Về mặt thực tiễn

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 57 - 61)

Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người thông qua việc “chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát

hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Tuy nhiên, trong quá trình áp

dụng sẽ không tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn. Ở các trường hợp mà pháp luật quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại cũng không ngoài khả năng đó. Thực tiễn cho thấy vấn đề này phát sinh nhiều bất cập gây nhiều khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi xử lý vụ án hình sự. Đồng thời, quyền và lợi ích của người bị hại cũng không được bảo vệ kịp thời và hành vi phạm tội cũng chưa được xử lý công minh trước pháp luật

3.2.1. Đối với các trƣờng hợp không đƣợc quy định là các trƣờng hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ngƣời bị hại.

3.2.1.1. Tồn tại

Không chỉ có những vụ án quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội mới được quyền thỏa thuận dàn xếp mà không cần giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự. Bởi lẽ, không ít trường hợp phạm tội xảy ra, thậm chí là có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội nghiêm trọng và những loại tội phạm ấy hoàn toàn không được pháp luật tố tụng hình sự quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn không bị khởi tố vụ án hình sự vì phía người bị hại và phía người thực hiện hành vi phạm tội tự thỏa thuận, hòa giải, bồi thường với nhau. Điều này là không phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là góp phần tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại. Và những trường hợp này là những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân người bị hại, dựa trên sự cân nhắc giữa lợi ích của người bị hại và lợi ích của Nhà nước. Nên có thể xử lý bằng việc thương lượng bồi thường hay các biện pháp khác chứ không nhất thiết là xử lý hình sự. Còn đối với những tội danh khác rõ ràng là không được pháp luật quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người

bị hại nhưng vẫn xử lý bằng việc thương lượng bồi thường hay các biện pháp khác. Ví dụ như vụ việc tai nạn giao thông của chị Nguyễn Thị Thắm xảy ra tại quốc lộ 1A, Phường An Bình, Thành Phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chị bị một xe máy va vào làm chị bị hất văng ra đường và bị một xe tải chạy tới đụng phải. Anh Phạm Minh Quang là người lái xe tải và người đi đường đã đưa chị Thắm vào Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị. Sau hơn bốn tháng nằm viện, chị Thắm về nhà nằm một chỗ, người cứ teo tóp dần, suy kiệt... Tuy nhiên, công an Thành phố Biên Hòa lại khuyên gia đình nên hòa giải với người lái xe chứ không nên khiếu kiện làm gì, vì kiện tụng lằng nhằng mà họ đi tù rồi lại không có tiền để trả cho chị Thắm tiếp tục chạy chữa. Chủ xe và người lái xe tải đã đền cho gia đình người bị hại 130 triệu đồng. Vế phía gia đình người bị hại vì thiếu hiểu biết và cũng tin tưởng về lời khuyên từ phía công an nên không khiếu kiện gì cả và vụ việc im lặng cho đến nay. 33 Rõ ràng đây là trường hợp phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định tại Điều 202 của Bộ luật hình sự chứ không phải quy định là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Đây là trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền phải tự mình khởi tố theo quy định của pháp luật mà không cần có yêu cầu của người bị hại. Việc không đưa vụ việc này khởi tố vụ án hình sự là không đúng pháp luật và gây nhiều bất bình trong dư luận. Về phía cơ quan chức năng, đại diện Công an Thành phố Biên Hòa - trung tá Đỗ Huy Hòa, đội phó đội cảnh sát giao thông lại cho rằng chị Thắm đã ủy quyền cho mẹ là bà Nguyễn Thị Thành đứng ra thương lượng với tài xế ôtô gây tai nạn, vì vậy vụ việc được khép lại. Cách giải quyết vụ việc này rõ ràng là điều bất hợp lý và cần phải được giải quyết thỏa đáng.

Hay đối với vụ việc xảy ra tại một khách sạn ở phường An Phú, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Người thanh niên Việt kiều Úc có tên Phạm Terance (28 tuổi, cư trú tại Australia) nguyên là nữ và đã chuyển giới, có lý lịch rõ ràng là nam giới với cô gái 16 tuổi tên là Nguyễn Thị Bé Tư ngụ huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ có dấu hiệu cấu thành tội “Dâm ô với trẻ em”. Tuy nhiên, Cơ quan Cảnh sát điều tra quận Ninh Kiều đã ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà chỉ ra quyết định phạt vi phạm hành chính đối với Terrance số tiền 1,5 triệu đồng về hành vi “Xâm hại đến sức khỏe người khác” theo quy định. Vì theo kết quả giám định cơ quan sinh dục nữ của Terance vẫn hoàn toàn bình thường nên không

33 Xem thêm Hà My- Tâm Lụa, Vụ tai nạn giao thông còn khuất tất, Việt Báo, 2011, http://vietbao.vn/An- ninh-Phap-luat/Vu-tai-nan-giao-thong-con-khuat-tat/55414604/218/, [Truy cập ngày 13/11/2014].

