Phương pháp phân tích tài chính khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 58 - 61)

1 Chi tiết cụ thể của các phân đoạn thị trường đối với KH cá nhân sẽ được thực hiện sau này

3.2.1. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng

3.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Muốn hiểu được việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng vay vốn cần có nguồn dữ liệu để ta có thể hiểu và nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng, tình hình phân tích tài chính của ngân hàng, các cách phân tích đã và đang được áp dụng rộng rãi từ đó rút ra được những thiếu sót, những vấn đề mà hiện tại ngân hàng chưa làm được và đưa ra hướng giải quyết cho phù hợp. Thu thập dữ liệu cần phải đảm bảo các điều kiện về tính trung thực, chính xác, phù hợp của các dữ liệu để các dữ liệu thu thập được có chất lượng cao, phục vụ tốt cho mục tiêu

nghiên cứu. Muốn thu thập được những dữ liệu có chất lượng cao thì người thu thập phải lắm rõ mục đích thu thập dữ liệu sau đó xác định địa điểm thu thập và hình thức thu thập. Việc thu thập dữ liệu cần có kế hoạch trước để tiết kiệm thời gian thu thập và tiếp cận được nguồn dữ liệu chất lượng cao nhất có thể.

3.2.1.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp khá phổ biến, dễ sử dụng và mang lại kết quả khá cao, đặc biệt là trong phân tích tài chính thì phương pháp so sánh là một phương pháp không thể thiếu, nó giúp cho công tác phân tích mang lại kết quả tốt, trên cơ sở so sánh các dữ liệu để có cái nhìn đúng đắn, chính xác về tài chính khách hàng. Do đó trong việc nghiên cứu về phân tích tài chính thì phương pháp nghiên cứu này càng phát huy tốt ưu điểm của nó.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở mà ta thường gọi là chỉ tiêu gốc. Ta thường so sánh chỉ tiêu kế hoạch với thực tế, so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình của ngành để thấy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiêp, so sánh để thấy vị thế của doanh nghiệp. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đơn vị đo lường phải thống nhất, các chỉ tiêu so sánh phải tương đồng để có kết luận chính xác và hiệu quả.

Phương pháp so sánh bao gồm so sánh số tuyệt đối và số tương đối, các dạng so sánh có so sánh theo chiều dọc, theo chiều ngang và so sánh dưới dạng tỷ số. Trong đó so sánh dưới dạng tỷ số được sử dụng rất phổ biến trong phân tích, các chỉ tiêu phân tích chủ yếu là dưới dạng các hệ số để đánh giá và so sánh. Nhiều trường hợp so sánh dưới dạng tỷ số được tách riêng ra thành phương pháp riêng biệt là phương pháp tỷ sổ, nhưng phương pháp tỷ số đó vẫn là một trong các hình thức so sánh.

3.2.1.3. Phương pháp liên hệ đối chiếu

- Là phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần. Vì vậy, cần

thu thập được thông tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị và sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp.

3.2.1.4. Phương pháp chi tiết các chỉ tiêu tài chính

Để có thêm các thông tin đa dạng, phong phú hơn về tình hình tài chính cũng như biết được cá nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, ta có thể chi tiết các chỉ tiêu theo các tiêu thức khác nhau. Chi tiết hóa các chỉ tiêu tài chính giúp cho người phân tích xác định được nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm, cao thấp của các chỉ tiêu này, từ đó đưa ra các biện pháp để phát huy những điểm mạnh và giảm thiểu những điểm yếu mà các chỉ tiêu đó phản ánh. Các chỉ tiêu thường được sử dụng trong thực tế là:

- Chi tiết theo cơ cấu của chỉ tiêu: Giúp ta thấy được cơ cấu của chỉ tiêu, vai trò và ảnh hưởng của từng bộ phận trong chỉ tiêu phân tích.

- Chi tiết theo không gian thực hiện: Giúp ta thấy được chất lượng hoạt động kinh doanh theo địa bàn kinh doanh, từng loại hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thị trường tiêu thụ, mức trung bình của ngành.

- Chi tiết theo thời gian: Giúp ta thấy được nhịp độ kinh doanh có đồng đều hay không qua các thời điểm, các giai đoạn của năm tài chính.

Phương pháp này nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu tài chính theo những nội dung cần phân tích để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các tiêu thức đã chi tiết đối với chỉ tiêu cần phân tích.

3.2.1.5. Phương pháp chấm điểm tín dụng, xếp hạng doanh nghiệp

Phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là phương pháp được khá nhiều ngân hàng sử dụng trong việc đánh giá doanh nghiệp vay vốn. Bằng phương pháp này ngân hàng có thể đánh giá được khách hàng của mình về khả năng trả nợ ngân hàng. Thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính ngân hàng có thể đánh giá khách hàng qua điểm số để biết được mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng là như thế nào.

Việc đánh giá doanh nghiệp qua chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp cho ngân hàng có cái nhìn toàn diện về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và dự đoán trong tương lai. Đánh

giá về khách hàng hiệu quả, phân biệt được khách hàng theo các hạng để phân chia khánh hàng thành từng nhóm khác nhau. Từ đó ngân hàng sẽ thiết lập những chính sách hợp lý cho từng nhóm, có những chính sách ưu đãi khuyến khích với các khách hàng tốt và có những điều kiện khắt khe hạn chế với các khách hàng đánh giá xếp hạng thấp, để có những quyết định cho vay đúng đắn về thời hạn vay, số tiền vay, lãi suất cho vay được áp dụng. Ngoài ra ngân hàng còn có thể lường trước được sự việc xảy ra khi có dấu hiệu xấu về chất lượng khoản vay và có những biện pháp đối phó.

Mỗi ngân hàng sử dụng một hệ thống chấm điểm và xếp hạng khác nhau phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và chiến lược của ngân hàng. Nhưng mục đích và công dụng của hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đều như nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w