Cơ chế để đảm bảo thực thi theo luật quốc tế

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 46 - 47)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.1 Cơ chế để đảm bảo thực thi theo luật quốc tế

Ngay từ khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện, Liên hợp quốc đã đặc biệt quan tâm đến phòng, chống căn bệnh này. Cơ sở chính trị của phòng, chống HIV/AIDS là sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế, được thể hiện trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Cộng đồng quốc tế đã sớm nhận thấy hiểm họa của HIV/AIDS. Căn bệnh này đã trở thành một chủ đề lớn trong nhiều kỳ họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội nghị thượng đỉnh về AIDS, được tổ chức vào tháng 12-1994 ở Paris. Tuyên bố của Hội nghị khẳng định quyết tâm của cộng đồng ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS. Cũng tại Hội nghị này, nguyên tắc khuyến khích những người có HIV/AIDS tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS - được gọi là nguyên tắc GIPA đã ra đời.

Mặt khác, thấy rằng việc đưa ra pháp luật để nhằm mục đích bảo vệ nhân quyền nói chung và quyền của người có HIV nói riêng là một chuyện không dễ vì nó cần tính thống nhất và hợp lý cao. Nhưng cái khó hơn là vấn đề thực thi các các quy định nó như thế nào, có thống nhất và đồng loạt hay không khi các văn kiện điều mang tầm quốc tế. Với mục tiêu chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, hệ thống của Liên Hợp Quốc đã chia làm hai nhánh cơ quan để cùng tiến hành thực hiện:

Thứ nhất là các cơ quan được thành lập theo (dựa trên) Hiến chương (charter-based organ hoặc charter bodies).

Thứ hai là các cơ quan được thành lập theo (hoặc dựa trên) một số công ước quan trọng về quyền con người (treaty bodies)

Nếu như các cơ quan trong cơ chế dựa trên Hiến chương có những chức năng đa dạng, bao gồm cả việc nghiên cứu, xây dựng các dự thảo văn kiện, thẩm định, theo dõi, giám sát và điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con người…thì hệ thống uỷ ban công ước có chức năng hẹp hơn. Các uỷ ban này được thiết lập chỉ để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện các công ước này của những quốc gia thành viên (và với một số uỷ ban, còn thông qua thẩm quyền nhận, xem xét và xử lý các khiếu nại về việc vi phạm các quyền con người được ghi nhận trong một số công ước).

Hiện tại, có 9 công ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người (core international human rights treaties) của Liên hợp quốc. Một trong số đó chưa có hiệu lực là Công ước về cưỡng bức đưa đi mất tích. Còn 8 công ước còn lại được giám sát bởi các uỷ ban giám sát và một cơ quan tương tự là nhóm công tác. Cụ thể, trong đó có 6 Công ước quy định về việc thành lập các ủy ban giám sát về việc bảo đảm việc thực thi quyền của người nhiễm HIV/AIDS:

 Uỷ ban về xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc (thành lập theo Công ước về xoá

bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc, 1965)

 Uỷ ban Quyền con người (thành lập theo Công ước quốc tế về các quyền

dân sự, chính trị, 1966)

 Uỷ ban về Xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (thành lập theo Công ước quốc tế về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979)  Uỷ ban chống tra tấn (thành lập theo Công ước về chống tra tấn và các hình

thức đối xử tàn bạo,vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác, 1987)

 Uỷ ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC)

 Uỷ ban về quyền trẻ em (thành lập theo Công ước về quyền trẻ em,1989)

trình của các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)