1 Chi tiết cụ thể của các phân đoạn thị trường đối với KH cá nhân sẽ được thực hiện sau này
3.2.3. Nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn
Công tác phân tích tài chính khách vay vốn tại SeABank phát triển qua nhiều giai đoạn, và đã có nhiều cải cách đáng ghi nhận. Ban đầu công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ do cán bộ tín dụng đảm nhận. Sau đó thấy đươc tâm quan trọng của nó, SeABank đã xây dựng bộ phận cán bộ thẩm định, thẩm định độc lập khoản vay và đưa ý kiến độc lập với ý kiến của cán bộ tín dụng để có những đánh giá chính xác hơn về tài chính của khách hàng nói riêng và khoản vay của khách hàng nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng của phân tích tài chính khách hàng vay vốn, thấy được việc phân tích tài chính khách hàng hiện tại còn chưa mang lại chất lượng cao, SeABank đã và đang triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng. Vì đang trong quá trình triển khai hệ thống này nên kết quả từ chấm điểm tín dụng chỉ mang tính chất tham khảo cho việc đánh giá, phân tích của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định. Nội dung phân tích để dưa ra quyết định cho vay dựa trên sự tổng hợp nhiều phần. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được lựa chọn để phân tích là tùy thuộc vào ý kiến chủ quan cán bộ phân tích, dựa trên cơ sở bảng tính số liệu của SeABank. Dưới đây là các chỉ tiêu cán bộ phân tích hay lựa chọn, và cụ thể được minh họa bằng phân tích tài chính của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa.
3.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Để có cái nhìn khái quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định chọn những khoản mục điểm hình trên báo cáo
tài chính để xem xét sự tăng giảm giữa đầu và cuối kỳ để thấy được thực trạng và xu thế hoạt động của khách hàng. Việc chọn lựa các danh mục để phân tích là tùy theo thuộc vào nhận định của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định về hoạt động kinh doanh của khách hàng mà lựa chọn những chỉ tiêu cho phù hợp, dựa vào bảng tính các chỉ tiêu của SeABank.
Theo bảng tính các chỉ tiêu của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa, ta có các bảng số sau:
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15]
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15]
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu về nguồn vốn của công ty TNHH Điện tử viễn thông Biên Hòa trong 3 năm 2009, 2010, 2011 [15]
Dưới đây là một số khoản mục thường được cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định lựa chọn.
- Tổng tài sản: Trước tiên là chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, khái quát nhất là phần tổng tài sản. Xem xét sự tăng giảm tài sản của doanh nghiệp trong vòng 3 năm gần đây để thấy được sự biến động của tổng tài sản của khách hàng đồng thời thấy được xu hướng phát triển của khách hàng trong 3 năm qua và dự đoán những năm sau. Trên bản chỉ tiêu về tài sản của công ty TNHH Điện tử Viễn Thông Biên Hòa ta thấy tổng tài sản năm 2010 tăng vọt so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 thì tổng tài sản không biến động nhiều so với năm 2010. Nhìn chung xu hướng tài sản của công ty tăng, nhưng không đều. Để tìm ra nguyên nhân tăng/giảm của tổng tài sản của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định xem xét sự biến đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
+ Các khoản phải thu: Thấy được sự biến động về các khoản phải thu của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây từ đó nắm bắt được tình hình bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Khoản phải thu thấp và có xu thế giảm chứng tỏ doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, thể hiện sự quản lý tốt trong việc thu hồi vốn. Ngược lại nếu doanh nghiệp có các khoản phải thu lớn, và xu thế tăng chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều và ngày càng tăng, thể hiện chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp là chưa phù hợp, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều sẽ không có vốn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn khả dụng ít, lãng phí nguồn vốn và có thể gặp tình trạng nợ quá hạn hoăc nợ mất khả năng thanh toán gây thất thoát vốn của doanh nghiệp. Từ chỉ tiêu này cán bộ thẩm định xem xét và đánh giá về tình hình thương mại tín dụng của khách hàng như thế nào, có thể thu được những khoản nợ này không từ đó đánh giá khả năng trả nợ vay ngân hàng trong tương lai. Theo dõi trên bảng 3.4 ta thấy các khoản phải thu của Công ty tăng nhanh qua các năm, chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn khá lớn. Năm 2009 các khoản phải thu chỉ chiếm 1% tổng tài sản, sang năm 2010 khoản phải thu chiếm 7 %, và đến năm 2011 con số này là 24%. Đây là một sự tăng đột biến, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng khi mà các
Khách hàng của Công ty chậm trả nợ.
