Tính cấp thiết của đề tài Thời Xuân Thu, Tôn Tử đã từng nói “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi”, có nghĩa là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đó là một trong những điều mà tất cả các nhà cầm quân của thời phong kiến đều thuộc nằm lòng. Ngày nay, con người kinh doanh hiện đại không chỉ biết đến công nghệ thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đàm phán chuyên nghiệp…mà hầu hết những giám đốc điều hành lớn trên thế giới đều coi binh pháp Tôn Tử là cẩm nang của nghệ thuật quản lý. Xét về mặt bản chất, thương trường cũng không khác chiến trường là mấy. Khi một doanh nghiệp sinh ra nó có thể trở thành nguyên nhân khiến một doanh nghiệp khác biến mất trên thị trường, hoặc nó sẽ bị các doanh nghiệp khác tiêu diệt. Điều này ngày càng được minh chứng rõ ràng hơn trong không gian và thời gian hiện nay, khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Để bảo vệ mình, các doanh nghiệp không chỉ phải nhanh nhạy mà còn phải hiểu rõ thực lực của mình, bởi mỗi quyết định sai lầm, đưa ra bởi những nhận định sai lầm có thể phải trả giá bằng sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, phân tích tài chính được xem là công cụ để nhà quản trị nhận định được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình để có những quyết định phù hợp nhất, bảo toàn và phát triển doanh nghiệp. Không chỉ các đối thủ cạnh tranh, bạn hàng mới quan tâm đến năng lực cạnh tranh và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các mối quan hệ của doanh nghiệp với thế giới bên ngoài đã trở nên phức tạp hơn nhiều bởi sự phát triển của các tổ chức tài chính khiến doanh nghiệp và các tổ chức tài chính liên quan chặt chẽ với nhau bởi những mối ràng buộc tín dụng, đầu tư…tất cả những mối quan hệ đó được người ta thiết lập dựa trên sự hiểu biết về năng lực của nhau để bảo toàn và phát triển đồng vốn đầu tư của mình. Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp được xem như một biện pháp nghiệp vụ để các đối tác trên thị trường tìm hiểu lẫn nhau trước khi ra quyết định hợp tác hay không hợp tác với doanh nghiệp. Đặt trong mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan đó, phân tích tài chính thực hiện khách quan việc cung cấp thông tin để xác định chiều hướng vận động của các nguồn lực bên trong doanh nghiệp cho chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp và cho phép nhà đầu tư, chủ nợ nhìn nhận được những thế mạnh hay điểm yếu của doanh nghiệp trước khi có những quyết định liên quan đến mình. Do đó, phân tích tài chính tài chính trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại ngày nay. Là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, công ty xi măng Hoàng Mai có thể được xem là điểm sáng đối với công tác thu ngân sách cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự ra đời và phát triển của một loạt các nhà sản xuất và cung ứng xi măng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cùng với sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc và Thái Lan, Công ty xi măng Hoàng Mai đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, với mong muốn cung cấp thêm thông tin về tình hình tài chính của đơn vị, giúp nhà đầu tư, những cá nhân, tổ chức liên quan có cái nhìn khách quan, trung thực và cuối cùng là ra quyết định chính xác với chủ thể là Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai” làm đề tài nghiên cứu của mình.
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sản lượng, doanh thu và lợi nhuận thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 3.2: Phân tích tài sản thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 3.3: Phân tích nguồn vốn thời kỳ 2008-2010Error: Reference source not found Bảng 3.4: Hệ số biểu diễn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 3.5: Tóm tắt phân tích lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2008-2010 Error: Reference source not found Bảng 3.6: Bảng phân tích các tỷ số dòng tiền Error: Reference source not found Bảng 3.7: Tổng hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Error: Reference source not found Bảng 3.8: Bảng phân tích tính thanh khoản Error: Reference source not found Bảng 3.9 Bảng phân tích hiệu quả hoạt động Error: Reference source not found Bảng 3.10: Bảng phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Error: Reference source not found Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu tài chính trên TTCK Error: Reference source not found BIỂU ĐỒ Biểu 3.1: Biểu đồ sản lượng, doanh thu, lợi nhuận trong thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Biểu 3.2: Biến động tài sản thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Biểu 3.3: Biến động nguồn vốn thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Biểu 3.4 Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm 2008-2010 Error: Reference source not found Biểu 3.5: Doanh thu thuần, lợi nhuận thuần và lợi nhuận kế toán trước thuế thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found Biểu 3.6: Biến động doanh thu thuần và các chi phí thời kỳ 2008-2010 Error: Reference source not found SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thời Xuân Thu, Tôn Tử đã từng nói “Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi”, có nghĩa là “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, đó là một trong những điều mà tất cả các nhà cầm quân của thời phong kiến đều thuộc nằm lòng. Ngày nay, con người kinh doanh hiện đại không chỉ biết đến công nghệ thông tin, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đàm phán chuyên nghiệp…mà hầu hết những giám đốc điều hành lớn trên thế giới đều coi binh pháp Tôn Tử là cẩm nang của nghệ thuật quản lý. Xét về mặt bản chất, thương trường cũng không khác chiến trường là mấy. Khi một doanh nghiệp sinh ra nó có thể trở thành nguyên nhân khiến một doanh nghiệp khác biến mất trên thị trường, hoặc nó sẽ bị các doanh nghiệp khác tiêu diệt. Điều này ngày càng được minh chứng rõ ràng hơn trong không gian và thời gian hiện nay, khi mà tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Để bảo vệ mình, các doanh nghiệp không chỉ phải nhanh nhạy mà còn phải hiểu rõ thực lực của mình, bởi mỗi quyết định sai lầm, đưa ra bởi những nhận định sai lầm có thể phải trả giá bằng sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, phân tích tài chính được xem là công cụ để nhà quản trị nhận định được thế mạnh cũng như điểm yếu của mình để có những quyết định phù hợp nhất, bảo toàn và phát triển doanh nghiệp. Không chỉ các đối thủ cạnh tranh, bạn hàng mới quan tâm đến năng lực cạnh tranh và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các mối quan hệ của doanh nghiệp với thế giới bên ngoài đã trở nên phức tạp hơn nhiều bởi sự phát triển của các tổ chức tài chính khiến doanh nghiệp và các tổ chức tài chính liên quan chặt chẽ với nhau bởi những mối ràng buộc tín dụng, 1 đầu tư…tất cả những mối quan hệ đó được người ta thiết lập dựa trên sự hiểu biết về năng lực của nhau để bảo toàn và phát triển đồng vốn đầu tư của mình. Do đó, phân tích tài chính doanh nghiệp được xem như một biện pháp nghiệp vụ để các đối tác trên thị trường tìm hiểu lẫn nhau trước khi ra quyết định hợp tác hay không hợp tác với doanh nghiệp. Đặt trong mối liên hệ giữa doanh nghiệp và các bên liên quan đó, phân tích tài chính thực hiện khách quan việc cung cấp thông tin để xác định chiều hướng vận động của các nguồn lực bên trong doanh nghiệp cho chủ sở hữu doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp và cho phép nhà đầu tư, chủ nợ nhìn nhận được những thế mạnh hay điểm yếu của doanh nghiệp trước khi có những quyết định liên quan đến mình. Do đó, phân tích tài chính tài chính trở thành một công cụ không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời đại ngày nay. Là một doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, công ty xi măng Hoàng Mai có thể được xem là điểm sáng đối với công tác thu ngân sách cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự ra đời và phát triển của một loạt các nhà sản xuất và cung ứng xi măng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cùng với sự gia tăng sản phẩm nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc và Thái Lan, Công ty xi măng Hoàng Mai đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn của nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, với mong muốn cung cấp thêm thông tin về tình hình tài chính của đơn vị, giúp nhà đầu tư, những cá nhân, tổ chức liên quan có cái nhìn khách quan, trung thực và cuối cùng là ra quyết định chính xác với chủ thể là Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2 1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Là một hoạt động thực sự cần thiết cho việc điều hành, quản lý doanh nghiệp cũng như các hoạt động đầu tư, việc cung cấp cho người đọc một báo cáo phân tích đầy đủ là điều quan trọng. Để học hỏi và rút kinh nghiệm cho luận văn của mình, tôi xin được đưa ra một vài nhận xét và cho một số luận văn cùng thực hiện đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp: Luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long” của tác giả Trần Văn Tuấn, Đại học Kinh tế quốc dân, do PGS.TS Phạm Quang hướng dẫn. Luận văn của tác giả Trần Văn Tuấn đã cung cấp cho người đọc được những thông tin về tình hình tài chính tại công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long, bao gồm các thông tin khái quát về tình hình tài chính, các chỉ số tài chính, các chỉ số về khả năng hoạt động, về đòn bẩy và cơ cấu tài sản, các tỷ số sinh lợi của tài sản của công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long. Theo đó, tác giả Trần Văn Tuấn đã chỉ ra được sự biến động của các chỉ số tài chính, sự thay đổi của nguồn vốn cũng như tài sản của công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long qua thời kỳ nghiên cứu của mình. Từ đó, tác giả đã đưa ra những nhận xét khách quan, hỗ trợ cho việc điều hành và quản lý của ban quản trị công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long. Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp thiết thực, giúp cho các nhà quản trị công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long có thể vận dụng để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát tình hình tài chính của đơn vị mình. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được đó, tác giả Trần Văn Tuấn khi nghiên cứu và phân tích tài chính công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long còn chưa phân tích sự lưu chuyển của dòng tiền của công ty này. Luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Traphaco” của tác giả Phùng Thị Hồng Nhung, Đại học Kinh tế quốc dân, do PGS.TS Phạm Quang hướng dẫn. 3 Luận văn của tác giả Phùng Thị Hồng Nhung đã cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của công ty cổ phần Traphaco, bao gồm các nội dung về tổng quan tình hình tài chính, cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn, sự đảm bảo của nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ, hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Traphaco. Dựa vào các kết quả phân tích, tác giả Phùng Thị Hồng Nhung đã đưa ra một bộ giải pháp khá đầy đủ, kiện toàn và bổ sung cho những điểm yếu trong hoạt động tài chính của công ty cổ phần Traphaco, bao gồm các giải pháp về mặt tài chính cụ thể và một số các giải pháp về mặt tổ chức trong công ty cổ phần Traphaco. Tuy nhiên, luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính của công ty cổ phần Traphaco” của tác giả Phùng Thị Hồng Nhung còn có điểm chưa hoàn thiện bởi vì công ty cổ phần Traphaco là một công ty cổ phần đã niêm yết nhưng tác giả chưa đưa ra được những đánh giá cũng như nhận xét của mình về tỷ lệ lãi trên mỗi cổ phiếu nhằm thỏa mãn những băn khoăn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán khi thực hiện tham khảo những phân tích tài chính về công ty cổ phần Traphaco của tác giả. Luận văn “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần MCO Việt Nam” của tác giả Lê Hồng Nhung, Đại học Kinh tế quốc dân, do PGS.TS Phạm Quang hướng dẫn. Trong luận văn của mình, tác giả Lê Hồng Nhung đã có những phân tích rất chi tiết, cung cấp cho người đọc những thông tin tổng quan và những số liệu phân tích đầy đủ về thực trạng tài chính của công ty cổ phần MCO Việt Nam.Theo đó, tác giả đã có những đánh giá sát sao với tình hình tài chính, các điểm mạnh và điểm yếu trong vấn đề tài chính của công ty cổ phần MCO Việt Nam. 4 Tuy nhiên, trong luận văn thạc sỹ “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần MCO Việt Nam” của mình, tác giả Lê Hồng Nhung mặc dù đã đưa ra được một hệ thống các giải pháp cho tình hình tài chính tại công ty cổ phần MCO Việt Nam nhưng lại theo phương hướng phấn đấu trong năm 2011. Điều này làm cho người đọc hơi băn khoăn vì có thể những giải pháp này chỉ mang tính tạm thời trong năm 2011. Đồng thời, mặc dù đã có những nhận xét rất xác đáng khi phân tích các chỉ tiêu tài chính nhưng tác giả Lê Hồng Nhung vẫn chưa đưa ra những giải pháp cụ thể cho một số chỉ tiêu mà theo tác giả là đang có diễn biến xấu đi như chỉ tiêu về sức sinh lợi của tài sản cố định, chỉ tiêu về khả năng thanh toán… Qua nghiên cứu một số luận văn nêu trên, thừa nhận những đóng góp và hiệu quả mà các nghiên cứu đó đạt được nhưng tác giả cũng nhận thấy rằng nghiên cứu phân tích tài chính của một doanh nghiệp không đơn giản chỉ là phân tích một hoặc một nhóm chỉ số, mà còn cho người đọc thấy được sự liên hệ giữa các chỉ số đó, cho phép người đọc phân tích được nguyên nhân và nguồn gốc của những thay đổi, từ đó có được cái nhìn tổng quan nhất về vận động tài chính của doanh nghiệp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Trên cở sở hết sức coi trọng giá trị của việc nghiên cứu phân tích tài chính doanh nghiệp, luận văn đặt ra những mục tiêu cụ thể như sau: - Cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại tại các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp là công ty cổ phần. - Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, cung cấp cho người đọc, đặc biệt là người có liên quan đến Công ty, các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của Công ty, từ đó các cá nhân có