Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
823,04 KB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƢƠNG MẠI
……
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2011 - 2015
Đề tài:
QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS TRONG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. THẠCH HUÔN
Bộ Môn Luật Thương Mại
Sinh viên thực hiện:
PHẠM THỊ VIỆT TRINH
MSSV: 5115948
Lớp: Luật Thương Mại–Khóa 37
Cần Thơ, tháng 12 - 2014
000000000000002222012
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS (Acquired Immune Deficiency
Syndrome)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở do HIV gây ra thường được
biểu hiện thông qua các nhiễm trùng
cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến
tử vong.
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
ASOs
Các tổ chức dựa trên cộng đồng, mạng
lưới các tổ chức hoạt động trên các
lĩnh vực đạo đức, luật, quyền con
người và dịch vụ HIV/AIDS
CRC (The UN Convention on the
Công ước của Liên Hợp Quốc về
Rights of the Child)
Quyền trẻ em năm 1989
HIV (Humun Immunodeficiency
Virus)
Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người, làm cho cơ thể suy giảm khả
năng chống lại các tác nhân gây bệnh
ICCPR (International Covenant on
Civil and Political)
Công ước quốc tế về quyền dân sự,
chính trị năm 1966
ICESCR (International Covenant on
Công ước về các quyền văn hóa, xã
Economic, Social and Cultural Rights)
hội và kinh tế năm 1966
ILO (International Labour
Organization)
Tổ chức Lao động Quốc tế
IGOs
Tổ chức liên chính phủ
LHQ
Liên Hợp Quốc
MDGs
Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ
NGOs
Tổ chức phi chính phủ
PLHAs
Mạng lưới những người sống chung
với HIV/AIDS
UNAIDS (Joint United Nations
Program on AIDS)
Chương trình Phòng chống AIDS của
Liên Hợp Quốc
UNESCO (United Nations
Educational, Scientific and Cultural
Organization)
Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục
của Liên Hợp Quốc
WHO (World Health Organization)
Tổ chức Y tế thế giới
LỜI CẢM ƠN
____
Người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô
của trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô khoa Luật đã tâm huyết dạy dỗ,
truyền đạt kiến thức nhằm tạo điều kiện cho chúng em được học tập, tìm hiểu thêm
nhiều kiến thức mới, nhiều bài học quý báu trên bước đường tương lai sau này và gần
hơn là phục vụ cho luận văn tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cám ơn giáo viên
hướng dẫn Th.S Thạch Huôn đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt Luận văn tốt
nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Song do mới
bắt đầu làm quen với việc nghiên cứu, viết luận văn cũng như hạn chế về kiến thức và
kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Người viết rất mong
nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014
Người viết
Phạm Thị Việt Trinh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 2
5. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1 ........................................................................................................................ 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS ............................. 3
1.1 Một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS........................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về quyền con người và quyền công dân ............................................. 3
1.1.2 Khái niệm HIV/AIDS và quyền của người nhiễm HIV/AIDS .............................. 5
1.1.3 Quan hệ giữa quyền con người và quyền của người nhiễm HIV/AIDS .............. 7
1.2 Sự phát triển của chế định về quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS trên thế
giới ................................................................................................................................... 8
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chế định về quyền của người nhiễm
HIV/AIDS ...................................................................................................................... 8
1.2.2 Các văn bản pháp lý về quyền của người nhiễm HIV ......................................... 9
1.3 Sự phát triển của chế định về quyền của ngƣời nhiễm HIV trong pháp luật
Việt Nam ....................................................................................................................... 10
1.3.1 Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người nhiễm HIV .................... 10
1.3.2 Sự phát triển về quyền của người nhiễm HIV qua các hiến pháp .................... 11
1.4 Các quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS ............................................................... 12
1.4.1 Các quyền cơ bản .............................................................................................. 12
1.4.2 Chống kì thị, phân biệt đối xử ........................................................................... 13
1.4.2.1 Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử............................................... 14
1.4.2.2 Tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử. ....................................................... 16
CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................... 19
THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS TRONG LUẬT
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ..................................................................... 19
2.1. Quyền của ngƣời nhiễm HIV đƣợc quy định trong pháp luật quốc tế ............ 19
2.1.1 Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm 1996 ............. 19
2.1.2 Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS, 2011 ........................................ 22
2.2 Quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam ..
2.2.1 Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội. .......................................................... 25
2.2.2 Được điều trị và chăm sóc sức khỏe ................................................................. 27
2.2.3 Học tập, học nghề, việc làm .............................................................................. 31
2.2.4 Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS........................................... 36
2.2.5 Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị HIV trong giai đoạn cuối .... 38
2.3 Nghĩa vụ của ngƣời nhiễm HIV ............................................................................ 39
2.3.1 Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV sang người khác ........... 39
2.3.2 Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc
cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết .................................................................. 41
2.3.3 Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV ............................... 41
2.4. Cơ chế để đảm bảo thực thi quyền của ngƣời nhiễm HIV theo luật quốc tế và
luật quốc gia .................................................................................................................. 43
2.4.1 Cơ chế để đảm bảo thực thi theo luật quốc tế ................................................... 43
2.4.2 Cơ chế đảm bảo thực thi theo luật quốc gia ..................................................... 44
2.5 Thực tiễn quyền của ngƣời nhiễm HIV trong luật quốc tế và luật Việt Nam .. 48
2.5.1 Tình hình thúc đẩy bảo vệ quyền của người nhiễm HIV trong luật quốc tế ..... 48
2.5.2 Việt Nam và thực trạng đảm bảo thực thi quyền của người nhiễm HIV/AIDS . 50
2.5.3 Chế tài để đảm bảo quyền cho người nhiễm HIV ............................................. 52
2.6 Hạn chế và giải pháp để bảo đảm quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS ............ 56
2.6.1 Hạn chế .............................................................................................................. 56
2.6.2 Giải pháp ........................................................................................................... 57
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 61
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta được sống trong hòa bình, đất nước thì ngày một phát triển,
cuộc sống của mọi người đều được nâng cao. Chúng ta thật sự đã có những giây phút
vui vẻ, hạnh phúc để tận hưởng cuộc sống này, đó là quyền sống - một trong những
quyền cơ bản của con người, thế nhưng xung quanh ta lại có những người không dám
tin vào cuộc sống, không dám ước mơ có được cuộc sống bình thường như bao người,
thậm chí họ mong cho thời gian trôi qua thật nhanh để họ ra đi thật xa, đi đến nơi không
có cái gọi là HIV/AIDS. Ở đây người viết muốn nói tới quyền của nhóm người dễ bị tổn
thương trong xã hội, mà cụ thể là nhóm người bị nhiễm HIV.
Hiện nay, vấn đề quyền của nhóm người nhiễm HIV đang bị xâm phạm, họ bị kỳ thị
từ trong chính gia đình của họ tới ra ngoài xã hội, quyền lao động, quyền học tập…của
họ không được bảo đảm. Thực tế cho thấy việc bảo đảm quyền của người nhiễm HIV
không chỉ là vấn đề của một quốc gia nữa, mà nó đã trở thành vấn đề được cả thế giới
quan tâm. Nói chung những người nhiễm HIV luôn bị phân biệt đối xử khá nặng nề, họ
bị xã hội xa lánh, và cướp đi nhiều quyền mà vốn dĩ mỗi cá nhân nào cũng được hưởng,
đó là quyền con người hay còn gọi là nhân quyền.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề hiện nay, quyền của nhóm người dễ bị
tổn thương trong xã hội nói chung và nhóm người nhiễm HIV nói riêng đang bị xâm
phạm, vì vậy cần có những quy phạm pháp luật và những giải pháp nhằm bảo đảm
quyền của người nhiễm HIV.
Vấn đề về quyền của người nhiễm HIV ngày nay cũng đã trở thành đề tài “nóng”
nên cũng có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu và khai thác nghiên cứu, đã có nhiều bài
viết của sinh viên viết về HIV, họ viết rất hay và mang tính khoa học cao. Nhưng ở đây
người viết vẫn chọn đề tài “Quyền của người nhiễm HIV/AIDS trong pháp luật quốc
tế và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận, thực tiễn của vấn đề quyền của người bị nhiễm HIV để đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo đảm quyền của người bị nhiễm HIV.
Bên cạnh đó để bản thân hiểu rõ hơn về HIV và quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế về quyền của nhóm người bị nhiễm HIV, thứ hai nhằm làm cho mọi
người ý thức tôn trọng quyền của người bị nhiễm HIV, không xa lánh, kỳ thị phân biệt
đối xử để họ có được cuộc sống bình thường như bao người khác.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về quyền của người bị nhiễm HIV xuất phát từ quyền con người nói
chung, và những cơ chế bảo vệ quyền của người bị nhiễm HIV trong pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài này người viết đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: thống kê,
so sánh, phân tích, tổng hợp để đánh giá tình hình thực tế về quyền của người bị nhiễm
HIV trong xã hội hiện nay. Bên cạnh đó người viết cũng tham khảo số liệu từ nhiều
trang web trên internet, nhằm phân tích một cách khoa học để thấy được tính cấp thiết
và từ đó đưa ra phương hướng, giải pháp tăng cường hành lang pháp lí để bảo vệ quyền
của người bị nhiễm HIV.
5. Kết cấu của đề tài
Lời mở đầu
Nội dung: 2 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
Chƣơng 2: Thực trạng về quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam
Kết luận
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
____
Loài người đang phải đối mặt với HIV/AIDS, một đại dịch chưa từng thấy trong lịch
sử. Chính sự hiện diện của HIV/AIDS đã làm cho cuộc sống của nhân loại gặp nhiều hệ
lụy như sức khỏe, tuổi thọ bị giảm, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, suy sụp về tinh
thần. Bên cạnh đó HIV/AIDS còn khiến cho người nhiễm bệnh bị hạn chế một số quyền
của công dân, họ bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử một cách tàn nhẫn. Pháp luật Việt
Nam cũng như pháp luật quốc tế đã có những quy định về quyền của người nhiễm
HIV/AIDS và theo thời gian thì các chế định này ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn
để phù hợp với thực trạng của dịch bệnh hiện nay.
1.1 Một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS
1.1.1 Khái niệm về quyền con người và quyền công dân
Quyền con người (human rights) hay còn tên gọi khác là nhân quyền đây chính là
sự kết tinh những giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới thông qua quá trình
lịch sử lâu dài của nhân loại. Chính từ khi được Liên hợp quốc thừa nhận vào năm
1948, sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (Universal
Declaration of Human Rights – UDHR) đã trở thành một bước ngoặc mới, quyền con
người như một khuôn khổ đạo đức, chính trị, pháp lý đưa con người thoát khỏi sự sợ
hãi, tiến đến cuộc sống tự do, làm điều mình muốn.
Nói cho cùng, mãi cho đến nay vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con
người, ở Việt Nam có không ít các nhà học luật đã cho ra các cách định nghĩa khác nhau
về quyền con người, nó không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung thì quyền con
người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý
quốc tế.
Tùy vào tính chủ quan của mỗi người, tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà quyền
con người được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế định
nghĩa phổ biến nhất vẫn là định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về quyền
con người (OHCHR). Theo định nghĩa này thì: “Quyền con người là những đảm bảo
pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm người trước những hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến
nhân phẩm, quyền lợi và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.”1
Quyền con người là những gì vốn có của con người, không phân biệt quốc tịch, nơi
cư trú, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ
một thân phận nào khác. Mọi người được hưởng các quyền của mình một cách bình
đẳng và không phân biệt đối xử. Những điều này có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và
không thể tách rời.
Khái niệm về quyền công dân cũng ra đời từ lâu trong lịch sử, được sử dụng rộng rãi
trong xã hội tư sản. So với khái niệm quyền con người, khái niệm quyền công dân mang
tính xác định hơn, gắn liền với mỗi quốc gia, được pháp luật của mỗi quốc gia quy định.
1
United Nations, Freequently Asked Quesntions on a Human Rights – based Approach to Development
Cooperation, New York and Geneva, 2006, tr.8.
Cũng do vậy nội dung, số lượng, chất lượng của quyền công dân ở mỗi quốc gia thường
không giống nhau. Đương nhiên không có sự đối lập giữa quyền con người và quyền
công dân. Theo từ điển bách khoa thì quyền công dân là quyền được làm công dân của
một cộng đồng xã hội, chính trị hoặc quốc gia. Quyền công dân ở các quốc gia trên thế
giới thường quy định các chế định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các
văn bản pháp luật, đặc biệt là trong Hiến pháp – văn bản có giá trị pháp lý cao nhất.
Quyền công dân gắn liền với một quốc gia nhất định, được pháp luật của mỗi quốc gia
ghi nhận. Nói về quyền công dân theo PGS.TS. Trần Ngọc Đường có đúc kết quan niệm
về quyền công dân như sau: “Quyền công dân là quyền con người, là những giá trị gắn
liền với một nhà nước nhất định và được nhà nước đó bảo hộ bằng pháp luật của mình
đối với người mang quốc tịch của nước mình, thể hiện mối quan hệ pháp lý cơ bản giữa
mỗi cá nhân công dân với một nhà nước cụ thể.”
Quyền con người và quyền công dân là những khái niệm không đồng nhất cả về mặt
chủ thể lẫn nội dung, quyền con người mang ý nghĩa rộng hơn, nó bao hàm cả quyền
công dân nhưng nó không thay thế được quyền công dân. Ngược lại, khái niệm quyền
công dân cũng không chứa đựng hết khái niệm quyền con người.
Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm có mối quan hệ mật thiết với
nhau, tuy nhiên hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định. Về nội hàm thì khái niệm
“quyền con người” rộng hơn khái niệm “quyền công dân”. Cụ thể quyền con người là
quyền được áp dụng cho tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc, không phân biệt quốc tịch,
không phụ thuộc vào biên giới quốc gia hay tư cách cá nhân của chủ thể .
Trái lại, quyền công dân là quyền được thể hiện trong pháp luật của một quốc gia cụ
thể, nó quy định quyền và nghĩa vụ của công dân thuộc quốc gia đó. Quyền công dân là
khái niệm gắn với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được
xác định bởi chế định quốc tịch. Nói một cách dễ hiểu thì chỉ có những người mang
quốc tịch của một nước thì mới được hưởng các quyền công dân mà pháp luật nước đó
quy định. Ví dụ: Theo Điều 27 Hiến pháp 2013 thì Công dân đủ mười tám tuổi trở lên
có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật quy định.
1.1.2 Khái niệm HIV/AIDS và quyền của người nhiễm HIV/AIDS
Ngày nay căn bệnh HIV/AIDS ngày càng lan rộng, nó trở thành nổi ám ảnh của
nhân loại, thế nhưng có mấy ai có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này, nó có thật sự đáng
sợ không.
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi
rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác
nhân gây bệnh.2
2
Khoản 1, Điều 2, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS), năm 2006.
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency
Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu
hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.3
HIV/AIDS có mặt khắp nơi trên thế giới. Từ miền xuôi đến miền ngược, thành thị,
nông thôn hay miền hải đảo xa xôi, ở đâu cũng có, chúng luôn rình rập và sẵn sàng
cướp đi cuộc sống của bất kỳ những ai chủ quan, thiếu hiểu biết. Từng giờ, từng phút,
từng giây đồng hồ trôi qua, có biết bao con người đã bị cuốn vào vòng xoáy HIV/AIDS.
HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Acquired
Immunodeficiency Syndrome hay từ Acquired Immune Deficiency Syndrome của tiếng
Anh; còn gọi là SIDA theo cách viết tắt từ Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise của
tiếng Pháp) hay bệnh liệt kháng là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng (ví dụ:
lao, viêm phổi, nấm), mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn
thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ
hội. AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người
khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại bệnh nhiễm trùng cơ
hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người.
Hội chứng: nhóm các biểu hiện (triệu chứng) như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch...
do một căn bệnh nào đó gây ra.
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các
mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch
trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây
bệnh.
HIV là căn bệnh khó điều trị và nó mang lại hệ lụy vô cùng đáng sợ, người nhiễm
HIV ngoài phải chịu những căn bệnh quái ác mà HIV mang lại họ còn phải chịu sự kỳ
thị, xa lánh của mọi người, bị mọi người khinh thường... Người nhiễm HIV cũng chỉ là
nạn nhân của xã hội, họ đâu có tội tình gì mà phải gánh chịu những tổn thương cả về vật
chất, lẫn tinh thần. Người nhiễm HIV cũng là con người, họ có quyền được đối xử như
một con người, ngoài những quyền mà một công dân bình thường có, thì người nhiễm
HIV có thêm được những quyền riêng, đó có thể coi là ưu đãi của xã hội, thể hiện sự
cảm thông và chia sẻ bớt những đau thương, tạo thêm lòng tin trong cuộc sống cho
những số phận không may bị nhiễm HIV/AID.
Theo từ điển tiếng Việt thì “ Quyền là điều mà pháp luật hay xã hội công nhận cho
được hưởng, được làm, được đòi hỏi.”
Mỗi người được sinh ra đều có nhân quyền hay còn gọi là quyền con người, đây là
những đặc quyền vốn có, tự nhiên của con người và chỉ con người mới có; là những khả
3
Khoản 2, Điều 2, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS), năm 2006.
năng hành động một cách có ý thức, né tránh, từ chối hay yêu cầu giành lấy những cái
gì đó, nhất là khả năng tự bảo vệ. Đây cũng là quyền mà pháp luật cần phải thừa nhận
đối với tất cả các cá nhân về những nhu cầu, lợi ích tự nhiên và khách quan của con
người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc
tế.
Để hiểu như thế nào là quyền của người nhiễm HIV thì trước hết phải tìm hiểu về
quyền con người, bởi suy cho cùng thì quyền con người bao gồm quyền của nhóm
người dễ bị tổn thương, mà cụ thể hơn chính là quyền của người nhiễm HIV.
Như đã tìm hiểu ở phần trên thì quyền con người có tính phổ biến, được áp dụng
bình đẳng cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, thành phần xuất
thân… Vậy nên, dù ở góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như chuẩn
mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, áp dụng cho tất cả mọi
người. “Quyền con người là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại của
nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, và cũng là thành quả của
cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên; qua đó, quyền con người trở thành
giá trị chung của nhân loại”4
Người bị nhiễm HIV/AIDS cũng có quyền được hưởng nhân quyền như mọi công
dân khác, nên chúng ta có thể hiểu “quyền của người nhiễm HIV” là quyền được đối xử
như mọi công dân khác, được quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, và hưởng chế độ đặc biệt dành riêng
cho người nhiễm HIV.
1.1.3 Quan hệ giữa quyền con người và quyền của người nhiễm HIV/AIDS
Khi nói đến quyền con người thì nói đến những quyền tự nhiên không thể tước đoạt,
phản ánh nhu cầu thể chất và tinh thần mà ngay từ khi sinh ra mỗi cá nhân con người
riêng lẻ đã phải được hưởng. Nhưng sự thụ hưởng, chọn lọc quyền còn tùy vào mỗi cá
nhân, cho dù hoàn cảnh sống có gần giống nhau đi nữa thì tùy thuộc vào mỗi người mà
hưởng những quyền lợi khác nhau. Sự không giống nhau này tạo nên sự đa dạng, phong
phú cho các nhóm quyền con người.
Khi nói về quyền con người, trong công ước quốc tế, phần mở đầu cho các quyền
dân sự, chính trị (ICCPR) ghi rõ: “Tất cả mọi người đều có quyền sống; Quyền bình
đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng”. Từ “tất cả” ở đây
có nghĩa là không trừ một ai, mỗi một con người từ khi mới được sinh ra là họ mặc
nhiên có được những quyền mà họ xứng đáng được hưởng. Quyền con người của cá
nhân được chia làm 5 nhóm sau: quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Trong
4
Chỉ thị số 12- CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan
điểm, chủ trương của Đảng ta”.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, quyền con người nằm trong các chế định quyền và
nghĩa vụ.
Khác với quyền con người, quyền của người nhiễm HIV sẽ được pháp luật quy định
khác, bởi về cơ bản chủ thể của hai quyền này hoàn toàn khác nhau. Chủ thể của quyền
con người là mọi cá nhân được sinh ra, còn chủ thể quyền của người nhiễm HIV chỉ
riêng người nào bị nhiễm HIV mới có thể hưởng những đặc quyền dành riêng cho họ.
Nói như vậy không có nghĩa là hai quyền này hoàn toàn khác nhau, suy cho cùng quyền
của người nhiễm HIV cũng chính là quyền con người, nhưng có thêm chế định dành
riêng cho người nhiễm HIV mà thôi.
Người nhiễm HIV cũng là cá nhân được sinh ra trong một nước, họ có quyền của
một công dân bình thường được có. Mặc dù nhiễm HIV là có nhiều nguyên nhân như:
tiêm chít ma túy; quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn; từ mẹ sang con….nhìn chung
thì có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, có người thì đáng trách, nhưng
như những đứa trẻ sơ sinh mới lọt lòng mẹ đã mang trong mình căn bệnh quái ác này thì
sao, họ đáng thương hơn đáng trách. Chúng ta không gì vậy mà chúng ta kì thị tước đi
các quyền lợi của họ, họ đáng được xã hội quan tâm, giúp đỡ.
Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền vào năm 1948 cũng đã khẳng định mọi
người đều bình đẳng như nhau đối với các quyền và tự do cơ bản, ở Điều 1 của Tuyên
ngôn cho thấy “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền.
Họ được phú cho lý trí và lương tâm và cần đối xử với nhau trong tình anh em”. Và
trong Hiến pháp Việt Nam cũng quy định ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyền con người đều được tôn trọng, nó được thể hiện ở các quyền của công dân và
được quy định trong Hiến pháp và luật.
Chính vì vậy, mà bất kể người nhiễm HIV hay một cá nhân bình thường đều có
quyền được đối xử như nhau, quyền con người và quyền của người nhiễm HIV không
giống nhau nhưng nó vẫn có mối liên kết chặc chẽ.
1.2 Sự phát triển của chế định về quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chế định về quyền của người
nhiễm HIV/AIDS
Nhiễm HIV ở người được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem như là đại dịch. Việc
chủ quan với HIV càng làm cho tỉ lệ bị lây bệnh ngày càng tăng. HIV/AIDS lần đầu tiên
xuất hiện tại Hoa Kì vào đầu thế kỷ 20. Theo thống kê từ khi phát hiện HIV vào năm
1980 đến nay số ca nhiễm HIV ngày càng tăng, và trẻ hóa về độ tuổi. Qua quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu của ngành y học cho thấy vi rút HIV không lây truyền dễ dàng như
các loại bệnh khác như dịch cúm, dịch tả và các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác
mà HIV chỉ có thể lây qua đường tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su…),
truyền máu với người bị nhiễm HIV, lây từ mẹ sang con qua nhau thai. Nhận thức được
nguyên nhân lây truyền HIV nên việc đấu tranh phòng chống lây nhiễm HIV của cá
nhân, tổ chức diễn ra rất tốt, tạo nên sự chuyển biến lớn trên thế giới, làm giảm tỉ lệ lây
nhiễm HIV và cải thiện trong cách đối xử và thái độ đối với những người nhiễm HIV.
Thế nhưng, thực tế cho thấy từ những năm 1980 cho đến nay thì sự kỳ thị, phân biệt đối
xử với những người nhiễm HIV và hơn nữa là người thân của họ diễn ra phổ biến ở
nhiều nơi trên thế giới. Chính sự kỳ thị và phân biệt đối xử đã đẩy những người bị
nhiễm HIV/AIDS vào con đường cùng, không lối thoát, xã hội đã đưa họ vào bóng tối
của cuộc đời, từ đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, bởi họ sẽ tìm cách che
giấu tình trạng nhiễm bệnh của mình, tệ hơn nữa là họ trả thù xã hội, khiến cho nhiều
người cùng bị nhiễm bệnh giống mình.
Muốn giảm nguy cơ bị lây nhiễm bệnh cho bản thân và an toàn cho xã hội thì cách
tốt nhất chúng ta phải biết cảm thông, giúp đỡ và tìm cách ngăn chặn sự kỳ thị, phân
biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS. Kể từ khi xuất hiện tình trạng
kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nhóm người dễ bị tổn cũng như đối với người bị nhiễm
HIV thì song song đó cũng đã xuất hiện nhiều văn kiện quốc tế được ban hành chứa
đựng những cam kết về HIV/AIDS với nội dung đề cập đến vấn đề kỳ thị và xóa bỏ kỳ
thị, phân biệt đối xử với những người sống chung với HIV/AIDS và người thân của họ.
Một số văn bản pháp lý tiêu biểu có thể kể đến như: Các hướng dẫn quốc tế về
HIV/AIDS và quyền con người (1996), Tuyên bố về Những hành động then chốt để tiếp
tục thực hiện Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển
(1999), Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc (2000), Tuyên bố cam kết về
HIV/AIDS – Khủng hoảng toàn cầu, hành động toàn cầu (2001)…
1.2.2 Các văn bản pháp lý về quyền của người nhiễm HIV
Vì quyền con người nói chung cũng như quyền của người bị nhiễm HIV/AIDS nói
riêng thì nguồn của luật quốc tế điều chỉnh cũng là một. Bởi vì Luật quốc tế về quyền
con người (international human rights law) có thể được hiểu là “Một hệ thống các quy
tắc, tiêu chuẩn và tập quán pháp lí quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do
cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại”.5
Trong các văn kiện được ban hành để bảo vệ quyền lợi cho người nhiễm HIV thì
phải nói đến Hiến chương của Liên Hợp Quốc, bởi Hiến chương đã dành không ít đoạn,
mục để khẳng định mục tiêu đẩy lùi tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử, thúc đẩy tôn
trọng các quyền tự do cơ bản của nhóm người dễ bị tổn thương, cũng như nhóm người
bị nhiễm HIV/AIDS. Các quyền của nhóm người này được pháp điển hóa trong nhiều
công ước quốc tế về nhân quyền như:
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948
5
Giáo trình: Lý luận và pháp luật về quyền con người, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia, tr.131
– 132.
Công ước quốc tế về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965
Điều ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), 1966 (có hiệu lực từ
ngày 23 tháng 3 năm 1976)
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), 1979
(có hiệu lực từ ngày 03 tháng 9 năm 1981)
Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm 1996 (có hiệu lực
lực vào ngày 10 tháng 12 năm 1948)
Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS – Khủng hoảng toàn cầu, hành động toàn cầu
2001.
Những quy định của tổ chức y tế thế giới về sức khỏe 2005.
Bên cạnh đó còn rất nhiều văn kiện pháp lý khác cũng được ra đời nhằm để lên tiếng
bảo vệ cho nhóm người dễ bị tổn thương nói chung và nhóm người bị nhiễm HIV/AIDS
nói riêng.
1.3 Sự phát triển của chế định về quyền của ngƣời nhiễm HIV trong pháp luật
Việt Nam
1.3.1 Lịch sử hình thành và nhận thức về quyền của người nhiễm HIV
Dịch HIV/AIDS tuy xuất hiện từ đầu năm 1980 nhưng đã nhanh chóng lan ra toàn
cầu. HIV tấn công mọi đối tượng chủ yếu là thanh niên, phụ nữ, trẻ em. Tính đến năm
2013, hơn 60 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm HIV. Ở Việt Nam trường hợp nhiễm
HIV lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990 ở một phụ nữ sống tại thành phố Hồ
Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ vào năm 1993 trong
nhóm những người nghiện chích ma túy tại thành phố Hố Chí Minh. Sau đó bắt đầu lan
ra toàn bộ 64 tỉnh thành trong nước.Theo Cục phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế, tại Việt
Nam tính đến năm 2012 thì cả nước phát hiện 14.127 trường hợp nhiễm HIV, 6.734
bệnh nhân AIDS và 2149 người tử vong do AIDS.6 Từ khi HIV lây truyền sang Việt
Nam thì bắt đầu xuất hiện tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. Vì
sự nguy hiểm của căn bệnh và sự thiếu hiểu biết về HIV/AIDS của người dân nên dẫn
đến tình trạng xa lánh của cộng đồng đối với người bị nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó,
chính sự kì thị của cộng đồng đã khiến cho người nhiễm HIV bị hạn chế một số quyền
cơ bản mà đáng lẽ ra mọi công dân đều phải được hưởng công bằng như nhau.
Xác định rõ HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính
mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của dân tộc, tác động trực tiếp đến sự
phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của
đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS từ
rất sớm. Ngay sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 52- CT/TW
ngày 11/3/1995 về lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, ngày 31/5/1995, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng
6
“ Việt Nam hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 2013” nguồn: http://www.impe-qn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=944&ID=6892, [ngày truy cập 20/9/2014]
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để
hướng dẫn thi hành.7
Từ khi Pháp lệnh được ban hành, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về
phòng chống HIV/AIDS đã được nhiều tỉnh, thành phố đặc biệt coi trọng và quan tâm
chỉ đạo thực hiện tuy nhiên hiệu quả đem lại vẫn chưa được như mong muốn. Hoạt
động tư vấn, xét nghiệm HIV chưa đáp ứng được nhu cầu. Quy định bí mật thông tin
liên quan đến người nhiễm HIV được thực hiện khá nghiêm ngặt, nhưng cũng đã làm
nảy sinh một số khó khăn trong công tác quản lý, chăm sóc và giúp đỡ cho người nhiễm
HIV. Sự phân biệt đối xử với người nhiễm vẫn còn tồn tại. Ngành y tế còn lúng túng
trong việc tiếp nhận và điều trị bệnh nhân AIDS do khó khăn về giường bệnh, trang
thiết bị, thuốc.8
Theo thời gian và sự phát triển của dịch bệnh thì Pháp lệnh này đã không còn phù
hợp và thay vào đó hiện nay Nhà nước ta đã ban hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút
gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), vào năm 2006.
1.3.2 Sự phát triển về quyền của người nhiễm HIV qua các hiến pháp
Kể từ khi trường hợp nhiễm HIV/AIDS xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam năm
1990, cho đến nay thì cho đến nay tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với những người
nhiễm bệnh vẫn còn xảy ra phổ biến, làm hạn chế đến các quyền cơ bản của những
người này.
Theo Hiến pháp của nước Việt Nam thì quyền con người luôn được tôn trọng và bảo
vệ. Hiến pháp năm 1992 đã dành 34 Điều (từ Điều 49 đến Điều 82) và ở Hiến pháp năm
2013 là 35 Điều (từ Điều 14 đến Điều 49) để quy định về quyền và nghĩa vụ của công
dân. Có thể nói các Điều luật quy định về quyền của công dân cũng đồng nghĩa với việc
quy định về quyền của những người nhiễm HIV/AIDS. Bởi họ cũng là công dân Việt
Nam nên có quyền hưởng mọi quyền lợi mà công dân khác được hưởng.
Có thể nói rằng ngay từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của Việt Nam đã thể hiện
được quyền con người, tuy nhiên đó chỉ là thời kì đầu nên mãi đến Hiến pháp năm 1992
về sau thì phạm trù quyền con người mới chính thức được ghi nhận vào Hiến pháp. Cụ
thể Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ “ nước Cộng hòa xã hội chủ ngh a Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội, được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nói
tóm lại, từ Hiến pháp năm 1945 đến nay ta có thể thấy rõ được bước phát triển của các
7
“Đề cương giới thiệu luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người”,
nguồn http://luatminhkhue.vn/luat-su/de-cuong-gioi-thieu-luat-phong,-chong-nhiem-vi-rut-gay-ra-hoi-chung-suygiam-mien-dich-hiv-aids-nam-2006.aspx, [ngày truy cập 20/9/2014].
8
“Đánh giá 8 năm thực hiện Pháp lệnh, Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng gây ra suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người( HIV/AIDS)” nguồn: http://www.hspi.org.vn/vcl/danh-gia-8-nam-thuc-hien-Phap-lenh-phongchong-nhiem-virut-gay-ra-Hoi-chung-suy-giam-mien-dich-mac-phai-o-nguoi-HIVAIDS-tai-5-tinh-thanh-pho-t62930.html, [ngày truy cập 20/9/2014].
bản Hiến pháp, “quyền con người” vẫn là chế định tiêu biểu của từng thời kì. Ở mỗi
Hiến pháp các quyền công dân nói chung và quyền của nhóm người dễ bị tổn thương
nói riêng và cụ thể hơn là nhóm người bị nhiễm HIV nói riêng nó không bị trùng lặp,
không sao chép của Hiến pháp trước mà tính hoàn chỉnh của các bản Hiến pháp phát
triển theo thời gian, từng giai đoạn lịch sử, nó kế thừa có chọn lọc và cho đến nay Hiến
pháp năm 2013 đã tương đối hoàn thiện. Giờ đây quyền con người, quyền công dân
phải được quy định bằng Hiến pháp, bằng Luật – những hình thức văn bản pháp lý cao
do Quốc hội quy định.
1.4 Các quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
1.4.1 Các quyền cơ bản
Cũng như các công dân bình thường khác, những người không may mang trong
người căn bệnh HIV/AIDS hay nói một cách rộng hơn là nhóm người dễ bị tổn thương
trong xã hội đều có quyền được hưởng các quyền cơ bản của công dân. Ngoài ra, họ còn
được hưởng thêm nhiều chế độ, nhiều quyền ưu tiên hơn những người khác, bởi họ đã
phải quá đau khổ và thiệt thòi hơn nhiều người trong xã hội.
Trước khi đề cập đến quyền của người bị nhiễm HIV thì ta cần biết thế nào là nhóm
người dễ bị tổn thương (vulnerable groups) khái niệm về nhóm người này vẫn thường
được thấy nói đến ở các văn kiện pháp lý quốc tế và trong các hoạt động nghiên cứu về
quyền con người trên thế giới. Tuy chưa có khái niệm chính thức về nhóm người dễ bị
tổn thương nhưng qua quá trình hoạt động và nghiên cứu từ các nguồn tài liệu và thực
tiễn thì ta có thể hiểu “nhóm người dễ bị tổn thương là những nhóm, cộng đồng có vị thế
về chính trị, xã hội hoặc kinh tế thấp hơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ quên
hay bị vi phạm các quyền con người và bởi vậy họ cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so
với những nhóm, cộng đồng người khác”.9
Một số nhóm người dễ bị tổn thương mà ta thường thấy trong luật nhân quyền như
phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, và trong đó có nhóm người bị nhiễm HIV. Chính vì
nhóm người bị nhiễm HIV cũng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội nên
quyền của người nhiễm HIV/AIDS có các quyền cơ bản sau:
- Quyền được sống
- Quyền được chăm sóc sức khỏe
- Quyền được học tập
- Quyền được lao động
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm
Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
9
Giáo trình:„Luật quốc tế về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương”, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
NXB Lao động – Xã hội, năm 2011, trang 25 – 26.
Trên đây người viết chỉ nêu ra một số quyền cơ bản, ở chương 2 người viết sẽ tìm
hiểu và nghiên cứu sâu hơn.
1.4.2 Chống kì thị, phân biệt đối xử
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, mọi công dân đều có quyền và
nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi
tác và thành phần xã hội. Bất kể người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về hành vi của mình và chịu sự xét xử theo quy định của pháp luật. “Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”10
Để thấy rõ hơn về quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân thì Hiến pháp năm
2013 đã khẳng định cũng như ghi nhận quyền bình đẳng của công dân trong từng lĩnh
vực cụ thể của đời sống xã hội. Ví dụ như Điều 26 của Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và
cơ hội bình đẳng giới; Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển
toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”
Bên cạnh Hiến pháp thì Nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp như Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
năm 2003, Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Bình đẳng giới năm 2006…quy định rõ thể
lệ, thủ tục thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân trong mọi lĩnh vực.
Cũng như quyền con người thì quyền của nhóm người dễ bị tổn thương, cụ thể là
quyền của nhóm người bị nhiễm HIV/AIDS đều cũng được bình đẳng trước pháp luật,
không bị phân biệt đối xử với mọi trường hợp và bất kể cá nhân nào.
Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử
với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi và biểu hiện công khai hoặc
ngấm ngầm, vô đạo đức hoặc tế nhị, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức
và mức độ khác nhau.
Theo khoản 4, Điều 2 và khoản 5, Điều 2 của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006, thì ta có thể
hiểu:
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì
biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người
nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược
đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ
người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị
nghi ngờ nhiễm HIV.
10
Điều 16, Hiến pháp năm 2013.
Như vậy, kỳ thị là thái độ, còn phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cụ thể đối
với người nhiễm HIV. Kỳ thị là tiền đề của phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV.
Muốn chống phân biệt đối xử phải bắt đầu từ việc chống kỳ thị với người nhiễm HIV.
Cũng cần lưu ý rằng kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ xảy ra với những người nhiễm
HIV, mà còn xảy ra đối với cả những người thân và gia đình họ.
1.4.2.1 Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử
Chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) và Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) cho biết dịch HIV/AIDS ngày càng có xu hướng gia tăng ở
nhiều nơi trên thế giới và một trong những nguyên nhân chính làm cho dịch vi rút
HIV/AIDS tăng nhanh là do tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng kỳ thị và phân biệt đối
xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Do đặc điểm của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
Xét về mặt tâm lý thì tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS bắt nguồn từ tâm lý lo sợ bị nhiễm bệnh của dân. Bởi vì HIV/AIDS là bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm, lây từ người này sang người khác (lây qua đường tình dục,
mẹ sang con, qua đường máu) đây là bệnh dẫn đến chết người mà cho đến nay vẫn
chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng ngừa. Chính vì mức độ nguy hiểm của căn
bệnh mà mọi người sợ bị lây nhiễm HIV khi tiếp xúc với người nhiễm HIV.
Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS
Thấy được độ nguy hiểm của căn bệnh cộng với sự hiểu biết không đầy đủ, nhận
thức chưa đúng đắn về HIV/AIDS nên sự lo sợ của người dân càng trở nên trầm trọng.
Mọi người nghĩ rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc bình thường,
nhiễm HIV là không thể điều trị, sẽ chết…Bên cạnh đó một số người còn nghĩ chỉ có
những người tiêm chít ma túy, mua bán mại dâm mới bị nhiễm bệnh, họ coi HIV/AIDS
là một tệ nạn và người nhiễm là có tội…Nhiều người có định kiến là người nhiễm
HIV/AIDS là những người có lối sống buông thả, không lành mạnh, là những người có
hành vi thô bạo, vô đạo đức. Đối với đa số người dân thì khi nghe nói nam bị nhiễm
HIV/AIDS thì nghĩ ngay đến việc tiêm chít ma túy hoặc quan hệ với gái mại dâm còn
mà nữ bị nhiễm thì là do mại dâm. Từ xa xưa đến giờ ông bà ta rất hay tối kị, phản đối
việc tiêm chít ma túy và mại dâm, đó là những tệ nạn xã hội, là hành vi phạm pháp.
Như vậy, ta có thể thấy rằng việc kỳ thị, phân biệt đối với người nhiễm HIV/AIDS
là bắt đầu từ việc kỳ thị hành vi tiêm chít ma túy và mại dâm chứ không phải kỳ thị từ
tình trạng nguy hiểm của bệnh. Nhiều trường hợp nhiễm HIV/AIDS do vô tình hay
không may bị nhiễm từ người chồng, mẹ sang con hay tiếp xúc với máu nhiễm bệnh,
những trường hợp này thường nhận được nhiều sự cảm thông, quan tâm, và được sự
đối xử công bằng của cộng đồng hơn là những người bị nhiễm bệnh do tiêm chít ma
túy hay hành nghề mại dâm.
Với tâm lý lo sợ bị nhiễm bệnh như hiện nay thì mọi người nghĩ rằng tránh xa
không tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh.
Do truyền thông không đầy đủ và phù hợp.
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ
những kĩ năng và kinh nghiệm lẫn nhau giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới thay đổi hành vi và thái độ phù hợp với
nhu cầu của cá nhân, của nhóm, của xã hội (trích từ truyền thông lý thuyết và k năng
cơ bản của PGS.TS Nguyễn Văn Dững). Như vậy truyền thông là phương tiện cung cấp
thông tin tốt nhất, nhanh nhất cho công đồng, nếu một khi truyền thông cung cấp những
thông tin sai, không đầy đủ và phù hợp thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn với nhận thức của
người dân.
Trong một thời gian dài trước đây, việc tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS là hù
dọa bằng hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh người bị lở loét toàn thân,
gầy dơ xương… tạo ra cảnh hãi hùng. Ngoài ra, truyền thông còn đưa những thông tin
không cụ thể, không giải thích rõ ràng nhất là đường lây truyền và đường không lây
truyền HIV/AIDS, chưa quan tâm đầy đủ đến phổ biến pháp luật quy định về phòng
tránh HIV/AIDS cho người dân hiểu, không làm rõ được tầm quan trọng của việc chăm
sóc người nhiễm bệnh.
Chính việc tuyên truyền như vậy đã khiến mọi người sợ hãi, xa lánh và đây cũng
chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người
nhiễm HIV/AIDS.
Do sự bất bình đẳng về giới
Một thực tế hiện nay cho thấy phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị nặng hơn nam
giới khi bị nhiễm, bởi thứ nhất là do những giả định phổ biến là lây nhiễm HIV là do
thực hiện hành vi trái đạo đức (ma túy, mại dâm… ), thứ hai là quan niệm cho là người
phụ nữ phải thuần phong mỹ tục, phải biết giữ gìn đạo đức gia đình và xã hội, nam giới
có thể làm những điều mình thích, theo đuổi những ham muốn của bản thân nhưng phụ
nữ thì không thể. Xã hội thường chê trách, lên án phụ nữ nhiễm HIV/AIDS còn đối với
nam giới thì lại có cái nhìn cảm thông, họ nhận được sự tha thứ, quan tâm hơn từ gia
đình và xã hội.
1.4.2.2 Tác hại của kỳ thị và phân biệt đối xử.
Chính việc kỳ thị và phân biệt đối xử là tác nhân chính dẫn đến HIV/AIDS ngày
một gia tăng vì một khi bị kỳ thị thì người nhiễm HIV/AIDS thường mặc cảm nên họ
thường giấu diếm tình trạng bệnh của mình và cũng đồng nghĩa với việc họ không tiếp
cận được đầy đủ thông tin về việc phòng tránh, chống lây nhiễm và biết cách chăm sóc
bản thân.
