Khái niệm tội phạm rửa tiền trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Trong pháp luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm tham nhũng và Công ước Palermo 2000 của Liên
Trang 1MỤC LỤC
BÀI LÀM 2
I Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo pháp luật quốc tế và Việt Nam 2
1 Khái niệm tội phạm rửa tiền trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: 2
2 Đặc điểm của tội rửa tiền 4
II/ Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm ma túy trong các Công ước của Liên Hợp quốc 4
1 Các quy định về tội phạm: 5
2 Các quy định về hình phạt: 6
3 Các quy định về các biện pháp tăng nặng: 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 2BÀI LÀM
I Phân tích khái niệm, đặc điểm của tội phạm rửa tiền theo pháp luật quốc tế và Việt Nam.
1 Khái niệm tội phạm rửa tiền trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam:
Trong pháp luật quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm tham nhũng và Công ước Palermo (2000) của Liên hợp quốc quy định: rửa tiền là các hoạt động chuyển hoán hoặc chuyển nhượng tài sản khi biết tài sản đó có nguồn gốc từ các hành vi phạm tội, hoặc tham gia vào hành vi nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc phi pháp của tài sản hoặc tiếp tay cho bất kỳ cá nhân nào tham gia vào hành vi này, hoặc giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, sự chuyển dịch, các quyền liên quan đến tài sản hoặc quyền
sở hữu tài sản khi biết rằng tài sản đó có được từ hành vi phạm tội, hoặc
có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản khi tại thời điểm tiếp nhận nó
đã biết rằng tài sản này có được từ hành vi phạm tội
Trang 3Điều 6 Công ước palermo quy định cần phải quy định thành tội phạm
hình sự hành vi hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có, Điều 23 Công
ước Liên hợp quốc về phòng chống tội tham nhũng quy định về hành vi tẩy rửa tài sản đã cho thấy bản chất của hành vi rửa tiền Như vậy có thể định nghĩa khái quát rửa tiền là hoạt động bất hợp pháp, sử dụng các phương thức, biện pháp nhằm hợp pháp hóa các tài sản do phạm tội mà
có và được pháp luật quốc tế quy định là tội phạm
Ở Việt Nam, lần đầu tiên quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS)
1999 tội danh Hợp pháp hoá tiền, tài sán do phạm tội mà có (Điều 251
BLHS) Khoản 1 Điều 215 BLHS định nghĩa: “Người nào thông qua
các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.” Đến ngày 19/6/2009,
Điều 251 BLH: 1999 được Quốc hội Việt Nam sửa đổi thành tội Rửa tiền quy định tại khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 có hiệu lực từ ngày 1.1.2010 thì tội rủa tiền được hiểu là việc thực hiện các hành vi: tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết
rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp của tiền, tài sản đó; Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác; Che giấu thông tin
về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở
Trang 4hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó mặc dù biết rõ là tài sản đó có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà
có Qua đó ta thấy pháp luật VIệt Nam đã có những quy định tương thích với pháp luật quốc tế trong định nghĩa tội rửa tiền Cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong cấu thành tội phạm cơ bản của tội Rửa tiền đã cụ thể
hoá các loại hành vi phạm tội chi tiết và có nội dung đầy đủ hơn
Thứ hai, cấu thành cơ bản đã quy định phạm vi rộng hơn so với quy
định trước đây Những hành vi “sử dụng tiền, tài sản mà biết rõ là có được do chuyển nhuợng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có” cũng coi là phạm tội Rửa tiền Nội dung này trước đây không có trong quy định của tội Hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có
Thứ ba, đã thể hiện rõ hơn hành vi rửa tiền có đối tượng là tiền, tài
