Căn cứ vào tính chất của tội phạm

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 29 - 32)

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Vì lẽ đó, tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. Nội dung của khái niệm tội phạm đã “thể hiện

một cách rõ nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị xã hội cũng như những đặc điểm pháp lí của luật hình sự”.16 Theo khoản 1, Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được

quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Hay nói khác hơn, có thể hiểu một cách khái quát là tội phạm là hành vi

nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.17

- Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của

tội phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm phải là hành vi gây

16 Xem: GS.TSKH. Đào Trí úc (Chủ biên), “Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr. 157.

17

thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

- Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.

- Tính trái luật hình sự: hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội

phạm nếu nó được quy định trong luật hình sự. Quy định của luật hình sự là cơ sở và đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân, thúc đẩy cơ quan lập pháp kịp thời sửa đổi, bổ sung luật phù hợp với sự thay đổi tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội.

- Tính phải chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ một hành vi phạm tội nào bị đe

doạ cũng đều phải chịu một hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.

Về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì tội phạm phải là những tội phạm xâm phạm tới cá nhân người bị hại. Trong lý luận cũng như thực tiễn không phải tội phạm nào, không phải vụ án nào cũng có người bị hại. Cho nên, nếu không xâm phạm đến cá nhân người bị hại thì không có sự xuất hiện của người bị hại, không có tư cách của người bị hại. Và điều đương nhiên là họ không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Ví dụ như tội gây rối trật tự công cộng thì hành vi hướng tới là xâm hại trật tự công cộng, hay nói khác hơn thì đối tượng tác động của tội phạm này là trật tự công cộng. Do đó, vụ án có tội danh này không có người bị hại. Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng này gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, tài sản cho cá nhân một người nào đó thì tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng. Hoặc đối với tội chống người thi hành công vụ, thì hành vi xâm hại hướng đến là hoạt động công vụ của người đang thi hành công vụ nên không có người bị hại. Nếu hành vi chống người thi hành công vụ, gây ra thương tích hoặc làm chết người thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng quy định trong Bộ luật Hình sự.

Mặt khác, hành vi phạm tội không xâm phạm đến cá nhân người bị hại thì họ cũng không bị ảnh hưởng gì về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như đã nói bên trên nếu hành vi gây rối trật tự công cộng không xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe hay tài sản của một người nào đó thì đương nhiên họ không có quyền buộc người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng bồi thường về tính mạng, sức khỏe hay

tài sản. Đồng thời họ cũng không mất mát bất cứ thứ gì về lợi ích, hay nói khác hơn là không có thiệt hại về tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, hay sức khỏe... xảy ra nên họ không có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi họ không bị xâm hại trong các trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Từ những phân tích như trên cho thấy, hầu hết các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là xâm phạm vào các lĩnh vực được pháp luật bảo vệ như: xâm phạm sức khỏe con người, xâm phạm danh dự, nhân phẩm con người, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế chứ không xâm phạm đến các lợi ích công cộng. Chỉ khi nào có thiệt hại xảy ra, xâm phạm tới cá nhân người bị hại trong các trường hợp người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì họ mới có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vì đây là những trường hợp phạm tội mang tính chất thiệt hại không lớn, không bao gồm các nhóm tội mang tính chất côn đồ hay man rợ…. Ví dụ như nếu hành vi phạm tội có tính chất côn đồ và man rợ như vụ án của tội phạm Trần Hoài Nam ở Tuyên Quang thì không thể nào quy định là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được vì nó mang tính chất dã man gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Việc là Trần Hoài Nam (SN 1984, trú tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) quen chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (SN 1989, trú tại xã Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) là công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long và đem lòng thương chị Hồng nhưng không được chị đáp lại. Ngày 10/12/2012 Nam đến nhà chị Hồng nói chuyện với chị, trong lúc nói chuyện thì chị Hồng nhận được một cuộc điện thoại của một nam thanh niên nên chị Hồng quay sang nói chuyện điện thoại. Lúc này, Nam cảm thấy bị bỏ rơi, nghĩ rằng mình bị coi thường nên đã nổi giận. Thấy có con dao gọt hoa quả để ở giường, Nam liền vớ lấy lao đến cứa cổ chị Hồng. Bị tấn công bất ngờ, chị Hồng vội lấy tay gạt con dao ra, tay kia cố giữ lấy điện thoại định kêu cứu. Tuy nhiên, Nam đã nhanh chóng giật lấy chiếc điện thoại, bịt miệng nạn nhân để không bị lộ. Thậm chí, hắn còn chửi lại người đàn ông trong điện thoại vì dám nói chuyện với “người trong mộng” của mình. Sau đó, Nam đón taxi tẩu thoát. Đến 6/2/2014, Nam bị công an bắt giữ khi đang ở chơi nhà bạn tại Đắk Lắk. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Trần Hoài Nam án tù chung thân vì tội giết người.18

18 Xem thêm Hà Châu, Lạnh lùng khai nhận hành vi tàn độc cắt cổ bạn gái, báo gia đình và xã hội, 2014,

http://giadinh.net.vn/phap-luat/lanh-lung-khai-nhan-hanh-vi-tan-doc-cat-co-ban-gai- 20140919075517111.htm, [Truy cập ngày 20/10/2014].

Đây là mức án đích đáng cho những vụ án mang tính chất đặt biệt nghiêm trọng, nếu những vụ án mang tính chất man rợ như thế được phép khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì thật nguy hiểm cho xã hội. Mặt dù hậu quả chết người ở vụ án trên là chưa xảy ra nhưng đã thể hiện rõ tính chất dã man của nó. Nên khi quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại không bao gồm các nhóm tội mang tính chất côn đồ, man rợ, nguy hiểm… là hợp lý.

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)