Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1 Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội

Quyền con người là giá trị nhân văn có tính lịch sử của nhân loại. Quyền con người không chỉ có trong hiến pháp của mọi quốc gia mà còn là nội dung luôn được đề cao, tôn trọng trong công ước, luật lệ quốc tế. Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế quan trọng công nhận các quyền cơ bản của con người. Hiến pháp Việt Nam khẳng định: “Mọi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền con người và được pháp luật

Việt Nam bảo vệ”.13

Từ mấy thập niên vừa qua, từ khi đại dịch HIV/AIDS xuất hiện, số người nhiễm bệnh ngày càng tăng, độ tuổi lây nhiễm ngày càng trẻ hóa, sự kỳ thị phân biệt ngày càng tăng, từ trong gia đình đến ngoài xã hội, bởi nhận thức của cộng đồng chưa đúng đắn. Chính những thái độ thiếu tích cực của xã hội đã đẩy những người bị nhiễm HIV/AIDS ngày càng xa với cộng đồng, họ bị kỳ thị, xa lánh và hất hủi đến vô tội vạ. Những hành vi này đã đi trái với quy định của pháp luật nói chung và trái với (Điểm a, Khoản 1, Điều 4). Luật phòng chống lây nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS nói riêng. Người nhiễm HIV/AIDS cũng có quyền được đối xử như tất cả mọi người.

Chính tình trạng ngày càng trẻ hóa tuổi nhiễm HIV/AIDS nên đã tạo ra nhiều khó khăn trong đời sống của những người bị nhiễm. Họ phải đối mặt với các rào cản khi họ hòa nhập vào cộng đồng và thường sống bên lề của xã hội, ít nhiều bị phân biệt đối xử về các quyền cơ bản như học vấn, nghề nghiệp hoặc tiếp cận với các dịch vụ y tế và sức khỏe sinh sản.

Việc làm đối với người nhiễm HIV/AIDS luôn là một trong câu hỏi lớn cần được cả cộng đồng cùng tìm lời giải. Không ít doanh nghiệp hoặc cá nhân hiện không chịu nhận người nhiễm HIV/AIDS vào làm việc; chính vì doanh nghiệp chưa mạnh dạn “ mở lòng” nên tỷ lệ người bị nhiễm bệnh vẫn còn cao. Nhiều người nhiễm HIV bằng nghị lực đã vươn lên, bằng mọi cách mong tìm được công việc phù hợp để không là gánh nặng của gia đình và xã hội nhưng cũng khó có việc làm ổn định. Sự lây lan và nguy hiểm của dịch bệnh không chỉ là nỗi đau thể chất mà còn là vật cản khiến họ không tự tin hòa nhập với cộng đồng. Việc làm không chỉ đem lại niềm vui, thu nhập cho người bị nhiễm HIV/AIDS mà còn là cầu nối giúp họ tự tin, hòa nhập với cuộc sống. Hòa nhập với cộng đồng của người nhiễm HIV/AIDS đang gặp những rào cản lớn trong dư luận xã hội, chính bởi do sự thiếu hiểu biết của người dân, từ những định kiến khắt khe của người đời, điều đó đã gây nên hậu quả xã hội nặng nề. Trước sự xa lánh, kỳ thị của xã hội thì người nhiễm HIV/AIDS rất mong muốn được hòa nhập vào cộng đồng

13

Quyền sống và quyền được tôn trọng của người nhiễm HIV”, nguồn: http://tapchicongsan.org.vn/Home/Viet- nam-tren-duong-doi-moi/2011/13359/Quyen-song-va-quyen-duoc-ton-trong-cua-nguoi-nhiem-HIVAIDS.aspx, [truy cập ngày 05/10/2014].

“Không nên thành lập các trung tâm cách biệt, cách ly vì làm cho chúng tôi dễ bị xã hội

mặc cảm thêm thôi”(biên bản phỏng vấn).14

Có thể thấy tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ngày càng tăng một phần là do nhận thức của cộng đồng chưa đầy đủ. Nhiều người nghĩ HIV/AIDS có thể lây qua các con đường thông thường như bắt tay, ôm hôn, ăn uống…Do hiểu biết không đúng nên người dân áp dụng những biện pháp phòng tránh không đúng như tránh tiếp xúc, gần gũi, sử dụng đồ dùng chung; từ chối các mối quan hệ khiến người có HIV mất chỗ ở, mất việc làm, học tập, bị đùn đẩy khi khám chữa bệnh; cô lập, không cho tiếp xúc với mọi người nên họ phải ở riêng trong gia đình, khu riêng trong bệnh viện; sự bàn tán, đàm tiếu của cộng đồng đã làm mất dần vị trí của họ trong gia đình và xã hội và do đó cũng mất luôn khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho cuộc sống và chăm sóc sức khỏe. Và do đó, chính họ và con cái họ sẽ phải đối diện với tình trạng sống “bốn không” (không nhà, không nghề nghiệp, không hộ khẩu và không có giấy khai sinh cho con).15

HIV/AIDS không chỉ đặt vấn đề cho bản thân người bệnh mà còn cho nhiều thành phần khác và đang trở thành một thách thức cho toàn xã hội. Phòng ngừa HIV đòi hỏi toàn xã hội phải có một lối sống có trách nhiệm, đạo đức lành mạnh và việc chăm sóc bệnh nhân AIDS không chỉ đòi hỏi về nghiệp vụ mà còn cần đến lương tâm và tấm lòng của mỗi cá nhân và cả xã hội.

Khi nói về quyền con người, Công ước quốc tế, phần mở đầu cho các quyền dân sự, chính trị ghi rõ: “Tất cả mọi người đều có quyền sống; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng”. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) đặc biệt đề cao và coi trọng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”( Khoản 1, Điều 16), “Không ai bị

phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2,

Điều 16). Luật Phòng, chống HIV/AIDS quy định: Người sống chung với HIV/AIDS có quyền “sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội” (Điểm a, Khoản 1, Điều 4); “Không kỳ

thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ” nhằm tạo điều

kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. PGS, TS Chung Á - Chánh Văn phòng thường trực Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS - mại dâm - ma túy khẳng định: “Một

trong những nhân tố quan trọng tạo ra sự đồng thuận giữa các cấp, các ngành đó là

14Nhu cầu hội nhập của trẻ nhiễm HIV/AIDS , nguồn: http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-nhu-cau-hoi-nhap-cua-tre- nhiem-hivaids-tai-trung-tam-mai-hoa-11003/, [ngày truy cập 8/10/2014].

15Quyền sống của con người,

việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ vai trò của việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người

trong phòng, chống HIV/AIDS”.16

Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào đối với người nhiễm HIV/AIDS. Họ được pháp luật bảo vệ, họ có quyền được hưởng cuộc sống đầy đủ như mọi người, được học tập, vui chơi, làm việc, họ được quyền hòa nhập vào cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Quyền này cũng ghi rõ trong Điều 59 của Hiến Pháp. Tuyên ngôn nhân quyền thế giới cũng nêu rõ nội dung này ở Điều 26. Những người có HIV/AIDS rất cần được sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Nếu bị kỳ thị và phân biệt đối xử, họ gần như mất chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần, làm họ mất hết lòng tự tin và như bị dồn vào ngõ cụt. Ngay cả những đứa trẻ vô tội, ngây thơ cũng trở thành nạn nhân của sự kỳ thị và phân biệt của thế giới người lớn.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)