quyết vụ việc dân sự của Viện kiểm sát nhân dân
2.3.2.1. Về các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự
Với việc sửa đổi, bổ sung Điều 21 BLTTDS,nội dung của điều 21 đã được thay đổi theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của viện kiểm sát, theo đó Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, thể hiện qua các trường hợp sau đây:
• Viện kiểm sát có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong 04 trường hợp sau:
b. Những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng;
c. Những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở; d. Những vụ án dân sự có một bên đương sự là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về thể chất, tâm thần;
2.3.2.2 Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự
Một điểm mới quan trọng trong quy định của Luật sửa đổi, bổ sung là có sự phân biệt nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm vụ án dân sự, cụ thể là:
• Tại phiên tòa sơ thẩm (theo Điều 234 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung): Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án như hiện nay mà chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đồng thời phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật (bao gồm cả pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng) của những người tham gia tố tụng.
• Tại phiên tòa phúc thẩm:
Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung thêm một điều luật mới (Điều 273a) quy định về "Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm". Trong giai đoạn này, ngoài việc phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử phúc thẩm và những người tham gia tố tụng , kiểm sát viên có quyền phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án của Tòa án. Phát biểu của Kiểm sát viên ở phiên tòa phúc thẩm phải thể hiện rõ thái độ, trách nhiệm của Viện kiểm sát trước sự đúng - sai của bản án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm để giúp Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét, quyết định.
• Tại phiên họp giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm (theo quy định tại Điều 280 BLTTDS):
1. Khi phúc thẩm đối với quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm không phải mở phiên toà, không phải triệu tập các đương sự, trừ trường hợp cần phải nghe ý kiến của họ trước khi ra quyết định.
2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Một thành viên của Hội đồng phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.
4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng phúc thẩm ra quyết định.
5. Khi xem xét quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng phúc thẩm có quyền:
a) Giữ nguyên quyết định của Toà án cấp sơ thẩm; b) Sửa quyết định của Toà án cấp sơ thẩm;
c) Huỷ quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
• Tại phiên tòa giám đốc thẩm, theo Điều 295 BLTTDS quy định: "Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị. . .phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án".
1. Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà, một thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
2. Trong trường hợp có người tham gia tố tụng hoặc người khác được Toà án triệu tập tham gia phiên toà giám đốc thẩm thì họ được trình bày ý kiến của
mình về quyết định kháng nghị. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị.
3. Các thành viên của Hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
4. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án.
Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành.
Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết theo trình tự tán thành, không tán thành với kháng nghị và ý kiến khác; nếu không có trường hợp nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà, Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải tiến hành xét xử lại với sự tham gia của toàn thể các thành viên.