Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần[Phân tích báo cáo tài chính, trg 178]

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai (Trang 28)

cáo tài chính, trg 178]

2.3.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trong công ty cổ phần

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cho phép người đọc báo cáo phân tích đánh giá được hiệu quả hoạt động của tài sản của doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc đánh giá được năng suất hoạt động của tài sản, mức độ đóng góp của tài sản vào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích tài sản doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu phân tích tổng thể và các chỉ tiêu chi tiết.

a. Các chỉ tiêu phân tích tổng thể:

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích tỷ lệ lợi nhuận sau thuế thu được so với mỗi đồng tài sản bỏ ra là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, khả năng tạo ra thu nhập của tài sản cao. Tuy nhiên, điều này còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi năng lực quản trị của nhà quản lý doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ tài sản vận động nhanh, năng lực đóng góp làm tăng doanh thu của tài sản là lớn.

b. Chỉ tiêu phân tích tài sản ngắn hạn:

- Chỉ tiêu suất sinh lời của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hoặc cũng có thể trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề của doanh nghiệp.

- Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoạt động của tài sản ngắn hạn trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp hoạt động nhiều trong kỳ kinh doanh, cũng có nghĩa là mức độ đóng góp của tài sản ngắn hạn cho việc tạo ra doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ là cao.

- Chỉ tiêu hệ số luân chuyển của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, và ngược lại.

- Chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết một vòng luân chuyển của tài sản ngắn hạn mất bao nhiêu ngày.

- Chỉ tiêu về hệ số luân chuyển hàng tồn kho:

quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ vận động của hàng tồn kho cao, có nghĩa là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động chậm, hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ chậm.

- Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển hàng tồn kho:

Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày.

c. Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp thường gắn với giá trị lớn, có chu kỳ hoạt động lớn hơn một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất, tài sản dài hạn thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp thường có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp, tài sản dài hạn của họ chủ yếu là tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng,...phục vụ cho hoạt động sản xuất. Do đó khi phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của tài sản dài hạn của doanh nghiệp sản xuất, người thực hiện có thể phân tích hiệu quả tài sản cố định như là yếu tố đóng góp chính cho phân tích tài sản dài hạn.

Hiệu quả sử dụng TSDH được đánh giá qua các chỉ tiêu: - Chỉ tiêu sức sản xuất của TSDH:

Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh, doanh thu được tạo ra từ tài sản dài hạn bằng bao nhiêu lần tài sản dài hạn đó, nó cho thấy tình hình sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả không, doanh thu càng cao thì sức sản xuất của tài sản dài hạn càng lớn, tài sản dài hạn hoạt động càng hiệu quả.

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSDH bình quân sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp càng tốt.

- Chỉ tiêu suất hao phí của tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu, doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH, đây là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp.

- Chỉ tiêu sức sản xuất của TSDH:

Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị tài sản cố định sử dụng trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng doanh thu

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản cố định:

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị còn lại của tài sản cố định sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Các kết quả từ tỷ số trên cũng có thể không chính xác trong các trường hợp như: TSDH mới được đưa vào sản xuất, công suất huy động còn thấp hoặc tài sản đã được sử dụng lâu năm, sắp thanh lý không còn sử dụng....

2.3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư đánh giá mức độ hiệu quả đồng vốn của họ bỏ ra, giúp nhà quản trị doanh nghiệp tăng cường

kiểm soát và bảo toàn vốn, có chính sách hợp lý cho phép nhà quản trị bảo toàn giá trị doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bao gồm:

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu -ROE.

ROE là chỉ tiêu cho phép người đọc biết được một đồng vốn bỏ ra thì thu lại được bao nhiêu đồng lãi. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của vốn chủ sở hữu là tích cực, doanh nghiệp có cơ hội huy động được nguồn vốn mới trên thị trường để tài trợ cho việc mở rộng quy mô và hoạt động của mình.

Đối với công ty cổ phần thường có các cổ phần ưu đãi, được hưởng cổ tức ưu đãi so với cổ phần thường. Do đó khi xem xét đến hiệu quả hoạt động vốn chủ sở hữu cần phải loại bỏ cổ tức ưu đãi và chỉ xem xét suất sinh lời trên các cổ phần thường, được gọi là “Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường”- ROCE. Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn của cổ đông thường để tạo ra lợi nhuận cho họ.

- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường:

ROCE là chỉ tiêu ảnh hưởng bởi hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đồng thời chịu ảnh hưởng của nguồn vốn mà công ty đang huy động để tạo nên lợi nhuận.

- Mô hình Dupont:

Đối với công ty cổ phần, việc phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu hết sức quan trọng, nó cho phép các cổ đông thường (chiếm đa số trong

thành phần cổ đông của công ty) có thể đánh giá được đúng lợi nhuận mà công ty có thể mang lại cho cổ đông. Do đó người ta biểu diễn chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu theo mô hình Dupont:

= ROA Đòn bẩy tài chính

Mô hình Dupont được triển khai chi tiết:

Hay:

Phân tích chỉ tiêu ROE đặc biệt quan trọng đối với các cổ đông của công ty cổ phần vì nó cho thấy mức lãi mà họ thu được khi đầu tư vào công ty.

2.3.3.3 Một số chỉ tiêu của công ty cổ phần niêm yết

- Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Chỉ tiêu này cho biết mỗi cổ phiếu đang lưu hành sẽ mang lại bao nhiêu thu nhập sau thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt. Chỉ tiêu này cao là nền tảng cho việc đánh giá giá trị của cổ phiếu công ty trên thị trường.

- Chỉ tiêu P/E của cổ phiếu:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w