Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 89 - 97)

CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank

hàng vay vốn tại SeABank

4.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn tại SeABank vốn tại SeABank

4.2.1.1. Giải pháp nguồn nhân lực

Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì nguồn nhân lực càng được chú trọng hơn, đặc biết trong ngành ngân hàng tài chính thì nguồn nhân lực lại càng quan trọng. Con người là tài sản chính của ngân hàng, là chìa khóa mở ra thành công cho ngân hàng. Chính vì vậy mà đầu tư vào con người luôn được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. Tài sản chính này luôn phải được quan tâm, chăm sóc, đào tạo, khen

thưởng, kỷ luật để nguồn nhân lực ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, từ đó thúc đẩy các hoạt động của ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp và gặt hái được nhiều thành công lớn.

Chất lượng tín dụng có tốt hay không, kết quả phân tích tài chính khách hàng vay vốn có chính xác hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm đạo đức của cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng. Họ là những người trực tiếp tiếp cận với khách hàng, mời chào khách hàng tham gia sử dụng tín dụng tại ngân hàng, cũng là người thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá phân tích tài chính khách hàng và thẩm định phương án kinh doanh của khách hàng. Chính vì vậy mà cán bộ thẩm định cán bộ tín dụng cần có những kiến thức sâu rộng về tín dụng, thẩm định và phân tích, có những hiểu biết xã hội nhất định, có những kiến thức về các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, và phải nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội, thu hút các khách hàng tốt sử dụng tín dụng nói riêng và các dịch vụ ngân hàng nói chung để chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, nâng cao hơn nữa.

Muốn nguồn nhân lực nói chung và các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định nói riêng ngày càng lớn mạnh SeABank cần phải nâng cao hơn nữa các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bổ nhiệm, đãi ngộ …với cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. - Tuyển dụng: Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định là những vị trí đòi hỏi rất nhiều yếu tố về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, hiểu biết xã hội, nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế, nhanh nhạy trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm ra những yếu tố rủi ro trong quá trình phân tích. Do đó công tác tuyển dụng cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng cần phải xây dựng quy trình cẩn thận, kỹ càng sao cho đáp ứng được nhiều nhất các yếu tố cần thiết. Phải có những chính sách thu hút nhân tài từ nguồn nhân lực trẻ là các sinh viên khá gỏi, suất xắc của các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, để tận dụng những kiến thức được trang bị trong nhà trường và sự giỏi giang trong học tập nghiên cứu để khi đào tạo thực hiện những công việc thực tế trong ngân hàng nguồn nhân sự này sẽ sớm nắm bắt được và kết hợp với trình độ của mình để

có thể thực hiện công tác phân tích, thẩm định khách hàng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó nguồn nhân lực từ các ngân hàng khác hoặc các bộ phận khách của ngân hàng chuyển sang cũng cần tích cực tiếp nhận vì đây là nguồn nhân lực đã có kinh nghiệm làm việc, đã có những hiểu biết nhất định về ngân hàng nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Tuyển dụng đội ngũ này sẽ giảm bớt được công tác đào tạo về những kiến thức cơ bản và các kỹ năng làm việc và tận dụng được những kinh nghiệm, kiến thức mà họ đã tích lũy được. Nhưng cũng cần xem xét kỹ lý do thuyển chuyển và cần đánh giá trình độ kỹ trước khi tiếp nhận để có những nhân viên tốt đáp ứng được những điều kiện khắt khe của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó công tác tuyển dụng những cán bộ bổ trợ cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cũng cần phải tuyển dụng những người phù hợp để có thể hỗ trợ tốt nhất cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hoàn thành tốt nhất công việc của mình.

- Đào tạo: Khi đã tuyển được nhân lực đầu vào chất lượng cao SeABank cần

phải thiết kế chương trình đào tạo chuẩn để nguồn nhân lực này phát huy được hết khả năng của mình, cống hiến cho SeABank nhiều sáng kiến hay để SeABank ngày càng phát triển. SeABank đã có trung tâm đào tạo riêng, có nhiều chuyên gia giảng dạy cả trong và ngoài nước. Nhưng trung tâm đào tạo đó vẫn chưa phát huy được tác dụng của mình, trường trình đào tạo chưa theo quy chuẩn, chưa được xây dựng và kiểm tra chất lượng tốt, chưa đồng bộ và chuyên nghiệp nên nhân viên SeABank vẫn còn nhiều kiến thức chưa được trang bị, chưa có những hiểu biết chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như là những kiến thức về những lĩnh vực liên quan khác để phục vụ cho công việc của mình. Chính những bất cập đó mà chương trình đào tạo của SeABank cần được xây dựng lại một cách bài bản, phải kiểm tra chất lượng kỹ càng, phải bao quát tất cả các vị trí, với nội dung chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như bao quát về các hoạt động chính của ngân hàng nói chung và các kiến thức khác phục vụ cho công việc. Đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phải được chú trọng hơn, không chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ tại ngân hàng mà cần phải trang bị, cập nhật về những kiến thức xã hội, kiến thức về các ngành nghề kinh doanh trên thị trường, các luật lệ mới ban hành … để có những

