Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
1,22 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
--- ---
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2011 – 2015
Đề Tài
CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN
HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA
NGƢỜI BỊ HẠI
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Th.S Mạc Giáng Châu
Huỳnh Thủy Tiên
Bộ môn Tƣ pháp
MSSV: 5117435
Lớp:Luật Tƣ pháp
Cần Thơ, tháng 12/ 2014
NHẬN XÉT CỦA QUÝ THẦY CÔ
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần thơ, ngày……tháng……năm 2014
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ................................................................ 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm khởi tố vụ án hình sự ........................................................... 4
1.1.1.1 Định nghĩa vụ án hình sự .................................................................. 4
1.1.1.2 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự ............................................................. 5
1.1.2 Khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại ........ 8
1.1.2.1 Định nghĩa khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại...... 8
1.1.2.2 Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại ..................................................................................................................... 9
1.1.3 Khái niệm ngƣời bị hại ......................................................................... 11
1.1.3.1. Định nghĩa người bị hại ................................................................. 11
1.1.3.2.Đặc điểm pháp lý về người bị hại .................................................... 13
1.1.4.Khái niệm trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời
bị hại .................................................................................................................. 15
1.1.4.1. Định nghĩa trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại ........................................................................................................ 15
1.1.4.2. Đặc điểm của các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại ................................................................................................ 16
1.2. Cơ sở lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu cảu ngƣời bị hại ... 18
1.2.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của ngƣời bị hại........................................................................................................ 18
1.2.1.1. Tầm quan trọng của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại ............................................................................................................... 18
1.2.1.2. Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại . 19
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản bảo vệ ngƣời bị hại trong các trƣờng hợp khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại..................................................... 20
1.2.2.1. Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự ................. 20
1.2.2.2. Nguyên tắc chỉ được khởi tố khi người bị hại có yêu cầu .............. 21
1.2.2.3. Nguyên tắc khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì không được yêu
cầu lại ............................................................................................................. 22
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
CHƢƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HIỆN HÀNH VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO
YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI ........................................................................... 24
2.1 Các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại căn
cứ vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm ............................. 24
2.1.1. Căn cứ vào tính chất của tội phạm..................................................... 24
2.1.2. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm .............................. 27
2.2 Các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại căn
cứ vào loại tội phạm đƣợc thực hiện ............................................................. 28
2.2.1. Nhóm tội phạm xâm phạm sức khỏe con ngƣời ................................ 28
2.2.1.1. Định nghĩa ...................................................................................... 28
2.2.1.2 Khách thể ......................................................................................... 32
2.2.1.3. Thiệt hại .......................................................................................... 32
2.2.2. Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con ngƣời...................... 35
2.2.2.1. Định nghĩa ...................................................................................... 35
2.2.2.2. Khách thể ........................................................................................ 38
2.2.2.3. Thiệt hại .......................................................................................... 39
2.2.3. Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ..................................... 40
2.2.3.1. Định nghĩa ...................................................................................... 40
2.2.3.2. Khách thể ........................................................................................ 41
2.2.3.3. Thiệt hại .......................................................................................... 41
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI .............................................................. 44
3.1 Vấn đề pháp lý .............................................................................................. 45
3.1.1. Đối với các trƣờng hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình
sự nên bãi bỏ ..................................................................................................... 45
3.1.1.1. Tồn tại ............................................................................................. 45
3.1.1.2. Giải pháp ........................................................................................ 48
3.1.2 Đối với các trƣờng hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình
sự cần đƣợc bổ sung ......................................................................................... 49
3.1.2.1. Tồn tại ............................................................................................. 49
3.1.2.2. Giải pháp ........................................................................................ 51
3.2 Về mặt thực tiễn ........................................................................................... 52
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
3.2.1 Đối với các trƣờng hợp không đƣợc quy định là các trƣờng hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại .................................... 52
3.2.1.1. Tồn tại ............................................................................................. 52
3.2.1.2. Giải pháp ........................................................................................ 55
3.2.2 Đối với các trƣờng hợp đƣợc quy định là các trƣờng hợp khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại ....................................................... 56
3.2.2.1. Tồn tại ............................................................................................. 56
3.2.2.2. Giải pháp ........................................................................................ 58
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, mà trong đó cơ
quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự, tiến hành việc xác định có hay không các dấu hiệu của tội phạm trong hành
vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc
khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.1 Đây là một
trong những giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tố tụng hình sự. Bên
cạnh đó, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cũng được pháp luật tố
tụng hình sự Việt Nam quan tâm, đây là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình
sự nên nó sẽ có những đặc điểm chung của khởi tố vụ án hình sự. Mặt dù vậy, vấn
đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại vẫn còn nhiều vướng mắc,
mà hơn cả là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
vẫn là một vấn đề còn nhiều tồn tại cần có giải pháp hợp lý hơn. Bởi lẽ, người bị hại
là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người
chịu thiệt thòi nhiều nhất trong số những người tham gia tố tụng. Nhưng vì nhiều lý
do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại chưa được bảo vệ tốt
và kịp thời, vì vậy cần thiết phải có các nguyên tắc phù hợp để bảo vệ người bị hại.
Mặt khác, các trường hợp người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố theo quy định
của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành tại khoản 1, Điều 105 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003 người viết cho rằng có phạm vi còn chưa hợp lý, hoàn thiện và còn
nhiều thiếu sót so với thực tiễn. Quyền yêu cầu khởi tố của người bị hại chỉ giới hạn
trong một số trường hợp, trong khi đó trên thực tế vẫn còn một số trường hợp tương
tự xảy ra mà người viết cho rằng người bị hại hoàn toàn có thể có quyền yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự. Hơn nữa, thực tiễn áp dụng ngày càng phát sinh nhiều bất
cập dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại cũng như của Nhà nước
không được đảm bảo.
Chính vì những lẽ trên, người viết chọn nghiên cứu đề tài “Các trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại” nhằm làm sáng tỏ vấn đề
mang tính cấp thiết và thời sự này.
1
Lê Cảm, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng, Tạp
chí Luật học, số 02/2004.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
1
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
2.
Luận văn tốt nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi bài viết này người viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề
liên quan đến các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
như: khái niệm, căn cứ, ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự và khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại. Đồng thời, đề cập đến khái niệm, đặc điểm pháp lý
của người bị hại cũng như các quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành,
các nguyên tắc bảo vệ người bị hại trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại. Qua quá trình nghiên cứu người viết cũng đưa ra một số
tồn tại và một số kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp
luật về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Nội
dung nghiên cứu đề tài này chỉ chủ yếu giới hạn trong phạm vi các trường hợp khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
3.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài “Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại” là nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý cũng
như những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Người viết tập trung chủ yếu đề cập
đến các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại nhằm làm
rõ các trường hợp này là những trường hợp có tính chất ít nghiêm trọng và có thể
giải quyết bằng các biện pháp khác. Từ đó giúp người bị hại hiểu rõ hơn để cân
nhắc việc khởi tố có mang lại lợi ích cho người bị hại hay không. Ngoài ra, người
viết đưa ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và hướng đề xuất bổ sung, sửa
đổi để góp phần hoàn thiện quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của người bị hại trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
4.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để có những thông tin cần thiết và thuận tiện cho
việc nghiên cứu làm sáng tỏ những nội dung, những quy định trọng tâm của đề tài
“Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại” người viết
đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích luật viết,
tiếp cận thông tin, tra cứu tài liệu dựa trên những quy định của pháp luật và các văn
bản có liên quan, nghiên cứu thông qua các phương tiện thông tin (sách, báo,
website…), các bài viết, các công trình nghiên cứu có giá trị và tạp chí chuyên
ngành… để xử lý, tổng hợp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
2
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Từ đó phân tích quy định kết hợp với thực tiễn áp dụng, đưa ra ý kiến của bản thân
để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu của đề tài.
5.
Cấu trúc đề tài
Trong nội dung nghiên cứu của đề tài thì ngoài lời nói đầu và danh mục tài
liệu tham khảo, kết luận. Để thuận tiện cho việc phân tích, theo dõi, nghiên cứu
cũng như tránh bỏ sót những vấn đề quan trọng cần đề cập, người viết trình bày nội
dung chính của đề tài làm ba chương cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại.
Chương 2: Những quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành về các
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy định các
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Đề tài nghiên cứu “Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại” là một vấn đề quan trọng trong pháp luật Tố tụng hình sự, nó đòi hỏi
người nghiên cứu đề tài cần có một thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu cũng như có
kiến thức sâu rộng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Do thời gian nghiên cứu hạn chế và
sự hiểu biết còn nhiều giới hạn nên có những thiếu sót, khiếm khuyết hay sai lầm
trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của thầy cô, các nhà nghiên cứu pháp
luật và các bạn sinh viên.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
3
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
1.1.
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.
Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.
Có vụ án thì trải qua tất cả các giai đoạn tố tụng, có vụ án thì ít hơn, có thể dừng lại
ở bất kì giai đoạn nào nhưng vụ án nào cũng có giai đoạn khởi tố vụ án.2
Để xác định sự việc đã xảy ra có mang dấu hiệu của một vụ án hình sự hay
không thì không gì khác hơn là cần phải giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền là xác minh những thông tin cơ bản ban đầu
để từ đó có thể đưa ra quyết định, xác định sự việc đã xảy ra đó có phải là vụ án
hình sự hay không, sau đó mới đưa vụ án vào giai đoạn điều tra. Những hoạt động
ban đầu này được thực hiện ngay trong giai đoạn đầu tiên của vụ án – giai đoạn
khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, “khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của
quá trình tố tụng hình sự trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông
tin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ
án hình sự”3. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên, và cũng có thể nói rằng đây là
một giai đoạn độc lập của tố tụng hình sự. Bởi giai đoạn này có nhiệm vụ riêng
mang đặc thù về chủ thể tố tụng, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. Thời điểm bắt
đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là từ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
tiếp nhận thông tin về tội phạm hoặc phát hiện có dấu hiệu tội phạm và kết thúc khi
cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc
quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
1.1.1.1. Định nghĩa vụ án hình sự
Pháp luật hình sự Việt Nam chưa đưa ra khái niệm cụ thể về thế nào là vụ án
hình sự. Tuy nhiên, tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm
2009 đã quy định khái niệm tội phạm. Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu
2
Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội,
2006, tr10,11.
3
Mạc Giáng Châu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam , Tập 2, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2010, tr
1,2.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
4
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
của luật hình sự, đồng thời nó còn“được xem như là điều kiện cần thiết có tính
nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách nhiệm
hình sự và những trách nhiệm pháp lí khác…”.4 Tội phạm được hiểu là những hành
vi gây nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện. Hay nói khác hơn, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.5 Những quan hệ xã hội với
tư cách là khách thể bảo vệ của luật hình sự như: chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền
làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa… nếu chủ thể nào xâm phạm đến thì đều phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Như vậy, vụ án hình sự là vụ án mà các hành vi vi phạm là tội phạm, là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Hay nói khác hơn, vụ
án hình sự là vụ án phát sinh khi có dấu hiệu tội phạm từ đó cơ quan có thẩm quyền
sẽ khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2003 để xác định ai là tội phạm và xử lý người phạm tội.
1.1.1.2. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là hành vi có dấu hiệu của tội phạm đã được xác
định. Những vi phạm pháp luật xảy ra vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống
xã hội. Các vi phạm pháp luật đó được xử lí bằng các biện pháp khác nhau, trong đó
có biện pháp hình sự. Để đảm bảo cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm
có hiệu quả, tránh được những trường hợp oan sai có thể xảy ra, Bộ luật Tố tụng
hình sự quy định chỉ được khởi tố vụ án khi hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Nghĩa là chỉ có một căn cứ duy nhất để khởi tố vụ án hình sự là khi xác định được
sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm chứ không phải là đủ dấu hiệu tội phạm. Có thể
các thông tin mà cơ quan có thẩm quyền nhận được chưa phản ánh đầy đủ về tội
phạm đã xảy ra, nhưng là căn cứ để khẳng định rằng cần phải tiến hành tố tụng để
làm rõ vụ việc. Vì đây là thông tin, tài liệu về sự kiện phạm tội chứ không phải là
thông tin, tài liệu về người có hành vi phạm tội cho nên không phải trường hợp nào
cũng biết ai là người thực hiện hành vi phạm tội mà có chăng là biết được đã có tội
4
Nguyễn Ngọc Hoà, “Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội 1991, tr. 9,
34.
5
Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam”, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội
2000, tr.33, 90, 101, 41.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
5
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
phạm xảy ra. Vì vậy mà khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm
quyền phải khởi tố vụ án hình sự ngay chứ không phải đợi đến khi nào phát hiện
được ai là người thực hiện hành vi phạm tội mới quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Việc quyết định khởi tố vụ án là tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động điều tra để xác
định đầy đủ tình tiết của vụ án đảm bảo cho việc xử lý chính xác, khách quan. Khi
xác định dấu hiệu tội phạm phải dựa trên cơ sở do luật định, những thông tin từ
những nguồn nhất định. Tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định có 5 nguồn
tin cụ thể như sau:
-
Tố giác của công dân là việc người công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm, là hành vi gây nguy hiểm
cho xã hội. Pháp luật Tố tụng hình sự cũng có quy định tại Điều 101 là công dân có
thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ
quan khác, tổ chức. Điều này cho thấy công dân được phép tố giác những hành vi vi
phạm pháp luật hình sự ở bất kì cơ quan, tổ chức nào chứ không phải ở một cơ quan
hoặc chỉ là cơ quan tiến hành tố tụng.6 Việc quy định như thế là hợp lí. Bởi lẽ, nếu
quy định cụ thể ở một cơ quan nào đó thì việc công dân thực hiện quyền tố giác của
mình bị hạn chế về nhiều mặt. Vì không phải ai cũng có hiểu biết cơ bản về pháp
luật, điều kiện thuận lợi để đi đến nơi quy định để tố giác cũng như tâm lí lo lắng sự
trả thù từ phía người thực hiện hành vi phạm tội, sự phiền hà khi tố giác. Cho nên
rất nhiều khả năng để tránh những rắc rối có thể xảy ra mà công dân không thực
hiện quyền tố giác tội phạm của mình. Từ đó những thông tin về tội phạm sẽ không
được phát hiện nhanh chóng và xử lí kịp thời, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm
quyền trong công cuộc phòng chống tội phạm. Đồng thời, không những quyền tố
giác tội phạm cơ bản của công dân không được phát huy mà còn không đảm bảo
được việc bảo vệ được trật tự trong xã hội.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải
báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Điều này cũng có ý
nghĩa quan trọng thể hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nhận được tin tố giác
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét việc ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Song song đó,
pháp luật cũng quy định cho công dân được quyền tố giác tội phạm bằng nhiều hình
6
Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình Tố tụng Hình sự Việt Nam - Học phần 2 “Các giai đoạn
Tố tụng hình sự”, Khoa luật- Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2010, Tr 4.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
6
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
thức khác nhau như: bằng miệng, văn bản, điện thoại, điện tín….. Tuy nhiên, nếu tố
giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của
người tố giác.
Như vậy, pháp luật Tố tụng hình sự quy định cho phép công dân được quyền
tố giác tội phạm trong phạm vi rộng, với nhiều hình thức khác nhau đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm giữa Nhà nước và nhân
dân, không gây phiền hà cho người tố cáo, đảm bảo an toàn trật tự xã hội, góp phần
phát hiện và xử lí kịp thời các hành vi phạm tội.
-
Tin báo của cơ quan, tổ chức: cũng tương tự như căn cứ tố giác của công
dân, tin báo của cơ quan, tổ chức có thể là tin báo về tội phạm mà cơ quan, tổ chức
đó trực tiếp phát hiện và cho đó là hành vi phạm tội hoặc nhận được tố giác của
công dân. Và cơ quan tổ chức này báo cho cơ quan có thẩm quyền biết để kịp thời
xử lý vụ việc đã xảy ra mà rất có thể đó là tội phạm. Đây là điểm quy định phù hợp
của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam vì thể hiện tinh thần phối hợp của mọi tổ
chức, cá nhân trong việc đoàn kết bảo vệ trật tự xã hội chứ không phải chỉ riêng của
cá nhân hay chỉ riêng của Nhà nước.
-
Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy vai trò to lớn của
các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực và vi phạm pháp luật, Khoản 3 Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định
thông tin về tội phạm được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, là cơ
sở để khởi tố vụ án hình sự. Những tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng
rất đa dạng và mang tính thời sự cao mà có thể những thông tin này cơ quan có
thẩm quyền không biết đến. Những sự việc nêu trên các phương tiện thông tin như
báo chí, phát thanh, truyền hình… tuy không được trực tiếp gửi đến các cơ quan có
thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Nhưng các cơ quan này phải có trách nhiệm xem
xét để xác định có dấu hiệu tội phạm hay không và tiến hành giải quyết theo quy
định.
-
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm
lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát
hiện dấu hiệu của tội phạm. Tuy những chủ thể nêu trên chỉ có chức năng quản lí
trên các lĩnh vực hành chính cụ thể. Nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của
mình họ có nhiều điều kiện để phát hiện những sự việc có dấu hiệu tội phạm. Cho
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
7
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
nên những thông tin của các cơ quan này cũng là một trong số các căn cứ quan
trọng để khởi tố vụ án hình sự.
Người phạm tội tự thú. Theo Sổ tay thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao,
tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình trong khi chưa ai
phát hiện được mình phạm tội. Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm
tội cụ thể nhưng trong quá trình điều tra tự mình nhận tội, khai ra hành vi phạm tội
khác của mình mà chưa bị phát hiện thì cũng được coi là tự thú với hành vi phạm
tội khác này.... Lời tự thú có thể được xem là một nguồn thông tin trực tiếp và là
một nguồn thông tin quan trọng về việc phạm tội. Trên thực tế, vẫn có nhiều trường
hợp người tự thú tự thú về tội nhẹ để che giấu tội nặng hơn hoặc nhận tội mà mình
không vi phạm. Cho nên cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra lại lời tự
thú, động cơ, mục đích của người tự thú, đối chiếu với các tài liệu, chứmg cứ khác
để xem lời tự thú có chính xác và đúng đắn hay không. Để từ đó đi đến kết luận có
dấu hiệu tội phạm hay không và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không
khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, các nguồn tin trên là những căn cứ quan trọng để khởi tố vụ án hình
sự. Tuy nhiên, 5 nguồn thông tin trên chỉ mới là cơ sở ban đầu để cơ quan tiến hành
tố tụng nghiên cứu nhằm xác định có đủ hay không căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.
