5. Kết cấu của đề tài
2.2.3 Học tập, học nghề, việc làm
Quyền học tập
Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt
quan tâm, chú trọng. Bởi vì “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, và chủ ngh a xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc”21. Với ý nghĩa đó, quyền học tập là một quyền rất quan trọng, là loại quyền
trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội.
Quyền học tập là quyền của tất cả mọi người, không phân biệt già trẻ lớn bé, nam hay nữ, người bình thường hay khuyết tật và kể cả những người đang sống chung với HIV. Quyền này đảm bảo cho người bị nhiễm HIV được học tập, được tiếp cận với nền giáo dục của đất nước trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, nhất là đối với trẻ em đây là lứa tuổi đang phát triển, và hiếu động cần được học tập và được sống hòa nhập với cộng đồng, không bị phân biệt đối xử, bị bạn bè cùng trang lứa xa lánh, kỳ thị do HIV. Theo Hiến pháp Việt Nam năm 2013, có quy định rằng học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân22. Điều 40 của Hiến pháp này còn nói thêm: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”.
Theo Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định “trẻ em
có quyền được học tập”. Đây là quyền đương nhiên trẻ em nào cũng được hưởng,
không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập và tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Trẻ em bình thường hay trẻ bị nhiễm HIV đều
19 Đoạn 29, Tuyên ngôn nhân quyền ASIAN năm 2012.
20 Điều 25, Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền năm 1948.
21 Điều 2, Luật giáo dục năm 2005.
được học chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, nhưng đối với các trẻ bị nhiễm HIV thì chương trình học của các em sẽ được điều chỉnh phù hợp, linh hoạt với từng trẻ trên cơ sở động viên, khuyến khích trẻ học tập tích cực và hiệu quả.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời xây dựng và triển khai hiệu quả việc thực hiện tiểu đề án “Xây dựng môi trường tiếp cận giáo dục cho trẻ em bị nhiễm và trẻ em có nguy cơ cao bị nhiễm HIV/AIDS”. Ngay
sau đó, nhiều sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các quy định về chống kì thị, phân biệt đối xử, đảm bảo quyền được học tập và làm việc của người nhiễm HIV, trong đó trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.23
Tại Khoản 8, Điều 7 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định “Cản trở việc học tập của trẻ em” là hành vi bị nghiêm cấm. Tức là mọi trẻ em đều được đến trường học tập không một ai có thể cản trở việc học của trẻ. Bên cạnh đó, ở Điều 16 của luật này còn quy định: “Trẻ em có quyền học tập; Trẻ em học ở cấp
giáo dục tiểu học trong các cơ sở giáo dục công cộng không phải đóng học phí”. Ở đây,
Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để cho trẻ được đến trường, ngay cả những trường hợp khó khăn, và chính sách không lấy tiền học phí ở các cơ sở giáo dục công cộng đã cho thấy rằng Chính phủ ta rất chú trọng nền giáo dục.
Khoản 4, Điều 12 của Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 quy định về trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS: “Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ lao động Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy; kết hợp giáo dục phòng chống HIV/AIDS với giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân về phòng, chống HIV/AIDS”. Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 15 của luật này cũng quy định về những hành vi bị cấm của cơ sở giáo dục đối với người nhiễm HIV bao gồm: “Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên,
học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; kỉ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên và lý do người đó bị nhiễm HIV; Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở và lý do người đó bị nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học”.
