Được điều trị và chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Được điều trị và chăm sóc sức khỏe

Trong những năm qua, với sự nổ lực của Chính Phủ và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị, chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế đáng kể trong lĩnh vực y tế nói chung và điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV nói riêng. Chính bởi do nhận thức chưa đầy đủ về đại dịch HIV/AIDS mà trong cộng đồng xã hội tạo nên bức tường vô hình nhằm tách biệt, cách li với những người nhiễm bệnh, dễ thấy nhất là trong hệ thống chăm sóc y tế, không được tiếp cận với các dịch vụ y tế và thường chi phí điều trị rất tốn kém.

Theo Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 tại Khoản 1, Điều 1 có quy định

“Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể, được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế”. Công dân Việt Nam đang sống và làm việc theo pháp luật

Viêt Nam thì tất cả mọi người hễ là công dân Việt Nam thì đều có quyền được chăm sóc sức khỏe. Vì vậy bất kể là ai, công dân bình thường hay người nhiễm HIV/AIDS họ đều có quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều 8 khoản 9 Luật phòng chống nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người HIV/AIDS nghiêm cấm từ chối khám, chữa bệnh cho một người vì biết hoặc nghi ngờ đó nhiễm HIV; Điều 38 của luật này nêu rõ: Cơ sở y tế, thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV( Khoản 1.2); người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh khác liên quan đến HIV/AIDS thuộc chuyên khoa nào được cứu chữa tại chuyên khoa đó

hoặc tại chuyên khoa riêng và được đối xử bình đẳng như những người bệnh khác (Khoản 3).

16Việt Nam trên đường đổi mới, nguồn : http://tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi- moi/2011/13359/Quyen-song-va-quyen-duoc-ton-trong-cua-nguoi-nhiem-HIVAIDS.aspx), [ngày truy cập 11/10/2014].

Đảng và Chính Phủ đã có những chính sách, nhằm cải thiện tình trạng nhiễm bệnh đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đảng và Nhà nước có quan điểm rằng: “Tất cả trẻ em bị

nhiễm HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều được hưởng đầy đủ tất cả các quyền lợi dành cho một người về ăn ở và học tập. Điều căn bản là giúp các em có được một cuộc sống tối thiểu như có một chỗ ở, có một mái ấm tình thương hay một trung tâm bảo trợ. Tại những nơi đó, các trẻ cần được chăm sóc sức khỏe và điều trị khi bị

bệnh”.17

Tại Điều 53 của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định: “Trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử, được Nhà nước và xã hội tạo

điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình và tại các cơ sở trợ giúp trẻ em”.

Tình hình hiện nay cho thấy đối tượng nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa đặc biệt là trẻ em. Theo số liệu thống kê ước tính mỗi năm ở Việt Nam có từ 1 triệu đến 1,5 triệu phụ nữ mang thai thì có khoảng gần 6000 người bị nhiễm HIV và gần 2000 trẻ em mới sinh

hằng năm có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ.18

Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào có mẹ bị nhiễm HIV là bị nhiễm HIV, nếu biết cách phòng tránh và chăm sóc đúng cách thì số trẻ nhiễm HIV/AIDS sẽ giảm đáng kể.

Do lúc nào cũng bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên đã gây cản trở các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em nhiễm HIV. Chính do sự kỳ thị của cộng đồng nên tạo nên sự e ngại chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của người bị nhiễm bệnh, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị cho các em gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của trẻ em có tới 51,5 % số trẻ em nhiễm HIV không được tiếp cận các dịch vụ chắm sóc sức khỏe và điều trị bệnh một cách đầy đủ. Trong số đó có tới 35% trẻ bị bỏ rơi không được quan tâm đúng mức từ phía cộng đồng và xã hội.

Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, ở Điều 12 có quy định “tất

cả các trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng”. Chăm sóc ở đây có thể hiểu là

chăm sóc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, nuôi dạy trẻ một cách tốt nhất để phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức. Các hành vi đi ngược lại với quy định, bỏ rơi, ngược đãi trẻ em bị nhiễm HIV là hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, trước tình hình đại dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng và làm cho những người sống chung với HIV càng hoang mang, và bi quan trong cuộc sống.

