văn chưa nêu rõ được mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Về cơ sở lý luận, luận văn đã nêu được vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP. Nêu rõ phương pháp, quy trình, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tác giả đã nêu được phương pháp, quy trình, nội dung của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên thực trạng còn mang tính lý thuyết, chung chung, chưa có ví dụ minh họa cụ thể cho từng bước tương ứng với lý thuyết đã nêu. Về phần giải pháp và kiến nghị đã nêu được những giải pháp kiến nghị cụ thể cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các giải pháp kiến nghị có tính khả thi cao. - Lê Thị Thủy, “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại công ty TNHH một thành viên tài chính than khoáng sản Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2010. 4 Luận văn đã nêu rõ được mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên phương pháp nghiên cứu chưa được đề cập đến một cách rõ ràng và sát với phương pháp nghiên cứu thực tế của luận văn. Về cơ sở lý luận, luận văn đã nêu được vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại công ty TNHH một thành viên tài chính than khoáng sản Việt Nam. Nêu rõ phương pháp, quy trình, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại công ty TNHH một thành viên tài chính than khoáng sản Việt Nam tác giả đã nêu được phương pháp, quy trình, nội dung của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn. Đã nêu được ví dụ minh họa cụ thể, song tác giả đã phân tích quá sâu về trường hợp cụ thể mà không nêu rõ những bước phân tích chung cho tất cả các khách hàng vay vốn. Về phần giải pháp và kiến nghị đã nêu được những giải pháp kiến nghị cụ thể cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các giải pháp kiến nghị còn chung chung chưa có tính cụ thể và tính khả thi cho doanh nghiệp. - Đào Quý Vương “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng Eximbank Vinh” Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2012 Luận văn đã nêu được mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên còn sơ sài, chưa nêu chi tiết, cụ thể từng phương pháp nghiên cứu, mới ở dạng liệt kê các phương pháp. Về cơ sở lý luận, luận văn đã nêu được vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP. Nêu rõ phương pháp, quy trình, nội dung phân tích và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Về thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại tại ngân hàng Eximbank Vinh, tác giả đã nêu được phương pháp, quy trình, nội dung của công tác phân tích báo cáo tài chính tại doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP. Tuy nhiên 5 thực trạng còn mang tính lý thuyết, chung chung, ví dụ minh họa chưa thật sự trùng khớp với lý thuyết, và chưa đan xen vào lý thuyết để minh họa cụ thể từng phần. Về phần giải pháp và kiến nghị đã nêu được những giải pháp kiến nghị cụ thể cho tại ngân hàng Eximbank Vinh. Các công trình nghiên cứu này, hầu hết tác giả đã đề cập và giải quyết nhiều vấn đề về phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn tại ngân hàng: Về phương pháp phân tích, quy trình phân tích, nội dung phân tích, thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng, đánh giá chất lượng phân tích từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính khách hàng vay vốn để đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng, để ngân hàng có thể đánh giá đúng đắn tài chính khách hàng, dự đoán tương lai của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, hiệu quả tránh tình trạng nợ quá hạn và mất vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, các luận văn trước chưa đi phân tích kỹ về phương pháp nghiên cứu luận văn. Về phần thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng còn mang tính chung chung, lý thuyết, ví dụ minh họa còn chưa trùng khớp với lý thuyết và chưa minh họa được cụ thể cho lý thuyết. Hơn nữa tại SeABank chưa có đề tài tài nào nghiên cứu về vấn đề này. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau: - Tìm hiểu nội dung liên quan đến cơ sở lý luận phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng. - Phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank. - Từ đó luận văn đưa ra những kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank, nhằm lựa chọn dược khách hàng tốt để cho vay vốn. 6 1.4. Câu hỏi nghiên cứu - Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại ngân hàng cần dựa vào những chỉ tiêu gì? - Thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank như thế nào? - Làm thế nào để phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank hiệu quả? 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Khách hàng là các doanh nghiệp vay vốn tại SeABank. - Về không gian: Tại các đơn vị kinh doanh của SeABank - Về thời gian: Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2011 1.6. Phương pháp nghiên cứu Muốn nghiên cứu một vấn đề ta phải có những phương pháp nghiên cứu thích hợp giúp ta nghiên cứu vấn đề theo chiều hướng đúng đắn nhất. Nghiên cứu về đề tài phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP tác giả sử dụng kết hợp những phương pháp phân tích để nghiên cứu đề tài của mình. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết hóa các chỉ tiêu tài chính, phương pháp tỷ số, phương pháp liên hệ đối chiếu. - Phương pháp tiếp cận dữ liệu Nguồn dữ liệu về phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank là khá đa dạng, phong phú. Tùy theo mỗi khách hàng khác nhau lại có những dữ liệu khác nhau phục thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Chính vì vậy cần tiếp cận nguồn dữ liệu theo những chiều hướng khác nhau. Muốn có được nguồn dữ liệu chính xác, phục vụ tốt nhất cho công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại NH TMCP cần có cái nhìn bao quát về khách hàng, phân chia khách hàng theo ngành nghề, quy mô từ đó tiếp cận những nguồn dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích khách hàng. Trước tiên cần tiếp cận dữ liệu tổng quát để có cái nhìn khái quá, đầu tiên về khách hàng, sau đó đi sâu tiếp cận đến những dữ liệu cụ thể cho từng loại khách đã được phân chia để có được hiểu biết rõ nét về 7 phân tích và tìm ra quy luật chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. - Phương pháp thu thập dữ liệu Muốn hiểu được việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn cần có nguồn dữ liệu để ta có thể hiểu và nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng, tình hình phân tích tài chính của ngân hàng, các cách phân tích đã và đang được áp dụng rộng rãi từ đó rút ra được những thiếu sót, những vấn đề mà hiện tại ngân hàng chưa làm được và đưa ra hướng giải quyết cho phù hợp. Thu thập dữ liệu cần phải đảm bảo các điều kiện về tính trung thực, chính xác, phù hợp của các dữ liệu để các dữ liệu thu thập được có chất lượng cao, phục vụ tốt cho mục tiêu nghiên cứu. Muốn thu thập được những dữ liệu có chất lượng cao thì người thu thập phải lắm rõ mục đích thu thập dữ liệu sau đó xác định địa điểm thu thập và hình thức thu thập. Việc thu thập dữ liệu cần có kế hoạch trước để tiết kiệm thời gian thu thập và tiếp cận được nguồn dữ liệu chất lượng cao nhất có thể. Nguồn dữ liệu về phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại NH TMCP rất đa dạng, phong phú do đó công tác thu thập dữ liệu cũng khá vất vả và khó khăn. Trước tiên, thu thập các dữ liệu lý thuyết phục vụ cho công tác phân tích, sau đó thu thập những dữ liệu theo quy định của SeABank về công tác phân tích tài chính khách hàng. Tiếp theo là thu thập dữ liệu hướng dẫn cụ thể để có thể phân tích tài chính khách hàng, và tìm đọc những tờ trình phân tích cụ thể theo từng khách hàng của SeABank. - Phương pháp xử lý dữ liệu Sau khi tiếp cận đúng nguồn dữ liệu, thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết ta cần phải có những phương pháp hiệu quả để xử lý dữ liệu đã thu thập được. Nguồn dữ liệu về phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank khá đa dạng và phong phú. Tùy thuộc vào từng loại dữ liệu đã được thu thập ta có những phương pháp phân tích khác nhau. Khi phân tích các dữ liệu đã được thu thập cần kết hợp các phương pháp phân tích tài chính như: Phương pháp so sánh; Phương pháp liên hệ đối chiếu; Phương pháp chi tiết các chỉ tiêu tài chính; Phương pháp chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp. Sự kết hợp hiệu quả và 8 đúng đắn các phương pháp này sẽ mang lại cho ta kết quả xử lý dữ liệu tốt nhất. 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Trên phương diện lý luận: tác giả luận văn đưa ra cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại. - Trên phương diện thực tiễn: tác giả luận văn phân tích thực trạng tình hình tài chính của khách hàng vay vốn tại SeABank, từ đó đưa những ưu điểm và hạn chế về việc phân tích tại SeABank, nguyên nhân để đạt được ưu điểm và mắc phải những hạn chế, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank. 1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Đề tài có kết cầu gồm 4 chương: - Chương 1: Giới thiệu về phân tích tài chính doanh nghiệp - Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHTM - Chương 3: Thực trạng về phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại SeABank - Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI NHTM 2.1. Khái quát hung về phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Một số khái niệm liên quan Ngân hàng thương mại: Là loại hình ngân hàng ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động nhận tiền gửi, huy động vốn, cấp tín dụng, mở tài khoản thanh toán, cung ứng các phương tiện và dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm mục tiêu lợi nhuận. Mỗi quan điểm khác nhau đưa ra khái niệm ngân hàng thương mại khác nhau nhưng có một số đặc điểm chung. NHTM Là một doanh nghiệp đặc biệt, tính đặc biệt này ở chỗ ngân hàng kinh doanh tiền tệ; là trung gian tài chính giúp điều chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn; hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận tăng cường vốn chủ sở hữu; thường gắn liền với dịch vụ tài chính. Khách hàng vay vốn ngân hàng: Là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vay mượn vốn từ ngân hàng, nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình, và phải trả lãi cho ngân hàng. Tài chính doanh nghiệp: Là tất cả các mối quan hệ về mặt giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường. Bao gồm các mối quan hệ Quan hệ với nhà nước: về công tác liên quan đến thuế; Quan hệ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa dịch vụ: về việc mua nguyên vật liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra; Trên thị trường sức lao động: thuê lao động, trả lương; Trên thị trương vốn: là nơi doanh nghiệp huy động vốn trên thị tiền tệ: thị trường ngoại hối, thị trường liên ngân hàng, thị trường ngân hàng với doanh nghiệp và thị trường vốn: thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng thuê mua dài hạn. Phân tích tài chính doanh nghiêp: Là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp cho các đối tượng quan tâm đi đến những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có những quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. 10 2.1.2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại NHTM Hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại là tín dụng, muốn ngân hàng hoạt động tốt, lợi nhuận cao thì hoạt động tín dụng phải lành mạnh, khách hàng phải hoạt động tốt, có lãi. Muốn lựa chọn khách hàng tốt thì cần phải thẩm định khách hàng tốt, đánh giá khách hàng chính xác. Một trong các cơ sở để đánh giá khách hàng là phân tích tình hình tài chính của khách hàng. Đối với những doanh nghiệp có hệ thống kế toán minh bạch, lập báo cáo kế toán chính xác thì việc đánh giá qua tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào các báo cáo kế toán có độ chính xác khá cao, mang lại cái nhìn tổng quan về khách hàng. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể là: - Hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng: Rủi ro tín dụng là nỗi lo lớn của các ngân hàng TMCP, phần lớn lợi nhuận từ các ngân hàng TMCP lấy từ hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng hàm chứa rủi ro cao. Vì thế hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. Ngân hàng đã và đang sử dụng khá nhiều phương pháp để hạn chế rủi ro tín dụng, một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cho việc này là phương pháp phân tích tài chính khách hàng vay vốn, từ đó đánh giá được khách hàng, đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng. Rủi ro tín dụng thường được chia làm hai nhóm: + Rủi ro khách quan: Là những rủi những rủi ro mà cả ngân hàng và khách hàng đều không thể lường trước được, là những rủi ro xảy ra không mong muốn như thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách pháp luật … + Rủi ro chủ quan: Là rủi ro do phía ngân hàng hoặc từ phía khách hàng Rủi ro từ phía ngân hàng: Khi ngân hàng cho các doanh nghiệp vay nhưng không thể khẳng định chắc chắn là những tài liệu, sổ sách, giấy tờ liên quan đến tình hình tài chính và phương án vay là chính xác, bên cạnh đó cán bộ tín dụng không thể có kiến thức về tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên đôi khi còn hạn chế trong việc thẩm định và đánh giá khoản vay, nhiều trường hợp cán bộ tín dụng do mất phẩm chất đạo đức đã tiếp tay cho khách hàng làm hồ sơ giả để vay vốn ngân hàng. Khi rủi ro tín dụng cao, các ngân hàng tăng cường cho vay với các 11 khách hàng có tài sản bảo đảm tốt, nhưng khi rủi ro xảy ra, khách hàng không có khả năng trả nợ thì việc xử lý nợ cũng gặp nhiều khó khăn về các thủ tục pháp lý. Vậy rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng cũng khá cao đã và đang gây nhiều tổn thất cho các ngân hàng thương mại. Rủi ro từ phía doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đánh giá hết rủi ro của đồng vốn, các doanh nghiệp sử dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh không đồng bộ dẫn đến việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả không cao, hoặc thua lỗ không có khả năng trả nợ, một số doanh nghiệp dùng vốn không đúng mục đích đã đăng ký ban đầu trong hồ sơ vay vốn do đó ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát nguồn vốn của mình, gây ra rủi ro cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng với các ngân hàng, để làm được việc này trước tiên ngân hàng phải nắm được sức khỏe tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích tài chính của khách hàng. - Đánh giá vị thế của khách hàng Thông qua việc phân tích tài chính khách hàng ngân hàng có thể biết được khách hàng của mình đang ở vị trí nào trong thị trường họ đang hoạt động kinh doanh. Thông qua việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn ngân hàng sẽ biết được nguồn vốn của khách hàng, doanh thu và lợi nhuận của khách hàng từ đó so sánh với mức bình quân trung trong ngành để đánh giá vị thế của khách hàng trên thị trường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi đã đánh giá được khách hàng có vị thế tốt thì phương án kinh doanh của khách hàng có thể khả thi hơn và khả năng thu hồi nợ đúng hạn của ngân hàng cao hơn, và ngược lại một doanh nghiệp có vị thế thấp trong thị trường thì phương án kinh doanh của khách hàng cần được ngân hàng xem xét kỹ càng hơn khi quyết định cho vay. - Để áp dụng chính sách cho vay với khách hàng Việc xác định chính sách cho vay đối với khách hàng được chi phối bởi nhiều nhân tố, một trong những nhân tố khá quan trọng là đánh giá khả năng sản xuất kinh 12 doanh và tình hình tài chính của khách hàng từ đó ngân hàng đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá được tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng từ đó góp phần vào việc quyết định cho vay và cho vay dưới hình thức nào, thời hạn và lãi suất cho vay ra sao. - Theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian cho vay Trong thời gian vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải thường xuyên cung cấp báo cáo tài chính theo quý hoặc theo tháng và trong thời gian này cán bộ tín dụng của ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng kết hợp giữa phân tích tài chính và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thực tế ngân hàng đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian vay vốn. Thông qua đó nếu khách hàng hoạt động có chiều hướng xấu đi, thì ngân hàng sẽ không tiếp tục giải ngân và áp dụng những biện pháp để bảo tồn vốn của mình như thu hồi vốn trước hạn. Vậy việc phân tích tài chính khách hàng giúp cho ngân hàng phát hiện ra những dấu hiệu hoạt động đi xuống của khách hàng, những đấu hiệu của những điều bất chắc có thể xẩy ra trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó để có thể có những biện pháp bảo tồn vốn của ngân hàng. - Lưu trữ dữ liệu khách hàng cho các hoạt động tiếp theo Việc thu thập báo cáo tài chính và các đánh giá, phân tích liên quan đến tài chính của khách hàng là những dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá khách hàng một cách hệ thống, lâu dài từ đó cho ngân hàng những nhận định chính xác về hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác nhau, lôi kéo những khách hàng tốt và hạn chế cho vay những khách hàng có dữ liệu lịch sử không tốt. 2.2. Các phương pháp phân tích tài chính 2.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp để xác định quy mô và tốc độ biến động của các chỉ tiêu tài chính. 13 Muốn sử dụng phương pháp so sánh một cách hiệu quả thì khi tiến hành so sánh cần phải lưu ý: - Cần xây dựng gốc so sánh khoa học, phù hợp nhất với mục tiêu so sánh. Gốc so sánh thương được lựa chọn như các chỉ tiêu ở kỳ kế hoạch,định mức, dự toán, thực tế kỳ trước, các chỉ tiêu trung bình ngành, chỉ tiêu của daonh nghiệp diển hình hay của các công ty được niên yết trên thị trường chứng khoán. - Khi so sánh phải thống nhất về phương pháp tính, nội dung kinh tế, đơn vị của các chỉ tiêu, môi trường sản xuất kinh doanh tương đương nhau, cùng phương hướng kinh doanh, sản phẩn chủ yếu và điều kiện kinh doanh gần như nhau. - Cần đảm bảo về thời gian tính các chỉ tiêu là như nhau và các không gian tính toán các chỉ tiêu phải tương đồng. Có hai cách so sánh là so sánh qua số tương đối và số tuyệt đối. So sánh số tương đối là so sánh các tỷ số với nhau, so sánh số tuyệt đối là so sánh các chỉ tiêu giữa hai kỳ. Các dạng so sánh phân theo phương pháp so sánh có thể thực hiện bằng 3 hình thức: - So sánh theo chiều dọc: Là so sánh dọc trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc sử dụng cá tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. - So sánh theo chiều ngang: Là so sánh ngang trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên tưng báo cáo tài chính. Thực chất của sự so sánh này là so sánh về sự biến động theo thời gian về quy mô của từng chỉ tiêu hay khoản mục trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó xác định được mức biến động tăng hoặc giảm về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. - So sánh tỷ số: Là phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích báo cáo tài chính nhằm xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Theo phương pháp này người ta tiến hành xây dựng các tỷ số đơn được thiết lập từ một 14 chỉ tiêu nào đó so với một chỉ tiêu khác có liên quan. Khi phân tích các chỉ số cần xác định các ngưỡng và các chỉ số tham chiếu cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá. 2.2.2. Phương pháp liên hệ đối chiếu Là phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần. Vì vậy, cần thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luông chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp. 2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Các chỉ tiêu được tính thông qua cách xác định một hàm số, hàm số đó được tạo bởi nhiều yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên tính chính xác, chặt chẽ của mỗi chỉ tiêu. Thực chất của phương pháp Dupont là phương pháp tách 1 tỷ số tổng hợp thành tích của một chuỗi các hệ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Vì vậy nó mở ra khả năng phân tích ảnh hưởng của các hệ số này đối với hệ số tổng hợp và từ đó sẽ biết được các nguyên nhân cụ thể hơn để đề ra các biện pháp tác động phù hợp. Dựa vào phương pháp Dupont ta có thể thấy được muốn nâng cao tỷ suất sinh lời của VCSH ta có thể tác động vào 3 nhân tố tỷ suất sinh lời của doanh thu, số vòng quay của tài sản, hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu. Từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. 2.2.4. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tố không có ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là những nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, 15 có thể là nhân tố thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực và có thể là nhân tố tiêu cực. Việc nhận thức được mức độ và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích. Đó cũng chính là mục tiêu của phân tích. Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động chính, phương pháp loại trừ có thể được thực hiện bằng hai cách: Cách một: dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố và được gọi là “Phương pháp số chênh lệch: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là “phương pháp thay thế liên hoàn” Cách hai: Thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố và được gọi là “Phương pháp thay thế liên hoàn” Phương pháp thay thế liên hoàn. Được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng dưới dạng phương trình tích hoặc thương. Trong phương pháp này, các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự: nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau, nhân tố chủ yếu đứng trước, nhân tố thứ yếu đứng sau. Khi đó, để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tiến hành lần lượt thay thế số kỳ gốc của mỗi nhân tố bằng số thực tế, nhân tố nào đã được thay thế thì mang giá trị thực tế từ đó, các nhân tố khác giữ nguyên ở kỳ gốc; sau mỗi lần thay thế phải xác định được kết quả của lần thay thế ấy, chênh lệch giữa kết quả đó với kết quả của lần thay thế trước nó là ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế. Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích. Phương pháp số chênh lệch. Đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn áp dụng khi nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. 2.2.5. Phương pháp dự đoán Là các phương pháp sử dụng những dữ liệu hiện tại để dự đoán dữ liệu trong tương lai. Phương pháp dự đoán bao gồm: a. Phương pháp toán kinh tế. Là phương pháp phân tích sử dụng mô hình toán kinh tế như bài toán quy hoạch tuyến tính và phương pháp đơn hình, phương pháp sơ đồ mạng để nghiên cứu mối liên hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích. 16 b. Phương pháp hồi quy. Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Thuật ngữ toán gọi là sự nghiên cứu mức độ tác động của một hay nhiều biến độc lập (biến giải thích) đến một biến số gọi là biến phụ thuộc (biến kết quả). Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy. Dựa vào phương trình hồi quy, người ta có thể giải thích kết quả đã diễn ra, ước tính và dự báo những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Phân tích tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp hồi quy đơn, phương pháp hồi quy bội để đánh giá và dự báo kết quả tài chính trong doanh nghiệp. c. Phương pháp quy hoạch tuyến tính. Là phương pháp sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính để tìm phương án tối ưu cho các quyết định kinh tế. 2.2.6. Phương pháp chi tiết các chỉ tiêu tài chính Để có thêm các thông tin đa dạng, phong phú hơn về tình hình tài chính cũng như biết được cá nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, ta có thể chi tiết các chỉ tiêu theo các tiêu thức khác nhau. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong thực tế là: - Chi tiết theo cơ cấu của chỉ tiêu: Giúp ta thấy được cơ cấu của chỉ tiêu, vai trò và ảnh hưởng của từng bộ phận trong chỉ tiêu phân tích. - Chi tiết theo không gian thực hiện: Giúp ta thấy được chất lượng hoạt động kinh doanh theo địa bàn kinh doanh, từng loại haotj động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thị trường tiêu thụ, mức trung bình của ngành. - Chi tiết theo thời gian: Giúp ta thấy được nhịp độ kinh doanh có đồng đều hay không qua các thời điểm, các giai đoạn của năm tài chính. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu tài chính theo những nội dung cần phân tích để từ đó xác định mức đọ ảnh hưởng của các tiêu thức đã chi tiết đối với chỉ tiêu cần phân tích. 2.2.7. Phương pháp chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp Phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là phương pháp 17 được khá nhiều ngân hàng sử dụng trong việc đánh giá doanh nghiệp vay vốn. Bằng phương pháp này ngân hàng có thể đánh giá được khách hàng của mình về khả năng trả nợ ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính ngân hàng có thể đánh giá khách hàng qua điểm số để biết được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng là như thế nào. Việc đánh giá doanh nghiệp qua chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp cho ngân hàng có cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và dự đoán trong tương lai. Từ đó ngân hàng sẽ có những quyết định cho vay đúng đắn về thời hạn vay, số tiền vay, lãi suất cho vay được áp dụng. Ngoài ra ngân hàng còn có thể lường trước được sử việc xảy ra khi có dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó. Mỗi ngân hàng sử dụng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng khác nhau phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược của ngân hàng. Nhưng mục đích và công dụng của hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đều như nhau. 2.3. Quy trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn Muốn phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng một cách hiệu quả phải thiết lập một quy trình phân tích đúng đắn, hiệu quả. Quy trình phân tích nhìn chung gồm năm bước: 2.3.1. Thu thập thông tin về tài chính khách hàng Trước hết ngân hàng cần thu thập các thông tin tài chính của khách hàng để làm cơ sở nghiên cứu, các thông tin tài chính bao gồm các báo cáo tài chính của khách hàng như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, ngoài ra cần thu thập thêm các thông tin về kế toán quản trị, các báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp để hiểu rõ thêm về tài chính của khách hàng. Muốn phân tích tài chính khách hàng vay vốn, ngân hàng cần thu thập đầy đủ những thông tin liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp như: các thông tin về giá cả, thị trường, tiền tệ, thuế và các thông tin về kinh tế ngành, phương hướng kinh doanh của nhà nước về ngành nghề của doanh nghiệp và 18 định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khách nhau như trên các phương tiện thông tin đại chúng đài báo, truyền hình, thông tin từ các cơ sở nghiên cứu độc lập như cục thống kê, thông tin từ lưu trữ tại ngân hàng… Để đạt được hiệu quả cao trong phân tích tài chính khách hàng, việc thu thập số liệu và xử lý số liệu trước tiên cần đảm bảo chính xác, toàn diện, khách quan. Do đó khi thu thập dữ liệu ta cần phải thu thập từ các nguồn đáng tin cậy và phải kiểm tra lại các dữ liệu kỹ càng để đảm bảo độ tin cậy của số liệu. Các báo cáo tài chính của khách hàng thường do khách hàng cung cấp hoặc từ những thông tin được công bố của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm: a. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở một thời điểm nhất định. Như vậy Bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể giữa “Tài sản” và “nguồn vốn” của doanh nghiệp thể hiện đẳng thức kế toán cơ bản: Tài sản= Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm. Thời điểm đó thường là vào ngày cuối cùng của kỳ hạch toán. Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng phản ánh một cách tổng quát năng lực tài chính, tình hình phân bổ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như triển vọng kinh tế tài chính trong tương lai. Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần là phần “Tài sản” và “Nguồn vốn”. Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghệp đến cuối kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình 19 tái sản xuất. Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nội dung của bàng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Phần tài sản bao gồm các chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo và chia thành hai loại: - Tài sản ngắn hạn: Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác và khoản chi sự nghiệp. - Tài sản dài hạn: Thuộc loại này gồm các chỉ tiêu phản ánh tài sản của doanh nghiệp là các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu từ tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dơ dang và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. Phần nguồn vốn gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn hình thành các loại tài sản tại thời điểm lập báo cáo và được chia thành hai loại chỉ tiêu: - Nợ phải trả: Các chỉ tiêu ngày phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một số khoản nợ khác mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với nguồn vốn hình thành tài sản. - Vốn chủ sở hữu: Phản ánh nguồn vốn, các quỹ của doanh nghiệp và nguồn kinh phí nếu có, thể hiện mức độ độc lập, tự chủ về việc sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp. - Ngoài các chỉ tiêu trong phần chính, bảng cân đối kế toán còn các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán. b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo kế toán tài chính phản 20 ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ hoạt động. Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí khác cũng như toàn bộ kết quả các hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thuộc phần này đều được theo dõi chi tiết theo số năm trước, năm nay và số thứ tự chỉ tiêu được giải trình ở bản thuyết minh báo cáo tài chính. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm: tiền tại quỹ, tiền đang chuyển và các khoản tiền gửi không kỳ hạn, còn các khoản tương đương tiền là các khoản đầu từ ngắn hạn, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Doanh nghiệp được trình bày các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu từ và hoạt động tài chính, nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kin doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việc 21 thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Các luồng tiền phát sinh sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần (lấy thu – chi): Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng, thu và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn. Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức dùng ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm pháp sinh giao dịch. Đối với các giao dịch về đầu tư tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo tài chính. d. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. Việc lập thuyết minh báo cáo tài chính căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo, bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước, tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan. Trong phân tích tài chính khách hàng phải sử dụng kết hợp các báo cáo tài chính của khách hàng và các tài liệu khách có liên quan một cách linh hoạt. 2.3.2. Thực hiện phân tích tài chính Từ các thông tin thu thập được ta tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các công việc đã sắp xếp trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp giữa con người, phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin theo mục tiêu cụ thể đề ra. Phân tích cần đáp ứng một số yêu cầu sau: - Tính toán các chỉ tiêu phân tích: tùy theo mục tiêu quan tâm của ngân hàng mà xây dựng các chỉ tiêu khác nhau, các mục tiêu này có thể là khả năng thanh toán, doanh thu, lợi nhuận, … - Xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân 22 tích: Một chỉ tiêu phân tích chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố ảnh hưởng, có những nhân tố ảnh hưởng mang tính chất chủ quan, có nhân tố mang tính chất khách quan, có nhân tố bên trong và có những nhân tố bên ngoài đơn vị. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân ảnh hưởng của các nhân tố nào để có cái nhìn đúng đắn hơn về doanh nghiệp và xác định được mức độ rủi ro từ các nhân tố đó. - Tổng hợp kết quả rút ra nhận xét về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. 2.3.3. Hoàn thành phân tích Đây là giai đoạn sau cùng của quá trình phân tích. Cụ thể gồm các công việc sau: + Viết báo cáo phân tích: Báo cáo phân tích là bản tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh họa những kết luận rút ra từ quá trình phân tích. Thông qua báo cáo phân tích phải nêu rõ thực trạng hoạt động tài chính của khách hàng vay. Ở một số ngân hàng đã áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng vay vốn để đánh giá khách hàng hiệu quả và chính xác hơn. Hoàn thành phân tích là khâu quan trọng nêu lên những kết luận chung nhất, những nhận xét cô đọng nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay và từ đó lấy cơ sở để xem xét các hình thức tài trợ, số tiền và lãi suất tài trợ vốn cho khách hàng hoặc không tài trợ với những khách hàng có tình hình tài chính không tốt. 2.4. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích chủ yếu 2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp a. Phân tích khái quát tình hình tài chính Trước tiên, cán bộ tín dụng cần có cái nhìn bao quát tình hình tài chính của doanh nghiệp về tất cả các mặt, từ đó nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của doanh nghiệp, nhìn thấy được rủi ro ẩn chứa trong doanh nghiệp để làm cơ sở ra quyết định phù hợp với doanh nghiệp. * Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn - So sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản và nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) để xác định sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Qua đó đánh giá chung nhất về quy 23 mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó xác định được việc tăng giảm đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, có nên đầu tư thêm vào doanh nghiệp hay không. - Xác định tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng tài sản cũng như trong tổng quy mô chung để thấy được việc phân bổ tài sản là hợp lý hay không? - So sánh giữa cuối kỳ với đầu năm (cả về số tuyệt đối và tương đối) của từng loại nguồn vốn để thấy được tổng nguồn vốn tăng hay giảm là do nợ phải trả hay do nguồn vốn chủ sở hữu. - Xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cũng như trong tổng quy mô chung để thấy được chính sách tài chính của công ty, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó còn cho ta thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp. - So sánh sự biến động của tỷ trọng từng loại tài sản cũng như từng loại nguồn vốn. * Xem xét mối quan hệ cân đối của tài sản và nguồn vốn - Xem xét mối quan hệ giữa: Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản dài hạn với Nguồn vốn chủ sở hữu (1). + Nếu mối quan hệ trên xảy ra dấu “=” chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ để trang trải các tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. + Nếu vế trái (1) < vế phải (1) chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thừa để bù đắp, trang trải cho các tài sản sử dụng nên đã bị chiếm dụng. + Nếu vế trái (1) > vế phải (1) chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ để bù đắp, trang trải cho các tài sản sử dụng nên phải vay mượn. - Xem xét mối quan hệ: Nguồn vốn chủ sở hữu + Các khoản vay ngắn hạn và dài hạn với Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản dài hạn (2). + Nếu vế trái (2) = vế phải (2), doanh nghiệp đủ nguồn để bù đắp, trang trải cho các tài sản sử dụng. + Nếu vế trái (2) > vế phải (2), doanh nghiệp đã để chiếm dụng vốn (không có lãi, mà việc chiếm dụng vốn này tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp), trong khi đó doanh nghiệp cũng phải đi vay (phải trả lãi). 24 + Nếu vế trái (2) < vế phải (2), do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn. - Xem xét mối quan hệ: Nợ ngắn hạn với tài sản ngắn hạn. Hoặc: Tài sản dài hạn với Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn (3). + Nếu vế trái (3) = vế phải (3), thì việc tài trợ này hoàn toàn mang lại sự ổn định về mặt tài chính. Bởi vì công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các tài sản sử dụng dài hạn và dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản sử dụng ngắn hạn. + Nếu vế trái (3) < vế phải (3), có nghĩa là nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. Phần thừa này công ty đã dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt. + Nếu vế trái (3) > vế phải (3), có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Phần thiếu này công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty là yếu. Bởi vì chỉ có tài sản ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để trả nợ. Từ đó ngân hàng có thể biết được doanh nghiệp có cần thiết phải đi vay vốn ngân hàng hay không, đi vay như vậy có khoa học không, và doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho ngân hàng hay không, lấy cơ sở cho việc ra quyết cho vay hay không cho vay, vay với hình thức nào và vay bao nhiêu là phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. b. Phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp. * Phân tích chính sách huy động vốn của doanh nghiệp. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu chính là vốn góp của các cổ đông. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tự tài trợ bằng nguồn lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp giảm chi phí, giảm bớt sự lệ thuộc từ bên ngoài... Nếu công ty cổ phần tự tài trợ bằng chính sách này thì một mặt sẽ khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ được nhận phần cổ tức nhỏ hơn, nếu tỉ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi 25 ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể giảm sút. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu thường, có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi... Đối với các nguồn vốn vay gồm: nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng lựa chọn phương án huy động vốn nào tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau. Nhìn vào phương án huy động vốn của doanh nghiệp mà ngân hàng đánh giá được doanh nghiệp sử dụng vốn nào là chủ yếu, vốn vay của ngân hàng chiếm số ít hay nhiều, doanh nghiệp đã và đang vay vốn của bao nhiêu ngân hàng, tình hình trả nợ vay như thế nào để có những phương án cho vay hợp lý. * Phân tích chính sách tài trợ Chính sách tài trợ là cơ sở của việc tạo vốn, trong đó chỉ ra các hướng cơ bản trong việc xác định nguồn vốn, số lượng và thời hạn huy động vốn. Chính sách tài trợ lấy việc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn làm mục tiêu, trên cơ sở tôn trọng các ràng buộc chiến lược về cấu trúc vốn để hạn chế chi phí điều hành cũng như ràng buộc về quy mô phát triển và quan hệ với môi trường. Vì thế chính sách tài trợ cần được nghiên cứu kỹ khi đưa ra các quyết định về việc tài trợ vốn và điều cơ bản là xác định tỷ trọng huy động vốn trong từng nguồn khác nhau. Nói khác đi là xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn. Để phân tích người ta so sánh chi phí vốn bình quân trong chính sách tài trợ với chi phí vốn bình quân năm trước để xác định chênh lệch từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến chênh lệch, đặc biệt cần đề cập đến những lý do khiến doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ có chi phí vốn cao. Khi phân tích chính sách tài trợ cần xác định phần nguồn vốn nào tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nhu cầu tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn được gọi là vốn lưu chuyển Phân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn: Nếu nguồn vốn dài hạn > tài sản dài hạn thì doanh nghiêp có vốn lưu chuyển. 26 Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp dư thừa vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn dài hạn > tài sản dài hạn thì doanh nghiêp không có vốn lưu chuyển. Việc nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn để sử dụng trong ngắn hạn. Đây là chính sách tài trợ không đem lại sự ổn định và an toàn, tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh... Nhìn vào chính sách tài trợ của khách hàng mà ngân hàng có thể đánh giá được là khách hàng sử dụng chính sách tài trợ an toàn hay không, để đánh giá về việc cho vay vốn có an toàn hay không, có nên cho vay hay không. 2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp được ngân hàng quan tâm đặc biệt vì nó thể hiện chất lượng tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phản ánh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Hệ số khả năng thanh toán ngay [22, tr156] Hệ số khả năng = Tiền thanh toán ngay Nợ đến hạn và quá hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của tiền đối với các khoản nợ đến hạn và quá hạn, ở bất cứ thời điểm nào hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá và kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của doanh nghiệp nhàn rỗi, ứ đọng và đẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ tiêu này thấp quá kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn. Trường hợp chỉ tiêu này thấp quá kéo dài có thể ảnh hưởng tời uy tín của doanh nghiệp và có thể dẫn tới doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản. Hệ số này bằng 1 là bình thường, lớn hơn 1 là cao và nhỏ hơn 1 là thấp. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn [22, tr158] Hệ số khả năng thanh toán nợ = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này 27 càng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ một bộ phận tài sản ngắn hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính chủ động trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ tài chính, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán nhanh [22, tr157] Hệ số khả năng = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn thanh toán nhanh Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của tiền và các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này quá cao, kéo dài chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này thấp quá, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện, nguy cơ phá sản có thể xảy ra. Trên thực tế nghiên cứu các doanh nghiệp ta thấy: Chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,5 là thấp, thuộc đoạn 0,5 đến 1 là trung bình, lớn hơn 1 là cao. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn [22, tr167] Hệ số khả năng thanh = toán nợ dài hạn Tài sản dài hạn Nợ dài hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợ dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp càng tốt sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Có nhiều hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp nữa, nhưng khi phân tích tài chính của khách hàng vay vốn chỉ cần đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua mấy chỉ tiêu trên. Tùy vào cách đánh giá của từng ngân hàng có thể chọn các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp khác. 2.4.3. Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, trước tiên phải phân tích 28 báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó tiến hành phân tích mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. a. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán. Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước hết xác định sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng đến (bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp). Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến sự biến động của từng chỉ tiêu, từ đó đưa ra những đánh giá phù hợp về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. b. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán [22, tr234] Tỷ suất sinh lời của = giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng Giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn ngày hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng [22, tr235] Tỷ suất sinh lời của chi phí hàng bán = Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí bán hàng 29 Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp [22, tr235] Tỷ suất sinh lời của chi phí = quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhìn vào những tỷ suất phản ánh sự kiểm soát chi phí của doanh nghiệp giúp ngân hàng thấy được việc kiểm soát chi phí của khách hàng có tốt hay không, sử dụng chi phí đã hợp lý để từ đó xem xét về việc cho vay vốn của ngân hàng tại vì nếu một doanh nghiệp không kiểm soát tốt chi phí thì sẽ không thể thu được lợi nhận cao, nếu chi phí không kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới thua lỗ. c. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanhi Tỷ suất sinh lời của doanh thu [22, tr190] Tỷ suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu (DTT) Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Doanh nghiệp muốn tốc độ tăng của lợi nhuận cao thì tốc độ tăng của doanh thu phải nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, do đó doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất để tăng lợi nhuận và đó cũng là một trong những căn cứ để ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để 30 mở rộng sản xuất và ngược lại. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu [22, tr223] Tỷ suất sinh lời của vốn = Lợi nhuận sau thuế CSH (ROE) Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của tài sản [22, tr191] Tỷ suất sinh lời của tài = Lợi nhuận sau thuế sản (ROA) Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản thì thu được bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sự dụng tài sản tốt, doanh nghiệp nên đâu tư chiều rộng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cũng làm căn cứ cho ngân hàng để xem xét việc đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp. 2.4.4. Phân tích khả năng hoạt động Số vòng quay vốn lưu động [22, tr204] Số Vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Trị giá tài sản lưu ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho [22, tr208] Số vòng luân chuyển hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không 31 ngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho [22,209] Thời gian 1 vòng quay của = Thời gian trong kỳ phân tích hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động càng nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho [22,217] Sức sản xuất của tài = Doanh thu (DT Thuần) trong kỳ sản cố định Tài sản cố định bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng đầu tư vào TSCĐ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thời gian 1 vòng quay của hàng tồn kho [22,192] Số vòng quay của tài sản = Tổng doanh thu thuần Tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm tài sản trong doanh nghiệp. 2.4.5. Phân tích khả năng cân đối vốn Hệ số nợ [22, tr265] Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Hệ số này phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ. Khi hệ số nợ càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng góp một lượng vốn ít nhưng được sử dụng một tài sản lớn 32 Hiệu quả sử dụng lãi vay của doanh nghiệp [22, tr232] Hiệu quả sử dụng lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp Chi phí trả lãi vay Tỷ số này càng cao thì tỷ lệ rủi ro càng giảm. Nếu tỷ số này lớn hơn 1 càng đi vay nhiều thì lợi nhuận càng tăng, trường hợp này doanh nghiệp nên đi vay vốn và về phía ngân hàng thì nên cho vay. Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì càng vay càng thua lỗ, trường hợp này không nên đi vay và ngân hàng không nên cho vay vốn. Tổng hợp các hệ số, các chỉ số tài chính để đưa ra những nhận định về khách hàng qua nhiều khía cạnh, từ đó dẫn đến các quyết định tài trợ hoặc không tài trợ vốn cho Khách hàng. Ngoài các chỉ tiêu tài chính, các ngân hàng còn đánh giá khách hàng qua các chỉ tiêu phi tài chính như: xếp hạng tín dụng, đánh giá khách hàng qua quan sát tính hình hoạt động kinh doanh… 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính khách hàng vay vốn Việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng có nhiều nhân tố ảnh hưởng, các nhân tố ảnh hưởng này được chia làm hai loại là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. 2.5.1. Nhân tố chủ quan Từ phía ngân hàng cũng tồn tại nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng phân tích tài chính của khách hàng vay vốn. Tùy vào quan điểm của ngân hàng mà việc phân tích này có tàm quan trọng khác nhau. - Trước tiên phải nói đến sự quan tâm của ngân hàng đến việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Đây là yếu tố rất quan trọng dẫn đến chất lượng việc phân tích như thế nào. Nếu ngân hàng chỉ coi việc phân tích tài chính là một khâu có mức độ quan trọng vừa phải thì việc phân tích tài chính khách hàng chỉ dừng lại là một công việc mang tính thủ tục và không giúp ích nhiều cho việc đánh giá một khách hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng coi trọng việc phân tích tài chính khách hàng thì ngân hàng sẽ đầu tư nhiều hơn cho phân tích tài chính khách hàng từ đó nâng cao chất lượng phân tích. Chất lượng phân tích cao sẽ giúp ngân hàng đánh giá 33 khách hàng được đúng đắn hơn, nhìn trước được tương lai khách hàng, hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. - Liên quan đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng chính là nội dung mà các ngân hàng sử dụng phân tích, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến khách hàng rất nhiều, nhưng ngân hàng không thể sử dụng tất cả các chỉ tiêu đó, mà chỉ chọn những chỉ tiêu tiêu biểu để tiết kiệm thời gian mà vẫn đánh giá được khách hàng. Do đó mỗi ngân hàng lại sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích riêng, tùy thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng mà hệ thống các chỉ tiêu phân tích lại có những nét riêng biệt. Nếu hệ thống chỉ tiêu nào phù hợp thì việc phân tích phát huy được tác dụng, ngược lại nếu không phù hợp thì chất lượng phân tích thấp sẽ cho ngân hàng cái nhìn không đúng đắn về tài chính của khách hàng vay. - Một nhân tố quan trọng nữa là nguồn nhân lực thực hiện phân tích, phân tích tài chính dựa vào kết quả tính toán các chỉ số để đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết quả tính toán các chỉ số có thể giống nhau nhưng nhận định đưa ra từ các chỉ số đó lại có thể khác nhau tùy thuộc vào ý kiến chủ quan của người phân tích. Vậy tùy theo trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của người phân tích mà kết luận đưa ra khi phân tích tài chính doanh nghiệp là khác nhau, chính vì vậy người phân tích rất quan trọng, nếu người phân tích có trình độ tốt, nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực thì khi phân tích sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn hơn. Có được những nhận định đúng đắn thì việc ra quyết định sẽ đúng đắn hơn, tránh tình trạng bỏ qua các cơ hội cũng như không thấy những rủi ro tiềm tàng. 2.5.2. Nguyên nhân khách quan Chất lượng phân tích tài chính khách hàng không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà còn phụ thuộc vào những yếu tố mà chính ngân hàng cũng không thể kiểm soát được. Đó chính là những nhân tố khách quan do bên ngoài tác động. Liên quan đến chất lượng phân tích đó chính là độ chính xác của nguồn dữ liệu đầu vào mà các cán bộ ngân hàng thu thập. Việc thu thập dữ liệu, tìm kiếm nguồn dữ liệu là cán bộ ngân 34 hàng đảm nhiệm, nhưng nguồn dữ liệu hiện tại chủ yếu là khách hàng cung cấp, nguồn dữ liệu độc lập rất khó tìm kiếm, và những dự liệu đó rất khó có thể xác định chất lượng. Nguồn dữ liệu do khách hàng cung cấp thì phụ thuộc nhiều vào khách hàng, nếu khách hàng có ý định lửa đảo, nói dối cán bộ ngân hàng thì cũng rất khó để đối chiếu, phân biệt đúng sai. Vậy phụ thuộc vào dữ liệu từ khách hàng là nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng phân tích. Ngoài ra sự cạnh tranh gay gắt của thị trường tài chính, thời gian xét duyệt khoản vay là một trong những yếu tố cạnh tranh hiệu quả, chính vì vậy mà nhiều ngân hàng đã giới hạn thời gian phân tích quá ngắn khiến cho việc phân tích chưa được sâu, chưa lường trước được hết những rủi ro của khách hàng vay. Nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn, khách hàng tốt có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng khá tốt, trong khi các ngân hàng trước khi cho vay phải thẩm định kỹ càng do đó mà ngân hàng nào nhanh chóng thì sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng có uy tín. Kết luận chương 2 Chương 2 đi sâu vào cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở các khái niệm về nội dung liên quan đến đề tài, tác giả đã đưa ra vai trò của công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại. Sau đó tác giả nêu ra các phương pháp sử dụng trong công tác phân tích, quy trình phân tích và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây là cơ sở lý thuyết cho thực tiễn và giải pháp kiến nghị ở chương 3 và chương 4. 35 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VAY VỐN TẠI SEABANK 3.1. Tổng quan về SeABank và doanh nghiệp vay vốn tại SeABank 3.1.1. Giới thiệu chung về SeABank 3.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Ngân hàng TMCP Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank), ra đời và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/3/1994, là một trong những ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất Việt Nam. Qua nhiều lần thay đổi Hội sở chính, hiện tại hội sở chính được đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trên con đường phát triển hơn 18 năm qua, SeABank đã có những bước phát triển lớn, đã có những đột phá lớn về vốn điều lệ cũng như mạng lưới hoạt động, và đã được ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý trong và ngoài nước, chứng tỏ lỗ lực không ngừng của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên SeABank. SeABank đang nằm trong Top 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với số vốn điều lệ là 5.068 tỷ đồng, 1.100 nhân viên và gần 80 điểm giao dịch trên toàn quốc. Được đánh giá cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có tốc độ phát triển bền vững, ổn đinh, SeABank đã thu hút được vốn đầu tư của nhiều công ty và tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Ba cổ đông lớn của SeABank là Tổng Công ty Thông tin Di động (VMS - MobiFone), Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và một đối tác nước ngoài là Société Générale - một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất tại Châu Âu sở hữu 20% cổ phần. Việc thu hút đầu tư này càng chứng tỏ được vị thế của SeABank trên thị trường tài chính Việt Nam và thế giới. Tuy đã đạt được nhiều thành công trên con đường phát triển nhưng SeABank vẫn không ngừng cải tổ, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ. Với đội ngũ nhân viên trẻ, tài năng, sáng tạo SeABank hứa hẹn sẽ ngày càng phục vụ tốt hơn. Các hình thức đầu tư tín dụng của SeABank phong phú và đa dạng, cung cấp mọi dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng như: cho vay nội tệ, ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất 36 nhập khẩu, tín dụng thuê mua, tín dụng ủy thác, tín dụng theo dự án. Minh chứng cho sự lỗ lực không mệt mỏi, SeABank đã đạt được nhiều giải thưởng cao quý trong và ngoài nước như: “Thương mại dịch vụ Việt Nam - Top Trade Services” trong ba năm liên tiếp, Quả cầu vàng năm 2007 và 2009; Cúp Vàng “Vì sự phát triển cộng đồng” 2008, Cúp vàng Thương hiệu Chứng khoán uy tín và công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam năm 2008”; Sản phẩm Tin & Dùng Việt Nam 2009, Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009, “Doanh nghiệp có dịch vụ tốt nhất năm 2010” . Trên cơ sở nền kinh tế Việt Nam còn hoạt động nhỏ lẻ, manh mún SeABank đã định hướng phát triển của mình là ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam để phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam đương thời. Triển khai xu hướng phát triển này, năm 2009 SeABank đã chính thức cải tổ mô hình để phù hợp với ngân hàng bán lẻ. Khối ngân hàng bán lẻ được thành lập do chuyên gia cao cấp của Société Générale trực tiếp điều hành. Mô hình ngân hàng bán lẻ nhằm đem lại những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Đánh giá thị trường được thị trường mục tiêu, và có những chiến lược thu hút khách hàng đúng đắn, thương hiệu thị ngân hàng bán lẻ của SeABank đã và đang lấy được sự tin cậy của khách hàng trên toàn quốc. Để hỗ trợ cho mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, cuối năm 2009, đầu năm 2010, SeAbank triển khai mô hình mới (SeAmove). Với mục tiêu “Khách hàng là thượng đế” SeABank đã phân định lại công việc giữa các bộ phận để hoạt động linh hoạt hơn, tập trung vào việc phục vụ khách hàng tốt hơn. Là mô hình đã được nhiều ngân hàng quốc tế áp dụng, SeAmove đã giúp SeABank lấy được lòng của các khách hàng khó tính nhất, về phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình. Cải cách này đã giúp SeABank khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường và thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Với những cải cách, sáng tạo không ngừng SeABank ngày càng đứng vững trên thị trường tài chính đầy biên động. Mấy năm gần đây, do nhiều biến động xấu của thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng. Thị trường tài chính điêu đứng khiến nhiều ngân hàng điêu đứng theo, nhiều ngân hàng đành phải xác nhập để có thể tiếp tục hoạt động. 37 Đến đầu năm 2012 do có quá nhiều nợ quá hạn nên ngân hàng nhà nước đã phải phân nhóm ngân hàng để kìm chế tăng trưởng tín dụng không lành mạnh, kìm chế nợ quá hạn tại các ngân hàng. Trong điều kiện đó SeABank vẫn đứng vững, được đánh giá là ngân hàng trong top đầu, được tăng trưởng tín dụng cao nhất (17%/năm). Do tình hình tài chính nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp buôn bán khó khăn nên dẫn đến quá hạn nợ ngân hàng, nhiều khách hàng không dám vay vốn để mở rộng kinh doanh vì kinh tế khó khăn buôn bán không có lãi. Do đó SeABank kinh doanh cũng có phần giảm sút, lợi nhuận không được cao như mấy năm trước. Mặc dù vậy SeABank vẫn đứng trong top những ngân hàng không bị lỗ trong giai đoạn khó khăn này. Toàn bộ lãnh đạo và nhân viên SeABank vẫn quyết tâm sát cánh bên nhau để xây dựng SeABank vững mạnh, không lay chuyển bởi khó khăn thử thách và vững vàng bước tiếp đến tương lai tươi đẹp hơn. Với định hướng phát triển cốt lõi trong thời gian tới là đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Để đi đúng định hướng phát triển, SeABank đã và đang tiến hành những dự án, những cải cách và đưa ra những sản phẩm mới. Với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, bắt đầu từ thị trường đại chúng và thị trường trung lưu sau đó sẽ tiến tời thị trường cao cấp. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau. Những sản phẩm được đưa ra và luôn được chỉnh sử cho phù hợp với thị trường và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng để khách hàng sử dụng sản phẩm được thuận lợi nhất. Sản phẩm do SeABank thiết kế đã được kiểm tra chất lượng chặt chẽ bên cạnh việc đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro cho SeABank còn phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng vay. Sản phẩm cá nhân đa dạng và phù hợp với nhu cầu tín dụng của cá nhân tại Việt Nam, các sản phẩm của SeABank luôn được đánh giá cao và được ưa chuộng trên thị trường. Các sản phẩm doanh nghiệp đã được thiết kế sát với nhu cầu của các doanh nghiệp. Việc chăm sóc khá tốt các khách hàng mục tiêu đã giúp SeABank đạt được khá nhiều thành quả, biểu hiện là tín dụng theo sản phẩm đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho SeABank trong thời gian qua. Với định hướng này, SeABank đã mời một số chuyên gia từ ngân hàng SG 38 sang công tác tại SeABank. Các chuyên gia này nắm giữ những chức vụ quan trọng tại SeABank trong công tác quản lý rủi ro và thiết kế sản phẩm. Các chuyên gia này đã góp phần đáng kể trong công tác thiết các sản phẩm của SeABank và quản lý chất lượng, quản lý rủi ro cho các sản phẩm này. Học tập những kinh nghiệm và những thành công trên thị trường bán lẻ của SG là những thuận lợi lớn để SeABank đi theo định hướng của mình. Việt Nam là một nước đang phát triển, thị trường còn nhỏ lẻ, manh mún, còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều các nhân có nhu cầu kinh doanh, tiêu dùng nhưng không có vốn để đầu tư, chính vì thế mà SeABank đã xác định thị trường mục tiêu là thị trường bán lẻ để phục vụ đông đảo các đối tượng có nhu cầu tín dụng ở thị trường này. Một thị trường mục tiêu rộng lớn, là một cơ hội lớn cho SeABank khai thác và khẳng định vị thế của mình. Khai thác tốt trên thị trường này mang lại cho SeABank nhiều thành công và cũng nhiều thử thách, có thể giúp SeABank mở rộng được quy mô hoạt động cũng như nâng cao danh tiếng của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Nhưng thị trường mục tiêu rộng lớn cũng là môt thử thách lớn cho SeABank, thị trường mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro vì các doanh nghiệp này chưa hoàn thiện về hệ thống kế toán, nên những báo cáo tài chính khách hàng cung cấp chưa thật sự chính xác, sát với thực tế hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ chưa có tiếng trên thị trường nên khó thu thập những tài liệu liên quan đến các doanh nghiệp này từ bên thứ ba, và những doanh nghiệp này quy mô nhỏ nên rất đễ bị ảnh hưởng bới yêu tố thị trường, hoạt động kinh doanh chưa được chắc chắn, đễ bị thua lỗ khi thị trường biến động hoặc có sự cố do đó rất đễ bị mất vốn của ngân hàng. Các khách hàng cá nhân đang công tác tại các đơn vị kinh doanh nhưng cũng rất dễ bị mất việc, giảm lương do thị trường biến động. Vì vậy khi thẩm định khách hàng, cán bộ ngân hàng cần tìm hiểu kỹ về khách hàng, về hoạt động kinh doanh cũng như phương án kinh doanh của khách hàng để có những cái nhìn đúng đắn nhất và có những quyết định cho vay hợp lý. Nhìn chung, định hướng phát triển của SeABank là khá sáng suốt, tạo cho SeABank nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Nhưng muốn nắm bắt được những cơ 39 hội này, lãnh đạo và nhân viên SeABank cần phải cố gắng nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, có những sáng kiến cải cách để hạn chế rủi ro tín dụng và mang lại cho khách hàng sự tin tưởng, thoải mái khi sử dụng sản phẩm của SeABank, mở rộng thương hiệu SeABank trên thị trường tín dụng trong nước và quốc tế. 3.1.1.2 Tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á trong thời gian qua Về hoạt động huy động vốn SeABank luôn đề cao công tác huy động vốn vì đây là tiền đề cho hoạt động của ngân hàng, là bước đầu trong hoạt động kinh doanh, làm cơ sở cho sự phát triển của ngân hàng. Do thời gian gần đây do ngân hàng nhà nước xác định lãi suất huy động trần cho toàn bộ các ngân hàng thương mại. Do đó việc huy động vốn trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó trên thị trường xảy ra hiện tượng tín dụng đen ở nhiều nơi cũng tác động làm giảm lượng tiền huy động vào các ngân hàng. Ngoài ra tình hình tài chính chưa ổn định, một số ngân hàng TMCP bị xác nhập khiến người gửi tiền hoang mang trước việc gửi tiền vào ngân hàng. Trước những khó khăn đó, SeABank đã thực hiện nghiêm chỉnh quy định của ngân hàng nhà nước, cạnh tranh lành mạnh với các ngân hàng khác bằng các sản phẩm huy động vốn tiện lợi cho người gửi, với các trương trình khuyến mại lớn, và với phong cách phục vụ nhiệt tình, tận tâm với khách hàng. Do đó việc huy động vốn của SeABank vẫn đạt con số khá cao. Cụ thể, SeABank đã có những cải tổ đáng kể trong việc phục vụ khách hàng gửi tiền như làm việc không nghỉ trưa, giao dịch ngân hàng tại nhà, chương trình tổ dân phố: mở những hội thảo ở các tổ dân phố ở Hà Nội và một số tỉnh khác sau đó mời người dân đến để thuyết trình về các sản phẩm cũng như ưu đãi của SeABank với khách hàng gửi tiền, hướng dẫn tận tình chu đáo để khách hàng yên tâm gửi tiền. Những việc làm thiết thực đó đã có khá nhiều tác dụng trong việc huy động vốn của SeABank, làm lượng tiền gửi tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó nhiều chương trình khuyến mại, ưu đãi với khách hàng đã được SeABank áp dụng như các chương trình khuyến mãi xe mới đón tết, quà nhân dịp sinh nhật SeABank, chương 40 trình Mùa hè tuyệt vời, lộc vàng nhân đôi, tài khoản tiết kiệm thông minh SeASave Smart mang lại nhiều lợi ích cho người gửi tiền, chương trình SeAFamily huy động tiền gửi từ nhân viên và người thân của nhân viên trong ngân hàng cũng mang lại cho ngân hàng một nguồn huy động lớn. Về hoạt động cho vay: Muốn ngân hàng hoạt động tốt thì huy động tốt thôi là chưa đủ, mà vốn huy động được cần phải cho vay được, như thế mới tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Cho vay được không khó nhưng cho vay an toàn thì lại thật sự khó khăn. Trong bối cảnh ngày càng nhiều ngân hàng được thành lập, với nhiều ngân hàng đã có bề dày và uy tín lớn trên thị trường thì việc chọn được những khách hàng tốt để cho vay không phải là dễ. Nắm bắt được những khó khăn của thị trường, và biết được vị thế của mình trên thị trường tài chính, SeABank đã có cách tiếp cận thị trường riêng. Xác định thị trường mục tiêu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SeABank đã tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm của nhóm khách hàng này từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp. Nhóm khách hàng mục tiêu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ nên họ rất quan tâm đến chi phí lãi vay, chế độ khuyến mãi cũng như hình thức và chất lượng của sản phẩm. Các sản phẩm tín dụng của SeABank đa dạng về hình thức, phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, SeABank cung cấp gói sản phẩm SeA Carbusiness cho việc đầu tư mua xe phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra còn tài trợ các dịch vụ thanh toán, chiết khấu, L/C và cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động. Với phong cách phục vụ nhiệt tình, tận tâm, thủ tục đơn giản, nhanh gọn đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Với khách hàng cá nhân, SeABank cũng cung cấp nhiều sản phẩm hay, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tùy vào các nhu cầu chủ yếu của khách hàng để phân tách thành những sản phẩm phù hợp với những thủ tục đã được lược bớt để cung cấp cho khách hàng cá nhân những sản phẩm chuyên dụng nhất. Sản phẩm SeAHome – cho vay mua nhà, SeACar – cho vay mua ô tô, SeABuy – cho vay tiêu dùng tín chấp, SeAMore – Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, SeAStudy – Cho vay khuyến học …là những sản phẩm đã được nhiều khách hàng 41 quan tâm và sử dụng. Phân ra nhiều loại sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng là sáng tạo lớn của SeABank nhằm đem lại cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn trong việc sử dụng vốn vay hiệu quả. Do làm việc có trách nhiệm và luôn đặt các quy định của ngân hàng nhà nước lên hàng đầu, Ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá khách hàng, phân loại khách hàng, kiểm soát rủi ro được thực hiện một cách chuyên nghiệp nên SeABank cũng đã hạn chế được nhiều rủi ro tín dụng, nợ quá hạn không nhiều. Hoạt động thẻ ATM: Hoạt động thẻ của SeABank ngày càng phát triển, với việc cung cấp nhiều loại thẻ, mỗi loại thẻ hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: thẻ trả trước, thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++ và Family card, đặc biệt có thẻ Visa cặp đôi hướng đến đối tượng là vợ chồng hoặc người yêu, với mẫu mã đẹp hợp với các bạn trẻ nên thẻ của SeABank ngày càng thu hút người dùng. Bên cạnh đó dùng thẻ của SeABank còn được nhiều ưu đãi và khuyến mại trong khi mua sắm càng khuyến khích người sử dụng. Với dịch vụ tốt, cây ATM được đặt ở nhiều nơi, liên minh với nhiều ngân hàng trên toàn quốc đã giúp cho thẻ của SeABank được sử dụng rộng rãi hơn, với đội ngũ nhân viên thẻ còn trẻ, rất năng động và trợ giúp người sử dụng nhiệt tình trong những tình huống trục trặc. SeAbank đã trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là Master Card và Visa Card để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thẻ đa dạng, an toàn và ít sự cố nhất