+ Hàng tồn kho: Là tài sản của doanh nghiệp, bao gồm hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán. Cán bộ thẩm định cần xem xét cơ cấu của hàng tồn kho của doanh nghiệp để biết xem doanh nghiệp đang có hàng tồn kho nhiều ở khâu nào. Xem xét hàng tồn kho để biết được doanh nghiệp làm ăn tốt hay làm ăn trì trệ, hàng hóa, thành phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ tốt hay không. Phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra những kết luận chính xác. Muốn đưa ra kết luận chính xác về khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp cán bộ thẩm định phải có nhiều kinh nghiệm về ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động để có thể thấy được lượng hàng tồn kho như vậy có hợp lý hay không. Trên bảng 3.4, ta thấy tỷ lệ hàng tồn kho của Công ty quá cao, nhưng đã có xu hướng giảm trong năm 2011, điều này thể hiện năm 2011 Công ty kinh doanh tốt hơn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thấp hơn so với năm 2009, 2010. Đây là dấu hiệu đáng mừng của Công ty, là dấu hiệu cho một tương lai khả quan hơn.
+ Tài sản cố định: Tài sản cố định là tài sản có giá trị lớn và dự tính đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Tài sản cố định nhiều hay ít còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng mà đánh giá về khoản mục này. Nếu một doanh nghiệp sản xuất thì lượng tài sản cố định sẽ nhiều hơn doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Nhưng nếu tài sản cố định nhiều hơn bình thường mà doanh nghiệp không sử dụng hết công suất sẽ gây lãng phí nguồn lực dài hạn, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Nếu tài sản cố định thiếu không đủ đáp ứng sản xuất kinh doanh sẽ hạn chế khả năng sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần đầu tư thêm để mở rộng sản xuất. Cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ để xem xét có đầu tư cho doanh nghiệp về vốn hay không nhất là những khoản vay đầu tư tài sản cố định. Theo bảng 3.4, tài sản cố định của Công ty biến động không đều giữa các năm, năm 2010 tài sản giảm đi, nhưng đến năm 2011 tài sản của Công ty tăng nhiều, chiếm tỷ trong 10% tài sản, chứng tỏ Công ty đã đầu tư
nhiều tài sản năm 2011, số lượng này so với một công ty thương mại là hơi nhiều, công ty đầu tư chưa được hiệu quả.
- Về phần nguồn vốn: Là nguồn để tạo ra tài sản, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định xem xét về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, xem nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn nào là chủ yếu từ đó so sánh với cơ cấu tài sản để đưa ra nhận định về tính hợp lý của tài sản và nguồn vốn. Nguồn vốn dài hạn có đủ đầu tư tài sản dài hạn hay không, tài sản ngắn hạn được đầu tư hoàn toàn bằng nguồn vốn ngắn hạn hay có thêm nguồn vốn dài hạn. Từ đó đưa ra nhận định về sự vững chắc trong việc đầu tư của doanh nghiệp. Theo bảng 3.4 và 3.5, ta thấy tổng vốn dài hạn của Công ty khá cao so với tổng tài sản dài hạn của Công ty, chứng tỏ Công ty lấy vốn dài hạn để đầu tư ngắn hạn, điều này thể hiện công ty đầu tư khá vững chắc. Cụ thể nguồn vốn cần xem xét:
+ Các khoản phải trả: Là các khoản mà khách hàng đang chiếm dụng của các tổ chức khác, các khoản này lớn hay nhỏ đều có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình tài chính của khách hàng. Nếu khoản này lớn có thể là khách hàng chiếm dụng vốn tốt, khách hàng có uy tín trên thị trường nên được nợ tiền thời gian dài, nhưng cũng có thể khả năng thanh toán của khách hàng yếu, không có khả năng trả nợ cho nhà cung cấp. Nếu các khoản phải thu nhỏ chứng tỏ khách hàng chiếm dụng vốn không nhiều, có thể khách hàng không có uy tín lớn trên thị trường nên kỳ hạn thanh toán sớm hoặc cũng có thể khách hàng có khả năng thanh toán tốt nên thanh toán sớm cho nhà cung cấp. Chính vì rất nhiều khả năng có thể xảy ra nên cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ để đưa ra nhận định chính xác nhất. Theo bảng 3.5, Công ty có tỷ lệ các khoản phải trả khá thấp so với tổng tài sản và biến động không đều giữa các năm, tỷ lệ thấp chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán với nhà cung cấp nhanh, bên cạnh đó khả năng chiếm dụng vốn của Công ty là chưa cao.
+ Các khoản vay nợ ngân hàng: Khoản mục này rất quan trọng, để ngân hàng có cái nhìn bao quát nhất về quan hệ tín dụng của khách hàng với các ngân hàng khác. Nếu các khoản vay các ngân hàng khác lớn nhưng phù hợp với hoạt động
kinh doanh của khách hàng thì chứng tỏ khách hàng có uy tín đối với ngân hàng, nhưng nếu khách hàng vay nhiều, không phù hợp với quy mô và hoạt động kinh doanh của mình thì phải xem xét lại việc tài trợ thêm cho khách hàng này. Đặc biệt khoản mục này có thể so sánh với kết quả dư nợ tại ngân hàng của trung tâm thông tin tín dụng để có thể kiểm tra báo cáo tài chính của khách hàng có chính xác hay không, và xem xét về tình trạng nợ quá hạn của khách hàng tại các ngân hàng khác như thế nào, từ đó có thể đánh giá được khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng. Theo bảng 3.5, ta thấy các khoản nợ ngân hàng của Công ty khá cao, đặc biệt năm 2010 tỷ lệ này chiếm đến 68% nguồn vốn, vay nợ nhiều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đễ dẫn đến vỡ nợ. Nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này đã giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ vẫn còn cao. Đây là môt điểm đáng lưu ý về Công ty, tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu ngân hàng cho Công ty vay vốn.
+Vốn chủ sở hữu: Xem xét vốn chủ sở hữu của khách hàng để biết được mức độ đầu tư vào doanh nghiệp như thế nào, nguồn lực tài chính của công ty như thế nào, vốn tự có của khách hàng trong các dự án kinh doanh là bao nhiêu. Vốn chủ càng nhiều thì độ an toàn của vốn càng cao. Xem xét sự bất thường của việc tăng trưởng vốn chủ cũng là một vấn để quan trọng cần lưu ý. Theo bảng 3.5, vốn chủ sở hữu của công ty cũng biến động thất thường, năm 2010 chỉ tiêu này rất thấp, nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, chiếm 34% tổng nguồn vốn, tỷ lệ này không quá thấp, nhưng chưa được cao, vẫn tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.
- Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, muốn xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nào cán bộ tin dụng cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng.
+ Doanh thu: Doanh thu bán hàng phản ánh khả năng tiêu thụ hàng hóa của khách hàng. Mặc dù doanh thu cao lợi nhuận chưa chắc đã cao nhưng doanh thu
cao thì có thể kỳ vọng lợi nhuận sẽ cao. Doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ hàng hóa tốt, hàng hóa của doanh nghiệp được biết đến rộng rãi...Tốc độ tăng trưởng của doanh thu cho biết tốc độ tiêu thụ của hàng hóa, nếu tốc độ cao chứng tỏ khả năng sản xuất của khách hàng tăng, khả năng tiêu thụ tăng. Cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định (gọi chung là cán bộ ngân hàng) cần quan tâm đến chỉ tiêu này để có căn cứ cho vay với những khách hàng vay hạn mức hoặc ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo bảng 3.3, Doanh thu của Công ty tăng dần theo năm, năm 2011 đã tăng hơn 37% so với năm 2011, con số này cho thấy Công ty có xu hướng phát triển.
+ Chi phí: Là khoản mục phản ánh những gì doanh nghiệp cần phải đầu tư để phục vụ sản xuất kinh doanh. Nhìn vào khoản mục chi phí cán bộ ngân hàng có cái nhìn khái quát về quy mô hoạt động của doanh nghiệp, song doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào doanh thu. Nếu doanh thu thấp mà chi phí cao thì doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, khả năng tiết kiệm chi phí chưa cao. Xem xét quy mô của chi phí để đánh giá khách hàng, xem xét quy mô đầu tư của khách hàng từ đó làm căn cứ ra quyết định cho vay. Theo bảng 3.3, ta thấy chi phí của Công ty nhìn chung tăng giảm không đều, năm 2010 có nhiều khoản mục chi phí, nên tỷ lệ chi phí cao hơn, đến năm 2011 chi phí vẫn tăng, tuy nhiên chi phí tăng không nhiều bằng doanh thu tăng, từ đó làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên, đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty.
+ Lợi nhuận là phần dư ra của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, tốc độ tăng của doanh thu cần cao hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận mới tăng, do đó muốn lợi nhuận tăng thì doanh nghiệp tích cực trong việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận mới có thể tăng được. Muốn đánh giá mức lợi nhuận của khách hàng cán bộ ngân hàng cần xem xét các nhân tố làm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng hay giảm, từ đó thấy được xu thể phát triển của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận của doanh nghiệp có tăng trưởng tốt, đủ trả lãi vay ngân hàng và phát triển được doanh nghiệp thì mới là khách hàng tốt, có tiềm lực phát triển.
Sau khi đánh giá riêng lẻ từng chỉ tiêu, cán bộ thẩm định cần sâu chuỗi các kết luận lại với nhau để thấy được toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp, có được những rủi ro tiềm ẩn và những cơ hội phát triển của doanh nghiệp làm căn cứ để đưa ra quyết định tài trợ của ngân hàng. Theo bảng 3.3, lợi nhuận của biến động không đều. Năm 2010, Công ty chưa biết tiết kiệm chi phí, đẫn đến chi phí cao làm cho lợi nhuận giảm hơn so với năm 2009, năm 2011 lợi nhuận của Công ty có phần khả quan hơn, lợi nhuận khá cao nhưng chỉ chiếm 1% doanh thu, chứng tỏ lợi nhuận vẫn chưa cao.
Vậy, qua phân tích tổng quát các chỉ tiêu tài chính cơ bản, ta thấy Công ty