Nguyên tắc khi người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì không được yêu

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 27 - 29)

cầu lại

Việc điều tra, truy tố, xét xử những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại phần lớn dựa vào yêu cầu khởi tố của người bị hại. Trong trường hợp người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức. Trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì dù người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Khi vụ án đã được đình chỉ thì người bị hại không được quyền yêu cầu lại nữa.15 Trên thực tế, quy định này đã được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh, vừa tiết kiệm được chi phí của ngân sách Nhà nước, vừa đảm bảo được quyền lợi cho người bị hại, đồng thời góp phần tích cực vào việc tôn trọng thoả thuận của các cá nhân, giữ gìn được mối quan hệ tình làng nghĩa xóm, ổn định trật tự an toàn xã hội. Nếu cứ cho phép người bị hại rút yêu cầu rồi lại yêu cầu lại lần nữa thì vô hình chung gây ra sự không công bằng của pháp luật. Vì những trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là những trường hợp mà phía bên người bị hại và phía bên người thực hiện hành vi phạm tội có thể thỏa thuận được với nhau. Trong trường hợp họ đã thỏa thuận xong và phía người bị hại rút đơn yêu cầu nhưng sau đó vì pháp luật cho phép họ được yêu cầu lại nên uy hiếp phía bên người thực hiện hành vi phạm tội tiếp tục bồi thường cho họ nếu không thì họ sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm

15 Báo pháp luật, Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, Báo điện tử Nhân dân, 2004,

quyền khởi tố. Như vậy, nếu quy định người bị hại được yêu cầu lại sau khi đã rút đơn yêu cầu thì là một quy định bất hợp lý. Chính vì vậy mà nguyên tắc khi người bị hại rút đơn yêu cầu thì không được yêu cầu lại là nguyên tắc thiết thực trong các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại. Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của họ khi có đơn yêu cầu khởi tố và làm hạn chế được tình trạng có đơn yêu cầu khởi tố sau đó lại rút đơn gây phiền hà cho các bên và cho chính cơ quan tiến hành tố tụng. Hơn nữa nếu áp dụng nguyên tắc này một cách đúng đắn sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật cũng như đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

CHƢƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TRƢỜNG HỢP KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

THEO YÊU CẦU CỦA NGƢỜI BỊ HẠI

Một phần của tài liệu các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Trang 27 - 29)