thể tự mình đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng có lợi nhất cho bản thân mình. 5 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Đặt ra cho mình những vấn đề liên quan đến việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp cho người đọc những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đồng thời kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, tác giả đã tập trung trả lời cho các câu hỏi sau: - Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp? - Vận dụng lý luận vào phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai như thế nào? - Kiến nghị giải pháp có thể áp dụng để là tăng tính hiệu quả của hoạt động tài chính tại công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai như thế nào? 1.5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: luận văn tập trung nghiên cứu tại Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai. Phạm vi thời gian: để có cái nhìn tổng quát và toàn diện về tình hình tài chính của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu số liệu dựa trên báo cáo tài chính và các tài liệu khác có liên quan của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích khoa học, tư duy biện chứng để phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp vì vậy phân tích tài chính lấy phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật làm nền tảng để phát triển các phương pháp phân tích nghiệp vụ của mình. Nội dung nghiên cứu của luận văn được phân tích theo từng chỉ tiêu tài chính, kết hợp với biểu diễn sự biến động của các chỉ tiêu thông qua hệ thống bảng, biểu để người đọc nắm bắt và so sánh được tình hình tài chính của đối 6 tượng nghiên cứu qua thời gian. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp các chỉ tiêu tỷ lệ với phương pháp phân tích Dupont để đánh giá sự liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau. Nguồn dữ liệu: luận văn chủ yếu sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính hằng năm của Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai với các cơ quan quản lý (Cơ quan Thuế, Sở Tài chính và các báo cáo này đã được chấp nhận qua thanh tra, kiểm tra thuế); các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thông tin trên các văn bản báo cáo với cơ quan quản lý và các nguồn dữ liệu khác có liên quan. 1.7 Ý nghĩa của luận văn Về mặt lý luận: Mặc dù phân tích tài chính doanh nghiệp là một đề tài không mới, nhưng “Phân tích tài chính tại công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai” đã hệ thống hóa cho người đọc những khái niệm, nội dung và cụ thể các phương pháp phân tích, nhằm giúp người đọc chỉ cần dựa vào tài liệu này cũng có thể thấy được tổng quát nội dung nghiên cứu của một báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp, cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và cần thiết để phục vụ cho việc đọc, hiểu một bản báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp bất kỳ. Về thực tiễn: Việc nghiên cứu phân tích tài chính một doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai cho phép người quan tâm có thể hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, phục vụ cho việc đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định một cách đúng đắn nhất của những cá nhân, tổ chức quan tâm đến doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai cũng có thể giúp bả than công ty và các doanh nghiệp khác trong ngành rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc điều hành và quản lý tài chính doanh nghiệp. 1.8 Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu “Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai” được chia làm bốn chương, bao gồm: 7 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong công ty cổ phần Chương 3: Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, giải pháp đề xuất và kết luận TÓM TẮT CHƯƠNG Chương 1 ‘Tổng quan về đề tài nghien cứu” tác giả đã chứng minh tầm quan trọng của việc nghiên cứu, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với chủ doanh nghiệp cũng như tất cả những người quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc tham khảo một số luận văn cùng đề tài, tác giả đã rút ra những kết quả đạt được và ưu, nhược điểm của các luận văn trước, đồng thời bổ sung định hướng cho mình thời gian và phạm vi nghiên cứu phân tích tài chính nhằm giới hạn và phân tích sâu hơn nữa các chỉ tiêu tài chính xung quanh công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, đáp ứng yêu cầu về mặt lý luận cũng như thực tiễn khi nghiên cứu phân tích tài chính một doanh nghiệp. Cuối cùng, chương này tổng quát kết cấu toàn bộ luận văn giúp người đọc định hướng và nắm rõ được kết cấu của đề tài. 8 [...]