Vì trên thực tế không phải lúc nào các nguồn thông tin mà các chủ thể này cung cấp
cũng đúng sự việc xảy ra là tội phạm. Hay nói cách khác, có thể có các dấu hiệu nêu
tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhưng vẫn không khởi tố vụ án hình
sự khi cơ quan tiến hành tố tụng không có căn cứ để khởi tố hoặc có những căn cứ
quy định không được khởi tố tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Vì
vậy, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành kiểm tra xác minh nguồn tin
một cách toàn diện, khi nào xác định là sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm thì mới
tiến hành ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
1.1.2.
Khái niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại
1.1.2.1. Định nghĩa khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Cả trong 2 Bộ luật của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam (Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 1988 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) đều thể hiện sự tiến bộ của
mình. Vì đều quy định vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Tuy nhiên, cho đến nay Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành vẫn chưa đưa ra khái
niệm khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là như thế nào. Điều này
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
8
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
là một thiếu sót của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam vì chưa thể hiện được tính
toàn diện. Vì thế, theo quy định của điều luật (Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003) chúng ta có thể hiểu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
thì phải có sự yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại đó là
yếu tố cần thiết để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét để đưa ra một trong hai
quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Đây được xem là trường hợp
đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự nên nó sẽ có những đặc điểm chung của khởi tố
vụ án hình sự. Cũng giống như khởi tố vụ án hình sự, khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của người bị hại cũng có giai đoạn khởi tố và giai đoạn này cũng là giai đoạn
mở đầu cho quá trình tố tụng. Tuy nhiên, khác với giai đoạn khởi tố của các vụ án
hình sự khác. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ
được tiến hành khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp
của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm tâm thần hoặc thể
chất và cần có yêu cầu khởi tố từ phía họ. Nếu không có yêu cầu của người bị hại
thì cơ quan có thẩm quyền không được ra quyết định khởi tố vụ án cho dù có phát
hiện có dấu hiệu tội phạm đi chăng nữa.
Từ những phân tích trên cho thấy, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại cần có đủ 2 điều kiện đó là: có yêu cầu của người bị hại và có dấu hiệu của tội
phạm. Khi hội đủ 2 điều kiện này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo quy định của pháp luật.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Về mặt nguyên tắc, tất cả các vụ án hình sự xảy ra đều phải do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật mà không phụ
thuộc vào ý muốn của cá nhân và không ai có thể can thiệp. Hơn nữa, xử lý các tội
phạm hình sự là nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền lợi hợp
pháp của công dân, bảo vệ trật tự, kỉ cương của xã hội. Đồng thời, những vụ án hình
sự là những vụ án có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Cho nên cơ quan có thẩm
quyền mặc nhiên được giải quyết để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật đối với
những hành vi phạm tội cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng còn đặc biệt chú ý đến việc
củng cố sự đoàn kết trong nhân dân, đến tương lai, hạnh phúc của những người bị
hại. Và có một số tội phạm mà tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là không
đáng kể. Những tội phạm này thường ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm,
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
9
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
lợi ích cá nhân…. của người bị hại nên có khi họ lại không mong muốn giải quyết
bằng con đường tố tụng hình sự. Vì lẽ đó, trong một số trường hợp nhất định pháp
luật cho phép người bị hại được phép lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không
yêu cầu khởi tố vụ án. Mà cụ thể tại Khoản 1, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003 đã quy định rõ các trường hợp nào thì người bị hại được quyền yêu cầu
khởi tố. Đây là một quy định phù hợp với thực tiễn áp dụng và có ý nghĩa thật sự to
lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại:
Một là, hạn chế gây thêm tổn thương về danh dự, nhân phẩm, làm lộ bí mật
đời tư của người bị hại. Vì người bị hại đã là người chịu xâm hại nặng nề và chịu
thiệt thòi nhiều nhất về cả thể chất lẫn tinh thần. Trên thực tế, một số tội phạm như
tội hiếp dâm, cưỡng dâm, làm nhục người khác hay vu khống,….. làm ảnh hưởng
đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Nên khi người bị hại bị xâm hại
thì có thể họ không mong muốn giải quyết bằng pháp luật . Vì họ muốn bảo vệ uy
tín, danh dự cho mình và cũng mong muốn sự việc vi phạm được giải quyết nhanh
chóng mà không gây tác động lớn về mặt pháp lý đối với bản thân, thậm chí có khi
là bảo vệ cho chính người thực hiện hành vi phạm tội. Hơn nữa, các trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là các trường hợp có tính lợi ích
cá nhân hơn, có mức độ nguy hiểm ít cho xã hội. Vì vậy, mà các trường hợp này là
các trường hợp đã dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của
người bị hại nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của người bị
hại.
Hai là, tạo khả năng và điều kiện cho người bị hại tự do lựa chọn cách giải
quyết hoặc là yêu cầu pháp luật can thiệp hoặc là tự dàn xếp với người đã gây thiệt
hại cho mình một cách ổn thỏa. Như đã phân tích bên trên, khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại là nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương
về danh dự, nhân phẩm cũng như sự xâm phạm về lợi ích cho người bị hại. Nên
việc tự quyết định lựa chọn yêu cầu khởi tố hay không yêu cầu khởi tố là quyền của
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Pháp luật quy định người bị hại
được phép lựa chọn là thể hiện sự tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tôn trọng sự
hòa giải trong nhân dân, tạo điều kiện cho họ thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình.
Ba là, làm giảm số vụ án phải đưa ra Tòa án xét xử, tiết kiệm được thời gian,
tiền của cho Nhà nước cũng như cho nhân dân. Ngày nay, trong xã hội ngày càng
gia tăng số vụ án hình sự nghiêm trọng và phức tạp, việc xử lý các vụ án này đã là
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
10
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
cả một vấn đề to lớn. Cho nên, những vụ án thuộc các trường hợp khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại là những vụ án thường ít nghiêm trọng và có
thể thỏa thuận hòa giải. Bởi một khi đã quyết định giải quyết sự việc bằng con
đường tố tụng hình sự thì có nhiều những hệ quả phát sinh, tốn kém, thủ tục rườm
rà…. Đó là chưa kể đến vì sự thiếu hiểu biết mà người bị hại yêu cầu giải quyết
bằng thủ tục tố tụng và bị thua kiện thì người bị hại phải chịu toàn bộ án phí. Mặt
khác, làm tăng thêm gánh nặng cho các Tòa án khi phải giải quyết quá nhiều vụ án
trong khi vụ việc đó có thể được các bên tự dàn xếp ổn thỏa và lợi ích của họ cũng
như của Nhà nước cũng được đảm bảo.
1.1.3.
Khái niệm ngƣời bị hại
1.1.3.1. Định nghĩa người bị hại
Pháp luật Tố tụng hình sự của các nước không có sự thống nhất trong việc sử
dụng thuật ngữ “người bị hại”. Trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, cộng
hòa Pháp hay Liên Bang Nga thì sử sụng thuật ngữ “người bị hại”. Còn trong pháp
luật Tố tụng hình sự của cộng hòa nhân dân Trung Hoa thì sử dụng thuật ngữ là
“người tố cáo”. Ngoài ra, ở một số nước người ta còn sử dụng thuật ngữ là “người
bị thiệt hại” hay “nạn nhân”. Tuy có sự sử dụng khác nhau nhưng suy cho cùng thì
họ cũng là người bị tội phạm xâm hại và cần pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp. Thuật ngữ “người bị hại” là một thuật ngữ quen thuộc trong khoa học pháp lý
Tố tụng hình sự Việt Nam. Song, việc hiểu rõ về vấn đề này vẫn còn chưa thống
nhất và còn nhiều tranh cãi.
Theo Từ điển luật học, Người bị hại là “người bị thiệt hại về thể chất, về tinh
thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị
người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không thể
là pháp nhân”.7 Quan điểm khác lại cho rằng người bị hại không chỉ là cá nhân mà
còn có thể là pháp nhân, tổ chức.8
Như vậy, để hiểu rõ hơn về khái niệm người bị hại chúng ta cần làm rõ một số
khái niệm liên quan:
7
Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr. 198
8
Lê Tiến Châu, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1 (28)/2007; Thuỳ
Dương, Người bị hại và chức năng buộc tội của người bị hại trong tố tụng hình sự, Kỷ yếu Hội thảo khoa
học
"Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 6/2006.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
11
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Cá nhân: Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ một con người cụ thể trong cộng
đồng, một thành viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật, đồng thời
là một thực thể xã hội nhưng nó được xem xét một cách cụ thể với các đặc điểm
riêng biệt tồn tại trong một con người cụ thể. Hay nói khác hơn, cá nhân là con
người cụ thể và đang sống.9
Pháp nhân: là một tổ chức tồn tại vì mục đích nào đó. Pháp nhân phải có yếu
-
tố lý lịch cơ bản rõ ràng cho phép phân biệt với cá nhân các thành viên của nó và
với các pháp nhân khác. Một tổ chức sẽ trở thành pháp nhân khi nó đáp ứng đầy đủ
các điều kiện do pháp luật quy định.10
Tổ chức: là tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm
vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó.
Dưới góc độ pháp luật thực định: Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam
quy định: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội
phạm gây ra”. Qua đó ta có thể thấy, người bị hại là một con người cụ thể bị hành
vi phạm tội trực tiếp xâm hại về thể chất, tinh thần, tài sản và đó cũng chính là đối
tượng của tội phạm. Những thiệt hại mà người bị hại gánh chịu là những thiệt hại
thực tế đã xảy ra, nếu không có thiệt hại xảy ra thì họ không được gọi là người bị
hại. Người bị hại tham gia tố tụng không mang quyền lực Nhà nước, mà việc thừa
nhận một người nào đó là người bị hại phải theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát, hoặc Tòa án đã được quy định tại khoản 4 Điều 51 Bộ luật Tố tụng
hình sự Việt Nam năm 2003. Như vậy, theo pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam thì
người bị hại chỉ có thể là cá nhân còn pháp nhân, tổ chức sẽ tham gia tố tụng với tư
cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu.
9
Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Dân sự, Tập 1, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2008, tr 2.
10
Xem thêm Bộ luật Dân sự 2005, Điều 84
Điều 84: Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
12
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Ngoài cá nhân, người viết cho rằng cần thừa nhận pháp nhân và kể cả tổ
chức không có tư cách pháp nhân cũng là người bị hại trong trường hợp bị thiệt hại
trực tiếp về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra. Do vậy, người bị hại là cá nhân, tổ
chức bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại về thể chất,
tinh thần, tài sản. Người bị hại được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
công nhận khi xác định có dấu hiệu thiệt hại.
1.1.3.2. Đặc điểm pháp lý về người bị hại
Để quá trình giải quyết vụ án hình sự được toàn diện, khách quan và chính xác
thì việc xác định ai là người bị hại cũng như những thiệt hại mà họ bị xâm hại có
cần hậu quả thực tế xảy ra hay không thì mới được xem là người bị hại và bị xâm
hại như thế nào, trực tiếp hay gián tiếp và do ai xâm hại. Đây là tiêu chí rất quan
trọng để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án.Tất cả những đặc điểm đó đều là những đặc điểm quan trọng
để xác định ai là người bị hại. Người bị hại là một chế định pháp lý được quy định
cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Do đó người bị hại sẽ có những đặc
điểm pháp lý riêng biệt để có thể phân biệt với các đặc điểm pháp lý khác (nguyên
đơn dân sự). Có thể khái quát một số đặc điểm pháp lý về người bị hại như sau:
Người bị hại là cá nhân.11 Điều này có nghĩa là người bị hại chỉ có thể là thể
nhân, một con người cụ thể, tổ chức hoặc pháp nhân không thể là người bị hại. Bởi
lẽ khái niệm “người” ở đây là đề cập đến con người cụ thể. Người bị hại là người bị
thiệt hại về thể chất, tinh thần... do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất và tinh thần
thì chỉ có và gắn liền với con người, một thể nhân cụ thể, thiệt hại này không
thể xảy ra đối với pháp nhân hay tổ chức. Thiệt hại do tội phạm gây ra có thể gây ra
những mất mát, đau đớn về tinh thần, thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản cho người
thân của người bị hại nhưng cũng không thể xem người thân đó là người bị hại.
Tham khảo quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự của các quốc gia cho thấy các
quốc gia đều quan niệm người bị hại trong vụ án hình sự chỉ có thể là con người cụ
thể chứ không phải một pháp nhân, một cơ quan nhà nước hay một tổ chức xã hội,
cho dù thiệt hại gây ra là thiệt hại trực tiếp, và đây cũng là quan điểm của các nhà
làm luật Việt Nam thể hiện rõ trong Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm
11
Xem thêm 1.1.3.1, Chương 1 của luận văn, Trang 12.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
13
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
2003.12 Vì vậy mà từ trước đến nay người bị hại trong pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam chỉ được nhắc đến với tư cách là một cá nhân mà thôi.
Người bị hại phải là người bị thiệt hại. Thiệt hại ở đây là những thiệt hại thực
tế xảy ra cho người bị hại. Đó là thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, về những tổn thất tinh thần mà người bị hại phải
gánh chịu…. Những thiệt hại này đều là những thiệt hại thực tế do tội phạm gây ra
và đó phải là những thiệt hại trực tiếp. Nếu là thiệt hại gián tiếp như một người bị
kẻ phạm tội xâm phạm đến sức khỏe của họ và một người khác trong gia đình phải
nghỉ việc để chăm sóc, và vì lẽ đó dẫn đến thu nhập gia đình bị giảm xuống. Trường
hợp này nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì họ tham gia với tư cách là nguyên
đơn dân sự vì họ không bị tội phạm trực tiếp xâm hại. Trên thực tế, nếu một người
chưa bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì người đó không được coi là người bị
hại.13
Thiệt hại của người bị hại phải do tội phạm gây ra. Thiệt hại của người bị hại
phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân
quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho người bị hại. Đây là điều kiện
quan trọng để phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự
khác trong vụ án hình sự. Hay nói khác hơn, thiệt hại mà không phải do tội phạm
gây ra được quy định trong Luật Hình sự thì sẽ không được pháp luật bảo vệ. Bởi
trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ và nhiều những hành vi vi phạm pháp luật mà
pháp luật thì chỉ điều chỉnh ở một số tội phạm quy định cụ thể chứ chưa thể điều
chỉnh bao quát hết những mối quan hệ, những hành vi trái pháp luật ấy. Do đó,
những thiệt hại nào là do tội phạm gây ra và được Luật Hình sự bảo vệ thì mới được
xem là bị thiệt hại.
Như vậy, là người bị hại, trước hết, họ phải là con người cụ thể chứ không
phải là cơ quan, tổ chức. Họ phải là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc
về tài sản. Các thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản phải là thiệt hại do
tội phạm gây ra. Nếu đó là những thiệt hại xảy ra nhưng không phải do tội phạm
gây ra thì người bị thiệt hại cũng không phải là người bị hại trong vụ án hình sự.
12
Lê Tiến Châu , Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Người bị hại trong tố tụng hình sự, Tạp chí Khoa học Pháp
lý số 1(38) năm 2007.
13
Thạch Thị Tuyền, Một số vấn đề về người bị hại trong Tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Cần
Thơ, 2011, Tr 11.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
14
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Đây là tiêu chí rất quan trọng để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
1.1.4.
Khái niệm trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
ngƣời bị hại
1.1.4.1.
Định nghĩa trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại
Pháp luật thực định chưa có định nghĩa cụ thể về các trường hợp khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Ở phạm vi các trường hợp khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của người bị hại được hiểu là các trường hợp mà cơ quan có thẩm
quyền chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp
của người bị hạị khi có căn cứ khởi tố vụ án hình sự về các tội danh trong phạm vi
do pháp luật quy định. Cụ thể là các tội được quy định tại Khoản 1, Điều 105 Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 sẽ được áp dụng khi có các trường hợp:
Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà thuộc một trong số các
trường hợp mà pháp luật quy định như: dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ
đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều
lần đối với cùng một người hoặc nhiều người; có tổ chức; có tính chất côn đồ hoặc
tái phạm nguy hiểm…
Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh do nạn nhân đã có hành vi trái luật nghiêm trọng đối với người thực hiện hành
vi phạm tội hoặc đối với những người thân thích của họ.
Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng.
Trường hợp vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên.
Trường hợp vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỉ lệ thương tật từ 31% trở lên do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
15
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Trường hợp phạm tội hiếp dâm, khi một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn
khác giao cấu với nạn nhân mà trái với ý muốn của họ.
Trường hợp phạm tội cưỡng dâm, khi một người dùng mọi thủ đoạn khiến
người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng
giao cấu.
Trường hợp phạm tội làm nhục người khác, khi một người xúc phạm nghiêm
trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Trường hợp phạm tội vu khống, khi một người bịa đặt, loan truyền những điều
biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan
có thẩm quyền.
Trường hợp cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc
chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.
Như vậy, các trường hợp mà pháp luật thực định quy định gồm 11 trường
hợp ở Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự là những trường hợp sẽ được khởi tố theo
yêu cầu của người bị hại. Ngoài những trường hợp nêu trên, yêu cầu của người bị
hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ không còn là điều kiện khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại nữa.
