Nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 45 - 50)

2.2.3.1. Định nghĩa.

Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại đến kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lí nền kinh tế. Các vụ án kinh tế thường rất phức tạp, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế khác nhau nên quá trình xử lí cũng hết sức khó khăn. Trong nhóm tội này thì tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 người bị hại sẽ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi họ bị xâm hại. Hành vi phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm này. Vì sự ảnh hưởng đó mà người bị hại có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khi uy tín, lợi ích, danh dự của người bị hại bị xâm hại. Còn nếu họ nhận thấy không ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi đã cân nhắc việc yêu cầu khởi tố và không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự thì họ vẫn có thể thương lượng bồi thường giải quyết sự việc với nhau mà không cần thiết yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Vì vậy để bảo đảm lợi ích cho người bị hại, trường hợp này pháp luật quy định là trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi cố ý xâm phạm quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do tổ

chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.26 Đối với trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là xâm phạm đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. Hay nói khác hơn, người nào sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

2.2.3.2. Khách thể

Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung là xâm hại chế độ quản lý, điều hành nền kinh tế Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Riêng đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của tác giả, gây rối loạn trật tự quản lí việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp. Đối tượng tác động chính là nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại. Trường hợp này, xâm hại đến lợi ích của người bị hại chứ không gây nguy hại lớn cho xã hội hay Nhà nước nên đây là trường hợp mà theo quy định người bị hại được quyền yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

2.2.3.3. Thiệt hại

Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại bị chiếm đoạt hoặc sử dụng bất hợp pháp. Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung cầu, gây thất thoát cho chủ sở hữu, ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hóa, giảm uy tín nhãn hiệu, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng. Điển hình như vụ án thực hiện hành vi tổ chức sử dụng bất hợp pháp một số lượng lớn vỏ lon có in hình hai con vật húc nhau màu đỏ tương tự nhãn hiệu của Công ty TC Pharmaceutical Industrie CO Ltd Thái Lan đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam để sản xuất nước uống tăng lực, bán ra thị trường nhằm thu lợi bất chính, Bùi Trung Hòa đã bị truy tố theo khoản 1 - Điều 171 Bộ luật Hình sự 1999. Vì ngày 28/9/2004, Công an quận Tân Phú đã tiến hành kiểm tra hành chính phân xưởng sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn nước giải khát Nam Bình, quận Tân Phú, phát hiện tại đây có 10.080 lon nước uống tăng lực in nhãn hiệu hình hai con vật húc nhau màu đỏ thành phẩm và 384 lon nước uống tăng lực in nhãn hiệu hình hai con vật húc nhau màu đỏ thành phẩm cùng một số sổ sách ghi chép việc tiêu thụ

loại nước tăng lực nói trên. Đây là vụ án xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn nước giải khát Nam Bình. Do Bùi Trung Hòa là người trực tiếp đứng ra tổ chức sử dụng bất hợp pháp một số lượng lớn vỏ lon có in hình hai con vật húc nhau màu đỏ tương tự nhãn hiệu của Công ty TC Pharmaceutical Industrie CO LTD Thái Lan đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam để sản xuất nước uống tăng lực, bán ra thị trường nhằm thu lợi bất chính. 27. Việc làm của Hòa là xâm phạm đến nhãn hiệu của Công ty TC Pharmaceutical Industrie CO LTD Thái Lan đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam, là hành vi vi phạm pháp luật được quy định là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tuy đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng hầu như chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Khi cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm của doanh nghiệp, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì cơ quan nhận đơn sẽ hướng dẫn để doanh nghiệp thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì đây cũng là những vụ việc liên quan đến lợi ích kinh doanh của mỗi công ty, doanh nghiệp nên họ có quyền yêu cầu khởi tố hoặc không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Chỉ khi nào xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự thì người bị hại mới được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Những hành vi xâm hại của tội phạm này xâm phạm đến uy tín nhãn hiệu, đến lợi ích của người bị hại nên họ có quyền yêu cầu khởi tố để người thực hiện hành vi phạm tội bị xử lí thỏa đáng. Hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mà hai bên sẽ thương lượng, hòa giải, người phạm tội cũng có thể bồi thường thiệt hại cho người bị hại khi họ đồng ý để không phải chịu trách nhiệm hình sự, để đảm bảo lợi ích, uy tín cho họ. Chính vì tạo điều kiện cho người bị hại sự cân nhắc về lợi ích có phù hợp với họ không mà pháp luật quy định trường hợp này sẽ được phép khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại để giải quyết vụ việc một cách hợp lý hơn. Còn đối với những trường hợp khác trong nhóm tội phạm xâm phạm trật tự quản lí kinh tế thì người bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, lợi dụng quy định này, các đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi bị phát hiện thì sử dụng thủ đoạn thỏa thuận, mua chuộc các chủ sở

27 Theo cáo trạng Số 306/KSĐT- XXSTHS. KT ngày 20/7/2007 do Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

hữu đối tượng sở hữu công nghiệp để họ không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Điều này đã tạo ra tâm lý ức chế cho các cán bộ đã tiến hành phát hiện, điều tra, khám phá các hành vi trên, đồng thời không đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Ngoài ra, trong thực tế có nhiều trường hợp không thể xử lý hình sự các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu nổi tiếng do các chủ sở hữu các nhãn hiệu này không có văn phòng đại diện ở Việt Nam, khó khăn trong việc liên lạc với chủ sở hữu hợp pháp của các nhãn hiệu này.28 Vì thế cần có những quy định chặt chẽ hơn về các trường hợp này nhằm góp phần giáo dục, răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền, người tiêu dùng, làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh và thu hút các nguồn đầu tư vào hoạt động sáng tạo.

28 Bộ phận tranh tụng - Công ty luật Minh Khuê,Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo luật hình sự,

Minh Khuê, 2014, http://luatminhkhue.vn/toi-pham/toi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-theo-luat- hinh-su.aspx, [Truy cập ngày 18/9/2014].

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, “người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do

tội phạm gây ra”, là người bị thiệt hại nhiều nhất nên người bị hại cần phải được

bảo vệ kịp thời, thậm chí ngay khi họ bị đe dọa gây thiệt hại. Trên thực tế, vì nhiều lí do khác nhau mà người bị hại chưa được bảo vệ tốt và kịp thời. Một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật Tố tụng hình sự. Đặc biệt, chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là chế định thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát, đau đớn của người bị hại. Sự thể hiện khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn phải quan tâm đến nguyện vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại. Vì thực tiễn cho thấy, mặc dù bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra nhưng người bị hại lại không muốn yêu cầu đưa ra xử lý vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai của họ. Cũng có trường hợp giữa người bị hại và người gây thiệt hại có những mối quan hệ thân thiết nên việc họ quyết định yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là việc khá khó khăn. Hơn nữa, cụ thể trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì có khá nhiều những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ việc. Mặt dù quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại qua quá trình tồn tại và phát triển ngày càng được bổ sung, sửa đổi đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng pháp luật cũng bộc lộ một số bất cập trong quy định cũng như thực tiễn giải quyết vụ việc. Vấn đề chủ yếu là việc quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn thiện, chưa có những giải pháp cụ thể để áp dụng vào thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại trong các trường hợp còn thiếu sót ấy. Vì thế đòi hỏi pháp luật Tố tụng hình sự cần có bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm bảo đảm hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Đồng thời, hoàn thiện các

trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại để quá trình áp dụng pháp luật được chính xác, khách quan, sát với thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 45 - 50)