Cơ chế đảm bảo thực thi theo luật quốc gia

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 47 - 50)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.2 Cơ chế đảm bảo thực thi theo luật quốc gia

Pháp luật quy định về việc phòng tránh HIV/AIDS ngày càng phổ biến, thế nhưng vấn đề hiện nay là phải thực thi nó như thế nào và làm gì để bảm bảo cho việc thực thi các quy định đó. Người bị nhiễm HIV là những người thuộc nhóm người dễ tổn thương nên họ e ngại trước mọi người, sống khép mình… đây cũng là lý do khiến cho họ không tiếp cận được với thông tin, không được tư vấn về HIV/AIDS để có những hiểu biết tích cực về căn bệnh mình đang mang để biết tự chăm sóc bản thân và phòng tránh lây

nhiễm cho người xung quanh. Chính bởi vì họ không tự bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình nên đòi hỏi cơ quan chức năng giúp họ bảo vệ chính mình, đồng thời giúp cho việc thực thi pháp luật đạt được hiệu quả. Đối với Nhà nước ta, cơ sở chính trị của tiếp cận quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS là đường lối của Đảng, là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cơ sở pháp lý của

việc tiếp cận quyền phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam là các quy định của Hiến pháp năm 1992, trong đó khẳng định Nhà nước ta tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, thông qua hệ thống pháp luật của chúng ta, trong đó đã nội luật hóa các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, bao gồm công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966). Đó còn là pháp lệnh phòng, chống vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (1995); Luật Phòng, chống HIV/AIDS do Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 (tháng 6-2006) thông qua. Luật này đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, quy định quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS. Một văn kiện có tính pháp lý của Nhà nước ta trong phòng, chống HIV/AIDS, đó là “Chiến lược Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2020 - 2030”. Có thể nói, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một môi trường chính sách, pháp luật hoàn chỉnh nói chung cho cách tiếp cận quyền con người trong phòng, chống HIV/AIDS nói riêng.

Dù Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 đã nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS, nhưng trên thực tế phần đông trong số họ vẫn bị xã hội và gia đình chối bỏ dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính vì vậy mà sự ra đời của các trung tâm trợ giúp pháp lý là một trong những biện pháp đưa pháp luật đến với mọi người một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Hiện nay, một số Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Sở tư pháp của các tỉnh và Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức xã hội cũng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và các đối tượng yếu thế khác, tuy nhiên việc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV của các trung tâm đó đều hết sức khó khăn họ không tiếp cận được khách hàng là người nhiễm HIV, ngược lại người nhiễm HIV cũng không muốn đến các trung tâm đó để được trợ giúp pháp lý miễn phí vì những nguyên nhân sau:

- Có một số cán bộ ngại tiếp xúc với những người nhiễm HIV, sợ bị lây bệnh.

- Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 14/2013/NĐ – CP người nhiễm HIV/AIDS là đối tượng được trợ giúp pháp lý phải là người không có nơi nương tựa, pháp luật còn qui định người nhiễm HIV là đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí, nhưng người nhiễm HIV khi đến các trung tâm trợ giúp pháp lý muốn được trợ giúp pháp lý miễn phí, họ phải chứng minh là người nhiễm HIV, để được tư vấn và trợ giúp miễn phí. Vì vậy người nhiễm HIV sợ bị lộ danh tính nên không dám đến trung tâm trợ giúp pháp lý để được tư vấn và trợ giúp

- Trung tâm trợ giúp pháp lý thường đặt trụ sở tại nơi có nhiều người qua lại, hoặc đặt tại Sở Tư pháp của tỉnh cho nên người có HIV sợ không dám đến tư vấn hoặc yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Do sự ràng buộc của Luật Phòng, chống HIV/AIDS phải giữ bí mật thông tin của người nhiễm HIV. Cho nên không có cơ quan nào cung cấp thông tin về người nhiễm HIV cho Trung tâm trợ giúp pháp lý để Trung tâm có thông tin triển khai việc trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV

- Người bị nhiễm HIV không hoà nhập cộng đồng, họ ngại tiếp xúc với những người xung quanh. Chính vì vậy việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế chiều sâu, chính sách giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng còn yếu

- Một số Trung tâm chưa có kỹ năng tư vấn cho người nhiễm HIV.