1.1.4.2. Đặc điểm của các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại
Cơ quan điều tra chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với các
tội thuộc khoản 1 các điều luật quy định về tội phạm tương ứng. Nghĩa là trong
phạm vi 11 trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật Tố tụng
hình sự thì khi người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố khi họ bị xâm hại thì cơ quan
điều tra mới được quyền khởi tố theo yêu cầu của họ. Mặt khác, người bị hại bị xâm
hại nhưng là những tội danh ngoài 11 trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố
tụng hình sự thì dù họ có yêu cầu hay không cơ quan điều tra vẫn được phép khởi tố
theo nguyên tắc. Ngoài ra, nếu vì lí do nào đó mà người bị hại mặc dù bị xâm hại
trong những trường hợp được pháp luật quy định là họ có quyền yêu cầu khởi tố mà
họ không yêu cầu thì cơ quan điều tra cũng không được quyền khởi tố.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
16
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Người bị hại bị xâm hại bởi các tội danh trên thì cần phải có yêu cầu khởi tố.
Yêu cầu khởi tố của người bị hại khi họ bị người thực hiện hành vi phạm tội xâm
hại trong 11 trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự là việc rất
quan trọng. Bởi lẽ đây là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết
định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Yêu cầu khởi tố của người bị hại
thường thông qua đơn yêu cầu khởi tố. Như vậy, nếu người bị hại có đơn yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền khởi tố vụ án trong những trường hợp mà điều luật trên quy
định và khi đã có đầy đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan có thẩm quyền sẽ
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Mặt khác, người bị hại chỉ có quyền yêu cầu
khởi tố vụ án trong một số tội phạm cụ thể đã được liệt kê và tội phạm đó cũng phải
bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khoản 1 (khoản có khung hình phạt nhẹ nhất) của
điều luật. Tức là ngoài 11 trường hợp được pháp luật quy định người bị hại được
quyền yêu cầu khởi tố thì người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình
sự. Đồng thời, người thực hiện hành vi phạm tội phạm tội trong 11 trường hợp đó
nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khoản 1 của các điều luật tương ứng
thì yêu cầu khởi tố của người bị hại vẫn không được chấp nhận.Ví dụ tại Điều 104
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ
thương tật dưới 11%, không gây cố tật thì được coi là thương tích nhẹ, chưa phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, ngoài những trường hợp đã được liệt kê và
người thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì yêu vầu
của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của họ không còn là điều kiện
khởi tố vụ án hình sự.
Chủ thể thực hiện tội phạm này có thể là những người có mối quan hệ với
người bị hại như người thân trong gia đình, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp…. Vì
các trường hợp như cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, phạm tội vu khống, cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp…thì các chủ
thể thường có mối quan hệ mâu thuẫn với nhau hoặc vì ganh ghét nhau, vì sự hơn
thua nhau, vì lợi ích…nên họ thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì mối quan hệ gần
gũi đó mà có khi họ không muốn giải quyết bằng pháp luật mà có thể giải quyết
bằng sự hòa giải, thỏa thuận giữa các bên để bảo đảm lợi ích, danh dự, uy tín…. cho
các bên.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
17
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
1.2.
Luận văn tốt nghiệp
Cơ sở lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại
1.2.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của ngƣời bị hại
1.2.1.1.
Tầm quan trọng của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại
Xây dựng và hoàn thiện chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại là một trong những mục tiêu mà pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam luôn
quan tâm và chú trọng. Bởi lẽ, đây là những trường hợp nhằm đảm bảo quyền, lợi
ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân, thể hiện sự tôn trọng từ phía Nhà
nước đối với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Hay nói khác hơn là người bị
hại đương nhiên có quyền được Nhà nước bảo vệ trước các nguy cơ xâm hại từ
người phạm tội. Họ có quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Và họ cũng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự hoặc
không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp mà hành vi phạm tội
có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp, tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết
tăng nặng định khung hình phạt và thuộc các trường hợp quy định tại Điều 105 Bộ
luật Tố tụng hình sự. Và khi họ đã cân nhắc giữa yêu cầu khởi tố và không yêu cầu
khởi tố sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình như thế nào. Vì vậy, việc khởi tố vụ
án hình sự có tầm quan trọng không những đối với người bị hại mà còn có tầm quan
trọng đối với Nhà nước cũng như trật tự an toàn xã hội:
Đối với người bị hại: bảo vệ chính quyền lợi cũng như danh dự, nhân phẩm
của người bị hại. Hay nói khác hơn là tạo điều kiện để người bị hại được cân nhắc
tính toán việc khởi tố có quá bất lợi cho lợi ích của họ hay không. Vì khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp do tính chất của vụ án và vì lợi
ích của người bị hại, các cơ quan có thẩm quyền không tự ý quyết định việc khởi tố
vụ án hình sự, mà việc khởi tố vụ án được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng: làm phát sinh quyền hạn của Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện các hành vi tố tụng nhằm phát hiện chính xác,
nhanh chóng và xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội. Và đương nhiên
những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại chỉ trong giới
hạn Nhà nước và xã hội chấp nhận được để bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều được
xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng người, đúng
tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội và không làm oan người
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
18
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
vô tội. Khi người bị hại yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án hình sự tức
là họ mong muốn kẻ phạm tội phải bị trừng trị bằng pháp luật nên quá trình giải
quyết vụ việc có thể nhanh chóng hơn vì có sự hợp tác từ phía người bị hại tạo
thuận lợi cho việc điều tra làm rõ vụ án.
Đối với trật tự an toàn xã hội: bảo vệ các quyền và tự do của công dân, góp
phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong toàn xã hội. Việc khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như đã phân tích bên trên là thể hiện sự
tôn trọng của Nhà nước đối với quyết định của người bị hại. Họ có quyền tự do
chọn lựa cách giải quyết sao cho phù hợp với lợi ích của mình. Nếu giữa người
phạm tội và người bị hại có thể thỏa thuận dàn xếp với nhau thì không có tội phạm
hình sự xảy ra. Người thực hiện hành vi phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình
sự nặng nề. Hơn nữa, sự cân nhắc, phối hợp của người bị hại với các cơ quan có
thẩm quyền cũng góp phần kịp thời phát hiện, phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn các
loại tội phạm nguy hiểm.
1.2.1.2. Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
Pháp luật ghi nhận những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại là xuất phát từ lợi ích của người bị hại. Như đã phân tích ở trên đây là
một trường hợp đặc biệt và nó thể hiện ở một số ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, thể hiện được tính dân chủ trong nhân dân, quan tâm đến nguyện
vọng cũng như tạo điều kiện cho người bị hại có sự cân nhắc tính toán xem khi yêu
cầu khởi tố thì có phù hợp với lợi ích của mình không.
Thứ hai, thể hiện một khía cạnh của nguyên tắc công bằng trong luật hình sự
nước ta. Nói cách khác, chính vì khởi tố vụ án hình sự trái với ý muốn của người bị
hại nên có thể gây thêm những mất mát, thiệt hại cho họ, vì vậy mà các nhà làm luật
đã quy định những trường hợp cụ thể cần khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại để đảm bảo lợi ích cho người bị hại cũng như phù hợp với lợi ích của
Nhà nước.
Thứ ba, đều là các tội ít nghiêm trọng nên có thể giải quyết bằng con đường
hành chính, dân sự, giảm bớt việc phải giải quyết bằng việc truy cứu trách nhiệm
hình sự.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
19
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Thứ tƣ, nếu cơ quan có thẩm quyền chủ động khởi tố có thể gây thêm những
tổn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của người bị hại, phá vỡ sự tha thứ, hoà
giải và thoả thuận bồi thường giữa các bên.
Thứ năm, để hạn chế những trường hợp quyết định khởi tố có thể mang lại lợi
ích rất nhỏ cho xã hội nhưng lại gây thiệt hại lớn hơn cho lợi ích của người bị hại.
Đây là một điểm cần được quan tâm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.
Bởi lẽ, quá trình xử lý vụ án là mang lại sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về tài sản và tinh thần
mà tội phạm đã gây ra cho người bị hại. Vậy nếu xử lý vụ án mà mang lại những
tổn thất lớn hơn cho người bị hại thì điều này hoàn toàn vô lý. Điển hình như những
vụ án cưỡng dâm, người bị hại không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vì để
bảo vệ danh dự cho mình, nhưng cơ quan này vẫn khởi tố thì vô hình chung điều
này làm lộ bí mật đời tư của người bị hại, tiếp tục làm họ bị tổn thương về mặt tinh
thần. Như vậy, việc đưa vụ án ra giải quyết có thể răn đe được những người khác
thực hiện hành vi phạm tội nhưng lại dẫn đến thiệt hại vô cùng to lớn cho người bị
hại như trên thì cần có sự cân nhắc. Bởi lẽ, người bị hại có quyền bảo vệ danh dự,
uy tín của mình vì đó là lợi ích, danh dự của cá nhân họ. Nên việc yêu cầu khởi tố
hay không là quyền của họ trong các trường hợp họ được pháp luật cho phép yêu
cầu khởi tố vụ án hình sự. Nếu vụ việc có thể giải quyết bằng sự thỏa thuận thì pháp
luật cũng không nên quá nguyên tắc mà gây ra những thiệt hại lớn hơn cho người bị
hại.
1.2.2.
Nguyên tắc cơ bản bảo vệ ngƣời bị hại trong các trƣờng hợp khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại
1.2.2.1. Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, là hiện tượng tiêu cực mang
tính khách quan trong đời sống xã hội. Do đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự
người phạm tội cũng là một đòi hỏi mang tính khách quan và luôn thường trực đặt
ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng. Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ
án hình sự là một nguyên tắc quan trọng trong chế định các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam, đặt ra trách nhiệm bảo đảm tính hiệu quả, chủ
động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện trách nhiệm khởi tố vụ
án hình sự và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, trong việc thực hiện
phần lớn các nhiệm vụ, mục tiêu của Tố tụng hình sự được xác định tại Điều 1 Bộ
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
20
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
luật Tố tụng hình sự, đó là “... phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công
minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô
tội”. Người viết cho rằng trách nhiệm xử lý vụ án hình sự theo nội dung của nguyên
tắc này thực chất là trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội.
Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự yêu cầu các cơ quan tiến
hành tố tụng khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm có trách nhiệm khởi tố vụ án
hình sự và áp dụng các biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định để xác định
tội phạm và xử lý người phạm tội, thực chất là có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự
và truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. 14
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong các trường hợp khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của người bị hại. Vì nếu cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng khởi
tố vụ án hình sự thì người bị hại có được một tư cách tố tụng để được bảo vệ, được
có các quyền và nghĩa vụ tố tụng, giúp cho họ được pháp luật chính thức bảo vệ
trong quá trình tố tụng tiếp theo cũng như bảo vệ khỏi sự xâm phạm tiếp theo của
tội phạm. Đồng thời, việc kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc hậu quả của tội phạm
ngay từ khi tội phạm mới ở mức độ “dấu hiệu” cũng là cứu giúp người phạm tội
không tiếp tục việc phạm tội và nguy cơ phải gánh chịu những mức trách nhiệm
hình sự nghiêm trọng, thể hiện bản chất nhân văn của nhà nước.
1.2.2.2.
Nguyên tắc chỉ được khởi tố khi người bị hại có yêu cầu
Nguyên tắc chỉ được khởi tố khi người bị hại có yêu cầu có thể được hiểu là
chỉ khi nào người bị hại có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố thì các cơ
quan này mới được khởi tố. Không được khởi tố khi người bị hại không có yêu cầu.
Đây là điểm khác biệt so với việc khởi tố các vụ án hình sự khác. Như đã nói ở trên,
về mặt nguyên tắc, tất cả các vụ án hình sự xảy ra đều phải do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Nhưng trong những
trường hợp được quy định là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
nếu khăng khăng áp dụng theo nguyên tắc thì vừa trái với ý chí của người bị hại mà
còn gây thêm những tổn thất lẽ ra không đáng có. Điển hình trong trường hợp vô ý
gây thương tích mà người cha vì nóng giận mà đánh con của mình dẫn đến thương
tích 31%, người con không muốn yêu cầu khởi tố vì nghĩ đến tình nghĩa cha con
14
Lê Lan Chi, Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự việt nam -
những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2010,Tr 1,2.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
21
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
nhưng cơ quan có thẩm quyền lại khởi tố người cha này. Điều này có vẻ như chưa
hợp lý, biết rằng hành vi của người cha là trái luật cần phải xử lý, nhưng như vậy sẽ
làm mất tình cảm cha con, danh dự của người bị hại cũng như của chính người thực
hiện hành vi phạm tội và còn làm phát sinh thêm nhiều tổn thất khác khi vụ việc
được giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự. Chính vì lẽ đó mà nguyên tắc chỉ
được khởi tố khi người bị hại yêu cầu là nguyên tắc cần thiết trong những trường
hợp tương tự như vậy (những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố
tụng hình sự). Điều này đảm bảo cho quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại cũng
như những bí mật đời tư mà họ không mong muốn giải quyết bằng con đường tố
tụng hình sự, nếu như họ có thể thỏa thuận, thương lượng thì không nhất thiết phải
xử lý hình sự.
1.2.2.3. Nguyên tắc khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì không được yêu
cầu lại
Việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
phần lớn dựa vào yêu cầu khởi tố của người bị hại. Trong trường hợp người bị hại
rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ trừ trường hợp rút
yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu
cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì
dù người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn
có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Khi vụ án đã được đình chỉ thì người
bị hại không được quyền yêu cầu lại nữa.15 Trên thực tế, quy định này đã được các
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh, vừa tiết kiệm được
chi phí của ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo được quyền lợi cho người bị hại,
đồng thời góp phần tích cực vào việc tôn trọng thoả thuận của các cá nhân, giữ gìn
được mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, ổn định trật tự an toàn xã hội. Nếu cứ cho
phép người bị hại rút yêu cầu rồi lại yêu cầu lại lần nữa thì vô hình chung gây ra sự
không công bằng của pháp luật. Vì những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại là những trường hợp mà phía bên người bị hại và phía bên
người thực hiện hành vi phạm tội có thể thỏa thuận được với nhau. Trong trường
hợp họ đã thỏa thuận xong và phía người bị hại rút đơn yêu cầu nhưng sau đó vì
pháp luật cho phép họ được yêu cầu lại nên uy hiếp phía bên người thực hiện hành
vi phạm tội tiếp tục bồi thường cho họ nếu không thì họ sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm
15
Báo pháp luật, Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Báo điện tử Nhân dân, 2004,
http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/8560902-.html, [Truy cập ngày 27/6/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
22
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
quyền khởi tố. Như vậy, nếu quy định người bị hại được yêu cầu lại sau khi đã rút
đơn yêu cầu thì là một quy định bất hợp lý. Chính vì vậy mà nguyên tắc khi người
bị hại rút đơn yêu cầu thì không được yêu cầu lại là nguyên tắc thiết thực trong các
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Nhằm nâng cao vai
trò, trách nhiệm của họ khi có đơn yêu cầu khởi tố và làm hạn chế được tình trạng
có đơn yêu cầu khởi tố sau đó lại rút đơn gây phiền hà cho các bên và cho chính cơ
quan tiến hành tố tụng. Hơn nữa nếu áp dụng nguyên tắc này một cách đúng đắn sẽ
giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng,
kịp thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như đáp ứng các yêu cầu đòi
hỏi ngày càng cao trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
23
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
CHƢƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
2.1. Các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại căn cứ
vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm
2.1.1. Căn cứ vào tính chất của tội phạm
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 có nhiệm
vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình
đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi
hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Vì lẽ đó, tội phạm là chế định quan trọng và
chủ yếu của luật hình sự. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và
hình phạt đối với người phạm tội. Nội dung của khái niệm tội phạm đã “thể hiện
một cách rõ nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị xã hội cũng như những
đặc điểm pháp lí của luật hình sự”.16 Theo khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự năm
1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp
khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa”. Hay nói khác hơn, có thể hiểu một cách khái quát là tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.17
- Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của
tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây
16
Xem: GS.TSKH. Đào Trí úc (Chủ biên), “Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr. 157.
17
.Xem: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học 1997, tr. 472.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
24
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
Tính trái luật hình sự: hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội
phạm nếu nó được quy định trong luật hình sự. Quy định của luật hình sự là cơ sở
và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời
sửa đổi, bổ sung luật phù hợp với sự thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.
Tính phải chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào bị đe
doạ cũng đều phải chịu một hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình
phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.
Về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì tội
phạm phải là những tội phạm xâm phạm tới cá nhân người bị hại. Trong lý luận
cũng như thực tiễn không phải tội phạm nào, không phải vụ án nào cũng có người
bị hại. Cho nên, nếu không xâm phạm đến cá nhân người bị hại thì không có sự xuất
hiện của người bị hại, không có tư cách của người bị hại. Và điều đương nhiên là họ
không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại. Ví dụ như tội gây rối trật tự công cộng thì hành vi hướng tới là
xâm hại trật tự công cộng, hay nói khác hơn thì đối tượng tác động của tội phạm
này là trật tự công cộng. Do đó, vụ án có tội danh này không có người bị hại. Nếu
hành vi gây rối trật tự công cộng này gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức
khỏe, tài sản cho cá nhân một người nào đó thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà
người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng.
Hoặc đối với tội chống người thi hành công vụ, thì hành vi xâm hại hướng đến là
hoạt động công vụ của người đang thi hành công vụ nên không có người bị hại. Nếu
hành vi chống người thi hành công vụ, gây ra thương tích hoặc làm chết người thì
người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng quy định trong
Bộ luật Hình sự.