kiến thức tổng hợp phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính khách hàng. Không chỉ đào tạo những cán bộ mới tuyển dụng mà cần có những chương trình đào tạo định kỳ cho các nhân viên cũ để nâng cao trình độ và kiến thức thực tế cho cán bộ nhân viên. Công tác đào tạo rất quan trọng, góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, góp phần vào sự phát triển của SeABank do đó chương trình đào tạo cũng như người đào tạo cần được chuẩn bị kỹ về số lượng và chất lượng. Các trương trình đào tạo phải được xây dựng bởi các chuyên gia có bề dày kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có những hiểu biết sâu rộng về các ngành nghề, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trên thị trường. Các chuyên gia đào tạo là một thành phần quan trọng trong công tác đào tạo nhân viên ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định nói riêng. Các chuyên gia này cần phải là những người có năng lực thực sự, có những kiến thức cần thiết, chuyên sâu, có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế để có thể đào tạo tốt nhất cho nhân viên, có thể trang bị cho nhân viên những kiến thức cần thiết, cập nhật những thông tin quan trọng để cán bộ thẩm định, cán bộ phân tích thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh công tác đào tạo tập trung thì cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng cần tự giác trau dồi kiến thức của mình trong quá trình công tác, không lệ thuộc quá nhiều vào chương trình đào tạo tại ngân hàng.

- Để đạt kết quả cao trong công tác thẩm định, phân tích tài chính khách hàng vay vốn, SeABank cần phân công công việc cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định một cách khoa học. Những cán bộ mới vào ngành, ít kinh nghiệm thực tế, những cán bộ trình độ chưa cao sẽ tiếp cận dần những khách hàng nhỏ, hoạt động kinh doanh đơn giản để có những kiến thức thực tế, sau đó dần dần sẽ tiếp cận những khách hàng phức tạp hơn. Phân công công việc cho các cán bộ cũng cần phải khoa học, tránh tình trạng quá tải với các cán bộ tín dụng vì nếu quá tải sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng. Đối với những cán bộ chưa hoàn thành tốt công việc của mình, những cán bộ trình độ kém không đáp ứng được công việc sẽ phải điều chuyển sang công việc khác phù hợp hơn. Công việc của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định khá phức tạp đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng tổng hợp nên sẽ có nhiều cán bộ không thể đáp ứng được, nếu không có sự thuyên chuyển hợp lý sẽ dẫn đến

rủi ro cho ngân hàng.

- Muốn nhân viên ngày càng nâng cao được trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm với công việc cần phải có những đánh giá phân loại và xếp hạng nhân viên một cách nghiêm minh. Để những người làm việc tốt phấn khởi phát huy điểm mạnh của mình, ngày càng nâng cao tay nghề, đưa ra những sáng kiến để phát triển SeABank, bên cạnh đó những nhân viên làm việc chưa hiệu quả, tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao, chưa trau dồi kiến thức, chưa hoàn thành công việc của mình cần có những kỷ luật, phê bình đúng đắn để các nhân viên này rút kinh nghiệm và làm việc tốt hơn. Cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định cần được đánh giá công việc thường xuyên thông qua các hình thức giám sát kiểm tra việc thực hiện thẩm định đánh giá khách hàng đến quá trình cho vay và theo dõi khách hàng sau khi cho vay. Thông qua các khâu thực hiện cho một khoản vay có thể đánh giá sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và công minh của cán bộ tín dụng, đánh giá được đạo đức nghề nghiệp mà cán bộ thể hiện. Việc kiểm tra đánh giá sẽ do các vị trí cao hơn thực hiện, phải thể hiện được sự khách quan và công bố công khai kết quả đánh giá. Công tác đánh giá này còn dựa trên các khoản vay mà cán bộ đã thực hiện, xem xét các khoản vay có quá hạn không, việc trả gốc lãi hàng tháng của khách hàng có đều đặn không từ đó cũng có thể đánh giá được phần nào chất lượng công việc của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định. Từ kết quả đánh giá để đưa ra chế độ khen thưởng kỷ luật phù hợp. Bên cạnh đó đãi ngộ của ngân hàng cho cán bộ cũng cần rõ ràng, phân minh, phải xây dựng khung lương thưởng rõ ràng đối với các trường hợp để phù hợp với trình độ và công việc của cán bộ.

4.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính khách hàng

Nội dung phân tích là yếu tố khá quan trọng trong công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Nội dung phân tích có đầy đủ, khoa học thì phân tích mới phát huy được tác dụng của mình, mới đánh giá được khách hàng đúng đắn nhất và dự đoán được tương của khách hàng vay vốn. Tuy đã đầu tư nhiều trong công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn nhưng phần nội dung phân tích thì còn khá nhiều hạn chế, cần được cải thiện để hoàn thiện hơn công tác phân tích khách hàng vay

vốn tại SeABank.

