Nội dung phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Hoàng Ma

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai (Trang 45)

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HOÀNG MA

3.2.2 Nội dung phân tích tài chính công ty cổ phần xi măng Hoàng Ma

3.2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần măng Hoàng Mai giai đoạn 2008-2010

Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai là một đơn vị hạch toán độc lập, thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Là một đơn vị tiên phong trong đầu tư xây dựng dây chuyền hiện đại phục vụ hoạt động sản xuất xi măng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của thị trường. Một số chỉ tiêu Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã đạt được trong 3 năm từ 2008 đến 2010:

Bảng 3.1: Tình hình sản lượng, doanh thu và lợi nhuận thời kỳ 2008-2010

[Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2008, 2009, 2010- Công ty cổ phần xi măng Hoàng

Mai]

Nhìn vào bảng dữ liệu ta có thể thấy tình hình biến động về mức sản lượng tiêu thụ, tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2008 đến 2010, sự biến động thể hiện trên biểu sau:

Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Thực hiện năm 2010 1. Sản lượng sản xuất

- Sản lượng clinker sản xuất Tấn 1.341.206 1.302.741 1.256.428

- Sản lượng Xi măng sản xuất Tấn 1.280.135 1.551.889 1.498.771

2. Sản lượng tiêu thụ Tấn 1.391.632 1.735.419 1.507.755 - Clinker Tấn 181.657 179.493 0 - Xi măng Tấn 1.209.975 1.555.926 1.507.755 3. Tổng doanh thu Tr.đồng 1.015.645 1.380.567 1.270.433 4. Tổng lợi nhuận Tr.đồng 63.782 152.048 107.305 5. Nộp ngân sách Tr.đồng 60.980 47.406 44.484

Biểu 3.1: Biểu đồ sản lượng, doanh thu, lợi nhuận trong thời kỳ 2008-2010

[Nguồn: Tác giả tổng từ BCTC của Công ty]

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do:

- Trong năm 2009, Công ty đã tiến hành mở rộng khai thác mỏ đá vôi Hoàng Mai B, sản lượng khai thác tăng cao, mặc dù cạnh tranh trong ngành diễn ra khá gay gắt nhưng do tình hình thị trường khá ổn định, hoạt động của ngành xây dựng tăng cao do các công trình trọng điểm đã và đang được tiến hành, dẫn đến nhu cầu về xi măng tăng.

- Năm 2010, tình hình kinh tế- xã hội có chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng của việc cắt điện luân phiên đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thêm vào đó, chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu và năng lượng tăng cao làm tăng giá thành sản xuất dẫn tới lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm khá lớn.

3.2.2.2 Phân tích biến động các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán

Nhìn vào biểu tổng hợp Bảng cân đối kế toán trong 3 năm 2008, 2009, 2010 của công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai ta có thể thấy có sự biến động không ổn định của tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn này. Thể hiện qua các thông tin sau:

Phần Tài sản có một số biến động đáng lưu ý được thể hiện qua biểu đồ

Biểu 3.2: Biến động tài sản thời kỳ 2008-2010

[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Công ty]

Quan sát trên đồ thị có thể thấy sự tăng vọt về chỉ tiêu “Hàng tồn kho” của Công ty từ của năm 2010 so với năm 2009 (tăng gần 100 tỷ đồng), trong khi đó chỉ tiêu này giảm khi so sánh giữa năm 2009 với 2008. Đồng thời, chỉ tiêu “Các khoản phải thu” của năm 2010 cũng tăng lên rất nhiều so với năm 2009 (150,5 tỷ so với 99,5 tỷ), và điều này cũng ngược lại khi so sánh với năm 2008. Chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền” cũng bị sụt giảm nghiêm trọng ở năm 2010 so với năm 2009, thậm chí năm 2010 so với năm 2008. Những điều này có thể cho thấy năm 2010, Công ty đang có vấn đề trong việc tiêu thụ hàng hóa, gia tăng các khoản phải thu và giảm tiền mặt của Công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp với tổng quan tình hình kinh tế-xã hội và tình hình thị trường tiêu thụ xi măng của nước ta theo từng thời điểm. Năm 2009 là năm có nhiều công trình lớn được khởi công hoặc tiếp tục xây dựng nhưng đến năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng cao, biến động khó lường và tình trạng mất điện luân phiên trong mùa hè năm 2010 đã tác động tiêu cực và

mạnh tới tình hình sản xuất kinh doanh của hầu như các doanh nghiệp, các công trường xây dựng đình đốn, một chu kỳ khủng hoảng mới đang bắt đầu.

b) Phần Nguồn vốn

Biểu 3.3: Biến động nguồn vốn thời kỳ 2008-2010

[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC Công ty]

Quan sát trên biểu đồ ta có thể thấy sự thay đổi lớn diễn ra đối với chỉ tiêu “Nợ dài hạn” của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đã giảm từ hơn 907 tỷ năm 2008 xuống còn hơn 628,3 tỷ năm 2009 và hơn 425 tỷ năm 2010. Điều này cho thấy trong quãng thời gian này, công ty đã thanh toán một khoản vay khá lớn (hơn 50% nợ dài hạn). Chỉ tiêu “Nợ ngắn hạn” của Công ty cũng tăng lên chủ yếu do tăng các khoản phải trả người bán, điều này hoàn toàn phù hợp trong hoàn cảnh thị trường tiêu thụ sản phẩm chậm trong năm 2010, doanh nghiệp gặp khó khăn về thanh toán, dẫn đến việc gia tăng các khoản phải trả người bán. Chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” có sự tăng lên trong giai đoạn này cho thấy mặc dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Công ty vẫn giữ vững và thậm chí còn làm gia tăng vốn chủ sở hữu.

Tổng hợp biến động của Tài sản và Nguồn vốn được biểu diễn qua sự thay đổi của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán như sau:

Bảng 3.2: Phân tích tài sản thời kỳ 2008-2010

T T Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số cuối kỳ (VNĐ) Cơ cấu cuối kỳ (so với Tổng tài sản) Số cuối kỳ (VNĐ) Cơ cấu cuối kỳ (so với Tổng tài sản) % so với năm 2008 Số cuối kỳ (VNĐ) Cơ cấu cuối kỳ (so với Tổng tài sản) % so với năm 2009 Số cuối kỳ năm 2009 so với năm 2008 (VNĐ) Số cuối kỳ năm 2010 so với năm 2009 (VNĐ) 1 2 3 4 5 6 7=5/3 8 9 10=8/5 11=5-3 12=8-5 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 465.530.478.152 19% 525.283.053.289 23,35% 112,8% 528.364.168.411 24,69% 100,59% 59.752.575.137 3. 08 1. 1 15 . 1 2 2

I - Tiền và các khoản tương đương tiền 45.738.311.682 1,91% 174.262.775.180 7,75% 381,0% 32.953.533.090 1,54% 18,91% 128.524.463.498 -141.309.242.090

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w