Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai (Trang 69)

II Nhóm chỉ tiêu hàng tồn kho

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ phân tích các chỉ tiêu cụ thể trên, ta có thể nhận thấy một số vấn đề trong tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai như

sau:

- Từ sau khi cổ phần hóa, tình hình kinh doanh của Công ty đạt tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt là ngay sau khi thay đổi hình thức sở hữu, Công ty đã có bước đột phá về doanh thu năm 2009. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố đầu vào như điện, xăng dầu và đặc biệt là tình hình phát triển của ngành xây dựng trong khi đó giá cả sản phẩm lại chịu sự điều tiết của nhà nước. Do đó, tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tất yếu chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố trên. Sự suy giảm doanh thu năm 2010 có thể hiểu một phần do ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra kéo dài cho tới hiện nay.

- Biểu 2 biểu diễn sự biến động tài sản của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai thời kỳ 2008-2010 cho thấy có sự giảm hàng tồn kho khi doanh thu tăng và sự gia tăng hàng tồn kho tương ứng khi doanh thu giảm. Đồng thời với nó là sự biến động tỷ lệ thuận các khoản phải thu và sự biến động ngược lại đối với chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền”.

- Biểu 3 cho thấy sự biến động lớn của chỉ tiêu “Nợ dài hạn” trong thời kỳ này. Theo đó, một phần của chỉ tiêu này bị giảm đi do Công ty dùng tiền thanh toán các khoản nợ dài hạn, đồng thời gia tăng các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, kết hợp với chỉ tiêu “hệ số tài nguồn tài trợ ổn định so với tài sản dài hạn” chỉ đạt 0.89 lần, chứng tỏ có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn không ổn định. Điều này có thể gây nguy hiểm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Kết hợp Bảng 2 và Bảng 3, cho thấy có sự không an toàn trong cơ cấu tài trợ tài sản của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai khi tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều so với tổng giá trị tài sản dài hạn. Hệ số tài trợ ổn định đã tổng hợp lên mức độ ổn định của các nguồn tài trợ, một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vay ngắn hạn có thể gây nên tình trạng mất an toàn cho tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Biểu 5 biểu diễn biến động của doanh thu và các khoản chi phí của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai trong giai đoạn 2008-2010 cho thấy có một sự bất hợp lý trong quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2010. Năm 2010 là năm có doanh thu thấp hơn so với năm 2009 tuy nhiên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng vọt so với năm 2009.

- Bảng 5 phân tích về tình hình lưu chuyển tiền tệ trong thời kỳ này cho thấy năm 2009 luồng tiền vận động rất tốt, kết quả luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương, tăng khả năng đầu tư vào các hoạt động khác. Việc thanh toán các khoản nợ vay trong năm 2009-2010 đã làm giảm luồng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ.

- Bảng 6 phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai, cho thấy khả năng tự tài trợ của Công ty khá thấp, khả năng thanh toán nhanh thấp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất với giá trị tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng tài sản, hệ số tự tài trợ thấp có thể dẫn tới những hậu quả rất lớn trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, khi sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ được, đặc biệt trong thời kỳ ngành xây dựng bị đình đốn thì cơ cấu tự tài trợ thấp là điều hết sức bất lợi cho doanh nghiệp.

- Bảng 6 cũng cho thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận các năm sau đều cao hơn so với năm 2008 nhưng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu lại giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu bị giảm qua các thời kỳ.

- Bảng 7 phân tích một số chỉ tiêu về tính thanh khoản của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai cho thấy số vòng quay chỉ tiêu “Các khoản phải thu” và chỉ tiêu “Các khoản phải trả” khá thấp ở các năm 2008 và 2010, có tăng ở năm 2009. Đồng thời, chỉ tiêu thời gian một vòng quay các năm 2008 và 2009 là khá lớn, trong đó thời gian Công ty chiếm dụng vốn của khách hàng lớn hơn thời gian Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Phân tích tại bảng này cũng cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công

ty rất thấp, đặc biệt thấp trong năm 2010, điều này cho thấy tình hình tài chính của Công ty trong thời gian này rất khó khăn, Công ty bị thiếu hụt các khoản tiền thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đối với các khoản nợ dài hạn, Công ty vẫn có khả năng thanh toán nhưng không cao.

- Bảng 8 phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, trong đó nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản đạt thấp. Mặc dù vậy, năm 2009 nhóm các chỉ tiêu này đã được cải thiện rõ rệt so với năm 2008. Năm 2010 mặc dù có sụt giảm so với năm 2009 nhưng không đáng kể, cho thấy tài sản đã được sử dụng có hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với nhóm chỉ tiêu hàng tồn kho đã có sự cải thiện đáng kể khi giảm thời gian một vòng quay hàng tồn kho từ 162 ngày năm 2008 xuống còn 99 ngày năm 2009 và tăng số vòng quay hàng tồn kho trong thời kỳ này một cách đáng kể, mặc dù chỉ số này có giảm ở năm 2010 nhưng so với năm 2009 là không đáng kể.

- Bảng 9 cho thấy chỉ tiêu về khả năng sinh lời tăng khi từ năm 2008 sang 2009, nhưng giảm từ năm 2009 sang năm 2010, trong đó giảm mạnh nhất là khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn.

- Bảng 11 cho thấy giá cổ phiếu của Công ty sau 2 năm niêm yết đã thấp hơn mệnh giá, tỷ số P/E của cổ phiếu Công ty khá thấp, cho thấy mức kỳ vọng của nhà đầu tư vào Công ty thấp, Công ty cần phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tăng giá trị cổ phiếu của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w