Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV sang người khác

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 43 - 44)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1 Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV sang người khác

HIV là một bệnh truyền nhiễm, gây suy giảm miễn dịch ở người, nhưng nó không dễ lây truyền như các bệnh thông thường khác. Nói như vậy không có nghĩa là HIV ta không đề phòng, thực ra nếu không có hiểu biết về căn bệnh này thì rất dễ lây bệnh sang người khác một cách vô ý. HIV lây nhiễm cho người khác dễ nhất là qua đường máu khi sử dụng kim tiêm chưa tiệt trùng, qua quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con.

Một số biện pháp phòng chống HIV.

Đối với lây truyền qua đường máu thì nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác như: Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiệm dùng chỉ một lần khi tiêm chích; dùng riêng hoặc tiệt trùng trước khi sử dụng các dụng cụ cá nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu…; sử dụng găng tay khi tiếp xúc với máu; và hạn chế truyền máu, chỉ truyền máu khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.

Để phòng trách lây nhiễm HIV qua đường tình dục cần chú ý không để dịch sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo tiếp xúc trực tiếp qua da; sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục, đặc biệt là đối với người bán dâm hoặc người chưa biết rõ tình trạng sức khỏe có nhiễm HIV hay không. Ngoài ra để phòng tránh lây nhiễm qua đường tình dục thì cần sự chung thủy hai phía, giảm quan hệ với nhiều người vì càng quan hệ tình dục với nhiều người thì càng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao; với giới trẻ thì

không quan hệ tình dục trước hôn nhân, đây là cách phòng lây nhiễm qua đường tình dục có hiệu quả.

Để phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con thì mọi phụ nữ cần nâng cao nhận thức, hiểu biết về các hành vi lây truyền qua đường tình dục như phần trên người viết đã đề cập để phòng tránh; tiếp cận các phương tiện tránh thai cho phụ nữ đã nhiễm HIV. Nếu phụ nữ nhiễm HIV mang thai thì phải đến cơ sở y tế khám thai và được tư vấn cách xử lý.

Việc phòng tránh lây nhiễm HIV cho người khác là vấn đề cấp thiết và còn là nghĩa vụ bắt buộc người có HIV phải chấp hành nghiêm chỉnh. Nếu có hành vi cố tình chống đối pháp luật sẽ bị xử lý theo Bộ Luật hình sự. Theo Điều 117 Bộ luật hình sự của Việt Nam năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về việc người nào biết mình nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác bằng những hành vi như dùng kim tiêm vào người mình rồi tiêm vào người khác, dùng dao, mảnh chai… rạch chân tay mình cho dính máu rồi rạch vào người khác, quan hệ tình dục bừa bãi với người khác… thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Ở Khoản 2 của điều này còn quy định thêm phạm

tội trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm: Đối với nhiều người; đối với người chưa thành niên; đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình; đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nan nhân.

Ngoài ra, Điều 118 của luật này còn quy định thêm về tội cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc vào trường hợp quy định tại Điều 117 của Bộ luật này. Hành vi cố ý truyền HIV cho người khác có thể hiểu là người phạm tội đã biết mình bị nhiễm HIV nhưng vì động cơ nào đó vẫn có những hành vi như lấy máu của người nhiễm HIV truyền cho người khác; dùng các dụng cụ đã dính máu của người nhiễm HIV để chọc, rạch vào người người khác; dùng thủ đoạn làm cho những bình, túi máu sạch dự trữ trong các bệnh viện trở thành máu bị nhiễm vi rút HIV... Đối với người phạm tội quy định ở điều này thì theo quy định sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm và sẽ bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân khi phạm tội rơi vào trường hợp có tổ chức; đối với nhiều người; đối với người chưa thành niên; đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; lợi dụng nghề nghiệp. Mặt khác, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Đối với các hành vi vô tình lây nhiễm cho người khác như không biết mình bị HIV cứ nghĩ mình khỏe mạnh rồi quan hệ tình dục với người khác, dùng kim tiêm có dính máu người bệnh hay truyền máu nhiễm bệnh cho người khác mà không hay biết… các trường hợp này thì không thể xem họ là tội phạm và họ chỉ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Riêng trường hợp người mẹ mang thai có HIV sinh con ra bị nhiễm HIV thì không phạm tội.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)