Sự quan tâm kịp thời của Nhà nước và cộng đồng là động lực lớn để những người mắc bệnh có thêm ý chí và tự tin vào cuộc sống. Hạn chế những hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử, chung tay điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS để ngày càng đẩy lùi đại dịch mang tính toàn cầu này. Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 có quy định rằng khi điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV, thì họ phải được

17Thực trạng và giải pháp về việc chăm nom sức khỏe cho trẻ nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, nguồn:

http://ketnooi.com/forum/viewtopic.php?f=116&t=140621, [ngày truy cập 15/10/2014].

18

chương trình phòng chống HIV/AIDS, thực trạng và giải pháp, nguồn : http://khotailieu.vn/tieu-luanchuong- trinh-phong-chong-hivaids-quoc-gia-thuc-trang-va-giai-phap/, [ngày truy cập 15/10/2014].

đối xử bình đẳng như các bệnh nhân khác. Bên cạnh đó, Luật này còn quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc cấp thuốc kháng HIV miễn phí, được quy định tại Điều 39, Khoản 2: “Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề

nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV”.

Tiếp theo, cũng ở Điều 39, Khoản 3 có đề cập đến thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp miễn phí cho người nhiễm HIV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS theo thứ tự ưu tiên: “Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV; Người nhiễm HIV tích cực tham gia

phòng, chống HIV/AIDS; Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Theo

pháp luật Việt Nam khi quy định về trách nhiệm điều trị cho người nhiễm HIV có thể hiểu là cơ sở y tế có trách nhiệm khám bệnh và chữa bệnh cho người nhiễm HIV, tiếp cận, giáo dục và tư vấn giải thích cho họ hiểu về HIV/AIDS, để họ tự chăm sóc và bảo vệ mình, có ý thức tránh lây nhiễm cho mọi người. Có thể thấy, quyền được chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV cũng giống như quyền của những người bình thường khác, có nghĩa là họ cũng được hưởng tất cả các quyền được chăm sóc sức khỏe như mọi người.

Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng lây nhiễm HIV/AIDS chiếm tỉ lệ cao, nên rất được sự quan tâm của Nhà nước và theo dõi chăm sóc đặc biệt của Bộ Y tế. Ở Điều 35 của Luật phòng, chống HIV/AIDS có quy định về việc điều trị cho phụ nữ mang thai mà bị nhiễm HIV: “Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng

lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai; Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con”.

Công tác chăm sóc sức khỏe và khám, điều trị cho các trẻ em nhiễm HIV/AIDS được các cơ sở y tế quan tâm tích cực. Số trẻ nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV ngày càng tăng, tình trạng sức khỏe của nhiều em nhờ đó đã cải thiện rõ rệt.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên của Liên hợp quốc thì trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam không chỉ ở phạm vi trong nước mà trách nhiệm đó mang tầm quốc tế, có nghĩa là khi ký và chấp nhận những văn bản quốc tế khi nói về quyền con người thì khi soạn thảo và thực thi luật pháp của quốc gia, Chính phủ Việt Nam cũng phải xem xét nội dung và trách nhiệm của mình đối với các luật quốc tế. Cụ thể, khi nói đến quyền con người nói chung và những người bị nhiễm HIV nói riêng thì ở luật pháp quốc tế, quyền được chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV được bảo đảm “Mọi người có quyền thụ hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe

có thể chi trả được, và tiếp cận được với các cơ sở y tế”.19

Điều 12 của công ước ICESCR có quy định “Các quốc gia hội viên ký kết Công ước này thừa nhận cho mọi

người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất, tinh thần”. Ngoài ra, trong

Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 cũng có đền cập đến vấn đề sức khỏe của con người “Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự

no ấm cho bản thân và gia đình gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát

của mình”.20

Nói chung, kể cả luật Việt Nam lẫn luật quốc tế khi quy định về quyền con người đều được dành rất nhiều quyền lợi và ưu ái, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, bởi sức khỏe là vàng, nên vấn đề sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS được quan tâm sâu sắc.

Một phần của tài liệu quyền của người nhiễm hiv aids trong pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)