có thể. Đặc biệt SeABank còn phát hành loại thẻ mới đó là thẻ S24++, với ưu điểm là chủ thẻ có thể mở thêm thẻ Family Card cho người thân của mình và với thẻ này khách hàng có thể chủ động đăng ký hạn mức rút, số lần rút....tạo cho người sử dụng thẻ thêm thoải mái khi sử dụng, không bị giới hạn nhiều bới số tiền và số lần rút tiền trong ngày. Hiện tại SeABank đã phát hành được gần 87.900 thẻ ATM gồm các loại thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++, thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế MasterCard… và có 137 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM của SeABank có thể giao dịch tại hơn 10.000 máy ATM, 36.451 máy POS của SeABank và các ngân hàng trong liên minh thẻ BanknetVN & SmartLink, VNBC trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt với tư 42 cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn nhất thế giới là MasterCard và Visa Card, năm 2010 SeABank cũng đã chính thức phát hành Thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard, Thẻ ghi nợ quốc tế trả sau EMV MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chip EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao nhất mà hiện tại ở Việt Nam nói riêng và khu vực Châu Á nói chung hầu như chưa có ngân hàng nào áp dụng. Thẻ quốc tế SeABank MasterCard có thể được giao dịch tại 24 triệu POS và 1 triệu ATM trên toàn thế giới với đầy đủ các tính năng: rút tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ, chuyển khoản, truy vấn số dư, đổi pin, in sao kê… Bên cạnh đó SeABank cũng chuẩn bị phát hành thẻ quốc tế Visa Card vào cuối Quý I/2011 nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế: Dịch vụ thanh toán quốc tế của SeABank cũng gặt hái được khá nhiều thành công, không chỉ thể hiện ở lợi nhuận mà dịch vụ này mang lại cho SeABank mà còn thể hiện ở chất lượng này trên trường quốc tế. Dịch vụ thanh toán quốc tế của SeABank đã được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới khẳng định chất lượng bằng những giải thưởng lớn do các ngân hàng này trao tặng. SeABank đã và đang mở rộng quan hệ với các ngân hàng trên thế giới, hiện tại đã quan hệ đại lý với 200 ngân hàng và tận dụng mạng lưới ngân hàng đại lý trên thế giới của cổ đông là ngân hàng SG. Với nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng của các doanh nghiệp trong nước, SeABank cũng tiếp tục mở rộng quan hệ với các ngân hàng khác trên thế giới để đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và nâng cao chất lượng của mình trên trường quốc tế. Hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới: Mặc đù thị trường tài chính đang gặp nhiều khó khăn nhưng với mục tiêu vươn cao, vươn xa SeABank vẫn tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình về khắp các tình thành trong cả nước. Tuy chưa bao phủ toàn bộ các tỉnh thành nhưng SeABank vẫn ngày càng được mở rộng thêm. Hoạt động công nghệ thông tin: trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, công nghệ thông tin là một hoạt động rất quan trọng, nó chi phối nhiều đến hoạt động kinh hơn. Công nghệ thông tin là một trong những yếu tố tạo lên ưu thế của ngân hàng, giúp ngân hàng cạnh tranh về mặt thời gian giao dịch, tạo cho khách hàng nhiều thuận tiện trong việc giao dịch với ngân hàng qua internet, điện thoại 43 bên cạnh đó bộ máy của ngân hàng rất phức tạp, nhiều chi nhánh, nhiều phòng giao dịch mà việc quản lý, kiểm soát hoạt động cần diễn ra liên tục, chỉ có làm tốt về mặt công nghệ thì ngân hàng mới có thể kiểm soát tốt hoạt động của mình. Nắm được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, SeABank luôn quan tâm đặc biệt đến việc cải tiến công nghệ. Với mục tiêu tiếp cận và ứng dụng các mô hình công nghệ hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các giao dịch của khách hàng cũng như quản lý ngân hàng môt cách tốt nhất. Phần mềm (Core-Banking) T24 của Temenos Thuỵ Sỹ là phần mềm mà SeABank đang áp dụng, với nhiều tiện ích nổi trội, có khả năng thực hiện giao dịch rất nhanh, với lượng người truy cập lớn và quản trị số lượng tài khoản khổng lồ giúp cho SeABank thuận tiện trong việc quản lý khách hàng, và quản lý ngân hàng tốt nhất có thể, Bên cạnh những thành tựu đạt được, SeABank vẫn không ngừng cải tổ, cập nhật những cải tiến hiện đại để ngày càng phục vụ khách hàng tốt hơn.. Không chỉ dừng lại việc hoạt động ngân hàng mà SeABank còn mở rộng hoạt động của mình ra nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản. Với hệ thống các công ty con như công ty CP chứng khoán Đông Nam Á SEABS CORP, công ty khai thác và quản lý nợ SeABank AMC, và công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif là công ty được hợp tác với Vietcombank và Công ty bảo hiểm của Tập đoàn BNP. Tháng 3 năm 2009 SeABank thành lập công ty con chuyên về quản lý nợ và khai thác tài khoản SeABank - Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank (viết tắt SeABank AMC). Hoạt động của công ty này là tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản bảo đảm nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn; hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét và cho phép Ngân hàng xử lý tài sản thế chấp để xóa cho khách hàng; bán các tài sản bảo đảm thuộc quyền định đoạt của ngân hàng; cơ cấu lại nợ tồn đọng; xử lý tài sản bảo đảm nợ vay; thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của ngân hàng theo quy định của pháp luật; mua, bán nợ tồn đọng của TCTD khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM khác theo quy định của pháp luật… SeABank đang trên con đường vươn tới mục tiêu là ngân hàng bán lẻ hàng 44 đầu Việt Nam, với lỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên SeABank kết hợp với đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu đó sẽ đến với SeABank vào một ngày không xa. Muốn SeABank trở lên lớn mạnh hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn, lợi nhuận cao hơn đồng thời nợ quá hạn giảm đi thì SeABank cần nâng cao hơn nữa chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn, có như vậy SeABank mới có thể đánh giá được khách hàng tốt nhất, thu hút nhiều khách hàng tốt và loại bớt những khách hàng yêu kém. 3.1.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Tiên thân của SeABank là ngân hàng Hải Phòng, sau đó với mục tiêu mở rộng ngân hàng thành một ngân hàng lớn và bao trùm toàn quốc SeABank đã chuyển trụ sở về Hà Nội. SeABank ngày càng được mở rộng với hơn 30 chi nhánh trên toàn quốc và các phòng giao dịch trên toàn quốc, với lực lượng cán bộ công nhân viên lớn mạnh, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 90%. Bộ máy tổ chức của SeAbank được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung tại Hội sở theo sơ đồ 3.1. Đứng đầu là hội đồng quản trị, có quyền lớn nhất trong việc quản trị ngân hàng, quản lý ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật và SeABank, hoạch định các chính sách, chiến lược hoạt động của ngân hàng, kiểm tra kiểm soát các hoạt động của ngân hàng. Hội đồng quản trị gồm 10 thành viên, có một chủ tịch, 2 phó chủ tịch và 7 ủy viên thường trực. Tiếp đến là ban Tổng giám đốc gồm 1 tổng giám đốc và 6 phó tổng giám đốc phụ trạnh các mảng khác nhau của ngân hàng. Ban tổng giám đốc do hội đồng quản trị điều hành, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều hành trực tiếp hoạt động của ngân hàng, quyền và nghĩa vụ của ban tổng giám đốc được ghi rõ trong điều lệ công ty. Trợ giúp hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát các hoạt động của ngân hàng là Ban kiểm soát SeAbank, thông qua hoạt động của bộ phận Kiểm toán nội bộ. Còn lại chia làm các khối hoạt động, mỗi khối chuyên về một mảng, theo chức năng nhiệm vụ của mình. Dưới khối và các phòng ban trực thuộc. Các khối và các phòng ban hỗ trợ lẫn nhau trong việc hoạt động và cùng tới mục tiêu chung mà ban 45 lãnh đạo đề ra. 46 SƠ ĐỒ 3.1: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Văn phòng HĐQT Phòng Kiểm toán NB Phòng KTKSNB KHỐI KINH DOANH Phòng Nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ Trung tâm Kinh doanh, Các Chi nhánh Phòng Kế toán giao dịch KHỐI THAM MƯU Phòng Điện toán Phòng PR Phòng Tổng hợp Phòng Khách hàng và Thẩm định Phòng Pháp chế Phòng Hỗ trợ và Hạch toán tín dụng Phòng Ngân quỹ Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm Phòng Công nghệ Trung tâm thanh toán Phòng Thanh toán trong nước Phòng Thanh toán quốc tế Văn phòng Hội sở Phòng Kế toán tài chính Phòng Hành chính quản trị Phòng Tái thẩm định Trung tâm thẻ Phòng Khách hàng và dịch vụ KHỐI HỖ TRỢ Trung tâm Đào tạo Phòng Quản lý rủi ro Phòng Tổ chức nhân sự và đào tạo Trung tâm giải pháp tự động Phòng phát triển sản phẩm thẻ Công ty chứng khoán SeABank Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank Phòng Phát triển sản phẩm và thị trường 47 3.1.2. Đặc điểm các khách hàng vay vốn tại SeABank Khách hàng vay vốn tại SeABank được phân thành bốn nhóm chính là khách hàng cá nhân, khách hàng PRO và doanh nghiệp siêu nhỏ, khách hàng doanh nghiệp: Về phân khúc khách hàng Pro và phân khúc doanh nghiệp siêu nhỏ (VSE) Khách hàng Pro cá nhân ( cá nhân tự doanh) thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: Là cá nhân/ hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoặc là cá nhân/ hộ gia đình tự doanh không có đăng ký kinh doanh nhưng có thu nhập từ hoạt động tăng gia sản xuất, bao gồm nhưng không giới hạn: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thương mại, nghề thủ công, mỹ nghệ... Và đồng thời có đủ các giấy tờ chứng minh về hoạt động tăng gia sản xuát (sổ sách kinh doanh và/ hoặc giấy tờ bìa đỏ về sở hữu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ngư nghiệp, hoặc đất trồng cây công nghiệp (đối với nông dân), và/ hoặc có hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với doanh nghiệp và/ hoặc có giấy tờ hợp lệ khác chứng minh hoạt động tăng gia sản xuất của mình Là cá nhân/ hộ gia đình tự doanh có nghề nghiệp nằm trong nhóm nghề PRO; Nông dân tự doanh, thợ thủ công, chủ cửa hàng, Nghề tự do. Là các cá nhân/ hộ gia đình có sử dụng dịch vụ ngân hàng cho mục đích kinh doanh. Khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ (VSE )là các doanh nghiệp có số lượng cán bộ nhân viên tối đa là 10 người. Về phân khúc khách hàng cá nhân: Là các cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự mà không thuộc phân khúc khách hàng Pro cá nhân nêu trên Về Phân khúc khách hàng doanh nghiệp:Là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản. Có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và có số lượng cán bộ nhân viên trên 10 người. Cụ thể được thể hiện trên bảng sau: 48 Bảng 3.1: Bảng phân khúc khách hàng tại SeABank [17] Thị trường tham chiếu Cá Nhân1 PRO CÁ NHÂN VÀ DN SIÊU NHỎ (ĐỐI TƯỢNG KINH DOANH SIÊU NHỎ) DOANH NGHIỆP Mô tả phân khúc KH Thu nhập rất cao Thu nhập cao Thu nhập TB Khồng phân khúc Hộ gia đình tự doanh/ cá nhân (kinh doanh/có chuyên ngành) Định nghĩa/ Các tiêu chí xác định Thể nhân Thể nhân Thể nhân Thể nhân Thể nhân tự doanh có mục đích kinh doanh DN siêu nhỏ Pro Pháp nhân – hình thức doanh nghiệp DN siêu nhỏ không phải Pro Pháp nhân – hình thức doanh nghiệp DN nhỏ Pháp nhân-hình thức doanh nghiệp DN vừa 1 Các điều kiện phân khúc bắt buộc, hình thức pháp lý Pháp nhân – hình thức doanh nghiệp - Doanh nghiệp - Số lao động không quá 10 - Ngành nghề thuộc danh mục PRO (theo phụ lục III) - Doanh nghiệp - Số lao động không quá 10 - Không thuộc danh mục PRO (theo phụ lục III) DN (không bao gồm hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh) - Số lao động nhiều hơn 10 và tổng tài sản theo ngành nghề như sau + Tổng tài sản dưới 20 tỷ đồng đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp + Tổng tài sản dưới 20 tỷ đồng với các ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng + Tổng tài sản dưới 10 tỷ đồng đối với các lĩnh vực thương mại dịch vụ - Số lao động nhiều hơn 10 và tổng tài sản theo ngành nghề như sau: Chi tiết cụ thể của các phân đoạn thị trường đối với KH cá nhân sẽ được thực hiện sau này 49 Thị trường tham chiếu Mô tả phân khúc KH DN lớn DN rất lớn Các điều kiện phân khúc bắt buộc, hình thức pháp lý Pháp nhân- hình thức doanh nghiệp Pháp nhân- hình thức doanh nghiệp Định nghĩa/ Các tiêu chí xác định + Tổng tài sản từ 20 đến 100 tỷ đồng đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp + Tổng tài sản từ 20 đến 100 tỷ đồng đối với các ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng + Tổng tài sản từ 10 đến 50 tỷ đồng đối với các ngành thương mại và dịch vụ - Số lao động nhiều hơn 10 và tổng tài sản theo ngành nghề như sau: + Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp + Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng với các ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng + Tổng tài sản trên 50 tỷ đồng đối với các lĩnh vực thương mại dịch vụ - Doanh thu năm trước không lớn hơn 1000 tỷ đồng - Số lao động nhiều hơn 10 và tổng tài sản theo ngành nghề như sau: + Tổng tài sản trên 100 tỷ đồng đối với các ngành nông lâm ngư nghiệp + Tổng tài sản trên 1200 tỷ đồng với các ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng + Tổng tài sản trên 50 tỷ đồng đối với các lĩnh vực thương mại dịch vụ 50 Thị trường tham chiếu TỔ CHỨC TÀI CHÌNH Mô tả phân khúc KH Ngân hàng Các tổ chức tài chính ngân hàng khác Công ty tài chính HIỆP HỘI CƠ QUAN CẤP QUỐC GIA Hiệp hội nhỏ và vừa Hiệp hội lớn Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cơ quan hành chính Trung ương Cơ quan hành chính Địa Phương Các định chế nước ngoài cấp Quốc Gia Các định chế siêu quốc gia khác Các điều kiện phân khúc bắt buộc, hình thức pháp lý Định nghĩa/ Các tiêu chí xác định Pháp nhân- hình thức doanh nghiệp Pháp nhân – hình thức doanh nghiệp Pháp nhân – hình thức doanh nghiệp Pháp nhân Pháp nhân - Doanh thu năm trươc lớn hơn 1000 tỷ đồng Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX (theo quy mô hoạt động) Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX (theo quy mô hoạt động) Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX ( theo quy mô hoạt động) Ngân sách dưới 10 tỷ đồng Ngân sách từ 10 tỷ đồng trở lên Luật NHNN/ NHTW 06/1997/QHX Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Không áp dụng Hoặc có thể phân chia khách hàng doanh nghiệp thành các nhóm nhỏ theo quy định của nhà nước cũng như quy định của SeABank về phân nhóm khách hàng doanh nghiệp. Các khách hàng vay vốn tại SeABank được chia làm 5 nhóm: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp lớn. Các chỉ tiêu phân loại các doanh nghiệp này Trích khoản 1 điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009: Bảng 3.2: Phân loại doanh nghiệp theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP [17] Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu Doanh nghiệp nhỏ nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn 51 Tổng Tổng Số lao động nguồn Số lao động nguồn vốn vốn I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và xây dựng III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở 20 tỷ đồng xuống trở xuống 10 người trở 20 tỷ đồng xuống trở xuống 10 người trở 10 tỷ đồng xuống trở xuống từ trên 10 Số lao động từ trên 20 từ trên 200 người đến tỷ đồng đến người đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người từ trên 10 từ trên 20 từ trên 200 người đến tỷ đồng đến người đến 200 người 100 tỷ đồng 300 người từ trên 10 từ trên 10 từ trên 50 người đến tỷ đồng đến người đến 50 người 50 tỷ đồng 100 người Tổng Số lao nguồn vốn động từ trên 100 tỷ đồng từ trên 100 tỷ đồng từ trên 50 tỷ đồng từ trên 300 người từ trên 300 người từ trên 100 người Tùy thuộc vào cán bộ tín dụng có thể phân chia khách hàng theo hai cách đều đúng. Các khách hàng vay vốn tại SeABank còn được phân loại theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, theo loại hình doanh nghiệp… Từ đó có thể đánh giá được rủi ro kinh doanh của khách hàng một cách bao quát nhất theo từng lĩnh vực kinh doanh. Do tài chính khách hàng cá nhân đơn gian, dễ kiểm soát nên đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tại SeABank. 3.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại SeABank 3.2.1. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng 3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Muốn hiểu được việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn cần có nguồn dữ liệu để ta có thể hiểu và nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng, tình hình phân tích tài chính của ngân hàng, các cách phân tích đã và đang được áp dụng rộng rãi từ đó rút ra được những thiếu sót, những vấn đề mà hiện tại ngân hàng chưa làm được và đưa ra hướng giải quyết cho phù hợp. Thu thập dữ liệu cần phải đảm bảo các điều kiện về tính trung thực, chính xác, phù hợp của các dữ liệu để các dữ liệu thu thập được có chất lượng cao, phục vụ tốt cho mục tiêu 52 nghiên cứu. Muốn thu thập được những dữ liệu có chất lượng cao thì người thu thập phải lắm rõ mục đích thu thập dữ liệu sau đó xác định địa điểm thu thập và hình thức thu thập. Việc thu thập dữ liệu cần có kế hoạch trước để tiết kiệm thời gian thu thập và tiếp cận được nguồn dữ liệu chất lượng cao nhất có thể. 3.2.1.2. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp khá phổ biến, dễ sử dụng và mang lại kết quả khá cao, đặc biệt là trong phân tích tài chính thì phương pháp so sánh là một phương pháp không thể thiếu, nó giúp cho công tác phân tích mang lại kết quả tốt, trên cơ sở so sánh các dữ liệu để có cái nhìn đúng đắn, chính xác về tài chính khách hàng. Do đó trong việc nghiên cứu về phân tích tài chính thì phương pháp nghiên cứu này càng phát huy tốt ưu điểm của nó. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở mà ta thường gọi là chỉ tiêu gốc. Ta thường so sánh chỉ tiêu kế hoạch với thực tế, so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình của ngành để thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, so sánh để thấy vị thế của doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đơn vị đo lường phải thống nhất, các chỉ tiêu so sánh phải tương đồng để có kết luận chính xác và hiệu quả. Phương pháp so sánh bao gồm so sánh số tuyệt đối và số tương đối, các dạng so sánh có so sánh theo chiều dọc, theo chiều ngang và so sánh dưới dạng tỷ số. Trong đó so sánh dưới dạng tỷ số được sử dụng rất phổ biến trong phân tích, các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là dưới dạng các hệ số để đánh giá và so sánh. Nhiều trường hợp so sánh dưới dạng tỷ số được tách riêng ra thành phương pháp riêng biệt là phương pháp tỷ sổ, nhưng phương pháp tỷ số đó vẫn là một trong các hình thức so sánh. 3.2.1.3. Phương pháp liên hệ đối chiếu - Là phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần. Vì vậy, cần 53 thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp. 3.2.1.4. Phương pháp chi tiết các chỉ tiêu tài chính Để có thêm các thông tin đa dạng, phong phú hơn về tình hình tài chính cũng như biết được cá nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, ta có thể chi tiết các chỉ tiêu theo các tiêu thức khác nhau. Chi tiết hóa các chỉ tiêu tài chính giúp cho người phân tích xác định được nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm, cao thấp của các chỉ tiêu này, từ đó đưa ra các biện pháp để phát huy những điểm mạnh và giảm thiểu những điểm yếu mà các chỉ tiêu đó phản ánh. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong thực tế là: - Chi tiết theo cơ cấu của chỉ tiêu: Giúp ta thấy được cơ cấu của chỉ tiêu, vai trò và ảnh hưởng của từng bộ phận trong chỉ tiêu phân tích. - Chi tiết theo không gian thực hiện: Giúp ta thấy được chất lượng hoạt động kinh doanh theo địa bàn kinh doanh, từng loại hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thị trường tiêu thụ, mức trung bình của ngành. - Chi tiết theo thời gian: Giúp ta thấy được nhịp độ kinh doanh có đồng đều hay không qua các thời điểm, các giai đoạn của năm tài chính. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu tài chính theo những nội dung cần phân tích để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các tiêu thức đã chi tiết đối với chỉ tiêu cần phân tích. 3.2.1.5. Phương pháp chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp Phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là phương pháp được khá nhiều ngân hàng sử dụng trong việc đánh giá doanh nghiệp vay vốn. Bằng phương pháp này ngân hàng có thể đánh giá được khách hàng của mình về khả năng trả nợ ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính ngân hàng có thể đánh giá khách hàng qua điểm số để biết được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng là như thế nào. Việc đánh giá doanh nghiệp qua chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp cho ngân hàng có cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và dự đoán trong tương lai. Đánh 54 giá về khách hàng hiệu quả, phân biệt được khách hàng theo các hạng để phân chia khánh hàng thành từng nhóm khác nhau. Từ đó ngân hàng sẽ thiết lập những chính sách hợp lý cho từng nhóm, có những chính sách ưu đãi khuyến khích với các khách hàng tốt và có những điều kiện khắt khe hạn chế với các khách hàng đánh giá xếp hạng thấp, để có những quyết định cho vay đúng đắn về thời hạn vay, số tiền vay, lãi suất cho vay được áp dụng. Ngoài ra ngân hàng còn có thể lường trước được sự việc xảy ra khi có dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó. Mỗi ngân hàng sử dụng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng khác nhau phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược của ngân hàng. Nhưng mục đích và công dụng của hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đều như nhau. 3.2.