Trước tiên, phải nói đến việc lựa chọn những chỉ tiêu vào phân tích tài chính khách hàng. Hiện tại việc lựa chọn này phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng của ngân hàng mà chưa có quy định cụ thể, khiến việc phân tích chưa đồng bộ giữa các cán bộ khác nhau, giữa các chi nhánh. Vì thế mà đánh giá phân loại khách hàng còn nhiều điểm chưa thống nhất. SeABank cần phải xây dựng bảng các tiêu chí cần đưa vào phân tích cụ thể. Việc lựa chọn này có thể cho toàn bộ các khách hàng hoặc phân chia theo các ngành nghề nhất định. Ngoài ra, để phát huy tính sáng tạo của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng, dựa vào cách nhìn nhận rủi ro của mình mà cán bộ có thể lựa chọn thêm các chỉ tiêu khác để đưa vào phân tích. Cách làm này vừa phát huy được cái nhìn chủ quan của cán bộ vừa tuân theo những quy định chung của ngân hàng, tạo nên tính đồng bộ trong công tác phân tích của khách hàng.

Thứ hai, là về đánh giá và nhận xét trong nội dung phân tích. Hiện tại các chỉ số đưa vào phân tích chưa có mức sàn và mức trần cụ thể, là giới hạn cho phép của các chỉ số để cán bộ ngân hàng có thể dựa vào đó mà đưa ra ý kiến của mình. SeABank cần phải xây dựng những mức trần và sàn cụ thể về các chỉ tiêu tài chính bắt buộc phải phân tích, các mức trần và mức sàn này được xây dựng cho từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau, sao cho phù hợp với đặc điểm của các ngành nghề đó. Có mức giới hạn trên hoặc dưới giúp cho ngân hàng vừa kiểm soát được rủi ro vừa giúp cho cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Nhưng việc đặt mức sản và mưc trần cho các chỉ số là khá khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ và sự tổng hợp nhiều kiến thức thực tế. SeABank cần đầu tư nhiều cho công tác nghiên cứu và xây dựng hệ thống mức trần sàn hợp lý nhất.

Thứ ba, các chỉ tiêu đưa vào phân tích cho một khách hàng cần được theo dõi cập nhật định kỳ, từ đó có những đánh giá so sánh các chỉ tiêu theo các mốc thời gian để đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn nhất về sự phát triển của khách hàng, về sự biến động của các chỉ tiêu. Dựa vào kết quả này ngân hàng có thể đánh

giá được những dự đoán của cán bộ trước đây là đúng hay sai, và từ đó đưa ra những dự đoán về tiếp về tương lai của khách hàng chính xác hơn. Ngân hàng nên thể hiện các chỉ tiêu này lên biểu đồ để có thể quan sát đễ dàng hơn xu thế phát triển của các chỉ tiêu. Dựa vào đó mà có thể đánh giá được sự ổn định và phát triển của khách hàng.

Nội dung phân tích là rất quan trọng, cần xây dựng nội dung phân tích cụ thể, khoa học không chỉ phát huy được tác dụng của phân tích tài chính khách hàng mà còn đảm bảo thời gian cho phép để không mất nhiều thời gian trong việc phân tích, đảm bảo giải ngân cho khách hàng nhanh nhất, phục vụ khách hàng tốt nhất.

4.2.1.3. Giải pháp về phương pháp phân tích

Muốn chất lượng phân tích tốt, công tác phân tích phát huy được hết tác dụng của mình thì cần phải có những phương pháp phân tích hiệu quả. SeABank cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích để cho kết quả chính xác nhất. Sử dụng các phương đang sử dụng kết hợp với phương pháp Dupont để phân tích sự biến động của các chỉ số tài chính và nguyên nhân đẫn đến sự biến động đó để có cái nhìn tổng quát cũng như chi tiết về tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

4.2.2.4. Giải pháp về thông tin phân tích tài chính khách hàng

Vì thị trường mục tiêu của SeABank là thị trường bán lẻ nên các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài liệu để phân tích khách hàng vay vốn chủ yếu là do khách hàng cung cấp, trong khi đó các doanh nghiệp này chưa có hệ thống kế toán hoàn thiện, còn rất nhiều sai sót, bên cạnh đó lại có rất ít tài liệu trên phương tiện thông tin đại chúng về khách hàng. Do đó muốn có tài liệu phân tích chính xác hơn, cán bộ ngân hàng cần kiểm tra kỹ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bằng cách kiểm tra thực tế khách hàng, xem xét công tác kế toán tại khách hàng để đánh giá độ chính xác về tài liệu mà khách hàng cung cấp. Từ đó mà có cái nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng,

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á (Trang 89 - 97)