Gây khó khăn cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Khi người nhiễm bị kỳ thị và phân biệt đối xử, họ sẽ không muốn ai biết là mình
nhiễm. Chính sự tự giấu mình này làm cho họ có ít cơ hội nhận được thông tin chính
xác về HIV/AIDS, các kỹ năng phòng chống AIDS, tiếp cận các dịch vụ. Đặc biệt kỳ
thị và phân biệt đối xử làm giảm khả năng áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh cho
người khác (tình dục an toàn, dùng bơm kim tiêm an toàn). Sự tự giấu mình của người
nhiễm sẽ gây khó khăn cho các chương trình can thiệp nhằm làm giảm sự lây nhiễm
của HIV/AIDS.
Bên cạnh đó người nhiễm HIV/AIDS có thể sẽ không muốn đến các địa chỉ tư vấn,
không sử dụng các biện pháp tình dục an toàn, do đó sẽ vô tình làm lây nhiễm cho bạn
tình và có thể cho chính người thân của họ. Một khi đã không tiếp cận được với người
nhiễm sẽ hạn chế khả năng chăm sóc, điều trị cho họ, và hậu quả là làm cho bệnh tình
ngày càng trầm trọng hơn. Không những thế, người nhiễm rất cần sự hỗ trợ của gia
đình và xã hội. Nếu tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra, họ gần như bị mất đi
chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần, làm cho họ bị mất hết lòng tự trọng, bị trầm cảm và
giận dữ, vì vậy dễ có những hành vi và lối sống không an toàn, hoặc không quan tâm
đến sức khỏe của họ. Những điều này có thể làm cho HIV lây lan nhanh hơn trong
cộng đồng.
Hạn chế một số quyền cơ bản của công dân.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS gây ra nhiều hậu
quả, tác động xấu tới chương trình phòng chống HIV/AIDS; Làm hạn chế quyền của
người nhiễm HIV được hiến pháp và pháp luật bảo hộ, trong đó có quyền được sống
hòa nhập với cộng đồng, quyền được chăm sóc sức khỏe, tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ y tế, quyền được đi học, quyền được làm việc và được tiếp cận với các chính sách
xã hội…mặc dù cho hệ thống văn bản pháp luật nước ta như Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 – nay được thay bởi Hiến pháp 2013, Luật bảo vệ sức
khỏe nhân dân 1989 và Pháp lệnh phòng chống HIV 1995 của Việt Nam – nay được
thay bởi Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006, đều khẳng định người nhiễm
HIV/AIDS có quyền bình đẳng trước pháp luật.
Ảnh hƣởng đến cá nhân ngƣời nhiễm.
Khi sự kỳ thị và phân biệt đối xử xảy ra, người nhiễm HIV có xu hướng không
muốn tiết lộ thân phận của mình, khiến họ luôn sống trong sự lo lắng, căng thẳng, vụng
trộm và tự cô lập mình. Hậu quả là người nhiễm không nhận được sự chăm sóc và hỗ
trợ tinh thần cần thiết, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của họ. Những người nhiễm bị phân
biệt đối xử thường cảm thấy tuyệt vọng và suy nhược nhanh chóng. Kỳ thị và phân biệt
đối xử làm cho họ suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần, suy kiệt nhanh hơn và thời gian
sống ngắn hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu người nhiễm được chăm sóc tốt, được
cộng đồng và gia đình hỗ trợ, họ có thể sống có ích trong nhiều năm, vẫn có khả năng
lao động và làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Làm giảm vai trò của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc ngƣời nhiễm
HIV/AIDS.
Hiện nay, người nhiễm HIV/AIDS vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong
cuộc sống do tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử gây nên. Người nhiễm HIV/AIDS rất
cần sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội, nếu bị kỳ thị và phân biệt đối xử thì họ gần như mất
hết chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần, làm cho họ mất hết lòng tự trọng và bị dồn vào
“ngõ cụt” bỏ đi lang thang.
Một số trường hợp của người nhiễm HIV/AIDS khi bị gia đình và xã hội đối xử
ghẻ lạnh như: trong gia đình, người nhiễm HIV/AIDS thường phải ăn ở riêng, nếu ở
chung thì không được dùng chung các vật dụng sinh hoạt hằng ngày, không được dùng
chung nhà vệ sinh và hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Các cơ sở
y tế thường miễn cưỡng khi tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS hoặc bắt họ phải chờ
đợi rất lâu mới đến lượt khám của mình, thậm chí có những cơ sở y tế từ chối phẫu
thuật hoặc các thủ thuật y tế cho người nhiễm HIV/AIDS. Tại nơi làm việc, nếu phát
hiện ra một người bị nhiễm HIV/AIDS, người đó sẽ ngay lập tức bị xa lánh, bị thay đổi
công việc, bị gây sức ép để nghỉ việc hoặc bị bắt buộc thôi việc với những lý do không
chính đáng. Tại trường học, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS thường phải ngồi bàn riêng, không
được tiếp xúc với các bạn khác và không được tham gia các sinh hoạt chung của trường
lớp, có một số trường học không nhận trẻ vào học hoặc gây sức ép bắt trẻ phải nghỉ học.
Người nhiễm HIV/AIDS bị cô lập trong gia đình và xã hội khiến họ cảm thấy mặc cảm,
xấu hổ và tự kỳ thị chính mình, họ cố tình giấu diếm tình trạng của mình, khiến cho
HIV khó kiểm soát và lây lan nhanh trong cộng đồng.
Chúng ta biết rằng, cuộc sống của một người khi nhiễm HIV sẽ có sự thay đổi rất
lớn, do đó đòi hỏi họ phải có nghị lực rất cao để vượt qua. Gia đình và cộng đồng là
nguồn động viên tinh thần quan trọng để họ tự tin xóa đi mặc cảm và sống tốt hơn cho
xã hội. Xóa đi mặc cảm và ý định trả thù đời, người HIV/AIDS sẽ góp phần quan trọng
trong việc hạn chế sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng.
Những người nhiễm HIV/AIDS cũng là những người con, người anh, người em
trong mỗi gia đình. Bởi vậy việc khơi dậy tấm lòng tương thân tương ái, sự cưu mang,
đùm bọc của mỗi cá nhân, gia đình và của cộng đồng đối với những người bị nhiễm
HIV/AIDS là rất quan trọng. Cộng đồng những người nhiễm HIV rất cần được hòa
nhập, được chung sống và cùng lao động. Họ cần được biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS
của bản thân, được trao đổi học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm sống, cũng như cần sự tư
vấn hỗ trợ của xã hội về cách làm việc, cách sống có ích.
Tóm lại, người nhiễm HIV/AIDS cũng như những công dân bình thường khác, họ
vẫn có quyền được đối xử bình đẳng như mọi người và được hưởng các quyền mà một
công dân phải được hưởng. Pháp luật Việt Nam và luật quốc tế đều đưa ra những chế
định nhằm để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người nhiễm HIV, bên cạnh đó còn
đưa ra quy định để bảo vệ cho người bị nhiễm trước sự kỳ thị của cộng đồng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
____
Tình hình hiện nay, người bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng bị xã hội kỳ thị và phân
biệt đối xử nặng nề. Trước thực trạng này, luật pháp của các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam đã đưa ra các văn bản pháp luật nhằm quy định về quyền của người
nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS vẫn có quyền và nghĩa vụ như mọi công
dân khác. Thực hiện tốt quyền đối với người nhiễm bệnh, sẽ giúp họ sống có ích hơn và
nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.1. Quyền của ngƣời nhiễm HIV đƣợc quy định trong pháp luật quốc tế
2.1.1 Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm 1996
Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người năm 1996 được thông
qua tại Hội nghị tư vấn quốc tế lần thứ hai về HIV/AIDS và quyền con người, do Cao
ủy Liên Hợp Quốc / Trung tâm Quyền con người và Chương trình về HIV/AIDS của
Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đồng tổ chức ở Geneva trong các ngày 23-25/9/1996, nhằm
hỗ trợ các quốc gia xác lập một cách ứng xử với HIV/AIDS mang tính tích cực và dựa
trên quyền, điều mà sẽ tạo hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lây truyền và ảnh hưởng
của đại dịch, trong khi vẫn bảo đảm sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con
người.
Theo văn kiện này thì những chủ thể chủ yếu sử dụng Hướng dẫn này sẽ là các nhà
nước, những nhà lập pháp, nhà hoạch định chính sách của chính phủ, bao gồm các quan
chức tham gia những chương trình phòng chống AIDS quốc gia và quan chức của các
bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động,
Bộ Phúc lợi Xã hội và Bộ Giáo dục. Những đối tượng hưởng lợi khác sẽ là các tổ chức
liên chính phủ (IGOs), các tổ chức phi chính phủ (NGOs), mạng lưới những người sống
chung với HIV/AIDS (PLHAs), các tổ chức dựa trên cộng đồng, mạng lưới các tổ chức
hoạt động trên các lĩnh vực đạo đức, luật, quyền con người và dịch vụ HIV/AIDS
(ASOs). Số người sử dụng các Hướng dẫn này càng lớn sẽ càng làm tăng tác động của
nó và biến nội dung các hướng dẫn trở thành hiện thực.
Ở mục thứ nhất văn kiện đề cập đến vấn đề về nghĩa vụ quốc tế về quyền con người
và HIV/AIDS, văn kiện nói rằng quyền con người và y tế công có cùng mục tiêu là bảo
vệ và thúc đẩy quyền, nhân phẩm của tất cả mọi người nhất là những người bị phân biệt
đối xử hoặc bị xâm phạm các quyền. Bên cạnh đó, mục tiêu của y tế công rất được đề
cao bởi vì phần lớn nếu một khi y tế công được thực hiện tốt nhất thì việc thúc đẩy sức
khỏe cho tất cả mọi người, đặt biệt đối với những người dễ bị tổn thương nói chung và
người bị nhiễm HIV/AIDS nói riêng sẽ được đảm bảo tốt nhất.
Ngoài ra, thông qua văn kiện các hướng dẫn quốc tế về quyền con người và
HIV/AIDS thì thấy một điều rằng tuy ở mỗi quốc gia thì có số nhóm người nhiễm HIV
khác nhau nhưng hiện nay có sự thống nhất quan điểm ngày càng cao ở phạm vi quốc
tế đó là, cách tiếp cận tổng hợp mà huy động sự tham gia rộng rãi của những người sống
chung với HIV/AIDS vào tất cả các vấn đề có liên quan là đặc trưng chính của các
chương trình phòng chống đại dịch thành công. Một cấu thành quan trọng khác trong
cách tiếp cận toàn diện đó là sự tạo lập và hỗ trợ một môi trường đạo đức, pháp lý thuận
lợi cho việc bảo vệ các quyền con người. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp
nhằm bảo đảm rằng các chính phủ, các cộng đồng và cá nhân sẽ tôn trọng các quyền và
nhân phẩm của con người, và phải hành động theo tinh thần khoan dung, tình thương,
và đoàn kết.11
Các nguyên tắc chủ yếu về quyền con người mà đóng vai trò thiết yếu cho hành
động đối phó có hiệu quả của các quốc gia với HIV/AIDS có thể viện dẫn trong nhiều
văn kiện quốc tế trên lĩnh vực này, chẳng hạn như trong Tuyên ngôn Toàn thế giới về
Quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc
tế về xóa bỏ tất cả những hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Công ước về xóa bỏ
tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979; Công ước về chống tra
tấn và các hình thức trừng phạt, đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm
1984; và Công ước về quyền trẻ em năm 1989. Nhiều văn kiện khu vực, chẳng hạn như
Công ước châu Mỹ về quyền con người; Công ước châu Âu về bảo vệ các quyền và tự
do cơ bản của con người; Hiến chương châu Phi về quyền của các dân tộc và của con
người cũng bao gồm các nghĩa vụ quốc gia có thể áp dụng trong bối cảnh HIV/AIDS.
Thêm vào đó, một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
cũng đặc biệt liên quan đến vấn đề HIV/AIDS, chẳng hạn như các văn kiện của ILO về
11
Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người,1996
http://hr.law.vnu.edu.vn/abipoly_478/270/cac-huong-dan-quoc-te-ve-hivaids-va-quyen-con-nguoi-1996, [ngày
truy cập 22/10/2014].
chống phân biệt đối xử trong lao động, việc làm, cho thôi việc, bảo vệ sự riêng tư, sự an
toàn và sức khỏe của người lao động ở nơi làm việc.
Trong quá trình soạn thảo đưa ra những quy định chung về văn kiện này thì các nhà
nước cũng cân nhắc đến những giới hạn và hạn chế của văn bản, bởi trong các quy định
đó còn có nhiều mặt ngoại lệ, vì thế tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng cho
thích hợp để bảo đảm tính bình đẳng, và lợi ích chung của các chủ thể. Chẳng hạn như
việc đảm bảo sức khỏe của cộng đồng, các quyền của người khác…Tuy nhiên có một số
trường hợp nhà nước không được hạn chế trong bất kì trường hợp nào. Để chứng tỏ việc
quy định các hạn chế về quyền con người của nhà nước là hợp pháp, các nhà nước cần
đảm bảo:
Thứ nhất các văn bản phải được quy định và thực hiện theo đúng pháp luật, như phải
có nội dung rõ ràng, chính xác mọi người ai cũng có thể hiểu, để chứng tỏ mỗi cá nhân
ai cũng biết và tuân thủ đúng pháp luật.
Thứ hai các giới hạn phải được xây dựng trên một lợi ích hợp pháp như đảm bảo sức
khỏe, nhân phẩm của người khác…
Cuối cùng các giới hạn đó phải tương thích với các lợi ích được bảo vệ và tối thiểu
hóa đến mức có thể những biện pháp xâm hại hay hạn chế và phải phù hợp trong một xã
hội dân chủ.
Bảo đảm quyền con người nói chung và sức khỏe cộng đồng nói riêng thì vấn đề sức
khỏe được nhà nước viện dẫn nhiều nhất trong các hạn chế về quyền con người trong
bói cảnh HIV/AIDS. Tuy nhiên có nhiều giới hạn vi phạm về các nguyên tắc không
phân biệt đối xử. Chẳng hạn khi xuất hiện tình trang HIV xảy ra thì mặc nhiên có những
đối xử khác biệt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Không những thế, quyền đời
tư, quyền tự do cá nhân của những người nhiễm HIV cũng thường bị vi phạm như buộc
phải xét nghiệm và công khai tình trạng HIV…
Những giới hạn này thật sự chưa phù hợp bởi nó chỉ thích hợp áp dụng cho các bệnh
lây nhiễm thông thường, còn đối với HIV/AIDS thì không, mà những biện pháp cưỡng
chế như vậy không phải là những biện pháp để giảm thiểu tính hạn chế đến mức có thể
và thường gây ra những sự phân biệt đối xử với những nhóm dễ bị tổn thương.
Việc áp dụng một số quyền con ngƣời cụ thể trong bối cảnh đại dịch HIV/AIDS
Ở phần này văn kiện nêu ra những ví dụ việc áp dụng quyền con người trong bối
cảnh HIV/AIDS. Các quyền này không được xem xét một cách tách rời, mà trong mối
quan hệ tương tác với các quyền khác có liên quan đến các hướng dẫn được nêu trong
văn kiện này. Có 17 quyền về con người nói chung và trong bối cảnh HIV/AIDS nói
riêng được quy định trong văn kiện như quyền không phân biệt đối xử và bình đẳng
trước pháp luật, quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền được kết hôn, được sinh
con…Nhìn chung, các quyền con người được áp dụng trong bối cảnh đại dịch
HIV/AIDS, nhằm cho thấy sự công bằng và sự quan tâm của các quốc gia đối với những
người bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy trên thực tế các quyền này được các quốc gia nói chung
và các cơ quan nhà nước nói riêng còn có nhiều mặt hạn chế trong việc thực thi theo
quy định của pháp luật. Nhưng trên cơ bản thì quyền của người nhiễm HIV được đảm
bảo và cải thiện đáng kể.
Bên cạnh đưa ra những quy định về các quyền của con người trong bối cảnh
HIV/AIDS thì văn kiện còn đưa ra những hướng dẫn nhằm giúp các quốc gia thúc đẩy
và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS. Các hướng dẫn này gắn liền với
các chuẩn mực quốc tế hiện hành về quyền con người và dựa trên nhiều năm kinh
nghiệm trong việc xác định các chiến lược và đã được chứng minh là thành công trong
việc giải quyết các vấn đề về HIV/AIDS. Để thực hiện tốt các hướng dẫn này thì điều
kiện đặc ra là các quốc gia cần có sự lãnh đạo chính trị và nguồn tài chính thỏa đáng để
có thể áp dụng chiến lượt này. Song song đó là phần trách nhiệm của quốc gia mà các
hướng dẫn trong văn kiện này rất chú trọng thông qua các hoạt động thực tế trên thế
giới và khu vực.
Tóm lại, các hướng dẫn này cần được thực hiện tốt nhằm đảm bảo sự tôn trọng các
quyền con người của những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Do hệ thống luật pháp
quốc gia tạo thành khuôn khổ cốt yếu đối với việc bảo vệ các quyền con người liên quan
đến HIV, nhiều hướng dẫn trong văn kiện này liên quan đến nhu cầu đổi mới.
HIV/AIDS tiếp tục thách thức xã hội chúng ta ở nhiều mặt. Nó đòi hỏi các nhà nước,
cộng đồng và từng cá nhân phải giải quyết những vấn đề xã hội vô cùng khó khăn và
trên diện rộng, những vấn đề này vốn đã luôn tồn tại trong xã hội của chúng ta và đòi
hỏi phải có các biện pháp giải quyết. Những hướng dẫn này là công cụ định hướng giải
quyết những vấn đề khó khăn, điều mà đã được đề cập bởi các thể chế về quyền con
người quốc tế và từ công việc đầy can đảm của hàng triệu người trên thế giới, những
người đã cho thấy việc bảo vệ quyền của người dân cũng đồng nghĩa với bảo vệ sức
khỏe, cuộc sống và hạnh phúc của họ trong một thế giới có HIV/AIDS.
2.1.2 Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS, 2011
Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS – Tăng cường mạnh mẽ nỗ lực của
chúng ta để xóa bỏ HIV và AIDS được thông qua bởi các nguyên thủ quốc gia, những
người đứng đầu Chính phủ và đại diện cho các Quốc gia ở cuộc hợp tại Liên Hợp Quốc
từ 8 đến 10 tháng 6 năm 2011.
Có thể nói đây là văn kiện quốc tế mới nói về quyền con người nói chung và nhóm
người nhiễm HIV/AIDS nói riêng, với nội dung khá đầy đủ lại có tính pháp lý cao.
Tuyên bố một lần nữa khẳng định lại quyền tự chủ tối cao của các Quốc gia thành viên,
như đã quy định trong Hiến chương LHQ, và yêu cầu tất cả các Quốc gia nhằm thực
hiện đúng cam kết và những lời hứa trong Tuyên bố này, phù hợp với pháp luật quốc
gia và ưu tiên phát triển quyền con người theo quy định quốc tế. Bên cạnh đó Tuyên bố
này cũng khẳng định lại Tuyên bố Cam kết năm 2001 về phòng chống HIV/AIDS và
Tuyên bố Chính trị năm 2006 về phòng chống HIV/AIDS và cam kết với một khí thế
mới cho việc ứng phó toàn cầu với AIDS. Các quốc gia thành viên của LHQ đã đẩy
mạnh các nỗ lực nhằm giảm bớt lây truyền HIV qua quan hệ tình dục và giảm số ca tử
vong do tiêm chít ma túy trong năm 2015.
Trong tuyên bố các quốc gia cũng nhất trí nỗ lực mạnh mẽ nhằm triệt tiêu các ca
nhiễm HIV mới trong trẻ em trong vòng năm năm tới. Các nhà lãnh đạo toàn cầu cam
kết trong thời gian này sẽ đưa số người được điều trị để tiếp tục cuộc sống lên đến 15
triệu và giảm một nửa số người sống với HIV bị tử vong vì lao.
Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ, ông Joseph Deiss phát biểu: “Bản Tuyên bố cam kết
mạnh mẽ, các mục tiêu có thời hạn và đặt ra một lộ trình rõ ràng và khả thi, không chỉ
cho năm năm tới mà còn xa hơn nữa”.12 Các quốc gia thành viên LHQ đã công nhận
HIV là một trong những thách thức to lớn nhất của thời đại chúng ta và đã chứng tỏ vai
trò lãnh đạo thông qua các cam kết nỗ lực hướng tới một thế giới không còn AIDS trong
bản Tuyên bố này.