Mặt khác, hành vi phạm tội không xâm phạm đến cá nhân người bị hại thì họ
cũng không bị ảnh hưởng gì về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như đã nói bên
trên nếu hành vi gây rối trật tự công cộng không xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe
hay tài sản của một người nào đó thì đương nhiên họ không có quyền buộc người
thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng bồi thường về tính mạng, sức khỏe hay
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
25
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
tài sản. Đồng thời họ cũng không mất mát bất cứ thứ gì về lợi ích, hay nói khác hơn
là không có thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, hay sức khỏe... xảy ra
nên họ không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi họ
không bị xâm hại trong các trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định họ có quyền
yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Từ những phân tích như trên cho thấy, hầu hết các trường hợp khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại là xâm phạm vào các lĩnh vực được pháp luật
bảo vệ như: xâm phạm sức khỏe con người, xâm phạm danh dự, nhân phẩm con
người, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chứ không xâm phạm đến các lợi ích công
cộng. Chỉ khi nào có thiệt hại xảy ra, xâm phạm tới cá nhân người bị hại trong các
trường hợp người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì họ mới có
quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vì đây là những trường hợp phạm tội mang
tính chất thiệt hại không lớn, không bao gồm các nhóm tội mang tính chất côn đồ
hay man rợ…. Ví dụ như nếu hành vi phạm tội có tính chất côn đồ và man rợ như
vụ án của tội phạm Trần Hoài Nam ở Tuyên Quang thì không thể nào quy định là
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được vì nó mang
tính chất dã man gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Việc là Trần Hoài
Nam (SN 1984, trú tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) quen chị
Nguyễn Thị Ánh Hồng (SN 1989, trú tại xã Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) là
công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và đem lòng thương chị Hồng
nhưng không được chị đáp lại. Ngày 10/12/2012 Nam đến nhà chị Hồng nói chuyện
với chị, trong lúc nói chuyện thì chị Hồng nhận được một cuộc điện thoại của một
nam thanh niên nên chị Hồng quay sang nói chuyện điện thoại. Lúc này, Nam cảm
thấy bị bỏ rơi, nghĩ rằng mình bị coi thường nên đã nổi giận. Thấy có con dao gọt
hoa quả để ở giường, Nam liền vớ lấy lao đến cứa cổ chị Hồng. Bị tấn công bất ngờ,
chị Hồng vội lấy tay gạt con dao ra, tay kia cố giữ lấy điện thoại định kêu cứu. Tuy
nhiên, Nam đã nhanh chóng giật lấy chiếc điện thoại, bịt miệng nạn nhân để không
bị lộ. Thậm chí, hắn còn chửi lại người đàn ông trong điện thoại vì dám nói chuyện
với “người trong mộng” của mình. Sau đó, Nam đón taxi tẩu thoát. Đến 6/2/2014,
Nam bị công an bắt giữ khi đang ở chơi nhà bạn tại Đắk Lắk. Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Trần Hoài Nam án tù chung thân vì tội giết người.18
18
Xem thêm Hà Châu, Lạnh lùng khai nhận hành vi tàn độc cắt cổ bạn gái, báo gia đình và xã hội, 2014,
http://giadinh.net.vn/phap-luat/lanh-lung-khai-nhan-hanh-vi-tan-doc-cat-co-ban-gai20140919075517111.htm, [Truy cập ngày 20/10/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
26
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Đây là mức án đích đáng cho những vụ án mang tính chất đặt biệt nghiêm trọng,
nếu những vụ án mang tính chất man rợ như thế được phép khởi tố theo yêu cầu của
người bị hại thì thật nguy hiểm cho xã hội. Mặt dù hậu quả chết người ở vụ án trên
là chưa xảy ra nhưng đã thể hiện rõ tính chất dã man của nó. Nên khi quy định các
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại không bao gồm các
nhóm tội mang tính chất côn đồ, man rợ, nguy hiểm… là hợp lý.
2.1.2. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm là căn cứ vào tính nghiêm
trọng của hành vi. Pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự
con người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi
của con người khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong luật. Dấu
hiệu “nguy hiểm cho xã hội” có nghĩa là hành vi phải gây ra hoặc đe doạ gây ra
thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và người thực hiện
hành vi đó phải có lỗi. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất
nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và sẽ được xử lý
bằng biện pháp khác.
Tính nghiêm trọng của hành vi trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại là những tội phạm chỉ vi phạm vào khoản 1 các điều
104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của Bộ luật hình sự. Nếu vi
phạm ở khoản khác thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố không cần
thiết việc người bị hại có yêu cầu khởi tố hay không. Bởi lẽ, việc khởi tố trong các
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thường là những tội
phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm
tù. Ví dụ như vụ án của Lý Thanh Đạm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bị Tòa
án nhân dân tỉnh Hậu Giang tuyên phạt 12 tháng tù về tội làm nhục người khác. Vì
Đạm có hành vi chửi bới, rượt đánh, dùng những lời lẽ thô tục để mắng mỏ người
hàng xóm và thậm chí đập phá đồ đạc của người này.19 Hành vi này của Đạm là
hành vi ít nghiêm trọng không gây nguy hại lớn cho xã hội, chủ yếu là gây thiệt hại
về mặt vật chất và tinh thần của người bị hại. Hơn nữa giữa Đạm và người bị hại lại
19
Xem thêm Phan Anh Tuấn, Tòa chỏi nhau về trường hợp ít nghiêm trọng, Báo Pháp luật TP HCM, 2011,
http://www.baomoi.com/Toa-choi-nhau-ve-truong-hop-it-nghiem-trong/104/6627670.epi, [Truy cập ngày
24/9/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
27
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
là hàng xóm với nhau nên họ cũng có thể thỏa thuận giải quyết vụ việc. Nhưng vì
người bị hại có yêu cầu khởi tố nên Đạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo quy định. Nếu người bị hại
không yêu cầu cơ quan chức năng xử lý thì cơ quan này cũng không được khởi tố
vụ án này. Cho nên, chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
khi hành vi ở mức độ ít nghiêm trọng. Vì khởi tố ở những mức độ nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì mức độ nguy hiểm cho xã hội là rất cao.
Nếu không căn cứ vào tính chất của tội phạm và mức độ nguy hiểm của tội phạm
mà quy định cho phép khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại ở những
mức độ ấy thì không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không răn đe được
hành vi phạm tội và gây cản trở trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ
chế độ cũng như trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2.2. Các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại căn cứ
vào loại tội phạm đƣợc thực hiện
2.2.1. Nhóm tội phạm xâm phạm sức khỏe con ngƣời
Con người là vốn quý của xã hội, là chủ thể thúc đẩy cho xã hội phát triển nên
cần được pháp luật bảo vệ thỏa đáng. Trong đó, bảo vệ sức khỏe con người tránh
những nguy cơ bị tội phạm xâm hại là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
bất kì một con người nào. Bởi có sức khỏe thì con người mới được học tập, lao
động sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có sức khỏe để tham gia xây dựng,
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc…. Đồng thời, người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền xử lý khi bị xâm hại trong tất cả các trường hợp phạm tội ở nhóm tội
phạm này không hay cơ quan có thẩm quyền mặc nhiên xử lý khi tội phạm xảy ra.
Sau đây là những tội phạm cụ thể xâm phạm sức khỏe con người cần được bảo vệ
và đã được quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại.
2.2.1.1. Định nghĩa
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới
dạng những thương tích hoặc tỉ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể.20 Như vậy, chúng ta có
thể hiểu một cách chi tiết hơn về hành vi cố ý gây thương tích là hành vi dùng vũ
20
Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, quyển 2- Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội ,
2012, Tr.129.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
28
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
lực hoặc thủ đoạn khác gây tổn thương cho cơ thể của người khác (như chém đứt
tay, đánh gẫy xương …). Còn hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác,
được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân dẫn đến làm mất
hoặc giảm chức năng các cơ quan bộ phận trên cơ thể của họ (như cho uống thuốc
độc, tạt axit vào người nạn nhân…). Người khác ở đây được biểu hiện là một con
người cụ thể và đang sống, đang tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Nếu một người
mà gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình thì không được xem
là tội phạm trong trường hợp này (trừ trường hợp gây thương tích cho chính mình
hoặc gây tổn hại sức khỏe cho chính mình để thực hiện một tội phạm khác). Tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại
khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Theo Điều khoản này thì đây là tội phạm ít
nghiêm trọng và tội phạm này xâm phạm chủ yếu đến sức khỏe cá nhân của người
bị hại dưới dạng thương tích không lớn nên họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc tổn
hại cho sức khỏe người khác do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây nên đối
với người phạm tội hoặc với những người thân thích của họ. Những người thân
thích là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân như: vợ đối với
chồng, cha mẹ với con cái, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ đối với
nhau, ông bà nội ngoại đối với các cháu…. Khi phạm tội trong trong trường hợp
này thì người phạm tội không còn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc
bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức do hành vi trái pháp luật của
người bị hại gây ra. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và không thấy hết được tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, trạng thái này chỉ xảy
ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước. Nghị quyết
số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tố cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm
1985 cũng có hướng dẫn trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là “tình trạng
người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của
mình. Sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng
của nạn nhân gây nên”. Suy cho cùng thì người phạm tội trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh có nguyên nhân xuất phát từ người bị hại. Như vậy, có thể coi
việc họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi là nguyên nhân ngoài ý muốn
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
29
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
của họ. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ
luật hình sự. Theo Điều khoản này thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng và hơn nữa là
do hành vi trái pháp luật của người bị hại gây nên đối với người phạm tội. Hành vi
vi phạm của người phạm tội suy cho cùng là xuất phát từ phía người bị hại. Mặt
khác, tội phạm này xâm phạm đến sức khỏe cá nhân của người bị hại trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh nên nhất thời không tự kiềm chế được hành vi
phạm tội. Vì vậy, trường hợp này người bị hại được quyền yêu cầu cơ quan tiến
hành tố tụng khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu khi bị tội phạm xâm hại.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp cố ý gây ra thương tích hoặc
tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật do vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng. Theo Khoản 2, Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ
sung năm 2009 thì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người có hành vi vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, trách nhiệm hình sự đối với họ được giảm nhẹ rất nhiều so
với trường hợp tội phạm không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng. Cũng tương tự như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì hành vi phạm tội
của tội phạm cũng có nguyên nhân từ phía người bị hại. Nhưng đối với trường hợp
này thì do vượt quá mức phòng vệ cần thiết nên người phạm tội phải chịu trách
nhiệm hình sự. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại khoản 1 Điều 106
Bộ luật hình sự . Đây cũng là trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và hành vi phạm
tội cũng vì muốn tự vệ cho bản thân. Đồng thời, giữa người bị hại và người phạm
tội có thể thương lượng bồi thường nên người bị hại được quyền yêu cầu hoặc
không yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây ra
thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mặc dù phải thấy trước hoặc
có thể thấy trước nhưng tin rằng hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của
người khác không xảy ra. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
30
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
của người khác được quy định tại khoản 1 Điều 108 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa
đổi bổ sung năm 2009. Theo đó thì đây cũng là trường hợp phạm tội ít nghiêm
trọng, gây nguy hại chủ yếu đến cá nhân người bị hại. Họ có quyền thỏa thuận với
nhau để giải quyết vấn đề chứ không cần thiết giải quyết bằng con đường tố tụng
hình sự. Hơn nữa, hành vi phạm tội ở trường hợp này có thể nói rằng người phạm
tội không mong muốn hậu quả xảy ra. Nhưng hậu quả đã xảy ra thì họ phải chịu
trách nhiệm hình sự nếu họ không thỏa thuận được với người bị hại. Chính vì vậy,
người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại khi họ bị tội phạm này xâm hại .
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Hành vi vô ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở đây được hiểu là hành vi thực hiện
các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính vì cẩu thả hoặc vì quá tự tin gây
hậu quả làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe.
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc nghề nghiệp là trường hợp gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác do không thực hiện đúng những quy định về an toàn lao
động mà người phạm tội xuất phát từ nghề nghiệp có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm
phải thực hiện. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy
định về đảm bảo an toàn trong hoạt động chuyên môn của từng ngành, từng lĩnh
vực (như y tế, giao thông,…)
Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi
phạm quy tắc hành chính là trường hợp người phạm tội gây ra thương tích hoặc tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm những quy tắc do pháp luật hành chính
quy định. Thể hiện qua việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các quy định
về đảm bảo an toàn trong hoạt động quản lý, điều hành (hoạt động hành chính) của
cơ quan, tổ chức.
Nhìn chung, đây cũng là một trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng được quy
định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật hình sự. Theo đó thì trường hợp này cũng là do
hành vi vô ý của người phạm tội gây nên đối với cá nhân người bị hại, họ không có
mâu thuẫn với người bị hại và cũng không mong muốn hậu quả xảy ra. Giữa họ vẫn
có thể tha thứ hoặc thỏa thuận với nhau để không phải đưa vụ việc ra giải quyết
bằng tố tụng hình sự. Thiệt hại xảy ra là vô ý, vì thế mà người bị hại có quyền bỏ
qua sự xâm hại này của người phạm tội đối với mình khi đã cân nhắc thiệt hại và lợi
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
31
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
ích khi họ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Vì lẽ trên người bị
hại có quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự vì thường thiệt hại
gây ra cho họ cũng không lớn lắm và họ có thể thỏa thuận được với người thực hiện
hành vi phạm tội.
Như vậy, nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người là nhóm tội phạm ít
nghiêm trọng. Ảnh hưởng chủ yếu đến cá nhân người bị hại và gây thiệt hại không
quá lớn. Giữa người thực hiện hành vi phạm tội với người bị hại có thể chọn lựa
cách giải quyết sự việc xảy ra ổn thỏa hơn. Đó là tha thứ, hòa giải hoặc thỏa thuận
bồi thường chứ không cần thiết thông qua con đường tố tụng hình sự. Vì sự xâm hại
ít nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cá nhân người bị hại nên người bị hại được quyền
lựa chọn cách giải quyết thỏa thuận hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp trên theo quy định ở nhóm tội phạm này.
2.2.1.2. Khách thể
Xâm phạm quyền được tôn trọng, quyền được bảo vệ sức khỏe của con người.
Hay nói khác hơn tội phạm này xâm phạm đến sức khỏe của người khác một cách
trái pháp luật. Nhóm tội phạm này xâm phạm chủ yếu đến sức khỏe cá nhân người
bị hại. Gây nguy hại là không lớn nên người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án
hình sự.
2.2.1.3. Thiệt hại
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải
có hậu quả thương tích, là vết thương để lại trên cơ thể người bị hại, làm tổn hại các
chức năng, bộ phận trên cơ thể người bị hại. Tội phạm hoàn thành khi có hậu quả
xảy ra tức là nạn nhân phải bị thương hoặc tổn hại sức khoẻ có tỷ lệ thương tật từ
11% trở lên, nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì phải kèm theo một trong những tình
tiết nêu ở khoản 1 tội này như: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây
nguy hại cho nhiều người, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân, đối với trẻ em, phụ nữ đang
có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, đối với
ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình, trong thời gian
đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục….Ví dụ trường hợp vụ án của anh Hoàng Ngọc Đông (SN 1984) ở Nghệ An bị
anh em Đinh Viết Hưng (SN 1975) và Đinh Viết Lam (SN 1978) đánh bị thương do
mâu thuẫn về việc Hưng đốn gỗ gây ngã một cây Keo của nhà Đông. Sau đó phòng
kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Nghệ An có bản giám định pháp y, kết luận Đông bị
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
32
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
tổn hại sức khỏe 13,6 phần trăm. 21 Trường hợp này Hưng và Lam sẽ bị khởi tố về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của anh Hoàng Ngọc Đông
khi anh Hoàng Ngọc Đông có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự vì đã có đủ cơ sở để
định tội này, đó là tỉ lệ thương tật trên 11% (tức 13,6%).
Riêng đối với các tội như: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội vô ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội vô ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp
hoặc quy tắc hành chính thì thiệt hại xảy ra phải là thương tích để lại trên cơ thể
người bị hại, làm tổn hại sức khỏe yêu cầu phải là 31% trở lên. Đây là những tỉ lệ
thương tật xác định là phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng và không gây
nguy hại lớn cho xã hội, là cơ sở quan trọng để phân biệt với các trường hợp phạm
tội khác cũng như các khoản khác trong cùng một điều luật quy định mà không
được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Vì nếu tỉ lệ
thương tật lớn hơn hoặc hậu quả xảy ra lớn hơn thì đó không còn là trường hợp
người bị hại được phép yêu cầu khởi tố nữa mà cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết
định khởi tố mới đủ sức răn đe hành vi phạm tội. Ví dụ trong trường hợp vì mâu
thuẫn cá nhân mà Ngô Văn Vinh (nguyên đại úy tại Trạm tuần tra kiểm soát giao
thông Suối Tre, thuộc Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai) đã dùng
súng bắn chết lãnh đạo của mình là Thiếu tá Trần Ngọc Sơn và làm bị thương hai
người khác tại Trạm Cảnh sát giao thông Suối Tre. Trong vụ án này Vinh đã bị
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai truy tố về hành vi giết người trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh, khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.22 Qua đó ta
thấy tuy cùng là tội phạm có mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù nhưng về hành vi
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh lại là do cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định khởi tố. Bởi lẽ đây là hành vi mà hậu quả của nó là tước đi tính
mạng của người bị hại, lớn hơn rất nhiều so với các tội mà pháp luật quy định được
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại trong nhóm xâm phạm sức khỏe con người.
21
Xem thêm Đinh Anh Tuấn, Vụ án “Cố ý gây thương tích” tại Tân Kỳ, Nghệ An:'Cần được xem là phòng
vệ chính đáng', Tiền Phong, http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-duoc-xem-la-phong-ve-chinh-dang174486.tpo, [Truy cập ngày 28/9/2014].
