1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và việt nam

67 509 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 1 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ------------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2011 - 2015 ĐỀ TÀI: CHỐNG KHỦNG BỐ THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như Bộ môn Luật Thương Mại Cần Thơ, 12/2014 Sinh viên thực hiện: Thạch Kim Long MSSV: 5115992 Lớp Luật Tư pháp 2 – K37 LỜI CẢM ƠN -----------Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Tống Ngọc Như đã tạo điều kiện và tận tình, chu đáo hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Cô Nguyễn Tống Ngọc Như và sự cố gắng của bản thân để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và có phần hạn chế về kiến thức chuyên môn, nên trong trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp tận tình của Quý Thầy, Cô và các bạn để người viết cũng cố, bổ sung thêm kiến thức và điều chỉnh đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN -----------................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN -----------................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014 Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ .1 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG BỐ VÀ CHỐNG KHỦNG BỐ .............................................................................................................. 3 1.1. Khái niệm khủng bố ....................................................................................... 3 1.1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu ......................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa khủng bố theo pháp luật một số quốc gia .............................. 4 1.1.2.1. Khái niệm khủng bố ............................................................................. 4 1.1.2.2. Khái niệm phần tử khủng bố, tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố ..... 5 1.1.3. Định nghĩa khủng bố theo một số công ước quốc tế về chống khủng bố. 8 1.2. Lịch sử phát triển và nguyên nhân dẫn đến khủng bố ............................... 10 1.2.1. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa khủng bố ............................................ 10 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố ............................................ 12 1.3. Một số đăc điểm của khủng bố .................................................................... 14 1.4. Sự phát triển của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố ........... 18 1.4.1. Khái niệm pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố ................... 18 1.4.2. Nguồn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố .................................... 19 1.4.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố ................................................................................................ 21 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ ............................................................................................................. 24 2.1. Các nguyên tắc cơ bản.................................................................................. 24 2.1.1. Các nguyên tắc chung ............................................................................. 24 2.1.1.1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia .......................... 24 2.1.1.2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực ......................... 25 2.1.1.3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế ..................... 26 2.1.1.4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau .............. 26 2.1.1.5. Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế ................... 27 2.1.1.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết ............................................................... 28 2.1.1.7. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác .................................... 29 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.1.2. Các nguyên tắc đặc thù ........................................................................... 30 2.1.2.1. Pháp luật chông khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không được phép xâm phạm hay hạn chế quyền con người cơ bản ........................... 30 2.1.2.2. Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và trừng trị không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố. ........ 31 2.2. Phạm vi áp dụng của các công ước .............................................................. 32 2.3. Xác định quyền tái phán quốc gia theo quy định tại các công ước ............ 39 2.4. Nghĩa vụ của các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội khủng bố theo quy định tại các điều ước .................................................................................... 43 2.4.1. Nghĩa vụ lập pháp ................................................................................... 43 2.4.2. Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ........................................................ 44 2.4.2.1. Hợp tác ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm ......................................... 44 2.4.2.2. Tương trợ tư pháp hình sự ................................................................. 45 2.5. Những hạn và hoàn thiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố ............... 48 2.6. Việt Nam thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố ............................ 50 2.6.1. Thực hiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố tại Việt Nam ................ 50 2.6.1.1. Các điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã tham gia. ................................................................................................................. 50 2.6.1.2. Nội luật hóa các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố ............ 51 2.6.2. Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống khủng ở Việt Nam hiện nay .............................................................................. 54 2.6.2.1. Tăng cường ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố. ........................................................................................................................ 54 2.6.2.2. Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, bất hợp lý trong Bộ luật hình sự hiện hành về tội khủng bố và các tội liên quan ................................... 54 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, tình hình khủng bố quốc tế và khu vực diễn biến rất phức tạp, lan rộng ra khắp các châu lục, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 2001 đến tháng 9/2012, trên thế giới đã xảy ra 5.774 vụ khủng bố, làm 48.173 người thiệt mạng, 86.045 người bị thương và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác1. Đứng trước thách thức của hoạt động khủng bố, Liên hợp quốc đã có những nỗ lực quan trọng trong việc xây dựng khung pháp lý quốc tế về chống khủng bố để thu hút và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ đa phương cùng đấu tranh ngăn chặn các hoạt động này. Mặc dù đến nay, cộng đồng quốc tế đã xây dựng được 14 Công ước và Nghị định thư quốc tế cũng như nhiều Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến chống khủng bố quốc tế. Tuy nhiên, khái niệm khủng bố, hợp tác chống khủng bố; phạm vi hợp tác chống khủng bố; các nguyên tắc hợp tác chống khủng bố; nghĩa vụ của các chủ thể luật quốc tế trong hợp tác chống khủng bố hiện nay chưa được quy định đầy đủ và có hệ thống trong luật quốc tế. Việc pháp luật quốc tế chưa quy định rõ ràng các vấn đề pháp lý trên đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hợp tác đấu tranh chống khủng bố của các chủ thể luật quốc tế. Xuất phát từ những lý do trên, người viết đã chọn đề tài “Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam”, để nghiên cứu làm rõ các quy định quốc tế về hợp tác chống khủng bố có ý nghĩa lý và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố; góp phần thúc đẩy chính sách pháp luật về chống khủng bố và hợp tác chống khủng bố ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam”; người viết mong muốn tìm hiểu quan điểm của một số nhà nghiên cứu, các nước trên thế giới và định nghĩa khủng bố theo một số công ước quốc tế về chống khủng bố qua đó cho thấy sự thiếu thống nhất của cộng đồng quốc tế trong việc đưa ra một định nghĩa chung về khủng bố. Trước tiên, người viết tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm, lịch sử phát triển của khủng bố và pháp luật quốc tế về chống khủng bố để làm rõ nguyên 1 Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Phòng, chống khủng bố, Hà Nội, 4/9/2012 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 1 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam nhân dẫn đến việc cộng đồng quốc tế chưa đưa ra được định nghĩa chung thống nhất về khủng bố. Sau đó, người viết sẽ đi vào phân tích các Công ước quốc tế về chống khủng bố để tìm ra những điểm bất cập và nêu ra định hướng để hoàn thiện. Thông qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế, người viết sẽ liên hệ với thực tiễn pháp luật Việt Nam qua đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn pháp luật Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu Theo giới hạn của đề tài “Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam”, người viết sẽ tập trung nghiên cứu về chống khủng bố quốc tế với nguồn chủ yếu là điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc về chống khủng bố, pháp luật hình sự Việt Nam về chống khủng bố. Nhằm làm rõ vấn đề mà mình đang nghiên cứu, người viết cũng nghiên cứu người viết các nguyên nhân làm phát sinh khủng bố cũng như các vấn đề chính trị - xã hội nhưng không đi vào nghiên cứu sâu. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành tốt việc nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, đối chiếu, kết hợp lý luận với thực tiễn để góp phần làm rõ đề tài. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 phần: Lời mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG BỐ VÀ CHỐNG KHỦNG BỐ Chương 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 2 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG BỐ VÀ CHỐNG KHỦNG BỐ 1.1. Khái niệm khủng bố 1.1.1. Quan điểm của các nhà nghiên cứu Từ trước đến nay, người ta thường nói nhiều đến từ “khủng bố” nhưng chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi. Theo Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam khủng bố được định nghĩa như sau: “hành động hung bạo lực của cá nhân, tổ chức, nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương khiến họ vì khiếp sợ mà phải chịu khuất phục”. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa khủng bố là: “Dùng các biện pháp tàn bạo làm cho khiếp sợ để hòng khuất phục”. Từ điển Wedste’s Collegiate Dictionary cũng có định nghĩa tương tự như Từ điển Tiếng Việt, đó là: “Việc sử dụng các biện pháp gây khiếp đảm để cai trị hoặc chống lại cai trị”. Các định nghĩa về khủng bố này thường rất đơn giản, thông dụng, tuy nhiên phạm vi những hành vi bị coi là khủng bố quá rộng, bao gồm các hành vi xâm lược, diệt chủng, tội ác chiến tranh, các hành vi bạo lực nói chung2. Định nghĩa khủng bố được các nhà nghiên cứu luật học đưa ra có phần cụ thể hơn khi đặc nó dưới dạng một loại tội phạm nguy hiểm. Trong cuốn sách “Inside terrorism”, Bruce Hoffman cho rằng: “Khủng bố về cơ bản là hành động có chủ ý, chuẩn bị sử dụng hoặc sử dụng bạo lực để đạt được mục đích của mình. Ông đã dựa vào các tiêu chí sau để phân biệt khủng bố với các tội phạm khác: Bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực; Mục tiêu và động cơ chính trị; Được dàn dựng để đạt được những tác động tâm lý sâu rộng không chỉ đối với các nạn nhân trực tiếp của các vụ tấn công”. Cùng chung quan điểm với Hoffman, tác giả Trần Quang Tiệp cho rằng: “Khủng bố là hành vi có sử dụng hoặc đe dọa sử dụng bạo lực, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân nhằm nhầm mục đích gây hoảng loạn trong cộng đồng dân cư, do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, trái với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự của các nước trên thế giới”3. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khủng bố được các nhà nghiên cứu đưa ra, trong đó có những định nghĩa trái ngược nhau và chưa có định nghĩa nào hoàn toàn được chấp nhận. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng có sự thống nhất ở một số nội dung. Thứ nhất, đều định nghĩa khủng bố là nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh toàn cầu, dù nguyên nhân của hiện tượng này là gì đi chăng nữa cũng không thể biện minh; 2 Vũ Ngọc Dương, Các quan niệm về “khủng bố” hiện nay trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011, tr.71. 3 Trần Quang Tiệp, “ Một số vấn đề về khủng bố quốc tế dưới góc độ pháp luật hình sự”, Tạp chí Tòa án số 10/2006, tr. 70. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 3 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Thứ hai, đấu tranh chống khủng bố bằng pháp luật, bằng cảnh sát chứ không phải chiến tranh. Người viết đồng tình với tác giả - T.S Trần Quang Tiệp, khi cho rằng “khủng bố là hành vi phạm tội trái với pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự các nước trên thế giới”, người viết không đồng tình với tác giả ở điểm, khi tác giả cho rằng “khủng bố là hành vi sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực” vì hiện nay hành vi khủng bố có thể là “phi bạo lực” (khủng bố mạng), đối tượng mà hành vi khủng bố tác động đến theo tác giả chỉ là “người dân” trong khi đó đối tượng của hành vi khủng bố không chỉ là “người dân” mà là “cá nhân, tập thể, cơ quan”. 1.1.2. Định nghĩa khủng bố theo pháp luật một số quốc gia 1.1.2.1. Khái niệm khủng bố Hiện nay, khái niệm khủng bố là vấn đề gây tranh cãi giữa các quốc gia trên thế giới. Có thể nói sự không thống nhất giữa các quốc gia về khái niệm khủng bố là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một Công ước chung về chống khủng bố. Tuy vậy, Luật Phòng, chống khủng bố của hầu hết các nước đã ghi nhận khái niệm khủng bố với biểu hiện khách quan về mặt hành vi tương đối giống nhau. Luật Chống khủng bố của hầu hết các nước điều quy định theo hướng liệt kê hành vi, đây cũng là điều dễ hiểu khi mà cộng động quốc tế chưa đưa ra được định nghĩa chung về vấn đề này. Luật Chống khủng bố của một số quốc gia đưa ra được khái niệm chung về khủng bố như Nga, Hồng Kông ( Trung quốc),… Luật Phòng, chống khủng bố của Liên bang Nga năm 2006 quy định: “Khủng bố là việc cưỡng bức tư tưởng và hoạt động liên quan đến việc dân chúng hoảng loạn và những hình thức bạo lực vi phạm pháp luật khác tác động đến việc đưa ra những quyết định của cơ quan chính quyền nhà nước, cơ quan tự quản địa phương hay tổ chức quốc tế”4. Điều 202 Bộ luật Hình sự của Liên bang Nga quy định: “Khủng bố tức là thực hiện việc phá hoại, tiêu hủy, bắn bằng vũ khí nóng hoặc các hành vi khác gây nguy hiểm cho tính mạng con người, gây thiệt hại đáng kể về tài sản hoặc gây những hậu quả khác nguy hiểm cho xã hội nếu những hành động đó được thực hiện nhằm mục đích vi phạm an toàn công cộng, làm cho nhân dân hoảng sợ hoặc gây ảnh hưởng đối với cơ quan chính quyền để các cơ quan đó đưa ra những quyết định cũng như đe dọa thực hiện các hành động nói trên nhằm những mục đích này”5. 4 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr.8. 5 Vũ Ngọc Dương, Các quan niệm về “khủng bố” hiện nay trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011, tr. 73. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 4 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Điều 1 Luật Chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 quy định: “Khủng bố là bất cứ hành vi tội phạm nào được thực hiện bởi một hoặc nhiều người thuộc một tổ chức với mục đích: làm thay đổi hệ thống pháp luật, chính trị của quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp; tác động lên xã hội, truyền thống văn hóa, hệ thống kinh tế làm ảnh hưởng đến sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, an toàn công cộng hoặc sức khỏe con người”6. Tại Hoa Kỳ, Đạo luật Patriot năm 2001 đã dẫn chiếu (có sửa đổi) khái niệm khủng bố quy định tại Bộ luật Liên bang. Cụ thể Đạo luật Patriot đưa ra hai 2 khái niệm là “khủng bố nội địa” (“Definition of domestic terrorism”- Điều 802) và “khủng bố Liên bang” (“Definition of federal crime of terrorism” – Điều 808). Trong đó, khái niệm khủng bố nội địa được dẫn chiếu từ Điều 2331 Mục 18 Bộ Luật Liên bang, cụ thể: “khủng bố nội địa là các hành vi xảy ra trên lãnh thổ và thuộc thẩm quyền tài phán của Hoa Kỳ vi phạm pháp luật hình sự liên bang hoặc bất kì bang nào khác nhằm: (i) Hăm dọa hoặc ép buộc (Coerce) dân thường; (ii) Làm ảnh đến chính sách của Chính phủ bằng cách đe dọa hoặc cưỡng ép; (iii) Thông qua việc hủy diệt hàng loạt, ám sát, bắt cóc làm ảnh hưởng đến quyết dịnh của Chính phủ”7. 1.1.2.2. Khái niệm phần tử khủng bố, tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố Đây là những khái niệm mà không phải trong Luật Phòng, chống khủng bố của quốc gia nào cũng ghi nhận. Những khái niệm này được phái sinh từ chính khái niệm khủng bố. Phần tử khủng bố: Pháp lệnh về các biện pháp chống khủng bố của Hồng Kông (Trung Quốc) (còn gọi là Chương 575) là sự tiếp tục thực hiện một bước Nghị quyết 1373 ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về quyết định các biện pháp ngăn chặn khủng bố đưa ra quy định chung về phần tử khủng bố như sau: “Phần tử khủng bố là những người đưa ra hoặc có ý định đưa ra các hành vi khủng bố, tham gia hoặc hỗ trợ gây ra hành vi khủng bố”, còn chỉ rõ phần tử khủng bố đó là: “Người mà Liên hiệp quốc chỉ định có liên quan đến phần tử khủng bố thì quan chức hành chính có thể chỉ đích danh họ tên hoặc tên người này trong thông báo được niêm yết công bố; quan chức hành chính có thể đề nghị lên tóa án, yêu cầu được ra mệnh lệnh chỉ rõ trong giấy đề nghị này là phần tử khủng bố hoặc người liên quan đến phần tử khủng bố”8. 6 Vũ Ngọc Dương, Về một số khái niệm cơ bản trong pháp luật Phòng, chống khủng bố, Tạp chí Nhà nước và pháp Luật số 5/2013, tr.78. 7 Vũ Ngọc Dương, Về một số khái niệm cơ bản trong pháp luật Phòng, chống khủng bố,Tạp chí Nhà nước và pháp Luật số 5/2013, tr.79. 8 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr. 7. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 5 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Luật ngăn chặn tài trợ cho hoạt động khủng bố năm 2002 của Singapore gồm 7 chương, 39 điều được có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/1/2003 quy định tương tự như Hồng Kông (Trung Quốc) khi cho rằng: “Phần tử khủng bố là bất kì cá nhân nào tiến hành, hoặc cố gắng tiến hành bất cứ hành động nào; hoặc tham gia vào hoặc hỗ trợ cho bất kì hành động khủng bố nào và bao gồm bất kì cá nhân nào được định nghĩa là phần tử khủng bố theo Đạo luật Liên hiệp quốc 2001 (Đạo luật 44 năm 2001)”9. Với định nghĩa này thì những người thực hiện hành vi hỗ trợ khủng bố bị coi là phần tử khủng bố. Tổ chức khủng bố: Theo Luật Chống khủng bố của Ấn Độ ban hành năm 2002 nhằm nhằm ngăn chặn và đối phó với các hoạt động khủng bố, các vấn đề liên quan đến khủng bố gồm 7 chương 64 điều. Tổ chức khủng bố được quy định tại chương III như sau: “Tổ chức khủng bố là tổ chức có liên quan hoặc tham gia vào hoạt động khủng bố”10. Luật ngăn chặn tài trợ cho hoạt động khủng bố Singapore quy định: “Tổ chức khủng bố là bất kì thể nhân nào do bất kì phần tử hoặc nhóm khủng bố nào kiểm soát và bao gồm một tập hợp những thể nhân đó”11. Như vậy, trong khi định nghĩa của Ấn Độ được xây dựng trên sự tham gia hay liên quan đến hoạt động của một tổ chức khủng bố thì định nghĩa của Singapore lại xuất phát từ từ chính con người kiểm soát tổ chức. Hiện nay, phần lớn các quốc gia định nghĩa khủng bố theo hướng xem xét đến hoạt động khủng bố của tổ chức đó chứ không phải con người kiểm soát tổ chức đó. Ở Liên bang Nga, danh sách các tổ chức khủng bố được lập định kì một cách thống nhất toàn Liên bang và tổ chức quốc tế bị Tòa án Liên bang Nga coi là tổ chức khủng bố để thuận tiện cho việc đấu tránh phòng ngừa. Ở Hoa Kỳ- một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất của hành vi khủng bố cũng đưa ra bản danh sách dài các tổ chức bị coi là tổ chức khủng bố, trong đó có những tổ chức khết tiếng như Abu Sayyaf, Al-Qaida, Real IRA… Việc các tổ chức bị coi là tổ chức khủng bố ở quốc gia này lại không được coi là tổ chức khủng bố ở quốc gia khác cũng không có gì là khó hiểu, khi mà định nghĩa tổ chức khủng bố là phái sinh từ định nghĩa khủng bố. Vì vậy, chỉ khi nào cộng đồng 9 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr. 11. 10 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr. 13. 11 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr. 12. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 6 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam quốc tế xây dựng được định nghĩa chung về khủng bố thì các định nghĩa phái sinh như tổ chức khủng bố mới có sự thống nhất. Tài trợ khủng bố: Đây là khái niệm phổ biến trong Luật Phòng, chống khủng bố của các quốc gia trên thế giới. Điều này xuất phát từ sự liên hệ mật thiết hoạt động hỗ trợ khủng bố và hành động khủng bố. Nếu không có nguồn tài chính thì các hoạt động khủng bố không thể diễn ra, vì vậy việc kiểm soát, ngăn chặn tài trợ khủng bố là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống khủng bố. Đối với hoạt động tài trợ khủng bố, Luật Phòng,chống khủng bố các quốc gia quy định theo 2 hướng. Hướng thứ nhất, quy định tài trợ khủng bố là một trong những hành vi khủng bố. Điển hình cho hướng này có Liên bang Nga, quy định: “Hành vi khủng bố là hoạt động bao gồm: Tổ chức, lập kế hoạc, huấn luyện, tài trợ và thực hiện hành vi khủng bố;…”12. Hướng thứ hai, quy định tách riêng để phân biệt tài trợ khủng bố và khủng bố. Đi theo hướng này có rất nhiều quốc gia, ví dụ như Luật ngặn chặn tài trợ cho hoạt động khủng bố Singapore quy định: “Phạm tội tài trợ cho khủng bố là việc cung cấp hoặc quyên góp cho hoạt động khủng bố; cung cấp tài sản hoặc dịch vụ cho các mục đích khủng bố; sử dụng hoặc tàn trữ tài sản cho các mục đích khủng bố; giao dịch các tài sản liên quan đến khủng bố”13. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận tội khủng bố trong pháp luật hình sự. Một số quốc gia thậm chí còn có đạo luật riêng nhưng quan điểm của các quốc gia về vấn đề này cũng không thống nhất. Tuy vậy, qua nghiên cứu pháp luật của các quốc gia cho thấy cũng có một số điểm chung như sau: Thứ nhất, đều định nghĩa khủng bố từ dấu hiệu hành vi bên cạnh các dấu hiệu khác có liên quan. Đây là điều dễ hiểu xuất phát từ quan điểm chung coi khủng bố là một tội phạm nguy hiểm cần được loại bỏ khỏi cuộc sống xã hội- mà việc định nghĩa một tội phạm bao giờ cũng phải lấy dấu hiệu hành vi làm trung tâm. Hành vi của khủng bố theo quy định của pháp luật hầu hết các nước trên thế giới là hành vi bạo lực, đe dọa sử dụng bạo lực. Thứ hai, về đối tượng tác động của loại hành vi này là con người hoặc tài sản. Thứ ba, các hành vi khủng bố bao giờ cũng gắn liền với mục đích chính trị, tôn giáo, đươc thực hiện ép buộc Chính phủ hoặc bộ phận dân chúng phải hành động hoặc không hành động theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi đó. 12 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr. 13 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr. 11. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 7 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 1.1.3. Định nghĩa khủng bố theo một số công ước quốc tế về chống khủng bố. Hiện nay, trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên có 14 điều ước đa phương (công ước, nghị định thư) về chống khủng bố được thông qua. Công ước chung về chống khủng bố quốc tế mặc dù được xây dựng từ năm 1996 đến nay vẫn còn nằm dưới dạng dự thảo vì nhiều ý kiến bất đồng xung quanh vấn đề định nghĩa khủng bố. Ở cấp độ khu vực cũng đã có 9 điều ước được ký kết. Ngoài ra còn có nhiều hiệp định quốc tế song phương và các nghị quyết của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về các biện pháp đấu tranh chống khủng bố. Mặc dù, hệ thống văn bản vi phạm pháp luật quốc tế về chống khủng bố tương đối lớn, tuy nhiên chưa có văn bản nào định nghĩa rõ ràng, toàn diện về khủng bố. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay thì việc đưa ra định nghĩa chung về khủng bố là cấp thiết có như vậy mới nâng cao được hiệu quả hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm này. Có thể nói, định nghĩa khủng bố đầu tiên xuất hiện tại một điều ước quốc tế đa phương là định nghĩa được nêu trong Công ước về ngăn chặn và chừng trị khủng bố năm 1937 (còn gọi là Công ước Giơnevơ 1937). Theo Công ước Giơnevơ 1937: “Khủng bố là việc thực hiện các hành vi phá hoại, hành vi gây nguy hiểm cho nhiều người, việc vận chuyển, chuyển giao, cố ý sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả mạo, các hành vi ám sát nguyên thủ quốc gia và các lãnh đạo của quốc gia khác…”14. Tuy nhiên, do không đủ số lượng thư phê chuẩn nên Công ước đã không phát sinh hiệu lực. Trong các công ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ Liên hiệp quốc hiện nay chỉ có Công ước năm 1999 về trừng trị việc tài trợ khủng bố là đưa ra định nghĩa chung về khủng bố, các công ước còn lại chỉ đưa ra định nghĩa các tội phạm cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước. Theo Công ước này thì khủng bố là bất kỳ hành vi cấu thành tội phạm được quy định tại các công ước về chống khủng bố quy định tại Phụ lục hoặc “Bất kỳ hành vi nào khác với ý định giết hại hoặc làm tổn thương nghiêm trọng đến thân thể thường dân, hoặc bất kỳ người nào khác không tham gia vào chiến sự trong bối cảnh xung đột vũ trang, nếu mục đích của hành vi này về bản chất hoặc bối cảnh xảy ra là nhằm hâm dọa dân chúng hay ép buộc một chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành vi nào” ( Điều 2). 13 công ước về chống khủng bố còn lại chỉ đưa ra định nghĩa về từng hành vi phạm tội cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước. Điều 2 Công uớc năm 1997 14 Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr, 70. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 8 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam về trừng trị việc khủng bố bằng bom, quy định khủng bố bằng bom là việc: “Ném, đặt làm nổ hoặc kích nổ một các bất hợp pháp và cố ý một thiết bị gây nổ hoặc gây chết người khác tai, vào, hoặc chống lại một địa điểm công cộng, một trang thiết bị của Nhà nước hoặc chính phủ, một hệ thống giao thông công cộng hoặc cơ sở hạ tầng”. Theo Công ước về ngăn chặn các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005 quy định: “Một người bị coi là phạm tội khủng bố hạt nhân nếu người đó, một cách có chủ định và bằng con đường bất hợp pháp sở hữu nguyên liệu phóng xạ, chế tạo hay sở hữu thiết bị hạt nhân với mục đích gây thương vong lớn hay nhầm phá hoại cơ sở hạ tầng hay môi trường để ép buộc thể nhân hay pháp nhân, tổ chức quốc gia hay quốc gia phải thực hiện hay không thực hiện hành động nào đó”(Điều 2 công ước). Các hành vi này bị ngăn chặn và trừng trị không cần kèm theo mục đích gì là dấu hiệu định tội, tuy nhiên có một số công ước quy định tính mục đích là một trong những tình tiết làm tăng thêm tính chất nghiêm trọng của hành vi, Điều 5 Công ước trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997 nhấn mạnh việc ngăn chặn “các hành vi phạm tội có ý đồ hoặc tính toán nhằm gây ra hoảng loạn trong công chúng nói chung, hoặc trong một nhóm người cụ thể, dù trong hoàn cảnh nào đều không thể biện minh bằng suy xét có tính chất chính trị, triết học, tư tưởng, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo hoặc tính chất tương tự nào khác và sẽ bị trừng trị bằng các hình phạt phù hợp với tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội đó”. Các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc về các biện pháp phòng chống khủng bố cũng không đưa ra định nghĩa nào về vấn đề này. Đặc biệt, Nghị quyết số 1373 ngày 28/9/2001 làm cơ sở cho sự ra đời Ủy ban chống khủng bố thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mặc dù kêu gọi “các quốc gia hợp tác khẩn thiết nhằm phòng và trấn áp các hành động khủng bố, thông qua sự tăng cường hợp tác và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế liên quan đến chủ nghĩa khủng bố”15. Các điều ước quốc tế khu vực hầu hết cũng không đưa ra được định nghĩa khủng bố. Các điều ước này trong phạm vi hợp tác đấu tranh chống khủng bố điều dẫn ra những hành vi được quy định tại 13 công ước quốc tế đa phương. Công ước chung ASEAN về chống khủng bố, quy định tại Điều 2: “Trong Công ước này, “tội phạm” là bất kỳ hành vi phạm tội nào thuộc phạm vi điều chỉnh và được định nghĩa trong bất kỳ điều ước nào được liệt kê dưới đây: 1. Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, 1963; 2. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, 1970; 15 Lời kêu gọi của Hội đồng bảo an, Nghị quyết số 1373 ngày 28/9/2001. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 9 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 3. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng, 1971; 4. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao, 1973; 5. Công ước về chống bắt cóc con tin, 1979; 6. Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân, 1979; 7. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, 1988; 8. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988; 9. Nghị dịnh thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của các công trình cố định trên thềm lục địa, 1988; 10. Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết, 1991; 11. Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom. 1997; 12. Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ khủng bố, 1999; 13. Công ước chống khủng bố hạt nhân, 2005” Như vậy, cũng giống như các nhà nghiên cứu, pháp luật của các quốc gia cũng có những khác biệt nhất định khi định nghĩa về khủng bố trong khi cộng đồng quốc tế chưa xây dựng được một định nghĩa chung về tội phạm này. Các công ước quốc tế hiện nay chỉ đưa ra định nghĩa về một số hành vi mà việc thực hiện các hành vi đó được xem là biểu hiện của khủng bố quốc tế. Việc xây dựng Công ước quốc tế chung về khủng bố trong đó có đưa ra định nghĩa toàn diện về vấn đề này đang được tiến hành, tuy nhiên gặp rất nhiều khó khăn vì bất đồng ý kiến giữa các bên. Qua việc nghiên cứu các quan điểm hiện nay trên thế giới về khủng bố, người viết cho rằng cần thống nhất nhìn nhận khủng bố như một tội phạm với các đặc điểm sau: (1) Là hành vi bạo lực hoặc phi bạo lực (2) Chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân (3) Khách thể là các mục tiêu dân sự; (4) Mục đích của hành vi là mục đích chính trị. 1.2. Lịch sử phát triển và nguyên nhân dẫn đến khủng bố 1.2.1. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa khủng bố Chủ nghĩa khủng bố là tên gọi chung của những hành vi nhằm đạt được những mục đích nhất định, như dùng các thủ đoạn cực đoan, ám sát, bắt cóc, cướp máy bay, gây nổ, và tiến hành phá hoại, báo thù, lừa bịp, tống tiền,… Chủ nghĩa khủng bố đã xuất hiện từ khá sớm, gắn liền với quá trình phát triển của lịch sử chính trị, xã hội loài người. Các nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng thuật ngữ này được biết đến từ thế kỉ đầu sau Công nguyên “khi giáo phái Do Thái GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 10 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Zealots-Sicarri tiến hành các hoạt động ám sát, bắt cóc, đầu độc quy mô lớn để gây lo sợ trong dân chúng nhằm kích động quần chúng nổi dậy lật đổ ách thống trị của Người La Mã”16, “Trung Quốc cổ đại có Kinh Kha mưu sát vua Tần”17. Thời kỳ đại cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII, “giai cấp bị áp bức chịu sự bóc lột lâu dài, sống dưới đáy xã hội đã áp dụng hành động cực đoan để lật đổ giai cấp thống trị, từ đó dẫn đến một vòng tuần hoàn ác tính, máu trả máu, lấy khủng bố để trả thù khủng bố, khiến cho xã hội rơi vào thời kỳ sợ hãi không dám lên tiếng”18 trong bối cảnh đó, “khủng bố có nghĩa là một công cụ cầm quyền, được nhà nước cách mạng tiến bộ sử dụng và mang hàm ý tích cực”19. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ yếu trên thế giới thực hiện chính sách thực dân trên toàn cầu, đã gieo mầm cho hạt giống hận thù dân tộc và đối kháng ở khu vực là nguyên nhân dẫn đến khủng bố ngày càng phát triển mạnh. Thập kỉ 60 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc nổi lên mạnh mẽ, nhiều nước thuộc địa thông qua đấu tranh vũ trang đã giành được độc lập. Trong quá trình đó, một số tổ chức và phần tử vũ trang “đã đi vào con đường chủ nghĩa khủng bố”20, nhằm dùng thủ đoạn vũ trang để giành lợi ích cho tập đoàn nhỏ và theo đuổi mục đích cá nhân. Tại một số quốc gia và khu vực có nhiều mâu thuẫn rất phức tạp đang xen, tổ chức vũ trang mang tính chất khủng bố nảy sinh từ đó. Những tổ chức vũ trang đó thường tập kích quan chức và dân thường, nhằm lấy đó đạt được mục tiêu của dân tộc. Các tổ chức vũ trang của quân Cộng hòa Bắc Ailen từng tiến hành hoạt động khủng bố gần 30 năm nhằm tách Bắc Ailen khỏi nước Anh, hậu quả là làm gần 3000 người chết và 30000 người bị thương hay Tổ chức những con hổ giải phóng Tamin, trong 15 năm đánh nhau với quân Chính phủ, họ luôn triển khai hoạt động khủng bố đã làm cho hơn 50000 người chết với mục đích xây dựng quốc gia Tamin21. Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố sau chiến tranh lạnh ngày càng mạnh mẽ đã cất lên hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng quốc tế. Những vụ khủng bố gây hậu quả nghiêm trọng và có ảnh hưởng lớn có thể liệt kê như: ngày 21/5/1991, Thủ tướng Ấn Độ, Rajiv Gandhi chết sau vụ áp sát bằng bom khi diễn thuyết tranh cử tại bang Tamin. Ngày 20/3/1995, giáo phái Aum Shinrikyo đã khủng bố bằng khí độc sarin vào hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo làm cho 16 người chết và hơn 6.300 người bị ảnh hưởng22. 16 Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 72. Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 458. 18 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 459. 19 Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 72. 20 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 460. 21 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 460. 22 Thanh niên online, Nỗi ám ảnh mang tên AUM Shinrykio, Văn Khoa, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120103/noi-am-anh-mang-ten-aum-shinrikyo.aspx, [ Truy cập ngày 15/9/2014]. 17 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 11 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Ngày 19/4/1995, Văn phòng Cục điều tra Liên bang Mỹ ở bang Oklahoma bị đánh bom làm 169 người chết và hơn 675 người bị thương,… Bước sang thế kỉ XXI, chủ nghĩa khủng bố phát rất nhanh, mạnh mẽ. Các vụ khủng bố gây rúng động thế giới có thể kể đến như: vụ khủng bố ngày 11/9/2011 được coi là vụ khủng bố đẫm máu nhất lịch sử thế giới, 19 tên khủng bố đã cướp thành công 4 máy bay, lần lượt tấn công vào Tòa trung tâm Thương Mại thế giới (New York), Lầu Năm Góc (Washington D.C) khiến khoảng 3000 đến từ hơn 90 quốc gia khác nhau thiệt mạng23. Ngày 12/10/2002, tổ chức khủng bố Jemaah Islamiya có liên hệ mật thiết với tổ chức khủng bố Al-Quada đã thực hiện vụ đánh bom khủng bố làm 202 người chết. Ngày 19/4/2013, xảy ra vụ đánh bom khủng bố tại cuộc đua Marathon Boston 2013 làm chết 3 người và 282 người bị thương. Ngày 28/10/ 2013, xảy ra vụ khủng bố ở quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc) làm 5 người chết và bị thương 40 người24 hay gần đây nhất có vụ khủng bố bằng mã tấu tại nhà Côn Minh, tỉnh Vân Nam, tây Trung Quốc làm chết 29 người và 130 người bị thương. Như vậy, từ một tội phạm quốc gia, khủng bố hiện nay là tội pháp có tính quốc tế- nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. 1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố Khi bàn đến nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa khủng bố phát triển có nhiều ý kiến không thống nhất . Tuy nhiên qua sự hình thành và phát triển của khủng bố, có thể nêu một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Nguyên nhân kinh tế-xã hội: Nghèo đói, bất bình đẳng, phân biệt đối xử và bị gạt ra ngoài lề của quá trình phát triển kinh tế, xã hội là nguyên nhân gốc rễ sâu xa làm cho khủng bố phát sinh và có điều kiện phát triển. Tất cả những khu vực có nhóm khủng bố và hoạt động khủng bố điều có đặc điểm chung là cơ sở hạ tầng thấp kém, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp tràn lan, trình độ phát triển trên lệch so với các vùng miền khác trên cả nước kiến người dân bất bình, chán nản, thất vọng, cảm thấy mình bị phân biệt đối xử, bỏ rơi, gạt ra ngoài rìa của quá trình phát triển chung. Khi sự bất công đó kéo dài không được giải quyết tất yếu dẫn đến những hình thức phản kháng bằng bạo lực, nhất là khi bị các phần tử cực đoan lợi dụng kích động và lôi kéo. Nguyên nhân do mâu thuẫn dân tộc: Mâu thuẫn dân tộc trong thời kì chiến tranh lạnh bị áp chế và ngăn chặn, Cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, mâu thuẫn dân tộc ngày càng bị đẩy lên cao và trở thành chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, lấy lợi ích dân tộc 23 Zing.vn, Ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố 11/9/2001, Kim Ngân, http://news.zing.vn/Ky-uc-kinh-hoang-vevu-khung-bo-1192001-post452667.html, [Truy cập ngày 15/9/2014]. 24 Vnexpress, Ba kẻ khủng bố Thiên An Môn bị tuyên tử hình, Như Tâm, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bake-khung-bo-thien-an-mon-bi-tuyen-tu-hinh-3005173.html, [Truy cập ngày 15/9/2014]. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 12 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam làm mục tiêu cao nhất làm cho xã hội bị phân hóa một cách sâu sắc hơn. Nó không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, chính trị của thế giới, mà còn là mối đe dọa đến ổn định của an ninh thế giới. Các vụ xung đột dân tộc có thể kể ra như: xung đột Ả rậpIsrael ở Trung Đông, vấn đề dân tộc Kurd ở vùng Vịnh, xung đột vũ trang ở Balkan, vũ trang chống chính quyền Tamin ở Sri Lanca đều là vấn đề lịch sử để lại, do trong thời gian dài không được giải quyết, hậu quả dẫn đến mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên sâu sắc và và trở thành nguyên nhân châm ngòi cho sự bùng nổ của đa số các sự kiện khủng bố25. Nguyên nhân tôn giáo: Khi nói về tôn giáo C. Mác đã từng nói: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là linh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần, Tôn giáo là phuốc phiện của nhân dân”26. Điều đó cho thấy sức mạnh của tôn giáo và trong những điều kiện nhất định, tôn giáo có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khủng bố. Sự khác nhau của các tôn giáo lớn phổ biến trên thế giới đã nới rộng sự khác biệt bối cảnh văn hóa ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Sau chiến tranh lạnh, một số thế lực tôn giáo do chia rẽ phe phái, không chỉ đẩy mâu thuẫn văn hóa và ý thức hệ của nội bộ giáo phái của họ đến cực đoan mà còn là mầm móng sinh ra khủng bố, đe dọa đến cục diện an ninh thế giới. Chủ nghĩa Hồi giáo chính thống có nguồn gốc từ Ai cập là một thế lực tôn giáo nỗi bật sau chiến tranh lạnh. Tôn chỉ của nó là việc bảo vệ tính thuần khiết của chủ nghĩa Hồi giáo. Sự phát triển của các giáo phái kiểu mới cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triễn của khủng bố: Môi trường và trạng thái tâm lý hòa bình không chỉ khiến cho các tôn giáo truyền thống trên thế giới nhanh chóng tăng lên về số lượng tín đồ mà còn mở rộng khu vực ảnh hưởng, mà còn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo trước kia bị đè nén có cơ hội khôi phục và phát triển, trong đó có không ít các tổ chức tôn giáo mang tính cực đoan. Theo thống kê, thế giới có khoảng 26 tổ chức tôn giáo mang tính cực đoan27. Nguyên nhân do việc tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn và chính sách cường quyền của các nước phương Tây: Thời kì chiến tranh lạnh, các nước phương Tây như Mỹ, vì để tranh giành lợi ích ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi, họ đã bồi dưỡng các nước chống lại Liên Xô, ra sức ủng hộ cho các tổ chức chống chính phủ, tạo điều kiện cho khủng bố phát triển. 25 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 463. C. Mác- Anghen, “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghen- Lời nói đầu”, Mác- Anghen, Tuyển tập, Tập I, Nxb. Sự thật 1980, tr13-15. 27 Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 465. 26 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 13 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Từ cuối thập kỉ 30 thế kỉ XX tới nay, một số lãnh đạo của chủ nghĩa Islam chính thống lợi dụng các nước phương Tây làm lá chắn và ra sức thu gom vốn và thông tin tình báo một cách tiện lợi. Thập kỉ 70 của thế kỉ XX, sau khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, để ngăn chặn và tấn công Liên Xô, Mỹ đã chiêu mộ hơn 300 tên phần tử cực đoan theo chủ nghỉa Islam chính thống thuộc tổ chức “Hiến thân vì Thánh chiến” từ các nơi trên thế giới để Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) huấn luyện kỹ thuật chống Liên Xô cho bọn chúng. Những phần tử cực đoan này, sau khi trở về đã ra sức truyền bá các tư tưởng Hồi giáo cực đoan, đặc biệt là tư tưởng chống Mỹ, chống phương Tây28. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới. Chính sách cường quyền, ngạo mạn, nước lớn của Mỹ, sự thiên vị của Mỹ đối với Israel trong vấn đề Trung Đông, việc duy trì quân Mỹ ở một số nước Hồi giáo thân Mỹ sau chiến tranh vùng Vịnh 1991…đã dẫn đến sự đối đầu giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo, đặc biệt là Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Các nghị quyết của Liên hiệp quốc điều cho rằng Israel xâm chiếm bờ Tây sông Giooc-đan, dãy Gaza và miền Đông Jerusalem là bất hợp pháp và yêu cầu Israel rút quân khỏi vùng này, nhưng luôn bị Mỹ đứng về phía Israel để phủ quyết. Đồng thời Mỹ còn tăng cường viện trợ cho nước này29. Việc những người Hồi giáo Palestine bị mất đất, bị quân Israel chiếm đóng tàn sát hằng ngày được đưa lên các phương tiện thông tin tin đại chúng làm cho người Hồi giáo trên thế giới hết sức bất bình. Các phần tử Hồi giáo cực đoan lợi dụng thái độ này nhằm để tiến hành và kích động các hoạt động bạo lực, khủng bố nhằm vào người Mỹ và các lợi ích của Mỹ và phương Tây. Mukhlas, một thủ lĩnh quân sự cấp cao của nhóm Jemaah Islamiyah, kẻ bị buộc tội đánh bom khủng bố ở Bali tháng 12/2002, khi lý giải động cơ hành động của mình trước tòa đã nói là: “để chống lại sự giã mang của quân đội Mỹ và đồng minh…để trả thù cho sự đau khổ của những người đàn ông, đàn bà và trẻ em yếu đuối, vô tội bị giết bởi hàng ngàn tấn bom ném xuống Afghanistan trong tháng nhịn ăn Ramaddan… để thực hiện nghĩa vụ cuộc thánh chiến toàn cầu chống lại người Do thái và người Thiên chúa giáo trên thế giới…vì tình đoàn kết giữa những người Hồi giáo không giới hạn về biên giới địa lý…”30. 