Tuyên bố cũng đã khẳng định lại vai trò quan trọng của gia đình, hệ thống văn hóa
xã hội khác nhau nên tồn tại các hình thái gia đình khác nhau, nó ảnh hưởng đến việc
giảm tính dễ tổn thương với HIV. Đặc biệt trong giáo dục phải tạo điều kiện để đảm bảo
cho trẻ em, thanh thiếu niên tiếp cận với nền giáo dục chuẩn mực, đạo đức, đồng thời
lồng ghép HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy; đảm bảo môi trường an toàn và bảo
vệ tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ em gái. Bên cạnh đó cũng phải nói đến vai trò của các tổ
chức cộng đồng, kể cả các tổ chức do những người sống với HIV điều hành, trong việc
duy trì các ứng phó quốc gia và địa phương với HIV và AIDS, tiếp cận đến tất cả những
người sống với HIV, cung cấp các dịch vụ liên quan đến dự phòng, điều trị, chăm sóc
và hỗ trợ và tăng cường các hệ thống y tế, đặc biệt phương pháp chăm sóc sức khỏe ban
đầu.
Đối với các cấp lãnh đạo đã mạnh mẽ cam kết xóa bỏ bất bình đẳng giới, lạm dụng
và bạo hành giới; tăng cường năng lực của phụ nữ và em gái vị thành niên để tự bảo vệ
bản thân trước nguy cơ lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua cung cấp sự chăm sóc y tế và
các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, và cung cấp
sự tiếp cận đầy đủ đến các thông tin và giáo dục toàn diện; đảm bảo rằng phụ nữ có thể
thực hiện được quyền kiểm soát, và quyết định một cách tự do và có trách nhiệm đối với
các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục của họ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ
bản thân họ trước nguy cơ lây nhiễm HIV, bao gồm cả sức khỏe tình dục và sức khỏe
sinh sản của họ, không chịu sự ép buộc, phân biệt đối xử và bạo hành; và thực hiện mọi
biện pháp cần thiết để tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc trao quyền cho phụ nữ
12
Thế giới đặt ra mục tiêu táo bạo về phòng, chống AIDS đến năm 2015
http://tiengchuong.org.vn/HIVAIDS/The-gioi-dat-ra-muc-tieu-tao-bao-ve-phong-chong-AIDS-den-nam2015/5584.vgp, [chủ nhật, ngày 05/10/2014].
và tăng cường sự độc lập về kinh tế của họ; và trong bối cảnh này, tái khẳng định tầm
quan trọng đối với vai trò của nam giới và trẻ em trai trong việc đạt đến sự bình đẳng
giới.
Bản tuyên bố kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ một lần nữa nhân đôi các
nỗ lực nhằm thực hiện tiếp cận phổ cập tới dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ
vào năm 2015 như là một bước đi quan trọng để tiến tới xóa dịch AIDS trên phạm vi
toàn cầu; cam kết sẽ chấm dứt bất bình đẳng giới, bạo hành và lạm dụng trên cơ sở giới,
nâng cao năng lực cho phụ nữ và các trẻ gái vị thành niên để họ tự bảo vệ mình khỏi bị
lây nhiễm HIV.
Bản tuyên bố công nhận rằng tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục
và sức khỏe sinh sản đã, đang và sẽ tiếp tục rất quan trọng trong ứng phó với AIDS, và
các chính phủ có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng với
trọng tâm là nhu cầu của các gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các quốc gia thành
viên LHQ cũng nhất trí rà soát lại các chính sách và luật có ảnh hưởng không tích cực
tới việc thực hiện công bằng, hiệu quả và thành công các chương trình dự phòng HIV,
điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho những người sống với HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV.
Các quốc gia còn cam kết tăng cường các bộ luật và các chính sách nhằm đảm bảo hiện
thực đầy đủ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho thanh thiếu niên,
đặc biệt đối với những người sống với HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm
HIV, để có thể xóa bỏ tình trạng kì thị và phân biệt đối xử, họ phải đối mặt.
Nhìn chung, thông qua tuyên bố này của các quốc gia trên thế giới chúng ta có thể
thấy rằng việc phòng ngừa chống lây nhiễm HIV/AIDS đang là vấn đề khiến các quốc
gia phải đau đầu và cuối cùng đưa ra các mục tiêu táo bạo nhằm nổ lực vì một thế giới
không còn HIV/AIDS và đã được Đại Hội đồng thông qua vào ngày 10/06/2011. Các
nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã nhất trí cam kết, cùng nhau hành
động để không còn HIV/AIDS, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, để cộng đồng
được sống trong môi trường pháp luật, công bằng và không có tình trạng kỳ thị và phân
biệt đối xử.
2.2 Quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam
Người bị nhiễm HIV/AIDS vẫn có quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác. Thực
hiện tốt quyền với người nhiễm sẽ giúp họ sống có ích hơn và nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người không may bị nhiễm HIV
không phải là những người bị hạn chế, hoặc bị tước quyền công dân, họ có đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ mà quy định của pháp luật. Theo Luật phòng chống nhiễm vi rút gây
ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS (hay còn gọi là Luật
phòng, chống HIV/AIDS năm 2006), Luật này được căn cứ vào Hiến pháp nước cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ hợp thứ 10. Người
bị nhiễm HIV/AIDS có các quyền và nghĩa vụ như sau:
2.2.1 Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội
Quyền con người là giá trị nhân văn có tính lịch sử của nhân loại. Quyền con người
không chỉ có trong hiến pháp của mọi quốc gia mà còn là nội dung luôn được đề cao,
tôn trọng trong công ước, luật lệ quốc tế. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế
quan trọng công nhận các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp Việt Nam khẳng
định: “Mọi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền con người và được pháp luật
Việt Nam bảo vệ”.13
Từ mấy thập niên vừa qua, từ khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện, số người nhiễm
bệnh ngày càng tăng, độ tuổi lây nhiễm ngày càng trẻ hóa, sự kỳ thị phân biệt ngày càng
tăng, từ trong gia đình đến ngoài xã hội, bởi nhận thức của cộng đồng chưa đúng đắn.
Chính những thái độ thiếu tích cực của xã hội đã đẩy những người bị nhiễm HIV/AIDS
ngày càng xa với cộng đồng, họ bị kỳ thị, xa lánh và hất hủi đến vô tội vạ. Những hành
vi này đã đi trái với quy định của pháp luật nói chung và trái với (Điểm a, Khoản 1,
Điều 4). Luật phòng chống lây nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
HIV/AIDS nói riêng. Người nhiễm HIV/AIDS cũng có quyền được đối xử như tất cả
mọi người.
Chính tình trạng ngày càng trẻ hóa tuổi nhiễm HIV/AIDS nên đã tạo ra nhiều khó
khăn trong đời sống của những người bị nhiễm. Họ phải đối mặt với các rào cản khi họ
hòa nhập vào cộng đồng và thường sống bên lề của xã hội, ít nhiều bị phân biệt đối xử
về các quyền cơ bản như học vấn, nghề nghiệp hoặc tiếp cận với các dịch vụ y tế và sức
khỏe sinh sản.
Việc làm đối với người nhiễm HIV/AIDS luôn là một trong câu hỏi lớn cần được cả
cộng đồng cùng tìm lời giải. Không ít doanh nghiệp hoặc cá nhân hiện không chịu nhận
người nhiễm HIV/AIDS vào làm việc; chính vì doanh nghiệp chưa mạnh dạn “ mở
lòng” nên tỷ lệ người bị nhiễm bệnh vẫn còn cao. Nhiều người nhiễm HIV bằng nghị
lực đã vươn lên, bằng mọi cách mong tìm được công việc phù hợp để không là gánh
nặng của gia đình và xã hội nhưng cũng khó có việc làm ổn định. Sự lây lan và nguy
hiểm của dịch bệnh không chỉ là nỗi đau thể chất mà còn là vật cản khiến họ không tự
tin hòa nhập với cộng đồng. Việc làm không chỉ đem lại niềm vui, thu nhập cho người
bị nhiễm HIV/AIDS mà còn là cầu nối giúp họ tự tin, hòa nhập với cuộc sống. Hòa
nhập với cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS đang gặp những rào cản lớn trong dư
luận xã hội, chính bởi do sự thiếu hiểu biết của người dân, từ những định kiến khắt khe
của người đời, điều đó đã gây nên hậu quả xã hội nặng nề. Trước sự xa lánh, kỳ thị của
xã hội thì người nhiễm HIV/AIDS rất mong muốn được hòa nhập vào cộng đồng
13
“Quyền sống và quyền được tôn trọng của người nhiễm HIV”, nguồn: http://tapchicongsan.org.vn/Home/Vietnam-tren-duong-doi-moi/2011/13359/Quyen-song-va-quyen-duoc-ton-trong-cua-nguoi-nhiem-HIVAIDS.aspx,
[truy cập ngày 05/10/2014].
“Không nên thành lập các trung tâm cách biệt, cách ly vì làm cho chúng tôi dễ bị xã hội
mặc cảm thêm thôi”(biên bản phỏng vấn).14
Có thể thấy tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ngày càng tăng
một phần là do nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ. Nhiều người nghĩ HIV/AIDS có
thể lây qua các con đường thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống…Do hiểu biết
không đúng nên người dân áp dụng những biện pháp phòng tránh không đúng như tránh
tiếp xúc, gần gũi, sử dụng đồ dùng chung; từ chối các mối quan hệ khiến người có HIV
mất chỗ ở, mất việc làm, học tập, bị đùn đẩy khi khám chữa bệnh; cô lập, không cho
tiếp xúc với mọi người nên họ phải ở riêng trong gia đình, khu riêng trong bệnh viện; sự
bàn tán, đàm tiếu của cộng đồng đã làm mất dần vị trí của họ trong gia đình và xã hội và
do đó cũng mất luôn khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho cuộc sống và chăm
sóc sức khỏe. Và do đó, chính họ và con cái họ sẽ phải đối diện với tình trạng sống “bốn
không” (không nhà, không nghề nghiệp, không hộ khẩu và không có giấy khai sinh cho
con).15
HIV/AIDS không chỉ đặt vấn đề cho bản thân người bệnh mà còn cho nhiều thành
phần khác và đang trở thành một thách thức cho toàn xã hội. Phòng ngừa HIV đòi hỏi
toàn xã hội phải có một lối sống có trách nhiệm, đạo đức lành mạnh và việc chăm sóc
bệnh nhân AIDS không chỉ đòi hỏi về nghiệp vụ mà còn cần đến lương tâm và tấm lòng
của mỗi cá nhân và cả xã hội.
Khi nói về quyền con người, Công ước quốc tế, phần mở đầu cho các quyền dân sự,
chính trị ghi rõ: “Tất cả mọi người đều có quyền sống; quyền bình đẳng trước pháp luật
và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (năm 2013) đặc biệt đề cao và coi trọng quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”( Khoản 1, Điều 16), “Không ai bị
phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2,
Điều 16). Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định: Người sống chung với HIV/AIDS có
quyền “sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội” (Điểm a, Khoản 1, Điều 4); “Không kỳ
thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ” nhằm tạo điều
kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc
biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. PGS, TS Chung Á - Chánh Văn phòng
thường trực Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS - mại dâm - ma túy khẳng định: “Một
trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành đó là
14
Nhu cầu hội nhập của trẻ nhiễm HIV/AIDS , nguồn: http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-nhu-cau-hoi-nhap-cua-trenhiem-hivaids-tai-trung-tam-mai-hoa-11003/, [ngày truy cập 8/10/2014].
15
Quyền sống của con người,
http://niemvuimoi.org/NewsDetail.aspx?ID=547&AspxAutoDetectCookieSupport=1, [ngày truy cập 8/10/2014].
việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò của việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người
trong phòng, chống HIV/AIDS”.16
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử dưới bất cứ
hình thức nào đối với người nhiễm HIV/AIDS. Họ được pháp luật bảo vệ, họ có quyền
được hưởng cuộc sống đầy đủ như mọi người, được học tập, vui chơi, làm việc, họ được
quyền hòa nhập vào cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội để cuộc sống có ý nghĩa
hơn. Quyền này cũng ghi rõ trong Điều 59 của Hiến Pháp. Tuyên ngôn nhân quyền thế
giới cũng nêu rõ nội dung này ở Điều 26. Những người có HIV/AIDS rất cần được sự
hỗ trợ của gia đình và xã hội. Nếu bị kỳ thị và phân biệt đối xử, họ gần như mất chỗ dựa
cả về vật chất và tinh thần, làm họ mất hết lòng tự tin và như bị dồn vào ngõ cụt. Ngay
cả những đứa trẻ vô tội, ngây thơ cũng trở thành nạn nhân của sự kỳ thị và phân biệt của
thế giới người lớn.
2.2.2 Được điều trị và chăm sóc sức khỏe
Trong những năm qua, với sự nổ lực của Chính Phủ và hỗ trợ của các tổ chức quốc
tế số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Thế
nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế đáng kể trong lĩnh vực y tế nói chung và
điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV nói riêng. Chính bởi do nhận thức
chưa đầy đủ về đại dịch HIV/AIDS mà trong cộng đồng xã hội tạo nên bức tường vô
hình nhằm tách biệt, cách li với những người nhiễm bệnh, dễ thấy nhất là trong hệ thống
chăm sóc y tế, không được tiếp cận với các dịch vụ y tế và thường chi phí điều trị rất
tốn kém.
Theo Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 tại Khoản 1, Điều 1 có quy định
“Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể, được
bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được
phục vụ về chuyên môn y tế”. Công dân Việt Nam đang sống và làm việc theo pháp luật
Viêt Nam thì tất cả mọi người hễ là công dân Việt Nam thì đều có quyền được chăm sóc
sức khỏe. Vì vậy bất kể là ai, công dân bình thường hay người nhiễm HIV/AIDS họ đều
có quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều 8 khoản 9 Luật phòng chống nhiễm vi rút
gây suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS nghiêm cấm từ chối khám, chữa bệnh cho
một người vì biết hoặc nghi ngờ đó nhiễm HIV; Điều 38 của luật này nêu rõ: Cơ sở y tế,
thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm
HIV( Khoản 1.2); người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh
khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa
đó
hoặc tại chuyên khoa riêng và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác
(Khoản 3).
16
Việt Nam trên đường đổi mới, nguồn : http://tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doimoi/2011/13359/Quyen-song-va-quyen-duoc-ton-trong-cua-nguoi-nhiem-HIVAIDS.aspx), [ngày truy cập
11/10/2014].
Đảng và Chính Phủ đã có những chính sách, nhằm cải thiện tình trạng nhiễm bệnh
đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đảng và Nhà nước có quan điểm rằng: “Tất cả trẻ em bị
nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều được hưởng đầy đủ tất cả các
quyền lợi dành cho một người về ăn ở và học tập. Điều căn bản là giúp các em có được
một cuộc sống tối thiểu như có một chỗ ở, có một mái ấm tình thương hay một trung
tâm bảo trợ. Tại những nơi đó, các trẻ cần được chăm sóc sức khỏe và điều trị khi bị
bệnh”.17 Tại Điều 53 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 có quy
định: “Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử, được Nhà nước và xã hội tạo
điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình và tại các cơ sở trợ giúp trẻ em”.
Tình hình hiện nay cho thấy đối tượng nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa đặc biệt là trẻ
em. Theo số liệu thống kê ước tính mỗi năm ở Việt Nam có từ 1 triệu đến 1,5 triệu phụ
nữ mang thai thì có khoảng gần 6000 người bị nhiễm HIV và gần 2000 trẻ em mới sinh
hằng năm có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ.18 Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào có mẹ bị
nhiễm HIV là bị nhiễm HIV, nếu biết cách phòng tránh và chăm sóc đúng cách thì số trẻ
nhiễm HIV/AIDS sẽ giảm đáng kể.
Do lúc nào cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên đã gây cản trở các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em nhiễm HIV. Chính do sự kỳ thị của cộng đồng
nên tạo nên sự e ngại chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm bệnh,
và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều
trị cho các em gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe của trẻ em có tới 51,5 % số trẻ em nhiễm HIV không được tiếp cận các dịch
vụ chắm sóc sức khỏe và điều trị bệnh một cách đầy đủ. Trong số đó có tới 35% trẻ bị
bỏ rơi không được quan tâm đúng mức từ phía cộng đồng và xã hội.
Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, ở Điều 12 có quy định “tất
cả các trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng”. Chăm sóc ở đây có thể hiểu là
chăm sóc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất để phát triển về
mặt trí tuệ và đạo đức. Các hành vi đi ngược lại với quy định, bỏ rơi, ngược đãi trẻ em
bị nhiễm HIV là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, trước tình hình đại dịch
HIV/AIDS ngày càng lan rộng và làm cho những người sống chung với HIV càng
hoang mang, và bi quan trong cuộc sống.
Sự quan tâm kịp thời của Nhà nước và cộng đồng là động lực lớn để những người
mắc bệnh có thêm ý chí và tự tin vào cuộc sống. Hạn chế những hành vi kỳ thị và phân
biệt đối xử, chung tay điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS để
ngày càng đẩy lùi đại dịch mang tính toàn cầu này. Luật phòng, chống HIV/AIDS năm
2006 có quy định rằng khi điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV, thì họ phải được
17
Thực trạng và giải pháp về việc chăm nom sức khỏe cho trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, nguồn:
http://ketnooi.com/forum/viewtopic.php?f=116&t=140621, [ngày truy cập 15/10/2014].
18
chương trình phòng chống HIV/AIDS, thực trạng và giải pháp, nguồn : http://khotailieu.vn/tieu-luanchuongtrinh-phong-chong-hivaids-quoc-gia-thuc-trang-va-giai-phap/, [ngày truy cập 15/10/2014].
đối xử bình đẳng như các bệnh nhân khác. Bên cạnh đó, Luật này còn quy định trách
nhiệm của Nhà nước trong việc cấp thuốc kháng HIV miễn phí, được quy định tại Điều
39, Khoản 2: “Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề
nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ
mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng
HIV”.
Tiếp theo, cũng ở Điều 39, Khoản 3 có đề cập đến thuốc kháng HIV do ngân sách
nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp
miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên:
“Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV; Người nhiễm HIV tích cực tham gia
phòng, chống HIV/AIDS; Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Theo
pháp luật Việt Nam khi quy định về trách nhiệm điều trị cho người nhiễm HIV có thể
hiểu là cơ sở y tế có trách nhiệm khám bệnh và chữa bệnh cho người nhiễm HIV, tiếp
cận, giáo dục và tư vấn giải thích cho họ hiểu về HIV/AIDS, để họ tự chăm sóc và bảo
vệ mình, có ý thức tránh lây nhiễm cho mọi người. Có thể thấy, quyền được chăm sóc
sức khỏe của người nhiễm HIV cũng giống như quyền của những người bình thường
khác, có nghĩa là họ cũng được hưởng tất cả các quyền được chăm sóc sức khỏe như
mọi người.
Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng lây nhiễm HIV/AIDS chiếm tỉ lệ cao, nên rất được
sự quan tâm của Nhà nước và theo dõi chăm sóc đặc biệt của Bộ Y tế. Ở Điều 35 của
Luật phòng, chống HIV/AIDS có quy định về việc điều trị cho phụ nữ mang thai mà bị
nhiễm HIV: “Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng
lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện
các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV
trong thời kỳ mang thai; Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối
với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các
biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”.
Công tác chăm sóc sức khỏe và khám, điều trị cho các trẻ em nhiễm HIV/AIDS
được các cơ sở y tế quan tâm tích cực. Số trẻ nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV
ngày càng tăng, tình trạng sức khỏe của nhiều em nhờ đó đã cải thiện rõ rệt.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên của Liên hợp quốc thì trách
nhiệm của Chính phủ Việt Nam không chỉ ở phạm vi trong nước mà trách nhiệm đó
mang tầm quốc tế, có nghĩa là khi ký và chấp nhận những văn bản quốc tế khi nói về
quyền con người thì khi soạn thảo và thực thi luật pháp của quốc gia, Chính phủ Việt
Nam cũng phải xem xét nội dung và trách nhiệm của mình đối với các luật quốc tế. Cụ
thể, khi nói đến quyền con người nói chung và những người bị nhiễm HIV nói riêng thì
ở luật pháp quốc tế, quyền được chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV được bảo
đảm “Mọi người có quyền thụ hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe
thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản, với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và
có thể chi trả được, và tiếp cận được với các cơ sở y tế”.19 Điều 12 của công ước
ICESCR có quy định “Các quốc gia hội viên ký kết Công ước này thừa nhận cho mọi
người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất, tinh thần”. Ngoài ra, trong
Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 cũng có đền cập đến vấn đề sức khỏe của con
người “Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự
no ấm cho bản thân và gia đình gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các
dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, góa bụa,
tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát
của mình”.20
Nói chung, kể cả luật Việt Nam lẫn luật quốc tế khi quy định về quyền con người
đều được dành rất nhiều quyền lợi và ưu ái, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, bởi sức khỏe là
vàng, nên vấn đề sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS được quan tâm sâu sắc.
2.2.3 Học tập, học nghề, việc làm
Quyền học tập
Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm, chú trọng. Bởi vì “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với
lý tưởng độc lập dân tộc, và chủ ngh a xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc”21. Với ý nghĩa đó, quyền học tập là một quyền rất quan trọng, là loại quyền
trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội.