22
Xem thêm Hà Mi, Xử vụ CSGT bắn nhau, Tuổi trẻ Online, 2014, http://tuoitre.vn/tin/phapluat/20140825/ngay-26-8-xu-vu-csgt-suoi-tre-ban-nhau/637762.html, [Truy cập ngày 26/9/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
33
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Nếu vì lí do hành vi phạm tội này cũng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng mà cho
phép người bị hại được quyền lựa chọn yêu cầu khởi tố hay không yêu cầu khởi tố
thì không hợp lí, không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì tỉ lệ thương tật phải là
31% trở lên, hoặc có thể nếu có xảy ra hậu quả dẫn đến chết người thì người phạm
tội cũng sẽ bị xử lí trong trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại. Bởi
lẽ, người phạm tội không hề mong muốn hậu quả thương tật hoặc chết người sẽ xảy
ra, họ không cố ý mà chỉ là tự vệ cho bản thân họ. Hơn nữa, hành vi của người bị
hại là hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân một cách trái pháp luật, nguy hiểm đáng kể cho xã hội, mà cụ
thể hơn là xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Các lợi ích này có
thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất như: tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tài sản, v.v.…
Như vậy, những hành vi nêu trên là hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, có thể
giải quyết bằng con đường dân sự, thỏa thuận hoặc các biện pháp khác. Bởi quyền
được bảo đảm an toàn về sức khỏe là quyền nhân thân của công dân, nên trong
những trường hợp gây nguy hại không lớn, họ cảm thấy không cần thiết thì họ vẫn
có quyền không yêu cầu khởi vụ án hình sự. Trên thực tế, có rất nhiều sự việc phạm
tội xâm hại sức khỏe phát sinh không phải tất cả đều là do người phạm tội cố ý
phạm tội mà một phần nào đó lỗi xuất phát từ người bị hại. Hơn nữa những trường
hợp này thường là những người có mối quan hệ thân thiết với nhau nên việc yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền xử lí hình sự đối với người phạm tội cũng là một điều khó
khăn đối với người bị hại. Vì lẽ đó mà pháp luật quy định những trường hợp này chỉ
được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại là thể hiện sự tôn trọng quyền của
người bị hại, tôn trọng cách lựa chọn giải quyết sự việc của họ. Đồng thời tạo điều
kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả cũng như những sai lầm của mình mà
có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp pháp luật không cho phép
người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố thì vô hình chung tạo ra những xung đột nhỏ
cũng phải giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự, gây thêm áp lực cho các tòa
án trong khi những vụ án nghiêm trọng khác đang ngày càng nhiều.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
34
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
2.2.2. Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con ngƣời
Đối với con người, chẳng những tính mạng, sức khỏe là vô giá mà danh dự,
nhân phẩm cũng không kém phần quan trọng. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người đều rất cần thiết đối với con người và là
một trong những quyền quan trọng nhất trong các quyền cơ bản của công dân được
Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ
về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình
hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm”. Dưới đây là một số tội phạm cụ thể quy định cho phép người bị
hại yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khi danh dự, nhân phẩm cũng như lợi ích của họ
bị tội phạm xâm hại.
2.2.2.1. Định nghĩa.
Tội hiếp dâm: hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi
dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao
cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.23 Tội phạm này được quy định tại khoản 1
Điều 111 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. Đây là hành vi xâm
phạm trực tiếp đến danh dự, sức khỏe của người bị hại nên họ có quyền chọn lựa
cách giải quyết sao cho không gây thêm tổn thương cho mình. Vì vậy pháp luật quy
định cho trường hợp này được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại.
Dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay,
chân, bịt miệng, bóp cổ, đấm đá, trói, gây thương tích, giằng xé quần áo… của nạn
nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự vệ, chống trả của nạn nhân.
Đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói, cử chỉ, động tác như kề súng, kề
dao vào người nạn nhân... nhưng chưa tác động vào người nạn nhân, nhưng làm cho
nạn nhân hiểu rằng nếu người phạm tội không giao cấu được thì sẽ sử dụng ngay
tức khắc vũ lực, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân.
Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là những trường hợp
như nạn nhân đi một mình trong đêm vắng, đi một mình trong rừng, bị say, bị ốm
hoặc bị tâm thần …
23
Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, quyển 2- Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2012, Tr.150.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
35
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Dùng thủ đoạn khác là những trường hợp người phạm tội đe dọa, khủng bố
tinh thần làm cho nạn nhân khiếp sợ, dùng thuốc gây mê, thuốc kích dục, say rượu
hay các chất kích thích khác làm cho nạn nhân hạn chế hoặc mất khả năng chống
cự.
-
Giao cấu trái ý muốn của họ là việc giao cấu nhưng không được sự đồng ý
của nạn nhân.
Tội cưỡng dâm: là tội phạm mà người phạm tội có hành vi ép buộc hoặc
bằng những thủ đoạn khác nhau buộc người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng chịu giao cấu với mình. Trong trường hợp
này người bị hại hoàn toàn có quyền từ chối không giao cấu nhưng vì trong tình
trạng quẫn bách khó khăn nên miễn cưỡng giao cấu với người thực hiện hành vi
phạm tội. Cũng vì lẽ đó họ có thể vì bảo vệ danh dự cho mình mà không yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự. Hoặc vì họ mong muốn hành vi phạm tội sẽ bị xử lý thì họ sẽ
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tội cưỡng dâm được quy
định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sự. Theo Điều khoản này thì đây là tội phạm
ít nghiêm trọng và xâm phạm đến danh dự của cá nhân của người bị hại. Nên việc
quy định tội phạm này là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại là để cho người bị hại có thể lựa chọn cách giải quyết một cách hợp lý hơn.
Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác như quan
hệ lệ thuộc giữa thủ trưởng và nhân viên, về mặt kinh tế như quan hệ giữa người
nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng, về mặt tín ngưỡng hay gia đình (cha mẹ và
con)...v.v...
Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người đang ở trong
tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà
đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người thân trong gia đình
bị mắc bệnh hiểm nghèo trong khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng....
Hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí,
không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng
họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã miễn cưỡng chịu sự giao cấu.
Tội làm nhục người khác: làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm
trọng danh dự nhân phẩm của người khác. Người phạm tội phải là người có hành vi
bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
36
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
đông… để làm nhục người khác. Người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ
lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng
phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn
của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không
nhằm mục đích khác. Trong cuộc sống hằng ngày thường xảy ra nhiều hành vi có
tính chất làm nhục người khác nhưng chỉ coi là tội làm nhục người khác khi hành vi
đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người bị hại. Nếu chỉ là
những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông,
đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào mặt nhau
thì không phải là tội phạm, mà tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính. Hành
vi phạm tội xúc phạm trực tiếp, công khai trước mặt người bị hại hoặc gián tiếp
thông qua người khác. Tội làm nhục người khác được quy định tại khoản 1 Điều
121 Bộ luật hình sự. Theo Điều khoản này thì đây là tội phạm ít nghiêm trọng và
không có tình tiết tăng nặng. Vì vậy, trường hợp này người bị hại có quyền yêu cầu
khởi tố hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Tội vu khống: vu khống là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết
rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người
khác, hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm
quyền.24 Theo Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 Phần các tội phạm của
thạc sỹ luật học Đinh Văn Quế - Chánh án Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao
thì: “Bịa đặt là đưa ra những thông tin không đúng sự thật, tự nghĩ ra một điều gì
đó mà không có với người khác như: không tham ô thì bảo là tham ô, không quan
hệ bất chính lại tố cáo là quan hệ bất chính, không nhận hối lộ lại tố cáo là nhận
hối lộ…”. Tạo ra những thông tin không đúng sự thực hoặc loan truyền thông tin
sai sự thực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng,
qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác … người phạm tội
biết những thông tin mình đưa ra là không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm
xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành
vi không cấu thành tội phạm. Còn hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo
họ trước cơ quan có thẩm quyền là dạng hành vi đặc biệt của hành vi phạm tội vu
khống. Là hành vi tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền (Công an, Viện kiểm sát…)
24
Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, quyển 2- Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2012, Tr.176.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
37
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có
thật. Trong trường hợp này người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có
hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ. Cũng tương tự như trường hợp ở tội làm
nhục người khác thì tội vu khống được quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật hình
sự là tội phạm ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng, chỉ ảnh hưởng đến
danh dự cá nhân người bị hại. Vì vậy trường hợp này được quyền yêu cầu khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
2.2.2.2. Khách thể
Nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người là những tội phạm có
hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của con
người. Việc xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác được hiểu
là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
Về khách thể của tội hiếp dâm chính là xâm phạm đến quyền bất khả xâm
phạm về tình dục của người phụ nữ. Mặt dù theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ
luật hình sự thì tội hiếp dâm không cần chủ thể đặc biệt, quy định là “người nào…”
nghĩa là nữ giới vẫn có thể là người thực hành tội hiếp dâm. Tuy nhiên, trên thực tế
cho đến nay thì ở nước ta chỉ có nam giới mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
này. Điều này phần lớn được lí giải về mặt sinh lí của nam giới. Ngay cả khi người
phụ nữ dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ thì
người phụ nữ cũng không thể giao cấu với với anh ta khi anh ta không muốn. Song
song đó đối với tội cưỡng dâm thì khách thể của tội này chính là xâm phạm quyền
bất khả xâm phạm về tình dục của người khác. Còn đối với tội làm nhục người khác
và tội vu khống thì khách thể của tội này là xâm phạm danh dự, nhâm phẩm của
công dân. Làm nhục người khác là hành vi của một người dùng lời nói hay hành
động làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Còn vu
khống là hành vi xâm hại đến danh dự hoặc đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác. Các hành vi phạm tội trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác
một cách nghiêm trọng. Khách thể mà nhóm tội phạm này xâm hại là danh dự, nhân
phẩm đối với cá nhân người bị hại, có mức độ ít nghiêm trọng nên có thể giải quyết
bằng thỏa thuận giữa các bên mà không cần phải khởi tố vụ án hình sự. Vì là danh
dự, nhân phẩm của cá nhân nên tùy theo mức độ thiệt hại mà người bị hại sẽ yêu
cầu khởi tố hay không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Cho nên những trường hợp
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
38
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
này được pháp luật quy định được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại.
2.2.2.3. Thiệt hại
Thiệt hại chung của những tội phạm này chính là gây thiệt hại đến danh dự,
nhân phẩm của con người thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần.
Đối với tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm có thể gây khủng hoảng về mặt tinh
thần của người bị hại và trong một số trường hợp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của
người bị hại. Như vụ án hiếp dâm em vợ của Nguyễn Trường Thọ bị Tòa án nhân
dân thành phố Nha Trang xử phạt hai năm sáu tháng tù theo khoản 1 Điều 111 Bộ
luật hình sự. Mức án hai năm sáu tháng tù là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất
hành vi phạm tội. Sự việc xảy ra vào chiều tối ngày 27-10-2013, sau khi chở vợ từ
nhà mẹ vợ về, Thọ đã nảy sinh ý định quay lại nhà mẹ vợ để hiếp dâm em vợ. Thấy
cổng nhà mẹ vợ khóa, Thọ bỏ xe máy và dép bên ngoài rồi trèo qua hàng rào B40
để vào nhà. Nhìn thấy em vợ đang ngồi xem ti vi nên Thọ xông vào giở trò đồi bại.
Lúc này mẹ vợ Thọ đi vào và can ngăn nhưng Thọ vẫn ngoan cố thực hiện hành vi
của mình như lôi cổ vào phòng ngủ, nhà bếp, cắn vào những bộ phận trên cơ thể của
em vợ…, sau đó bà chạy ra sân kêu la mọi người cứu giúp và tiếp đó dùng thanh sắt
đánh vào lưng Thọ. Thọ buông ra và sau đó mở cửa sau bếp, trèo rào bỏ chạy. 25
Theo kết luận giám định, nạn nhân bị khá nhiều vết thương, tỷ lệ thương tật vĩnh
viễn 2%. Ngoài ra, nạn nhân còn bị hội chứng suy nhược thần kinh, tỷ lệ 15%. Tổng
cộng thương tật là 17%. Trong vụ án này bị cáo phạm tội nguy hiểm, mất nhân tính,
xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và sức khoẻ của bị hại, không gì
có thể bù đắp được. Bị cáo thực hiện hành vi ngay khi có sự can ngăn của mẹ vợ,
điều này thể hiện ý muốn phạm tội quyết liệt, đến cùng. Hành vi phạm tội của bị
cáo rõ ràng có tính chất côn đồ - một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy
định tại điểm d khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự. Trường hợp này không những gây
ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần mà còn xâm hại sức khỏe của người bị hại cần phải
được xử phạt thích đáng.
Đối với tội làm nhục người khác và tội vu khống thì gây mất danh dự, nhân
phẩm, uy tín hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
25
Xem thêm Khánh Hà, Ngoan cố hiếp dâm em vợ trước mặt mẹ vợ nhưng chỉ lãnh 2 năm tù , Pháp luật TP
HCM, 2014, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/ngoan-co-hiep-dam-em-vo-truoc-mat-me-vo-nhung-chi-lanh-2nam-tu-494809.html, [Truy cập ngày 30/9/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
39
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Người bị hại trong vụ án vu khống có thể bị xúc phạm danh dự, cũng có thể bị thiệt
hại về tài sản hoặc những thiệt hại khác về tinh thần, về sức khoẻ... nhưng chủ yếu
là thiệt hại về tinh thần (danh dự). Người phạm tội vu khống chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khi người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố hình sự.
Vì đây là nhóm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm con người hầu hết
đều thể hiện dưới dạng thiệt hại về tinh thần nên có thể giải quyết bằng sự thỏa
thuận giữa các bên để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn hại có thể sẽ tiếp tục
xảy ra cho người bị hại đặc biệt là dư luận. Đây là việc mang tính cá nhân nhiều hơn
là lợi ích xã hội nên chỉ khi người bị hại có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm
quyền mới có quyền quyết định khởi tố vụ án hình sự.
2.2.3. Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
2.2.3.1. Định nghĩa.
Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội xâm hại đến kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lí nền kinh tế. Các
vụ án kinh tế thường rất phức tạp, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực,
nhiều thành phần kinh tế khác nhau nên quá trình xử lí cũng hết sức khó khăn.
Trong nhóm tội này thì tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản
1 Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 người bị hại sẽ có
quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi họ bị xâm hại.
Hành vi phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc
đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm này. Vì sự ảnh
hưởng đó mà người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự khi uy tín, lợi ích, danh dự của người bị hại bị xâm hại. Còn nếu họ nhận
thấy không ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đã cân nhắc việc yêu cầu khởi tố và
không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì họ vẫn có thể thương lượng bồi thường giải
quyết sự việc với nhau mà không cần thiết yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vì vậy để
bảo đảm lợi ích cho người bị hại, trường hợp này pháp luật quy định là trường hợp
chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi cố ý xâm phạm quyền của
tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do tổ
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
40
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh.26 Đối với trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là
xâm phạm đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với
quy mô thương mại. Hay nói khác hơn, người nào sử dụng đối tượng sở hữu công
nghiệp của người khác trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu thì bị
coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
2.2.3.2. Khách thể
Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung là xâm hại
chế độ quản lý, điều hành nền kinh tế Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Riêng đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp của tác giả, gây rối loạn trật tự quản lí việc đăng kí
quyền sở hữu công nghiệp. Đối tượng tác động chính là nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa
lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. Trường hợp này, xâm hại
đến lợi ích của người bị hại chứ không gây nguy hại lớn cho xã hội hay Nhà nước
nên đây là trường hợp mà theo quy định người bị hại được quyền yêu cầu hoặc
không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
2.2.3.3. Thiệt hại
Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương
mại bị chiếm đoạt hoặc sử dụng bất hợp pháp. Làm rối loạn thị trường, mất cân đối
cung cầu, gây thất thoát cho chủ sở hữu, ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hóa,
giảm uy tín nhãn hiệu, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng. Điển
hình như vụ án thực hiện hành vi tổ chức sử dụng bất hợp pháp một số lượng lớn vỏ
lon có in hình hai con vật húc nhau màu đỏ tương tự nhãn hiệu của Công ty TC
Pharmaceutical Industrie CO Ltd Thái Lan đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam
để sản xuất nước uống tăng lực, bán ra thị trường nhằm thu lợi bất chính, Bùi Trung
Hòa đã bị truy tố theo khoản 1 - Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999. Vì ngày
28/9/2004, Công an quận Tân Phú đã tiến hành kiểm tra hành chính phân xưởng sản
xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn nước giải khát Nam Bình, quận Tân Phú,
phát hiện tại đây có 10.080 lon nước uống tăng lực in nhãn hiệu hình hai con vật
húc nhau màu đỏ thành phẩm và 384 lon nước uống tăng lực in nhãn hiệu hình hai
con vật húc nhau màu đỏ thành phẩm cùng một số sổ sách ghi chép việc tiêu thụ
26
Xem thêm Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung na9m 2009 Điều 4, Khoản 4.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
41
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
loại nước tăng lực nói trên. Đây là vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
nước giải khát Nam Bình. Do Bùi Trung Hòa là người trực tiếp đứng ra tổ chức sử
dụng bất hợp pháp một số lượng lớn vỏ lon có in hình hai con vật húc nhau màu đỏ
tương tự nhãn hiệu của Công ty TC Pharmaceutical Industrie CO LTD Thái Lan đã
được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam để sản xuất nước uống tăng lực, bán ra thị
trường nhằm thu lợi bất chính. 27. Việc làm của Hòa là xâm phạm đến nhãn hiệu của
Công ty TC Pharmaceutical Industrie CO LTD Thái Lan đã được bảo hộ độc quyền
tại Việt Nam, là hành vi vi phạm pháp luật được quy định là trường hợp khởi tố vụ
án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tuy đã đủ các yếu tố cấu
thành tội phạm nhưng hầu như chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của chủ sở hữu đối
tượng sở hữu công nghiệp. Khi cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu xử
lý xâm phạm của doanh nghiệp, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan khác thì cơ quan nhận đơn sẽ hướng dẫn để doanh
nghiệp thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ
quan có thẩm quyền giải quyết. Vì đây cũng là những vụ việc liên quan đến lợi ích
kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp nên họ có quyền yêu cầu khởi tố hoặc
không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003. Chỉ khi nào xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Khoản 1 Điều 171 Bộ
luật hình sự thì người bị hại mới được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Những
hành vi xâm hại của tội phạm này xâm phạm đến uy tín nhãn hiệu, đến lợi ích của
người bị hại nên họ có quyền yêu cầu khởi tố để người thực hiện hành vi phạm tội
bị xử lí thỏa đáng. Hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mà hai bên sẽ thương
lượng, hòa giải, người phạm tội cũng có thể bồi thường thiệt hại cho người bị hại
khi họ đồng ý để không phải chịu trách nhiệm hình sự, để đảm bảo lợi ích, uy tín
cho họ. Chính vì tạo điều kiện cho người bị hại sự cân nhắc về lợi ích có phù hợp
với họ không mà pháp luật quy định trường hợp này sẽ được phép khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại để giải quyết vụ việc một cách hợp lý hơn.