sản do chính người phạm tội mà có hoặc do người khác phạm tội mà có Trong cấu thành tội phạm (CTTP) tăng nặng có bổ sung một số tình tiết tăng nặng tại khoản 2 như: Có tính chất chuyên nghiệp; dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; tiền, tài sản phạm tội có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn, gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm
Trang 52 Đặc điểm của tội rửa tiền
Qua khái niệm rửa tiền được định nghĩa trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam có thể thấy tội rửa tiền có những dấu hiệu pháp lí như sau:
- Có việc thực hiện các hành vi như trong định nghĩa đã phân tích ở trên
- Đối tượng tác động của tội phạm là tiền, các loại tài sản do phạm tội
mà có, với bất kì loại tội gì mà người đó hoặc người khác đã thực hiện mang lại số tiền và tài sản bất hợp pháp
- Người thực hiện hành vi phạm tội có thể là bất cứ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đạt độ tuổi theo luật định Nguời đó hoặc người khác đã có hành vi phạm tội nên có được số tài sản bất hợp pháp mà người phạm tội muốn hợp pháp hoá
- Về ý thức chủ quan, người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức được đó là tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc nhận biết rõ tiền, tài sản do chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có và với mong muốn hợp pháp hoá số tiền, tài sản đó
Trang 6II/ Phân tích nội dung cơ bản về quy định tội phạm ma túy trong các Công ước của Liên Hợp quốc.
Pháp luật quốc tế có nhiều văn bản quy định về tội phạm ma túy, tuy nhiên điển hình nhất vẫn là ba công ước đó là Công ước năm 1961 và nghị định thư bổ sung cho công ước, Công ước năm về các chất hướng thần 1970, Công ước năm 1988 về chống buôn bán ma túy, chất hướng thần
Cả ba công ước đều quy định những nội dung cơ bản về tội phạm ma túy như:
Quy định về các hành vi bất hợp pháp được coi là tội phạm; Định hướng quy định về hình phạt và các biện pháp thay thế; Định hướng quy định về các tình tiết tăng nặng; Thống nhất quyền tài phán và dẫn độ tội phạm; Và một số các quy định khác
Trong các nội dung cơ bản trên trong bài sẽ chú trọng phân tích về các nội dung chủ yếu sau:
1 Các quy định về tội phạm:
Dựa vào những quy định của hiến pháp, những quy tắc cơ bản của hệ thống pháp luật và tùy theo luật của mỗi nước Theo nội luật của mình, mỗi bên của Công ước sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu chúng được cố ý thực hiện:
Trang 7- Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán, trao đổi dưới bất cứ hình thức nào như môi giới, gửi, quá cảnh, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu ma tuý và các chất hưởng thần trái với các quy định của Công ước 1961, Công ước 1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971.
- Trồng cây thuốc phiện, cây côca hay cây cần sa với mục đích sản xuất trái phép ma tuý, trái phép với các quy định của Công ước 1961 và Công ước 1961 sửa đổi;
- Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần nào với mục đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên;
- Điều chế, vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất trong các Bảng I và Bảng II mà biết rõ những chất đó được sử dụng để trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma tuý hoặc các chất hướng thần;
- Tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất kỳ hành động phạm tội nào quy định tại các điểm hành vi nói trên;( Điều 3 Công ước 1988).
Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của hệ thống pháp luật của mình, mỗi bên có những biện pháp cần thiết
để coi là tội phạm hình sự theo luật riêng của mình, khi hành vi đó là cố
ý sử dụng, tàng trữ hoặc trồng các loại cây có chất ma tuý hoặc chất
Trang 8hướng thần phục vụ cho mục đích cá nhân trái với những quy định của Công ước 1961, Công ước 1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971
Khoản 2 Điều 22 Công ước 1971 quy định rằng: Tuân theo những
giới hạn trong Hiến pháp của một bên, hệ thống pháp luật trong nước của họ thì nếu một loạt các hành vi có liên quan với nhau cấu thành các tội theo quy định tại trong khoản 1 điều luật này được thực hiện ở các nước khác nhau thì từng hành vi đó bị coi như những tội riêng.