Quyền học tập là quyền của tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ lớn bé, nam
hay nữ, người bình thường hay khuyết tật và kể cả những người đang sống chung với
HIV. Quyền này đảm bảo cho người bị nhiễm HIV được học tập, được tiếp cận với nền
giáo dục của đất nước trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, nhất là đối với trẻ em
đây là lứa tuổi đang phát triển, và hiếu động cần được học tập và được sống hòa nhập
với cộng đồng, không bị phân biệt đối xử, bị bạn bè cùng trang lứa xa lánh, kỳ thị do
HIV. Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, có quy định rằng học tập là quyền và nghĩa
vụ của công dân22. Điều 40 của Hiến pháp này còn nói thêm: “Mọi người có quyền
nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ
các hoạt động đó”.
Theo Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định “trẻ em
có quyền được học tập”. Đây là quyền đương nhiên trẻ em nào cũng được hưởng,
không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập và tạo
điều kiện để ai cũng được học hành. Trẻ em bình thường hay trẻ bị nhiễm HIV đều
19
Đoạn 29, Tuyên ngôn nhân quyền ASIAN năm 2012.
Điều 25, Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948.
21
Điều 2, Luật giáo dục năm 2005.
22
Điều 39, Hiến pháp năm 2013.
20
được học chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, nhưng đối với các trẻ
bị nhiễm HIV thì chương trình học của các em sẽ được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt
với từng trẻ trên cơ sở động viên, khuyến khích trẻ học tập tích cực và hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày
29/12/2009 quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời
xây dựng và triển khai hiệu quả việc thực hiện tiểu đề án “Xây dựng môi trường tiếp
cận giáo dục cho trẻ em bị nhiễm và trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS”. Ngay
sau đó, nhiều sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục
thực hiện các quy định về chống kì thị, phân biệt đối xử, đảm bảo quyền được học tập
và làm việc của người nhiễm HIV, trong đó trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.23
Tại Khoản 8, Điều 7 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 có
quy định “Cản trở việc học tập của trẻ em” là hành vi bị nghiêm cấm. Tức là mọi trẻ
em đều được đến trường học tập không một ai có thể cản trở việc học của trẻ. Bên cạnh
đó, ở Điều 16 của luật này còn quy định: “Trẻ em có quyền học tập; Trẻ em học ở cấp
giáo dục tiểu học trong các cơ sở giáo dục công cộng không phải đóng học phí”. Ở đây,
Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để cho trẻ được đến trường, ngay cả những trường hợp
khó khăn, và chính sách không lấy tiền học phí ở các cơ sở giáo dục công cộng đã cho
thấy rằng Chính phủ ta rất chú trọng nền giáo dục.
Khoản 4, Điều 12 của Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 quy định về trách
nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS: “Bộ Giáo dục và
Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ lao động Thương binh và Xã
hội, các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy; kết hợp
giáo dục phòng chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và chỉ đạo
các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân về phòng, chống HIV/AIDS”. Bên
cạnh đó, Khoản 2, Điều 15 của luật này cũng quy định về những hành vi bị cấm của cơ
sở giáo dục đối với người nhiễm HIV bao gồm: “Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên,
học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; kỉ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên và
lý do người đó bị nhiễm HIV; Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên
tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở và lý do người đó bị nhiễm HIV; Yêu cầu xét
nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên,
học viên hoặc người đến xin học”.
Tuy có nhiều văn bản và quy định về vấn đề giáo dục cho trẻ em nhưng vẫn còn rất
nhiều hạn chế, vì hiện nay các trẻ em bị nhiễm HIV đang rơi vào tình trạng kỳ thị và
phân biệt đối xử gây trở ngại cho việc học tập của trẻ em nhiễm HIV rất nổi cộm ở các
nhà trường, song chủ yếu là do người lớn chứ trẻ em thì còn nhỏ nên rất vô tư. Chỉ có
rất ít trường học ở Việt Nam chập nhận dạy trẻ em nhiễm HIV hòa nhập với trẻ em bình
23
Vấn đề quan tâm quyền của người nhiễm HIV/AIDS,
http://www.baotintuc.vn/van-de-quan-tam/quyen-cua-nguoi-nhiem-hivaids-20121201114412883.htm), [ngày truy
cập 24/10/2014].
thường, còn đại đa số là không chấp nhận cho trẻ bị nhiễm bệnh vào học. Việc không
chấp nhận không phải do nhà trường không chấp nhận mà là do sức ép của phụ huynh,
họ quyết liệt phản đối không đồng ý cho con mình học chung với những trẻ bị nhiễm
HIV. Trước tình trạng này, nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp ngăn chặn thì vấn
đề kỳ thị trẻ nhiễm HIV sẽ thành đại dịch và ngày càng trầm trọng hơn. Trẻ em bị
nhiễm HIV có quyền được học tập như những trẻ em bình thường khác.
Quyết định số 570/QĐ – TTg Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc và trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020 quy định Bộ Giáo dục và Đào
tạo
có trách nhiệm: Triển khai việc hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS theo nhu cầu của trẻ; Năng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác
giáo dục về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; Triển khai
các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
trong trường học và lồng ghép với các hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo.
Từ hệ thống các văn bản luật của Việt Nam thì ta thấy rằng tất cả mọi người đều có
quyền học tập kể cả những nhóm người dễ bị tổn thưởng, người bị nhiễm HIV. Không
chỉ vậy, quyền học tập của người nhiễm HIV còn được bảo vệ bởi các văn bản quốc tế.
Theo Khoản 1, Điều 20 của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948
trong đó nêu rõ “Mọi người đều có quyền học tập, giáo dục phải miễn phí, ít nhất là các
bậc tiểu học, và trung học cơ sở. giáo dục tiểu học là bắt buộc, giáo dục k thuật và dạy
nghề phải mang tính phổ thông và giáo dục đại học hay cao học phải theo nguyên tắc
công bằng cho bất cứ ai có khả năng”. Không chỉ ở Tuyên ngôn nhân quyền 1948 mới
có quy định về vấn đề này, ở văn bản khác có quy định: “Thi hành giáo dục tiểu học bắt
buộc, sẵn có, không mất tiền cho tất cả mọi người; Khuyến khích phát triển nhiều hình
thức giáo dục trung học, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình
thức giáo dục này có sẵn và mở cửa cho tất cả mọi trẻ em, và thi hành các biện pháp
thích hợp như việc thực hiện giáo dục không mất tiền và trợ cấp về tài chính khi cần
thiết; Dùng mọi phương tiện thích hợp để làm cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng
của mình, có thể hưởng nền giáo dục đại học; Hướng dẫn và thông tin về giáo dục và
dạy nghề có sẵn và để mọi trẻ em đều có thể được hưởng thụ; Có biện pháp khuyến
khích việc đi học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ bỏ học”.24 Không những luật
Việt Nam mà luật quốc tế cũng thừa nhận rằng quyền học tập là quyền của tất cả mọi
người, Nhà nước luôn tạo điều kiện để trẻ được đến trường, bất kể trẻ có hoàn cảnh,
điều kiện như thế nào, luôn đối xử công bằng và nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân
biệt đối với những trẻ có HIV.
Học nghề, việc làm
24
Khoản 1, Điều 28 của Công ước về các quyền của trẻ em (CRC),1989.
Học nghề và lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, mọi người đều có quyền
tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm phù hợp với khả năng của mình. Theo quy định
của Điều 35 Hiến pháp 2013 thì: “Công dân có quyền có việc làm, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công, ăn lương được bảo đảm các điều
kiện làm việc công bằng, an toàn; Được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; Nghiêm cấm
phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối
thiểu”. Lao động là quyền của tất cả mọi người nhưng trong xã hội lại có nhiều thành
phần, vậy nên quyền bình đẳng trong lao động rất quan trọng. Không được kỳ thị, phân
biệt đối xử với những nhóm người dễ bị tổn thương, nhất là những người bị nhiễm HIV.
Người nhiễm HIV cũng như mọi người, cũng có quyền đi học nghề, có quyền dùng
chính sức lao động của mình để đi làm, trang trải cho cuộc sống.
Tại Điều 45 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Điều 5 của Bộ Luật Lao động quy
định cá nhân có quyền lao động, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc
làm, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội… Như
vậy, tất cả mọi người, kể cả người nhiễm HIV đều có quyền làm việc, quyền được có
việc làm phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng và nghề được đào tạo, không ai có thể
tước đi quyền này của họ.
Theo quy định của Điều 14 của Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 thì người
sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ
chuyên môn của người nhiễm HIV; Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe nhưng
phải chuyển việc khác chỉ vì lý do người đó nhiễm HIV; Người sử dụng lao động cũng
không được yêu cầu người lao động phải xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét
nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng lao động vì lý do
người đó nhiễm HIV.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về
phòng chống HIV/AIDS trong đó có những quy định về việc chống kỳ thị, phân biệt đối
xử với người có HIV cũng như quyền có việc làm của họ. Tuy nhiên trong thực tế thì
người sử dụng lao động và người lao động chưa thật sự hiểu rõ, hiểu đúng về
HIV/AIDS, về các đường lây nhiễm, đường không lây nhiễm HIV, họ thường gắn người
nhiễm HIV với tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy. Bởi thế, nên họ e ngại, hạn chế tiếp
xúc với người nhiễm HIV, họ không chấp nhận hợp đồng công việc với người có HIV
hoặc cùng làm việc, cùng sinh hoạt chung với người lao động nhiễm HIV. Thậm chí
nhiều người lao động giỏi vì không muốn làm việc với người có HIV mà đã gây sức ép
cho chủ lao động đòi chuyển công việc khác hoặc tệ hơn là xin nghỉ việc… Những hành
vi như vậy đã vi phạm pháp luật về quyền lao động của công dân.
Trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam, quyền con người nhất là
quyền lao động luôn được ghi nhận và tôn trọng. Tại phiên họp đặc biệt của đại hội
đồng Liên hợp quốc ngày 27/1/2001, nguyên thủ các nước đã long trọng cam kết:
“Thừa nhận quyền và tự do cho tất cả mọi người mang tính thiết yếu trong việc giảm sự
dễ bị tổn thương cuả người bị HIV/AIDS. Tôn trọng quyền của những người đang sống
cùng HIV/AIDS. Đây sẽ là một sự phòng chống có hiệu quả”.
Trước tình hình quyền lao động của người nhiễm HIV bị xâm phạm, ILO đã đề ra 10
Qui tắc cơ bản trong phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp và nơi làm việc, trong
đó đề cập đến nhiều nội dung về quyền có việc làm và được làm việc của người lao
động cũng như các vấn đề không kì thị, phân biệt đối xử người lao động nhiễm HIV;
không xét nghiệm HIV vì mục đích tuyển dụng hoặc sàng lọc; xây dựng môi trường làm
việc lành mạnh, an toàn cho người lao động và chính sách phòng ngừa lây nhiễm HIV
cho người lao động, chăm sóc người lao động nhiễm HIV.
Ngoài ra, một số văn kiện quốc tế khác còn quy định: “Mọi người đều có quyền làm
việc, quyền tự do lựa chọn công việc, quyền hưởng những điều kiện làm việc chính
đáng, đàng hoàng, thuận lợi và có quyền tiếp cận với các hình thức hỗ trợ thất nghiệp;
Mọi người đều có quyền thành lập các công đoàn và tham gia công đoàn theo lựa chọn
của mình để bảo vệ lợi ích của chính mình, theo luật và các quy định của quốc gia;
không trẻ em hay thanh niên nào phải chịu sự bóc lột về kinh tế và xã hội. Những người
thuê trẻ em và thanh niên làm công việc ảnh hưởng đến đạo đức, sức khỏe hay nguy
hiểm đến tính mạng, hay có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của
các em, bao gồm việc học tập, phải bị pháp luật trừng phạt. Các quốc gia thành viên
ASEAN cũng cần quy định tuổi giới hạn lao động mà việc sử dụng lao động trẻ em dưới
tuổi đó phải bị pháp luật cấm và trừng phạt”25. Có thể nói, vì tất cả mọi người đều có
quyền được lao động, có quyền được học nghề, làm việc nên người nhiễm HIV cũng
vậy, họ cũng đó đầy đủ các quyền như mọi người bình thường khác. Tạo công ăn việc
làm cho người nhiễm HIV khi họ đang còn đủ sức khỏe là một việc làm hết sức nhân
đạo và cần thiết. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của
HIV/AIDS.
2.2.4 Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS
Riêng tư là đều mà người dân muốn giấu kín, không muốn cho ai biết, chỉ trừ ra
những người thân thiết, đáng tin tưởng để giải bày tâm sự, có thể bày tỏ được những
điều thầm kín trong lòng. Được giữ bí mật riêng tư là quyền của mọi người, thế nhưng
cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về quyền này. Tiến sĩ Lê Đình Nghị có
định nghĩa về khái niệm bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư là những thông tin, tư
liệu (gọi
chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên
quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và
25
Đoạn 27, Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN năm 2012.
những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận” 26. Có
thể hiểu quyền giữ bí mật riêng tư là quyền đảm bảo cho thông tin cá nhân của một
người được giữ bí mật, không thể tiết lộ cho người khác biết.
Vấn đề giữ bí mật riêng tư của người nhiễm HIV có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì
một khi mọi người biết họ có HIV thì họ sẽ bị xa lánh, kỳ thị. Họ sẽ bị e ngại, xấu hổ và
còn rất nhiều lý do để họ không muốn cho người khác biết về tình trạng bệnh của mình.
Nếu thông tin về họ được giữ kín thì sẽ là động lực khuyến khích người có HIV đi đến
cơ sở y tế để xét nghiệm, biết về tình trạng bệnh và đây còn là cách để họ tiếp cận được
với thông tin, hiểu biết về căn bệnh mà mình đang mắc phải, để biết cách tự chăm sóc
và phòng ngừa. Chính vì thế mà quyền giữ bí mật riêng tư rất được chú trọng và bảo vệ.
Khoản 1, Điều 38 Bộ Luật Dân sự có quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được
tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.
Khi nói đến bí mật riêng tư về HIV/AIDS là phải nói đến vấn đề xét nghiệm HIV.
Tại Điều 27 Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006 quy định: “Việc xét nghiệm HIV
được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm”. Tức là người đi xét
nghiệm là tự nguyện, không ai ép buộc. Đối với vấn đề HIV ở nơi làm việc thì người
tuyển dụng không được yêu cầu người dự tuyển lao động phải xét nghiệm HIV hoặc
xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.27 Đối với trường học thì các cơ sở không được yêu
cầu học sinh, sinh viên, người tham gia hoặc người đến xin học phải xét nghiệm HIV
hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.
Tuy đây là quyền riêng tư của người nhiễm HIV nhưng theo quy định của Điều 30
của Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006 thì trong vấn đề thông báo kết quả và nhận
thông báo kết quả xét nghiệm hay nói cách khác là kết quả xét nghiệm HIV dương tính
chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây: “Người được xét nghiệm; Vợ hoặc
chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét
nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Nhân viên được
giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người
được xét nghiệm; Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các
cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người
nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc
cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế; Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y
tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa
bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm
giam; Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan
quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này”. Bên cạnh đó, ở Khoản 2, Điều 30 của luật
này cũng quy định rõ là những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ
26
Bí mật về đời tư theo pháp luật Việt Nam, nguồn :http://www.luatphamviet.com/v/726/ve-bi-mat-doi-tu-theophap-luat-viet-nam.aspx, [ ngày truy cập 26/10/2014].
27
Điều 14, Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006.
bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1
Điều này.
Quyền được giữ bí mật riêng tư là quyền cơ bản của công dân, đây còn là một quyền
Hiến định nằm trong quy định của Hiến pháp. Vậy nên nếu một ai xâm phạm sẽ là hành
vi vi phạm pháp luật.
Theo quy định của Điều 13 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 “Cơ quan, người tiến
hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp
luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu của họ”.
Như vậy có thể thấy quyền riêng tư của cá nhân rất được đề cao, và tôn trọng, nếu
vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Một khi có dấu hiệu vi phạm quyền được giữ bí mật riêng tư liên quan đến
HIV/AIDS và cấm công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ
cho người khác biết việc một người nhiễm HIV được quy định tại Điều 4 và Điều 8
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS) thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm b, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 6,
Điều 18 Nghị định 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS:
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: “Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của
người đó, trừ trường hợp quy định về thông báo kết quả xét nghiệm quy định tại Điều
30 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người(HIV/AIDS)”.
Pháp luật quốc tế cũng có nhiều hiệp định, văn kiện để bảo đảm các quyền con
người, trong đó có những quy định về quyền riêng tư của cá nhân. Theo Điều 17 của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR): “Không ai bị can thiệp
một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín
hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Bên cạnh đó, Tuyên ngôn nhân
quyền cũng có quy định về vấn đề bí mật đời tư, theo nội dung của bản Tuyên ngôn thì
không ai có thể bị can thiệp vào đời tư cá nhân, gia đình, chỗ ở và thư tín một cách tùy
tiện, đồng thời cũng không được xúc phạm đến danh dự, uy tín của cá nhân. 28 Tuy pháp
luật Việt Nam và quốc tế có nhiều quy định về quyền được bảo vệ bí mật đời tư của
người bị nhiễm HIV nhưng thực tế còn rất nhiều tình trạng đời tư của những người có
HIV bị tiết lộ, pháp luật không được tuân thủ theo đúng quy định. Chính việc đời tư bị
tiết lộ, đã mang lại nhiều hậu quả xấu cho những người nhiễm bệnh. Vì vậy, pháp luật
cần có những quy định cụ thể hơn nữa trong công tác ban hành và thực thi pháp luật,
28
Điều 12, Tuyên ngôn nhân quyền 1948.
đưa ra chế tài cụ thể và nghiêm khắc để bảo đảm quyền đời tư cá nhân người nhiễm
HIV được bảo vệ như những cá nhân bình thường khác.
2.2.5 Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị HIV trong giai đoạn cuối
Vấn đề từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị HIV trong giai đoạn cuối của
những người nhiễm HIV/AIDS được quy định trong pháp luật Việt Nam cụ thể là trong
Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006. Đây được xem là một quyền đặc biệt dành cho
người có HIV ở Việt Nam và cũng là điểm khác biệt của luật Việt Nam so với luật của
các nước trên thế giới khi quy định về HIV theo Phó vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ y tế)
Nguyễn Huy Quang đã cho biết.
Có thể hiểu đối với người bị nhiễm HIV trong thời gian lâu, nếu không được điều trị
sớm và kịp thời sẽ chuyển qua giai đoạn AIDS. Theo báo cáo của Bộ y tế trong 6 tháng
đầu của năm 2013, trên cả nước có khoảng 213.413 trường hợp nhiễm HIV/AIDS.
Trong đó có 63.373 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và có 63.133 người tử
vong, đây là con số không nhỏ cho thấy rằng HIV/AIDS là căn bệnh hết sức nguy hiểm,
cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Ở giai đoạn AIDS cơ thể của người bệnh bị suy
giảm miễn dịch trầm trọng như nổi hạch toàn thân, kèm theo những cơn sốt kéo dài cả
tháng, kèm theo đó là hiện tượng tiêu chảy kéo dài và sụt cân (khoảng 10% trọng lượng
cơ thể). Khi bệnh năng hơn thì có biểu hiện da bọc xương, bị nấm miệng, u phổi và các
bệnh lí về xương khớp, hay viêm loét miệng bị hoại tử rất nhanh. Chính vì biểu hiện của
giai đoạn AIDS mang lại nhiều đau đớn không những về mặt thể xác mà còn về tinh
thần của người bệnh cũng như gia đình của họ, việc quy định về quyền từ chối khám
bệnh, chữa bệnh của người đang điều trị HIV giai đoạn cuối của luật pháp Việt Nam là
hợp lý phù hợp với tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta. Nhưng phải khẳng định rằng
quy định của điều khoản này không giống như quy định về cái chết nhân đạo của các
nước áp dụng. Trong quy định này của Luật phòng chống HIV/AIDS, y bác sĩ không
chủ động làm ngừng cuộc sống của bệnh nhân mà chỉ chấp thuận nguyện vọng thôi điều
trị của họ, để họ không phải kéo dài những ngày tháng đau đớn về thể xác. Đây là một
điểm mới của luật pháp Việt Nam so với các nước.
2.3 Nghĩa vụ của ngƣời nhiễm HIV
Hiện nay tình hình lây nhiễm HIV đang ở mức báo động, tỉ lệ người nhiễm bệnh vẫn
còn tăng cao. Vậy nên vấn đề phòng chống lấy nhiễm HIV/AIDS là vấn đề cấp thiết
hiện nay, và đây cũng chính là một trong những nghĩa vụ mà người nhiễm HIV phải
tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006 quy định về nghĩa vụ của người nhiễm
HIV/AIDS, theo luật thì: Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV sang
người khác; thông báo tình trạng HIV dương tính của bản thân cho vợ, chồng hoặc cho
người chuẩn bị kết hôn biết; thực hiện các hướng dẫn về điều trị kháng vi rút (ARV);
thực hiện các nghĩa vụ khác đã được quy định trong Luật Phòng, chống HIV và các luật
khác có liên quan. Người nhiễm HIV bên cạnh được hưởng các quyền thì người bị
nhiễm HIV cũng phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.29
2.3.1 Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV sang người khác
HIV là một bệnh truyền nhiễm, gây suy giảm miễn dịch ở người, nhưng nó không dễ
lây truyền như các bệnh thông thường khác. Nói như vậy không có nghĩa là HIV ta
không đề phòng, thực ra nếu không có hiểu biết về căn bệnh này thì rất dễ lây bệnh sang
người khác một cách vô ý. HIV lây nhiễm cho người khác dễ nhất là qua đường máu
khi sử dụng kim tiêm chưa tiệt trùng, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền
từ mẹ sang con.