Còn đối với những trường hợp khác trong nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lí
kinh tế thì người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên,
lợi dụng quy định này, các đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp khi bị phát hiện thì sử dụng thủ đoạn thỏa thuận, mua chuộc các chủ sở
27
Theo cáo trạng Số 306/KSĐT- XXSTHS. KT ngày 20/7/2007 do Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
42
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
hữu đối tượng sở hữu công nghiệp để họ không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Điều
này đã tạo ra tâm lý ức chế cho các cán bộ đã tiến hành phát hiện, điều tra, khám
phá các hành vi trên, đồng thời không đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Ngoài ra,
trong thực tế có nhiều trường hợp không thể xử lý hình sự các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu nổi tiếng do các chủ sở hữu các
nhãn hiệu này không có văn phòng đại diện ở Việt Nam, khó khăn trong việc liên
lạc với chủ sở hữu hợp pháp của các nhãn hiệu này.28 Vì thế cần có những quy định
chặt chẽ hơn về các trường hợp này nhằm góp phần giáo dục, răn đe, ngăn chặn các
hành vi vi phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền, người tiêu
dùng, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh và thu hút các nguồn đầu tư vào
hoạt động sáng tạo.
28
Bộ phận tranh tụng - Công ty luật Minh Khuê, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo luật hình sự,
Minh Khuê, 2014, http://luatminhkhue.vn/toi-pham/toi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-theo-luathinh-su.aspx, [Truy cập ngày 18/9/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
43
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói
chung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định
hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta
hiện nay. Bởi lẽ, “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do
tội phạm gây ra”, là người bị thiệt hại nhiều nhất nên người bị hại cần phải được
bảo vệ kịp thời, thậm chí ngay khi họ bị đe dọa gây thiệt hại. Trên thực tế, vì nhiều
lí do khác nhau mà người bị hại chưa được bảo vệ tốt và kịp thời. Một trong những
công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật Tố tụng hình sự.
Đặc biệt, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là chế định
thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau
đớn của người bị hại. Sự thể hiện khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn phải
quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại. Vì thực tiễn cho
thấy, mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng người bị hại lại không
muốn yêu cầu đưa ra xử lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai
của họ. Cũng có trường hợp giữa người bị hại và người gây thiệt hại có những mối
quan hệ thân thiết nên việc họ quyết định yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là việc khá
khó khăn. Hơn nữa, cụ thể trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại thì có khá nhiều những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải
quyết vụ việc. Mặt dù quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về các trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại qua quá trình tồn tại và phát
triển ngày càng được bổ sung, sửa đổi đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, qua
quá trình áp dụng pháp luật cũng bộc lộ một số bất cập trong quy định cũng như
thực tiễn giải quyết vụ việc. Vấn đề chủ yếu là việc quy định các trường hợp khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn thiện,
chưa có những giải pháp cụ thể để áp dụng vào thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong các trường hợp còn thiếu sót ấy.
Vì thế đòi hỏi pháp luật Tố tụng hình sự cần có bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm bảo
đảm hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Đồng thời, hoàn thiện các
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
44
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại để quá trình áp dụng
pháp luật được chính xác, khách quan, sát với thực tiễn cuộc sống.
3.1. Vấn đề pháp lý
3.1.1. Đối với các trƣờng hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự
nên bãi bỏ.
3.1.1.1. Tồn tại
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tại khoản 1 Điều 105 một số tội phạm liên
quan đến hành vi xâm hại sức khoẻ, nhân phẩm hoặc một số quyền khác của người
bị hại như cố ý gây thương tích, hiếp dâm, cưỡng dâm, vu khống, làm nhục người
khác hay xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp... thì các cơ quan tiến hành tố tụng
sẽ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Điều này cho thấy quy định
này có nhiều tác dụng tốt trong việc khắc phục hậu quả cũng như mang lại nhiều lợi
ích cho người bị hại. Những trường hợp này là những trường hợp có tính chất và
mức độ nguy hiểm thấp cho xã hội nên có thể giải quyết bằng nhiều giải pháp khác
nhau sao cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của người bị hại. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, tội phạm hiếp dâm có dấu hiệu gia tăng. Nhưng theo Bộ
luật tố tụng Hình sự, tội này nằm trong danh mục các tội khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại. Người phạm tội phạm tội hiếp dâm thuộc trường hợp quy
định ở khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
nếu người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Nếu trước ngày mở phiên toà sơ
thẩm, người bị hại rút đơn yêu cầu thì vụ án được đình chỉ. Chính điều này, đã gây
ra nhiều rắc rối, hạn chế trong quá trình điều tra và khởi tố của các cơ quan chức
năng… Việc bãi bỏ trường hợp phạm tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 105 Bộ
luật Tố tụng hình sự là một vấn đề đang còn nhiều tranh cãi. Nhưng theo quan điểm
thì đây là tội phạm mà người viết cho rằng là tội phạm nghiêm trọng và có thể gây
ra hậu quả nặng nề cho người bị hại chứ không còn là tội phạm ít nghiêm trọng
trong số các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu hay nhóm các tội phạm
xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người ở các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại nữa. Vì quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại trong trường hợp này nhằm bảo vệ chính quyền lợi của người bị
hại. Thế nhưng, việc không khởi tố hành vi hiếp dâm khi người bị hại không yêu
cầu đôi khi lại gây bất lợi cho chính người bị hại, hậu quả có thể rất nặng nề. Người
phụ nữ là bị hại của vụ án hiếp dâm có thể không lấy được chồng và còn phải chịu
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
45
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
nhiều tai tiếng suốt cả cuộc đời. Ví dụ như vụ án của Ngô Tuấn Dũng nguyên thiếu
tá công an công tác tại Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hải Dương bị Tòa
án nhân dân tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt 2 năm tù về tội hiếp dâm nữ doanh nhân
Vũ Thị Kim Luyến. Mức án này hơi nhẹ so với hành vi bỉ ổi của một sĩ quan công
an khi cố tình cưỡng hiếp phụ nữ ngay trên ô tô. Lúc chị Luyến yêu cầu khởi tố thì
Dũng đã nhiều lần liên lạc với chị Luyến năn nỉ chị bỏ qua nếu không thì sẽ “mất đi
một người bạn”. 29 Thử hỏi nếu chị Luyến bỏ qua thì liệu rằng chị có được yên ổn
với dư luận. Trong khi trước đó có người còn hồ nghi chị vu khống, không ai tin
suýt nữa chị đã bị Dũng làm nhục ngay trên ô tô của mình vì nghĩ Dũng là một sĩ
quan công an thì không thể nào làm chuyện đồi bại đó. Thậm chí gia đình cũng
khuyên chị bỏ qua vì danh dự gia đình. Nhưng nếu bỏ qua thì người bị hại như chị
Luyến có thể nào cởi bỏ được gánh nặng, có hết tủi hổ và nhục nhã không trong khi
kẻ phạm tội vẫn nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật. Thế thì sự công bằng của công lý
có mang lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại như chính mục tiêu của nó
hay không. Trong những trường hợp phạm tội ngoan cố, nghiêm trọng như thế mà
xem xét là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là chưa
thỏa đáng. Vì tổn thất về mặt tinh thần của người bị hại khi bị xâm hại là rất lớn, có
thể mang đến một sự khủng hoảng, nổi ám ảnh suốt đời cho họ, hành vi ấy của
người phạm tội không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức xã hội một
cách nghiêm trọng không thể dung thứ. Ông Đinh Văn Quế, nguyên Chánh Tòa
Hình sự, Tòa án nhân dân tối cao từng nhận định: "Tổn thất về tinh thần không thể
xác định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật
chất; mức độ tổn thất về tinh thần nhiều hay ít cũng không phụ thuộc vào tính chất
nguy hiểm của hành vi xâm phạm; cũng không phụ thuộc vào hình thức lỗi của
người xâm phạm (cố ý hay vô ý), mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đau
thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị
hiểu lầm của người bị thiệt hại hoặc người thân thích của nạn nhân". Chính vì sự
mất mát to lớn ấy và cũng vì xã hội Việt Nam vẫn còn khá khắc khe về dư luận đối
với một người phụ nữ bị hiếp dâm. Nên việc xóa tan dư luận là điều không thể và
nếu quy định đây là tường hợp được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì chưa
29
Xem thêm Dòng đời, Chuyện chưa biết về vụ nguyên thiếu tá cố hãm hiếp doanh nhân, Tiền phong, 2013,
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/chuyen-chua-biet-ve-vu-nguyen-thieu-ta-co-ham-hiep-doanh-nhan
636778.tpo, [Truy cập ngày 28/10/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
46
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
hợp lí. Bởi lẽ người phạm tội trong trường hợp này là phạm tội cố ý, có chủ đích,
dùng các thủ đoạn có tính nguy hại lớn cho xã hội và còn gây tổn thất tinh thần rất
nặng nề cho người bị hại.
Mặt khác, việc quy định tội hiếp dâm tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật hình sự là
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại lại phát sinh nhiều
bất cập trên thực tế. Lợi dụng quy định này người bị hại vì lợi ích, thù oán cá nhân
mà yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Như vụ án của anh Nguyễn Văn Lợi là một sĩ
quan quân đội tại Thành phố Hà Tỉnh, Tỉnh Hà Tỉnh bị cô gái quán bia tên là Lê
Trinh dựng màn kịch để buộc anh Lợi thỏa thuận bồi thường cho cô ta 40 triệu đồng
thì cô ta rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Trinh dụ dỗ Lợi vào nhà nghỉ và
mặc dù cô ăn vận rất khêu gợi nhưng lại có những lời nói như: “Em không đồng ý,
không được anh ạ…”. Tưởng cô gái khiêu khích, chàng sĩ quan vồ vập lao đến
nhưng không ngờ cô gái phản ứng mạnh hơn, la hét ầm ĩ và đẩy anh Lợi ra. Cùng
lúc, 2 người đàn ông đẩy cửa đi vào, họ không đánh đấm, đe dọa anh Lợi mà từ tốn
lấy chiếc điện thoại đã bật ghi âm ở đầu giường ra nghe lại toàn bộ câu chuyện,
những lời từ chối và kháng cự quyết liệt của Trinh, sau đó nhấc điện thoại gọi cho
Công an phường thông báo có một vụ hiếp dâm xảy ra tại nhà nghỉ.30 Trong vụ án
này, Trinh đã nói thẳng với anh Lợi rằng cô ta hoàn toàn có thể tố cáo. Như vậy thì
hóa ra quy định này lại tạo điều kiện cho những người như Trinh mang danh nghĩa
là người bị hại lợi dụng để kiếm tiền. Vì mặc dù điều tra ra chân tướng sự việc,
Trinh rút đơn đề nghị cũng đồng nghĩa với việc anh Lợi không bị truy tố về tội hiếp
dâm, anh Lợi vẫn phải chịu mất tiền 40 triệu đồng đưa cho Trinh. Cơ quan chức
năng cũng không thể khởi tố Trinh về hành vi cưỡng đoạt tài sản hay một tội danh
nào khác trong vụ án này vì hai bên thỏa thuận với nhau. Trinh cùng đồng phạm
cũng không đe dọa, đánh đập anh Lợi rồi bắt viết giấy vay nợ hay nộp phạt nên
không thể truy tố cô ta. Vấn đề này phải chăng đáng được quan tâm nhiều hơn khi
mà nhiều người lợi dụng quy định pháp luật này để vụ lợi. Yêu cầu đặt ra là cần có
những giải pháp phù hợp để quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của người bị hại đạt đúng mục đích của nó.
30
Xem thêm Ngọc Linh-Xuân Thắng, Bất cập trong xử lý một số vụ án hiếp dâm: Khi bị hại quay quắt bắt
tay với thủ phạm “làm khó” cơ quan điều tra, Báo điện tử Pháp luật và xã hội, 2013,
http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/to-tung/bat-cap-trong-xu-ly-mot-so-vu-an-hiep-dam-khi-bi-hai-quay-quatbat-tay-voi-thu-pham-lam-kho-co-quan-dieu-tra-23149, [Truy cập ngày 30/10/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
47
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
3.1.1.2.Giải pháp
Để có thể giải quyết tồn tại nêu trên thì cần có những giải pháp, những sửa
đổi phù hợp nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp, đặc biệt là danh dự, nhân
phẩm cho người bị hại. Đồng thời cũng bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
tránh những trường hợp lợi dụng quy định này để vụ lợi. Có thể áp dụng một số giải
pháp như sau.
Thứ nhất, trường hợp phạm tội hiếp dâm tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật hình
sự cần được bãi bỏ là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại. Nên áp dụng xử lý theo nguyên tắc, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền sẽ trực tiếp
khởi tố chứ không cần người bị hại phải có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự như theo
quy định tại khoản 1, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự thì mới có quyền khởi tố vụ
án hình sự. Nhằm thực hiện như đúng quy định tại Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự
quy định : “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án
và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý
người phạm tội”. Điều này góp phần làm sáng tỏ sự thật vụ án, đảm bảo xử lý thỏa
đáng trong các trường hợp phạm tội từ sự chủ động vụ lợi của người bị hại hay sự
chủ động phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai, ban hành các văn bản hướng dẫn cho quy định được sửa đổi này
nhằm tạo cách hiểu thống nhất ở các địa phương, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng
giải quyết vụ việc được nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ
trợ tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho công dân như có những buổi
tuyên truyền ở các địa phương hay những vùng sâu, vùng xa mà sự hiểu biết về
pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế. Các cơ quan, tổ chức đặc biệt tuyên
truyền là các tổ chức phụ nữ, đoàn, hội thanh niên….. để góp phần nâng cao hiểu
biết đối với loại tội phạm này trong nhân dân.
Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền cần đề ra các chính sách việc làm cho thành
phần lao động thất nghiệp, nhàn rỗi để tránh trường hợp họ lao vào các tệ nạn xã
hội, cụ thể là phạm tội hiếp dâm.
Những giải pháp trên nếu được thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện quy định
của pháp luật về loại tội phạm này và đặc biệt hoàn thiện hơn nữa các trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
48
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
3.1.2. Đối với các trƣờng hợp quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự
cần đƣợc bổ sung.
3.1.2.1. Tồn tại
Quy định về quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đã dành cho người bị hại quyền quyết định việc
có yêu cầu xử lý hành vi phạm tội của người phạm tội hay không. Sau khi cân nhắc
quyền lợi của mình giữa việc yêu cầu xử lý hành vi phạm tội với việc không yêu
cầu xử lý hành vi phạm tội bằng khởi tố vụ án hình sự. Với quy định này, lợi ích
của người bị hại đã được ưu tiên trước lợi ích của xã hội khi xem xét xử lý hành vi
phạm tội. Nhằm hướng tới mục đích của pháp luật tố tụng hình sự là góp phần bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục
mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.31
Tuy nhiên, các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình
sự vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì trên thực tế vẫn còn khá nhiều trường hợp, mà người
viết cho rằng người bị hại lẽ ra vẫn có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với
các tội phạm ấy nhưng Điều luật lại không quy định. Điển hình một số loại tội phạm
sau:
Thứ nhất, quy định ở nhóm tội phạm xâm phạm sức khỏe con người theo
khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ có một số tội như: Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Trong khi đó tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong khi thi hành công vụ tại Điều 107 Bộ luật hình sự lại không được quy định là
trường hợp được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Xét về các
phương diện cấu thành tội phạm thì tội này cũng giống như tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ khác nhau về chủ thể (chủ thể đặc
biệt – những người đang thi hành công vụ).
31
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Điều 1.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
49
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Thứ hai, quy định của Bộ luật hình sự ở nhóm tội phạm xâm phạm quyền tự
do dân chủ của công dân có một số tội như: tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật (Điều 123), tội xâm phạm chỗ ở của công dân (Điều 124), tội buộc người lao
động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật (Điều 128) không được quy định là
các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Trong khi đó
đây cũng là những tội phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân
người bị hại như xâm phạm về quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về
chỗ ở hay quyền được lao động.
Thứ ba, quy định của Bộ luật hình sự ở nhóm các tội phạm xâm phạm sở hữu
có một số tội như: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139), tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (Điều 140), tội chiếm giữ tài sản trái phép (Điều 141), tội sử
dụng trái phép tài sản (Điều 142), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều
143), tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 145) vẫn không được quy
định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Khi thời
gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra những vụ án lừa đảo,
bị hại trong mỗi vụ lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm người, số tiền bị chiếm
đoạt lên đến hàng trăm tỷ đồng. Mặt dù là những tội có đối tượng bị xâm hại chỉ
thuần túy về mặt tài sản của cá nhân người bị hại. Những trường hợp này thì người
bị hại chỉ cần thu hồi lại được tài sản đã bị lừa đảo, chiếm đoạt hoặc buộc người
phạm tội khắc phục hậu quả là đủ. Nhưng việc thu hồi tài sản trả cho người bị hại
vô cùng khó khăn, do đối tượng cầm đầu bỏ trốn, hoặc nếu có bị bắt thì tài sản thu
hồi được không đáng kể. Hậu quả là hàng loạt gia đình bị hại lao đao khốn đốn, còn
các nhà tạm giam và các trại cải tạo thêm chật chội, bởi những đối tượng lừa đảo có
thể sẽ bị phạt tù rất nặng (theo giá trị tài sản chiếm đoạt) và họ ít có cơ hội được tha
sớm, do chưa thi hành được phần dân sự của bản án hình sự. 32 Trong khi đó nếu
những tội phạm này được quy định là tội phạm được khởi tố theo yêu cầu của người
bị hại sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng phạm tội khắc phục hậu quả, nhờ đó họ có
thể được miễn khởi tố, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nặng nề.
