Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

4.1.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

4.1.2.1. Những hạn chế

- Nội dung chưa thống nhất, còn mang tính chủ quan của cán bộ ngân hàng: Khi nhập số liệu vào bảng tính excel của SeABank, bảng số này sẽ cho kết quả là các chỉ số tài chính chủ yếu để phân tích. Nhưng khi phân tích và lập báo cáo phân tích, cán bộ thẩm định không phân tích hết các chỉ số đó mà chỉ chọn một số chỉ số cán bộ coi là trọng yếu để phân tích và báo cáo. Việc làm này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định, không có một giới hạn nào được đưa ra, nó tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định. Do chưa có một quy định cụ thể về những nội dung và chỉ tiêu cần phân tích, chưa có hướng dẫn về phân tích và phương pháp xây dựng mô hình để dự đoán về tương lai của khách hàng nên công tác phân tích phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định làm việc tốt, có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và có kiến thức về thẩm định, phân tích thì sẽ đưa ra kết quả phân tích tốt, đánh giá được tình hinh hoạt động kinh doanh của khách hàng và dự đoán được

những rủi ro trong tương lai của khách hàng. Ngược lại, nếu trình độ của cán bộ thẩm định kém, không có những kiến thức về lĩnh vực hoạt động của khách hàng, kinh nghiệm chưa có thì việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích sẽ không phù hợp với khách hàng, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về khách hàng chưa đúng đắn, đưa ra nhận định về rủi ro sẽ xảy ra trong tương lai không sát với thực tế. Như vậy sẽ không thể phát huy được tác dụng của phân tích tài chính khách hàng vay vốn, làm lệch lạc thông tin và nguy hiểm hơn là dẫn đến những quyết định sai lầm trong công tác cho vay của SeABank. Vậy công tác phân tích tài chính khách hàng của SeABank tuy đã được đầu tư nhiều nhưng không đồng bộ, chưa có tính chuyên nghiệp cao do đó chưa đưa ra những kết quả như mong đợi.

- Các chỉ số tài chính chưa có mức giới hạn trần hoặc sàn.

Những chỉ số tài chính được đưa vào phân tích chưa có một giới hạn cụ thể mức trần hoặc mức sàn có thể chấp nhận. SeABank chưa xây dựng đồng bộ về những chỉ tiêu này, chưa phân ra những ngành nghề cụ thể và mức giới hạn cho mỗi ngành nghề. Mà các giới hạn này đều phụ thuộc vào nhận định của cán bộ thẩm định khi phân tích. Chính vì thế mà công tác phân tích chưa phát huy được tác dụng của mình, chưa ngăn chặn được những khách hàng xấu một cách triệt để. Nó cũng gây khó khăn cho việc phân tích của cán bộ thẩm định vì họ cũng phải mò mẫm nghiên cứu và đánh giá mà chưa có mức quy định cụ thể để họ so sánh vào đánh giá.

- Chưa sử dụng phương pháp Dupont trong phân tích.

Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích rất hiệu quả, nó không chỉ đưa ra hiện tượng mà còn giúp phân tích hiện tượng đó là do đâu. Khi sử dụng phương pháp này giúp cho ngân hàng có cái nhìn đúng đắn hơn về các khía cạnh của khách hàng, giúp cho ngân hàng biết được nguyên nhân và từ đó đánh giá rủi ro một cách chính xác hơn. Nhưng trong quá trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn, cán bộ thẩm định chưa sử dụng phương pháp này, mà chỉ đánh giá trên các chỉ số được tính toán ra. Do đó chưa thể đưa ra kết quả phân tích như mọng đợi.

- Sử dụng hệ thống phân tích chưa đồng bộ

Việc đầu tư rất nhiều về người và của cho hoạt động phân tích tài chính khách hàng vay vốn của SeABank là một việc làm đáng khích lệ. Nhưng việc làm này

chưa được thống nhất và đồng bộ, còn mang tính rời rạc do đó kết quả đạt được chưa tương xứng với những chi phí bỏ ra. Đầu tư vào hệ thống cán bộ thẩm định là không phải ít nhưng SeABank lại chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu bắt buộc phân tích và những giới hạn của những chỉ tiêu đó. Hiện tại, SeABank đã và đang đầu tư vào hệ thống chấm điểm tín dụng nhưng vẫn còn đang sử dụng như một kênh tham khảo về năng lực khách hàng vay vốn mà chưa có tác dụng cụ thể nào trong việc phân loại và đánh giá khách hàng. Việc đầu tư nửa vời, chưa thống nhất này gây tốn kém nhiều cho ngân hàng mà chưa mang lại kết quả như mong đợi.