thể quan hệ tình dục với nữ được. Họ cũng cho rằng “Terance có hành vi tác động vào vùng kín của Tư nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm”. Về phía người bị hại cũng khai việc để cho Terance có hành vi “sờ soạng” là hoàn toàn tự nguyện, không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tình dục của mình. Do đó, không có đủ căn cứ cấu thành tội “Dâm ô với trẻ em” .34 Đây là một trường hợp hy hữu trên thực tế nhưng việc cơ quan tố tụng không khởi tố Terance về tội “Dâm ô với trẻ em” là chưa đúng quy định của pháp luật. Bởi lẽ, theo quy định của điều luật này thì người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô với trẻ em thì đã cấu thành tội phạm. Hành vi dùng dương vật giả kích thích sờ mó, “động chạm” đến vùng kín và xâm phạm bộ phận sinh dục của Bé Tư đã đủ các dấu hiệu phạm tội dâm ô với trẻ em. Với hành vi này, mặc dù có hay không có sự đồng ý của bị hại, có hay không có sự tố cáo, khiếu kiện của bị hại và gia đình thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể khởi tố vụ án. Hơn nữa, tội dâm ô với trẻ em được quy định tại điều 116 Bộ luật hình sự không quy định là trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại. Thế nên cho dù người bị hại có đồng thuận cũng không phải là căn cứ để đình chỉ điều tra vụ án này. Điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại và pháp luật cũng không đủ sức răn đe đối với loại tội phạm đã xảy ra, không đúng với tinh thần của pháp luật.

Những vấn đề như vậy đã làm mất niềm tin trong nhân dân đối với cơ quan có thẩm quyền, đối với pháp luật. Vì rất có thể trong nhiều vụ việc tương tự nếu người thực hiện hành vi phạm tội có tiền bồi thường là thoát khỏi việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa còn tạo điều kiện cho kẻ thực hiện hành vi phạm tội xem thường pháp luật và rất có thể còn tiếp tục thực hiện những hành vi phạm tội tương tự.

34 Xem thêm Chu Mạnh Cường, “Quan hệ” với trẻ em bằng “đồ giả”, không bị khởi tố, đúng hay sai?, An ninh thủ đô, 2013, http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/quan-he-voi-tre-em-bang-do-gia-khong-bi-khoi-to- dung-hay-sai/520695.antd, [Truy cập ngày 13/11/2014].

3.2.1.2. Giải pháp

Thực tiễn giải quyết các vụ việc không phải là các trường hợp được quy định là người bị hại được quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự ngày càng được áp dụng như là các trường hợp quy định là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Mà lẽ ra các trường hợp ấy phải do cơ quan có thẩm quyền chủ động ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu tội phạm. Chính vì thực tế cuộc sống có nhiều vụ việc xảy ra mà không phải là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại vẫn được thỏa thuận dàn xếp giữa các bên. Dẫn đến nhiều khó khăn cũng như pháp luật không thực thi đúng như chính tinh thần của nó. Cho nên cần thiết phải có những giải pháp thiết thực để áp dụng, khắc phục tồn tại này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại. Đồng thời đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật đối với các hành vi phạm tội không được quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Cụ thể người viết có đưa ra một số giải pháp đề xuất như sau:

Thứ nhất, trước khi ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự khi vụ việc xảy ra thì cơ quan tiến hành tố tụng phải nắm rõ các trường hợp nào là quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Nhằm xác định đúng trường hợp nào là khởi tố vụ án hình sự cần có yêu cầu của người bị hại. Ngược lại, nếu vụ việc xảy ra không phải là trường hợp quy định là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, thì cơ quan tiến hành tố tụng cần khởi tố vụ án hình sự ngay khi đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự chứ không cần yêu cầu của người bị hại. Điều này góp phần hoàn thiện và đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng, thực hiện đúng tinh thần của pháp luật.

Thứ hai, về phía cơ quan có thẩm quyền cần có những biện pháp ngăn chặn, chế tài hợp lý . Để khi phát hiện các trường hợp không phải quy định là trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, mà các bên vẫn dàn xếp với nhau, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp đó khi đã biết rõ vụ việc xảy ra, thì xử lý một cách thỏa đáng và hợp pháp. Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại cũng như lợi ích của Nhà nước. Đảm bảo tính răn đe của pháp luật trong công cuộc đấu tranh ngăn ngừa và phòng chống tội phạm trong toàn xã hội.

Thứ ba, cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm không ngừng nâng cao trình độ pháp lý, ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho

mọi người dân. Điều này sẽ tạo điều kiện cho người dân có sự hiểu biết cơ bản về pháp luật nhằm giúp họ biết phải làm thế nào để bảo vệ lợi ích cho mình khi gặp phải những trường hợp không được quy định là các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 57 - 61)