Một số biện pháp phòng chống HIV.
Đối với lây truyền qua đường máu thì nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của
người khác như: Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiệm dùng chỉ
một lần khi tiêm chích; dùng riêng hoặc tiệt trùng trước khi sử dụng các dụng cụ cá
nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu…; sử dụng găng tay khi tiếp xúc với máu; và
hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.
Để phòng trách lây nhiễm HIV qua đường tình dục cần chú ý không để dịch sinh dục
như tinh dịch, dịch âm đạo tiếp xúc trực tiếp qua da; sử dụng bao cao su thường xuyên
và đúng cách khi quan hệ tình dục, đặc biệt là đối với người bán dâm hoặc người chưa
biết rõ tình trạng sức khỏe có nhiễm HIV hay không. Ngoài ra để phòng tránh lây nhiễm
qua đường tình dục thì cần sự chung thủy hai phía, giảm quan hệ với nhiều người vì
càng quan hệ tình dục với nhiều người thì càng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao; với giới
trẻ thì
không quan hệ tình dục trước hôn nhân, đây là cách phòng lây nhiễm qua đường tình
dục có hiệu quả.
Để phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con thì mọi phụ nữ cần nâng cao nhận thức,
hiểu biết về các hành vi lây truyền qua đường tình dục như phần trên người viết đã đề
cập để phòng tránh; tiếp cận các phương tiện tránh thai cho phụ nữ đã nhiễm HIV. Nếu
phụ nữ nhiễm HIV mang thai thì phải đến cơ sở y tế khám thai và được tư vấn cách xử
lý.
Việc phòng tránh lây nhiễm HIV cho người khác là vấn đề cấp thiết và còn là nghĩa
vụ bắt buộc người có HIV phải chấp hành nghiêm chỉnh. Nếu có hành vi cố tình chống
đối pháp luật sẽ bị xử lý theo Bộ Luật hình sự. Theo Điều 117 Bộ luật hình sự của Việt
Nam năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về việc người nào biết mình
nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác bằng những hành vi như dùng kim
tiêm vào người mình rồi tiêm vào người khác, dùng dao, mảnh chai… rạch chân tay
mình cho dính máu rồi rạch vào người khác, quan hệ tình dục bừa bãi với người khác…
thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Ở Khoản 2 của điều này còn quy định thêm phạm
29
Khoản 2, Điều 4, Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006.
tội trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: Đối với nhiều người;
đối với người chưa thành niên; đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa
bệnh cho mình; đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nan nhân.
Ngoài ra, Điều 118 của luật này còn quy định thêm về tội cố ý truyền HIV cho người
khác, nếu không thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này. Hành vi
cố ý truyền HIV cho người khác có thể hiểu là người phạm tội đã biết mình bị nhiễm
HIV nhưng vì động cơ nào đó vẫn có những hành vi như lấy máu của người nhiễm HIV
truyền cho người khác; dùng các dụng cụ đã dính máu của người nhiễm HIV để chọc,
rạch vào người người khác; dùng thủ đoạn làm cho những bình, túi máu sạch dự trữ
trong các bệnh viện trở thành máu bị nhiễm vi rút HIV... Đối với người phạm tội quy
định ở điều này thì theo quy định sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm và sẽ bị phạt tù
từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân khi phạm tội rơi vào trường hợp có
tổ chức; đối với nhiều người; đối với người chưa thành niên; đối với người đang thi
hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; lợi dụng nghề nghiệp. Mặt khác,
người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối với các hành vi vô tình lây nhiễm cho người khác như không biết mình bị HIV
cứ nghĩ mình khỏe mạnh rồi quan hệ tình dục với người khác, dùng kim tiêm có dính
máu người bệnh hay truyền máu nhiễm bệnh cho người khác mà không hay biết… các
trường hợp này thì không thể xem họ là tội phạm và họ chỉ bị xử lý hành chính theo quy
định của pháp luật hiện hành. Riêng trường hợp người mẹ mang thai có HIV sinh con ra
bị nhiễm HIV thì không phạm tội.
2.3.2 Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng
hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết
Khác với các xét nghiệm khác, xét nghiệm HIV khẳng định một tình trạng sức khỏe
đặc biệt. Đó là tình trạng nhiễm bệnh suốt đời, có thể dẫn đến cái chết. Do vậy, người
nhiễm HIV rất cần được hỗ trợ về mặt tâm lý, cũng như sự hướng dẫn để ngăn ngừa sự
lây truyền HIV cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Bên cạnh
đó, việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc
cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết còn là nghĩa vụ pháp lý của người có HIV,
được quy định ở Điểm b, Khoản 2, Điều 4 của Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006.
Một khi không nói cho vợ, hoặc chồng biết về tình trạng nhiễm HIV, cố tình giấu giếm,
người bệnh phải sống trong nỗi sợ hãi, lo âu, tinh thần sẽ suy sụp, mặt khác nếu không
nói để cả hai tìm cách phòng ngừa thì vô tình khiến cho bạn tình của mình cũng bị
nhiễm bệnh. Việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho bạn tình của mình
biết không phải là điều dễ dàng, về mặt tâm lý, người vợ, hoặc chồng của mình sẽ rất
sốc khi được biết, thậm chí sụp đỗ tinh thần và tệ hơn nữa là muốn rời xa vợ hoặc chồng
mình vì sợ bị lây nhiễm. Nhưng không vì vậy mà người bệnh lại không thông báo,
người nhiễm HIV cần cho bạn tình của mình biết về tình trạng nhiễm HIV của mình và
luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh làm lây HIV cũng như các bệnh
lây truyền qua đường tình dục khác cho bạn tình.
2.3.3 Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV
Những năm gần đây, điều trị bằng thuốc kháng vi-rút HIV (ARV) ngày càng được
mở rộng và số người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV cũng tăng lên nhanh
chóng. Ngoài tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người nhiễm HIV, điều trị bằng thuốc ARV cũng đã được chứng minh là một
biện pháp dự phòng nhiễm HIV hiệu quả, giúp giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con,
giảm lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.
ARV là viết tắt của Antiretroviral. Là chữ viết tắt thường dùng để chỉ loại thuốc
được chế ra nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nó còn được biết
đến với cách viết ART (liệu pháp kháng retro vi- rút). Nếu điều trị ARV hiệu quả, thì có
thể làm chậm sự phát triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều năm. ARV là thuốc đặc
biệt chống lại vi rút HIV. ARV không làm sạch được HIV trong máu, nhưng có thể làm
giảm sự nhân lên của HIV. Bệnh nhân khi bị nhiễm HIV thường khó biết vì thể trạng họ
gần như bình thường. Từ khi nhiễm HIV đến khi có các triệu chứng lâm sàng là một
quá trình khá dài. Giai đoạn này, số lượng vi rút trong cơ thể họ rất cao nên khả năng
lây nhiễm cho người khác rất lớn. Sử dụng ARV không làm hết bệnh một cách hoàn
toàn nhưng nếu sử
dụng đúng cách theo chỉ định thì sẽ kéo dài sự sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Thuốc
kháng vi- rút ARV phải điều trị suốt đời, không sử dụng một thuốc hoặc hai thuốc mà
phải kết hợp từ ba thuốc trở lên mới có tác dụng ức chế phát triển vi- rút HIV lâu dài,
tránh được hiện tượng virus kháng lại thuốc. Phải uống thuốc đều đặn hàng ngày, đúng
giờ và thực hiện chế độ ăn phù hợp với từng loại thuốc được sử dụng, tránh ảnh hưởng
đến sự hấp thu của thuốc. Uống đúng thuốc, đúng liều lượng thuốc, uống đúng thời gian
hàng ngày, tuân thủ điều trị tốt sẽ bảo đảm sự thành công, đem lại sức khỏe cho bệnh
nhân. Đặc biệt ARV có thể dùng để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong quá
trình mang thai và cho con bú.
Việc điều trị bằng thuốc ARV rất có lợi cho sức khỏe của người nhiễm HIV, bởi thế
người có HIV nên nghiêm chỉnh thực hiện theo quy định về điều trị bệnh bằng thuốc
kháng HIV. Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 4 của Luật phòng, chống HIV năm 2006 quy
định người nhiễm HIV có nghĩa vụ thực hiện các quy định về điều trị thuốc kháng HIV.
Thực hiện điều trị bằng thuốc ARV phải tuân theo một quy trình điều trị nhất định,
bị nhiễm HIV không phải như những loại bệnh thông thường khác mà sử dụng thuốc là
sẽ khỏi bệnh.
Theo thông tư 32/2013/TT – BYT (Hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người
nhiễm HIV và phơi nhiễm với HIV) quy định trước khi tiến hành thực hiện điều trị bệnh
bằng thuốc kháng HIV thì trước hết phải đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh,
sau khi đánh giá mà sức khỏe của người bệnh không đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc
kháng HIV thì thực hiện việc quản lý, theo dõi điều trị theo quy định tại Điều 8 của
thông tư này. Nếu ngược lại người có HIV đủ tiêu chuẩn để điều trị thì thông báo cho
người nhiễm HIV về việc đã đủ tiêu chuẩn điều trị và thực hiện theo các nội dung của
Thông tư này.
Theo quy trình điều trị bằng thuốc ARV cho thấy, nếu tiếp cận điều trị bằng ARV
sớm bệnh nhân có thể duy trì cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh, hữu ích. Bên cạnh đó, ARV
có tác dụng dự phòng HIV mạnh mẽ, có thể giảm khả năng truyền HIV từ người nhiễm
sang bạn tình. Một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ mang thai nhiễm HIV nếu được
điều trị dự phòng bằng ARV sớm, liên tục thì khả năng đứa trẻ sinh ra bị nhiễm HIV chỉ
dưới 5% trong khi không có thuốc thì tỷ lệ này tới 30 - 40%. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả
trong điều trị bằng thuốc ARV, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các quy định chuyên
môn như liều lượng, thời gian uống thuốc, theo dõi tác dụng phụ trong quá trình dùng
thuốc.
Nghĩa vụ của người nhiễm HIV được quy định ra một phần nhằm hạn chế được tình
trạng lây nhiễm sang người khác, nhằm hạn chế tối đa số ca nhiễm bệnh hằng năm. Mặt
khác nếu bản thân người bệnh chấp hành tốt thì rất có lợi cho bản thân họ, cải thiện
được sức khỏe, tinh thần thoải mái và có cuộc sống ý nghĩa hơn.
2.4. Cơ chế để đảm bảo thực thi quyền của ngƣời nhiễm HIV theo luật quốc tế và
luật quốc gia
2.4.1 Cơ chế để đảm bảo thực thi theo luật quốc tế
Ngay từ khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện, Liên hợp quốc đã đặc biệt quan tâm đến
phòng, chống căn bệnh này. Cơ sở chính trị của phòng, chống HIV/AIDS là sự đồng
thuận của cộng đồng quốc tế, được thể hiện trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên
hợp quốc.
Cộng đồng quốc tế đã sớm nhận thấy hiểm họa của HIV/AIDS. Căn bệnh này đã trở
thành một chủ đề lớn trong nhiều kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đặc biệt là
Hội nghị thượng đỉnh về AIDS, được tổ chức vào tháng 12-1994 ở Paris. Tuyên bố của
Hội nghị khẳng định quyết tâm của cộng đồng ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Cũng tại
Hội nghị này, nguyên tắc khuyến khích những người có HIV/AIDS tham gia vào công
cuộc phòng, chống HIV/AIDS - được gọi là nguyên tắc GIPA đã ra đời.
Mặt khác, thấy rằng việc đưa ra pháp luật để nhằm mục đích bảo vệ nhân quyền nói
chung và quyền của người có HIV nói riêng là một chuyện không dễ vì nó cần tính
thống nhất và hợp lý cao. Nhưng cái khó hơn là vấn đề thực thi các các quy định nó như
thế nào, có thống nhất và đồng loạt hay không khi các văn kiện điều mang tầm quốc tế.
Với mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, hệ thống của Liên Hợp
Quốc đã chia làm hai nhánh cơ quan để cùng tiến hành thực hiện:
Thứ nhất là các cơ quan được thành lập theo (dựa trên) Hiến chương (charter-based
organ hoặc charter bodies).
Thứ hai là các cơ quan được thành lập theo (hoặc dựa trên) một số công ước quan
trọng về quyền con người (treaty bodies)
Nếu như các cơ quan trong cơ chế dựa trên Hiến chương có những chức năng đa
dạng, bao gồm cả việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩm định, theo dõi,
giám sát và điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con người…thì hệ thống uỷ
ban công ước có chức năng hẹp hơn. Các uỷ ban này được thiết lập chỉ để giám sát, thúc
đẩy việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người, thông qua việc nhận, xem
xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện các công ước này của
những quốc gia thành viên (và với một số uỷ ban, còn thông qua thẩm quyền nhận, xem
xét và xử lý các khiếu nại về việc vi phạm các quyền con người được ghi nhận trong
một số công ước).
Hiện tại, có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người
(core international human rights treaties) của Liên hợp quốc. Một trong số đó chưa có
hiệu lực là Công ước về cưỡng bức đưa đi mất tích. Còn 8 công ước còn lại được giám
sát bởi các uỷ ban giám sát và một cơ quan tương tự là nhóm công tác. Cụ thể, trong đó
có 6 Công ước quy định về việc thành lập các ủy ban giám sát về việc bảo đảm việc
thực thi quyền của người nhiễm HIV/AIDS:
Uỷ ban về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xoá
bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, 1965)
Uỷ ban Quyền con người (thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị, 1966)
Uỷ ban về Xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Công ước
quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979)
Uỷ ban chống tra tấn (thành lập theo Công ước về chống tra tấn và các hình
thức đối xử tàn bạo,vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác, 1987)
Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (thành lập theo một nghị
quyết của ECOSOC)
Uỷ ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em,1989)
trình của các tổ chức quốc tế.
2.4.2 Cơ chế đảm bảo thực thi theo luật quốc gia
Pháp luật quy định về việc phòng tránh HIV/AIDS ngày càng phổ biến, thế nhưng
vấn đề hiện nay là phải thực thi nó như thế nào và làm gì để bảm bảo cho việc thực thi
các quy định đó. Người bị nhiễm HIV là những người thuộc nhóm người dễ tổn thương
nên họ e ngại trước mọi người, sống khép mình… đây cũng là lý do khiến cho họ không
tiếp cận được với thông tin, không được tư vấn về HIV/AIDS để có những hiểu biết tích
cực về căn bệnh mình đang mang để biết tự chăm sóc bản thân và phòng tránh lây
nhiễm cho người xung quanh. Chính bởi vì họ không tự bảo vệ được quyền lợi hợp
pháp của mình nên đòi hỏi cơ quan chức năng giúp họ bảo vệ chính mình, đồng thời
giúp cho việc thực thi pháp luật đạt được hiệu quả. Đối với Nhà nước ta, cơ sở chính trị
của tiếp cận quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS là đường lối của Đảng, là
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cơ sở pháp lý của
việc tiếp cận quyền phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam là các quy định của Hiến
pháp năm 1992, trong đó khẳng định Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền con
người, thông qua hệ thống pháp luật của chúng ta, trong đó đã nội luật hóa các công ước
quốc tế cơ bản về quyền con người, bao gồm công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị (năm 1966); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm
1966). Đó còn là pháp lệnh phòng, chống vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (1995); Luật Phòng, chống HIV/AIDS do Quốc hội khóa XI, kỳ họp
thứ 9 (tháng 6-2006) thông qua. Luật này đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân, quy định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS. Một
văn kiện có tính pháp lý của Nhà nước ta trong phòng, chống HIV/AIDS, đó là “Chiến
lược Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2020 - 2030”. Có thể nói, các văn
kiện của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một môi trường chính sách, pháp luật hoàn
chỉnh nói chung cho cách tiếp cận quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS nói
riêng.
Dù Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 đã nghiêm cấm các hành vi kỳ thị,
phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS, nhưng trên thực tế phần đông
trong số họ vẫn bị xã hội và gia đình chối bỏ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì
vậy mà sự ra đời của các trung tâm trợ giúp pháp lý là một trong những biện pháp đưa
pháp luật đến với mọi người một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.
Hiện nay, một số Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Sở tư pháp của các tỉnh và Trung
tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội cũng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người
nhiễm HIV và các đối tượng yếu thế khác, tuy nhiên việc trợ giúp pháp lý cho người
nhiễm HIV của các trung tâm đó đều hết sức khó khăn họ không tiếp cận được khách
hàng là người nhiễm HIV, ngược lại người nhiễm HIV cũng không muốn đến các trung
tâm đó để được trợ giúp pháp lý miễn phí vì những nguyên nhân sau:
- Có một số cán bộ ngại tiếp xúc với những người nhiễm HIV, sợ bị lây bệnh.
- Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2013/NĐ – CP người nhiễm HIV/AIDS là đối
tượng được trợ giúp pháp lý phải là người không có nơi nương tựa, pháp luật còn qui
định người nhiễm HIV là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, nhưng người
nhiễm HIV khi đến các trung tâm trợ giúp pháp lý muốn được trợ giúp pháp lý miễn
phí, họ phải chứng minh là người nhiễm HIV, để được tư vấn và trợ giúp miễn phí. Vì
vậy người nhiễm HIV sợ bị lộ danh tính nên không dám đến trung tâm trợ giúp pháp lý
để được tư vấn và trợ giúp
- Trung tâm trợ giúp pháp lý thường đặt trụ sở tại nơi có nhiều người qua lại, hoặc
đặt tại Sở Tư pháp của tỉnh cho nên người có HIV sợ không dám đến tư vấn hoặc yêu
cầu trợ giúp pháp lý.
- Do sự ràng buộc của Luật Phòng, chống HIV/AIDS phải giữ bí mật thông tin của
người nhiễm HIV. Cho nên không có cơ quan nào cung cấp thông tin về người nhiễm
HIV cho Trung tâm trợ giúp pháp lý để Trung tâm có thông tin triển khai việc trợ giúp
pháp lý cho người nhiễm HIV
- Người bị nhiễm HIV không hoà nhập cộng đồng, họ ngại tiếp xúc với những
người xung quanh. Chính vì vậy việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế chiều
sâu, chính sách giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng còn yếu
- Một số Trung tâm chưa có kỹ năng tư vấn cho người nhiễm HIV.
Tuy còn nhiều khó khăn trong công tác trợ giúp pháp lý nhưng với sự nhiệt tình,
niềm đam mê, tâm huyết với nghề và quan trọng hơn cả là mong muốn bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho người nhiễm HIV, nên hiện nay các luật sư, luật gia, đồng đẳng
viên luôn sát cánh cùng cộng đồng. Họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong
công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy, HIV và chống phân biệt đối xử với
người bị nhiễm HIV/AIDS. Điều đáng mừng là hiện nay số lượng người được tư vấn,
không ngừng gia tăng. Các nội dung vướng mắc pháp luật của người nhiễm HIV được
cơ quan trợ giúp pháp lý tư vấn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: sự phân biệt, kỳ thị từ
phía gia đình, địa phương, cơ quan nơi làm việc; quyền lợi của người nhiễm HIV bị
xâm phạm, đặc biệt là quyền phân chia tài sản, quyền làm việc và quyền được đi học
của trẻ em; chế độ, chính sách đối với người nhiễm HIV...
Ví dụ điển hình một trường hợp có thật: Vừa qua, tại văn phòng trợ giúp pháp lý đã
tiếp nhận trường hợp khá đặc biệt của chị T, ở huyện Đông Sơn. Chị T bị nhiễm HIV
nhưng con của chị không mang mầm bệnh. Năm 2010, chị T. gửi đơn xin cho con đến
học mẫu giáo nhưng cô hiệu trưởng (là bác họ của cháu) đã từ chối. Sau nhiều lần đến
xin, cô hiệu trưởng bắt chị đưa con đi xét nghiệm HIV tới 2 lần và cho cả giáo viên của
trường đi cùng để xác minh kết quả cho chính xác, nhưng con chị vẫn không được đến
trường đi học. Chị đã đến văn phòng trợ giúp pháp lý để nhờ được giúp đỡ. Các tư vấn
viên của văn phòng đến gặp cô hiệu trưởng, phân tích việc cô không cho cháu đi học,
bắt cháu đi xét nghiệm là vi phạm điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT, yêu cầu tất cả các
trường bảo đảm quyền được đi học của người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV và
không yêu cầu làm xét nghiệm HIV trước khi đi học.
