chính của doanh nghiệp
a. Phân tích khái quát tình hình tài chính
Trước tiên, cán bộ tín dụng cần có cái nhìn bao quát tình hình tài chính của doanh nghiệp về tất cả các mặt, từ đó nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh về tài chính của doanh nghiệp, nhìn thấy được rủi ro ẩn chứa trong doanh nghiệp để làm cơ sở ra quyết định phù hợp với doanh nghiệp.
* Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản và nguồn vốn
- So sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản và nguồn vốn (cả về số tuyệt đối và tương đối) để xác định sự biến động của tài sản và nguồn vốn. Qua đó đánh giá chung nhất về quy
mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó xác định được việc tăng giảm đó ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, có nên đầu tư thêm vào doanh nghiệp hay không.
- Xác định tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng tài sản cũng như trong tổng quy mô chung để thấy được việc phân bổ tài sản là hợp lý hay không?
- So sánh giữa cuối kỳ với đầu năm (cả về số tuyệt đối và tương đối) của từng loại nguồn vốn để thấy được tổng nguồn vốn tăng hay giảm là do nợ phải trả hay do nguồn vốn chủ sở hữu.
- Xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn cũng như trong tổng quy mô chung để thấy được chính sách tài chính của công ty, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó còn cho ta thấy được khả năng tự chủ hay phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh sự biến động của tỷ trọng từng loại tài sản cũng như từng loại nguồn vốn.
* Xem xét mối quan hệ cân đối của tài sản và nguồn vốn
- Xem xét mối quan hệ giữa: Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản dài hạn với Nguồn vốn chủ sở hữu (1).
+ Nếu mối quan hệ trên xảy ra dấu “=” chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ để trang trải các tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng.
+ Nếu vế trái (1) < vế phải (1) chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thừa để bù đắp, trang trải cho các tài sản sử dụng nên đã bị chiếm dụng.
+ Nếu vế trái (1) > vế phải (1) chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ để bù đắp, trang trải cho các tài sản sử dụng nên phải vay mượn.
- Xem xét mối quan hệ: Nguồn vốn chủ sở hữu + Các khoản vay ngắn hạn và
dài hạn với Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản dài hạn (2).
+ Nếu vế trái (2) = vế phải (2), doanh nghiệp đủ nguồn để bù đắp, trang trải cho các tài sản sử dụng.
+ Nếu vế trái (2) > vế phải (2), doanh nghiệp đã để chiếm dụng vốn (không có lãi, mà việc chiếm dụng vốn này tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp), trong khi đó doanh nghiệp cũng phải đi vay (phải trả lãi).
+ Nếu vế trái (2) < vế phải (2), do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp đã đi chiếm dụng vốn.
- Xem xét mối quan hệ: Nợ ngắn hạn với tài sản ngắn hạn. Hoặc: Tài sản dài
hạn với Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn (3).
+ Nếu vế trái (3) = vế phải (3), thì việc tài trợ này hoàn toàn mang lại sự ổn định về mặt tài chính. Bởi vì công ty đã dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho các tài sản sử dụng dài hạn và dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản sử dụng ngắn hạn.
+ Nếu vế trái (3) < vế phải (3), có nghĩa là nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài sản dài hạn. Phần thừa này công ty đã dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốt.
+ Nếu vế trái (3) > vế phải (3), có nghĩa là nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Phần thiếu này công ty đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ. Như vậy khả năng thanh toán nhanh của công ty là yếu. Bởi vì chỉ có tài sản ngắn hạn mới có thể chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn để trả nợ.
Từ đó ngân hàng có thể biết được doanh nghiệp có cần thiết phải đi vay vốn ngân hàng hay không, đi vay như vậy có khoa học không, và doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả cho ngân hàng hay không, lấy cơ sở cho việc ra quyết cho vay hay không cho vay, vay với hình thức nào và vay bao nhiêu là phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
b. Phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp. * Phân tích chính sách huy động vốn của doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu chính là vốn góp của các cổ đông. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ. Tự tài trợ bằng nguồn lợi nhuận không chia là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì doanh nghiệp giảm chi phí, giảm bớt sự lệ thuộc từ bên ngoài... Nếu công ty cổ phần tự tài trợ bằng chính sách này thì một mặt sẽ khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ được nhận phần cổ tức nhỏ hơn, nếu tỉ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi
ròng không đủ hấp dẫn thì giá cổ phiếu có thể giảm sút. Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu thường, có thể phát hành cổ phiếu ưu đãi...
Đối với các nguồn vốn vay gồm: nguồn vốn tín dụng của ngân hàng và tín dụng thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng lựa chọn phương án huy động vốn nào tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ khác nhau.
Nhìn vào phương án huy động vốn của doanh nghiệp mà ngân hàng đánh giá được doanh nghiệp sử dụng vốn nào là chủ yếu, vốn vay của ngân hàng chiếm số ít hay nhiều, doanh nghiệp đã và đang vay vốn của bao nhiêu ngân hàng, tình hình trả nợ vay như thế nào để có những phương án cho vay hợp lý.
* Phân tích chính sách tài trợ
Chính sách tài trợ là cơ sở của việc tạo vốn, trong đó chỉ ra các hướng cơ bản trong việc xác định nguồn vốn, số lượng và thời hạn huy động vốn. Chính sách tài trợ lấy việc tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn làm mục tiêu, trên cơ sở tôn trọng các ràng buộc chiến lược về cấu trúc vốn để hạn chế chi phí điều hành cũng như ràng buộc về quy mô phát triển và quan hệ với môi trường. Vì thế chính sách tài trợ cần được nghiên cứu kỹ khi đưa ra các quyết định về việc tài trợ vốn và điều cơ bản là xác định tỷ trọng huy động vốn trong từng nguồn khác nhau. Nói khác đi là xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn.
Để phân tích người ta so sánh chi phí vốn bình quân trong chính sách tài trợ với chi phí vốn bình quân năm trước để xác định chênh lệch từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến chênh lệch, đặc biệt cần đề cập đến những lý do khiến doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ có chi phí vốn cao.
Khi phân tích chính sách tài trợ cần xác định phần nguồn vốn nào tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nhu cầu tài trợ của chu kỳ sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn được gọi là vốn lưu chuyển
Phân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn:
Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp dư thừa vốn dài hạn. Đây là dấu hiệu an toàn đối với doanh nghiệp.
Nếu nguồn vốn dài hạn > tài sản dài hạn thì doanh nghiêp không có vốn lưu chuyển. Việc nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã dùng một phần nguồn vốn dài hạn để sử dụng trong ngắn hạn. Đây là chính sách tài trợ không đem lại sự ổn định và an toàn, tình hình tài chính của doanh nghiệp không lành mạnh...
Nhìn vào chính sách tài trợ của khách hàng mà ngân hàng có thể đánh giá được là khách hàng sử dụng chính sách tài trợ an toàn hay không, để đánh giá về việc cho vay vốn có an toàn hay không, có nên cho vay hay không.