- Đã hạn chế được rủi tín dụng nhưng chưa tương xứng với đầu tư của ngân hàng. SeABank đã đầu tư khá nhiều vào công tác thẩm định khách hàng vay vốn nói chung và phân tích tài chính khách hàng vay vốn nói chung, nhưng rủi ro tín dụng vẫn còn khá nhiều. Nhiều khoản vay đã bị mất vốn, nhiều doanh nghiệp vay vốn yếu kém không có khả năng trả nợ, nhiều tài sản đảm bảo không thể giải chấp…đó là do công tác thẩm định khách hàng còn nhiều điểm hạn chế, chưa đi sâu đi sát vào hoạt động kinh doanh của khách hàng, không kiểm tra thực tế khách hàng mà chỉ sử dụng tài liệu do khách hàng cung cấp. Nguồn tài liệu do khách hàng cung cấp là những tài liệu chưa chính xác, mà cán bộ ngân hàng sử dụng nguồn tài liệu đó để phân tích nên công tác phân tích không phát huy được tác dụng của mình.

4.1.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng + Đầu tư chưa khoa học hiệu quả

SeABank đã đầu tư khá nhiều vào công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn nhưng việc đầu tư này chưa khoa học và chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Khi thấy công tác phân tích chưa đạt kết quả như mong muốn, SeABank đã đầu tư riêng phòng thẩm để thẩm định và phân tích khách hàng độc lập với cán bộ tín dụng nhằm có được kết quả khách quan từ người thứ thứ 3. Xong chỉ đầu tư vào con người mà không đầu tư đồng nhất trong việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu thẩm định, phân tích do đó hiệu quả phân tích chưa cao, chưa thống nhất giữa các cán bộ thẩm định với nhau. Khi nhận thấy kết quả phân tích vẫn chưa được như

mong muốn, SeABank đã không tập trung tìm ra nguyên nhân để khắc phục những thiếu sót của hệ thống hiện tại mà lại tiếp tục đầu tư công nghệ mới đó là hệ thống chấm điểm tín dụng. Hệ thống này ra đời đã mang lại kết quả khá tốt, song việc phân tích này vẫn còn trong thời gian thí điểm nên chỉ dùng để tham khảo cho cán bộ thẩm định chứ chưa được sử dụng chính thức. Việc triển khai dự án lâu vừa làm tốn kém chi phí của Ngân hàng vừa không phát huy được hiệu quả như mong đợi.

+ Chưa đảm bảo chất lượng nguồn thông tin

Tuy đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đã có những thành công trong việc thu thập thông tin này nhưng nguồn thông tin vẫn chưa đảm bảo chất lượng. Do việc thu thập thông tin bên ngoài là nguồn chưa ổn định, trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là thông tin đáng tin cậy nhất nhưng vẫn nhiều trường hợp các ngân hàng không gửi cập nhật thường xuyên các thông tin này cho trung tâm từ đó làm cho thông tin tín dụng chưa sát với thực tế. Các nguồn thông tin khác nguồn dữ liệu càng không ổn định vì không phải công ty nào cũng có các thông tin từ nguồn đó. Do dó nguồn thông tin ổn định nhất vẫn là nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Nguồn thông tin này đảm bảo lúc nào cũng có nhưng chất lượng của nó thì tùy thuộc vào khách hàng vay. Nếu các báo cáo năm sẽ có báo cáo thuế để so sánh, các công ty lớn có báo cáo kiểm toán còn đảm bảo chất lượng. Những báo cáo nhanh của khách hàng thì thường là những con số chưa chuẩn mà đã được xử lý để đảm bảo yêu cầu của ngân hàng nên độ tin cậy chưa cao. Việc lưu trữ dữ liệu của khách hàng cũ vẫn còn hạn chế vì hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng mới ra đời nên nguồn dữ liệu còn mỏng. Nguồn thông tin chưa đảm bảo chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong kết quả phân tích đạt được.