2 Các quy định về hình phạt:
Các công ước đã đưa ra khuyến nghị các tội phạm về ma túy cần được trừng trị bằng những hình phạt nghiêm khắc như phạt tù hoặc các biện pháp tước quyền tự do khác
Cụ thể trong công ước năm 1971 có quy định: “Tuân theo những giới
hạn trong Hiến pháp của mình, từng bên coi là một tội phạm bất kỳ hành vi nào cố ý làm trái với luật hoặc quy định được ban hành để thực hiện nghĩa vụ của bên đó theo Công ước này, và bảo đảm để các tội phạm nghiêm trọng phải bị trừng trị thích đáng, đặc biệt là bằng hình phạt tù hoặc các hình phạt tước tự do khác.” ( Khoản a Điều 22 Công
ước 1971)
Công ước cũng khuyến nghị bên cạnh hình thức phạt tù cần đưa ra các hình phạt bổ sung về tiền, tịch thu tài sản…
Công ước còn quy định các chế tài riêng cho người nghiện mà túy
thực hiện các tội phạm ma túy.Mặc dù có điểm trên đây, khi người lạm
Trang 9dùng ma tuý thực hiện những tội này, các Bên có thể áp dụng đối với họ biện pháp điều trị, giáo dục, chăm sóc sau điều trị, phục hồi và tái hoà nhập vào xã hội phù hợp với các quy định về biện pháp chống lạm dụng
ma túy thay cho việc thi hành án hoặc hình phạt, hoặc coi đó là biện pháp bổ sung vào hình phạt (1)
Một điểm đáng lưu ý là các công ước đều xác định tội phạm ma túy là một tội phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng và cần phải trừng phạt đích đáng, nhưng các công ước lại không quy định áp dùng hình phạt là tử hình Sở dĩ pháp luật quốc tế không quy định áp dụng hình phạt tử hình bởi tùy vào phong tục tôn giáo, quan đểm về đạo đức, tôi ác của từng nước mà các quốc gia khác nhau có những quan điểm khác nhau về hình phạt tử hình Có những quốc gia ủng hộ việc áp dụng biện pháp tử hình nhưng nhiều quốc gia trên thế giới lại không đồng tình vầ cho rằng đó là hình phạt quá khắc nghiệt và phi nhân tính Vì thế các Công ước chỉ quy định áp dụng hình phạt tù và các biện pháp tước quyền tự do khác tùy theo hệ thống pháp luật của từng nước, điều này tạo cơ hội cho các quốc gia có thể lựa chọn tham gia các công ước phù hợp với pháp luật, truyền thống, phong tục, tôn giáo của nước mình
3 Các quy định về các biện pháp tăng nặng:
Công ước khuyến nghị các quốc gia cần đưa vào pháp luật các quy định về các tình tiết tăng nặng Các công ước liệt kê các tình tiết tăng nặng như sau:
1 : Điều 36 Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961
Trang 10a) Việc tham gia hành vi phạm tội của một nhóm tội phạm có tổ chức
mà kẻ phạm tội là một thành viên;
b) Việc kẻ phạm tội tham gia vào những hoạt động phạm tội có tổ chức mang tính chất quốc tế khác;
c) Việc kẻ phạm tội tham gia vào những hoạt động bất hợp pháp khác được tạo điều kiện bởi hành vi phạm tội;
d) Việc kẻ phạm tội sử dụng vũ lực hoặc vũ khí;
e) Trên thực tế, kẻ phạm tội là người có chức vụ và đã lợi dụng chức
vụ đó để phạm tội;
f) Lôi kéo hoặc sử dụng người chưa thành niên để phạm tội;
g) Phạm tội trong trại giam hoặc trong cơ sở giáo dục hoặc cơ sở dịch vụ xã hội hoặc trong vùng lân cận hoặc ở những nơi học sinh và sinh viên đến để chơi, thể thao, học hành và các hoạt động xã hội khác; h) Bị kết án trước đó đặc biệt đối với những hành vi phạm tội tương
tự dù ở trong nước hay nước ngoài, trong phạm vi mà luật hiện hành của mỗi bên cho phép (1)
Như vậy các công ước đều đã chỉ ra các hành vi phải được coi là tội phạm ma túy và cũng khuyến nghị đưa ra các hình phạt thích đáng cho loại tội phạm này Ngoài ba công ước trên còn nhiều các công ước song phương, đa phương khác cũng quy định về tội phạm ma túy này; các
1 : Khoản 5 Điều 3 Công ước Liên Hợp Quốc về chống buôn bán trái phép các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988.