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn Việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank được lập thành môt quy trình cụ thể bao gồm các bước sau: Bước 1: Thu thập dữ liệu Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn tại SeABank cần lập bộ hồ sơ vay vốn trong đó có báo cáo tài chính của 3 năm gần nhất, báo cáo thuế của khách hàng 3 năm gần nhất và các báo cáo khác nếu cán bộ tín dụng yêu cầu. Ngoài ra cán bộ tín dụng cần phải thu thập thêm các thông tin tài chính của khách hàng để có thể hiểu rõ hơn về khách hàng và kiểm chứng báo cáo mà khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin này có thể tham khảo các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về ngành lĩnh vực khách hàng đang hoạt động, giá cả sản phẩm trên thị trường, xu hướng phát triển ngành nghề...Thông tin từ các cơ sở nghiên cứu độc lập như cục thống kê, thông tin từ lưu trữ tại ngân hàng, thông tin CIC của khách hàng trên trung tâm thông tin tín dụng…Từ các thông tin đó cán bộ tín dụng sâu chuỗi lại với nhau để có cái nhìn chung nhất về khách hàng. Bước 2. Tiến hành phân tích Hiện tại, công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn ở SeABank được thực hiện song song bởi cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, hai bộ phận này thực 55 hiện độc lập với nhau. Cán bộ thẩm định phân tích dựa trên tài liệu mà cán bộ tín dụng cung cấp và tham khảo thêm các thông tin độc lập khá. Khi có các thông tin tài chính của khách hàng và có những nhận định ban đầu về tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó có mục phân tích tài chính khách hàng, dựa vào kinh nghiệm, nhận định của cán bộ tín dụng về khách hàng mà cán bộ tín dụng tiến hành phân tích tài chính khách hàng, đi sâu vào những mục quan trọng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng và đưa ra nhận định về hoạt động kinh doanh đó. Sau đó, căn cứ vào tờ trình thẩm định khách hàng, báo cáo tài chính, và các thông tin thu thập được cán bộ thẩm định lập báo cáo thẩm định khách hàng, trong đó có mục phân tích tài chính khách hàng. Phần này cán bộ thẩm định nhập các thông tin trên báo cáo tài chính của khách hàng vào tính excel do ngân hàng thiết kế có tên “Financial_template_translated_BRO” khi nhập số liệu vào sheet nhập liệu thi các sheet kết quả tính toán các chỉ số sẽ cho con số chính xác. Từ các chỉ số đã tính toán sẵn cán bộ thẩm định dựa vào đó để đưa ra những nhận xét về khách hàng vay vốn. Cán bộ thẩm định sử dụng các phương pháp phân tích như so sánh, tỷ số, liên hệ đối chiếu, chi tiết các chỉ tiêu tài chính… để có những nhận định đúng đắng về khách hàng. Thực hiện song song với công tác phân tích đó, cán bộ tín dụng nhập thông tin khách hàng vào phần mềm tính điểm tin dụng và xếp hạng khách hàng, sau khi nhập xong cấp phê duyệt chấm điểm sẽ kiểm tra xem xét lại và phê duyệt những mục đạt yêu cầu, những mục chưa đạt yêu cầu cấp phê duyệt từ chối phê duyệt, điền lý do và gửi lại người nhập, sau khi đã hoàn tất phần mềm sẽ tự động chấm điểm và kết quả sẽ được hiển thị là điểm chấm khách hàng cả phần chữ và số. Bước 3. Hoàn thiện phân tích Cán bộ tín dụng thu thập tài liệu, xem xét tình hình tài chính khách hàng sau đó lập tờ trình thẩm định khách hàng, trong đó có mục phân tích tài chính khách hàng, mục này cán bộ tín dụng sẽ phân tích kỹ tình hình tài chính hiện tại, thể hiện rõ nét về tình hình tài chính cũng như dự đoán xu thế kinh doanh của khách hàng vay và kết luận về tình hình tài chính khách hàng có đảm bảo cho vay hay không, sau đó trình cấp trên xem xét phê duyệt. Cán bộ thẩm định sẽ phân tích song song với cán bộ 56 tín dụng, sau khi có kết quả trên bảng tính kết quả các chỉ tiêu và đánh giá từng loại chỉ tiêu cán bộ thẩm định sâu chuỗi các nhận xét lại một cách logic và sử dụng những thông tin độc lập đã thu thập ở bước 1 để lập lên một báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn, và lập báo cáo về việc cấp hạn mức cho khách hàng, cuối cùng là đưa ra kết luận dựa trên kết quả phân tích xem có đồng ý cho khách hàng vay vốn hay không là lý do của ý kiến đó, để trình cấp phê duyệt xem xét. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng sử dụng điểm số của khách hàng trên phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng để làm căn cư đưa ra ý kiến. Báo cáo này thể hiện rõ nét về tình hình tài chính cũng như dự đoán xu thế kinh doanh của khách hàng vay. 3.2.3. Nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn Công tác phân tích tài chính khách vay vốn tại SeABank phát triển qua nhiều giai đoạn, và đã có nhiều cải cách đáng ghi nhận. Ban đầu công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ do cán bộ tín dụng đảm nhận. Sau đó thấy đươc tâm quan trọng của nó, SeABank đã xây dựng bộ phận cán bộ thẩm định, thẩm định độc lập khoản vay và đưa ý kiến độc lập với ý kiến của cán bộ tín dụng để có những đánh giá chính xác hơn về tài chính của khách hàng nói riêng và khoản vay của khách hàng nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng của phân tích tài chính khách hàng vay vốn, thấy được việc phân tích tài chính khách hàng hiện tại còn chưa mang lại chất lượng cao, SeABank đã và đang triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng. Vì đang trong quá trình triển khai hệ thống này nên kết quả từ chấm điểm tín dụng chỉ mang tính chất tham khảo cho việc đánh giá, phân tích của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định. Nội dung phân tích để dưa ra quyết định cho vay dựa trên sự tổng hợp nhiều phần. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được lựa chọn để phân tích là tùy thuộc vào ý kiến chủ quan cán bộ phân tích, dựa trên cơ sở bảng tính số liệu của SeABank. Dưới đây là các chỉ tiêu cán bộ phân tích hay lựa chọn, và cụ thể được minh họa bằng phân tích tài chính của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa. 3.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Để có cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chọn những khoản mục điểm hình trên báo cáo 57 tài chính để xem xét sự tăng giảm giữa đầu và cuối kỳ để thấy được thực trạng và xu thế hoạt động của khách hàng. Việc chọn lựa các danh mục để phân tích là tùy theo thuộc vào nhận định của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định về hoạt động kinh doanh của khách hàng mà lựa chọn những chỉ tiêu cho phù hợp, dựa vào bảng tính các chỉ tiêu của SeABank. Theo bảng tính các chỉ tiêu của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa, ta có các bảng số sau: Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15] 58 Bảng 3.4: Các chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15] 59 Bảng 3.5: Các chỉ tiêu về nguồn vốn của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15] 60 Dưới đây là một số khoản mục thường được cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định lựa chọn. - Tổng tài sản: Trước tiên là chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, khái quát nhất là phần tổng tài sản. Xem xét sự tăng giảm tài sản của doanh nghiệp trong vòng 3 năm gần đây để thấy được sự biến động của tổng tài sản của khách hàng đồng thời thấy được xu hướng phát triển của khách hàng trong 3 năm qua và dự đoán những năm sau. Trên bản chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Điện tử Viễn Thông Biên Hòa ta thấy tổng tài sản năm 2010 tăng vọt so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 thì tổng tài sản không biến động nhiều so với năm 2010. Nhìn chung xu hướng tài sản của công ty tăng, nhưng không đều. Để tìm ra nguyên nhân tăng/giảm của tổng tài sản của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định xem xét sự biến đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. + Các khoản phải thu: Thấy được sự biến động về các khoản phải thu của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây từ đó nắm bắt được tình hình bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Khoản phải thu thấp và có xu thế giảm chứng tỏ doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, thể hiện sự quản lý tốt trong việc thu hồi vốn. Ngược lại nếu doanh nghiệp có các khoản phải thu lớn, và xu thế tăng chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều và ngày càng tăng, thể hiện chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp là chưa phù hợp, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều sẽ không có vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn khả dụng ít, lãng phí nguồn vốn và có thể gặp tình trạng nợ quá hạn hoăc nợ mất khả năng thanh toán gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Từ chỉ tiêu này cán bộ thẩm định xem xét và đánh giá về tình hình thương mại tín dụng của khách hàng như thế nào, có thể thu được những khoản nợ này không từ đó đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng trong tương lai. Theo dõi trên bảng 3.4 ta thấy các khoản phải thu của Công ty tăng nhanh qua các năm, chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Năm 2009 các khoản phải thu chỉ chiếm 1% tổng tài sản, sang năm 2010 khoản phải thu chiếm 7 %, và đến năm 2011 con số này là 24%. Đây là một sự tăng đột biến, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng khi mà các 61 Khách hàng của Công ty chậm trả nợ. + Hàng tồn kho: Là tài sản của doanh nghiệp, bao gồm hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán. Cán bộ thẩm định cần xem xét cơ cấu của hàng tồn kho của doanh nghiệp để biết xem doanh nghiệp đang có hàng tồn kho nhiều ở khâu nào. Xem xét hàng tồn kho để biết được doanh nghiệp làm ăn tốt hay làm ăn trì trệ, hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ tốt hay không. Phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận chính xác. Muốn đưa ra kết luận chính xác về khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp cán bộ thẩm định phải có nhiều kinh nghiệm về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động để có thể thấy được lượng hàng tồn kho như vậy có hợp lý hay không. Trên bảng 3.4, ta thấy tỷ lệ hàng tồn kho của Công ty quá cao, nhưng đã có xu hướng giảm trong năm 2011, điều này thể hiện năm 2011 Công ty kinh doanh tốt hơn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp hơn so với năm 2009, 2010. Đây là dấu hiệu đáng mừng của Công ty, là dấu hiệu cho một tương lai khả quan hơn. + Tài sản cố định: Tài sản cố định là tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng mà đánh giá về khoản mục này. Nếu một doanh nghiệp sản xuất thì lượng tài sản cố định sẽ nhiều hơn doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Nhưng nếu tài sản cố định nhiều hơn bình thường mà doanh nghiệp không sử dụng hết công suất sẽ gây lãng phí nguồn lực dài hạn, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Nếu tài sản cố định thiếu không đủ đáp ứng sản xuất kinh doanh sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đầu tư thêm để mở rộng sản xuất. Cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ để xem xét có đầu tư cho doanh nghiệp về vốn hay không nhất là những khoản vay đầu tư tài sản cố định. Theo bảng 3.4, tài sản cố định của Công ty biến động không đều giữa các năm, năm 2010 tài sản giảm đi, nhưng đến năm 2011 tài sản của Công ty tăng nhiều, chiếm tỷ trong 10% tài sản, chứng tỏ Công ty đã đầu tư 62 nhiều tài sản năm 2011, số lượng này so với một công ty thương mại là hơi nhiều, công ty đầu tư chưa được hiệu quả. - Về phần nguồn vốn: Là nguồn để tạo ra tài sản, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định xem xét về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, xem nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn nào là chủ yếu từ đó so sánh với cơ cấu tài sản để đưa ra nhận định về tính hợp lý của tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn dài hạn có đủ đầu tư tài sản dài hạn hay không, tài sản ngắn hạn được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn hay có thêm nguồn vốn dài hạn. Từ đó đưa ra nhận định về sự vững chắc trong việc đầu tư của doanh nghiệp. Theo bảng 3.4 và 3.5, ta thấy tổng vốn dài hạn của Công ty khá cao so với tổng tài sản dài hạn của Công ty, chứng tỏ Công ty lấy vốn dài hạn để đầu tư ngắn hạn, điều này thể hiện công ty đầu tư khá vững chắc. Cụ thể nguồn vốn cần xem xét: + Các khoản phải trả: Là các khoản mà khách hàng đang chiếm dụng của các tổ chức khác, các khoản này lớn hay nhỏ đều có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khoản này lớn có thể là khách hàng chiếm dụng vốn tốt, khách hàng có uy tín trên thị trường nên được nợ tiền thời gian dài, nhưng cũng có thể khả năng thanh toán của khách hàng yếu, không có khả năng trả nợ cho nhà cung cấp. Nếu các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ khách hàng chiếm dụng vốn không nhiều, có thể khách hàng không có uy tín lớn trên thị trường nên kỳ hạn thanh toán sớm hoặc cũng có thể khách hàng có khả năng thanh toán tốt nên thanh toán sớm cho nhà cung cấp. Chính vì rất nhiều khả năng có thể xảy ra nên cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ để đưa ra nhận định chính xác nhất. Theo bảng 3.5, Công ty có tỷ lệ các khoản phải trả khá thấp so với tổng tài sản và biến động không đều giữa các năm, tỷ lệ thấp chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán với nhà cung cấp nhanh, bên cạnh đó khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là chưa cao. + Các khoản vay nợ ngân hàng: Khoản mục này rất quan trọng, để ngân hàng có cái nhìn bao quát nhất về quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng khác. Nếu các khoản vay các ngân hàng khác lớn nhưng phù hợp với hoạt động 63 kinh doanh của khách hàng thì chứng tỏ khách hàng có uy tín đối với ngân hàng, nhưng nếu khách hàng vay nhiều, không phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh của mình thì phải xem xét lại việc tài trợ thêm cho khách hàng này. Đặc biệt khoản mục này có thể so sánh với kết quả dư nợ tại ngân hàng của trung tâm thông tin tín dụng để có thể kiểm tra báo cáo tài chính của khách hàng có chính xác hay không, và xem xét về tình trạng nợ quá hạn của khách hàng tại các ngân hàng khác như thế nào, từ đó có thể đánh giá được khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng. Theo bảng 3.5, ta thấy các khoản nợ ngân hàng của Công ty khá cao, đặc biệt năm 2010 tỷ lệ này chiếm đến 68% nguồn vốn, vay nợ nhiều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đễ dẫn đến vỡ nợ. Nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này đã giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Đây là môt điểm đáng lưu ý về Công ty, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu ngân hàng cho Công ty vay vốn. +Vốn chủ sở hữu: Xem xét vốn chủ sở hữu của khách hàng để biết được mức độ đầu tư vào doanh nghiệp như thế nào, nguồn lực tài chính của công ty như thế nào, vốn tự có của khách hàng trong các dự án kinh doanh là bao nhiêu. Vốn chủ càng nhiều thì độ an toàn của vốn càng cao. Xem xét sự bất thường của việc tăng trưởng vốn chủ cũng là một vấn để quan trọng cần lưu ý. Theo bảng 3.5, vốn chủ sở hữu của công ty cũng biến động thất thường, năm 2010 chỉ tiêu này rất thấp, nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, chiếm 34% tổng nguồn vốn, tỷ lệ này không quá thấp, nhưng chưa được cao, vẫn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. - Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, muốn xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nào cán bộ tin dụng cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng. + Doanh thu: Doanh thu bán hàng phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hóa của khách hàng. Mặc dù doanh thu cao lợi nhuận chưa chắc đã cao nhưng doanh thu 64 cao thì có thể kỳ vọng lợi nhuận sẽ cao. Doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ hàng hóa tốt, hàng hóa của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi...Tốc độ tăng trưởng của doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ của hàng hóa, nếu tốc độ cao chứng tỏ khả năng sản xuất của khách hàng tăng, khả năng tiêu thụ tăng. Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định (gọi chung là cán bộ ngân hàng) cần quan tâm đến chỉ tiêu này để có căn cứ cho vay với những khách hàng vay hạn mức hoặc ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bảng 3.3, Doanh thu của Công ty tăng dần theo năm, năm 2011 đã tăng hơn 37% so với năm 2011, con số này cho thấy Công ty có xu hướng phát triển. + Chi phí: Là khoản mục phản ánh những gì doanh nghiệp cần phải đầu tư để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhìn vào khoản mục chi phí cán bộ ngân hàng có cái nhìn khái quát về quy mô hoạt động của doanh nghiệp, song doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào doanh thu. Nếu doanh thu thấp mà chi phí cao thì doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, khả năng tiết kiệm chi phí chưa cao. Xem xét quy mô của chi phí để đánh giá khách hàng, xem xét quy mô đầu tư của khách hàng từ đó làm căn cứ ra quyết định cho vay. Theo bảng 3.3, ta thấy chi phí của Công ty nhìn chung tăng giảm không đều, năm 2010 có nhiều khoản mục chi phí, nên tỷ lệ chi phí cao hơn, đến năm 2011 chi phí vẫn tăng, tuy nhiên chi phí tăng không nhiều bằng doanh thu tăng, từ đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên, đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty. + Lợi nhuận là phần dư ra của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, tốc độ tăng của doanh thu cần cao hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận mới tăng, do đó muốn lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp tích cực trong việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận mới có thể tăng được. Muốn đánh giá mức lợi nhuận của khách hàng cán bộ ngân hàng cần xem xét các nhân tố làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hay giảm, từ đó thấy được xu thể phát triển của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận của doanh nghiệp có tăng trưởng tốt, đủ trả lãi vay ngân hàng và phát triển được doanh nghiệp thì mới là khách hàng tốt, có tiềm lực phát triển. 65 Sau khi đánh giá riêng lẻ từng chỉ tiêu, cán bộ thẩm định cần sâu chuỗi các kết luận lại với nhau để thấy được toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp, có được những rủi ro tiềm ẩn và những cơ hội phát triển của doanh nghiệp làm căn cứ để đưa ra quyết định tài trợ của ngân hàng. Theo bảng 3.3, lợi nhuận của biến động không đều. Năm 2010, Công ty chưa biết tiết kiệm chi phí, đẫn đến chi phí cao làm cho lợi nhuận giảm hơn so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận của Công ty có phần khả quan hơn, lợi nhuận khá cao nhưng chỉ chiếm 1% doanh thu, chứng tỏ lợi nhuận vẫn chưa cao. Vậy, qua phân tích tổng quát các chỉ tiêu tài chính cơ bản, ta thấy Công ty TNHH Điện tử Viễn thông Biên Hòa có điểm tích cực và cũng có điểm tiêu cực. Có điểm mang lại rủi ro cho ngân hàng, nhưng vẫn có những điểm được đánh giá tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cần xem xét kỹ hơn ở các tỷ số tài chính để kết hợp đánh giá khách hàng và đưa ra kết luận cuối cùng về khoản vay. 3.2.3.2. Phân tích các chỉ số tài chính Muốn đánh giá tài chính khách hàng một cách cụ thể hơn, cán bộ ngân hàng cần phân tích các chỉ số tài chính để thấy được điểm mạnh điểm yếu và những rủi ro tiềm ẩn trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Đối với việc phân tích các chỉ số tài chính của khách hàng, SeABank không đưa ra các mức trần hay sàn cụ thể mà tùy vào ý kiến chủ quan của cán bộ ngân hàng nhận định các chỉ tiêu này là đảm bảo hay không đảm bảo, các chỉ số đưa vào phân tích bao gồm: 66 Bảng 3.6: Bảng tính các chỉ số tài chính của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15] - Các hệ số thanh khoản: SeABank đưa vào hệ thống nghiên cứu hai hế số thanh khoản là khả năng thanh nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. 67 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn [15] Hệ số khả năng thanh toán = Tài sản ngắn hạn nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh [15] Hệ số khả năng = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn thanh toán nhanh Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán hay còn gọi là các hệ số thanh khoản luôn là các chỉ số được ngân hàng quan tâm hàng đầu, vì nhìn vào đó ngân hàng có thể nhận thấy được khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao hay thấp, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ vay hay không. Khả năng thanh toán cho biết khả năng trả nợ của khách hàng. Muốn đầu tư chắc chắn, giảm rủi ro về nợ quá hạn hoặc mất vốn thì cán bộ ngân hàng phải đặc biệt quan tâm hai chỉ tiêu này. So sánh với chỉ tiêu của ngành hoặc các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực để đưa ra kết luận đúng đắn nhất. Theo bảng 3.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là khá cao, trong ba năm liền đều lớn hơn 1, hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2010 hơi thấp, năm 2011 đã cao hơn, an toàn hơn cho Ngân hàng cho vay. - Nhóm chỉ tiêu hoạt động SeABank xây dựng nhóm chỉ tiêu hoạt động về số ngày của các vòng quay. Nghiên cứu khá nhiều chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu này như sau: Số ngày tồn kho [15] Số ngày tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán Theo bảng 3.6, số ngày tồn kho của Công ty lên xuống thất thường, năm 2010 số ngày tồn kho dài nhất, chứng tỏ hàng ế ẩm, tiêu thụ chậm, đến năm 2011 thị trường khả quan hơn số ngày tồn kho nhỏ nhất trong 3 năm là 51 ngày, Công ty kinh doanh buôn bán hàng điện tử mà số ngày tồn kho này vẫn cao, hàm ẩn rủi ro cho Ngân hàng. Số ngày phải thu [15] 68 Số ngày phải thu Các khoản phải thu bình quân = Doanh thu thuần Theo bảng 3.6, Số ngày phải thu của Công ty khá thấp, cao nhất là năm 2011 mới có 16 ngày, chứng tỏ nhà cung cấp của Công ty thanh toán nợ khá tốn, hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Số ngày nợ ngắn hạn phải trả [15] Số ngày nợ ngắn = Nợ ngắn hạn phải trả bình quân Doanh thu thuần hạn phải trả Theo bảng 3.6, số ngày nợ ngắn hạn phải trả của Công ty khá cao, chứng tỏ doanh nghiệp vay nợ nhiều, mang lại rủi ro nhiều cho ngân hàng. Các chỉ tiêu này cho biết khả năng hoạt động của khách hàng trên mọi mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu, vốn lưu động, nợ ngắn hạn. Cán bộ ngân hàng phân tích kỹ các chỉ số này để biết được doanh nghiệp hoạt động có tốt hay không. Hàng tồn kho của doanh nghiệp thường tồn đọng trong bao lâu, có phù hợp với ngành nghề kinh doanh hay không từ đó đưa ra kết luận về khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Số ngày phải thu, số ngày vòng quay vốn lưu động, số ngày nợ ngắn hạn phải trả phản ánh số ngày của một vòng quay khoản phải thu, vốn lưu động , nợ ngắn hạn phải trả, xem xét các chỉ tiêu này để đánh giá về khả năng thu nợ, tốc độ quay của tài sản lưu động cũng như khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định đi sâu vào phân tích và so sánh để đưa ra kết luận chính xác. - Các chỉ tiêu cân đối vốn Hệ số nợ [15] Hệ số nợ = Tổng nợ Tổng tài sản Theo bảng 3.6, hệ số nợ của Công ty khá cao, cao nhất là năm 2010 hệ số nợ lên đến 5,4, đến năm 2011 hệ số này đã giảm xuống còn 1,5 lần, con số này vẫn cao nhưng còn nằm trong khả năng kiểm soát của Công ty. 69 Hệ số nợ vay ngân hàng [15] Hệ số nợ vay ngân hàng = Tổng nợ vay ngân hàng Vốn chủ sở hữu Theo bảng 3.6, hệ số vay nợ ngân hàng của công ty cũng cao và lên xuống thất thường, dự báo mang đến nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hai chỉ tiêu này là hai chỉ tiêu khá quan trọng, thường dược cán bộ ngân hàng cũng như các cấp phê duyệt quan tâm. Thông thường các khoản vay lớn, đầu tư cho các công ty lớn các cấp phê duyệt thường ra giới hạn trần cho các chỉ tiêu này căn cứ vào báo cáo tài chính hiện tại của khách hàng và giới hạn trần trong tương lai để kiểm soát các món nợ của khách hàng vay sau đấy. - Các chỉ tiêu thu nhập [15] Tỷ suất lợi = Lợi nhuận ròng nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu thuần = trước thuế và lãi vay Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần Trên Bảng 3.6, Nhìn chung các tỷ suất lợi nhuận đều dương, nhưng chưa cao chứng tỏ Công ty hoạt động có lãi nhưng lãi suất chưa cao. Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận tăng theo các năm, đặc biệt là năm 2011 tình hình có vẻ khả quan hơn. Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của khách hàng, từ đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vậy SeABank đã chắt lọc những chỉ số tài chính để phân tích tài chính khách hàng, sự chắt lọc, lựa chọn này tùy thuộc quan điểm của ngân hàng và quan điểm của cán bộ thẩm định tại SeABank, để thông qua các chỉ tiêu lựa chọn phân tích sẽ phản ánh được toàn diện về mặt tài chính của khách hàng. 3.2.3.4. Xếp hạng tín dụng nội bộ Nhận thấy sự cần thiết của phân tích tài chính khách hàng mà trong những 70 năm trước SeABank thực hiện chưa thực sự tốt, do đó SeABank đã đầu tư vào phần mềm hỗ trợ chấm điểm tín dụng khách hàng. Xếp hạng tín dụng này không chỉ phân tích các chỉ tiêu tài chính mà gồm cả chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu phi tài chính chiếm tỷ trọng khá lớn trong đánh giá Khách hàng. Do sử dụng phần mềm nên cán bộ tín dụng chỉ cần nhập liệu vào phần mềm, sau đó phần mềm sẽ tự động chấm điểm theo lập trình đã thiết lập. Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là thu thập các thông tin chính xác nhất, và hiểu hết các khoản mục cần nhập trên phần mềm. Các bước khi nhập liệu xếp hạng tín dụng: - Bước 1: Nhập thông tin chung về KH - Bước 2: Nhập thông tin tài chính của KH (tải file BCTC theo mẫu số 01 vào phần mềm) - Bước 3: Nhập thông tin phi tài chính của KH - Bước 4: Nhập các thông tin về dấu hiệu không trả được nợ. - Bước 5: Nhập các thông tin về dấu hiệu cảnh bảo sớm. Sau khi nhập liệu xong, cán bộ tín dụng gửi phần nhập liệu cho người có thẩm quyền duyệt chấm điểm, sau khi đã duyệt xong phần mềm tự động cho kết quả là điểm của doanh nghiệp. Bao gồm điểm tài chính, điểm phi tài chính và tổng điểm của một khách hàng. Trong quá trình cho khách hàng vay vốn tại SeABank, định kỳ 6 tháng cán bộ tín dụng có trách nhiệm chấm điểm lại khách hàng 1 lần để theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để cập nhật thông tin của khách hàng và có hướng xử lý sớm khi có các dấu hiệu không tốt xảy ra. Khi khách hàng có đấu hiệu không trả được nợ hoặc khách hàng không trả được nợ thì SeABank sẽ có những dấu hiệu cảnh báo sớm để giảm bớt hạng tín dụng của khách hàng. Các dấu hiệu không trả được nợ và dấu hiệu cảnh báo sớm của SeABank được thể hiện dưới bảng sau: 71 Bảng 3.7: Các dấu hiệu không trả được nợ [16] Tiêu chí Kết quả xếp hạng Hạng CC - Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; hoặc - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; hoặc - Được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không thể trả lãi đầy đủ, đúng hạn; - Nợ được tổ chức tín dụng dự kiến bán bán cho một bên thứ ba hoăc mua lại từ bên thứ ba với mức giá thấp hơn dư nợ gốc từ 5% đến dưới 35%; hoặc - Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được nợ và quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Khách hàng bị xếp nhóm 3 tại tổ chức tín dụng khác - Một tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập xếp hạng khách hàng là “D” hoặc “SD” - Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; hoặc Hạng C - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại; hoặc - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; hoặc - Nợ được tổ chức tín dụng dự kiến bán bán cho một bên thứ ba hoăc mua lại từ bên thứ ba với mức giá thấp hơn dư nợ gốc từ 35% đến dưới 75%; hoặc - Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được nợ và quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; - Khách hàng bị xếp nhóm 4 tại tổ chức tín dụng khác - Quá hạn trên 360 ngày; hoặc Hạng D - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu và quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn cơ cấu lại; hoặc - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn cơ cấu lại lần thứ hai;hoặc - Nợ được tổ chức tín dụng dự kiến bán bán cho một bên thứ ba hoăc mua lại từ bên thứ ba với mức giá thấp hơn dư nợ gốc từ 75% trở lên; hoặc - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; hoặc - Khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng yêu cầu khách hàng thanh toán nợ nhưng khách hàng không trả được nợ và quá hạn trên 360 ngày; hoặc - Khách hàng bị xếp nhóm 5 tại tổ chức tín dụng khác; hoặc - Bị khoanh hoặc đang chờ xử lý;hoặc - Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc đang trong quá trình xem xét giải thể, phá sản 72 Bảng 3.8: Dấu hiệu cảnh báo sớm [16] Tình hình thực tế về khả năng trả nợ của khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC CC C AAA AA A BBB BB B CCC CC C BBB BBB BBB BBB BB B CCC CC C BB BB BB BB BB B CCC CC C BB BB BB BB BB B CCC CC C AA A BBB BB B CCC CC C D BB BB BB BB BB B CCC CC C tại thời điểm phân loại Quá hạn dưới 10 ngày Quá hạn từ 10 ngày đến 60 ngày Quá hạn từ 61 ngày đến 90 ngày Khách hàng đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc nợ lãi Kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc không đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính của khách hàng Khách hàng bị kiện và có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách hàng SeABank đang trong quá trình triển khai phần mềm xếp hạng tín dụng, hi vọng rằng khi phần mềm chính thức đi vào hoạt động thì việc phân tích tài chính 73 khách hàng sẽ chính xác hơn, hiệu quả hơn và tốn ít công sức hơn. Theo đánh giá của sếp hạng tín dụng, công ty TNHH Điện tử Viễn thông Biên Hòa sếp hạng B, thứ hạng trung bình. Vậy, qua quá trình phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Điện tử Viễn thông Biên Hòa, thấy được Công ty có nhiều điểm có thể mang lại rủi ro cho Ngân hàng như vay nợ ngân hàng quá cao, bên cạnh đó Công ty vẫn làm ăn có lãi và khả năng thanh toán khá cao. Xét về nhiều góc độ SeABank đồng ý cấp hạng mức cho KH là 3 tỷ đồng bố sung vốn lưu động phục vụ SeABank. Kết luận chương 3 Sau khi giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, tác giả đã nêu ra thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng. Trình tự các bước thực hiện phân tích được nêu rõ ràng cụ thể trong quy trình phân tích. Thực hiện quy trình phân tích là nội dung phân tích cụ thể tại Ngân hàng. Chương 3 đã phản ánh rõ nét về bức tranh thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Cùng với chương 2 tạo cơ sở để đưa ra những kiến nghị và giải pháp ở chương 4. 74 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại SeABank 4.1.1. Những kết quả đã đạt được Góp phần vào những thành công của SeABank trong hoạt động tín dụng thời gian qua, phân tích tài chính khách hàng đã thể hiện được vai trò của mình. Phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank đã phát huy được tác dụng, làm hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thấy được tác dụng to lớn của công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank đã có nhiều cải cách quan trọng để phát triển hơn nữa công tác phân tích tài chính khách hàng, để công tác này phát huy tác dụng của mình một cách tốt nhất. 4.1.1.1. Hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng Trong tình hình thị trường tài chính bị khủng hoảng nghiêm trọng, tỷ lệ nợ xấu tăng chóng mặt, nhiều ngân hàng bị mất vốn, thất thoát lên tới hàng nghìn tỷ đồng, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của SeABank vẫn đang trong tầm kiểm soát. Có được thành công đó một phần cũng nhờ phân tích tài chính khách hàng mang lại. Qua công tác phân tích tài chính khách hàng, SeABank đã phần nào nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, dự đoán được hướng phát triển trong tương lai từ đó làm căn cứ quyết định tài trợ vốn cho khách hàng. Với mục tiêu hạn chế tôi đa nợ xấu, cung cấp tín dụng lành mạnh, SeABank luôn đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng luôn được tìm tòi và phát triển. Với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, SeABank luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam. Mặc dù công tác phân tích tài chính khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế nhưng những đóng góp của nó thì không thể phủ nhận. Đạt được kết quả như ngày hôm nay, phần lớn 75 là do việc kiểm tra, phân tích khách hàng chặt chẽ, dự đoán được nhiều rủi ro trong tương lai từ đó có những biện pháp khống chế rủi ro. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao và vững chắc, SeABank đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý do các tổ chức trong và ngoài nước trao tặng, nó khẳng định những thành tựu mà SeABank đã được trong thời gian qua. Phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank đã và đang phát huy được tác dụng của mình. 4.1.1.2. Tăng cường cải cách và phát triển công tác phân tích tài chính khách hàng Thấy được tầm quan trọng của phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank đã có những cải cách đáng kể nhằm phát huy tốt nhất vai trò của công tác phân tích khách hàng vay vốn. Những cải cách này được thực hiện song song với sự phát triển của SeABank. Trong thời kỳ đầu phát triển công tác phân tích vẫn còn sơ khai, chỉ do cán bộ tín dụng thu thập thông tin và phân tích. Trong quá trình phát triển, nhận thấy tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank đã thành lập phòng tái thẩm định, với chức năng thẩm định khách hàng về tài chính, phương án vay vốn, tài sản đảm bảo. Cán bộ phòng tái thẩm định ở chi nhánh có trách nhiệm thẩm định độc lập với cán bộ tín dụng những khoản vay trong phân quyền phán quyết phê duyệt của giám đốc chi nhánh, cán bộ tái thẩm định ở hội sở có trách nhiệm thẩm định độc lập với cán bộ tín dụng những khoản vay ngoài phân quyền phán quyết phê duyệt của giám đốc chi nhánh. Công tác thẩm định độc lập này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Trên thực tế từ ngày áp dụng mô hình này rủi ro tín dụng tại SeABank giảm đi đáng kể, cán bộ thẩm định đã đưa ra nhiều ý kiến trái ngược với cán bộ tín dụng, từ đó giúp cho cấp phê duyệt có cái nhìn đúng đắn hơn, xem xét kỹ lưỡng hơn để phê duyệt khoản vay đúng đắn hơn, hạn chế rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Ngân hàng đã có cái nhìn khái quát về khách hàng, đã có những dự báo trong tương lai về hoạt động kinh doanh của khách hàng vì thế đã loại bỏ đi được những khoản vay mang lại rủi ro cho ngân hàng. Việc thành lập một phòng thẩm định rủi ro với quy mô khá lớn, mỗi chi nhánh có một cán bộ tái thẩm định và gần mười cán bộ tái thẩm định tại hội sở là một khoản đầu tư khá lớn, điều này cho thấy sự quan tâm đến công tác hạn chế 76 rủi ro tín dụng nói chung và công tác phân tích tài chính khách hàng nói riêng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính ngày càng được mở rộng, với xu thế đầu tư táo bạo hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư, trong đó có những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt, phương án kinh doanh chưa hiệu quả. Các ngân hàng không thẩm định kỹ càng sẽ rất dễ dẫn đến nợ quá hạn và có khả năng mất vốn của ngân hàng. Chính vì vậy mà cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng phân tích tài chính khách hàng chưa đủ đảm bảo khống chế rủi ro tín dụng. SeABank đã đầu tư dự án phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng. Với khoản đầu tư khá lớn về người và của, phân mềm chấm điểm tín dụng khách hàng đang đưa vào hoạt động hi vọng sẽ phát huy hết được tác dụng của nó. Không ngừng đầu tư cho công tác phân tích tài chính khách hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng và có những dữ liệu đồng bộ về khách hàng cho ta thấy được sự quan tâm và thành tựu đã đạt được trong việc cải cách và phát triển công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank. 4.1.1.3. Quản lý và phân loại khách hàng Với công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn ngày càng được hoàn thiện đã đem lại cho SeABank những thành tựu nhất định trong việc quản lý và phân loại khách hàng. Thông qua công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank đã quản lý được khách hàng về nhiều mặt, không chỉ quản lý vốn vay mà còn quản lý quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng sau khi vay vốn. Trong quá trình quản lý khách hàng, khi thấy được sự biến động đột ngột hay dự đoán tình hình kinh doanh trong tương lai của khách hàng có sự giảm sút ngân hàng sẽ có những biện pháp thu hồi nợ sớm để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Khách hàng quan hệ với SeABank được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau theo thang điểm tín dụng từ đó mà SeABank sẽ có những ưu đãi đặc biệt với các khách hàng tốt, để có quan hệ lâu dài với SeABank, ngược lại các khách hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả cũng có những giảm trừ các hạn mức tín dụng dần dần để hạn chế rủi ro. Với mục tiêu xây dựng một SeABank phát triển bền vững, chọn lọc khách hàng tốt và loại trừ đần các khách hàng kinh doanh không hiệu quả. 77 4.1.1.4. Thu thập thông tin hiệu quả Trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ ngân hàng đã thu thập thông tin ở nhiều nơi, nhiều nguồn khác nhau. Không chỉ thông tin từ phía khách hàng cung cấp mà còn các nguồn thông tin từ bên ngoài như trung tâm tín dụng (CIC) về dư nợ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, cục thông kê, các thông tin phi tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng …. Từ các nguồn thông tin đa dạng này cán bộ ngân hàng có thể đối chiếu chéo cho nhau từ đó xác định được nguồn thông tin chính xác nhất. Khi phân tích tài chính khách hàng từ nguồn thông tin chính xác sẽ cho kết quả tốt nhất, xát với thực tế nhất. Thu thập thông tin một cách hiệu quả cũng là một thành công lớn trong công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank, đó là nền tảng cho việc phân tích tài chính hiệu quả. Nhìn chung, với lỗ lực không ngừng của cán bộ và lãnh đạo SeABank trong việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn, đánh dấu cho sự phát triển nhanh và bền vững của SeABank. 4.1.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 4.1.2.1. Những hạn chế - Nội dung chưa thống nhất, còn mang tính chủ quan của cán bộ ngân hàng: Khi nhập số liệu vào bảng tính excel của SeABank, bảng số này sẽ cho kết quả là các chỉ số tài chính chủ yếu để phân tích. Nhưng khi phân tích và lập báo cáo phân tích, cán bộ thẩm định không phân tích hết các chỉ số đó mà chỉ chọn một số chỉ số cán bộ coi là trọng yếu để phân tích và báo cáo. Việc làm này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định, không có một giới hạn nào được đưa ra, nó tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Do chưa có một quy định cụ thể về những nội dung và chỉ tiêu cần phân tích, chưa có hướng dẫn về phân tích và phương pháp xây dựng mô hình để dự đoán về tương lai của khách hàng nên công tác phân tích phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định làm việc tốt, có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và có kiến thức về thẩm định, phân tích thì sẽ đưa ra kết quả phân tích tốt, đánh giá được tình hinh hoạt động kinh doanh của khách hàng và dự đoán được 78 những rủi ro trong tương lai của khách hàng. Ngược lại, nếu trình độ của cán bộ thẩm định kém, không có những kiến thức về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, kinh nghiệm chưa có thì việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích sẽ không phù hợp với khách hàng, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về khách hàng chưa đúng đắn, đưa ra nhận định về rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai không sát với thực tế. Như vậy sẽ không thể phát huy được tác dụng của phân tích tài chính khách hàng vay vốn, làm lệch lạc thông tin và nguy hiểm hơn là dẫn đến những quyết định sai lầm trong công tác cho vay của SeABank. Vậy công tác phân tích tài chính khách hàng của SeABank tuy đã được đầu tư nhiều nhưng không đồng bộ, chưa có tính chuyên nghiệp cao do đó chưa đưa ra những kết quả như mong đợi. - Các chỉ số tài chính chưa có mức giới hạn trần hoặc sàn. Những chỉ số tài chính được đưa vào phân tích chưa có một giới hạn cụ thể mức trần hoặc mức sàn có thể chấp nhận. SeABank chưa xây dựng đồng bộ về những chỉ tiêu này, chưa phân ra những ngành nghề cụ thể và mức giới hạn cho mỗi ngành nghề. Mà các giới hạn này đều phụ thuộc vào nhận định của cán bộ thẩm định khi phân tích. Chính vì thế mà công tác phân tích chưa phát huy được tác dụng của mình, chưa ngăn chặn được những khách hàng xấu một cách triệt để. Nó cũng gây khó khăn cho việc phân tích của cán bộ thẩm định vì họ cũng phải mò mẫm nghiên cứu và đánh giá mà chưa có mức quy định cụ thể để họ so sánh vào đánh giá. - Chưa sử dụng phương pháp Dupont trong phân tích. Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích rất hiệu quả, nó không chỉ đưa ra hiện tượng mà còn giúp phân tích hiện tượng đó là do đâu. Khi sử dụng phương pháp này giúp cho ngân hàng có cái nhìn đúng đắn hơn về các khía cạnh của khách hàng, giúp cho ngân hàng biết được nguyên nhân và từ đó đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn. Nhưng trong quá trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định chưa sử dụng phương pháp này, mà chỉ đánh giá trên các chỉ số được tính toán ra. Do đó chưa thể đưa ra kết quả phân tích như mọng đợi. - Sử dụng hệ thống phân tích chưa đồng bộ Việc đầu tư rất nhiều về người và của cho hoạt động phân tích tài chính khách hàng vay vốn của SeABank là một việc làm đáng khích lệ. Nhưng việc làm này 79 chưa được thống nhất và đồng bộ, còn mang tính rời rạc do đó kết quả đạt được chưa tương xứng với những chi phí bỏ ra. Đầu tư vào hệ thống cán bộ thẩm định là không phải ít nhưng SeABank lại chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu bắt buộc phân tích và những giới hạn của những chỉ tiêu đó. Hiện tại, SeABank đã và đang đầu tư vào hệ thống chấm điểm tín dụng nhưng vẫn còn đang sử dụng như một kênh tham khảo về năng lực khách hàng vay vốn mà chưa có tác dụng cụ thể nào trong việc phân loại và đánh giá khách hàng. Việc đầu tư nửa vời, chưa thống nhất này gây tốn kém nhiều cho ngân hàng mà chưa mang lại kết quả như mong đợi. - Đã hạn chế được rủi tín dụng nhưng chưa tương xứng với đầu tư của ngân hàng. SeABank đã đầu tư khá nhiều vào công tác thẩm định khách hàng vay vốn nói chung và phân tích tài chính khách hàng vay vốn nói chung, nhưng rủi ro tín dụng vẫn còn khá nhiều. Nhiều khoản vay đã bị mất vốn, nhiều doanh nghiệp vay vốn yếu kém không có khả năng trả nợ, nhiều tài sản đảm bảo không thể giải chấp…đó là do công tác thẩm định khách hàng còn nhiều điểm hạn chế, chưa đi sâu đi sát vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, không kiểm tra thực tế khách hàng mà chỉ sử dụng tài liệu do khách hàng cung cấp. Nguồn tài liệu do khách hàng cung cấp là những tài liệu chưa chính xác, mà cán bộ ngân hàng sử dụng nguồn tài liệu đó để phân tích nên công tác phân tích không phát huy được tác dụng của mình. 4.1.2.2. Nguyên nhân - Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Đầu tư chưa khoa học hiệu quả SeABank đã đầu tư khá nhiều vào công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn nhưng việc đầu tư này chưa khoa học và chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Khi thấy công tác phân tích chưa đạt kết quả như mong muốn, SeABank đã đầu tư riêng phòng thẩm để thẩm định và phân tích khách hàng độc lập với cán bộ tín dụng nhằm có được kết quả khách quan từ người thứ thứ 3. Xong chỉ đầu tư vào con người mà không đầu tư đồng nhất trong việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu thẩm định, phân tích do đó hiệu quả phân tích chưa cao, chưa thống nhất giữa các cán bộ thẩm định với nhau. Khi nhận thấy kết quả phân tích vẫn chưa được như 80 mong muốn, SeABank đã không tập trung tìm ra nguyên nhân để khắc phục những thiếu sót của hệ thống hiện tại mà lại tiếp tục đầu tư công nghệ mới đó là hệ thống chấm điểm tín dụng. Hệ thống này ra đời đã mang lại kết quả khá tốt, song việc phân tích này vẫn còn trong thời gian thí điểm nên chỉ dùng để tham khảo cho cán bộ thẩm định chứ chưa được sử dụng chính thức. Việc triển khai dự án lâu vừa làm tốn kém chi phí của Ngân hàng vừa không phát huy được hiệu quả như mong đợi. + Chưa đảm bảo chất lượng nguồn thông tin Tuy đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đã có những thành công trong việc thu thập thông tin này nhưng nguồn thông tin vẫn chưa đảm bảo chất lượng. Do việc thu thập thông tin bên ngoài là nguồn chưa ổn định, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là thông tin đáng tin cậy nhất nhưng vẫn nhiều trường hợp các ngân hàng không gửi cập nhật thường xuyên các thông tin này cho trung tâm từ đó làm cho thông tin tín dụng chưa sát với thực tế. Các nguồn thông tin khác nguồn dữ liệu càng không ổn định vì không phải công ty nào cũng có các thông tin từ nguồn đó. Do dó nguồn thông tin ổn định nhất vẫn là nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin này đảm bảo lúc nào cũng có nhưng chất lượng của nó thì tùy thuộc vào khách hàng vay. Nếu các báo cáo năm sẽ có báo cáo thuế để so sánh, các công ty lớn có báo cáo kiểm toán còn đảm bảo chất lượng. Những báo cáo nhanh của khách hàng thì thường là những con số chưa chuẩn mà đã được xử lý để đảm bảo yêu cầu của ngân hàng nên độ tin cậy chưa cao. Việc lưu trữ dữ liệu của khách hàng cũ vẫn còn hạn chế vì hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng mới ra đời nên nguồn dữ liệu còn mỏng. Nguồn thông tin chưa đảm bảo chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong kết quả phân tích đạt được. + Chưa coi trọng đến các phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích chưa được quan tâm và coi trọng đúng với mức độ quan trọng của nó. Việc sử dụng các phương pháp để phân tích của cán bộ thẩm định còn mang tính chủ quan, chưa sử dụng đồng nhất, chủ yếu chỉ sử dụng một vài phương pháp đơn giản do đó không phân tích được hết các khía cạnh, nguyên nhân của kết quả phân tích. Một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong phân tích là 81 phương pháp Dupont chưa được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng tại SeABank. Do đó kết quả phân tích có thể có nhưng việc phân tích nguyên nhân gây ra kết quả đó thì chưa được quan tâm đến. Điều này làm giảm hiệu quả của phân tích tài chính khách hàng, chưa tìm ra gốc rễ của hiện tượng từ đó dẫn đến kết quả phân tích, đánh giá tài chính của khách hàng chưa mang lại hiệu quả và chất lượng cao, chưa phát huy đươc hết tác dụng của công tác phân tích tài chính khách hàng. + Chưa chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ Kết quả phân tích dựa nhiều vào cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng. Nhưng việc đào tạo cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chưa được chú trọng tại SeABank. Trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa có những kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính, về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Song công tác đào tạo thì chưa đồng bộ, chưa thống nhất dẫn đến trình độ, kiến thức của cán bộ không được trau dồi thường xuyên, dễ bị mai một. Kiến thức của cán bộ không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác phân tích tài chính khách hàng nói riêng. Bên cạnh đó một số cán bộ ngân hàng chưa có đạo đức nghề nghiệp, chưa có tinh thần trách nhiệm trong công việc, dẫn đến việc cán bộ ngân hàng câu kết với khách hàng làm báo cáo tài chính giả, chứng từ giả gây ra rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hoặc có nhiều cán bộ tín dụng chưa làm hết trách nhiệm của mình, chưa kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng đẫn đến trường hợp bị khách hàng lừa đảo mà không biết, đến khi mất vốn của ngân hàng thì không thể cứu chữa được. - Nguyên nhân từ bên ngoài + Nguyên nhân từ phía khách hàng Khách hàng là người trực tiếp cung cấp báo cáo tài chính và những thông tin tài chính liên quan khác cho cán bộ ngân hàng, phần lớn nguồn thông tin tài chính để phân tích là khách hàng cung cấp, do đó muốn có kết quả phân tích tốt thì nguồn thông tin phải chính xác. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hệ thống kế toán còn chưa hoàn thiện, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống thông tin kế toán càng yếu kém. Một phần là do trình độ kế toán viên còn yếu 82 kém, một phần là còn xem nhẹ công tác kế toán của khách hàng. Một số trường hợp khách hàng còn làm những báo cáo tài chính giả không đúng với thực tế của doanh nghiệp để cung cấp cho cán bộ ngân hàng nhằm mục đích đễ vay vốn hơn. Chính vì các yếu tố khách quan này mà ngân hàng cũng không thể kiểm soát được hết, dù cho cách thức phân tích có tốt đến mấy mà nguồn thông tin đưa vào phân tích không chính xác thì việc phân tích này cũng trở lên vô ích. + Nguyên nhân từ cơ quan quản lý nhà nước: Nhà nước quản lý doanh nghiệp chưa chặt chẽ mới đẫn đến những thông tin tài chính của khách hàng cung cấp là chưa chính xác. Bên cạnh đo các cơ quan nhà nước chưa có những luồng thông tin chính thống về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chưa công bố mức sàn, mức trần của các chỉ tiêu tài chính của ngành, lĩnh vực đáng tin cậy để làm cơ sở để các cán bộ ngân hàng tham khảo và so sánh. + Những yếu tố về thị trường: sự biến động của thị trường là một trong những nguyên nhân không ai đoán trước được, khi thẩm định cho vay thị trường vẫn hoạt động tốt nhưng sau đó thị trường biến động xấu đi khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu thị trường được điều chỉnh tốt, ít biến động thì công tác phân tích mới có thể phát huy được tác dụng tốt nhất, nếu thị trường biến động thì tác dụng của công tác phân tích không được phát huy. 4.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính Khách hàng vay vốn tại SeABank 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank 4.2.1.1. Giải pháp nguồn nhân lực Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì nguồn nhân lực càng được chú trọng hơn, đặc biết trong ngành ngân hàng tài chính thì nguồn nhân lực lại càng quan trọng. Con người là tài sản chính của ngân hàng, là chìa khóa mở ra thành công cho ngân hàng. Chính vì vậy mà đầu tư vào con người luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. Tài sản chính này luôn phải được quan tâm, chăm sóc, đào tạo, khen 83 thưởng, kỷ luật để nguồn nhân lực ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó thúc đẩy các hoạt động của ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp và gặt hái được nhiều thành công lớn. Chất lượng tín dụng có tốt hay không, kết quả phân tích tài chính khách hàng vay vốn có chính xác hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm đạo đức của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng. Họ là những người trực tiếp tiếp cận với khách hàng, mời chào khách hàng tham gia sử dụng tín dụng tại ngân hàng, cũng là người thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá phân tích tài chính khách hàng và thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng. Chính vì vậy mà cán bộ thẩm định cán bộ tín dụng cần có những kiến thức sâu rộng về tín dụng, thẩm định và phân tích, có những hiểu biết xã hội nhất định, có những kiến thức về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, và phải nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội, thu hút các khách hàng tốt sử dụng tín dụng nói riêng và các dịch vụ ngân hàng nói chung để chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn nữa. Muốn nguồn nhân lực nói chung và các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định nói riêng ngày càng lớn mạnh SeABank cần phải nâng cao hơn nữa các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, đãi ngộ …với cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. - Tuyển dụng: Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định là những vị trí đòi hỏi rất nhiều yếu tố về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết xã hội, nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế, nhanh nhạy trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm ra những yếu tố rủi ro trong quá trình phân tích. Do đó công tác tuyển dụng cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng cần phải xây dựng quy trình cẩn thận, kỹ càng sao cho đáp ứng được nhiều nhất các yếu tố cần thiết. Phải có những chính sách thu hút nhân tài từ nguồn nhân lực trẻ là các sinh viên khá gỏi, suất xắc của các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, để tận dụng những kiến thức được trang bị trong nhà trường và sự giỏi giang trong học tập nghiên cứu để khi đào tạo thực hiện những công việc thực tế trong ngân hàng nguồn nhân sự này sẽ sớm nắm bắt được và kết hợp với trình độ của mình để 84 có thể thực hiện công tác phân tích, thẩm định khách hàng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nguồn nhân lực từ các ngân hàng khác hoặc các bộ phận khách của ngân hàng chuyển sang cũng cần tích cực tiếp nhận vì đây là nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc, đã có những hiểu biết nhất định về ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Tuyển dụng đội ngũ này sẽ giảm bớt được công tác đào tạo về những kiến thức cơ bản và các kỹ năng làm việc và tận dụng được những kinh nghiệm, kiến thức mà họ đã tích lũy được. Nhưng cũng cần xem xét kỹ lý do thuyển chuyển và cần đánh giá trình độ kỹ trước khi tiếp nhận để có những nhân viên tốt đáp ứng được những điều kiện khắt khe của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó công tác tuyển dụng những cán bộ bổ trợ cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cũng cần phải tuyển dụng những người phù hợp để có thể hỗ trợ tốt nhất cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nhất công việc của mình. - Đào tạo: Khi đã tuyển được nhân lực đầu vào chất lượng cao SeABank cần phải thiết kế chương trình đào tạo chuẩn để nguồn nhân lực này phát huy được hết khả năng của mình, cống hiến cho SeABank nhiều sáng kiến hay để SeABank ngày càng phát triển. SeABank đã có trung tâm đào tạo riêng, có nhiều chuyên gia giảng dạy cả trong và ngoài nước. Nhưng trung tâm đào tạo đó vẫn chưa phát huy được tác dụng của mình, trường trình đào tạo chưa theo quy chuẩn, chưa được xây dựng và kiểm tra chất lượng tốt, chưa đồng bộ và chuyên nghiệp nên nhân viên SeABank vẫn còn nhiều kiến thức chưa được trang bị, chưa có những hiểu biết chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như là những kiến thức về những lĩnh vực liên quan khác để phục vụ cho công việc của mình. Chính những bất cập đó mà chương trình đào tạo của SeABank cần được xây dựng lại một cách bài bản, phải kiểm tra chất lượng kỹ càng, phải bao quát tất cả các vị trí, với nội dung chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như bao quát về các hoạt động chính của ngân hàng nói chung và các kiến thức khác phục vụ cho công việc. Đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phải được chú trọng hơn, không chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ tại ngân hàng mà cần phải trang bị, cập nhật về những kiến thức xã hội, kiến thức về các ngành nghề kinh doanh trên thị trường, các luật lệ mới ban hành … để có những 85 kiến thức tổng hợp phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính khách hàng. Không chỉ đào tạo những cán bộ mới tuyển dụng mà cần có những chương trình đào tạo định kỳ cho các nhân viên cũ để nâng cao trình độ và kiến thức thực tế cho cán bộ nhân viên. Công tác đào tạo rất quan trọng, góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, góp phần vào sự phát triển của SeABank do đó chương trình đào tạo cũng như người đào tạo cần được chuẩn bị kỹ về số lượng và chất lượng. Các trương trình đào tạo phải được xây dựng bởi các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có những hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trên thị trường. Các chuyên gia đào tạo là một thành phần quan trọng trong công tác đào tạo nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định nói riêng. Các chuyên gia này cần phải là những người có năng lực thực sự, có những kiến thức cần thiết, chuyên sâu, có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để có thể đào tạo tốt nhất cho nhân viên, có thể trang bị cho nhân viên những kiến thức cần thiết, cập nhật những thông tin quan trọng để cán bộ thẩm định, cán bộ phân tích thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh công tác đào tạo tập trung thì cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng cần tự giác trau dồi kiến thức của mình trong quá trình công tác, không lệ thuộc quá nhiều vào chương trình đào tạo tại ngân hàng. - Để đạt kết quả cao trong công tác thẩm định, phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank cần phân công công việc cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định một cách khoa học. Những cán bộ mới vào ngành, ít kinh nghiệm thực tế, những cán bộ trình độ chưa cao sẽ tiếp cận dần những khách hàng nhỏ, hoạt động kinh doanh đơn giản để có những kiến thức thực tế, sau đó dần dần sẽ tiếp cận những khách hàng phức tạp hơn. Phân công công việc cho các cán bộ cũng cần phải khoa học, tránh tình trạng quá tải với các cán bộ tín dụng vì nếu quá tải sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Đối với những cán bộ chưa hoàn thành tốt công việc của mình, những cán bộ trình độ kém không đáp ứng được công việc sẽ phải điều chuyển sang công việc khác phù hợp hơn. Công việc của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định khá phức tạp đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp nên sẽ có nhiều cán bộ không thể đáp ứng được, nếu không có sự thuyên chuyển hợp lý sẽ dẫn đến 86 rủi ro cho ngân hàng. - Muốn nhân viên ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm với công việc cần phải có những đánh giá phân loại và xếp hạng nhân viên một cách nghiêm minh. Để những người làm việc tốt phấn khởi phát huy điểm mạnh của mình, ngày càng nâng cao tay nghề, đưa ra những sáng kiến để phát triển SeABank, bên cạnh đó những nhân viên làm việc chưa hiệu quả, tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao, chưa trau dồi kiến thức, chưa hoàn thành công việc của mình cần có những kỷ luật, phê bình đúng đắn để các nhân viên này rút kinh nghiệm và làm việc tốt hơn. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cần được đánh giá công việc thường xuyên thông qua các hình thức giám sát kiểm tra việc thực hiện thẩm định đánh giá khách hàng đến quá trình cho vay và theo dõi khách hàng sau khi cho vay. Thông qua các khâu thực hiện cho một khoản vay có thể đánh giá sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và công minh của cán bộ tín dụng, đánh giá được đạo đức nghề nghiệp mà cán bộ thể hiện. Việc kiểm tra đánh giá sẽ do các vị trí cao hơn thực hiện, phải thể hiện được sự khách quan và công bố công khai kết quả đánh giá. Công tác đánh giá này còn dựa trên các khoản vay mà cán bộ đã thực hiện, xem xét các khoản vay có quá hạn không, việc trả gốc lãi hàng tháng của khách hàng có đều đặn không từ đó cũng có thể đánh giá được phần nào chất lượng công việc của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Từ kết quả đánh giá để đưa ra chế độ khen thưởng kỷ luật phù hợp. Bên cạnh đó đãi ngộ của ngân hàng cho cán bộ cũng cần rõ ràng, phân minh, phải xây dựng khung lương thưởng rõ ràng đối với các trường hợp để phù hợp với trình độ và công việc của cán bộ. 4.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính khách hàng Nội dung phân tích là yếu tố khá quan trọng trong công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Nội dung phân tích có đầy đủ, khoa học thì phân tích mới phát huy được tác dụng của mình, mới đánh giá được khách hàng đúng đắn nhất và dự đoán được tương của khách hàng vay vốn. Tuy đã đầu tư nhiều trong công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn nhưng phần nội dung phân tích thì còn khá nhiều hạn chế, cần được cải thiện để hoàn thiện hơn công tác phân tích khách hàng vay 87 vốn tại SeABank. Trước tiên, phải nói đến việc lựa chọn những chỉ tiêu vào phân tích tài chính khách hàng. Hiện tại việc lựa chọn này phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng của ngân hàng mà chưa có quy định cụ thể, khiến việc phân tích chưa đồng bộ giữa các cán bộ khác nhau, giữa các chi nhánh. Vì thế mà đánh giá phân loại khách hàng còn nhiều điểm chưa thống nhất. SeABank cần phải xây dựng bảng các tiêu chí cần đưa vào phân tích cụ thể. Việc lựa chọn này có thể cho toàn bộ các khách hàng hoặc phân chia theo các ngành nghề nhất định. Ngoài ra, để phát huy tính sáng tạo của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng, dựa vào cách nhìn nhận rủi ro của mình mà cán bộ có thể lựa chọn thêm các chỉ tiêu khác để đưa vào phân tích. Cách làm này vừa phát huy được cái nhìn chủ quan của cán bộ vừa tuân theo những quy định chung của ngân hàng, tạo nên tính đồng bộ trong công tác phân tích của khách hàng. Thứ hai, là về đánh giá và nhận xét trong nội dung phân tích. Hiện tại các chỉ số đưa vào phân tích chưa có mức sàn và mức trần cụ thể, là giới hạn cho phép của các chỉ số để cán bộ ngân hàng có thể dựa vào đó mà đưa ra ý kiến của mình. SeABank cần phải xây dựng những mức trần và sàn cụ thể về các chỉ tiêu tài chính bắt buộc phải phân tích, các mức trần và mức sàn này được xây dựng cho từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau, sao cho phù hợp với đặc điểm của các ngành nghề đó. Có mức giới hạn trên hoặc dưới giúp cho ngân hàng vừa kiểm soát được rủi ro vừa giúp cho cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Nhưng việc đặt mức sản và mưc trần cho các chỉ số là khá khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ và sự tổng hợp nhiều kiến thức thực tế. SeABank cần đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống mức trần sàn hợp lý nhất. Thứ ba, các chỉ tiêu đưa vào phân tích cho một khách hàng cần được theo dõi cập nhật định kỳ, từ đó có những đánh giá so sánh các chỉ tiêu theo các mốc thời gian để đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn nhất về sự phát triển của khách hàng, về sự biến động của các chỉ tiêu. Dựa vào kết quả này ngân hàng có thể đánh 88 giá được những dự đoán của cán bộ trước đây là đúng hay sai, và từ đó đưa ra những dự đoán về tiếp về tương lai của khách hàng chính xác hơn. Ngân hàng nên thể hiện các chỉ tiêu này lên biểu đồ để có thể quan sát đễ dàng hơn xu thế phát triển của các chỉ tiêu. Dựa vào đó mà có thể đánh giá được sự ổn định và phát triển của khách hàng. Nội dung phân tích là rất quan trọng, cần xây dựng nội dung phân tích cụ thể, khoa học không chỉ phát huy được tác dụng của phân tích tài chính khách hàng mà còn đảm bảo thời gian cho phép để không mất nhiều thời gian trong việc phân tích, đảm bảo giải ngân cho khách hàng nhanh nhất, phục vụ khách hàng tốt nhất. 4.2.1.3. Giải pháp về phương pháp phân tích Muốn chất lượng phân tích tốt, công tác phân tích phát huy được hết tác dụng của mình thì cần phải có những phương pháp phân tích hiệu quả. SeABank cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích để cho kết quả chính xác nhất. Sử dụng các phương đang sử dụng kết hợp với phương pháp Dupont để phân tích sự biến động của các chỉ số tài chính và nguyên nhân đẫn đến sự biến động đó để có cái nhìn tổng quát cũng như chi tiết về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn. 4.2.2.4. Giải pháp về thông tin phân tích tài chính khách hàng Vì thị trường mục tiêu của SeABank là thị trường bán lẻ nên các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài liệu để phân tích khách hàng vay vốn chủ yếu là do khách hàng cung cấp, trong khi đó các doanh nghiệp này chưa có hệ thống kế toán hoàn thiện, còn rất nhiều sai sót, bên cạnh đó lại có rất ít tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng về khách hàng. Do đó muốn có tài liệu phân tích chính xác hơn, cán bộ ngân hàng cần kiểm tra kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bằng cách kiểm tra thực tế khách hàng, xem xét công tác kế toán tại khách hàng để đánh giá độ chính xác về tài liệu mà khách hàng cung cấp. Từ đó mà có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, liên kết với báo cáo tài chính và các tài liệu khác mà khách hàng cung cấp để thấy được những cái chưa đúng đắn, chưa chính xác trên các tài liệu này. Đánh giá độ chính xác của các tài liệu tài chính mà khách hàng cung cấp từ đó đưa ra trọng số 89 tin tưởng về phân tích tài chính khách hàng. Nếu mức độ tin tưởng về phân tích tài chính khách hàng thấp thì cán bộ ngân hàng cần phải thu thập thêm những tài liệu phi tài chính và những nhận định khi kiểm tra trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những đánh giá đúng đắn nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó ra quyết định đúng đắn nhất về việc cho khách hàng vay vốn. Khi thu thập Báo cáo tài chính của khách hàng cần thu thập đầy đủ các báo cáo tài chính bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Thông thường cán bộ SeABank chỉ thu thập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh mà không thu thập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Coi nhẹ báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính là sai lầm của cán bộ SeABank vì hai báo cáo này rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích tài chính khách hàng, theo dõi báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy được dòng tiền của doanh nghiệp đi như thế nào, lượng tiền hiện tại của doanh nghiệp có đủ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ ngân hàng hay không. Thuyết minh báo cáo tài chính cũng là một báo cáo khá quan trọng nó thuyết minh cho những chỉ tiêu trọng yếu không thể hiện rõ ràng được trên bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Để hiểu rõ sự biến động các chỉ tiêu và nguyên nhân đẫn đến sự biến động đó cần xem xét trong thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy không tham gia vào các chỉ số để phân tích nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính sẽ góp phần không nhỏ trong công tác đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn. Vì vậy hai báo cáo này là thông tin cần thiết và cán bộ ngân hàng cần phải thu thập đầy đủ. Cán bộ ngân hàng cần có thói quen thu thập tài liệu bên ngoài từ nhiều nguồn khác nhau. Từ các phương tiện thông tin đại chúng, những thông tin từ các tôt chức độc lập như trung tâm thông tin tín dụng, cục thống kê cũng như qua trao đổi, tiếp xúc với khách hàng, với các ngân hàng khác mà khách hàng cũng đang vay, cũng như là các nguồn thông tin bên ngoài khác. Công tác thu thập thông tin rất quan 90 trọng và là điều kiện tiên quyết đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng do đó cần chú trọng hơn nữa vào khâu thu thập thông tin. 4.2.2.5. Các giải pháp khác SeABank cần đầu tư nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của mình. Đặc biệt là đầu tư vào công nghệ thông tin. Thông tin có nhanh nhạy, xử lý kỹ thuật có tốt thì công tác lưu trữ dữ liệu, theo dõi khách hàng mới có thể cập nhật nhanh chóng, lưu trữ đầy đủ để bổ sung thêm thông tin cho cán bộ ngân hàng. Cần nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ để giám sát công tác thẩm định, kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, để giám sát quá trình thẩm định khách hàng có đúng theo quy định hay không, phương án kinh doanh cũng như tài sản đảm bảo có theo quy định không từ đó ngăn chặn những rủi ro trong công tác thẩm định, công tác phân tích. 4.2.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp. 4.2.2.1. Kiến nghị với SeABank Với SeABank cần tập trung hơn nữa về việc đầu tư vào công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Đầu tư về người và của để có được công tác thẩm định, công tác phân tích tài chính khách hàng chuyên nghiệp và hiệu quả. Đầu tư cần phải đồng bộ, tập trung để có được hệ thông phân tích, chấm điểm chuyên nghiệp. Đầu tư vào hệ thống thông tin tốt, lưu trữ tốt các thông tin của khách hàng vay, lưu trữ hồ sơ vay của khách hàng một cách hệ thống, phân chia theo nhiều chỉ tiêu để có thể tìm kiếm dễ dàng và đảm bảo tính bảo mật cho ngân hàng. Đầu tư hoàn thiện công tác xây dựng nội dung phân tích theo quy chuẩn. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực tốt để kết quả phân tích được chính xác nhất. 4.2.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước - Xây dựng và ban hành những văn bản pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng cần phải rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thị trường. Khi ban hành văn bản pháp luật, Ngân hàng nhà nước phải nghiên cứu và khảo sát kỹ càng để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, phù hợp nhất với tình hình thi trường ngân hàng. Sao cho đảm bảo ổn định thị trường ngân hàng tài chính và 91 hướng tới một thị trường lành mạnh, phát triển. Muốn nền kinh tế phát triển trước tiên phải ổn định và phát triển thị trường tài chính vì thi trường này sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế. Tài chính, ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, là nơi thu hút vốn nhàn rỗi cũng như cung cấp vốn cho nền kinh tế hoạt động, là chất bôi trơn để nền kinh tế hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vai trò to lớn của ngân hàng tài chính mà ngân hàng Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của thị trường này, cần cho ra nhiều quy định cụ thể để đưa thị trường này vào khuôn khổ, hoạt động ổn định và phát triển tốt. Ngân hàng nhà nước cần thể hiện tốt vai trò điều tiết thị trường ngân hàng tài chính của mình, có như thế nền kinh tế mới được điều phối vốn một cách hiệu quả nhất. - Song song với công tác xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động của các tổ chứng tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức những buổi học tập hướng dẫn thực hiện các văn bản này để các ngân hàng hiểu rõ và thực hiện đúng đắn theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó để dễ hiểu hơn các văn bản pháp luật, Ngân hàng nhà nước cần ban hành them những thông tư hướng dẫn các văn bản pháp luật, nêu rõ hơn về cách hiểu và cách thức thực hiện những văn bản pháp luật được ban hành. Có như vậy mới có thể phát huy được tác dụng của văn bản mà Ngân hàng Nhà nước ban hành.