Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 32 - 33)

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm là căn cứ vào tính nghiêm trọng của hành vi. Pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự con người về tư tưởng của họ mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi của con người khi hành vi đó thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong luật. Dấu hiệu “nguy hiểm cho xã hội” có nghĩa là hành vi phải gây ra hoặc đe doạ gây ra

thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và người thực hiện hành vi đó phải có lỗi. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và sẽ được xử lý bằng biện pháp khác.

Tính nghiêm trọng của hành vi trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là những tội phạm chỉ vi phạm vào khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của Bộ luật hình sự. Nếu vi phạm ở khoản khác thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố không cần thiết việc người bị hại có yêu cầu khởi tố hay không. Bởi lẽ, việc khởi tố trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại thường là những tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Ví dụ như vụ án của Lý Thanh Đạm ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang bị Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang tuyên phạt 12 tháng tù về tội làm nhục người khác. Vì Đạm có hành vi chửi bới, rượt đánh, dùng những lời lẽ thô tục để mắng mỏ người hàng xóm và thậm chí đập phá đồ đạc của người này.19

Hành vi này của Đạm là hành vi ít nghiêm trọng không gây nguy hại lớn cho xã hội, chủ yếu là gây thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần của người bị hại. Hơn nữa giữa Đạm và người bị hại lại

19Xem thêm Phan Anh Tuấn, Tòa chỏi nhau về trường hợp ít nghiêm trọng, Báo Pháp luật TP HCM, 2011,

http://www.baomoi.com/Toa-choi-nhau-ve-truong-hop-it-nghiem-trong/104/6627670.epi, [Truy cập ngày 24/9/2014].

là hàng xóm với nhau nên họ cũng có thể thỏa thuận giải quyết vụ việc. Nhưng vì người bị hại có yêu cầu khởi tố nên Đạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại theo quy định. Nếu người bị hại không yêu cầu cơ quan chức năng xử lý thì cơ quan này cũng không được khởi tố vụ án này. Cho nên, chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại khi hành vi ở mức độ ít nghiêm trọng. Vì khởi tố ở những mức độ nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng thì mức độ nguy hiểm cho xã hội là rất cao. Nếu không căn cứ vào tính chất của tội phạm và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà quy định cho phép khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại ở những mức độ ấy thì không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không răn đe được hành vi phạm tội và gây cản trở trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ chế độ cũng như trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2.2. Các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại căn cứ vào loại tội phạm đƣợc thực hiện vào loại tội phạm đƣợc thực hiện

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 32 - 33)