32
Đinh Tuấn Anh, Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Tiền phong, 2012, http://www.tienphong.vn/PhapLuat/khoi-to-theo-yeu-cau-cua-nguoi-bi-hai-568576.tpo, [Truy cập ngày 3/11/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
50
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
3.1.2.2. Giải pháp
Từ những hạn chế như trên tác giả cho rằng cần có những sửa đổi, bổ sung
căn bản và những giải pháp phù hợp để những nhóm tội phạm đã phân tích bên trên
sớm được đưa vào các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại. Nhằm hoàn thiện quy định các trường hợp người bị hại được quyền yêu cầu
khởi tố vụ án hình sự mà không gây nhiều áp lực thêm nữa cho các Tòa án cũng
như các cơ quan chức năng khác…. Nghiên cứu để mở rộng hơn nữa phạm vi các
tội mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
Theo người viết nên mở rộng đối với các tội xâm phạm sức khỏe con người, xâm
phạm quyền tự do dân chủ, xâm phạm sở hữu và chỉ áp dụng tại khoản 1 các điều
luật tương ứng phân tích bên trên và đối với các tội ít nghiêm trọng. Cụ thể đó là
cần bổ sung các tội như:
Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi
thi hành công vụ tại Khoản 1 Điều 107 Bộ luật hình sự.
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật tại khoản 1 Điều 123, tội xâm
phạm chỗ ở của công dân tại khoản 1 Điều 124, tội buộc người lao động, cán bộ,
công chức thôi việc trái pháp luật tại Điều 128 của Bộ luật hình sự.
Bổ sung những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều
139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Điều 140 tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, Điều 141 tội chiếm giữ tài sản trái phép, Điều 142 tội sử dụng trái phép tài sản,
Điều 143 tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, Điều 145 tội vô ý gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tài sản của Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, cần ban hành những hướng dẫn chi tiết về những loại tội phạm này
để có cách hiểu thống nhất về quy định của pháp luật khi xác định các trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Đồng thời đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ chuyên môn cho những người tiến hành tố tụng tránh những cách
hiểu khác nhau mà có những áp dụng khác nhau trong cùng một quy định. Góp
phần cho quá trình giải quyết vụ án được đúng pháp luật, khách quan và chính xác.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
51
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
3.2. Về mặt thực tiễn
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ
quyền con người thông qua việc “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát
hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Tuy nhiên, trong quá trình áp
dụng sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn. Ở các trường hợp mà pháp
luật quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
cũng không ngoài khả năng đó. Thực tiễn cho thấy vấn đề này phát sinh nhiều bất
cập gây nhiều khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi xử lý vụ án hình sự. Đồng
thời, quyền và lợi ích của người bị hại cũng không được bảo vệ kịp thời và hành vi
phạm tội cũng chưa được xử lý công minh trước pháp luật
3.2.1. Đối với các trƣờng hợp không đƣợc quy định là các trƣờng hợp khởi tố
vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại.
3.2.1.1. Tồn tại
Không chỉ có những vụ án quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại
và người thực hiện hành vi phạm tội mới được quyền thỏa thuận dàn xếp mà không
cần giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự. Bởi lẽ, không ít trường hợp phạm
tội xảy ra, thậm chí là có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng
và những loại tội phạm ấy hoàn toàn không được pháp luật tố tụng hình sự quy định
là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên,
các trường hợp này vẫn không bị khởi tố vụ án hình sự vì phía người bị hại và phía
người thực hiện hành vi phạm tội tự thỏa thuận, hòa giải, bồi thường với nhau. Điều
này là không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi quy định về khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại là góp phần tạo điều kiện cho người phạm tội
có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn
chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần
thiết có thể có đối với người bị hại. Và những trường hợp này là những trường hợp
phạm tội ít nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân người bị hại,
dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích của người bị hại và lợi ích của Nhà nước. Nên có
thể xử lý bằng việc thương lượng bồi thường hay các biện pháp khác chứ không
nhất thiết là xử lý hình sự. Còn đối với những tội danh khác rõ ràng là không được
pháp luật quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
52
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
bị hại nhưng vẫn xử lý bằng việc thương lượng bồi thường hay các biện pháp khác.
Ví dụ như vụ việc tai nạn giao thông của chị Nguyễn Thị Thắm xảy ra tại quốc lộ
1A, Phường An Bình, Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chị bị một xe máy va
vào làm chị bị hất văng ra đường và bị một xe tải chạy tới đụng phải. Anh Phạm
Minh Quang là người lái xe tải và người đi đường đã đưa chị Thắm vào Bệnh viện
Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị. Sau hơn bốn tháng nằm viện, chị
Thắm về nhà nằm một chỗ, người cứ teo tóp dần, suy kiệt... Tuy nhiên, công an
Thành phố Biên Hòa lại khuyên gia đình nên hòa giải với người lái xe chứ không
nên khiếu kiện làm gì, vì kiện tụng lằng nhằng mà họ đi tù rồi lại không có tiền để
trả cho chị Thắm tiếp tục chạy chữa. Chủ xe và người lái xe tải đã đền cho gia đình
người bị hại 130 triệu đồng. Vế phía gia đình người bị hại vì thiếu hiểu biết và cũng
tin tưởng về lời khuyên từ phía công an nên không khiếu kiện gì cả và vụ việc im
lặng cho đến nay. 33 Rõ ràng đây là trường hợp phạm tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 của Bộ luật
hình sự chứ không phải quy định là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại. Đây là trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền phải tự mình khởi tố
theo quy định của pháp luật mà không cần có yêu cầu của người bị hại. Việc không
đưa vụ việc này khởi tố vụ án hình sự là không đúng pháp luật và gây nhiều bất
bình trong dư luận. Về phía cơ quan chức năng, đại diện Công an Thành phố Biên
Hòa - trung tá Đỗ Huy Hòa, đội phó đội cảnh sát giao thông lại cho rằng chị Thắm
đã ủy quyền cho mẹ là bà Nguyễn Thị Thành đứng ra thương lượng với tài xế ôtô
gây tai nạn, vì vậy vụ việc được khép lại. Cách giải quyết vụ việc này rõ ràng là
điều bất hợp lý và cần phải được giải quyết thỏa đáng.
Hay đối với vụ việc xảy ra tại một khách sạn ở phường An Phú, quận Ninh
Kiều, Thành phố Cần Thơ. Người thanh niên Việt kiều Úc có tên Phạm Terance (28
tuổi, cư trú tại Australia) nguyên là nữ và đã chuyển giới, có lý lịch rõ ràng là nam
giới với cô gái 16 tuổi tên là Nguyễn Thị Bé Tư ngụ huyện Phong Điền, Thành phố
Cần Thơ có dấu hiệu cấu thành tội “Dâm ô với trẻ em”. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh
sát điều tra quận Ninh Kiều đã ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự
mà chỉ ra quyết định phạt vi phạm hành chính đối với Terrance số tiền 1,5 triệu
đồng về hành vi “Xâm hại đến sức khỏe người khác” theo quy định. Vì theo kết quả
giám định cơ quan sinh dục nữ của Terance vẫn hoàn toàn bình thường nên không
33
Xem thêm Hà My- Tâm Lụa, Vụ tai nạn giao thông còn khuất tất, Việt Báo, 2011, http://vietbao.vn/Anninh-Phap-luat/Vu-tai-nan-giao-thong-con-khuat-tat/55414604/218/, [Truy cập ngày 13/11/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
53
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
thể quan hệ tình dục với nữ được. Họ cũng cho rằng “Terance có hành vi tác động
vào vùng kín của Tư nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm”. Về phía người bị
hại cũng khai việc để cho Terance có hành vi “sờ soạng” là hoàn toàn tự nguyện,
không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tình dục của mình. Do đó, không
có đủ căn cứ cấu thành tội “Dâm ô với trẻ em” .34 Đây là một trường hợp hy hữu
trên thực tế nhưng việc cơ quan tố tụng không khởi tố Terance về tội “Dâm ô với trẻ
em” là chưa đúng quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định của điều luật này thì
người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô với trẻ em thì đã cấu thành tội phạm.
Hành vi dùng dương vật giả kích thích sờ mó, “động chạm” đến vùng kín và xâm
phạm bộ phận sinh dục của Bé Tư đã đủ các dấu hiệu phạm tội dâm ô với trẻ em.
Với hành vi này, mặc dù có hay không có sự đồng ý của bị hại, có hay không có sự
tố cáo, khiếu kiện của bị hại và gia đình thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể khởi
tố vụ án. Hơn nữa, tội dâm ô với trẻ em được quy định tại điều 116 Bộ luật hình sự
không quy định là trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Thế nên
cho dù người bị hại có đồng thuận cũng không phải là căn cứ để đình chỉ điều tra vụ
án này. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại và pháp
luật cũng không đủ sức răn đe đối với loại tội phạm đã xảy ra, không đúng với tinh
thần của pháp luật.
Những vấn đề như vậy đã làm mất niềm tin trong nhân dân đối với cơ quan
có thẩm quyền, đối với pháp luật. Vì rất có thể trong nhiều vụ việc tương tự nếu
người thực hiện hành vi phạm tội có tiền bồi thường là thoát khỏi việc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Hơn nữa còn tạo điều kiện cho kẻ thực hiện hành vi phạm tội
xem thường pháp luật và rất có thể còn tiếp tục thực hiện những hành vi phạm tội
tương tự.
34
Xem thêm Chu Mạnh Cường, “Quan hệ” với trẻ em bằng “đồ giả”, không bị khởi tố, đúng hay sai?, An
ninh thủ đô, 2013, http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/quan-he-voi-tre-em-bang-do-gia-khong-bi-khoi-todung-hay-sai/520695.antd, [Truy cập ngày 13/11/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
54
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
3.2.1.2. Giải pháp
Thực tiễn giải quyết các vụ việc không phải là các trường hợp được quy
định là người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự ngày càng được áp
dụng như là các trường hợp quy định là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại. Mà lẽ ra các trường hợp ấy phải do cơ quan có thẩm quyền chủ động
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu tội phạm. Chính vì thực tế cuộc
sống có nhiều vụ việc xảy ra mà không phải là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại vẫn được thỏa thuận dàn xếp giữa các bên. Dẫn đến
nhiều khó khăn cũng như pháp luật không thực thi đúng như chính tinh thần của nó.
Cho nên cần thiết phải có những giải pháp thiết thực để áp dụng, khắc phục tồn tại
này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Đồng thời đảm bảo
tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi phạm tội không được
quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Cụ
thể người viết có đưa ra một số giải pháp đề xuất như sau:
Thứ nhất, trước khi ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự
khi vụ việc xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng phải nắm rõ các trường hợp nào là
quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Nhằm xác định đúng trường hợp nào là khởi tố vụ án hình sự cần có yêu cầu của
người bị hại. Ngược lại, nếu vụ việc xảy ra không phải là trường hợp quy định là
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, thì cơ quan tiến hành tố tụng
cần khởi tố vụ án hình sự ngay khi đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự chứ không cần
yêu cầu của người bị hại. Điều này góp phần hoàn thiện và đảm bảo tính nghiêm
minh, công bằng, thực hiện đúng tinh thần của pháp luật.
Thứ hai, về phía cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp ngăn chặn,
chế tài hợp lý . Để khi phát hiện các trường hợp không phải quy định là trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, mà các bên vẫn dàn xếp với
nhau, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong
các trường hợp đó khi đã biết rõ vụ việc xảy ra, thì xử lý một cách thỏa đáng và hợp
pháp. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại cũng như lợi ích của
Nhà nước. Đảm bảo tính răn đe của pháp luật trong công cuộc đấu tranh ngăn ngừa
và phòng chống tội phạm trong toàn xã hội.
Thứ ba, cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm không ngừng
nâng cao trình độ pháp lý, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
55
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
mọi người dân. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân có sự hiểu biết cơ bản về
pháp luật nhằm giúp họ biết phải làm thế nào để bảo vệ lợi ích cho mình khi gặp
phải những trường hợp không được quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình
sự theo yêu cầu của người bị hại.
3.2.2. Đối với các trƣờng hợp đƣợc quy định là các trƣờng hợp khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại.
3.2.2.1. Tồn tại
Trên thực tế giải quyết vụ án không ít trường hợp xảy ra mà cơ quan có thẩm
quyền xác định nhầm hành vi của bị can là nghiêm trọng nên dẫn đến việc khởi tố
vụ án hình sự mà không cần phải có yêu cầu của người bị hại. Trong khi sau đó
những vụ án này được xác định là những vụ án rơi vào trường hợp bị can chỉ phạm
tội ở khung nhẹ hơn khung tội đã bị khởi tố vụ án hình sự. Nghĩa là thuộc trường
hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 105
Bộ luật Tố tụng Hình sự mà lẽ ra các trường hợp ấy phải có yêu cầu của người bị
hại thì mới được khởi tố vụ án hình sự.
Trong không ít các vụ án, việc giám định thường phải tiến hành nhiều lần do
kết quả các lần giám định không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau khiến cơ
quan tiến hành tố tụng không biết phải căn cứ vào đâu để phán quyết, kết luận về vụ
án.35 Như vụ án của Trương Văn Vũ ở Phú Yên, ba bản kết luận giám luận có tỷ lệ
thương tật là 19%, 13% và 9%. Nếu chỉ căn cứ vào kết luận giám định ban đầu thì
Vũ phải bị xét xử về tội “cố ý gây thương tích”. Về phía Tòa án nhân dân tỉnh Phú
Yên, sau khi có kết quả giám định lần hai, lại nhận định người bị hại dù có đơn rút
yêu cầu khởi tố nhưng theo kết luận giám định lần hai thì thương tật của người bị
hại là 13%. Bị cáo lại dùng hung khí nguy hiểm nên phải chịu trách nhiệm hình sự
theo khoản 2 Điều 104 BLHS.36 Điều này là không hợp lý, bởi lẽ theo kết luận giám
định cuối cùng thì là dưới 11%. Cho dù có dùng hung khí nguy hiểm chăng nữa thì
cũng chỉ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Nghĩa là chỉ được khởi
tố khi có yêu cầu của người bị hại. Nhưng cơ quan có thẩm quyền lại xác định là
35
Khải Minh, Quyền yêu cầu giám định trong tố tụng: Cân nhắc giới hạn “mở” với tính dân chủ của tố tụng,
Bộ Tư pháp,2012, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4498, [Truy cập ngày
16/11/2014].
36
Hải lý, Giam định pháp y và cải cách tư pháp- kỳ 6 : kết luận giám định cứu bị cáo tâm thần, Pháp luật và
xã hội, 2012, http://phapluatxahoi.vn/giao-thong-do-thi/phong-su/giam-dinh-phap-y-va-cai-cach-tu-phap-ky6-ket-luan-giam-dinh-cuu-bi-cao-tam-than-44788, [Truy cập ngày 16/11/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
56
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Vũ phạm tội ở khoản 2 nên đã khởi tố Vũ là không đúng pháp luật. Từ đó làm thay
đổi bản chất của vụ án này. Trong những trường hợp như vậy, khi đã xác định đúng
bản chất của vụ án này là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại thì quyết định khởi tố vụ án trước đó của cơ quan có thẩm quyền có còn hiệu
lực nữa không? Có cần lấy ý kiến của người bị hại về việc khởi tố vụ án không và
nếu bị hại không có yêu cầu khởi tố vụ án thì có quyền đình chỉ việc giải quyết vụ
án hay không? Điều này vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết trong
cùng một vụ việc. Cụ thể có một vài quan điểm phổ biến giải quyết vụ việc trên
thực tế như sau:
Thứ nhất, triệu tập người bị hại và làm rõ họ có yêu cầu khởi tố vụ án
không, nếu có thì tiếp tục giải quyết, còn nếu không thì trả hồ sơ hoặc đình chỉ vụ
án.
Thứ hai, vẫn phải mở phiên tòa để xác định hành vi của bị can phạm tội ở
khung nào, sau đó mới xem xét đến vấn đề có yêu cầu khởi tố hay không để quyết
định.
Thứ ba, cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung ngay mà không cần hỏi ý kiến của
người bị hại.
Người viết đồng tình với quan điểm thứ nhất. Vì xét về bản chất, vụ án đã
được xác định là những vụ án rơi vào trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại. Nghĩa là đã xác định đúng bản chất của vụ án đó rồi. Do đó, khi
quyết định khởi tố vụ án sang tội danh mới mà tội danh này cần phải có yêu cầu
khởi tố vụ án của người bị hại thì cần triệu tập người bị hại để lấy ý kiến của họ về
việc có yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án hình sự hay không. Nếu có thì tiếp tục giải
quyết, còn nếu không thì trả hồ sơ hoặc đình chỉ vụ án. Không thể cho rằng do sai
lầm của cơ quan tiến hành tố tụng mà tước quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của
họ, bởi quyền này đã được luật quy định và có liên quan mật thiết đến lợi ích về mặt
tinh thần hoặc danh dự, nhân phẩm của họ.37 Chính vì có những quan điểm khác
nhau như thế nên việc giải quyết dù trong cùng một vụ án lại có những cách giải
quyết khác nhau và không thống nhất. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho cơ quan
37
Đinh Công Thành, Cần sửa đổi Điều 105 BLTTHS về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại,
Trường đại học kiểm sát Hà Nội, 2011, http://tks.edu.vn/portal/detail/4736_66__Can-sua-doi-Dieu-105BLTTHS-ve-khoi-to-vu-an-hinh-su-theo-yeu-cau-cua-nguoi-bi-hai.html, [Truy cập ngày 14/11/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
57
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
tiến hành tố tụng cũng như việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị
hại.
3.2.2.2. Giải pháp
Do có những bất cập như trên cũng như những quan điểm không thống nhất
trong quá trình giải quyết vụ án. Nên người viết cho rằng cần có những giải pháp cụ
thể để vừa thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong khi thi hành nhiệm vụ.