1.3. Một số đăc điểm của khủng bố Do cộng đồng quốc tế chưa đưa ra được định nghĩa chung về khủng bố nên việc đưa ra các đặc điểm đặc trưng của khủng bố cũng có sự khác nhau. Các nhà nghiên cứu trên thế giới trên thế giới về vấn đề khủng bố có được tiếng nói chung khi nói về 28 Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 92. Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 92. 30 Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 93. 29 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 14 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam đặc điểm của khủng bố ở những đặc trưng như sau: chủ thể thực hiện hành vi khủng bố, mục tiêu của khủng bố, các loại hình của khủng bố, thiếu tính hợp pháp. Chủ thể thực hiện hành vi khủng bố: Hiện nay, có một số quan điểm cho rằng chủ thể thực hiện hành vi khủng bố có thể là quốc gia- nhà nước khủng bố. Một trong những người theo quan điểm này là GS. La Cương- Đại học Vân Nam (Trung Quốc) cho rằng: “Quốc gia có thể trở thành chủ thể của tội phạm khủng bố quốc tế, chỉ có điều phương thức mà quốc gia gánh trách nhiệm khác với phương thức cá nhân gánh trách nhiệm hình sự mà thôi”31. Tác giả Bruce Hoffman cho rằng chủ thể thực hiện hành vi khủng bố là: “Do một tổ chức với mạng lưới thống nhất điều khiển, tiến hành. Đây là nhóm phi quốc gia hoặc thực thể phi quốc gia”32. Dưới giác độ luật quốc tế thì cần phân biệt giữa hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của chủ thể luật quốc tế với hành vi vi phạm là tội phạm có tính chất quốc tế, Tội phạm có tính chất quốc tế là tội phạm hính sự do cá nhân thực hiện xâm phạm tới trật tự pháp lí quốc tế và quốc gia có tính nguy hiểm trên phạm vi quốc tế mà tội khủng bố nằm trong nhóm này. Các hành vi xâm phạm pháp luật quốc tế của quốc gia sẽ được giải quyết theo chế định trách nhiệm pháp lí quốc tế bao gồm hai loại tội ác quốc tế và các vi phạm pháp lý thông thường khác. Chính vì thế, chủ thể của tội phạm khủng bố theo quan điểm phổ biến hiện nay là các tổ chức hoặc cá nhân. Mục đích của khủng bố: Dấu hiệu mục đích cũng được cho là một trong những đặc điểm đặc trưng của khủng bố được nhắc đến trong quan điểm của các nhà nguyên cứu khi nguyên cứu về vần đề khủng bố và pháp và pháp luật hình sự hầu hết của các quốc gia trên thế giới. Có nhà nghiên cứu nêu khi nguyên cứu vế vấn đề khủng bố đã đề cập trực tiếp đến mục đích của khủng bố là: “Mục đích và động cơ chính trị”33 như Bruce Hoffman hay không trực tiếp đề cập đến đến mục đích chính trị như tác giả Trần Quang Tiệp. Tác giả cho rằng mục đích của khủng bố là “Gây hoảng loạn trong nhân dân” bằng cách sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. Mục đích của khủng bố cũng được nêu trong định nghĩa về khủng bố của các quốc gia. Luật Phòng, chống khủng bố của Liên bang Nga năm 2006 quy định: “ Khủng bố là việc cưỡng bức tư tưởng và hoạt động liên quan đến việc dân chúng 31 GS. La Cương, Vấn dề tranh luận gây gắt trong tiến trình chống khủng bố quốc tế, Tạp chí Luật học, số 10/2009, tr. 8-9. 32 Vũ Ngọc Dương, Các quan niệm về “khủng bố” hiện nay trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật , số 3/2011, tr. 71. 33 Vũ Ngọc Dương, Các quan niệm về “khủng bố” hiện nay trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011, tr, 71. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 15 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam hoảng loạn và những hình thức bạo lực vi phạm pháp luật khác tác động đến việc đưa ra những quyết định của cơ quan chính quyền nhà nước, cơ quan tự quản địa phương hay tổ chức quốc tế”34. Theo đinh nghĩa nêu trên thì mục đích của khủng bố là mục đích chính trị. Trong một số công ước quốc tế về chống khủng bố thì mục đích chính trị cũng cũng được nhắc đến, ví dụ Công ước quốc tế về trừng trị tài trợ khủng bố năm 1999 quy định tại khoản 1 Điều 2 mục đích của các hành vi khác được coi là khủng bố (ngoài các hành vi được đề cập trong công ước về chống khủng bố liệt kê tại phụ lục) là: “nhằm hâm dọa dân chúng hay ép buộc một Chính phủ hoặc một tổ chức quốc tế phải thực hiện hoặc không thực hiện bất kỳ hành vi nào”. Như vậy, mục địch chính trị là dấu hiệu cơ bản và quan trọng của tội phạm khủng bố. Mục tiêu của khủng bố: Ban đầu, mục tiêu tấn tấn công của khủng bố mang tính chất ngẫu nhiên nhằm mục đạt được mục đích chính trị. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, có thể thấy tấn công khủng bố đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, nhiều nhiều hình thức khác nhau và chủ yếu vào các mục tiêu kinh tế và dân sự, nhằm tạo tác động tiêu cực to lớn lên chính trị, kinh tế, xã hội ở mọi cấp độ như đã chứng kiến ở Bali, Jakarta và Madrid. Nguy cơ khủng bố hiện nay đến từ trên không, trên biển, trên đường sắt, đường bộ, trên mạng, các mục tiêu kinh tế, dân sự như các nhà máy điện nguyên tử, các khu du lịch, các sân vận động, tàu bè đi lại trên biển, các dàn khoan dầu,... Mỹ trở thành mục tiêu chủ yếu của hoạt động khủng bố do chính sách cường quyền, chủ nghĩa nước lớn và luôn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, thích dùng biện pháp cấm vận, nên đã gây ra tâm lý phản đối trong nhân dân nhiều nước. Vì vậy, trên một mức độ nhất định, Mỹ trở thành đối tượng trọng điểm tấn công của những phần tử khủng bố. Osama bin Laden người bị Mỹ truy nã gắt gao nhất khi còn sống đã viết trong Điều 1 của quy định đạo Islam được tuyên bố khi thành lập Mặt trận thánh chiến ngày 23/2/1998 rằng: “Chúng ta kêu gọi tất cả đạo Hồi, những cả những giáo đồ thành kính phục tùng mệnh lệnh của chúa; bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu cũng phải giết và tước đoạt người Mỹ”35. Các loại hình khủng bố: Do không thống thống nhất được định nghĩa thế nào là khủng bố nên tùy cách tiếp cận, quan niệm mà có cách phân loại các loại hình khủng bố khác nhau. Bởi các loại hình khủng bố rất phức tạp nên không có quan điểm nào có thể bao hàm hết các hình thức khủng bố trên thế giới. Có công trình nghiên cứu chia khủng bố 34 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr, 12. 35 Vương Dật Châu. An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 475. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 16 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam thành hai loại xét theo góc độ phạm vi, quy mô và tính chất hoạt động của chúng: khủng bố trong nước và khủng bố quốc tế 36. Có nhà nghiên cứu phân loại theo cách mà bọn khủng bố sử dụng bạo lực: Khủng bố bằng phương pháp truyền thống (đặt bom, đánh bom tự sát, bắt cóc, ám sát,…); khủng bố hạt nhân (dùng vũ khí hạt nhân); khủng bố hóa học (dùng vũ khí hóa học); khủng bố sinh học (dùng các vi khuẩn gây bệnh chết người); khủng bố tin họckhủng bố mạng (phá hủy hoặc làm tê liệt hệ thống máy tính)37. Người viết sẽ dựa vào quan điểm về phân loại các loại hình khủng bố thứ hai để làm rõ tính nguy hiểm của mỗi loại hình khủng bố. Khủng bố bằng phương pháp truyền thống (đặc bom, đánh bom tự sát, bắt cóc, ám sát,..) là loại hình khủng bố được các phần tử khủng bố sử dụng phổ biến. Nhưng cùng với sự phát triển tranh chống của khoa học-công nghệ, các phần tử khủng bố có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại hình khủng bố khác có tính gây thiệt hại lớn hơn như: khủng bố hạt nhân (vũ dụng vũ khí hạt nhân), các tổ chức khủng bố ra sức chiếm đoạt vật liệu hạt nhân, tìm mua vật liệu hạt nhân ở những thị trường chợ đen từ một số nước vô trách nhiệm38 và cùng với đó là ra sức bắt cóc, mua chuộc các nhà khoa học am hiểu về vật liệu hạt nhân để phụ vụ cho ý đồ sở hữu vũ khí hạt nhận của chúng. Các mục tiêu như nhà máy điện hạt nhân, các Viện nghiên cứu hạt nhân trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử khủng bố. Lường trước được hậu quả của việc khủng bố sử dụng vũ khí hạt nhân để khủng bố, cộng dộng quốc tế đã xây dựng Công ước về ngăn ngừa hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005. Điều 2 Công ước về ngăn ngừa hành vi khủng bố hạt nhân quy đinh: “một người bị coi là phạm tội khủng bố hạt nhân nếu người đó, một cách có chủ định và con đường bất hợp pháp sở hữu nguyên liệu phóng xạ, chế tạo hay sở hữu thiết bị hạt nhân với mục đích gây thương vong lớn hay nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng hay môi trường; sử dụng nguyên liệu hay thiết bị phóng xạ, sử dụng hoặc phá hoại cơ sở hật nhân để tạo sự rò rỉ chất phóng xạ gây thương vong lớn, nhầm phá hoại cơ sở hạ tầng hay môi trường để ép buộc thể nhân, tổ chức quốc gia hay quốc gia phải thực hiện hoặc không thực hiện hành động nào đó”. Khủng bố hóa học (sử dụng vũ khí hóa học), là loại hình khủng bố sử dụng các loại khí động để tấn công khủng bố. Các phần tử khủng bố đã dùng khí độc Salin để tấn công khủng bố vào hệ thống tàu điện ngầm ở Toky ở ngày 19/4/1995 làm cho 16 người chết và 6.300 bị ảnh hưởng. 36 Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây(2001), sđd, tr. 162-163. Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao, Một số khía cạnh pháp lý về vấn đề chống khủng bố quốc tế hiện nay, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, 2005, trang. 13-19. 38 Vương Dật Châu. An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr 475. 37 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 17 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Khủng bố sinh học (sử dụng vũ khí sinh học), là loại hình khủng bố mà các phần tử khủng bố ưa thích sử dụng vì chi phí sản xuất thấp và tránh được sự theo dõi nhất là Mỹ. Nghiên cứu cho thấy một chiếc máy bay trong đêm sáng trời không có gió trên bầu trời Washington (Mỹ) rãi 100 kg bào tử bệnh than dưới dạng sương mù có thể sát hại từ 1 đến 3 triệu người, con số này gấp 3000 lần số thương vong do một lượng khí độc Sarin gây ra39. Đăc biệt, loại hình khủng bố tin học- khủng bố mạng là loại hình khủng bố sinh sau đẻ muộn, tuy không gây tổn thất về người như các loại hình khủng bố khác nhưng khủng bố tin học- khủng bố mạng lại gây thiệt hại về vật chất vô cùng lớn bằng cách tạo và phổ biến vi rút mang tính phá hoại xâm nhập vào hệ thống máy tính toàn cầu, lấy cắp thông tin quan trọng để phục vụ cho hoạt động khủng bố. Sự ra đời của loại hình khủng bố tin học- khủng bố mạng đã làm thay đổi định nghĩa về khủng bố trước đó: “Khủng bố là hành vi của cá nhân hay tập thể, sử dụng các thủ đoạn bạo lực hay bạo lực tấn công và đe dọa cá nhân, tập thể cơ quan, giết hại bừa bãi cả thường dân vô tội để đạt được mục đích chính trị, kinh tế xã hội nào đó”40. 1.4. Sự phát triển của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố 1.4.1. Khái niệm pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố Pháp luật quốc tế về chống khủng bố hình thành và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa khủng bố. Hiện nay, khi khủng bố đã trở thành thách thức to lớn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới thì pháp luật quốc tế đã và đang tiếp tục phát triển hoàn thiện nhằm đấu tranh có hiệu quả chống lại loại tội phạm này. Theo Giáo trình Luật quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội, luật quốc tế là : “hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”41. Luật quốc tế được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau như Luật biển, Luật kinh tế quốc tế, Luật hình sự quốc tế,… Theo cách phân chia này thì pháp luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của Luật hình sự quốc tế. Luật hình sự quốc tế được định nghĩa là “tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các vấn đề pháp lý trong hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm của cộng đồng quốc tế”42. Luật hình sự quốc tế là công cụ pháp lý mà cộng đồng quốc tế xây dựng nhằm mục đích ngăn ngừa, trừng trị cũng như tăng cường sự hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm trong đó có tội khủng bố. 39 Vương Dật Châu. An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004, tr, 468. Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí. Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2006, tr 47. 41 Trường Đai học Luật Hà Nội: Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.8. 42 Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.6. 40 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 18 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Pháp luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của Luật hình sự quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Các quy phạm của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hiện nay còn chưa hoàn chỉnh và chưa được pháp điển hóa nên còn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố bao gồm hoạt động tương trợ tư pháp trong việc truy tìm kẻ tội phạm lẩn trốn trên lãnh thổ nước ngoài, dẫn độ tội phạm cho quốc gia có liên quan hay tiếp nhận các thông tin, tài liệu cần thiết về vụ việc phạm tội. Ngoài ra, khuôn khổ hợp tác giữa các quốc gia còn mở rộng trong việc trao đổi thông tin, nghiên cứu, giúp đỡ kinh nghiệm thực tiễn các vấn đề về khủng bố và các biện pháp đấu tranh chống lại tội phạm này. Trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu để đưa ra được định nghĩa chung về khủng bố trong khuôn khổ công ước đa phương thuộc Liên hiệp quốc là vấn đề bức thiết. 1.4.2. Nguồn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố Là bộ phận của Luật hình sự quốc tế, pháp luật quốc tế về chống khủng bố có các loại nguồn giống như nguồn của Luật quốc tế. Nguồn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố trước tiên và chủ yếu là các điều ước quốc tế song phương và đa phương, kế đến là tập quán quốc tế. Bên cạnh đó, còn có các nguyên tắc pháp luật chung và phương tiện bổ trợ nguồn quan trọng như: các nghị quyết của tổ chức quốc tế có hiệu lực pháp luật, các phán quyết của toà án, các học thuyết của các học giả danh tiếng về hình sự quốc tế, các nghị quyết có tính khuyến nghị liên quan đến các vấn đề chống khủng bố. Cụ thể: - 14 công ước thuộc khuôn khổ Liên hiệp quốc về đấu tranh chống khủng bố: Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay 1963 (gọi tắt là Công ước Tokyo 1963); Công ước trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970 (gọi tắt là Công ước Lahay 1970); Công ước về trừng trị hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971 (gọi tắt là Công ước Montrean 1971); Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao năm 1973 (gọi tắt là Công ước New York 1973); Công ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 (gọi tắt là Công ước New York 1979); Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân 1979 (sửa đổi năm 2005); Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế 1988 (bổ sung Công ước Montrean 1971); Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải 1988 (gọi tắt là Công ước Rome 1988); Nghị định thư về những hành vi bất GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 19 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam hợp pháp chống lại an toàn của những công trình cố định trên thềm lục địa 1988 (bổ sung Công ước Rome 1988); Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết 1991; Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom 1997; Công ước về trừng trị việc tài trợ khủng bố 1999; Công ước năm 2005 về ngăn ngừa, trừng trị những hành vi khủng bố bằng hạt nhân; Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010 (gọi tắc là Công ước Bắc Kinh 2010)43. - 8 điều ước quốc tế khu vực: Công ước của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) về chống khủng bố năm 1971; Công ước của Cộng đồng châu Âu năm 1977; Công ước của Liên đoàn các quốc gia Ả Rập ngày 22/4/1988; Hiệp định hợp tác chống khủng bố của cộng đồng các quốc gia độc lập; Công ước của Tổ chức hội nghị Hồi giáo về chống khủng bố quốc tế; Công ước của Tổ chức thống nhất châu Phi về phòng ngừa và chống khủng bố. Mới đây nhất các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua Hiệp ước chung về chống khủng bố tại Cebu (Philippines) ngày 13/1/2007. Ngoài ra, còn rất nhiều các điều ước quốc tế song phương. - Các tập quán quốc tế là nguồn quan trọng của luật hình sự quốc tế nói chung cũng như pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố nói riêng. Những tập quán quốc tế quan trọng cần phải kể đến là: tập quán aut dedere aut punire (hoặc dẫn độ hoặc xét xử); non bis in idem (không ai phải gánh chịu trách nhiệm hình sự 2 lần đối với một hành vi phạm tội); nullum crimen sine lege (không có tội phạm nếu không có luật); nulla poena sine lege (không có hình phạt nếu không có luật)44… - Bên cạnh các điều ước và tập quán quốc tế, có ngày càng nhiều các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đặc biệt là Liên hiệp quốc liên quan đến vấn đề đấu tranh chống khủng bố. Đáng chú ý là: Nghị quyết số 1267 ngày 15/10/1999 của Liên hợp quốc; Nghị quyết số 1373 được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp thứ 4385 ngày 28/9/2001; Nghị quyết số 1390 được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 16/1/2002 tại phiên họp thứ 4452; Nghị quyết số 4155 năm 2003 được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 17/01/2003 tại phiên họp thứ 4686… Như vậy, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay mới chỉ là tập hợp các nguyên tắc, quy phạm rất đa dạng, nhiều cấp bậc điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế và đang trong quá trình hoàn thiện. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay đã và đang tạo ra khung khổ pháp lý vững chắc cho các hoạt động chống khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. 43 United Nations Action To Couter Terrorism, International legal instruments, http://www.un.org/en/terrorism/instruments.shtml, [Truy cập 16/9/2014]. 44 Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.17. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 20 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 1.4.3. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố Lịch sử của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hình thành và phát triển gắn liền với tiến trình phát triển của khủng bố trên phạm vi toàn thế giới. Bắt đầu từ những tập quán về dẫn độ tội phạm hình thành trong quan hệ giữa các quốc gia về tương trợ tư pháp, dần dần những nỗ lực quốc tế nhằm pháp điển hóa pháp luật quốc tế về chống khủng bố đã được tiến hành trên quy mô đa phương và toàn cầu. Nguyên nhân dẫn đến Hội quốc Liên (tiền thân của Liên hiệp quốc) soạn thảo Công ước về đấu tranh chồng khủng bố đầu tiên của tiên của cộng đồng quốc là sau sự kiện Vua Nam Tư Adekxandro I và Bộ trưởng pháp Lui Bartu bị sát hại ở Marseille ngày 10/9/1934. Ngày 10/13/1934, Hội nghị Quốc Hội quốc liên đã thông qua một văn kiện quan trọng về chống khủng bố. Trong đó, quy định rằng các quốc gia có trách nhiệm không được khuyến khích và không được cam chịu để bọn khủng bố hoạt động trên lãnh thổ của quốc gia mình, dưới bất kì hình thứ nào và với bất kì mục đích nào, đặc biệt là mục đích chính trị. Mỗi quốc gia, không được vì bất cứ lý do gì mà xem nhẹ việc ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị các hành vi khủng bố. Vì các mục đích nói trên, các quốc cần tạo mọi điều kiện để quốc Chính phủ đấu tranh chống khủng bố45. Hội nghị Hội quốc liên đã ghi nhận rằng, trong luật quốc tế hiện đại chưa có đầy đủ các quy phạm pháp lý quốc tế. Do đó, đang còn thiếu cở sở pháp lý cần thiết cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực chống loại tội phạm nguy hiểm này. Dự thảo Công ước về phòng ngừa và trừng trị các hành vi khủng bố đã được Đại Hội Đồng Hội quốc liên thông qua ngày 16/3/1937. Liên hiệp quốc, sau khi thành năm 1945, đã tiếp tục kế thừa và phát huy vai trò của mình trong công cuộc chống khủng bố quốc tế. Đặc biệt là vụ việc đầy bi thảm xảy ra vào tháng 2/1972 tại Munich. Bọn khủng bố đã bắt giữ các vận động viên của đội tuyển Israel. Sau vụ việc đó, cộng đồng quốc tế nhận thấy đã đến lúc phải hợp tác với nhau thành sức mạnh của cả cộng đồng nhằm đối phó với khủng bố. Tháng 12/1972, Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 3034 về cấm khủng bố dưới mọi hình thức. Trên cơ sở của Nghị quyết này, Liên hiệp quốc đã thành lập Ủy ban đặc biệt về chống khủng bố quốc tế, với sự tham gia của đại diện 34 quốc gia, nhằm mục đích kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc tham gia chống khủng bố phù hợp với quyền và nghĩa vụ là thành viên Liên hiệp quốc. 45 Lê Văn Bính, Vai trò của Liên hiệp quốc trong dấu tranh chống khủng bố, Tạp chí Luật học số 25/2009. tr. 247. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 21 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Năm 1994, Liên hiệp quốc một lần nữa đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến khủng bố bằng việc thông qua Tuyên bố nhằm xóa bỏ khủng bố quốc tế. Tuyên bố kêu gọi cá quốc gia không tổ chức, hỗ trợ hay tham gia vào các hoạt động khủng bố. Tuyên bố đã nhấn mạnh rằng, các quốc gia là thành viên Liên hiệp quốc cần khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố này và đảm bảo hợp tác có hiệu quả giữa các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc trong đấu tranh chống khủng bố, nhằm ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả mọi hành động liên quan đến khủng bố. bất kì ai tham gia vào hoạt khủng bố, kể cả việc cung cấp tài chính, kế hoạch hóa các hành vi khủng bố hoặc là xúi giục thực hiện khủng bố, đều bị đưa ra xét xử. Các quốc cần khẳng định việc thực các cam kết của mình phù hợp với các định chế của Hiến chương Liên hiệp quốc, với các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm được công nhận chung của luật quốc tế, bao gồm cả chuẩn mực của quốc tế về quyền con người. Các quốc gia cần hỗ trợ nhau trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và tiêu diệt khủng bố. Năm 1996, trong văn bản bổ sung cho Tuyên bố nói trên đã ghi nhận thành lập Ủy ban đặc biệt về chống khủng bố. Tại kỳ họp lần thứ 51 ngày 16/1/1997, Nghị quyết đặc biệt bổ sung cho Tuyên bố trên đã được thông qua. Trong đó, kêu gọi các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc cần ký kết các điều ước quốc tế song phương và đa phương, các thỏa thuận quốc tế, phát triển sự hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật về thủ tục tư pháp nhằm tăng cường điều tra và thu thập chứng cứ, cũng như nhằm mục đích phát hiện, phòng ngừa và trừng trị các hành vi khủng bố. Sau hàng loạt vụ khủng bố vào tháng 8 vá tháng 9 năm 1999 ở Matxcơva, ở Buinac, ở Volga-Đôn, Tổng thư ký Liên hiệp quốc K.Annan đã tuyên bố rằng, Liên hiệp quốc cần nổ lực hơn nữa trong đấu tranh chống khủng bố. Đó là chủ đề chính đã được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 56 Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc và tại Hội nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ngày 19/10/1999, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết đặc biệt buộc tội vô điều kiện với tất cả các hành vi, các hình thức hoạt động khủng bố mà có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Không chấp nhận bất cứ lời biện hộ nào, kể cả nguyên nhân và hình thức, cũng như khủng bố xảy ra ở đâu và do ai thực hiện. Sự hàng loạt các sự kiện ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ, vụ khủng bố ở Bali (Indonesia) ngày 12/10/2002, Matxcơva ngày 23/10/200, ở Bogota (Colombia) ngày 7/2/2002, ở Madrit (Tây Ban Nha) ngày 11/3/2003 và các sự kiện gần đây đã chứng minh đã chứng minh với thế giới rằng vấn đề đối phó với khủng bố hiện nay đã trở nên khó khăn hơn đối với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là sự kiện 11/9/2001 đã trở thành bước ngoặt, làm cho cuộc chiến chống khủng bố trở nên kiên quyết hơn và quyết liệt hơn, ngày mà nhiều nhà phân tích cho rằng đó là ngày bắt đầu của “Thế GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 22 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam chiến thứ ba”, ngày 12/9/2001 một ngày sau sự kiện 11/9/2001, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số 1368, kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cố gắng hơn nữa việc phòng ngừa và trấn áp khủng bố, cần đẩy mạnh sự phối hợp giữa các quốc gia trong việc ban hành pháp luật phù hợp với cá Công ước và Nghị quyết của Liên hiệp quốc và của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Theo sáng kiến và Dự thảo Công ước về đấu tranh chống các khủng bố hạt nhân của Liên Bang Nga, Liên hiệp quốc đã thông qua dự thảo Công ước này tại kỳ họp lần thứ 60 của Đại Hội Đồng Liên hiệp quốc. Công ước về đấu tranh chống các hành vi khủng bố hạt nhân năm 2005 đã củng cố thêm cơ sở pháp lý để cộng đồng quốc tế đấu tranh chống khủng bố và đã nhận được sự ủng hộ và tham gia ký kết của nhiều nước trên thế giới. Hội nghị quốc tế về an ninh hàng không được tổ từ ngày 30/8 đến 10/9/2010 chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế được thông qua vào ngày 10/9/2010. Như vậy, nếu tính từ năm 1963 đến nay, với sự tham gia của nhiều tổ chức phi chính phủ, Liên hiệp quốc đã thông qua 14 Công ước và Nghị định thư về đấu tranh chống khủng bố và biểu hiện của khủng bố. Các văn bản đó bao gồm: 1. Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay, 1963; 2. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay, 1970; 3. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng, 1971; 4. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao, 1973; 5. Công ước về chống bắt cóc con tin, 1979; 6. Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân, 1979; 7. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, 1988; 8. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải, 1988; 9. Nghị dịnh thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của các công trình cố định trên thềm lục địa, 1988; 10. Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết, 1991; 11. Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom. 1997; 12. Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ khủng bố, 1999; 13. Công ước chống khủng bố hạt nhân, 2005; 14. Công ước hàng không dân dụng mới, 2010 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 23 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ 2.1. Các nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm có giá trị bắt buộc chung được ghi nhận ở các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của pháp luật quốc tế nên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện nay cũng chính là các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố. Tuy nhiên, pháp luật quốc tế về chống khủng bố cũng có những đặc thù riêng nên cũng có những nguyên tắc đặc thù điều chỉnh. Chính vì vậy có thể phân chia nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố làm 2 nhóm đó là nhóm các nguyên tắc chung và nhóm các nguyên tắc đặc thù. 2.1.1. Các nguyên tắc chung 2.1.1.1. Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Chủ quyền là thuộc tính chính trị- pháp lý không thể tách rời của quốc gia. Trong đó có quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề về đối nội và đối ngoại của quốc gia không chịu sự áp đặt của quốc gia khác, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Hiến chương Liên hiệp quốc “Tổ chức Liên hiệp quốc dựa trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên”. Trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế, nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia khi tiến hành các hoạt động chống khủng bố, các quan hệ hợp tác trong việc chống khủng bố…phải tôn trọng chủ quyền và toàn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự lựa chọn các biện pháp chống khủng bố, bình đẳng tham gia các quan hệ hợp tác chống khủng bố, tham gia hoặc không tham gia các điều ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia có quyền bảo lưu đối với khoản mà điều ước quốc tế về chống khủng bố cho phép bảo lưu và bỏ các điều khoản bảo lưu khi quốc nhận thấy cần thiết hoặc khi quốc gia đã đáp ứng được các điều khoản mà trước đó mình bảo lưu, bình đẳng chủ quyền còn được thể hiện thông qua việc quốc gia kiểm tra, giám sát các hoạt động chống khủng bố của các tổ chức mà mình là thành viên trong suốt quá trình tham gia phù hợp với quyền và nghĩa vụ của một quốc gia thành viên. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 24 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Nguyên tắc này đã được các quốc gia thống nhất trong từng quy định tất cả các điều ước quốc tế về chống khủng bố. Ví dụ: Trong Công ước quốc tế về bắt cóc con tin năm 1979 nêu ở lời nói đầu như sau: “khẳng định lại quyền đình đẳng và tự quyết của cá dân tộc như đã thừa nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc và tuyên bố về các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế về hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo Hiến chương Liên hiệp quốc, cũng như các nghị quyết của khác của Đại Hội đồng”; tại Điều 20 của Công ước về trừng trị tài trợ cho khủng bố năm 1999 quy định: “Các quốc gia hành viên sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của Công ước này theo phương thức phù hợp với nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”;… 2.1.1.2. Nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực Quá trình dân chủ hóa đời sống hóa đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến đến sự hạn chế dùng vũ lực hay đe dọa dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc quy định: “Tất cả các nước thành viên Liên hiệp quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kì quốc gia nào, hoặc nhầm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên hiệp quốc”. Nguyên tắc trên được cụ thể trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970) như sau: “Tất cả các quốc gia thành viên có nghĩa vụ từ bỏ việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng bất kỳ cách thức nào không phù hợp với những mục đích của Hiến chương Liên hiệp quốc. Việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng sẽ là quy phạm pháp luật quốc tế và không bao giờ được sử dụng như là các biện pháp giả quyết tranh chấp các quốc đề quốc tế”. Trong quá trình hợp tác quốc tế chống khủng bố thì việc nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi vì mỗi quốc gia ngoài lợi ích chung còn có lợi ích riêng, và việc quốc gia đăt lợi ích riêng lên lợi ích chung là điều dễ hiểu. Trong pháp luật quốc tế về chống khủng bố tuy không có quy định cụ thể nào yêu cầu các quốc gia không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhưng nguyên tắc này được quán triệt xuyên suốt trong tất cả các quy định thông qua các biện pháp giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 25 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.1.1.3. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Sự hình thành và phát sinh của của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế gắn liền với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay de dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Hiến chương Liên hiệp quốc đã ghi nhận hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với tất cà các thành viên của cộng động quốc tế “Hội viên Liên hiệp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”. Điều 33 của Hiến chương Liên hiệp quốc quy định cụ thể các biện pháp hòa bình mà các quốc gia thành viên có thể lựa chọn để giải quyết tranh chấp “các bên tham gia tranh chấp quốc tế trước tiên phải cố gắng giải quyết tranh chấp bằng biện pháp như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, thông qua các cơ quan hay tổ chức khu vực hoặc bằng những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn”. Trong quan hệ quốc tế về hợp tác chống khủng bố thì tranh chấp luôn là khả năng tiềm ẩn, phát sinh trong quá trình hợp tác chống khủng bố như giải thích, áp dụng các điều ước sẽ làm giảm đi tính hiệu quả của quan hệ hợp tác chống khủng bố, các tranh chấp nếu không được giải quyết bằng nguyên tắc hòa bình trong thời gian dài thì tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia tìm đến phương thức dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết, khi đó quan hệ quốc tế nói chung cũng như quan hệ hợp tác chống khủng bố nói riêng sẽ không duy trì được tính hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp được quy định trong hầu hết các Công ước, Nghị định thư về chống khủng bố. Ví dụ: Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 quy định: “Bất kỳ tranh chấp về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này giữa hai quốc gia hoặc nhiều quốc gia ký kết, nếu không giải quyết được thông qua thương lượng, thì theo yêu cầu một trong các bên tranh chấp sẽ được giải quyết tại trọng tài. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày yêu cầu giải quyết bằng trọng tài mà các bên không thỏa thuận được về tổ chức của trọng tài, thì bất kỳ bên nào trong các bên tranh chấp đó có thể yêu cầu đưa tranh chấp lên Tòa án quốc tế phù hợp với quy chế Tòa án”, các Công ước khác cũng có quy định về giải quyết tranh chấp tương tự. 2.1.1.4. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Xuất hiện trong thời kì cách mạng tư sản, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ, của dân tộc khác được ghi nhận trong Hiến pháp một số nước tư bản trong thời kì đó. Khi Liên hiệp quốc ra đời, đã mở rộng và cụ thể nguyên GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 26 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau tại khoản 7 Điều 2 của Hiến chương Liên Hiệp quốc “Tổ chức Liên hiệp quốc không có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kì quốc gia nào”. Chống khủng bố quốc tế nói riêng cũng như chống khủng bố nói phần lớn vẫn thuộc công việc nội bộ của các quốc gia. Các quốc gia tự vạch ra đường lối, chính sách về khủng bố của mình, tự quyết định tham gia hay không không gia vào các điều ước quốc tế về chống khủng bố, tự quyết định việc ban hành hay không ban hành, thực hiện hay không thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này, tự tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm khủng bố thuộc quyền tài phán của mình, tự quyết định dẫn độ hay không dẫn độ nghi phạm khủng bố, tự quyết định về việc hợp tác chống khủng bố. Khi thực hiện các công việc này cũng như công việc nội bộ khác, quốc gia phải dựa trên cơ sở quyền lợi của mình, cũng như cộng đồng quốc tế cũng như các điều ước quốc tế mà mình đã tham gia, đặc biệt là nguyên tắc quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau. 2.1.1.5. Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế được ghi nhận trong lời mở đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc: “tạo điều kiện để đảm bảo công lý và sự tôn trọng các nghĩa vụ phát sinh từ điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế” hay tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hiệp quốc thì “tất cả các thành viên Liên hiệp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do Hiến chương đặt ra”. Nguyên tắc tận tâm thực hiện nghĩa vụ theo luật quốc tế cũng được ghi nhận trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970) “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung. Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung. Khi mà nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của các thành viên Liên hiệp quốc theo Hiến chương Liên hiệp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương sẽ có ưu thế hơn”.Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế quy định: “mỗi điều ước quốc tế hiện hành đều rang buộc các bên tham gia và điều được các bên thực hiện một cách có thiện chí”. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 27 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Trong chống khủng bố quốc tế, nguyên tắc này đòi hỏi các quốc gia phải thi hành nghiêm chỉnh và có hành động thực tế để đảm bảo thực thi các quy định của pháp luật quốc tế ràng buộc đối với mình . Nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an LHQ quy định ràng buộc các quốc gia tham gia tham gia ký kết phải “bổ sung các biện pháp để tiến hành hợp tác quốc tế nhằm ngăn ngừa và trừng trị trong phạm vi lãnh thổ của mình, thông qua các phương thức hợp pháp, việc tài trợ và chuẩn bị cho bất kỳ hành vi khủng bố nào”. 2.1.1.6. Nguyên tắc dân tộc tự quyết Tôn trọng quyền của mỗi dân tộc lựa chọn con đường và hình thức phát triển là một trong những cơ sở quan trọng để thiết lập các quan hệ quốc tế. Trong Hiến chương Liên hiệp quốc quy định tại khoản 2 Điều 1 “phát triển hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các quyền bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết”. Tuyên bố của Liên hiệp quốc năm 1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế khẳng định “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó, cũng như thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự quyết là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết”. Trong lịch sử quan hệ quốc tế, quyền dân tộc tự quyết được hiểu theo nghĩa là một dân tộc hoàn toàn tự dotrong việc tiến hành đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về chống khủng bố, nguyên tắc này yêu cầu cộng đồng quốc tế phải phân biệt rõ giữa khủng bố và chiến tranh du kích để thực hiện quyền tự quyết hay giải phóng dân tộc. Trong lịch sử loài người, tuy hành vi khủng bố và chiến tranh đều là hoạt động bạo lực làm cho kẻ thù chịu khuất phục ý chí của mình. Nhưng giữa hành vi khủng bố và chiến tranh có sự khác biệt rõ ràng. Đầu tiên xết về chủ thể tiến hành bạo lực, chủ thể tiến hành chủ yếu của chiến tranh là các tổ chức vũ trang chính quy (quân đội), còn chủ thể tiến hành các hành vi khủng bố là những phần tử khủng bố phi chính quy có thể đã qua huấn luyện. Tiếp đến là mục tiêu tấn công, đối tượng tấn công chủ yếu của chiến tranh là nhân lực quân sự và cơ sở quân sự của đối phương, còn đối tượng chủ yếu của hành vi khủng bố là sát hại những người phi vũ trang. Sau cùng là tính công khai của hành vi, chiến tranh là sự giao chiến được tiến hành công khai, hành vi khủng bố thì dung thủ đoạn lén lút, tấn công bất ngờ làm cho đối tượng không kịp trở tay gây tổn thất lớn nhằm dạt mục đích. Để nhận được sự thừa nhận ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và thoát khỏi ách áp bức thì đòi hỏi các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập phải lựa chọn con đường đấu tranh phù hợp với luật quốc tế. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 28 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.1.1.7. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác Trong luật quốc tế hiện đại, các quốc gia đều có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền, hành động với tư cách là chủ thể độc lập. Các quốc gia đang tồn tại và phát triển trong mối quan phụ thuộc lẫn nhau, vì thế không một quốc gia quyền nào mong muốn mình bị cô lập với cộng đồng quốc tế, vì lợi ích của quốc gia mình và cũng như lợi ích chung của công động quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác với nhau, đặc biệt là trong các vấn đề toàn cầu. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác được quy định Điều 56 Hiến chương Liên hiệp quốc “…các hội viên Liên hiệp quốc cam kết bằng hành động chung và riêng cộng tác với Liên hiệp quốc”. Nguyên tắc trên được cụ thể trong Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia thành viên phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc (do Đại hội đồng thông qua năm 1970) “Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị và văn hóa. Vì mục đích đó: a) Mọi quốc gia sẽ hợp tác với quốc gia khác để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; b) Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo; c) Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế,văn hóa, kĩ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ…”. Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về chống khủng bố, nguyên tắc này là nguyên tắc nền tảng để hình thành lên các điều ước quốc tế cũng như các tập quán quốc tế về hợp tác giữa các quốc gia trong chống khủng bố quốc tế. Nó được thể hiện rất rõ nét trong các quy định cụ thể về nghĩa vụ hợp tác với nhau về tư pháp, về dẫn độ, về trao đổi thông tin…Ví dụ trong Nghị quyết 1373 Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc năm 2001 kêu gọi “3. Kêu gọi tất cả các quốc gia: (a) Tìm cách tăng cường và thúc đẩy việc trao đổi thông tin tác nghiệp, đặc biệt là thông tin về hành động và sự di chuyển của các cá nhân hoặc mạng lưới khủng bố; giấy tờ đi lại giả mạo; buôn bán vũ khí, vật liệu nổ hoặc các vật liệu gây nổ có độ nhạy cao; việc các nóm khủng bố chiếm hữu vũ khí hủy diệt;…” GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 29 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.1.2. Các nguyên tắc đặc thù 2.1.2.1. Pháp luật chông khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không được phép xâm phạm hay hạn chế quyền con người cơ bản Khủng bố luôn đe dọa dến sự tồn tại của con người, nên trong cuộc chiến chống khủng bố, luật quốc tế về bảo vệ quyền con người đặc biệt được chú trọng. Quyền con người đã vượt qua giới hạn biên giới mặc định của quốc gia, quyền đó không chỉ được điều chỉnh bởi luật quốc gia (công dân hoặc cá nhân với nhà nước), mà còn bằng luật pháp quốc tế. Pháp luật chống khủng bố và các hoạt động chống chống khủng bố suy cho cùng cũng chỉ để bảo an ninh cho con người trước những hành động khủng bố. Các quốc gia đang giằn co lựa chọn giữa an ninh cho việc chống khủng bố và quyền con người, nếu lựa chọn an ninh thì tất yếu dẫn đến việc quyền con người bị hạn chế hoặc xâm phạm, nếu lựa chọn không xâm phạm hoặc hạn chế quyền con người thì hiệu quả chống khủng bố khó đạt được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con người trong chống khủng bố, vấn đề nhân quyền và chống khủng bố được nhấn mạnh trong các Nghị quyết của Đại hội đồng cũng như Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Nghị quyết số 1456 của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã nhắn mạnh rằng “Các quốc gia phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp chống khủng bố phải tuân thủ tất cả các nhĩa vụ của mình theo luật quốc tế, đặc biệt đối với quy định pháp luật về quyền con người, quyền của người tị nạn và pháp luật nhân đạo quốc tế”. Chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Liên hiệp quốc được các quốc gia thành viên thông qua ngày 8/9/2006 dưới dạng một Nghị quyết “Để tái khẳng định rằng các quốc gia phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp chống khủng bố phải tuân thủ tất cả các nhĩa vụ của mình theo luật quốc tế, đặc biệt đối với quy định pháp luật về quyền con người, quyền của người tị nạn và pháp luật nhân đạo quốc tế”. Theo khoản 1 Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị quy định “Tất cả mọi người điều bình đẳng trước Tòa án và cơ quan tài phán. Bất kỳ người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bằng và công khai do một tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị”. Vấn đề đặt ra là, ngay cả với kẻ khủng bố hay là tình nghi khủng bố thì họ vẫn là con người, vì vậy họ cũng có quyền con người và có những quyền cơ bản buộc phải tôn trọng, trong đó có quyền được xét xử một cách công bằng. Quyền được hưởng một phiên tòa công bằng là một trong những quyền cơ bản của con người. Nhưng đối với những vụ việc liên quan đến khủng bố thí các nguyên tắc cơ bản liên quan đến phiên tòa công bằng thường không được áp dụng, đó là các nguyên tắc: Suy đoán vô tội ( đối với tội phạm khủng bố thì luôn luôn bị “suy GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 30 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam đoán cố tội”), nguyên tắc công bằng giữa tội phạm và hình phạt (luôn có xu hướng tăng nặng hình phạt đối với tội phạm khủng bố), quyền được giữ im lặng (tình nghi khủng bố thường bị tra tấn, ép cung), quyền được trợ giúp về mặt pháp lý (tội pham khủng bố thường bị cản trở trong việc mời luật sư, phiên dịch). Mặc dù các quốc gia luôn cam kết không hạn chế hoặc xâm phạm quyền con người nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác, quyền còn người từng ngày, từng giờ đang bị hạn chế, xâm phạm để đạt được mục đích chống khủng bố. Vì thế quy định của pháp luật về chống khủng bố và hoạt động chống khủng bố do các quốc gia tiến hành cần tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người. Các văn kiện quốc tế về quyền con người đặt ra những giới hạn rõ ràng về những hành vi có thể tiến hành trong khi tấn công khủng bố. Các quốc gia cần nhận thức về những trách nhiệm đặt ra cho họ trong nhiều văn kiện về quyền con người và ghi nhớ rằng những điều khoản cơ bản trong Công ước về quyền dân sự và chính trị không thể bị xâm phạm trong các hoạt động chống khủng bố. 2.1.2.2. Mọi hành vi khủng bố quốc tế cần phải được ngăn chặn và trừng trị không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác chống khủng bố. Khủng bố là vấn đề mang tính toàn cầu, để đạt được hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố, đòi hỏi các quốc gia phải có sự hợp tác với nhau, đặc biệt là hợp tác chống khủng bố quốc tế. Cho đến thời điểm hiện nay, cộng đồng thế giới vẫn chưa xây dựng một định nghĩa chung về khủng bố, nguyên nhân xuất phát từ cách nhìn nhận khủng bố trên lập trường chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước khác nhau. Bên cạnh những lợi ích chung của cộng đồng quốc tế còn có lợi ích quốc gia, dân tộc. Cũng giống như con người, lợi ích quốc không phải chỉ mỗi an ninh và quyền lực mà còn cả sự thịnh thượng kinh tế với “cơm ăn, áo mặc” và những lợi ích khác. Các quốc gia thường xuyên theo đuổi lợi ích này trong quan hê quốc tế, cho nên quan hệ quốc tế chính là sự đang xen của nhiều lợi ích khác nhau. Đối nội là một trong những yếu tố tác động đến quan hệ quốc tế và quan hệ hợp tác chống khủng bố cũng không ngoại lệ. Bởi quốc không phải là nhất thể, bên trong quốc gia còn có nhiều lực lượng cùng tham gia xác định lợi ích quốc gia và hoạch định chính sách đối ngoại. Các lực lượng hay nhóm này thường có lợi ích đối kháng nhau. Khi chia sẽ và tham gia như vậy, các nhóm thường đưa lợi ích nhóm thành lợi ích quốc gia hoặc ích nhất cũng tìm cách tác động đến lợi ích quốc gia sao cho có lợi cho mình. Do đó, lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại nhiều khi là sự đấu tranh, thỏa hiệp, liên minh giữa các nhóm chứ không phải lúc nào cũng phán ánh lợi ích quốc gia. Nói cách khác, lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc gia còn phù thuộc GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 31 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam vào quan hệ và tương quan giữa các nước chống khủng bố. Trong quan hệ hợp tác chống khủng bố, các nước có mối quan hệ mật thiết, hay gọi cách khác là các quốc gia “đồng minh” thường rất tích cực hợp tác với nhau trong cuộc chiến trong khủng bố, vì họ có được các lợi ích từ việc hợp tác trong đó có lợi ích chính trị. Trong khi đó, các quốc gia có mối quan hệ không mấy thân thiện với nhau hay có sự canh tranh chiến lược với nhau thì thường không hợp tác, trái lại còn cản trở nhau. Ví dụ điển hình là quan hệ Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, hai quốc gia thường có sự khác biệt nhau trong việc đưa ra danh sách các tổ chức khủng bố. Trong khi Nga liệt nhóm lực lượng vũ trang Chechnya vào danh sách các tổ chức khủng bố sau khi nhóm này tấn công vào Nhà hát Dubrovka bắt giữ 900 người làm con tin và sau đó đã giết hại 130 người, thì nước Mỹ không cho là vậy, dưới con mắt của nước Mỹ thì nhóm vũ trang Chechnya không phải là tổ chức khủng bố mà là “chiến sĩ tự do”, những người mà theo nước Nga là những phần tử khủng bố lại được chào đón như người hùng ở nước Mỹ. Do đó, việc Nga yêu cầu dẫn độ những người thuộc nhóm lực lượng vũ trang Chechnya về Nga đã không được chấp nhận, làm cho quan hệ giữa hai nước đã không mấy tốt đẹp trước đó lại càng xấu hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các quốc gia, trong các điều ước đa phương về chống khủng bố đều ghi nhận các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong việc ngăn ngừa và trừng trị khủng bố, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối hợp tác, các quy định của pháp luật quốc tế sẽ bị vô hiệu hóa bởi chính sách hai tiêu chuẩn mà không ít quốc gia thường sử dụng vì lợi ích chính trị của mình. 2.2. Phạm vi áp dụng của các công ước Đến nay cộng đồng quốc tế vẫn chưa xây dựng được công ước chung về chống khủng bố, do vậy chưa có tiêu chí nào để phân biệt tội khủng bố và các tội phạm khác. Việc đấu tranh chống khủng bố hiện nay căn cứ vào các công ước chuyên ngành, trong đó quy định về các hành vi phạm tội cụ thể mà việc thực hiện một trong số các hành vi này bị coi là biểu hiện của khủng bố quốc tế. Các hành vi theo quy định tại các công ước bao gồm: - Hành vi chống lại an toàn hàng không dân dụng; - Hành vi chống lại an toàn hàng hải; - Hành vi chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; - Hành vi bắt cóc con tin; - Hành vi khủng bố bằng vũ khí hạt nhân; - Hành vi khủng bố bằng bom; GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 32 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam - Hành vi tài trợ khủng bố; Trong các hành vi trên đây, hành vi chống lại an toàn hàng không dân dụng được ghi nhận tại 4 điều ước quốc tế là Công ước Tokyo 1963, Công ước Lahay 1970; Công ước Montrean 1971; Nghị định thư bổ sung Công ước Montrean 1971. Theo định nghĩa tại các công ước thì hành vi chống lại an toàn hàng không dân dụng là hành vi có thể hoặc thực sự làm ảnh hưởng đến an toàn của tàu bay, cảng hàng không dân dụng, người và tài sản trên tàu bay, cảng hàng không dân dụng đó. Tuy đều là các công ước nhằm chống lại hành vi xâm phạm an toàn hàng không dân dụng nhưng mỗi công ước có phạm vi áp dụng riêng. Công ước Tokyo 1963 áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự và các hành vi khác có thể hoặc đang làm ảnh hưởng đến an toàn của tàu bay, người hoặc tài sản trên tàu bay hoặc gây mất trật tự và kỷ luật trên tàu bay khi tàu bay đang trong chuyến bay. Ngoài ra Công ước này cũng áp dụng đối với hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay (Điều 11). Công ước Lahay 1970 áp dụng đối với hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực và các hình thức đe doạ khác để chiếm giữ hoặc kiểm soát tàu bay một cách bất hợp pháp khi tàu bay đang trong chuyến bay. Công ước Montrean 1971 có phạm vi áp dụng đối với hành vi xâm phạm an toàn của tàu bay đang trong chuyến bay. Nghị định thư bổ sung Công ước Montrean 1988 áp dụng đối với các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế, cụ thể là hành vi chống lại người hoặc các phương tiện của các cảng hàng không này kể cả các máy bay chưa khai thác đang đỗ tại đó. Phạm vi áp dụng của các công ước nhìn chung đang có sự chồng chéo lẫn nhau và cách giải thích thuật ngữ nêu tại các công ước còn chưa thống nhất. Ví dụ, hành vi uy hiếp hành khách làm ảnh hưởng đến an toàn của tàu bay đồng thời có thể được áp dụng bởi hai công ước là Công ước Tokyo 1963 và Công ước Montrean 1971; ngay cả việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay cũng có thể được điều chỉnh bởi hai công ước là Công ước Lahay 1970 và Công ước Tokyo 1963 (Chương IV - Chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay). Phạm vi áp dụng của Công ước Tokyo 1963 hơn nữa quá rộng, bao gồm cả các hành vi “làm mất trật tự, kỷ luật tốt đẹp trên tàu bay” 46. Đối với thuật ngữ “tàu bay đang trong chuyến bay” thì cách giải thích tại Công ước Tokyo 1963 và các công ước còn lại có sự khác nhau. Thậm chí ngay tại Công ước Tokyo thì cách giải thích thuật ngữ này cũng khác nhau giữa Chương I (Phạm vi áp dụng của Công ước) và Chương III (thẩm quyền của người chỉ huy tàu bay). Khoản 3 Điều 1 Công ước Tokyo 1963 quy định thời điểm bắt đầu chuyến bay là thời điểm tàu bay nạp nhiên liệu để cất 46 Khoản b Điều 1 Công ước Tokyo 1963 về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 33 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam cánh còn thời điểm kết thúc chuyến bay là thời điểm kết thúc lăn bánh sau khi hạ cánh. Khoản 2 Điều 5 Công ước này sau đó lại quy định thời điểm bắt đầu chuyến bay là thời điểm các cánh cửa tàu bay đã đóng lại sau khi xếp tải và kết thúc chuyến bay là khi một trong các cánh cửa này được mở ra để dỡ tải. Các công ước sau này đều quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyến bay như tại khoản 2 Điều 5 Công ước Tokyo 1963. Theo quan quan điểm của người viết, việc quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc chuyến bay khác nhau tại Công ước Tokyo 1963 là do có sự liên quan đến thẩm quyền của người chỉ huy tàu bay. Thẩm quyền của người chỉ huy tàu bay chỉ xuất hiện khi các cánh cửa của tàu bay được đóng lại sau khi xếp tải chứ không xuất hiện khi tàu bay nạp nhiên liệu cho nên vì mục đích của Chương III Công ước Tokyo 1963 (thẩm quyền của người chỉ huy tàu bay) mà tại Điều 5 Chương III Công ước này có sự quy định trên. Tuy nhiên, điều này đã gây ra sự không thống nhất ngay trong phạm vi Công ước. Các công ước nhằm chống lại các hành vi xâm phạm an toàn hàng không dân dụng đều thống nhất chỉ áp dụng đối với các hành vi được thực hiện trên tàu bay dân sự, không áp dụng đối với tàu bay của các lực lượng vũ trang. Tại Điều 1 Công ước Tokyo 1963, Điều 3 Công ước Lahay 1970 và Điều 4 Công ước Montrean 1971 đều quy định công ước không áp dụng đối với tàu bay được sử dụng phục vụ quân đội, hải quan và cảnh sát. Các công ước cũng thống nhất khi quy định sẽ không áp dụng công ước khi tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ của quốc gia nơi đăng ký tàu bay. Công ước Tokyo 1963 quy định tại khoản 1 Điều 5: “Các quy định của Chương này (chương Thẩm quyền của người chỉ huy tàu bay) không áp dụng đối với các vi phạm và hành vi do một người thực hiện hoặc sẽ thực hiện trên tàu bay đang trong chuyến bay trên vùng trời của quốc gia nơi tàu bay được đăng ký hoặc đang bay trên vùng biển quốc tế hoặc bất kỳ vùng nào khác nằm ngoài lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào, trừ khi địa điểm cất cánh cuối cùng hoặc dự định hạ cánh tiếp theo nằm trong quốc gia không phải là quốc gia nơi tàu bay được đăng ký hoặc tàu bay đó bay trên vùng trời của quốc gia không phải là quốc gia nơi đang ký nói trên trong khi người đó vẫn đang ở trên tàu bay”; khoản 2 Điều 1 Công ước này quy định: “trừ trường hợp quy định tại Chương III, Công ước này được áp dụng đối với các vi phạm hoặc các hành vi do một người thực hiện trên bất kỳ tàu bay nào được đăng ký tại một quốc gia thành viên trong khi tàu bay đang trong chuyến bay hoặc đang ở trên vùng biển cả hoặc đang ở trên bất kỳ vùng nào khác nằm ngoài lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào”. Công ước Lahay 1970 cũng có những quy định tương tự. Cụ thể, khoản 3 Điều 3 Công ước này quy định: “Công ước chỉ áp dụng nếu nơi cất cánh hoặc nơi hạ cánh thực tế của GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 34 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam tàu bay là nơi tội phạm được thực hiện nằm ngoài lãnh thổ của quốc gia đang ký tàu bay đó, dù tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế hay chuyến bay nội địa”. Nếu các quốc gia ký kết Công ước thành lập các tổ chức khai thác vận tải hàng không chung hoặc các cơ quan khai thác hàng không quốc tế thì quốc gia đăng ký tàu bay được xác định theo sự chỉ định của các quốc gia này và phải thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế. Để thuận lợi cho việc hợp tác đấu tranh chống khủng bố hàng không, Công ước Lahay 1970 cũng quy định các trường hợp ngoại lệ, đó là cho dù tội phạm được thực hiện trên tàu bay ngay tại lãnh thổ quốc gia đăng ký tàu bay đó nhưng vì lý do nào đó người phạm tội hoặc người bị tình nghi phạm tội bị phát hiện trên lãnh thổ quốc gia khác là thành viên Công ước thì Công ước cũng được áp dụng nhằm phục vụ cho việc dẫn dộ và thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự (khoản 5 Điều 3). Đây là quy định chưa được ghi nhận tại Công ước Tokyo 1963. Công ước Montrean 1971 cũng có những quy định về trường hợp ngoại lệ tương tự như Công ước Lahay 1970 tuy nhiên mở rộng phạm vi áp dụng hơn Công ước này. Công ước Montreal 1971 áp dụng trong cả trường hợp khi “nơi cất cánh hoặc hạ cánh dự định” của tàu bay nằm ngoài lãnh thổ quốc gia đăng ký tàu bay chứ không chỉ là “nơi cất cánh hoặc hạ cánh thực tế” như Công ước Lahay 1970. Cho dù vẫn còn một số khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung phạm vi áp dụng của các công ước khá thống nhất, đó là chỉ áp dụng đối với tàu bay dân sự, không áp dụng đối với tàu bay thuộc lực lượng vũ trang và không áp dụng khi tội phạm được thực hiện trên tàu bay trong lãnh thổ của quốc gia đăng ký tàu bay đó. Đây là điều hoàn toàn hợp lý trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia đăng ký tàu bay. Trong trường hợp này họ có toàn quyền xét xử đối với tội phạm và nếu tội phạm có mặt ở nước khác là thành viên công ước thì họ có quyền yêu cầu dẫn độ. Hành vi chống lại an toàn hàng hải cũng được điều chỉnh bởi 2 điều ước quốc tế là Công ước Rome 1988 và Nghị định thư bổ sung Công ước này. Theo các điều ước quốc tế này, hành vi chống lại an toàn hàng hải bao gồm một trong các hành vi sau: - Chiếm giữ hoặc kiểm soát một chiếc tàu biển hoặc công trình cố định trên thềm lục địa bằng vũ lực, đe doạ sử sụng vũ lực hoặc các hình thức đe doạ khác. - Thực hiện hành vi bạo lực chống lại người trên tàu biển, công trình cố định trên thềm lục địa nếu hành vi đó có khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển hoặc công trình cố định đó. - Phá huỷ một chiếc tàu biển hoặc làm hư hại tàu biển hay hàng hoá của tàu biển, công trình cố định trên thềm lục địa dẫn đến khả năng làm hư hại đến an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển, công trình cố định đó. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 35 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam - Đặt hoặc chỉ đạo việc đặt trên tàu biển, công trình cố định trên thềm lục địa bằng bất kỳ hình thức nào một thiết bị hoặc chất liệu có khả năng phá huỷ chiếc tàu biển hoặc công trình cố định đó hoặc gây thiệt hại cho tàu biển, hàng hoá hay công trình cố định, dẫn đến nguy hiểm hoặc có khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển, công trình cố định đó. - Phá huỷ hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến các thiết bị hành trình hàng hải hoặc can thiệp nghiêm trọng đến sự vận hành của các thiết bị đó dẫn đến khả năng đe doạ an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển. - Trao đổi các thông tin người đó biết là giả làm nguy hại đến an toàn hành trình hàng hải của chiếc tàu biển. - Làm bị thương hoặc giết bất kỳ người nào mà việc này liên quan đến việc thực hiện hoặc ý đồ thực hiện các hành vi xâm phạm an toàn hành trình hàng hải nêu trên. Liên quan đến hành vi xâm phạm an toàn hành trình hàng hải còn có hành vi cướp biển được định nghĩa tại Điều 101 Công ước Luật biển 1982. Theo định nghĩa tại Điều 101 Công ước Luật biển thì cướp biển cũng bao gồm các hành vi bắt giữ trái phép, cướp phá tàu, của cải trên tàu, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người trên con tàu đó. Vậy khi nào một hành vi xâm phạm an toàn hàng hải bị coi là phạm tội cướp biển và khi nào thì phạm tội khủng bố hiện vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng. Các điều ước quốc tế về đấu tranh chống lại hành vi xâm phạm an toàn hàng hải cũng chỉ có phạm vi áp dụng đối với các tàu dân sự và các tàu thuyền “không thường xuyên gắn liền với đáy biển”. Như vậy, tàu ngầm, tàu chiến hoặc tàu biển do một quốc gia sở hữu hoặc điều hành và được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ hải quân hoặc sử dụng cho mục đích hải quân hay cảnh sát, tàu biển ngưng vận hành, tàu biển được rút khỏi hoạt động hàng hải không thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước. Công trình cố định thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước cũng là những công trình nhằm mục đích thăm dò hoặc khai thác tài nguyên hoặc các mục đích kinh tế khác. Công ước cũng chỉ được áp dụng nếu chiếc tàu biển đang hành trình hoặc có kế hoạch hành trình vào, qua hoặc từ những vùng nước ở bên ngoài ranh giới ngoài của lãnh hải một quốc gia hoặc bên ngoài ranh giới lãnh hải của quốc gia đó với quốc gia lân cận. Ngoại lệ của công ước đó là khi người phạm tội hoặc người bị tình nghi là tội phạm được phát hiện trong lãnh thổ của quốc gia thành viên không phải là quốc gia mà tàu biển đang hành trình vào hoặc có ý định trên. Đây là quy định hợp lý, vừa đảm bảo chủ quyền của quốc gia thành viên Công ước lại vừa thuận lợi cho việc hợp tác đấu tranh chống khủng bố. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 36 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973 có phạm vi áp dụng là các hành vi: - Giết người, bắt cóc hoặc tấn công vào thân thể hoặc sự tự do của người được hưởng sự bảo hộ quốc tế. - Tấn công vũ lực vào trụ sở làm việc, nhà riêng hoặc phương tiện giao thông của người được hưởng bảo hộ quốc tế, có khả năng đe dọa tính mạng hoặc sự tự do của người đó. - Việc đe dọa hay có ý đồ thực hiện sự tấn công trên đối với những người được hưởng bảo hộ quốc tế cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước. Tại Điều 1 Công ước có quy định về “những người được hưởng bảo hộ quốc tế” là đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Công ước. Những người này bao gồm: - Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hoặc bộ trưởng bộ ngoại giao khi những người này đang ở nước ngoài cũng như những thành viên trong gia đình cùng đi với họ. - Bất kỳ đại diện hoặc viên chức nào của quốc gia hoặc bất kỳ viên chức hoặc nhân viên nào khác của tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như thành viên trong gia đình họ. Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 có phạm vi áp dụng đối với những hành vi bắt giữ, giam giữ và đe doạ giết hại, làm bị thương hoặc tiếp tục giam giữ người khác (gọi là con tin). Các hành vi này thuộc phạm vi áp dụng của Công ước chỉ khi chúng có mục đích chính trị, đó là nhằm cưỡng ép bên thứ ba, cụ thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế liên chính phủ, một pháp nhân hoặc thể nhân, hoặc một nhóm người phải thực hiện hay không thực hiện bất kỳ hành vi nào như một điều kiện rõ ràng hoặc ngầm hiểu cho việc phóng thích con tin. Tuy nhiên, theo Điều 12 thì Công ước này không áp dụng đối với hành vi bắt cóc con tin được thực hiện trong xung đột vũ trang như được quy định trong Công ước Giơnevơ 1949 và các nghị định thư bổ sung mà trong các cuộc xung đột vũ trang đó các dân tộc đang đấu tranh chống lại sự đô hộ thực dân và sự chiếm đóng của nước ngoài, chống lại chế độ phân biệt chủng tộc nhằm thực hiện quyền tự quyết của mình như đã được thừa nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc. Vấn đề chống khủng bố hạt nhân được ghi nhận tại hai công ước là Công ước quốc tế về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân năm 1979 và Công ước quốc tế về chống khủng bố hạt nhân năm 2005. Hai công ước này có mục đích chủ yếu là ngăn ngừa hành vi khủng bố bằng loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm đến sự an nguy của nhân loại này. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 37 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Công ước quốc tế về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân có phạm vi áp dụng chỉ với các vật liệu hạt nhân được sử dụng vì mục đích hoà bình trong quá trình vận chuyển hạt nhân nội địa và quốc tế. Vận chuyển hạt nhân quốc tế là sự chuyên chở vật liệu hạt nhân bằng bất kỳ phương tiện vận chuyển nào, dự kiến ra khỏi lãnh thổ một quốc gia, trong đó chuyến hàng bắt đầu khởi hành từ một cơ sở của bên gửi tại quốc gia đó và kết thúc bằng việc đến một cơ sở của bên nhận tại quốc gia nhận hàng cuối cùng. Đối với việc vận chuyển, bảo quản vật liệu hạt nhân trong nội địa quốc gia, Công ước không giải thích cho việc làm ảnh hưởng đến quyền chủ quyền của quốc gia đó. Vật liệu hạt nhân cũng được giải thích tại Công ước, đó là plutonium, trừ loại có hàm lượng đồng vị plutonium -238 trên 80%; uran -233… Công ước quốc tế về chống khủng bố hạt nhân năm 2005 có phạm vi áp dụng là các hành vi của cá nhân, tổ chức sở hữu bất hợp pháp và có chủ định nguyên liệu phóng xạ, chế tạo hay sở hữu thiết bị hạt nhân nhằm gây thương vong cho con người, phá hoại cơ sở hạ tầng, môi trường hoặc là hành vi phá hoại cơ sở hạt nhân nhằm tạo ra sự rò rỉ phóng xạ. Các hành vi trên được coi là khủng bố thuộc phạm vi đấu tranh của Công ước khi chúng mang mục đích chính trị là để ép buộc thể nhân, pháp nhân, quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ phải thực hiện hoặc không thực hiện hành động nào đó. Vấn đề chống khủng bố bằng bom cũng được ghi nhận tại hai công ước quốc tế là Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết năm 1991 và Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997. Trong hai công ước này thì Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết có tính chất phòng ngừa các hành vi khủng bố bằng các sản phẩm gây nổ bằng cách kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm này. Công ước về trừng trị khủng bố bằng bom có phạm vi áp dụng là các hành vi ném, đặt, làm nổ hoặc kích nổ thiết bị gây nổ hoặc chất gây chết người khác một cách bất hợp pháp chống lại địa điểm công cộng, trang thiết bị của nhà nước hoặc cơ sở hạ tầng nào đó. Tuy nhiên, Công ước không áp dụng khi tội phạm được thực hiện chỉ trong lãnh thổ một quốc gia, người bị tình nghi phạm tội và các nạn nhân là công dân của quốc gia đó, người bị tình nghi phạm tội bị phát hiện trong lãnh thổ quốc gia đó và không quốc gia nào khác có cơ sở để thực hiện quyền tài phán theo quy định của Công ước. Hành vi tài trợ khủng bố được quy định tại Công ước New York năm 1999 về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố. Theo Công ước này thì tài trợ khủng bố là bằng mọi cách, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất hợp pháp và có chủ tâm cung cấp hoặc huy động nguồn tài chính với ý định để sử dụng hoặc nhận thức được là nguồn tài chính đó được sử dụng một phần hay toàn bộ nhằm thực hiện các hành vi khủng bố. Hành vi khủng bố là các hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của các công ước quốc tế về chống khủng GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 38 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam bố còn lại hoặc các hành vi xâm phạm tính mạng và sức khoẻ người dân nhằm mục đích chính trị. Sẽ không áp dụng Công ước khi tội phạm chỉ được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, người bị coi là tội phạm là công dân quốc gia đó và hiện đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia đó. 2.3. Xác định quyền tái phán quốc gia theo quy định tại các công ước Xác định quyền tài phán quốc gia đối với những cá nhân phạm tội khủng bố là vấn đề quan trọng được ghi nhận tại hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố, đây là cơ sở để đảm bảo sao cho mọi hành vi khủng bố quốc tế đều bị trừng trị. Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, quyền tài phán được trao cho quốc gia nào đó phải dựa trên 1 trong 5 căn cứ, đó là: quyền tài phán theo lãnh thổ, quyền tài phán theo quốc tịch của người bị tình nghi là phạm tội, quyền tài phán theo quốc tịch của nạn nhân, quyền tài phán bảo vệ và quyền tài phán phổ quát. Theo quy định của Luật quốc tế, trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có chủ quyền tối cao, thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính vì thế, căn cứ lãnh thổ là căn cứ đầu tiên để xác định quyền tài phán của một quốc gia nào đó. Theo quy định của các công ước quốc tế về chống khủng bố thì khái niệm lãnh thổ của một quốc gia được mở rộng đến phạm vi tàu bay được đăng ký tại quốc gia đó, tàu biển treo cờ quốc gia đó. Quyền tài phán theo lãnh thổ được ghi nhận tại các công ước quốc tế về chống khủng bố cụ thể như sau: Khoản a Điều 5 Công ước Montreal 1971, khoản a Điều 6 Công ước New York 1973, khoản 1 Điều 5 Công ước New York 1979, khoản b Điều 6 Công ước Rome 1988… đều quy định: Mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó. Các công ước này, đặc biệt là các công ước liên quan đến bảo vệ an toàn hàng không dân dụng và an toàn hành trình hàng hải cũng quy định các quốc gia có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm được thực hiện trên tàu bay đăng ký tại quốc gia đó hoặc tàu biển treo cờ của quốc gia đó. Tội phạm được thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển một quốc gia được xem như thực hiện trên lãnh thổ quốc gia đó. Đây là sự mở rộng lãnh thổ đặc biệt về phương diện pháp lý mà theo Giáo trình Luật Quốc Tế của Trường Đại học Luật Hà Thành Phố Hồ Chí Minh thì “khái niệm “Lãnh thổ bay”, “Lãnh thổ bơi” thực chất là khái niệm dùng để chỉ sự thừa nhận chủ quyền quốc gia trong những trường hợp đặc biệt nói trên” 47. Ngoài ra, phù hợp với Công ước Luật biển 1982, Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp xâm phạm các công trình cố định trên thềm lục địa (bổ sung Công ước Rome 1988) còn quy định: “Mỗi 47 TS. Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, Tr, 284. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 39 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm được thực hiện đối với công trình cố định đang nằm trên thềm lục địa của quốc gia đó”. Quốc tịch của người bị tình nghi phạm tội cũng là căn cứ để xác lập quyền tài phán của quốc gia. Phù hợp với thông lệ quốc tế, các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình trong trường hợp người bị coi là phạm tội là công dân quốc gia đó. Điểm b khoản 1 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979, điểm a khoản 2 Điều 6 Công ước quốc tế vè trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988, điểm d khoản 2 Điều 7 Công ước quốc tế về trấn áp hành vi tài trợ khủng bố… còn quy định quốc gia thành viên cũng có thể xác lập quyền tài phán trong trường hợp tội phạm được thực hiện bởi người không quốc tịch thường trú tại quốc gia đó. Quốc tịch của người là nạn nhân của hành vi khủng bố cũng là một trong những căn cứ để xác lập quyền tài phán quốc gia theo quy định của các công ước quốc tế về chống khủng bố. Ví dụ, Điều 5 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin năm 1979 quy định: “Quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm nêu tại Điều 1 nếu: … d) Tội phạm được thực hiện đối với con tin là công dân của quốc gia đó, nếu quốc gia đó thấy phù hợp”. Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom 1997 cũng quy định: “Quốc gia thành viên có thể xác lập quyền tài phán của mình đối với bất kỳ tội phạm nào nói trên khi tội phạm đó: a) Được thực hiện đối với công dân của mình”. Không chỉ quốc tịch của nạn nhân hành vi khủng bố mới là căn cứ để xác lập quyền tài phán quốc gia mà ngay cả “quốc tịch” của tàu bay, tàu biển theo quy định tại một số công ước quốc tế về chống khủng bố cũng là một trong những căn cứ này. Ví dụ, Điều 5 Công ước Montreal 1971 về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hàng không dân dụng quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xác lập quyền tài phán của mình đối với các tội phạm trong những trường hợp sau: … b) Khi tội phạm được thực hiện đối với hoặc trên tàu bay được đăng ký tại quốc gia đó”. Quyền tài phán bảo vệ hay nói cách khác căn cứ xác định quyền tài phán theo nguyên tắc bị xâm hại (principle of effect) cũng được các công ước quốc tế về chống GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 40 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam khủng bố ghi nhận phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là sự ghi nhận hợp lý bởi khi một tội phạm làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia nào đó thì theo lẽ đương nhiên quốc gia đó có quyền yêu cầu được thực hiện các quy trình tố tụng nhằm xét xử người phạm tội, bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, có nhiều căn cứ để xác định một quốc gia có quyền tài phán theo nguyên tắc bị xâm hại. Cụ thể: - Khi tội phạm được thực hiện nhằm chống lại quốc gia đó (chống lại công dân, tàu bay, tàu biển, chống lại cơ sở hạ tầng của quốc gia đó ở trong và ngoài nước…). Ví dụ: điểm d khoản 2 Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định quốc gia phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình khi tội phạm được thực hiện chống lại trang thiết bị của nhà nước hoặc chính phủ của quốc gia đó ở nước ngoài, bao gồm đại sứ quán hoặc nhà cửa ngoại giao hoặc lãnh sự khác của quốc gia đó. - Khi tội phạm được thực hiện nhằm mục đích buộc quốc gia đó phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó. Ví dụ, điểm c khoản 1 Điều 5 Công ước về chống bắt cóc con tin quy định quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với bất kỳ tội phạm nào được nêu tại Công ước khi tội phạm được thực hiện nhằm mục đích buộc quốc gia phải thực hiện hoặc không thực hiện hành vi nào đó. Trong khi bốn quyền tài phán đầu tiên dựa trên mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa quốc gia thực thi quyền tài phán và người phạm tội thì quyền tài phán phổ quát lại không đòi hỏi phải có mối quan hệ tương tự nào. Nó dựa trên giả thuyết rằng mọi quốc gia đều có chung lợi ích trong việc thực hiện quyền tài phán đối với những loại tội phạm đó . Khủng bố là tội phạm có tính quốc tế gây đe doạ nghiêm trọng quyền con người, hoà bình và an ninh quốc tế, nên trong các công ước quốc tế về chống khủng bố quy định việc xác định quyền tài phán của một quốc gia mà không đòi hỏi quốc gia đó phải có mối liên hệ nào với nơi tội phạm xảy ra, quốc tịch của kẻ phạm tội, quốc tịch của nạn nhân hoặc bất cứ mối liên hệ nào về lợi ích của quốc gia đó. Quyền tài phán phổ quát là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa khủng bố quốc tế, hạn chế tình trạng lọt lưới tội phạm; tuy nhiên do tính chất của việc áp dụng quyền tài phán này quá rộng nên có thể đưa đến những tác động tiêu cực nếu lạm dụng nó. Quyền tài phán phổ quát được ghi nhận tại hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố48, cụ thể khoản 4 Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định: “Mỗi quốc gia 48 Phạm Thị Thu Hương, Vài nét về quyền tài phán phổ quát của quốc gia, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2006. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 41 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam thành viên thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định quyền tài phán của mình đối với các tội phạm quy định tại Điều 2 trong trường hợp người bị tình nghi phạm tội có mặt trong lãnh thổ của mình và quốc gia đó không dẫn độ người này tới bất kỳ quốc gia thành viên nào khác”. Đây là quy định cũng được ghi nhận tương tự tại khoản 4 Điều 7 Công ước quốc tế về trừng trị tài trợ khủng bố năm 1999; khoản 2 Điều 3 Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao; khoản 2 Điều 5 Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin… Do có nhiều căn cứ để xác lập quyền tài phán quốc gia mà các công ước không nêu rõ căn cứ nào được ưu tiên áp dụng hơn, cho nên trong thực tế không thể tránh khỏi những tranh chấp liên quan tới việc xác định quyền tài phán quốc gia. Ví dụ, tội phạm được thực hiện tại quốc gia A nhưng nhằm vào đại sứ quán quốc gia B và trong số nạn nhân có rất nhiều công dân quốc gia C, do công dân quốc gia D thực hiện… thì cả 4 nước A, B, C, D đều có thẩm quyền tài phán. Để hạn chế tình trạng này, Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999 đã đưa ra quy định “khi phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt công ước này, mỗi quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc về quyền tài phán mà quốc gia thành viên đó đã xác lập theo khoản 2. Nếu có thay đổi gì về quyền tài phán này thì quốc gia thành viên liên quan phải thông báo ngay cho Tổng thư ký Liên hợp quốc” (khoản 3 Điều 7 Công ước). Nếu thực hiện quy định này vẫn có tranh chấp thì “các quốc gia hữu quan phải cố gắng phối hợp hành động của mình một cách thích hợp, đặc biệt liên quan đến điều kiện truy tố và các thủ tục tương trợ tư pháp” (khoản 5 Điều 7 Công ước). Các công ước khác không có quy định này thì các bên tiến hành đàm phán thương lượng. Nếu các bên không thương lượng thành công có quyền đưa vụ việc ra trọng tài hoặc Tòa án quốc tế Liên hợp quốc. Tất cả các công ước quốc tế về chống khủng bố cũng đều quy định việc không loại trừ quyền tài phán hình sự phù hợp với pháp luật trong nước. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 42 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.4. Nghĩa vụ của các quốc gia trong đấu tranh phòng, chống tội khủng bố theo quy định tại các điều ước 2.4.1. Nghĩa vụ lập pháp Đây là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên công ước. Khi là thành viên của các công ước quốc tế về chống khủng bố, để giúp cho việc đấu tranh có hiệu quả chống lại tội phạm này và cũng là một trong các hình thức thực hiện công ước, quốc gia phải có nghĩa vụ nội luật hóa các quy định của công ước mà quan trọng nhất là phải tội phạm hóa các hành vi được nêu ra trong ước. Đây là một trong những cơ sở giúp dễ dàng thực hiện việc tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm. Khi tội phạm hóa các hành vi được quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia cần phải cân nhắc đến tính chất nghiêm trọng của hành vi, đặc biệt là các hành vi được thực hiện với mục đích nhằm gây ra sự hoảng loạn trong dân chúng, các hành vi này không thể biện minh được vì lý do chính trị, triết học, hệ tư tưởng, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo hay những lý do khác. Điều 4 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom 1997 quy định: “Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định các tội phạm quy định tại Điều 2 Công ước này là tội phạm hình sự theo pháp luật trong nước của mình; Trừng trị các tội phạm đó bằng các hình phạt thích đáng có tính đến tính chất nghiệm trọng của tội phạm”. Điều 6 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999 quy định: “Mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết, kể cả ban hành pháp luật trong nước nếu thích hợp nhằm nhằm bảo đảm rằng trong mọi trường hợp các hành vi phạm tội thuộc phạm vi Công ước này đều không thể biện minh được vì lý do chính trị, triết học, hệ tư tưởng, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo hay những lý do khác”. Trên thực tế hiện nay, các hành vi được nêu ra trong các công ước quốc tế về chống khủng bố được hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định là tội phạm, mặc dù dưới các tội danh khác nhau. Bên cạnh việc tội phạm hóa các hành vi được nêu trong công ước, các quốc gia còn phải nội luật hóa các quy định có tính chất phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm được nêu ra tại các công ước và các quy định giúp cho việc dễ dàng hợp tác giữa các quốc gia. Ví dụ, quốc gia phải ban hành các quy định để cấm và ngăn ngừa việc vận chuyển vào hoặc ra khỏi lãnh thổ của mình các vật liệu nổ không được đánh dấu; ban hành các quy định để kiểm soát chặt chẽ và hữu hiệu đối với việc sở hữu, chuyển giao quyền sở hữu các vật liệu nổ quy định tại Phụ lục Công ước về đánh dấu vật liệu nổ dẻo nhằm mục đích nhận biết năm 1991. Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999 cũng yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải ban hành các quy định để giúp GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 43 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam cho việc xác minh, phát hiện, phong tỏa, thu giữ tiền bạc có khả năng được sử dụng để cung cấp cho các hoạt động khủng bố hoặc tiền bạc có nguồn gốc từ các tội phạm. 2.4.2. Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia Sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia là yếu tố quyết định đến hiệu quả của cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế. Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia quy định tại các công ước được thể hiện trong các vấn đề sau: 2.4.2.1. Hợp tác ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm Hợp tác nhằm ngăn chặn tội phạm là biện pháp được thực hiện trước khi tội phạm xảy ra hoặc trong khi đang diễn ra hành vi phạm tội nhằm làm giảm bớt hậu quả của tội phạm. Để ngăn chặn tội phạm, các công ước quy định các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác với nhau nhằm phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi chuẩn bị trên lãnh thổ của mình nhằm thực hiện tội phạm trong và ngoài nước (ví dụ, Điều 15 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom quy định các quốc gia phải thực hiện tất cả các biện pháp khả thi, bao gồm cả việc điều chỉnh pháp luật trong nước nếu cần thiết để ngăn ngừa và chống lại việc chuẩn bị trong phạm vi lãnh thổ của mình nhằm thực hiện các tội phạm ở trong hoặc ngoài lãnh thổ…). Các quốc gia phải trao đổi thông tin và phối hợp với nhau để tiến hành các biện pháp phù hợp (hành chính, hình sự…) nhằm ngăn ngừa việc thực hiện các tội phạm. Thực tế trong thời gian qua cho thấy việc thực hiện các biện pháp mang tính chất hành chính ở nhiều quốc gia đã giúp phát hiện và ngăn ngừa nhiều hành vi khủng bố. Biện pháp hành chính thường được sử dụng là kiểm tra người, hành lý, sử dụng thiết bị kỹ thuật phát hiện chất nổ, chất độc… tại những điểm nghi ngờ, dễ xảy ra các hành vi khủng bố. Các quốc gia cũng phải hợp tác với nhau để thực hiện các biện pháp phòng ngừa các điều kiện giúp cho tội phạm được thực hiện. Ví dụ, các quốc gia phải trao đổi thông tin cho nhau hoặc trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ vật liệu hạt nhân đang bị đe dọa, kiểm tra sự nguyên vẹn của các con-te-nơ vận chuyển; giúp đỡ nhau tối đa trong việc thu hồi vật liệu hạt nhân bị đánh cắp, bị lấy đi một cách bất hợp pháp… nhằm tránh làm thất thoát vật liệu hạt nhân, tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành vi khủng bố hạt nhân. Khi tội phạm đang diễn ra, các quốc gia cũng phải phối hợp ngăn chặn làm giảm nhẹ hậu quả của tội phạm, ví dụ Công ước quốc tế về trừng trị hành vi bắt cóc con tin 1979 quy định quốc gia thành viên nơi con tin bị người phạm tội giam giữ phải thực hiện mọi biện pháp mà quốc gia đó thấy thích hợp để giảm nhẹ tình trạng của con tin, đặc biệt là việc đảm bảo việc thả con tin, giúp con tin rời khỏi nơi đó. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 44 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.4.2.2. Tương trợ tư pháp hình sự Để mọi hành vi khủng bố đều bị phát hiện và người phạm tội đều bị đưa ra xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo hoạt động đấu tranh chống khủng bố có hiệu quả thì các hoạt động tố tụng của cơ quan nhà nước phải được tiến hành. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia, hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng một nước chỉ có thẩm quyền thực hiện trên phạm vi lãnh thổ nước đó trong khi công tác đấu tranh chống khủng bố cũng như các tội phạm khác cho thấy nhiều trường hợp công tác này chỉ có hiệu quả nếu có sự giúp đỡ của nước ngoài trong hoạt động tố tụng. Chính vì thế các công ước quốc tế về chống khủng bố quy định về nghĩa vụ của các quốc gia trong việc tương trợ tư pháp về hình sự. Cụ thể như sau: - Trao đổi thông tin, tài liệu về tội phạm: Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia phải dành cho nhau sự hỗ trợ tối đa trong việc trao đổi, cung cấp các thông tin có liên quan đến một trong các hành vi phạm tội được nêu ra tại các công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ… liên quan đến tội phạm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Đây là quy định được hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố ghi nhận, cụ thể Điều 10 Công ước quốc tế về chống khủng bố bằng bom quy định: “Các quốc gia thành viên phải dành cho nhau sự hỗ trợ tối đa trong điều tra, thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ với các tội phạm quy định tại Điều 2, kể cả giúp đỡ trong việc thu thập chứng cứ mà các quốc gia đó đang có cần thiết cho việc tiến hành các thủ tục tố tụng”. Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố còn quy định các quốc gia thành viên không được từ chối yêu cầu tương trợ tư pháp vì lý do bí mật ngân hàng và yêu cầu mỗi quốc gia phải thiết lập cơ chế để chia sẻ với các quốc gia thành viên khác thông tin hoặc chứng cứ cần thiết cho việc xác định trách nhiệm hình sự. - Bắt giữ tội phạm: Hầu hết các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định quốc gia thành viên nơi người phạm tội hoặc người bị coi là phạm tội đang có mặt phải tiến hành bắt giữ và giam giữ người đó hoặc các biện pháp khác để đảm bảo sự có mặt của người đó. Việc bắt giữ, giam giữ hoặc các biện pháp khác đương nhiên tuân theo pháp luật quốc gia sở tại nhằm mục đích tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự hoặc dẫn độ. Quốc gia thành viên công ước cũng phải có nghĩa vụ tiếp nhận người phạm tội do thuyền trưởng tàu biển hay người chỉ huy tàu bay giao cho và thực hiện các biện pháp giam giữ hoặc các biện pháp khác đảm bảo sự có mặt của người đó để xét xử hoặc dẫn độ. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 45 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Trong quá trình bắt giữ, giam giữ người phạm tội hoặc người bị tình nghi là phạm tội quốc gia tiến hành cũng phải điều tra sơ bộ về vụ việc và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo quyền của người bị giam giữ như hỗ trợ người đó trong việc liên lạc ngay với đại diện thích hợp gần nhất của quốc gia mà người đó là công dân, thông báo cho quốc gia đó hoặc cho bất kỳ quốc gia nào khác có liên quan về việc giam giữ đó, lý do, hoàn cảnh giam giữ. Quốc gia giam giữ tiến hành điều tra sơ bộ về vụ việc phải thông báo ngay những phát hiện của mình cho các quốc gia liên quan và nêu rõ là quốc gia có ý định thực hiện quyền tài phán hay không. - Tiến hành điều tra, truy tố, xét xử tội phạm: Quốc gia thành viên nơi người phạm tội có mặt nếu không dẫn độ thì phải có nghĩa vụ chuyển vụ việc này cho các cơ quan có thẩm quyền của mình để truy tố, xét xử thông qua thủ tục tố tụng theo pháp luật của quốc gia đó, dù tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ đó hay không và không có bất cứ ngoại lệ nào. Các cơ quan nói trên phải ra quyết định theo cách tương tự như đối với các tội phạm thông thường có tính chất nghiêm trọng theo pháp luật quốc gia đó. Người đang bị tiến hành thủ tục tố tụng có liên quan đến một tội phạm được nêu ra trong các công ước quốc tế về chống khủng bố phải được đảm bảo đối xử công bằng trong tất cả các giai đoạn tố tụng, bao gồm cả việc được hưởng tất cả các quyền và các đảm bảo được quy định trong pháp luật quốc gia nơi người đó có mặt. Để đảm bảo giám sát việc thực thi các công ước một cách chặt chẽ, một số công ước quy định quốc gia thành viên công ước, nơi người phạm tội bị truy tố phải thông báo kết quả cuối cùng của quá trình tố tụng cho Tổng thư ký Liên hợp quốc. Tổng thư ký Liên hợp quốc phải chuyển thông báo đó cho các quốc gia khác có liên quan cũng như cho các tổ chức quốc tế liên chính phủ có liên quan. - Dẫn độ tội phạm: Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ tư pháp được quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố. Theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố, các quốc gia thành viên phải cam kết coi các tội phạm quy định tại các công ước là tội phạm có thể bị dẫn độ, không được viện dẫn lý do chính trị để từ chối việc dẫn độ. Quốc gia nơi người phạm tội có mặt nếu không xét xử thì phải thực hiện dẫn độ tội phạm cho một trong các quốc gia đã xác định quyền tài phán đối với tội phạm đó theo quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố cũng như hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa các bên. Ví dụ, Điều 11 Công ước quốc tế về chống khủng bố bằng bom quy định: “Vì mục đích dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp, không một tội phạm nào quy định tại Điều 2 được coi là tội phạm chính trị hoặc tội phạm do động cơ chính GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 46 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam trị. Theo đó yêu cầu dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp dựa trên tội phạm nói trên không thể bị từ chối duy nhất vì lý do tội phạm đó liên quan đến tội phạm chính trị hoặc gắn với tội phạm chính trị hoặc tội phạm do động cơ chính trị”. Điều 14 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố cũng có quy định tương trợ như trên, tuy nhiên vì tính chất đặc thù của Công ước có liên quan đến lĩnh vực tài chính nên đã bổ sung thêm quy định: “Để thực hiện việc dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp, không một tội phạm nào nói tại Điều 2 được coi là tội phạm tài chính. Vì vậy, các quốc gia thành viên không được từ chối yêu cầu dẫn độ hoặc tương trợ tư pháp chỉ vì lý do có liên quan đến tội phạm tài chính” (Điều 13 Công ước). Tuy nhiên, để tránh sự tùy tiện trong việc yêu cầu dẫn độ và quan trọng hơn là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị yêu cầu dẫn độ các công ước cũng quy định các trường hợp được từ chối dẫn độ. Điều 9 Công ước quốc tế về trừng trị các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973, Điều 12 Công ước quốc tế về trừng trị khủng bố bằng bom năm 1997, Điều 15 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố quy định các trường hợp từ chối dẫn độ, đó là nếu quốc gia thành viên được yêu cầu có lý do chắc chắn để cho rằng yêu cầu dẫn độ đối với tội phạm hoặc yêu cầu tương trợ tư pháp đối với tội phạm đó là nhằm mục đích truy tố hay trừng phạt một người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hay chính kiến của người đó hoặc có lý do chắc chắn để cho rằng việc chấp nhận yêu cầu dẫn độ sẽ làm phương hại đến tình trạng của người đó vì bất cứ lý do nào nêu trên. Để thuận lợi cho việc thực hiện dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia thành viên, các công ước quốc tế về chống khủng bố đều quy định việc các quốc gia có thể coi các công ước là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ tội phạm nếu giữa hai quốc gia thành viên công ước (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nào. Vấn đề này được quy định tại Điều 8 Công ước quốc tế về trừng trị các tội phạm chống lại những người được bảo hộ quốc tế, kể cả viên chức ngoại giao năm 1973, Điều 11 Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố năm 1999, Điều 11 Công ước quốc tế về trấn áp các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải… Cụ thể, Điều 8 Công ước quốc tế về trừng trị các tội phạm chống lại người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao quy định: “Nếu một quốc gia thành viên đòi hỏi việc dẫn độ phải trên cơ sở một điều ước đang có hiệu lực nhận được yêu cầu dẫn độ của một quốc gia thành viên khác trong khi hai nước chưa ký kết một điều ước nào về dẫn độ và nếu quốc gia đó quyết định dẫn độ thì có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ cho các tội phạm đó”. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 47 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của các quốc gia là chủ yếu thì trong các công ước quốc tế về chống khủng bố còn quy định quyền, nghĩa vụ của các đối tượng khác như quyền của tội phạm, người bị tình nghi thực hiện tội phạm, quyền, nghĩa vụ của thuyền trưởng tàu biển, người chỉ huy tàu bay đang trong chuyến bay v.v... 2.5. Những hạn và hoàn thiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố Các công ước quốc tế về chống khủng bố là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc đấu tranh chống tội phạm này trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố, sự gia tăng các hành vi khủng bố cùng mức độ tàn ác của nó thì các quy định của pháp luật quốc tế hiện hành đang bộc lộ rõ những bất cập, tập trung chủ yếu ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay được quy định tại nhiều công ước, mỗi công ước có phạm vi điều chỉnh là các hành vi phạm tội khác nhau (mà việc thực hiện tội phạm đó được coi là biểu hiện của khủng bố quốc tế) nên gây khó khăn cho việc nghiên cứu cũng như thực thi. Thứ hai, một số quy định tại các công ước không thống nhất, ví dụ: Khoản 3 Điều 1 Công ước Tokyo 1963 quy định thời điểm bắt đầu chuyến bay là thời điểm tàu bay nạp nhiên liệu để cất cánh còn thời điểm kết thúc chuyến bay là thời điểm kết thúc lăn bánh sau khi hạ cánh còn Công ước Lahaye 1970 và Công ước Montreal 1971 lại quy định thời điểm bắt đầu chuyến bay là thời điểm các cánh cửa tàu bay đã đóng lại sau khi xếp tải và kết thúc chuyến bay là khi một trong các cánh cửa này được mở ra để dỡ tải. Hơn thế nữa phạm vi áp dụng của các công ước có sự trùng lắp, ví dụ hành vi uy hiếp hành khách làm ảnh hưởng đến an toàn của tàu bay đồng thời có thể được áp dụng bởi hai công ước là Công ước Tokyo 1963 và Công ước Montrean 1971; ngay cả việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay cũng có thể được điều chỉnh bởi hai công ước là Công ước Lahay 1970 và Công ước Tokyo 1963 (Chương IV - Chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay). Thứ ba, tuy có tới hơn mười công ước quốc tế về chống khủng bố trong khuôn khổ Liên hợp quốc tuy nhiên chưa công ước nào đưa ra được định nghĩa chung về khủng bố. Một số công ước đã cố gắng đưa ra định nghĩa nhưng chỉ dưới dạng liệt kê. Điều này là hạn chế lớn nhất của pháp luật quốc tế về chống khủng bố vì không có tiêu chí để phân biệt hành vi khủng bố với các hành vi tội phạm khác. Hơn thế nữa, 14 công ước quốc tế quy định về 14 hành vi phạm tội cụ thể là biểu hiện của khủng bố quốc tế liệu đã bao quát được hết các biểu hiện của khủng bố quốc tế trên thực tế. Rõ ràng là tuy nhiều công ước nhưng phạm vi điều chỉnh của các công ước này mới chỉ đề cập GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 48 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam những hành vi khủng bố thông thường, phổ biến nhất còn các biểu hiện của hành vi khủng bố hiện đại như khủng bố sinh học, hóa học… chưa được công ước nào đề cập. Chính vì những hạn chế trên, cộng đồng quốc tế cần có những nỗ lực để hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này. Theo người viết, giải pháp hoàn thiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiệu quả nhất hiện nay và cũng đang là nỗ lực của cộng đồng quốc tế đó là xây dựng hoàn thiện công ước chung về chống khủng bố mà hiện đã có dự thảo. Công ước chung về chống khủng bố cần phải đưa ra định nghĩa toàn diện về khủng bố và có những quy định thống nhất để làm cơ sở cho việc hợp tác giữa các quốc gia. Ngoài ra, trong công ước chung về chống khủng bố cũng cần đưa ra một cách rõ ràng các nguyên tắc trong việc thực hiện các biện pháp đấu tranh chống khủng bố, tránh việc lợi dụng danh nghĩa chống khủng bố để phục vụ ý đồ chính trị. Việc quy định các nguyên tắc đấu tranh chống khủng bố không rõ ràng như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến các quốc gia tùy tiện sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ quốc gia khác. Một vấn đề nữa cần được quy định trong công ước chung về chống khủng bố đó là việc thiết lập ở mỗi quốc gia một cơ quan phối hợp đấu tranh chống khủng bố. Hiện nay, theo quy định của Công ước quốc tế về trừng trị hành vi tài trợ khủng bố 1999, ở rất nhiều quốc gia đã thiết lập được Trung tâm phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố để giúp cho các quốc gia thuận lợi hơn trong việc hợp tác quốc tế chống lại tội phạm này. Như vậy, có thể thấy, pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên tắc này là tư tưởng chính trị - pháp lý định hướng toàn bộ hoạt động đấu tranh chống khủng bố trên phạm vi quốc gia cũng như toàn thế giới. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay cũng đã có những quy định cụ thể về các vấn đề như: xác định quyền tài phán của các quốc gia đối với cá nhân phạm tội, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc tội phạm hoá các hành vi quy định tại các công ước, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc tao đổi thông tin về tội phạm, dẫn độ… Tuy nhiên, các quy định này hiện đang nằm rải rác ở các văn bản khác nhau tạo ra việc không thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng. Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất của pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay cần sớm được hoàn thiện trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác đấu tranh chống tội phạm này. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 49 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.6. Việt Nam thực thi pháp luật quốc tế về chống khủng bố 2.6.1. Thực hiện pháp luật quốc tế về chống khủng bố tại Việt Nam Ở Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức khủng bố gây ra, tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay đã có 04 vụ khủng bố do các đối tượng phản động lưu vong người Việt câu kết với các đối tượng phản động, đối tượng hình sự thực hiện được phát hiện, điều tra, xử lý49. Bên cạnh đó, cơ quan An ninh đã phát hiện nhiều đối tượng khủng bố quốc tế xâm nhập vào Việt Nam với các mục đích ngụy trang khác nhau, đồng thời cũng đã phát hiện một số đối tượng phản động trong nước có liên lạc, quan hệ với một số tổ chức khủng bố, Hồi giáo cực đoan trên thế giới và khu vực Đông Nam Á để thực hiện các hoạt động có liên quan đến khủng bố. Cơ quan An ninh cũng phát hiện hàng trăm đối tượng người Việt xâm nhập nội địa, mang theo hàng tấn thuốc nổ, vũ khí và phương tiện kỹ thuật nhằm vào thực hiện khủng bố và phá hoại. Từng trải qua đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam nhận thức rõ những đau thương tan tóc do chiến tranh xâm lược và khủng bố gây ra là không gì có thể bù đắp được. Quan điểm trước sau như một của Nhà nước và nhân dân Việt Nam là lên án mọi hành vi khủng bố cho dù chúng được thực hiện dưới hình thức nào, động cơ nào và mọi hành vi gây ra đau thương chết choc cho dân thường đều phải bị trừng trị một cách thích đáng. Việt Nam đã tiến hành hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế để ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế. Việt Nam khẳng định mọi biện pháp chống khủng bố phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và Hiến chương Liên hiệp quốc. 2.6.1.1. Các điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã tham gia. Là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, với trị trí ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Việt Nam đã nổ lực gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, cho đến nay căn cứ vào hoàn cảnh của đất nước và yêu cầu của sự hội nhập ngày càng sâu rộng với cộng động thế giới, Việt Nam đã tham gia 10 điều ước quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc về chống khủng bố: - Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay năm 1963 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/01/1980); - Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay năm 1970 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/01/1980); - Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng năm 1971 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/01/1980). 49 Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Phòng, chống khủng bố, Hà Nội, 4/9/2012. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 50 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam - Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao năm 1973 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01/6/2002); - Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng hải năm 1988 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 10/10/2002); - Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng quốc tế năm 1988 (Nghị định thư có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 24/9/1999); - Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988 (Nghị định thư có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 10/10/2002); - Công ước quốc tế về chừng trị việc tài trợ cho khủng bố năm 1999 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20/8/2002); - Công ước về chống bắt cóc con tin năm 1979 (Công ước có hiệu lực đối với Việt nam từ ngày 8/02/2014 ); - Công ước về việc trừng trị việc khủng bố bằng bom năm 1997 (Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày8/02/1014). 2.6.1.2. Nội luật hóa các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố Việt Nam đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc thực thi các điều ước quốc tế thông qua việc nội luật hóa các điều ước quốc tế bằng việc ban hành các văn bản quy phạm trong nước. Việc nội luật hóa các điều ước quốc tế về chống khủng bố giúp cho Việt Nam thuận lợi hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, qua đó góp phần cùng cộng đồng quốc tế đối phó với loại tội phạm nguy hiểm này. Nhìn chung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về phòng, chống khủng bố tương đối đầy đủ và hoàn thiện, có thể kể đến một số văn bản sau: - Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013 ra đời tạo cơ sở pháp vững chắc cho công tác đấu tranh phòng, chống khủng bố và hợp tác quốc tế trong chống khủng bố. - Các quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam được ban hành năm 1985 đã quy định tội khủng bố tại Điều 78 nằm trong chương Những tội xâm phạm an ninh quốc gia. Quy định của tội danh này vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật Hình sự năm 1999 tại Điều 84. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam các hành vi chỉ cấu thành tội phạm khủng bố nếu được thực hiện nhằm mục đích chống chính quyền nhân GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 51 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam dân hoặc nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội khủng bố nói riêng, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung vào ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII, theo đó, trong Bộ luật Hình sự hiện hành quy định ba tội danh về khủng bố, đó là Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điều 84), Tội khủng bố (Điều 230a) và Tội tài trợ cho khủng bố (Điều 230b). - Các quy định của pháp luật hình sự về các tội liên quan đến khủng bố Bên cạnh việc quy định các tội phạm về khủng bố, Bộ luật Hình sự Việt Nam còn có các điều luật quy định về các tội phạm khác có liên quan như các hành vi xâm phạm an toàn hàng không, hàng hải; sử dụng, mua bán trái phép các vũ khí, vật liệu nổ… Các hành vi trong lĩnh vực an toàn và an ninh hàng không dân dụng: Bộ luật Hình sự có ba điều quy định về tội cản trở giao thông đường không (Điều 217), tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221) và tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 222) nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản trong lĩnh vực giao thông đường không. Các hành vi trong lĩnh vực an toàn và an ninh hàng hải: Bộ luật Hình sự có 04 điều luật quy định về các tội phạm có liên quan đến lĩnh vực này, đó là tội cản trở giao thông đường thủy (Điều 213), tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221), tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam (Điều 223) và tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231). Đây là những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng, gây thiệt hại về người và tài sản trong lĩnh vực giao thông hàng hải. Người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt tù cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt tiền đến tám trăm triệu đồng. Các hành vi trong lĩnh vực quản lý vũ khí, vật liệu nổ: Bộ luật Hình sự có 09 điều luật quy định về các tội phạm có liên quan đến lĩnh vực này, bao gồm tội chế tạo, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 230), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ (Điều 232), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ (Điều 233), tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Điều 234), tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 235), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 52 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236), tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ (Điều 237), tội chế tạo vận chuyển, sử dụng, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất cháy, chất độc (Điều 238) và tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239). Các điều này được xây dựng nhằm mục đích trừng trị các hành vi vi phạm chế độ quản lý các loại vũ khí, vũ khí thô sơ, vật liệu nổ đây là những phương tiện mà bọn tội phạm thường sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội nói chung và hành vi phạm tội khủng bố nói riêng. - Các hành vi khác được sử dụng cho mục đích khủng bố: Bộ luật Hình sự có 05 điều quy định trong lĩnh vực này, đó là tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250), tội rửa tiền (Điều 251), tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 266), tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 267), tội xuất cảnh nhập cảnh trái phép, tội ở lại Việt Nam trái phép (Điều 274) và tội che giấu tội phạm (Điều 313). Theo quy định của các điều luật này thì người áp dụng hình phạt tù cao nhất là 15 năm (đối với hành vi rửa tiền với các tình tiết tăng nặng) và có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như phạt tiền, tịch thu tài sản và quản chế. - Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra các tội phạm liên quan đến tội khủng bố Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam quy định tại Điều 110 về thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự, theo đó, cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra trong Quân đội nhân dân và cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 còn quy định về tài phán của Việt Nam tại các Điều 171 và Điều 172. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về chống khủng bố, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của Việt Nam dành một phần riêng (phần thứ 8) để quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự, trong đó có hai chương: Chương 36 quy định về vấn đề tương trợ tư pháp và Chương 37 quy định về vấn đề dẫn độ tội phạm. - Các quy định pháp luật khác về phòng, chống khủng bố Ngoài các quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về tội phạm khủng bố và các tội phạm có liên quan đến khủng bố, luật pháp Việt Nam còn có các quy phạm pháp luật nhằm giám sát các giao dịch về tài chính, quản lý tiền tệ và các hoạt động gây quỹ liên quan đến yếu tố nước ngoài; chống tài trợ cho các hoạt động khủng bố, chống rửa tiền; quản lý vũ khí và vật liệu nổ; quản lý hoạt động xuất, nhập cảnh. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 53 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.6.2. Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật phòng, chống khủng ở Việt Nam hiện nay 2.6.2.1. Tăng cường ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế đa phương của Liên hợp quốc về chống khủng bố và ký kết hàng chục điều ước quốc tế song phương cấp Nhà nước, cấp Chính phủ và cấp Bộ với nhiều nước trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, về dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức, trong đó có khủng bố quốc tế. Song, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa tạo lập được cơ chế tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện một cách hiệu quả các điều ước quốc tế đó. Để nâng cao hơn nữa việc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong các điều ước quốc tế và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế phòng, chống khủng bố, Việt Nam cần tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá công tác thực thi các văn bản điều ước quốc tế về phòng chống khủng bố theo cơ chế định kỳ hàng năm. Đối với các điều ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam chưa phải là thành viên, các cơ quan chức năng cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất Nhà nước gia nhập các điều ước quốc tế này. 2.6.2.2. Sửa đổi, bổ sung, khắc phục những bất cập, bất hợp lý trong Bộ luật hình sự hiện hành về tội khủng bố và các tội liên quan Qua các lần sửa đổi, quy định về tội khủng bố và các tội phạm liên quan tại Bộ luật hình sự Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật quốc tế về chống khủng bố và tương đồng với pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, quy định tại Bộ luật hình sự về tội phạm này vẫn còn một số bất cập sau đây: Thứ nhất, tội khủng bố tại Điều 84 Bộ luật hình sự quy định “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc công dân” và “khủng bố người nước ngoài nhằm…”. Như vậy, đối tượng tác động của hành vi ở đây là cán bộ, hoặc công chức hoặc công dân hoặc người nước ngoài. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì chỉ cần quy định công dân và người nước ngoài đã đủ bao gồm hết tất cả các đối tượng trên. Như vậy, nên sửa lại Điều 84 như sau “người nào nhằm chống chính quyền nhân dân hoặc gây khó khăn cho quan hệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà xâm phạm tính mạng của người khác thì…” Thứ hai, ngay trong Bộ luật hình sự còn tồn tại hai quy định khác nhau về tội khủng bố: Điều 84 - Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân và Điều 230a: Tội khủng bố. Hai tội phạm này có cấu thành rất khác nhau thể hiện chính sách xử lý riêng biệt của Nhà nước ta đối với hai loại hành vi phạm tội này. Đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 84 thì hành vi cấu thành tội phạm GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 54 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam là xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể con người với mục đích chống chính quyền nhân dân còn tội khủng bố quy định tại Điều 230a có cấu thành là các hành vi xâm phạm tính mạng, tự do thân thể, tài sản của cá nhân, tổ chức có mục đích là gây hoảng loạn trong dân chúng. Rõ ràng cùng là hành vi khủng bố tuy nhiên hai tội phạm này có cấu thành hoàn toàn khác nhau gây khó khăn cho việc xử lý và hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố. Việc quy định song song hai tội khủng bố tại hai chương và hai điều luật khác nhau với cấu thành khác nhau là điều bất cập cần được sửa đổi cho phù hợp với xu hướng của pháp luật quốc tế trên cơ sở nghiên cứu pháp luật một số quốc gia khác. Theo quan điểm của người viết, để giải quyết vấn đề này cần bỏ tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân tại Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân sẽ bổ sung và xử về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999). Thiết nghĩ, đây là điều hợp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất nội tại của Bộ luật, đồng thời giúp cho việc hợp tác quốc tế đấu tranh chống khủng bố trên cơ sở định nghĩa về khủng bố khách quan. Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau: “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”. Hiện nay, tội này chỉ xét xử người có hành vi hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Thiết nghĩ, từ “hoạt động” ở Điều luật này cần được giải thích mở rộng hơn chứ không chỉ là “hoạt động thành lập hay “tham gia tổ chức”. Hoạt động cần hiểu theo đúng “Từ điển tiếng Việt” đó là “tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội”. Thứ ba, theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và quy định tại các công ước quốc tế về chống khủng bố (ví dụ Công ước New York 1999 về tài trợ khủng bố, Công ước New York 1997 về chống khủng bố bằng bom…) thì hành vi khủng bố được thực hiện nhằm ba mục đích: Một là, gây hoảng loạn trong công chúng; Hai là, ép buộc chính quyền làm hoặc không làm một việc nhất định theo yêu cầu của bọn khủng bố; Ba là, ép buộc tổ chức quốc tế làm hoặc không làm công việc nhất định theo yêu cầu của những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, tội khủng bố theo quy định tại Điều 230a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 mới chỉ ghi GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 55 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam nhận một mục đích của hành vi khủng bố, đó là hành vi nhằm gây hoảng loạn trong công chúng. Chính vì thế, thiết nghĩ Bộ luật hình sự cần tiếp tục sửa đổi theo hướng ghi nhận các mục đích trên vào tội khủng bố quy định tại Điều 230a. Nếu giữ nguyên quy định như hiện nay có nghĩa là hành vi có mục đích gây hoảng loạn trong công chúng thì sẽ xử lý về tội khủng bố còn hành vi có một trong 2 mục đích còn lại sẽ xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều này không phù hợp với pháp luật quốc tế, pháp luật các nước trên thế giới đồng thời chưa ghi nhận hết các dấu hiệu cấu thành tội khủng bố tại Điều 230a. Theo quan điểm của người viết, Điều 230a nên sửa đổi cụ thể như sau: “Điều 230a. Tội khủng bố 1. Người nào xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá huỷ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng, nhằm ép buộc chính cơ quan chính quyền hoặc nhằm ép buộc tổ chức quốc tế thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. 2. Phạm tội trong trường hợp xâm phạm tự do thân thể, sức khoẻ hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ một năm đến năm năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. Thứ tư, về các tội liên quan đến khủng bố, Bộ luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận tương đối đầy đủ các hành vi theo yêu cầu của các công ước quốc tế về chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ghi nhận các hành vi khủng bố thực tế đã diễn ra trên thế giới như hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186), hành vi phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây thiệt hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số (Điều 224)… Tuy nhiên, các điều luật này được sắp xếp chưa hợp lý, chưa đúng với tính chất của hành vi. Ví dụ, hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186) là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho cộng đồng lại xếp vào các tội phạm về môi trường. Hành vi này nên xếp vào Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng như các tội phạm cùng tính chất khác như tội khủng bố, tội phát tán chương trình vi-rút máy tính, chiếm đoạt tàu bay… GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 56 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Thứ năm, việc quy định tội khủng bố và các tội liên quan tại Bộ luật hình sự Việt Nam hiện nay làm xuất hiện vấn đề sau: Khi xuất hiện một hành vi, ví dụ như chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, khi nào thì bị truy tố, xét xử về tội khủng bố (Điều 230a Bộ luật hình sự), khi nào bị truy tố xét xử về các tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 221 Bộ luật hình sự). Đây là vấn đề cần được hướng dẫn cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi, dấu hiệu quan trọng nhất phân biệt tội khủng bố và các tội phạm khác là tính mục đích. Nếu hành vi phạm tội có mục đích gây hoảng loạn trong công chúng sẽ bị truy tố, xét xử về tội khủng bố, còn khi không có mục đích hoặc có mục đích khác thì truy tố, xét xử về các tội phạm khác như chiếm đoạt tàu bay, tàu biển, nếu các hành vi này có mục đích xâm phạm an ninh quốc gia lại xét xử về các tội xâm phạm an ninh quốc gia. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 57 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam KẾT LUẬN Khủng bố hiện nay là một những nguy cơ đe dọa lớn hòa bình và an ninh quốc tế. Do đó, đấu tranh chống khủng bố là hành động cấp thiết và lâu dài trên mọi phương diện, trong đó pháp luật là công cụ chủ yếu. Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất hiện nay trong việc hoàn thiện pháp luật về đấu tranh chống khủng bố chính là Công ước chung về chống khủng bố với một định nghĩa toàn diện về loại tội phạm này. Hiện nay, trên thế giới tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về khủng bố và chưa có định nghĩa khủng bố nào đưa ra nhận được sự động thuận của tất cả các quốc gia. Mặc dù, thông qua các biểu hiện của hành vi khủng bố trên thực tế cũng như qua lý luận chung của pháp luật quốc tế không khó để đưa ra định nghĩa khách quan về khủng bố, tuy nhiên các quốc gia chỉ đạt được định nghĩa thống nhất khi có sự tách bạch giữa các vần đề chính trị và pháp lý. Bởi lợi ích chính trị là một trong những rào cản của một định nghĩa chung về khủng bố. Thiết nghĩ, để đạt được định nghĩa thống nhất, các quốc gia cần đặt lợi ích chung của nhân loại, mục tiêu bảo vệ con người lên trên hết. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố nhìn chung được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, nhưng bên cạnh đó còn có những nguyên tắc đặc thù. Các nguyên tắc này là tư tưởng chính trị - pháp lý định hướng cho toàn bộ hoạt động đấu tranh chống khủng bố ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay quy định nghĩa vụ của các quốc gia phải tội phạm hóa các hành vi được nêu trong công ước, nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia và các biện pháp phòng ngừa hành vi khủng bố. Pháp luật quốc tế về chống khủng bố hiện nay cũng quy định việc xác định thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với những cá nhân phạm tội khủng bố với các căn cứ như: lãnh thổ, quốc tịch, quyền tài phán phổ quát…Thế nhưng, các quy định này hiện hành nằm rải rác ở nhiều điều ước khác nhau vì cộng đồng quốc tế chưa xây dựng được công ước chung về chống khủng bố. Hiện trạng này đã gây khó khăn nhất định cho cuộc đấu tranh chống khủng bố ở mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế chưa được xây dựng một cách kịp thời để đấu tranh với các hình thức khủng bố mới như: khủng bố mạng, khủng bố sinh học, khủng bố hóa học…mà thực tế đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản ở khắp nơi trên thế giới. Luận văn thông qua việc nghiên cứu pháp luật quốc tế về chống khủng bố, với mục đích góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam mà cụ thể là đề xuất việc gia nhập các điều ước quốc tế còn lại và sửa đổi một số điều về chống khủng bố trong Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) để tương thích với pháp luật quốc tế và nâng cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế về chống khủng bố. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 58 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Điều ước quốc tế 1. Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 2. Công ước về các tội phạm và một số hành vi khác thực hiện trên tàu bay 1963 3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966 4. Công ước về trừng trị việc chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay 1970 5. Công ước về trừng trị những hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hàng không dân dụng 1971 6. Công ước về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống lại những người được hưởng bảo hộ quốc tế, bao gồm viên chức ngoại giao 1973 7. Công ước quốc tế về chống bắt cóc con tin 1979 8. Công ước bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân 1979 9. Công ước về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hành trình hàng hải 1988 10. Công ước về việc đánh dấu vật liệu nổ dẻo để nhận biết 1991 11. Công ước về trừng trị việc khủng bố bằng bom 1997 12. Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ cho khủng bố 1999 13. Công ước năm về ngăn ngừa, trừng trị những hành vi khủng bố bằng hạt nhân năm 2005 14. Công ước về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp liên quan đến hàng không dân dụng quốc tế năm 2010 15. Công ước Asean về chống khủng bố năm 2007 16. Tuyên bố về những nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương liên hiệp quốc 1970 17. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bạo lực bất hợp pháp tại các cảng hàng không phục vụ hàng công dân dụng quốc tế 1988 18. Nghị định thư về trừng trị các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn của những cố định trên thềm lục địa 1988 19. Nghị quyết 1373 của Hội đồng Bảo an 2001 GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 59 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam  Pháp luật quốc gia 1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) 2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003  Sách, giáo trình, tạp chí 1. C. Mác- Anghen, “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Heghen- Lời nói đầu”, Mác- Anghen, Tuyển tập, Tập I, Nxb. Sự thật 1980. 2. Dương Văn Quảng, Tính chất đan xen trong quan hệ quốc tế, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 73/2008. 3. Đoàn Văn Thắng, An ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 58/2004. 4. Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9/2007. 5. La Cương, Vấn dề tranh luận gây gắt trong tiến trình chống khủng bố quốc tế, Tạp chí Luật học, số 10/2009. 6. Lê Linh Lan, Sự kiện ngày 11/9/2001: nguyên nhân và hệ quả đối với chính sách đối ngoại của Mỹ và cục diện thế giới, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 42/2001. 7. Lê Văn Bính, Vai trò của Liên hiệp quốc trong dấu tranh chống khủng bố, Tạp chí Luật học số 25/2009. 8. Nguyễn Thị Thuận, Luật hình sự quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007. 9. Nguyễn Linh Giang, Cuộc chiến chống khủng bố và các vấn đề về quyền con người, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2011. 10. Ngô Hữu Phước, Luật quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. 11. Phạm Thị Thu Hương, Vài nét về quyền tài phán phổ quát của quốc gia, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2006. 12. Trần Quang Tiệp, “ Một số vấn đề về khủng bố quốc tế dưới góc độ pháp luật hình sự”, Tạp chí Tòa án số 10/2006. 13. Vương Dật Châu, An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2004. 14. Vũ Lê Thái Hoàng, Ngăn chặn khủng bố trên biển ở khu vực Đông Nam Á: thách thức và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 57/2004. 15. Vũ Ngọc Dương, Các quan niệm về “khủng bố” hiện nay trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3/2011. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 60 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 16. Vũ Ngọc Dương, Về một số khái niệm cơ bản trong pháp luật Phòng, chống khủng bố, Tạp chí Nhà nước và pháp Luật số 5/2013.  Trang thông tin điện tử 1. Bộ Ngoại giao Việt Nam, Việt nam ủng hộ vai trò của LHQ về chống khủng bố, http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns070518083635/view, [Truy cập ngày 10/10/2014]. 2. Thanh niên online, Nỗi ám ảnh mang tên AUM Shinrykio, Văn Khoa, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120103/noi-am-anh-mang-ten-aumshinrikyo.aspx, [ Truy cập ngày 15/9/2014]. 3. United Nations Action To Couter Terrorism, International legal instruments, http://www.un.org/en/terrorism/instruments.shtml, [Truy cập 16/11/2014]. 4. Vnexpress, Ba kẻ khủng bố Thiên An Môn bị tuyên tử hình, Như Tâm, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/ba-ke-khung-bo-thien-an-mon-bi-tuyen-tu-hinh3005173.html, [Truy cập ngày 15/9/2014]. 5. Zing.vn, Ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố 11/9/2001, Kim Ngân, http://news.zing.vn/Ky-uc-kinh-hoang-ve-vu-khung-bo-1192001-post452667.html, [Truy cập ngày 15/9/2014].  Tài liệu khác 1. Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012. 2. Chính phủ, Tờ trình về Dự án Luật Phòng, chống khủng bố, Hà Nội, 4/9/2012. GVHD: ThS. Nguyễn Tống Ngọc Như 61 SVTH :Thạch Kim Long [...]... :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Pháp luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của Luật hình sự quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp lý điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố của các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế Các quy phạm của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố hiện nay còn... trị khủng bố bằng bom 1997; 12 Công ước quốc tế về trừng trị việc tài trợ khủng bố, 1999; 13 Công ước chống khủng bố hạt nhân, 2005; 14 Công ước hàng không dân dụng mới, 2010 GVHD: ThS Nguyễn Tống Ngọc Như 23 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG KHỦNG BỐ 2.1 Các nguyên tắc cơ bản Nguyên tắc cơ bản của pháp luật. .. về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr 13 11 Bộ Công an, Tóm tắt luật của một số nước về phòng, chống khủng bố, Tài liệu phục vụ xây dựng dự án Luật Phòng, chống khủng bố, 2012, tr 12 GVHD: ThS Nguyễn Tống Ngọc Như 6 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam quốc tế xây dựng được định nghĩa chung về khủng bố thì các... :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam thành hai loại xét theo góc độ phạm vi, quy mô và tính chất hoạt động của chúng: khủng bố trong nước và khủng bố quốc tế 36 Có nhà nghiên cứu phân loại theo cách mà bọn khủng bố sử dụng bạo lực: Khủng bố bằng phương pháp truyền thống (đặt bom, đánh bom tự sát, bắt cóc, ám sát,…); khủng bố hạt nhân (dùng vũ khí hạt nhân); khủng bố hóa học... nóm khủng bố chiếm hữu vũ khí hủy diệt;…” GVHD: ThS Nguyễn Tống Ngọc Như 29 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2.1.2 Các nguyên tắc đặc thù 2.1.2.1 Pháp luật chông khủng bố và các biện pháp chống khủng bố không được phép xâm phạm hay hạn chế quyền con người cơ bản Khủng bố luôn đe dọa dến sự tồn tại của con người, nên trong cuộc chiến chống khủng bố, luật quốc tế. .. Luật hình sự quốc tế, … Theo cách phân chia này thì pháp luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của Luật hình sự quốc tế Luật hình sự quốc tế được định nghĩa là “tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế điều chỉnh các vấn đề pháp lý trong hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm của cộng đồng quốc tế 42 Luật hình sự quốc tế là công cụ pháp lý mà cộng đồng quốc tế xây dựng... cơ bản của pháp luật quốc tế về đấu tranh chống khủng bố là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm có giá trị bắt buộc chung được ghi nhận ở các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế làm cơ sở cho các hoạt động hợp tác đấu tranh chống khủng bố Pháp luật quốc tế về chống khủng bố là một bộ phận của pháp luật quốc tế nên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế hiện nay cũng chính... tranh chống khủng bố, Tạp chí Luật học số 25/2009 tr 247 GVHD: ThS Nguyễn Tống Ngọc Như 21 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt Nam Năm 1994, Liên hiệp quốc một lần nữa đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến khủng bố bằng việc thông qua Tuyên bố nhằm xóa bỏ khủng bố quốc tế Tuyên bố kêu gọi cá quốc gia không tổ chức, hỗ trợ hay tham gia vào các hoạt động khủng bố Tuyên bố đã... Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 92 Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 92 30 Hoàng Xuân Hải, Vài nét về chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9-2007, tr 93 29 GVHD: ThS Nguyễn Tống Ngọc Như 14 SVTH :Thạch Kim Long Chống khủng bố theo pháp luật quốc tế và Việt. .. về khủng bố và các biện pháp đấu tranh chống lại tội phạm này Trong thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu để đưa ra được định nghĩa chung về khủng bố trong khuôn khổ công ước đa phương thuộc Liên hiệp quốc là vấn đề bức thiết 1.4.2 Nguồn của pháp luật quốc tế về chống khủng bố Là bộ phận của Luật hình sự quốc tế, pháp luật quốc tế về chống khủng bố có các loại nguồn giống như nguồn của Luật quốc tế Nguồn

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w