... thanh tra… 2.1.3 Sự cần thiết phân tích tài chính trong công ty cổ phần Công ty cổ phần là một thành phần kinh tế, nằm trong hệ thống các doanh nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Phân tích tài chính của công ty cổ phần nằm trong hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp Trong sự vận động của nền kinh tế thị trường, mỗi sự dịch chuyển của các nguồn lực tài chính công ty đều có thể ảnh hưởng đến... độc lập tài chính của công ty cổ phần [Phân tích báo cáo tài chính, trg 108, trg 128] Mức độ độc lập tài chính của công ty cổ phần được đánh giá dựa trên khả năng tự tài trợ các tài sản của công ty Bằng cách xem xét tỷ trọng của từng nguồn vốn của doanh nghiệp người ta có thể đánh giá được mức độ tự tài trợ (mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp đó) Đối với công ty cổ phần, mức độ độc lập tài chính. .. pháp phân tích khác Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình phân tích, nhà phân tích có thể sử dụng nhiều phương pháp khác như phương pháp phân tích hồi quy, phương pháp bảng, biều đồ,… 14 Khi phân tích, nhà phân tích có thể sử dụng một hoặc tổng hợp nhiều phương pháp phân tích cho phù hợp với mục tiêu phân tích 2.3 Nội dung phân tích tài chính trong công ty cổ phần 2.3.1 Phân tích khái quát tình tài. .. đối kế toán để phân tích tài chính doanh nghiệp 17 2.3.1.3 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của công ty cổ phần [Phân tích báo cáo tài chính, trg 107] Nguồn vốn của công ty cổ phần bao gồm các thành phần: Vốn chủ sở hữu: - Vốn chủ sở hữu của công ty là vốn góp của các cổ đông, bao gồm cổ đông điều hành và cổ đông không tham gia điều hành công ty Vốn vay: - Vốn vay của công ty là các khoản... các câu hỏi: - Công ty sử dụng vốn như thế nào? Cơ cấu tài sản có hợp lý không? Vốn của công ty tập trung vào các tài sản nào? Các nguồn tài trợ tài sản của công ty? Các nguồn mà công ty sử dụng có phù hợp với cơ cấu tài sản không? Biến động tài sản và nguồn vốn của công ty trong kỳ phân tích có hợp lý không? Sự thay đổi cơ cấu tài chính của công ty trong kỳ phân tích vẫn đảm bảo cho công ty duy trì một... chính tại công ty cổ phần là hoạt động phân tích cần đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu tài chính liên quan đến các cổ đông, vì đặc điểm của công ty cổ phần là có các cổ phần ưu đãi, được hưởng lãi suất ưu đãi của công ty dành cho các cổ đông nắm giữ các cổ phần này Phần còn lại dành cho các cổ đông thường, những cổ đông thường là người phải chịu nhiều rủi ro nhất trong các công ty cổ phần Do đó một quyết... mạnh 26 2.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần [Phân tích báo cáo tài chính, trg 178] 2.3.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty cổ phần Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cho phép người đọc báo cáo phân tích đánh giá được hiệu quả hoạt động của tài sản của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc đánh giá được năng suất hoạt động của tài sản, mức độ đóng góp của tài sản vào doanh... các công ty trong lĩnh vực sản xuất và thương mại có tình hình tài chính lành mạnh thì giá trị tỷ số thường bằng hoặc lớn hơn 40% [phân tích tài chính doanh nghiệp, trg148] - Tỷ số thời gian trả hết nợ dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp cần bao nhiêu năm để tạo ra đủ tiền từ HĐKD nhằm chi trả cho các khoản nợ dài hạn 2.5 Tổ chức phân tích tài chính công ty cổ phần Phân tích tài chính tại công. .. của công ty Đánh giá tình hình huy động vốn giúp người đọc báo cáo phân tích tài chính những thông tin về nguồn vốn của công ty từ vốn góp cổ đông hay từ các khoản vay nợ, cơ cấu của nguồn vốn đó như thế nào? Qua đó người đọc báo cáo phân tích tài chính có thể thấy được tính chủ động hay phụ thuộc về mặt tài chính của công ty Thực hiện việc đánh giá kết cấu vốn của doanh nghiệp, nhà phân tích tài chính. ..9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm, mục đích và sự cần thiết trong phân tích tài chính tại doanh nghiệp 2.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp [Giáo trình tài chính doanh nghiệp,trg 11] Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong . là ra quyết định chính xác với chủ thể là Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, tác giả quyết định chọn đề tài Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai làm đề tài nghiên cứu của. cứu và phân tích tài chính công ty cổ phần Sông Đà- Thăng Long còn chưa phân tích sự lưu chuyển của dòng tiền của công ty này. Luận văn thạc sỹ Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Traphaco”. nhất về phân tích tài chính doanh nghiệp trong kinh doanh hiện đại tại các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp là công ty cổ phần. - Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, cung