Tuy có nhiều văn bản và quy định về vấn đề giáo dục cho trẻ em nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế, vì hiện nay các trẻ em bị nhiễm HIV đang rơi vào tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử gây trở ngại cho việc học tập của trẻ em nhiễm HIV rất nổi cộm ở các nhà trường, song chủ yếu là do người lớn chứ trẻ em thì còn nhỏ nên rất vô tư. Chỉ có rất ít trường học ở Việt Nam chập nhận dạy trẻ em nhiễm HIV hòa nhập với trẻ em bình
23Vấn đề quan tâm quyền của người nhiễm HIV/AIDS,
http://www.baotintuc.vn/van-de-quan-tam/quyen-cua-nguoi-nhiem-hivaids-20121201114412883.htm), [ngày truy cập 24/10/2014].
thường, còn đại đa số là không chấp nhận cho trẻ bị nhiễm bệnh vào học. Việc không chấp nhận không phải do nhà trường không chấp nhận mà là do sức ép của phụ huynh, họ quyết liệt phản đối không đồng ý cho con mình học chung với những trẻ bị nhiễm HIV. Trước tình trạng này, nếu chúng ta không kịp thời có biện pháp ngăn chặn thì vấn đề kỳ thị trẻ nhiễm HIV sẽ thành đại dịch và ngày càng trầm trọng hơn. Trẻ em bị nhiễm HIV có quyền được học tập như những trẻ em bình thường khác.
Quyết định số 570/QĐ – TTg Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 – 2020 quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo
có trách nhiệm: Triển khai việc hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo nhu cầu của trẻ; Năng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; Triển khai các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học và lồng ghép với các hoạt động của ngành giáo dục và đào tạo.
Từ hệ thống các văn bản luật của Việt Nam thì ta thấy rằng tất cả mọi người đều có quyền học tập kể cả những nhóm người dễ bị tổn thưởng, người bị nhiễm HIV. Không chỉ vậy, quyền học tập của người nhiễm HIV còn được bảo vệ bởi các văn bản quốc tế.
Theo Khoản 1, Điều 20 của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948 trong đó nêu rõ “Mọi người đều có quyền học tập, giáo dục phải miễn phí, ít nhất là các
bậc tiểu học, và trung học cơ sở. giáo dục tiểu học là bắt buộc, giáo dục k thuật và dạy nghề phải mang tính phổ thông và giáo dục đại học hay cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng”. Không chỉ ở Tuyên ngôn nhân quyền 1948 mới
có quy định về vấn đề này, ở văn bản khác có quy định: “Thi hành giáo dục tiểu học bắt
buộc, sẵn có, không mất tiền cho tất cả mọi người; Khuyến khích phát triển nhiều hình thức giáo dục trung học, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và mở cửa cho tất cả mọi trẻ em, và thi hành các biện pháp thích hợp như việc thực hiện giáo dục không mất tiền và trợ cấp về tài chính khi cần thiết; Dùng mọi phương tiện thích hợp để làm cho tất cả mọi người, trên cơ sở khả năng của mình, có thể hưởng nền giáo dục đại học; Hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề có sẵn và để mọi trẻ em đều có thể được hưởng thụ; Có biện pháp khuyến
khích việc đi học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ bỏ học”.24 Không những luật
Việt Nam mà luật quốc tế cũng thừa nhận rằng quyền học tập là quyền của tất cả mọi người, Nhà nước luôn tạo điều kiện để trẻ được đến trường, bất kể trẻ có hoàn cảnh, điều kiện như thế nào, luôn đối xử công bằng và nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối với những trẻ có HIV.
Học nghề, việc làm
24
Học nghề và lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, mọi người đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm phù hợp với khả năng của mình. Theo quy định của Điều 35 Hiến pháp 2013 thì: “Công dân có quyền có việc làm, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc; Người làm công, ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; Được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi; Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”. Lao động là quyền của tất cả mọi người nhưng trong xã hội lại có nhiều thành
phần, vậy nên quyền bình đẳng trong lao động rất quan trọng. Không được kỳ thị, phân biệt đối xử với những nhóm người dễ bị tổn thương, nhất là những người bị nhiễm HIV. Người nhiễm HIV cũng như mọi người, cũng có quyền đi học nghề, có quyền dùng chính sức lao động của mình để đi làm, trang trải cho cuộc sống.
Tại Điều 45 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 và Điều 5 của Bộ Luật Lao động quy định cá nhân có quyền lao động, mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần xã hội… Như vậy, tất cả mọi người, kể cả người nhiễm HIV đều có quyền làm việc, quyền được có việc làm phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng và nghề được đào tạo, không ai có thể tước đi quyền này của họ.