+ Chưa coi trọng đến các phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích chưa được quan tâm và coi trọng đúng với mức độ quan trọng của nó. Việc sử dụng các phương pháp để phân tích của cán bộ thẩm định còn mang tính chủ quan, chưa sử dụng đồng nhất, chủ yếu chỉ sử dụng một vài phương pháp đơn giản do đó không phân tích được hết các khía cạnh, nguyên nhân của kết quả phân tích. Một phương pháp mang lại hiệu quả cao trong phân tích là

phương pháp Dupont chưa được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng tại SeABank. Do đó kết quả phân tích có thể có nhưng việc phân tích nguyên nhân gây ra kết quả đó thì chưa được quan tâm đến. Điều này làm giảm hiệu quả của phân tích tài chính khách hàng, chưa tìm ra gốc rễ của hiện tượng từ đó dẫn đến kết quả phân tích, đánh giá tài chính của khách hàng chưa mang lại hiệu quả và chất lượng cao, chưa phát huy đươc hết tác dụng của công tác phân tích tài chính khách hàng.

+ Chưa chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ

Kết quả phân tích dựa nhiều vào cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng. Nhưng việc đào tạo cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chưa được chú trọng tại SeABank. Trình độ cán bộ còn hạn chế, chưa có những kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính, về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Song công tác đào tạo thì chưa đồng bộ, chưa thống nhất dẫn đến trình độ, kiến thức của cán bộ không được trau dồi thường xuyên, dễ bị mai một. Kiến thức của cán bộ không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác phân tích tài chính khách hàng nói riêng. Bên cạnh đó một số cán bộ ngân hàng chưa có đạo đức nghề nghiệp, chưa có tinh thần trách nhiệm trong công việc, dẫn đến việc cán bộ ngân hàng câu kết với khách hàng làm báo cáo tài chính giả, chứng từ giả gây ra rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hoặc có nhiều cán bộ tín dụng chưa làm hết trách nhiệm của mình, chưa kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng đẫn đến trường hợp bị khách hàng lừa đảo mà không biết, đến khi mất vốn của ngân hàng thì không thể cứu chữa được.

- Nguyên nhân từ bên ngoài

+ Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp cung cấp báo cáo tài chính và những thông tin tài chính liên quan khác cho cán bộ ngân hàng, phần lớn nguồn thông tin tài chính để phân tích là khách hàng cung cấp, do đó muốn có kết quả phân tích tốt thì nguồn thông tin phải chính xác. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hệ thống kế toán còn chưa hoàn thiện, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hệ thống thông tin kế toán càng yếu kém. Một phần là do trình độ kế toán viên còn yếu

kém, một phần là còn xem nhẹ công tác kế toán của khách hàng. Một số trường hợp khách hàng còn làm những báo cáo tài chính giả không đúng với thực tế của doanh nghiệp để cung cấp cho cán bộ ngân hàng nhằm mục đích đễ vay vốn hơn. Chính vì các yếu tố khách quan này mà ngân hàng cũng không thể kiểm soát được hết, dù cho cách thức phân tích có tốt đến mấy mà nguồn thông tin đưa vào phân tích không chính xác thì việc phân tích này cũng trở lên vô ích.

+ Nguyên nhân từ cơ quan quản lý nhà nước: Nhà nước quản lý doanh nghiệp

chưa chặt chẽ mới đẫn đến những thông tin tài chính của khách hàng cung cấp là chưa chính xác. Bên cạnh đo các cơ quan nhà nước chưa có những luồng thông tin chính thống về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chưa công bố mức sàn, mức trần của các chỉ tiêu tài chính của ngành, lĩnh vực đáng tin cậy để làm cơ sở để các cán bộ ngân hàng tham khảo và so sánh.

+ Những yếu tố về thị trường: sự biến động của thị trường là một trong những

nguyên nhân không ai đoán trước được, khi thẩm định cho vay thị trường vẫn hoạt động tốt nhưng sau đó thị trường biến động xấu đi khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu thị trường được điều chỉnh tốt, ít biến động thì công tác phân tích mới có thể phát huy được tác dụng tốt nhất, nếu thị trường biến động thì tác dụng của công tác phân tích không được phát huy.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 84 - 89)