Tuy còn nhiều khó khăn trong công tác trợ giúp pháp lý nhưng với sự nhiệt tình, niềm đam mê, tâm huyết với nghề và quan trọng hơn cả là mong muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nhiễm HIV, nên hiện nay các luật sư, luật gia, đồng đẳng viên luôn sát cánh cùng cộng đồng. Họ trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong công tác tuyên truyền về phòng, chống ma túy, HIV và chống phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. Điều đáng mừng là hiện nay số lượng người được tư vấn, không ngừng gia tăng. Các nội dung vướng mắc pháp luật của người nhiễm HIV được cơ quan trợ giúp pháp lý tư vấn ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: sự phân biệt, kỳ thị từ phía gia đình, địa phương, cơ quan nơi làm việc; quyền lợi của người nhiễm HIV bị xâm phạm, đặc biệt là quyền phân chia tài sản, quyền làm việc và quyền được đi học của trẻ em; chế độ, chính sách đối với người nhiễm HIV...

Ví dụ điển hình một trường hợp có thật: Vừa qua, tại văn phòng trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận trường hợp khá đặc biệt của chị T, ở huyện Đông Sơn. Chị T bị nhiễm HIV nhưng con của chị không mang mầm bệnh. Năm 2010, chị T. gửi đơn xin cho con đến học mẫu giáo nhưng cô hiệu trưởng (là bác họ của cháu) đã từ chối. Sau nhiều lần đến xin, cô hiệu trưởng bắt chị đưa con đi xét nghiệm HIV tới 2 lần và cho cả giáo viên của trường đi cùng để xác minh kết quả cho chính xác, nhưng con chị vẫn không được đến trường đi học. Chị đã đến văn phòng trợ giúp pháp lý để nhờ được giúp đỡ. Các tư vấn viên của văn phòng đến gặp cô hiệu trưởng, phân tích việc cô không cho cháu đi học, bắt cháu đi xét nghiệm là vi phạm điều 15 của Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị số 61/2008/CT-BGDĐT, yêu cầu tất cả các trường bảo đảm quyền được đi học của người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV và không yêu cầu làm xét nghiệm HIV trước khi đi học.

“Con tôi sẽ không được đến trường nếu không có sự giúp đỡ của VPTGPL” - chị T tâm sự.30

Luật Phòng, chống HIV/AIDS ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người nhiễm HIV bước ra khỏi “bóng tối”, sống và hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, để quyền lợi của những người nhiễm HIV thực sự được bảo vệ thì cần mở rộng hơn nữa quy mô của văn phòng, tăng thêm số lượng luật sư, luật gia, đồng đẳng viên và nguồn kinh phí để hoạt

động ở phạm vi rộng hơn; hoạt động của hội cần có sự phối hợp của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh để thuận lợi trong việc xác nhận và tiếp cận với người nhiễm bệnh. Nhờ sự tư vấn và trợ giúp pháp lý mà đã đưa chính sách, pháp luật của Nhà nước tới với người nhiễm HIV, giúp họ có hiểu biết hơn về pháp luật và tin tưởng vào chính sách của Nhà nước để từ đó chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh nhằm giảm tình trạng lây lan bệnh ra cộng đồng.

Các biện pháp nhằm bảo đảm cho việc thực thi quyền của người nhiễm HIV có thể chú trọng một số vấn đề sau:

 Phòng chống các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV trên tất cả các lĩnh vực, nhất là với việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhằm để bảo vệ quyền lợi cho người nhiễm bệnh.

 Xây dựng, đổi mới chính sách hỗ trợ cho người bị nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV và chú trọng các chính sách giúp đỡ cho trẻ nhiễm HIV/AIDS.

 Chú trọng công tác truyền thông, giáo dục về HIV/AIDS và lồng ghép những

chương trình thực tế, mang tính pháp lý cao để người dân có thể tiếp cận dễ dàng, và chấp hành tốt theo quy định.

 Khuyết khích sự tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS của các tổ

chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước.

 Chiến lượt và kế hoạch hằng năm về HIV/AIDS phải tập trung vào công tác

kiểm soát HIV/AIDS tại nơi làm việc.

 Tăng cường các hoạt động giám sát việc thực hiện luật và chính sách có liên quan đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)