được tác dụng của văn bản mà Ngân hàng Nhà nước ban hành. - Nâng có hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trung tâm thông tin tín dụng CIC là bên thứ ba độc lập cung cấp thông tin tín dụng một cách chuyên nghiệp nhất cho các tổ chức tín dụng về tình hình vay nợ ngân hàng của các cá nhân, tập thể trên toàn quốc. Trung tâm đã cung cấp những thông tin thật sự hữu ích để các tổ chức tín dụng tra cứu những thông tin về tình hình dư nợ của các khách hàng của mình, để nắm được tình hình dư nợ hiện tại và lịch sử nợ xấu của khách hàng từ đó có những quyết định cho vay đúng đắn hơn, hợp lý hơn, một phần làm giảm nguy cơ nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức tín dụng song trung tâm tín dụng cũng cần có những đổi mới, cải cách để thông tin tín dụng được cung cấp chính xác, nhanh chóng và 92 hiệu quả hơn. Điều cần thiết nhất là công tác thu thập và cập nhật thông tin tín dụng, vì rất nhiều trường hợp khách hàng đã phát sinh nợ xấu trong khi khoản vay đó chưa được cập nhật ở trung tâm thông tín dụng. Chậm chễ trong việc cập nhật thông tin tín dụng là do ngân hàng nhà nước chưa có quy định và chế tài xử phạt nghiêm đối với một số tổ chức tín dụng nộp báo cáo cho trung tâm thông tin tín dụng chậm chễ, khiến cho thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp bớt đi phần nào sự chính xác của nó. Bên cạnh đó một số ngân hàng phân chia và sắp xếp các khoản nợ không đúng theo quy định của pháp luật do vậy tình hình nợ xấu mà trung tâm cung cấp chỉ là một phần nhỏ so với thực tế phát sinh. Trước những bất cập đó, Ngân hàng nhà nước cần xây dựng những quy định và chế tài xử phạt mạnh đối với những tổ chức tín dụng cung cấp thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng chậm chễ và chưa chính xác để có những thông tin chính xác hơn từ trung tâm thông tin tín dụng CIC. Ngoài ra công tác xử lý số liệu và cung cấp thông tin của trung tâm thông tin tín dụng cũng khá lâu, cung cấp thông tin lâu kéo theo nhiều hệ lụy như mất thời gian của các Tổ chức tín dụng, keo dài thời gian cho khách hàng vay vốn, ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động trong quá trình kinh doanh của Khách hàng. Do đó Ngân hàng nhà nước cần đầu tư hơn nữa vào công nghệ cũng như nguồn nhân sự của trung tâm, sao cho việc cập nhật thông tin một cách nhanh nhất và nhân sự trong trung tâm phải xử lý thông tin nhanh gọn, cung cấp thông tin chính xác kịp thời cho các tổ chứng tín dụng. Tiến tời ngân hàng nhà nước cần có những cải cách về việc liên hệ giữa trung tâm thông tin tín dụng và cục thống kê, và các bộ ban ngành khác để đưa ra những thông tin hữu ích cho các tổ chức tín dụng, không chỉ thông tin về tín dụng mà còn có thể cung cấp thêm những thông tin như thông tin về kinh tế, thương mại, những thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp có thể công khai. Sự ra đời và phát triển của trung tâm thông tin tín dụng đã giúp các ngân hàng thương mại có những thông tin thật sự hữu ích trong việc phân tích và đánh giá khách hàng, song những thông tin này càng hữu ích hơn nếu trung tâm thông tin tín dụng có những cải cách để thông tin đưa ra được chính xác, đầy đủ hơn. - Xóa bỏ khoảng cách giữa NHTM cổ phần và quốc doanh để tạo môi trường 93 cạnh tranh lành mạnh trong thi trường ngân hàng tài chính Việt Nam. Ngân hàng TM quốc doanh luôn được hưởng nhiều ưu đãi về vốn cũng như về những chương trình tài trợ của nhà nước do đó nó luôn thu hút được nhiều khách hàng hơn, chiếm thị phần lớn trong thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Là cơ quan điều tiết và chỉ đạo chung cho các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần chấn chỉnh về những khoảng cách và ưu đãi này để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn với các ngân hàng thương mại quốc doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, tạo cho mối quan hệ bình đẳng để trao đổi thông tin tín dụng với nhau một cách hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại. 4.2.2.3. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước khác Kiến nghị với Bộ tài chính Bộ tài chính cần sát sao hơn nữa trong việc ban hành những chính sách, chuẩn mực về kế toán doanh nghiệp để hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam chính xác hơn. Bên cạnh công tác ban hành chính sách phải song song với công tác giám sát việc thực hiện những chính sách đó, có những chế tài xử phạt những đơn vị thực hiện sai, như thế các doanh nghiệp sẽ có ý thức hơn trong công tác kế toán tại đơn vị mình, giúp cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại có ý nghĩa hơn, cho kết quả sát thực hơn, tạo điều kiện đánh giá khách hàng chính xác hơn. Kiến nghị với cơ quan thuế, hải quan Cơ quan thuế và hải quan cần nghiêm khắc với những doanh nghiệp vi phạm kê khai thuế, thực hiện những chế tài xử phạt nghiêm minh, không nhân nhượng với doanh nghiệp. Để báo cáo thuế của các doanh nghiệp luôn chính xác, luôn được cọi là chuẩn nhất trong các báo cáo tài chính của khách hàng. Để ngân hàng có những căn cứ chuẩn xác về báo cáo tài chính của Khách hàng, phục vụ cho công tác phân tích tài chính khách hàng hiệu quả hơn, chính xác hơn. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước khác Các cơ quan nhà nước nên tạo môi trường hoạt động thông thoáng hơn, tinh 94 giảm những thủ tục rườm rà, rắc rối, phức tạp để các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thuận tiện hơn. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt là một trong những tác động tốt đến nền kinh tế nói chung và thị trường ngân hàng tài chính nói riêng. Các cơ quan ban ngành nhà nước cần kết hợp với nhau để có thể cung cấp cho ngân hàng những thông tin thống kê chính xác về các doanh nghiệp, những thông tin về những chỉ số trung bình của nghành để làm cơ sở cho ngân hàng thương mại so sánh với các chỉ tiêu tài chính của khách hàng, từ đó có những cái nhìn đúng đắn hơn, chính xác hơn về hoạt động kinh doanh của Khách hàng vay vốn tại các Ngân hàng thương mại. Các cơ quan nhà nước cần thiết nhập nhiều hiệp hội, tổ chức để các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng giao lưu học hỏi và nắm bắt thông tin từ các ngân hàng cùng hiệp hội để có thêm những thông tin thực tế, bổ ích cho việc phân tích khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó chính phủ có thể cho phép thành lập một số cơ quan độc lập thu thập thông tin về doanh nghiệp và buôn bán thông tin đó cho các ngân hàng, việc làm này tuy hơn mới mẻ và khó thực hiện trong cơ chế hoạt động kinh tế tại Việt Nam, nhưng cần có những cơ quan đi đầu dẫn bước để những hoạt động cung cấp thông tin được sử dụng dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng. 4.2.2.4. Kiến nghị với các cơ quan khác Cơ quan Kiểm toán cần hoạt động hiệu quả hơn nữa trong công tác kiểm toán các doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng để những báo cáo tài chính đã qua kiểm toán cần mang tính chính xác cao. Để khi các ngân hàng thương mại sử dụng những báo cáo đã qua kiểm toán sẽ yên tâm hơn về chất lượng của những báo cáo này. Với các cơ quan thông tấn, cung cấp các thông tin về các doanh nghiệp cần có những thông tin chính xác, tránh đưa các thông tin đồn thổi, sai sự thật tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin từ bên độc lập của ngân hàng thuận lợi hơn, chính xác hơn. Giúp cho công tác tìm hiểu, đánh giá khách hàng bước đầu được đúng đắn và chính xác. 95 Vậy muốn kết quả phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank cần sự kết hợp của SeABank với các cơ quan, đơn vị liên quan để có thể tạo ra nguồn thông tin phân tích chính xác, minh bạch từ đó đẫn đến kết quả phân tích chính xác hiệu quả. 4.3. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: tác giả đã nghiên cứu và nêu nên cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại. Đưa ra những phương pháp, quy trình và nội dung về công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại. Về mặt thực tiễn: tác giả luận văn phân tích thực trạng tình hình tài chính của khách hàng vay vốn tại SeABank, từ đó đưa những ưu điểm và hạn chế về việc phân tích tại SeABank, nguyên nhân để đạt được ưu điểm và mắc phải những hạn chế, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank 4.4. Những hạn chế của đề tài và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương lai Do người thực hiện đề tài không làm việc trực tiếp về công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank, mà chỉ quan sát và nghiên cứu việc thực hiện này của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tại SeABank. Do đó còn nhiều thiếu những kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa được đề cập đến. Chưa bao quát được mọi trường hợp thực tế diễn ra. Vậy để đề tài được hoàn thiện hơn các công trình nghiên cứu vấn đề này trong tương lai nên đi sâu hơn nữa vào thực tế công việc, đúc rút kinh nghiêm từ thực tế thực hiện có thể sẽ đưa ra được giải pháp và kiến nghị thực tế hơn, có tính thực tiễn cao hơn. 4.5 Kết luận đề tài Trong tình hình nền kinh tế đang trì trệ, khó khăn là mạch máu của nền kinh tế, thị trường tài chính ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Nguồn vốn nhàn rỗi giảm sút khiến công tác huy động gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế đang thiếu 96 vốn trầm trọng khiến cho các doanh nghiệp điêu đứng trong khi các ngân hàng lại không giám cho vay nhiều vì sợ rủi ro cao. Chính vì thế mà nên kinh tế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp các ngân hàng phải tích cực rót vốn vào nền kinh tế để phần nào kích thích nền kinh tế ổn định và phát triển trở lại. Để giảm thiểu rủi ro trong công tác cho vay của các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng khách hàng bằng cách đánh giá khách hàng chính xác để tìm những khách hàng tốt có khả năng phát triển. Một trong những phương pháp giúp đánh giá khách hàng chính xác là phân tích tài chính khách hàng chính xác từ đó đưa ra những nhận định về tài chính của khách hàng hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai. Phân tích tài chính khách hàng tốt góp phần không nhỏ trong việc thanh lọc khách hàng vay vốn tại các ngân hàng thương mại, làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho các ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, đề tài “Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” luận văn đã nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngan hàng TMCP Đông Nam Á. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đã đưa ra những giải pháp và kiến nghị về nội dung, phương pháp, tổ chức công tác phân tích tài chính khách hàng để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Tuy đã rất cố găng song trình độ, kinh nghiệm, và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, các chuyên gia và các đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thu Bình (2008), “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. 2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2007), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Công (2006), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Công (2005), “ Luận bàn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Doanh nghiệp”, tạp chí kinh tế và phát triển. 6. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Thị Bích Quỳnh (2008), Các công cụ phân tích tài chính, Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 7. Edward Reed và Edward K.Gill (1998), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh. 8. Phan Thị Thu Hà (2008), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 9. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 10. Hà Thị Thu Hương (2007), “ Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. 11. Nguyễn Thế Khải (2003), “Bàn về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí tài chính. 12. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. 13. Đặng Thị Loan (2005), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, 98 Hà Nội. 14. Nguyễn Thức Minh (2007), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 15. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2011), “Finalcial_template_translate_BRO” (Bảng tính các chỉ tiêu tài chính) 16. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2011), Hướng dẫn sử dụng phần mềm chấm điểm xếp hạng tín dụng. 17. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2011), Quy Trình thẩm định rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 18. Võ Văn Nhị, TS. Đoàn Ngọc Quế, Ths. Lý Thị Bích Châu (2001), Hướng dẫn lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Nguyễn Thu Phương (2009), “ Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. 20. Nguyễn Năng Phúc (2005), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 21. Vũ Thị Bích Quỳnh (2008), Lý thuyết quản trị tài chính, nhà xuất bản Thống kê 22. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản tài chính. 23. Nguyễn Thị Thanh Thúy (2004), “Bàn về các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển. 24. Lê Thị Thủy (2010), “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại công ty TNHH một thành viên tài chính than khoáng sản Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. 25. Đào Quý Vương (2012) “Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng Eximbank Vinh” Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân. 99 PHỤ LỤC [...]... pháp và kiến nghị đã nêu được những giải pháp kiến nghị cụ thể cho tại ngân hàng Eximbank Vinh Các công trình nghiên cứu này, hầu hết tác giả đã đề cập và giải quyết nhiều vấn đề về phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn tại ngân hàng: Về phương pháp phân tích, quy trình phân tích, nội dung phân tích, thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng, đánh giá chất lượng phân. .. qua việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn ngân hàng sẽ biết được nguồn vốn của khách hàng, doanh thu và lợi nhuận của khách hàng từ đó so sánh với mức bình quân trung trong ngành để đánh giá vị thế của khách hàng trên thị trường và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng Khi đã đánh giá được khách hàng có vị thế tốt thì phương án kinh doanh của khách hàng có thể... vay vốn tại SeABank, nhằm lựa chọn dược khách hàng tốt để cho vay vốn 6 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại ngân hàng cần dựa vào những chỉ tiêu gì? - Thực trạng phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank như thế nào? - Làm thế nào để phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank hiệu quả? 1.5 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Khách hàng là các doanh... phân tích từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính khách hàng vay vốn để đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại ngân hàng, để ngân hàng có thể đánh giá đúng đắn tài chính khách hàng, dự đoán tương lai của khách hàng, từ đó đưa ra quyết định cho vay. .. ra rủi ro cho hoạt động cho vay của ngân hàng Quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng với các ngân hàng, để làm được việc này trước tiên ngân hàng phải nắm được sức khỏe tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích tài chính của khách hàng - Đánh giá vị thế của khách hàng Thông qua việc phân tích tài chính khách hàng ngân hàng có thể biết được khách hàng của mình đang ở vị trí nào... Đề tài hướng đến các mục tiêu nghiên cứu sau: - Tìm hiểu nội dung liên quan đến cơ sở lý luận phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng - Phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank, từ đó đưa ra những nhận xét về tình hình phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank - Từ đó luận văn đưa ra những kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện việc phân tích tài chính khách hàng vay vốn. .. liệu khách hàng cho các hoạt động tiếp theo Việc thu thập báo cáo tài chính và các đánh giá, phân tích liên quan đến tài chính của khách hàng là những dữ liệu quan trọng trong việc đánh giá khách hàng một cách hệ thống, lâu dài từ đó cho ngân hàng những nhận định chính xác về hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác nhau, lôi kéo những khách. .. hình tài chính của khách hàng từ đó ngân hàng đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá được tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng từ đó góp phần vào việc quyết định cho vay và cho vay dưới hình thức nào, thời hạn và lãi suất cho vay ra sao - Theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian cho vay Trong thời gian vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải... xét các hình thức tài trợ, số tiền và lãi suất tài trợ vốn cho khách hàng hoặc không tài trợ với những khách hàng có tình hình tài chính không tốt 2.4 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích chủ yếu 2.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính và phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp a Phân tích khái quát tình hình tài chính Trước tiên, cán bộ tín dụng cần có cái nhìn bao quát tình hình tài chính. .. phân tích đúng đắn, hiệu quả Quy trình phân tích nhìn chung gồm năm bước: 2.3.1 Thu thập thông tin về tài chính khách hàng Trước hết ngân hàng cần thu thập các thông tin tài chính của khách hàng để làm cơ sở nghiên cứu, các thông tin tài chính bao gồm các báo cáo tài chính của khách hàng như bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, ... lên cấp thiết Một kênh đánh giá khách hàng phân tích tài khách hàng đó, em chọn đề tài Phân tích tài khách hàng vay vốn Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á làm đề tài nghiên cứu Tuy cố gắng... với ngân hàng, để làm việc trước tiên ngân hàng phải nắm sức khỏe tài khách hàng thông qua việc phân tích tài khách hàng - Đánh giá vị khách hàng Thông qua việc phân tích tài khách hàng ngân hàng. .. mạnh, khách hàng phải hoạt động tốt, có lãi Muốn lựa chọn khách hàng tốt cần phải thẩm định khách hàng tốt, đánh giá khách hàng xác Một sở để đánh giá khách hàng phân tích tình hình tài khách hàng

Ngày đăng: 05/10/2015, 13:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thu Bình (2008), “Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thu Bình
Năm: 2008
2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2007), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2007
3. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2009), Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong công ty cổ phần, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong công ty cổ phần
Tác giả: Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2009
4. Nguyễn Văn Công (2006), Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2006
5. Nguyễn Văn Công (2005), “ Luận bàn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Doanh nghiệp”, tạp chí kinh tế và phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận bàn về hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Năm: 2005
6. Nguyễn Văn Dũng, Vũ Thị Bích Quỳnh (2008), Các công cụ phân tích tài chính, Nhà xuất bản Giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công cụ phân tích tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Dũng, Vũ Thị Bích Quỳnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Giao thông vận tải
Năm: 2008
7. Edward Reed và Edward K.Gill (1998), Ngân hàng thương mại, nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Edward Reed và Edward K.Gill
Nhà XB: nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
Năm: 1998
8. Phan Thị Thu Hà (2008), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân
Năm: 2008
9. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2005
10. Hà Thị Thu Hương (2007), “ Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Tác giả: Hà Thị Thu Hương
Năm: 2007
11. Nguyễn Thế Khải (2003), “Bàn về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp”, Tạp chí tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thế Khải
Năm: 2003
12. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng, nhà xuất bản tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng và thẩm định tín dụng
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: nhà xuất bản tài chính
Năm: 2008
13. Đặng Thị Loan (2005), Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Tác giả: Đặng Thị Loan
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2005
14. Nguyễn Thức Minh (2007), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Thức Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2007
15. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2011), “Finalcial_template_translate_BRO” (Bảng tính các chỉ tiêu tài chính) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Finalcial_template_translate_BRO
Tác giả: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
Năm: 2011
18. Võ Văn Nhị, TS. Đoàn Ngọc Quế, Ths. Lý Thị Bích Châu (2001), Hướng dẫn lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị
Tác giả: Võ Văn Nhị, TS. Đoàn Ngọc Quế, Ths. Lý Thị Bích Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2001
19. Nguyễn Thu Phương (2009), “ Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại học kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thu Phương
Năm: 2009
20. Nguyễn Năng Phúc (2005), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích kinh tế doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Năng Phúc
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2005
21. Vũ Thị Bích Quỳnh (2008), Lý thuyết quản trị tài chính, nhà xuất bản Thống kê 22. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết quản trị tài chính", nhà xuất bản Thống kê22. Nguyễn Ngọc Quang (2011), "Phân tích báo cáo tài chính
Tác giả: Vũ Thị Bích Quỳnh (2008), Lý thuyết quản trị tài chính, nhà xuất bản Thống kê 22. Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: nhà xuất bản Thống kê22. Nguyễn Ngọc Quang (2011)
Năm: 2011
23. Nguyễn Thị Thanh Thúy (2004), “Bàn về các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam”, Tạp chí kinh tế và phát triển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về các chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên báo cáo tài chính hiện hành ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thúy
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w