Trang 11công ước quốc tế là định hướng để các quốc gia xây dựng pháp luật riêng của mình để điều chỉnh và trừng trị tội phạm ma túy cũng như các tội phạm liên quan đến ma túy và các chất hướng thần
Pháp luật hình sự Việt Nam cũng đã cơ những sự tương thích nhất định với pháp luật quốc tế trong quy định về tội phạm ma túy như các hành vi bị coi là tội phạm ma túy, các hình thức chế tài áp dụng cho loại tội phạm này Tuy nhiên pahps luật Việt Nam cũng lại có những quy định khác biệt với các công ước quốc tế đó là:
Thứ nhất, về tên gọi: các công ước quy định là tội “buôn bán” ma túy
và các chật hướng thần, còn phá luật hình sự Việt Nam quy định là tội
“mua bán” ma túy Sự khác biệt trong quy định này cho thấy pháp luật Việt Nam xác định tội phạm ma túy ở phạm vi rộng hơn vì khái niệm mua bán chỉ bao gồm buôn bán ma túy và các chất hướng thần nhằm mục đích lợi nhuận; còn khái niệm mua bán chất ma túy còn có các hình
vi với mục đích khác như mua để sử dụng
Thứ hai, pháp luật hình sự Việt Nam chưa có quy định riêng về hình
thức xử phạt dành cho đối tượng phạm tội là những người nghiện ma túy
và các chất hướng thần là áp dụng các biện pháp chữa trị, giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng thay cho việc thi hành án mà hành vi sử dụng ma túy vẫn bị coi là tội phạm và phải chịu thi hành án
Thứ ba, pháp luật Việt Nam có quy định hình cho các tôi phạm ma
túy
Trang 12Do tính chất nguy hiểm của tội phạm ma túy và tình hình ra tăng cả
về số lượng, các hình thức phạm tội, hình thức vận chuyển và mạng lưới hoạt động của loại tội phạm này mà các quốc gia trên thế giới cần phải tăng cường hợp tác tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống ma túy và các chất hướng thần
Ba Công ước: Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (Nghị định thư bổ sung năm 1972), Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần 1971, Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các chất hướng thần 1988 đã ghi nhận nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia thành viên trong đấu tranh phòng chống tội phạm
Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế trong phòng, chống
ma tuý, bằng việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý với các nước, các tổ chức phi Chính phủ, đặc biệt với sự hỗ trợ của Tổ chức phòng, chống tội phạm và ma tuý của Liên hợp quốc (UNODC), với các nước tiểu vùng sông Mêkông và với các quốc gia có chung đường biên giới Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc tham gia 3 Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý đó là: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 Việc tham gia của các quốc gia vào Công
Trang 13ước đã tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy có hiệu quả, kể cả việc đạt được những mục tiêu trong các Công ước
Hợp tác quốc tế đã góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma tuý Dự báo thời gian tới tội phạm ma tuý ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới sẽ gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp Cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý của Việt Nam cũng như trên toàn cầu sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả Thời gian tới, trên cơ sở Hiệp định và các cam kết với các quốc gia, các cơ quan chức năng của Việt Nam và các bên cần tăng cường hơn nữa, đồng thời mở rộng quan
hệ hợp tác với các nước khác để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Công ước Palermo
2 Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961