Theo quy định của Điều 14 của Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người nhiễm HIV; Người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe nhưng phải chuyển việc khác chỉ vì lý do người đó nhiễm HIV; Người sử dụng lao động cũng không được yêu cầu người lao động phải xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng lao động vì lý do người đó nhiễm HIV.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phòng chống HIV/AIDS trong đó có những quy định về việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV cũng như quyền có việc làm của họ. Tuy nhiên trong thực tế thì người sử dụng lao động và người lao động chưa thật sự hiểu rõ, hiểu đúng về HIV/AIDS, về các đường lây nhiễm, đường không lây nhiễm HIV, họ thường gắn người nhiễm HIV với tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy. Bởi thế, nên họ e ngại, hạn chế tiếp xúc với người nhiễm HIV, họ không chấp nhận hợp đồng công việc với người có HIV hoặc cùng làm việc, cùng sinh hoạt chung với người lao động nhiễm HIV. Thậm chí nhiều người lao động giỏi vì không muốn làm việc với người có HIV mà đã gây sức ép cho chủ lao động đòi chuyển công việc khác hoặc tệ hơn là xin nghỉ việc… Những hành vi như vậy đã vi phạm pháp luật về quyền lao động của công dân.
Trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam, quyền con người nhất là quyền lao động luôn được ghi nhận và tôn trọng. Tại phiên họp đặc biệt của đại hội
đồng Liên hợp quốc ngày 27/1/2001, nguyên thủ các nước đã long trọng cam kết:
“Thừa nhận quyền và tự do cho tất cả mọi người mang tính thiết yếu trong việc giảm sự dễ bị tổn thương cuả người bị HIV/AIDS. Tôn trọng quyền của những người đang sống cùng HIV/AIDS. Đây sẽ là một sự phòng chống có hiệu quả”.
Trước tình hình quyền lao động của người nhiễm HIV bị xâm phạm, ILO đã đề ra 10 Qui tắc cơ bản trong phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp và nơi làm việc, trong đó đề cập đến nhiều nội dung về quyền có việc làm và được làm việc của người lao động cũng như các vấn đề không kì thị, phân biệt đối xử người lao động nhiễm HIV; không xét nghiệm HIV vì mục đích tuyển dụng hoặc sàng lọc; xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, an toàn cho người lao động và chính sách phòng ngừa lây nhiễm HIV cho người lao động, chăm sóc người lao động nhiễm HIV.
Ngoài ra, một số văn kiện quốc tế khác còn quy định: “Mọi người đều có quyền làm
việc, quyền tự do lựa chọn công việc, quyền hưởng những điều kiện làm việc chính đáng, đàng hoàng, thuận lợi và có quyền tiếp cận với các hình thức hỗ trợ thất nghiệp; Mọi người đều có quyền thành lập các công đoàn và tham gia công đoàn theo lựa chọn của mình để bảo vệ lợi ích của chính mình, theo luật và các quy định của quốc gia; không trẻ em hay thanh niên nào phải chịu sự bóc lột về kinh tế và xã hội. Những người thuê trẻ em và thanh niên làm công việc ảnh hưởng đến đạo đức, sức khỏe hay nguy hiểm đến tính mạng, hay có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các em, bao gồm việc học tập, phải bị pháp luật trừng phạt. Các quốc gia thành viên ASEAN cũng cần quy định tuổi giới hạn lao động mà việc sử dụng lao động trẻ em dưới
tuổi đó phải bị pháp luật cấm và trừng phạt”25. Có thể nói, vì tất cả mọi người đều có
quyền được lao động, có quyền được học nghề, làm việc nên người nhiễm HIV cũng vậy, họ cũng đó đầy đủ các quyền như mọi người bình thường khác. Tạo công ăn việc làm cho người nhiễm HIV khi họ đang còn đủ sức khỏe là một việc làm hết sức nhân đạo và cần thiết. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS.