Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4 Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS

Riêng tư là đều mà người dân muốn giấu kín, không muốn cho ai biết, chỉ trừ ra những người thân thiết, đáng tin tưởng để giải bày tâm sự, có thể bày tỏ được những điều thầm kín trong lòng. Được giữ bí mật riêng tư là quyền của mọi người, thế nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ về quyền này. Tiến sĩ Lê Đình Nghị có định nghĩa về khái niệm bí mật đời tư như sau: “Bí mật đời tư là những thông tin, tư liệu (gọi

chung là thông tin) về tinh thần, vật chất, quan hệ xã hội hoặc những thông tin khác liên quan đến cá nhân trong quá khứ cũng như trong hiện tại, được pháp luật bảo vệ và

những thông tin đó được bảo mật bằng những biện pháp mà pháp luật thừa nhận”26 . Có thể hiểu quyền giữ bí mật riêng tư là quyền đảm bảo cho thông tin cá nhân của một người được giữ bí mật, không thể tiết lộ cho người khác biết.

Vấn đề giữ bí mật riêng tư của người nhiễm HIV có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì một khi mọi người biết họ có HIV thì họ sẽ bị xa lánh, kỳ thị. Họ sẽ bị e ngại, xấu hổ và còn rất nhiều lý do để họ không muốn cho người khác biết về tình trạng bệnh của mình. Nếu thông tin về họ được giữ kín thì sẽ là động lực khuyến khích người có HIV đi đến cơ sở y tế để xét nghiệm, biết về tình trạng bệnh và đây còn là cách để họ tiếp cận được với thông tin, hiểu biết về căn bệnh mà mình đang mắc phải, để biết cách tự chăm sóc và phòng ngừa. Chính vì thế mà quyền giữ bí mật riêng tư rất được chú trọng và bảo vệ. Khoản 1, Điều 38 Bộ Luật Dân sự có quy định: “Quyền bí mật đời tư của cá nhân được

tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”.

Khi nói đến bí mật riêng tư về HIV/AIDS là phải nói đến vấn đề xét nghiệm HIV. Tại Điều 27 Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006 quy định: “Việc xét nghiệm HIV

được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm”. Tức là người đi xét

nghiệm là tự nguyện, không ai ép buộc. Đối với vấn đề HIV ở nơi làm việc thì người tuyển dụng không được yêu cầu người dự tuyển lao động phải xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.27 Đối với trường học thì các cơ sở không được yêu cầu học sinh, sinh viên, người tham gia hoặc người đến xin học phải xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV.

Tuy đây là quyền riêng tư của người nhiễm HIV nhưng theo quy định của Điều 30 của Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006 thì trong vấn đề thông báo kết quả và nhận thông báo kết quả xét nghiệm hay nói cách khác là kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau đây: “Người được xét nghiệm; Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người được xét nghiệm; Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế; Người đứng đầu, cán bộ phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam; Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này”. Bên cạnh đó, ở Khoản 2, Điều 30 của luật

này cũng quy định rõ là những người quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm giữ

26Bí mật về đời tư theo pháp luật Việt Nam, nguồn :http://www.luatphamviet.com/v/726/ve-bi-mat-doi-tu-theo- phap-luat-viet-nam.aspx, [ ngày truy cập 26/10/2014].

bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Quyền được giữ bí mật riêng tư là quyền cơ bản của công dân, đây còn là một quyền Hiến định nằm trong quy định của Hiến pháp. Vậy nên nếu một ai xâm phạm sẽ là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định của Điều 13 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005 “Cơ quan, người tiến

hành tố tụng dân sự phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu của họ”.

Như vậy có thể thấy quyền riêng tư của cá nhân rất được đề cao, và tôn trọng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một khi có dấu hiệu vi phạm quyền được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS và cấm công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV được quy định tại Điều 4 và Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm b, Khoản 5 và Điểm a, Khoản 6, Điều 18 Nghị định 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của

người đó, trừ trường hợp quy định về thông báo kết quả xét nghiệm quy định tại Điều 30 của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người(HIV/AIDS)”.

Pháp luật quốc tế cũng có nhiều hiệp định, văn kiện để bảo đảm các quyền con người, trong đó có những quy định về quyền riêng tư của cá nhân. Theo Điều 17 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR): “Không ai bị can thiệp

một cách độc đoán hoặc bất hợp pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín hoặc bị xúc phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. Bên cạnh đó, Tuyên ngôn nhân

quyền cũng có quy định về vấn đề bí mật đời tư, theo nội dung của bản Tuyên ngôn thì không ai có thể bị can thiệp vào đời tư cá nhân, gia đình, chỗ ở và thư tín một cách tùy tiện, đồng thời cũng không được xúc phạm đến danh dự, uy tín của cá nhân.28 Tuy pháp luật Việt Nam và quốc tế có nhiều quy định về quyền được bảo vệ bí mật đời tư của người bị nhiễm HIV nhưng thực tế còn rất nhiều tình trạng đời tư của những người có HIV bị tiết lộ, pháp luật không được tuân thủ theo đúng quy định. Chính việc đời tư bị tiết lộ, đã mang lại nhiều hậu quả xấu cho những người nhiễm bệnh. Vì vậy, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn nữa trong công tác ban hành và thực thi pháp luật,

28

đưa ra chế tài cụ thể và nghiêm khắc để bảo đảm quyền đời tư cá nhân người nhiễm HIV được bảo vệ như những cá nhân bình thường khác.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)