“Con tôi sẽ không được đến trường nếu không có sự giúp đỡ của VPTGPL” - chị T
tâm sự.30
30
Văn phòng trợ giúp pháp lý – điểm tựa cho những người nhiễm HIV/AIDS,
Luật Phòng, chống HIV/AIDS ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người
nhiễm HIV bước ra khỏi “bóng tối”, sống và hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, để quyền
lợi của những người nhiễm HIV thực sự được bảo vệ thì cần mở rộng hơn nữa quy mô
của văn phòng, tăng thêm số lượng luật sư, luật gia, đồng đẳng viên và nguồn kinh phí
để hoạt
động ở phạm vi rộng hơn; hoạt động của hội cần có sự phối hợp của các cơ quan liên
quan, đặc biệt là Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh để thuận lợi trong
việc xác nhận và tiếp cận với người nhiễm bệnh. Nhờ sự tư vấn và trợ giúp pháp lý mà
đã đưa chính sách, pháp luật của Nhà nước tới với người nhiễm HIV, giúp họ có hiểu
biết hơn về pháp luật và tin tưởng vào chính sách của Nhà nước để từ đó chấp hành
pháp luật một cách nghiêm chỉnh nhằm giảm tình trạng lây lan bệnh ra cộng đồng.
Các biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thực thi quyền của người nhiễm HIV có thể
chú trọng một số vấn đề sau:
Phòng chống các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV
trên tất cả các lĩnh vực, nhất là với việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhằm để
bảo vệ quyền lợi cho người nhiễm bệnh.
Xây dựng, đổi mới chính sách hỗ trợ cho người bị nhiễm HIV, người phơi
nhiễm với HIV và chú trọng các chính sách giúp đỡ cho trẻ nhiễm
HIV/AIDS.
Chú trọng công tác truyền thông, giáo dục về HIV/AIDS và lồng ghép những
chương trình thực tế, mang tính pháp lý cao để người dân có thể tiếp cận dễ
dàng, và chấp hành tốt theo quy định.
Khuyết khích sự tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS của các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Chiến lượt và kế hoạch hằng năm về HIV/AIDS phải tập trung vào công tác
kiểm soát HIV/AIDS tại nơi làm việc.
Tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện luật và chính sách có liên
quan đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm pháp
luật về phòng chống HIV/AIDS.
2.5 Thực tiễn quyền của ngƣời nhiễm HIV trong luật quốc tế và luật Việt Nam
2.5.1 Tình hình thúc đẩy bảo vệ quyền của người nhiễm HIV trong luật quốc tế
Để giúp các quốc gia vận dụng phương thức tiếp cận quyền con người trong phòng,
chống HIV/AIDS, tổ chức quốc tế về AIDS (UNAIDS) cùng với một số cơ quan quốc
tế khác đã soạn thảo “Hướng dẫn HIV/AIDS và quyền con người”. Văn kiện này đã đề
http://baothanhhoa.vn/vn/xa-hoi/n66539/Van-phong-tro-giup-phap-ly---diem-tua-cho-nhung-nguoi-nhiemHIV/AIDS, [ngày truy cập 25/10/2014].
cập tới hệ thống chính sách quốc gia và yêu cầu bảo đảm các quyền con người của
người nhiễm HIV/AIDS như là một phương thức cơ bản trong phòng, chống
HIV/AIDS. Văn kiện đã đưa ra hướng dẫn về một số vấn đề nhằm giúp đỡ các quốc gia
thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh HIV/AIDS:
Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức quốc gia: Các nhà nước cần thiết lập một cơ cấu tổ chức
quốc gia hiệu quả để tổ chức các hoạt động đối phó với HIV/AIDS nhằm bảo đảm một
sự tiếp cận có tính phối hợp, tính cùng tham gia, tính minh bạch và có trách nhiệm, lồng
ghép nghĩa vụ về chính sách và chương trình liên quan đến HIV/AIDS trong hoạt động
của toàn bộ các ban, ngành của chính phủ. Điều này có thể bao gồm việc thành lập một
cơ quan liên bộ để quản lý chung hoạt động trên lĩnh vực này của tất cả các chủ thể có
liên quan.
Thứ hai, hỗ trợ các tổ chức cộng đồng: Các nhà nước cần bảo đảm để có sự tham
vấn của cộng đồng trong một giai đoạn xây dựng, lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá
các chính sách về HIV/AIDS, và bảo đảm rằng các tổ chức dựa trên cộng đồng được
phép thực hiện một cách hiệu quả các hoạt động của họ, kể cả trong các lĩnh vực về đạo
đức, pháp luật và quyền con người.
Thứ ba, rà soát, sửa đổi pháp luật về y tế công, hình sự, chống phân biệt đối xử và
bảo vệ: Các nhà nước cần xem xét và sửa đổi pháp luật về y tế công để bảo đảm những
vấn đề về y tế công nảy sinh từ khía cạnh HIV/AIDS được chú trọng thỏa đáng, các quy
định pháp luật áp dụng cho các bệnh lây truyền thông thường không áp dụng cho
HIV/AIDS, và các quy định pháp luật đó là phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế về quyền
con người. Các nhà nước cần rà soát và sửa đổi luật hình sự về HIV/AIDS. Hệ thống
hình phạt để bảo đảm rằng chúng tương thích với các nghĩa vụ quốc tế về quyền con
người và không bị lạc hậu trong bối cảnh HIV/AIDS hoặc không hướng vào việc chống
lại những nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Thứ tư, tiếp cận dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc, điều trị và phòng chống: Các nhà nước
cần sự sẵn có và cơ hội tiếp cận với các phương tiện và dịch vụ phòng chống HIV an
toàn, hiệu quả với chi phí phù hợp. Điều này bao gồm các loại thuốc chống tái phát
bệnh, các biện pháp chuẩn đoán và các công nghệ liên quan tới việc chăm sóc mang tính
phòng, chống, chữa trị và giảm nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
Thứ năm, dịch vụ hỗ trợ pháp lý: Các nhà nước cần cung cấp những dịch vụ pháp lý
miễn phí nhằm giúp những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS biết về các quyền của họ
và để tăng cường các quyền này. Trong vấn đề này cần tận dụng các cơ chế bảo vệ và
hệ thống Tòa án, các cơ quan của Bộ Tư pháp, kiểm tra, giám sát Quốc hội, các ủy ban
về quyền con người và những cơ quan tiếp nhận khiếu nại về y tế. Đồng thời, có thể gắn
với những trung tâm trợ giúp pháp lý cộng đồng và/hoặc những dịch vụ pháp lý dựa trên
mạng lưới các tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực đạo đức, luật, quyền con người và
dịch vụ HIV/AIDS.
Thứ sáu, tạo môi trường trợ giúp và thuận lợi cho phụ nữ, trẻ em và các nhóm dễ bị
tổn thương khác: Các nhà nước cần thực hiện điều này bằng cách phối hợp với cộng
đồng và thông qua đối thoại với cộng đồng nhằm phê phán những định kiến tiềm ẩn và
những hành vi hay những ứng xử bất bình đẳng, đồng thời tổ chức các dịch vụ y tế xã
hội đặc biệt nhằm trợ giúp các nhóm dễ bị tổn thương này.
Thứ bảy, thay đổi thái độ phân biệt đối xử thông qua giáo dục, đào tạo và các
phương tiện thông tin đại chúng: Các nhà nước cần đẩy mạnh việc truyền bá rộng rãi và
liên tục các chương trình giáo dục, đào tạo và các chiến dịch thông tin đại chúng nhằm
thay đổi thái độ phân biệt đối xử và kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS. Điều này cần thực
hiện qua việc hỗ trợ các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức phi chính phủ, mạng
lưới những người sống chung với HIV/AIDS sử dụng các phương tiện truyền thông
nhằm mục đích trên cũng như thông qua việc khuyến khích các cơ sở giáo dục, các tổ
chức công đoàn và các công sở, xí nghiệp đưa các vấn đề về quyền con người của
những người sống chung với HIV/AIDS vào những chương trình giảng dạy có liên
quan, hỗ trợ các hoạt động tập huấn, hội thảo về quyền của những người có HIV cho
các quan chức chính phủ, cảnh sát, quản giáo, các nhà chính trị cũng như các nhà lãnh
đạo cộng đồng, tôn giáo và các nhà chuyên môn.
Thứ tám, phát triển những tiêu chuẩn ứng xử cho các khu vực tư nhân, công cộng và
những cơ chế để thực hiện các tiêu chuẩn liên quan đến HIV/AIDS: Các nhà nước cần
bảo đảm rằng chính chủ và khu vực tư nhân sẽ xây dựng các bộ quy tắc ứng xử liên
quan đến vấn đề HIV/AIDS trong đó đưa những nguyên tắc về quyền con người vào các
bộ quy tắc về trách nhiệm và hoạt động chuyên môn cùng với những cơ chế để bảo đảm
các quy tắc đó được thực thi.
Cho đến nay, Liên hợp quốc cho rằng không cần thiết phải xây dựng một điều ước
quốc tế chuyên biệt về phòng, chống HIV/AIDS. Người ta cho rằng các văn kiện quốc
tế
về quyền con người và hai Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966);
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966) là cơ sơ chính trị
- pháp lý cho việc tiếp cận quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS. Việc con
người bị nhiễm HIV/AIDS không làm mất đi các quyền tự do của họ.
Có thể thấy, cách phòng chống đại dịch HIV/AIDS có hiệu quả tốt nhất là phải có sự
hợp tác với quy mô toàn cầu bao gồm sự hợp tác về chính sách phòng chống, chia sẻ
kinh nghiệm đến sự giúp đỡ về tiền bạc, vật chất. Thiếu sự hợp tác đầy đủ và vô tư thì
đại dịch AIDS sẽ còn là mối nguy hại của tất cả mọi người trên thế giới và nỗi lo sợ ám
ảnh của nhân loại trong quá trình hội nhập, phát triển.
2.5.2 Việt Nam và thực trạng đảm bảo thực thi quyền của người nhiễm HIV/AIDS
Kể từ khi phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên cho đến nay, đại dịch HIV/AIDS
đã bùng phát và gây nhiều tổn hại trong xã hội Việt Nam. Chính phủ đã nhanh chóng và
triển khai tích cực công tác phòng chống dịch. Rất nhiều dự án, chương trình được thực
thi có hiệu quả, không ngừng tăng đầu tư ngân sách quốc gia cho dự phòng, chăm sóc
HIV bên cạnh việc gia tăng hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Với nỗ lực, quyết tâm cao của
Chính phủ và sự chung tay của toàn xã hội, bước đầu Việt Nam đã kiểm soát được sự
gia tăng của đại dịch HIV/AIDS.
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước Việt Nam
đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch
HIV/AIDS. Một trong những văn bản tiêu biểu phải kể đến là "Chiến lược Quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" được ban hành
kèm theo Quyết định số 608/2012/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ. Qua thời gian tổ chức thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS nói trên, nhìn chung các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện
các nội dung của Chiến lược Quốc gia và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp
phần ngăn chặn, hạn chế tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS.
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai thực thi Chiến lược những năm qua đã bộc
lộ một số khó khăn, thách thức như: Một số đơn vị, địa phương cấp ủy Đảng, Ủy ban
nhân dân các cấp chưa triển khai triệt để Chiến lược Quốc gia, đặc biệt là các chương
trình hành động của Chiến lược; một số địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã
hội tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS; mức đầu tư cho chương trình
HIV/AIDS còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ của nước ngoài, vì vậy không
chủ
động được nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh
đó nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ các tổ chức quốc tế
và của các nước ngày càng giảm dần trong khi tình hình HIV/AIDS vẫn còn diễn biến
phức tạp, sự chuyển dịch dần hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV từ đường máu sang
đường tình dục, hành vi nguy cơ kép trong các nhóm dễ bị lây nhiễm HIV đang có xu
hướng gia tăng, địa bàn dịch HIV/AIDS ngày càng rộng hơn. Vì vậy, nếu không có
những giải pháp đồng bộ, lâu dài, sẽ không kiểm soát và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, để
lại hậu quả nghiêm trọng, tác động xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tình hình thực tế hiện nay sau khi đưa ra chiến lược Quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam thì với vai trò là cơ quan điều phối các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS, thời gian qua Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS ở các tỉnh đã tích cực
tham mưu cho tỉnh, Sở Y tế xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS.
Tuy triển khai đạt nhiều kết quả, nhưng trên thực tế, vấn đề chống kỳ thị đối với
người nhiễm vẫn còn nhiều bất cập. Việc triển khai Luật Phòng, chống HIV/AIDS trên
địa bàn các tỉnh vẫn còn hạn chế; Đội ngũ làm công tác về HIV/AIDS chưa được bảo
đảm về số lượng và chất lượng; Công tác giáo dục truyền thông liên quan đến
HIV/AIDS chưa được triển khai sâu rộng, nhất là tại các địa bàn vùng sâu, xa chưa thực
sự phù hợp; Nhiều trẻ em nhiễm HIV/AIDS chưa được tiếp cận thường xuyên với các
dịch vụ y tế; Các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS tại
một số địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Một trong những nguyên
nhân khiến công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều rào cản chính là sự phân biệt,
kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người có liên quan vẫn còn nặng nề.
Sự kỳ thị có thể đến từ ngay trong gia đình, bạn bè, thậm chí cán bộ y tế... Người nhiễm
và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là đối tượng rất dễ bị tổn thương, vì vậy sự kỳ thị, xa lánh
sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thể chất của họ. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh
rằng, sự kỳ thị còn do chính bản thân người nhiễm HIV gây ra, vì họ luôn mặc cảm với
hoàn cảnh, không muốn công khai danh tính, thậm chí lẩn trốn, xa lánh mọi người. Như
vậy, sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức
khoẻ, cũng như phòng, chống HIV/AIDS cho những người xung quanh. Đây cũng là
một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
2.5.3 Chế tài để đảm bảo quyền cho người nhiễm HIV
Người nhiễm HIV là những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, họ là đối tượng bị
xã hội xa lánh, kỳ thị khá nặng nề. Vì vậy những người có HIV rất cần một cơ chế pháp
lý để bảo vệ quyền lợi cho họ.
Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV, về
chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV
Điều 19 và Điều 20, mục 3, chương II, Nghị định số 69/2011/NĐ-CP của Chính phủ
ban hành ngày 8-8-2011 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi
trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS quy định:
Điều 19. Vi phạm các quy định về tư vấn và xét nghiệm HIV phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thực hiện xét nghiệm
HIV nhưng không tư vấn trước và sau xét nghiệm cho đối tượng được xét nghiệm; vi
phạm các quy định về phản hồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS;
không thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho
người chuẩn bị kết hôn với mình biết; vi phạm các quy định về lưu trữ kết quả xét
nghiệm, lưu trữ và tiêu hủy các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnh phẩm
nhiễm HIV; vi phạm các quy định về chế độ báo cáo HIV/AIDS theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế; vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của tổ chức tư vấn về
phòng, chống HIV/AIDS theo quy định Bộ trưởng Bộ Y tế; cản trở quyền tiếp cận với
dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; không tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với
HIV.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây: Vi phạm các quy định về quy trình, kỹ thuật xét nghiệm HIV;vi phạm các quy định
về trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế; thực hiện xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ
của người đó; Thu tiền xét nghiệm của người bị bắt buộc xét nghiệm theo quy định tại
khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (HIV/AIDS); thu tiền xét nghiệm HIV đối với phụ nữ mang thai tự
nguyện xét nghiệm HIV; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình, nội
dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
không tổ chức việc tư vấn trước và sau xét nghiệm đối với các cơ sở có thực hiện xét
nghiệm HIV.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính khi kết quả đó chưa được
phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn khẳng định là dương tính; thông báo kết quả xét
nghiệm HIV dương tính cho người đến xét nghiệm khi không được phép.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 và Điều 28
Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
(HIV/AIDS); xét nghiệm HIV bằng các loại sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng
hoặc chưa được Bộ trưởng Bộ Y tế cho phép lưu hành.
Bên cạnh đó còn có hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành
nghề trong thời gian 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b
khoản 4 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định
của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 2 Điều này; buộc tiêu hủy
sinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 20. Vi phạm các quy định về chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
Không tuân thủ các quy định về quy trình, phác đồ điều trị HIV/AIDS theo quy định
của Bộ trưởng Bộ Y tế; kê đơn thuốc kháng HIV nhưng không có giấy chứng nhận đã
qua tập huấn, đào tạo về điều trị HIV/AIDS; thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng
HIV tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; không tuân
thủ các quy định của pháp luật về việc lưu trữ các tài liệu, hồ sơ, bệnh án liên quan đến
điều trị bằng thuốc kháng HIV.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
Không bảo đảm các chế độ chăm sóc người nhiễm HIV theo quy định tại Điều 18
của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng các quy định về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV đối với người HIV theo quy
định của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng
suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); không tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn,
điều trị cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại
tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng; không thực hiện việc theo dõi, điều trị và
thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con đối với phụ nữ
nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thuộc diện quản lý; không hướng dẫn hoặc điều trị
dự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV; cản trở người nhiễm
HIV tham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cản trở họ tiếp nhận với
các dịch vụ chăm sóc, điều trị.
Điều 22. Vi phạm các quy định của pháp luật về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối
với người nhiễm HIV
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
Từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp
quy định tại Điều 20 của Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Cản trở hoặc từ chối tiếp nhận trẻ
em, học sinh, sinh viên, học viên vào học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành viên trong gia đình có người
nhiễm HIV; Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; Người giám hộ bỏ rơi
người được mình giám hộ nhiễm HIV; Cản trở hoặc từ chối tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ
xã hội vì lý do nhiễm HIV; Cản trở hoặc từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do
liên quan đến HIV/AIDS; Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên
tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV hoặc là thành
viên trong gia đình có người nhiễm HIV; Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người
bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV; Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV
khi chăm sóc, điều trị cho họ.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình
độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV; Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng
làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người
lao động nhiễm HIV; Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ
đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV; Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc
không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động
nhiễm HIV; Kỷ luật, đuổi học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV
hoặc là thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV.
Điều 18 của Nghị định 69/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế
dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/ AIDS vừa được Chính phủ ban hành,
đã bổ sung quy định phạt các hành vi vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục
truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm và trong phòng, chống HIV/AIDS
với mức phạt tối đa tới 25 triệu đồng.
Cụ thể, đối với hành vi không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền
trong cơ sở sử dụng lao động về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; về kiến thức, biện
pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ
bị
phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 25 triệu đồng (tùy vào số lượng lao động trong cơ sở đó).
Hành vi không tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng
thuộc diện quản lý của cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam,
cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng. Hay như hành vi đưa
tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV; Công khai tên, địa chỉ, hình
ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó... sẽ bị phạt từ 15-20 triệu
đồng.
Bên cạnh đó, Điều 21 của Nghị định 176/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định:
Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau: Cản trở việc tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ
sở giáo dục thuộc, hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên
trong gia đình có người nhiễm HIV; Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt
động dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV
hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV; Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo
trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV; Từ chối mai táng, hỏa táng
người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
Từ chối tuyển dụng vì lý do người lao động nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV,
trừ một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật;
Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người
nhiễm HIV; Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do
nhiễm HIV; Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; Người giám hộ bỏ rơi
người được giám hộ nhiễm HIV; Tách biệt, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên
tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân vì lý
do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV; Phân biệt đối xử
trong chăm
sóc, điều trị người nhiễm HIV; Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe của người
lao động nhiễm HIV theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây:
Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình
làm việc của người lao động vì lý do nhiễm HIV; Ép buộc người lao động còn đủ sức
khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do nhiễm HIV; Từ chối nâng
lương, đề bạt hoặc không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do
nhiễm HIV; Kỷ luật, buộc thôi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do nhiễm HIV
hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV.
Ngoài ra, ở điểm b, Điều 16 của Nghị định 91/2011/NĐ – CP Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có quy định về hành vi cản trở
việc học tập của trẻ em: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng đối với hành vi từ chối tiếp nhận, cản trở trẻ em bị nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ
bị nhiễm HIV/AIDS, hoặc trẻ có cha, mẹ bị nhiễm HIV/AIDS vào học tại các cơ sở giáo
dục theo quy định.
2.6 Hạn chế và giải pháp để bảo đảm quyền của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
2.6.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật, phòng chống
HIV/AIDS của Đảng và Nhà nước thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần có giải pháp
khắc phục.
Một là: Công tác quản lý người nhiễm HIV còn khó khăn do người bệnh dấu tên,
không khai đúng địa chỉ, nhiều trường hợp thay đổi địa chỉ, dùng tên giả…Ngoài ra do
một số khác thì đi lao động xa nhà, địa chỉ không rõ ràng nên dẫn đến việc không theo
dõi được sức khỏe định kỳ và họ không có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ y tế
công.
Hai là: Những đội ngũ, cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS
có năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được đối với yêu cầu của công việc. Đội ngũ cán
bộ chưa thật sự có hiểu biết đầy đủ về HIV, thiếu trình độ chuyên môn, chưa được đào
tạo các kỹ năng phòng chống HIV/AIDS, về cơ bản họ chỉ lấy kinh nghiệm thực tiễn để
làm việc, thiếu tập huấn và rèn luyện kỹ năng. Ngoài ra, do chế độ thù lao của công tác
viên còn thấp nên cũng là một lý do tế nhị để các công tác viên thiếu nhiệt tình trong khi
thực hiện nhiệm vụ.
