Nguyên tắc chỉ được khởi tố khi người bị hại có yêu cầu có thể được hiểu là chỉ khi nào người bị hại có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố thì các cơ quan này mới được khởi tố. Không được khởi tố khi người bị hại không có yêu cầu. Đây là điểm khác biệt so với việc khởi tố các vụ án hình sự khác. Như đã nói ở trên, về mặt nguyên tắc, tất cả các vụ án hình sự xảy ra đều phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Nhưng trong những trường hợp được quy định là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại nếu khăng khăng áp dụng theo nguyên tắc thì vừa trái với ý chí của người bị hại mà còn gây thêm những tổn thất lẽ ra không đáng có. Điển hình trong trường hợp vô ý gây thương tích mà người cha vì nóng giận mà đánh con của mình dẫn đến thương tích 31%, người con không muốn yêu cầu khởi tố vì nghĩ đến tình nghĩa cha con
14 Lê Lan Chi, Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong luật tố tụng hình sự việt nam - những
nhưng cơ quan có thẩm quyền lại khởi tố người cha này. Điều này có vẻ như chưa hợp lý, biết rằng hành vi của người cha là trái luật cần phải xử lý, nhưng như vậy sẽ làm mất tình cảm cha con, danh dự của người bị hại cũng như của chính người thực hiện hành vi phạm tội và còn làm phát sinh thêm nhiều tổn thất khác khi vụ việc được giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự. Chính vì lẽ đó mà nguyên tắc chỉ được khởi tố khi người bị hại yêu cầu là nguyên tắc cần thiết trong những trường hợp tương tự như vậy (những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự). Điều này đảm bảo cho quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại cũng như những bí mật đời tư mà họ không mong muốn giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự, nếu như họ có thể thỏa thuận, thương lượng thì không nhất thiết phải xử lý hình sự.