I- Các khoản phải thu dài hạn
2008 Cuối năm 2010 so
Cuối năm 2010 so với năm 2009 ± % ± % 1 2 3 4 5 6 7 8 1. Hệ số nợ so với tài sản 0,67 0,62 0,6 -0,05 -2% -0,02 -3% 2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,5 1,62 1,67 0,12 8% 0,05 3% 3. Hệ số tài sản so với chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính)
3.2 2,8 2,6 -0,38 12.67% -0,67 -25,5%
[Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu Báo cáo tài chính Công ty]
Nhìn vào bảng ta có thể thấy được tình hình tài chính tổng quát của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai trong giai đoạn này hoạt động tốt, hệ số nợ so
với tài sản giảm qua các năm, hệ số thanh toán tổng quát tăng theo các năm. Tuy nhiên, có sự thay đổi trong hệ số tài sản so với chủ sở hữu. Hệ số này giảm với tỷ lệ khá cao, chứng tỏ trong thời gian này có một số tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn không phải là chủ sở hữu.
Xem xét góc độ phân bổ nguồn tài trợ cho tài sản của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai:
Biểu 3.4 Biểu đồ cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua các năm 2008-2010
[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Công ty]
Nhìn vào biểu 3.4 ta có thể nhận thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai rất không an toàn. Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, có tỷ lệ tài sản dài hạn cao trong tổng tài sản nhưng trong cơ cấu của mình, Công ty luôn sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn và có xu hướng tăng, đặc biệt tăng cao trong năm 2009, 2010. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của Công ty vì các khoản nợ ngắn hạn là những khoản có thời gian trả nợ rất thấp, với một doanh nghiệp mà tài sản dài hạn thường là những dây chuyền sản xuất có giá trị lớn thì việc tài trợ tài sản dài hạn bằng
nguồn vốn vay ngắn hạn rõ ràng là điều mạo hiểm, gây mất ổn định trong cơ cấu vốn, tài sản của Công ty.
3.2.2.3 Phân tích biến động các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh
Nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ta có thể nhận thấy một số vấn đề biến động về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2009-2010 có đặc điểm là sụt giảm doanh thu đồng thời với việc gia tăng hầu hết các khoản chi phí dẫn đến sự sụt giảm khá lớn lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2010.
Biểu 3.5: Doanh thu thuần, lợi nhuận thuần và lợi nhuận kế toán trước thuế thời kỳ 2008-2010
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận thuần, lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 cao hơn hẳn so với năm 2008, điều này có thể giải thích do bắt đầu từ Quý 2/2008, công ty xi măng Hoàng Mai tiến hành cổ phần hóa và dữ liệu kế toán phục vụ quyết toán năm cho năm 2008 chỉ tính từ tháng 4/2008. Dữ liệu năm 2010 cho thấy sự sụt giảm khá lớn của doanh thu và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kế toán trước thuế. Xem xét Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai còn có thể nhận thấy sự gia tăng các khoản chi phí trong thời kỳ này, đặc biệt có một số khoản chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng gia tăng với tỷ lệ lớn qua các năm, chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ.
Biểu 3.6: Biến động doanh thu thuần và các chi phí thời kỳ 2008-2010
[Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu Báo cáo tài chính Công ty]
Nhận xét về tương quan giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản chi phí trong giai đoạn này, ta có thể thấy năm 2009 là năm đạt
doanh thu cao nhất trong thời kỳ này, tương ứng là giá vốn hàng bán cao nhất. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng chi phí tài chính của cả 3 năm đều xấp xỉ như nhau. Mặc dù doanh thu năm 2010 thấp hơn doanh thu năm 2009 khoảng xấp xỉ 10% nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 lại cao hơn, cho thấy năm 2010 là năm khó khăn trong tiêu thị hàng hóa đối với Công ty.
3.2.2.4 Phân tích biến động các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai trong 2 năm 2008, 2009, 2010 được lập theo phương pháp gián tiếp. Theo đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem xét dựa trên kết quả lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh các chỉ tiêu không trực tiếp bằng tiền mặt.
Bảng 3.5: Tóm tắt phân tích lưu chuyển tiền tệ giai đoạn 2008-2010
T