Ba là: Hệ thống y tế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay
của đại dịch HIV/AIDS. Thực tế hiện nay cho thấy các bệnh viện ngày càng quá tải, cơ
sở vật chất thì xuống cấp, các trang thiết bị thì cũ kỹ nhất là đối với thiết bị xét nghiệm ,
không đáp ứng được yêu cầu, thuốc men điều trị HIV/AIDS thì thiếu thốn. Bên cạnh đó,
số lượng cán bộ y tế còn tương đối ít, các khu bệnh, giường bệnh dành riêng cho người
có HIV còn hạn chế.
Bốn là: Thiếu sự tham gia của người nhiễm HIV vào công tác phòng, chống
HIV/AIDS. Bên cạnh mặc cảm thì người nhiễm HIV muốn tham gia vào công tác tư
vấn viên thì họ cần có những kỹ năng cần thiết phù hợp với cấp độ mà họ tham gia, đây
cũng cái khó khăn trước mắt cản trở sự tham gia của người có HIV. Không ai hiểu
người nhiễm HIV bằng chính những người trong cuộc, chính vì thế mà công tác phòng
chống HIV/AIDS rất cần những người nhiễm bệnh tham gia, nó sẽ thuận lợi hơn cho
việc tiếp cận và tư vấn cho những người bệnh khác.
Năm là: vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử, tuy có nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã
nêu lên quyền không bị phân biệt đối xử, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn xảy ra những
thái độ tiêu cực này, chính đều này đã dẫn đến việc áp dụng các biện pháp không đúng,
và dẫn đến việc những người nhiễm bị cộng đồng xa lánh, bị từ chối trong các mối quan
hệ như: học tâp, việc làm, bị đùn đẩy trong khám chửa bệnh…
Cuối cùng là: hiện nay vẫn còn tồn tại một số bất cập trong luật pháp về quyền lao
động của người nhiễm HIV và quyền của người sử dụng lao động. Trong đó Luật Phòng
chống HIV quy định người nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao
động, lao động và hưởng các thành quả từ lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động
lại có quyền tuyển dụng lao động phù hợp với các mục tiêu sản xuất như đủ sức khỏe,
có đủ chuyên môn, tay nghề, trung thực và có những tiêu chuẩn khác đáp ứng từng vị trí
làm việc cụ thể. Về phía các doanh nghiệp hiện cũng chưa có các quy định hay ưu đãi
cho người nhiễm HIV tại nơi làm việc.
2.6.2 Giải pháp
Thứ nhất là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với
công tác phòng, chống HIV/AIDS: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các
cấp nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối
với công tác phòng, chống HIV/AIDS; Đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai
thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mô hình tổ chức, đặc thù công
việc và tình hình kinh tế - xã hội; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra đối
với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý.Tăng cường hơn nữa
vai trò của HĐND các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua hoạt
động giám sát trực tiếp và báo cáo định kỳ của các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND
các cấp. Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng, nhóm giải pháp này sẽ chú trọng
việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ
nạn xã hội, xóa
đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực
hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội
cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chổng HIV/AIDS; Tiếp tục triển
khai các phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân
cư”; thi đua người tốt, việc tốt, xây dựng lối sống lành mạnh tại cộng đồng dân cư; xây
dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị điển hình trong
công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Thứ hai đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền
thông về phòng, chống HIV/AIDS: Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện
thông tin, giáo dục, truyền thông bảo đảm tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với
đặc điểm của từng nhóm đối tượng, văn hóa, ngôn ngữ ở các vùng miền khác nhau,
trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi
sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa; Lồng ghép các nội
dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS với tuvên truyền về bình đẳng
giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản thông
qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch. Kết hợp giữa truyền
thông đại chúng với truyền thông trực tiếp, trong đó chú trọng phát huy vai trò, trách
nhiệm của hệ thống thông tin, truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hệ
thống quân y; Đồng thời vận động các nhà lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, cán bộ thôn,
tổ dân phố, già làng, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, người cao tuổi, người có uy tín
trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống
HIV/AIDS.
Thứ ba là nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ cho công
tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS : Ứng dụng các mô hình điều trị mới cho người
nhiễm HIV và các biện pháp nhằm giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị
bằng thuốc kháng vi rut HIV. Lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác;
Thực hiện việc kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng
đồng với hệ thống cơ sở y tế trong và ngoài công lập để tạo thành chuỗi dịch vụ liên tục,
có chất lượng bảo đảm thực hiện các gói dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc toàn diện;
Thực hiện việc kết hợp điều trị thực thể với hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm HIV. Đẩy
mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để
người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng
đồng.
Thứ tư là vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi
chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và những người nhiễm HIV
tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc vận động tham gia
các hoạt động: Xây dựng chính sách, kế hoạch, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực
hiện; đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển các mô hình lao động, sản
xuất kinh
doanh mang tính bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Bảo đảm cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã hội
cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, đồng thời tăng cường hoạt động vận động người nhiễm HIV, người dễ bị
lây nhiễm HIV tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Thứ năm là tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin. Đối
với vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV hiện nay vẫn còn phổ biến,
nguyên nhân chính cũng bởi vì cái nhìn tiêu cực của cộng đồng về căn bệnh này. Để
giảm thái độ kỳ thị đối với người nhiễm HIV, cần tăng cường công tác truyền thông trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Thay vì sử dụng các phương tiện truyền thông đại
chúng cho tất cả mọi người, ta nên sử phương tiện truyền thông đồng đẳng và cần đưa
ra các thông điệp chi tiết hơn các thông điệp chung chung, nhằm giúp thanh thiếu niên
và mọi người hiểu đúng về HIV và các đường truyền nhiễm. Để từ đó cộng đồng có cái
nhìn khác đối với người nhiễm HIV.
Thứ sáu là xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia vào
công tác phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước,
ngoài nước, trong đó chú trọng vào các nội dung: Tiếp nhận, sử dụng lao động là người
nhiễm HIV và người dễ bị lây nhiễm HIV, thành lập các cơ sở tư nhân và từ thiện về
chăm sóc người bệnh AIDS, phát triển các trung tâm, các cơ sở hỗ trợ xã hội, pháp lý
cho người nhiễm HIV.Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về
phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và
nghĩa vụ của người nhiễm HIV. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm
minh đối với các hành vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Nhìn chung, tuy pháp luật các nước đều có đưa ra các quy định về quyền của người
nhiễm HIV/AIDS, nhưng hiện nay việc thực thi các quy định đó còn rất nhiều hạn chế.
Người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn bị phân biệt đối xử, kỳ thị nặng nề. Mỗi quốc gia cần
đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những bất cập hiện nay, để hạn chế tối
đa tình trạng kỳ thị, bất bình đẳng trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV, để cho họ
có cuộc sống vui vẻ, lành mạnh như mọi công dân khác.
KẾT LUẬN
____
HIV/AIDS là một đại dịch của nhân loại, từ khi xuất hiện nó đã cướp đi sinh mạng
của rất nhiều người trên thế giới. Không những thế, HIV/AIDS còn cướp đi một số
quyền cơ bản của con người, khiến cho những người bị nhiễm bệnh gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống. Cụ thể họ bị xã hội xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí
những người thân trong gia đình cũng quay mặt lại với họ, họ bị đẩy ra bên lề của xã
hội. Quyền của họ bị xâm phạm, họ không tự đứng lên tự bảo vệ mình bởi vì những
người nhiễm HIV là họ những người dễ bị tổn thương, họ tự ti, mặt cảm khi mang trong
mình căn bệnh thế kỷ này. Chính vì lẻ đó sự ra đời của các văn bản luật về phòng,
chống HIV/AIDS và đảm bảo quyền của người nhiễm HIV/AIDS là rất cần thiết. Cần
có những cơ chế để bảo vệ quyền và lợi ích của người nhiễm HIV, cũng như quan tâm
và đảm bảo các quyền của họ được thực thi theo pháp luật.
Vấn đề hiện nay là tuy có nhiều văn kiện quy định về HIV/AIDS ra đời, cả luật quốc
gia và Công ước quốc tế như: Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người
năm 1996, Công ước về các quyền trẻ em (CRC) năm 1989, Luật phòng, chống
HIV/AIDS năm 2006… nhưng hiện nay tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV vẫn còn diễn ra phổ biến. Chúng ta không được im lặng đứng nhìn những
người nhiễm HIV ngày càng đến gần cái chết mà thay vào đó hãy đặt mình vào vị trí
của người nhiễm bệnh để thấy được họ cần điều gì ở chúng ta. Chúng ta đã nói rất nhiều
về trách nhiệm, đã đề ra rất nhiều biện pháp, kế hoạch.
Thế nhưng, nhìn lại chúng ta chưa làm được gì cả. Mỗi chúng ta phải ý thức được
trách nhiệm của mình từ những cái nhỏ nhặt nhất. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng
cường các hoạt động giám sát và thực hiện pháp luật, rà soát các hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật quy định về phòng chống HIV/AIDS. Công việc đấu tranh phòng,
chống HIV/AIDS không của riêng một ai, một cơ quan tổ chức nào mà đó chính là trách
nhiệm của cả cộng đồng, của chính chúng ta bởi vì cuộc sống là của tất cả mọi người./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật quốc tế và các văn bản khác
1. Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1945.
2. Công ước chống phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (Công ước số
111 của ILO), 1958.
3. Công ước chống phân biệt đối xử trong giáo dục, 1960.
4. Công ước quốc tế về việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, 1965.
5. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR), 1966.
6. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), 1966.
7. Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW),
1979.
8. Công ước về các quyền của trẻ em (CRC), 1989.
9. Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người, 1996.
10. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, 1948.
11. Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN năm 2012.
12. Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS – Khủng hoảng toàn cầu, hành động toàn cầu,
2001.
13. Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS , 2011.
Văn bản Luật Việt Nam
1. Hiến pháp Việt Nam (1946 – 1959 – 1980 – 1992 – 2013).
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Bộ luật Lao động năm 1994, sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007, 2012.
Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011.
Bộ luật Dân sự năm 2005.
Luật chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 1989.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.
9. Luật bình đẳng giới năm 2006.
10. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
ở người (HIV/AIDS) năm 2006.
11. Luật khám bệnh,chữa bệnh năm 2009.
12. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
13. Nghị định số: 108/2007/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS), ngày 26/6/2007.
14. Nghị định số: 69/2011/NĐ – CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về y
tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS, ngày 8/8/2011.
15. Nghị định số: 91/2011/NĐ – CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngày 17/10/2011
16. Nghị định số 14/2013/NĐ – CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý.
17. Nghị định số 176/2013/NĐ – CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế, ngày 14/11/2013.
18. Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định giáo
dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngày 29/12/2009.
19. Thông tư 32/2013/TT-BYT hướng dẫn quản lý, theo dõi điều trị người nhiễm
HIV và người phơi nhiễm với HIV, ngày 17/10/2013
20. Chỉ thị số 12 – CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
“Vấn đề quyền con người và quam điểm, chủ trương của Đảng ta”.
21. Chỉ thị số 61/2008/CT – BGDĐT về tăng cường công tác phòng, chống
HIV/AIDS trong ngành giáo dục, ngày 12/11/2008.
Sách,báo, tạp chí
1. Nguyễn Đăng Dung – Vũ Công Giao – La Khánh Tùng – Phạm Hồng Thái
(đồng chủ biên ), “giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người”, Đại
học Quốc gia Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia năm 2009.
2. UNAIDS/WHO: “AIDS Epidemic Update”, December 2006
3. “Quyền con người – các văn kiện quan trọng”, NXB Viện Thông tin Khoa học
Xã hội, Hà Nội năm 1998.
4. Đỗ Hồng Thơm – Vũ Công Giao (đồng chủ biên), giáo trình Luật quốc tế về
quyền của nhóm người dễ bị tổn thương, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội,
NXB Lao động – Xã hội năm 2011.
5. Đào Duy Tùng, “Hồ Chí Minh toàn tập” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2000.
Trang thông tin điện tử
1. Giải quyết việc làm cho người nhiễm HIV/AIDS,nguồn:
http://hvct.edu.vn/giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-co-hiv-van-de-connhieu-nangiai.aspx?tabid=463&a=646&pid=20, [ngày truy cập 15/9/2014]
2. Tạo việc làm cho người nhiễm HIV, nguồn:
http://baophapluat.vn/trong-nuoc/tao-viec-lam-cho-nguoi-nhiem-hiv- van-lam- chonggai-147833.html, [truy cập ngày 28/8/2014].
3. Bước ngoặc về phòng chống HIV/AIDS, nguồn:
http://hiv.com.vn/tinnong/nam-2011-buoc-ngoat-ve-phong-chong-hiv-aids-446365,
[ngày truy cập 25/9/2014].
4. Nghiên cứu vận động chính sách và pháp luật cho người nhiễm HIV/AIDS,nguồn:
http://trogiupphaply.com.vn/detail.aspx?lang=1&id_tin=91&id_m=16#.VHNXEJjuqXq
, [truy cập ngày 2/10/2014].
5. Quyền sống và quyền tôn trọng của người nhiễm HIV/AIDS, nguồn:
http://tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2011/13359/Quyensong-va-quyen-duoc-ton-trong-cua-nguoi-nhiem-HIVAIDS.aspx, [ngày truy cập
5/10/2014].
6. Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối có quyền từ chối điều trị, nguồn:
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/Benh-nhan-AIDS-giai-doan-cuoi-co-quyen-tuchoi-dieu-tri/10967914/111/, [ngày truy cập 28/9/2014].
7. Tao sinh kế cho người nhiễm HIV, nguồn:
http://www.heroin-aids.com/website/news/Diem-bao-ve-HIV-AIDS/Tao-sinh-ke-chonguoi-nhiem-HIV-AIDS-153/, [ngày truy cập 5/10/2014].
8. Để người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng,nguồn:
http://www.baomoi.com/De-nguoi-khuyet-tat-hoa-nhap-voi-congdong/121/5540676.epi. [ ngày truy cập 29/8/2014].
9. Quyền của người nhiễm HIV, nguồn:
http://www.baotintuc.vn/van-de-quan-tam/quyen-cua-nguoi-nhiem-hivaids20121201114412883.htm, [ngày truy cập 25/9/2014] .
10. Cơ chế nhân quyền liên hợp quốc,nguồn:
http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=56&mcid
=3, [ngày truy cập 26/8/2014].
11. Việt Nam hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 2013, nguồn:
http://www.impeqn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=944&ID=689
2, [ngày truy cập 20/9/2014].
12. Đề cương giới thiệu luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người, nguồn:,
http://luatminhkhue.vn/luat-su/de-cuong-gioi-thieu-luat-phong,-chong-nhiem-vi-rutgay-ra-hoi-chung-suy-giam-mien-dich-hiv-aids-nam-2006.aspx,
[ngày truy cập
20/9/2014].
13. Đánh giá 8 năm thực hiện Pháp lệnh, Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng
gây ra suy giảm miễn dịch mắc phải ở người( HIV/AIDS), nguồn:
http://www.hspi.org.vn/vcl/danh-gia-8-nam-thuc-hien-Phap-lenh-phong-chong-nhiemvirut-gay-ra-Hoi-chung-suy-giam-mien-dich-mac-phai-o-nguoi-HIVAIDS-tai-5-tinhthanh-pho-t62-930.html, [ngày truy cập 20/9/2014].
14. Thế giới đặt ra mục tiêu táo bạo về phòng, chống AIDS đến năm 2015, nguồn:
http://tiengchuong.org.vn/HIVAIDS/The-gioi-dat-ra-muc-tieu-tao-bao-ve-phong-chongAIDS-den-nam-2015/5584.vgp, [ngày truy cập 05/10/2014].
[...]... nhiễm trước sự kỳ thị của cộng đồng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/ AIDS TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Tình hình hiện nay, người bị nhiễm HIV/ AIDS ngày càng bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề Trước thực trạng này, luật pháp của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đưa ra các văn bản pháp luật nhằm quy định về quyền của người nhiễm HIV/ AIDS Người. .. người nhiễm HIV/ AIDS Người nhiễm HIV/ AIDS vẫn có quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác Thực hiện tốt quyền đối với người nhiễm bệnh, sẽ giúp họ sống có ích hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống 2.1 Quyền của ngƣời nhiễm HIV đƣợc quy định trong pháp luật quốc tế 2.1.1 Các Hướng dẫn quốc tế về HIV/ AIDS và quyền con người năm 1996 Các hướng dẫn quốc tế về HIV/ AIDS và quyền con người năm 1996 được thông... phạm vi trong nước mà trách nhiệm đó mang tầm quốc tế, có nghĩa là khi ký và chấp nhận những văn bản quốc tế khi nói về quyền con người thì khi soạn thảo và thực thi luật pháp của quốc gia, Chính phủ Việt Nam cũng phải xem xét nội dung và trách nhiệm của mình đối với các luật quốc tế Cụ thể, khi nói đến quyền con người nói chung và những người bị nhiễm HIV nói riêng thì ở luật pháp quốc tế, quyền được... Quyền con người của cá nhân được chia làm 5 nhóm sau: quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Trong 4 Chỉ thị số 12- CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta” Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, quyền con người nằm trong các chế định quyền và nghĩa vụ Khác với quyền con người, quyền của người nhiễm HIV sẽ được pháp luật quy... nghĩa Việt Nam, các quyền con người đều được tôn trọng, nó được thể hiện ở các quyền của công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật Chính vì vậy, mà bất kể người nhiễm HIV hay một cá nhân bình thường đều có quyền được đối xử như nhau, quyền con người và quyền của người nhiễm HIV không giống nhau nhưng nó vẫn có mối liên kết chặc chẽ 1.2 Sự phát triển của chế định về quyền của ngƣời nhiễm HIV/ AIDS. .. 17 quyền về con người nói chung và trong bối cảnh HIV/ AIDS nói riêng được quy định trong văn kiện như quyền không phân biệt đối xử và bình đẳng trước pháp luật, quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, quyền được kết hôn, được sinh con…Nhìn chung, các quyền con người được áp dụng trong bối cảnh đại dịch HIV/ AIDS, nhằm cho thấy sự công bằng và sự quan tâm của các quốc gia đối với những người bị nhiễm HIV/ AIDS. .. đề cao, tôn trọng trong công ước, luật lệ quốc tế Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng công nhận các quyền cơ bản của con người Hiến pháp Việt Nam khẳng định: “Mọi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền con người và được pháp luật Việt Nam bảo vệ”.13 Từ mấy thập niên vừa qua, từ khi đại dịch HIV/ AIDS xuất hiện, số người nhiễm bệnh ngày càng tăng, độ tuổi lây nhiễm ngày càng trẻ... vệ các quyền và tự do cơ bản của con người; Hiến chương châu Phi về quyền của các dân tộc và của con người cũng bao gồm các nghĩa vụ quốc gia có thể áp dụng trong bối cảnh HIV/ AIDS Thêm vào đó, một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đặc biệt liên quan đến vấn đề HIV/ AIDS, chẳng hạn như các văn kiện của ILO về 11 Các hướng dẫn quốc tế về HIV/ AIDS và quyền con người, 1996... Một số nhóm người dễ bị tổn thương mà ta thường thấy trong luật nhân quyền như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, và trong đó có nhóm người bị nhiễm HIV Chính vì nhóm người bị nhiễm HIV cũng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội nên quyền của người nhiễm HIV/ AIDS có các quyền cơ bản sau: - Quyền được sống - Quyền được chăm sóc sức khỏe - Quyền được học tập - Quyền được lao động - Quyền được... động để không còn HIV/ AIDS, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, để cộng đồng được sống trong môi trường pháp luật, công bằng và không có tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử 2.2 Quyền của ngƣời nhiễm HIV/ AIDS đƣợc quy định trong pháp luật Việt Nam Người bị nhiễm HIV/ AIDS vẫn có quyền và nghĩa vụ như mọi công dân khác Thực hiện tốt quyền với người nhiễm sẽ giúp họ sống có ích hơn và nâng cao chất lượng ... VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI NHIỄM HIV/ AIDS TRONG LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 19 2.1 Quyền ngƣời nhiễm HIV đƣợc quy định pháp luật quốc tế 19 2.1.1 Các Hướng dẫn quốc tế HIV/ AIDS quyền người. .. ngƣời nhiễm HIV luật quốc tế luật Việt Nam 48 2.5.1 Tình hình thúc đẩy bảo vệ quyền người nhiễm HIV luật quốc tế 48 2.5.2 Việt Nam thực trạng đảm bảo thực thi quyền người nhiễm HIV/ AIDS 50 2.5.3... niệm quyền người quyền công dân 1.1.2 Khái niệm HIV/ AIDS quyền người nhiễm HIV/ AIDS 1.1.3 Quan hệ quyền người quyền người nhiễm HIV/ AIDS 1.2 Sự phát triển chế định quyền ngƣời nhiễm HIV/ AIDS