Đồng thời vừa bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người bị hại trong pháp luật nói
chung và trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
nói riêng:
Thứ nhất, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo thủ tục chung, nhưng
quá trình điều tra Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi quyết định
khởi tố vụ án mà tội danh mới thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì phải thông báo cho
người bị hại biết việc thay đổi quyết định khởi tố vụ án và quyền yêu cầu tiếp tục xử
lý vụ án hoặc đình chỉ vụ án của họ. Nhằm thực hiện đúng mục đích của quy định
tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là bảo vệ quyền và lợi ích, danh dự, nhân
phẩm, uy tín… của người bị hại cũng như lợi ích của Nhà nước trong những trường
hợp người bị hại được quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Thứ hai, những người tiến hành tố tụng cần nâng cao nhận thức vai trò của
mình, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có trách nhiệm nhạy
bén nhận biết được trường hợp nào là xử lý theo thủ tục chung và trường hợp nào là
cần khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Còn đối với người giám
định thì cần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề và đạo đức nghề
nghiệp nhằm giám định chính xác những thiệt hại, tỷ lệ thương tật….đã xảy ra. Để
quá trình xử lý các vụ án được chính xác, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
Thứ ba, tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong
việc tuyên truyền, cung cấp thông tin về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại cũng như quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong các
trường hợp đó. Nhằm giúp cho người bị hại biết cách yêu cầu tiếp tục xử lý vụ án
hay không yêu cầu khi được cơ quan có thẩm quyền triệu tập lấy ý kiến nếu sự việc
xảy ra đối với họ.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
58
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
Tất cả những giải pháp sửa đổi nêu trên nếu được thực hiện người viết cho
rằng sẽ có thể đảm bảo hoàn thiện chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị
hại nói chung và các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
nói riêng đi vào thực chất. Đồng thời, cũng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị hại phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội.
Đúc kết lại vấn đề, bên cạnh một số quy định của pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
Đã có những tiến bộ và hoàn thiện hơn trước nhưng hiện tại vẫn còn một số hạn chế
trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng. Những hạn chế này
gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan có thẩm
quyền. Hơn nữa còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của người bị
hại, lợi ích của Nhà nước cũng như sự nghiêm minh của pháp luật. Thông qua việc
đưa ra một số giải pháp đề xuất về cả mặt pháp lý và về cả mặt thực tiễn nhằm khắc
phục những tồn tại như đã trình bày bên trên. Người viết hi vọng rằng đây là cơ sở
có thể góp phần nâng cao và hoàn thiện quy định của pháp luật về các trường hợp
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong tố tụng hình sự.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
59
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
KẾT LUẬN
Đề tài “Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị
hại” có thể nói là một vấn đề thời sự được nhiều người quan tâm nghiên cứu trong
khoa học pháp lý Tố tụng hình sự. Người viết mong rằng trên những kết quả đã đạt
được khi nghiên cứu sẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định về các trường hợp khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Góp phần mang lại những hiểu biết
cho người bị hại giúp họ cân nhắc và đảm bảo lợi ích cho mình khi yêu cầu khởi tố
vụ án hình sự. Đồng thời nhằm góp phần nào đó xây dựng một Nhà nước pháp
quyền, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, hiện đại, đảm bảo xã hội sẽ đem lại
cho mọi công dân được công bằng và hạnh phúc. Xứng đáng là Nhà nước của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này trên nhiều phương diện
như lý luận, pháp lý và thực tiễn, người viết đã đúc kết được những nội dung sau:
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được hiểu là
các trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người
bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hạị khi có căn cứ khởi tố vụ án
hình sự về các tội danh trong phạm vi do pháp luật quy định tại Điều 105 Bộ luật tố
-
tụng hình sự. Trong các trường hợp này thì tội phạm phải là những tội phạm xâm
phạm tới cá nhân người bị hại. Hầu hết các trường hợp là xâm phạm vào các lĩnh
vực được pháp luật bảo vệ như: xâm phạm sức khỏe con người, xâm phạm danh dự,
nhân phẩm con người, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chứ không xâm phạm đến
các lợi ích công cộng. Đây là quy định mà pháp luật cho phép người bị hại có quyền
định đoạt yêu cầu khởi tố hay không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự trong các vụ án
có tính chất và mức độ nguy hiểm thấp cho xã hội. Đồng thời, cũng đảm bảo lợi ích
cho Nhà nước, làm giảm số vụ án phải đưa ra Tòa án xét xử, tiết kiệm được thời
gian, tiền của cho Nhà nước cũng như cho nhân dân. Tuy nhiên, quy định trên còn
nhiều vướng mắc và thiếu sót cần sửa đổi và bổ sung góp phần hoàn thiện hơn nữa.
Nhằm không chỉ giúp cho cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực và duy trì công lý
mà còn bảo vệ lợi ích và trách nhiệm của người bị hại cũng như người bị khởi tố.
- Về phương diện pháp luật, trường hợp phạm tội hiếp dâm tại khoản 1, Điều 111
Bộ luật hình sự cần được bãi bỏ là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu
của người bị hại vì không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của loại tội
phạm này. Nên mở rộng phạm vi đối với các tội xâm phạm sức khỏe con người,
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
60
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
xâm phạm quyền tự do dân chủ, xâm phạm sở hữu và chỉ áp dụng tại khoản 1 các
Điều luật tương ứng đã phân tích bên trên là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại. Ngoài ra, cần ban hành những hướng dẫn chi tiết về
loại tội phạm này để có cách hiểu thống nhất về quy định của pháp luật khi xác định
các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
-
Về phương diện thực tiễn, có những vụ án rõ ràng không được quy định là
trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đáng lẽ ra sẽ bị khởi
tố theo thủ tục chung chứ không cần có yêu cầu của người bị hại nhưng thực tế vẫn
được giải quyết như các trường hợp được quy định là các trường hợp khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Song song đó, các trường hợp được quy định
là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại nhưng cơ quan có
thẩm quyền xác định nhầm nên dẫn đến khởi tố theo thủ tục chung. Đứng trước
thực tế đó, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, thích hợp. Đòi hỏi các cơ quan
chức năng phải tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu
rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn cho những người tiến hành tố tụng. Nhằm góp phần cho quá trình giải
quyết vụ án được đúng pháp luật, khách quan và chính xác.
Tóm lại, các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
là một trong những quy định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Đứng trước thực trạng hiện nay, khi mà quy định này còn chưa sát với thực tiễn áp
dụng thì đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để quy định này càng hoàn thiện
hơn. Đồng thời cũng đảm bảo quyền và lợi ích của người bị hại, cũng như lợi ích xã
hội, lợi ích của Nhà nước. Điều này đòi hỏi pháp luật cần phải có những quy định
hoàn chỉnh, phù hợp, các nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật cần đề ra phương
hướng giải quyết về mặt lý luận lẫn pháp luật về vấn đề này. Vì đây là vấn đề hiện
tại đang gặp nhiều khó khăn nên cũng đang cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các
nhà nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự cũng như các cấp, các ban, ngành có liên
quan.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
61
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 2013
2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988
3. Bộ luật hình sự 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009)
4. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
5. Bộ luật dân sự năm 2005
6. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009)
7. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày
29/2/2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện KSND Tối cao, Bộ Công an,
Bộ tư pháp Hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi
xâm phạm Quyền sở hữu công nghiệp
8. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-VKSNDTC-TTCP-BCA-BQP ngày
22/3/2012 của Viện KSND Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng Quy định về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có
dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố
9. Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNTVKSNDTC ngày 8/8/2013 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thộn, Viện KSND Tối cao Hướng dẫn thi
hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
Sách, báo, tạp chí
1. Đào Trí úc (Chủ biên), “Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt
Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994
2. Lê Cảm, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Một số vấn đề lý luận chung
về các giai đoạn tố tụng, Tạp chí Luật học, số 02/2004
3. Lê Lan Chi, Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật
tố tụng hình sự việt nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội, 2010
4. Lê Thị Hà, Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ, 2011
5. Lê Tiến Châu , Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Người bị hại trong tố tụng
hình sự, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 1(38) năm 2007
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
6. Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình Tố tụng Hình sự Việt Nam Học phần 1 “Những vấn đề chung của luật Tố tụng hình sự Việt Nam”,
Khoa luật- Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2010
7. Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình Tố tụng Hình sự Việt Nam Học phần 2 “Các giai đoạn Tố tụng hình sự”, Khoa luật- Đại học Cần Thơ,
Cần Thơ, 2010
8. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Dân sự, Tập 1, Đại học Cần Thơ, Cần
Thơ, 2008
9. Nguyễn Ngọc Hoà (Chủ biên), “Giáo trình luật hình sự Việt Nam”, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội 2000
10. Nguyễn Ngọc Hoà, “Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam”, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội 1991
11. Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam, quyển 2- Phần các tội phạm, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội , 2012
12. Thạch Thị Tuyền, Một số vấn đề về người bị hại trong Tố tụng hình sự Việt
Nam, Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2011
13. Trần Đình Nhã, Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người bị
hại trong vụ án hình sự, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 173, 2010
14. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2006
15. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb
CAND, 2004
Trang thông tin điện tử
1. Báo pháp luật, Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Báo điện tử
Nhân dân, 2004, http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phapluat/item/8560902-.html, [Truy cập ngày 27/6/2014]
2. Chu Mạnh Cường, “Quan hệ” với trẻ em bằng “đồ giả”, không bị khởi tố,
đúng hay sai?, An ninh thủ đô, 2013, http://www.anninhthudo.vn/phapluat/quan-he-voi-tre-em-bang-do-gia-khong-bi-khoi-to-dung-haysai/520695.antd, [Truy cập ngày 13/11/2014]
3. Dòng đời, Chuyện chưa biết về vụ nguyên thiếu tá cố hãm hiếp doanh nhân,
Tiền phong, 2013, http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/chuyen-chua-biet-vevu-nguyen-thieu-ta-co-ham-hiep-doanh-nhan-636778.tpo, [Truy cập ngày
28/10/2014]
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
4. Đặng Quân, Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại có tiền là thoát? Báo điện
tử Pháp luật Việt Nam, 2014, http://baophapluat.vn/su-kien/khoi-to-theoyeu-cau-cua-nguoi-bi-hai-co-tien-la-thoat-180860.html, [Ngày truy cập
12/10/2014]
5. Đinh Anh Tuấn, Vụ án “Cố ý gây thương tích” tại Tân Kỳ, Nghệ An:'Cần
được
xem
là
phòng
vệ
chính
đáng',
Tiền
Phong,
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/can-duoc-xem-la-phong-ve-chinh-dang174486.tpo, [Truy cập ngày 28/9/2014]
6. Đinh Công Thành, Cần sửa đổi Điều 105 BLTTHS về khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, 2011,
http://tks.edu.vn/portal/detail/4736_66__Can-sua-doi-Dieu-105-BLTTHSve-khoi-to-vu-an-hinh-su-theo-yeu-cau-cua-nguoi-bi-hai.html, [Truy cập
ngày 14/11/2014]
7. Đinh Tuấn Anh, Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại,Tiền Phong, 2012,
http://www.tienphong.vn/Phap-Luat/khoi-to-theo-yeu-cau-cua-nguoi-bi-hai568576.tpo, [Ngày truy cập 3/11/2014]
8. Đoàn Ngọc Thảo, Tòa án nhân dân tối cao, những vướng mắc khi áp dụng
Điều
105
BLTTHS
vào
thực
tiễn,
http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/545500/tltk/Chi%20tiet%
20bai%20viet?p_page_id=&p_cateid=&article_details=1&item_id=1171935
2, [Ngày truy cập 9/11/2014]
9. Hà Châu, Lạnh lùng khai nhận hành vi tàn độc cắt cổ bạn gái, báo gia đình
và xã hội, 2014, http://giadinh.net.vn/phap-luat/lanh-lung-khai-nhan-hanh-vitan-doc-cat-co-ban-gai-20140919075517111.htm,
[Truy
cập
ngày
20/10/2014]
10. Hà Mi,
Xử vụ CSGT bắn nhau, Tuổi trẻ Online, 2014,
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20140825/ngay-26-8-xu-vu-csgt-suoi-tre-bannhau/637762.html, [Truy cập ngày 26/9/2014]
11. Hà My- Tâm Lụa, Vụ tai nạn giao thông còn khuất tất, Việt Báo, 2011,
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Vu-tai-nan-giao-thong-con-khuattat/55414604/218/, [Truy cập ngày 13/11/2014]
12. Huyền Trần, Công an Kon Tum, Một số điều cần biết về tội vu khống,
http://congankontum.gov.vn/hdccat/bao-dam-trat-tu-xh/52279-mot-so-dieucan-biet-ve-toi-vu-khong.html, [Ngày truy cập 12/11/2014]
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự
theo yêu cầu của người bị hại
Luận văn tốt nghiệp
13. Khánh Hà, Ngoan cố hiếp dâm em vợ trước mặt mẹ vợ nhưng chỉ lãnh 2 năm
tù , Pháp luật TP HCM, 2014, http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/ngoan-cohiep-dam-em-vo-truoc-mat-me-vo-nhung-chi-lanh-2-nam-tu-494809.html,
[Truy cập ngày 30/9/2014]
14. Lê Nguyên Thanh, Trường đại học luật Thành phố Hồ chí Minh, Vấn đề
đánh
giá
hiệu
quả
phòng
ngừa
tội
phạm,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view
=article&id=269:vghqpntp&catid=107:ctc20071&Itemid=110, [Ngày truy
cập 14/11/2014]
15. Ngọc Linh-Xuân Thắng, Bất cập trong xử lý một số vụ án hiếp dâm: Khi bị
hại quay quắt bắt tay với thủ phạm “làm khó” cơ quan điều tra, Báo điện tử
Pháp luật và xã hội, 2013, http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/to-tung/bat-captrong-xu-ly-mot-so-vu-an-hiep-dam-khi-bi-hai-quay-quat-bat-tay-voi-thupham-lam-kho-co-quan-dieu-tra-23149, [Truy cập ngày 30/10/2014]
16. Phan Anh Tuấn, Tòa chỏi nhau về trường hợp ít nghiêm trọng, Báo Pháp
luật TP HCM, 2011, http://www.baomoi.com/Toa-choi-nhau-ve-truong-hopit-nghiem-trong/104/6627670.epi, [Ngày truy cập ngày 24/9/2014]
17. Thái Chí Bình, Trao đổi một số ý kiến về vấn đề người bị hại từ chối giám
định thương tật, sức khỏe trong vụ án hình sự, Tòa án nhân dân tối cao,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&
p_cateid=1751909&item_id=37317147&article_details=1, [Ngày truy cập
6/11/2014]
18. Thanh tra Bộ KH&CN, Bộ khoa học và công nghệ, 6 tháng: Xử lý xâm phạm
quyền
sở
hữu
công
nghiệp
trên
một
tỉ
đồng,
http://thanhtra.most.gov.vn/vi/news-article/6-thang-x-ly-xam-ph-m-quy-n-sh-u-cong-nghi-p-tren-m-t-t-d-ng, [Ngày truy cập 8/11/2014]
19. Trần Quang Tiệp, Trường đại học kiểm sát Hà Nội, Một số vấn đề lý luận về
khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại,
http://tks.edu.vn/portal/detail/4158_66__Mot-so-van-de-ly-luan-ve-khoi-tovu-an-hinh-su-theo-yeu-cau-cua-nguoi-bi-hai-.html,
[Ngày
truy
cập
26/8/2014]
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu
SVTH: Huỳnh Thủy Tiên
[...]... về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Ở phạm vi các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được hiểu là các trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hạị khi có căn cứ khởi tố vụ án hình sự về các tội danh trong phạm vi do pháp luật quy định Cụ thể là các tội được... giữa các bên để bảo đảm lợi ích, danh dự, uy tín… cho các bên GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu 17 SVTH: Huỳnh Thủy Tiên Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại 1.2 Luận văn tốt nghiệp Cơ sở lý luận về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại 1.2.1 Tầm quan trọng và ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại 1.2.1.1 Tầm quan trọng của khởi tố vụ án hình. .. trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu 23 SVTH: Huỳnh Thủy Tiên Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Luận văn tốt nghiệp CHƢƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI 2.1 Các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại căn cứ vào tính... người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại đó là yếu tố cần thiết để cơ quan có thẩm quyền điều tra, xem xét để đưa ra một trong hai quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự Đây được xem là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự nên nó sẽ có những đặc điểm chung của khởi tố vụ án hình sự Cũng giống như khởi tố vụ án hình sự, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cũng... GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu 27 SVTH: Huỳnh Thủy Tiên Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Luận văn tốt nghiệp là hàng xóm với nhau nên họ cũng có thể thỏa thuận giải quyết vụ việc Nhưng vì người bị hại có yêu cầu khởi tố nên Đạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo quy định Nếu người bị hại không yêu cầu cơ quan chức... phẩm của người bị hại Hay nói khác hơn là tạo điều kiện để người bị hại được cân nhắc tính toán việc khởi tố có quá bất lợi cho lợi ích của họ hay không Vì khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp do tính chất của vụ án và vì lợi ích của người bị hại, các cơ quan có thẩm quyền không tự ý quyết định việc khởi tố vụ án hình sự, mà việc khởi tố vụ án được thực hiện theo yêu cầu của. .. hình sự theo yêu cầu của người bị hại Luận văn tốt nghiệp Đây là tiêu chí rất quan trọng để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án 1.1.4 Khái niệm trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại 1.1.4.1 Định nghĩa trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Pháp luật thực định chưa có định nghĩa cụ thể về các trường. .. xâm hại trong những trường hợp được pháp luật quy định là họ có quyền yêu cầu khởi tố mà họ không yêu cầu thì cơ quan điều tra cũng không được quyền khởi tố GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu 16 SVTH: Huỳnh Thủy Tiên Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Luận văn tốt nghiệp Người bị hại bị xâm hại bởi các tội danh trên thì cần phải có yêu cầu khởi tố Yêu cầu khởi tố của người bị hại. .. pháp của họ không còn là điều kiện khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại nữa 1.1.4.2 Đặc điểm của các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Cơ quan điều tra chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với các tội thuộc khoản 1 các điều luật quy định về tội phạm tương ứng Nghĩa là trong phạm vi 11 trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật Tố. .. Giáng Châu 8 SVTH: Huỳnh Thủy Tiên Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại Luận văn tốt nghiệp là một thiếu sót của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam vì chưa thể hiện được tính toàn diện Vì thế, theo quy định của điều luật (Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003) chúng ta có thể hiểu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì phải có sự yêu cầu của người bị