Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS, 2011

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 27 - 29)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2 Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS, 2011

Tuyên bố chính trị về phòng chống HIV/AIDS – Tăng cường mạnh mẽ nỗ lực của chúng ta để xóa bỏ HIV và AIDS được thông qua bởi các nguyên thủ quốc gia, những người đứng đầu Chính phủ và đại diện cho các Quốc gia ở cuộc hợp tại Liên Hợp Quốc từ 8 đến 10 tháng 6 năm 2011.

Có thể nói đây là văn kiện quốc tế mới nói về quyền con người nói chung và nhóm người nhiễm HIV/AIDS nói riêng, với nội dung khá đầy đủ lại có tính pháp lý cao. Tuyên bố một lần nữa khẳng định lại quyền tự chủ tối cao của các Quốc gia thành viên, như đã quy định trong Hiến chương LHQ, và yêu cầu tất cả các Quốc gia nhằm thực hiện đúng cam kết và những lời hứa trong Tuyên bố này, phù hợp với pháp luật quốc gia và ưu tiên phát triển quyền con người theo quy định quốc tế. Bên cạnh đó Tuyên bố

này cũng khẳng định lại Tuyên bố Cam kết năm 2001 về phòng chống HIV/AIDS và Tuyên bố Chính trị năm 2006 về phòng chống HIV/AIDS và cam kết với một khí thế mới cho việc ứng phó toàn cầu với AIDS. Các quốc gia thành viên của LHQ đã đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giảm bớt lây truyền HIV qua quan hệ tình dục và giảm số ca tử vong do tiêm chít ma túy trong năm 2015.

Trong tuyên bố các quốc gia cũng nhất trí nỗ lực mạnh mẽ nhằm triệt tiêu các ca nhiễm HIV mới trong trẻ em trong vòng năm năm tới. Các nhà lãnh đạo toàn cầu cam kết trong thời gian này sẽ đưa số người được điều trị để tiếp tục cuộc sống lên đến 15 triệu và giảm một nửa số người sống với HIV bị tử vong vì lao.

Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ, ông Joseph Deiss phát biểu: “Bản Tuyên bố cam kết

mạnh mẽ, các mục tiêu có thời hạn và đặt ra một lộ trình rõ ràng và khả thi, không chỉ

cho năm năm tới mà còn xa hơn nữa”.12

Các quốc gia thành viên LHQ đã công nhận HIV là một trong những thách thức to lớn nhất của thời đại chúng ta và đã chứng tỏ vai trò lãnh đạo thông qua các cam kết nỗ lực hướng tới một thế giới không còn AIDS trong bản Tuyên bố này.

Tuyên bố cũng đã khẳng định lại vai trò quan trọng của gia đình, hệ thống văn hóa xã hội khác nhau nên tồn tại các hình thái gia đình khác nhau, nó ảnh hưởng đến việc giảm tính dễ tổn thương với HIV. Đặc biệt trong giáo dục phải tạo điều kiện để đảm bảo cho trẻ em, thanh thiếu niên tiếp cận với nền giáo dục chuẩn mực, đạo đức, đồng thời lồng ghép HIV/AIDS vào chương trình giảng dạy; đảm bảo môi trường an toàn và bảo vệ tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ em gái. Bên cạnh đó cũng phải nói đến vai trò của các tổ chức cộng đồng, kể cả các tổ chức do những người sống với HIV điều hành, trong việc duy trì các ứng phó quốc gia và địa phương với HIV và AIDS, tiếp cận đến tất cả những người sống với HIV, cung cấp các dịch vụ liên quan đến dự phòng, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ và tăng cường các hệ thống y tế, đặc biệt phương pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đối với các cấp lãnh đạo đã mạnh mẽ cam kết xóa bỏ bất bình đẳng giới, lạm dụng

và bạo hành giới; tăng cường năng lực của phụ nữ và em gái vị thành niên để tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua cung cấp sự chăm sóc y tế và các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, và cung cấp sự tiếp cận đầy đủ đến các thông tin và giáo dục toàn diện; đảm bảo rằng phụ nữ có thể thực hiện được quyền kiểm soát, và quyết định một cách tự do và có trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục của họ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ bản thân họ trước nguy cơ lây nhiễm HIV, bao gồm cả sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của họ, không chịu sự ép buộc, phân biệt đối xử và bạo hành; và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc trao quyền cho phụ nữ

12

Thế giới đặt ra mục tiêu táo bạo về phòng, chống AIDS đến năm 2015

http://tiengchuong.org.vn/HIVAIDS/The-gioi-dat-ra-muc-tieu-tao-bao-ve-phong-chong-AIDS-den-nam- 2015/5584.vgp, [chủ nhật, ngày 05/10/2014].

và tăng cường sự độc lập về kinh tế của họ; và trong bối cảnh này, tái khẳng định tầm quan trọng đối với vai trò của nam giới và trẻ em trai trong việc đạt đến sự bình đẳng giới.

Bản tuyên bố kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ một lần nữa nhân đôi các nỗ lực nhằm thực hiện tiếp cận phổ cập tới dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ vào năm 2015 như là một bước đi quan trọng để tiến tới xóa dịch AIDS trên phạm vi toàn cầu; cam kết sẽ chấm dứt bất bình đẳng giới, bạo hành và lạm dụng trên cơ sở giới, nâng cao năng lực cho phụ nữ và các trẻ gái vị thành niên để họ tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV.

Bản tuyên bố công nhận rằng tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản đã, đang và sẽ tiếp tục rất quan trọng trong ứng phó với AIDS, và các chính phủ có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng với trọng tâm là nhu cầu của các gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Các quốc gia thành viên LHQ cũng nhất trí rà soát lại các chính sách và luật có ảnh hưởng không tích cực tới việc thực hiện công bằng, hiệu quả và thành công các chương trình dự phòng HIV, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho những người sống với HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV. Các quốc gia còn cam kết tăng cường các bộ luật và các chính sách nhằm đảm bảo hiện thực đầy đủ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản cho thanh thiếu niên, đặc biệt đối với những người sống với HIV và những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, để có thể xóa bỏ tình trạng kì thị và phân biệt đối xử, họ phải đối mặt.

Nhìn chung, thông qua tuyên bố này của các quốc gia trên thế giới chúng ta có thể thấy rằng việc phòng ngừa chống lây nhiễm HIV/AIDS đang là vấn đề khiến các quốc gia phải đau đầu và cuối cùng đưa ra các mục tiêu táo bạo nhằm nổ lực vì một thế giới không còn HIV/AIDS và đã được Đại Hội đồng thông qua vào ngày 10/06/2011. Các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã nhất trí cam kết, cùng nhau hành động để không còn HIV/AIDS, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, để cộng đồng được sống trong môi trường pháp luật, công bằng và không có tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)