Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 34 - 37)

báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó tiến hành phân tích mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

a. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.

Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trước hết xác định sự biến động của từng chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng đến (bởi đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp). Tìm hiểu nguyên nhân tác động đến sự biến động của từng chỉ tiêu, từ đó đưa ra những đánh giá phù hợp về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.

b. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán [22, tr234]

Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán

= Lợi nhuận gộp về bán hàng Giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn ngày hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.

Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng [22, tr235]

Tỷ suất sinh lời của chi phí hàng bán

= Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng.

Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp [22, tr235]

Tỷ suất sinh lời của chi phí

quản lý doanh nghiệp = Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nhìn vào những tỷ suất phản ánh sự kiểm soát chi phí của doanh nghiệp giúp ngân hàng thấy được việc kiểm soát chi phí của khách hàng có tốt hay không, sử dụng chi phí đã hợp lý để từ đó xem xét về việc cho vay vốn của ngân hàng tại vì nếu một doanh nghiệp không kiểm soát tốt chi phí thì sẽ không thể thu được lợi nhận cao, nếu chi phí không kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới thua lỗ.

c. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanhi Tỷ suất sinh lời của doanh thu [22, tr190]

Tỷ suất sinh lời của doanh thu

= Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu (DTT)

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt.

Doanh nghiệp muốn tốc độ tăng của lợi nhuận cao thì tốc độ tăng của doanh thu phải nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí, do đó doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất để tăng lợi nhuận và đó cũng là một trong những căn cứ để ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn để

mở rộng sản xuất và ngược lại.

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu [22, tr223]

Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE)

= Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời của tài sản [22, tr191]

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

= Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản thì thu được bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sự dụng tài sản tốt, doanh nghiệp nên đâu tư chiều rộng, mở rộng sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cũng làm căn cứ cho ngân hàng để xem xét việc đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 34 - 37)