tố cáo của Tòa án
BLTTDS 2004 đã có những quy định về việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự của VKS, theo đó thì tại điều 404bộ luật tố tụng dân sự 2004 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự thì Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật; Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
Thông tư liên tịch 03/2005/TTLT-VKSNDTC-TANDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự cũng có nhiều hướng dẫn chi tiết và cụ thể về việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án như sau
2.2.3.1. Quyền yêu cầu của VKS đối với TA
Tại mục 1, phần III Thông tư 03/2005 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, quyền yêu cầu của Viện kiểm sát đối với Tòa án, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án cung cấp ra các văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo; yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết các khiếu nại tố cáo.
• Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương XXXIII BLTTDS 2004 khi thuộc một trong những trường hợp sau đây
a. Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Tòa án, người co thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định;
b. Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn quy định;
Tòa án được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. Trường hợp vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian, thì Tòa án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. (tiểu mục 1.1, mục 1, phần III)
• Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án cùng cấp kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án cấp mình và Tòa án cấp dưới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
b. Viện kiểm sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.
c. Viện kiểm sát có căn cứ xác định việc Tòa án, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong khi giải quyết.
Tòa án được yêu cầu có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp vụ việc phức tạp cần có thêm thời gian, thì Tòa án phải có văn bản thông báo lý do cho Viện kiểm sát biết và trả lời cho Viện kiểm sát trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.(tiểu mục 1.2, mục 1, phần III)
• Trong trường hợp Viện kiểm sát đã yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1 và 1.2 mục 1 Phần III của Thông tư này mà không được Tòa án thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát. Tòa án được yêu cầu có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. (tiểu mục 1.3, mục 1, phần III)
2.2.3.2. Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án
Quyền kiến nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án được đề cập tại mục 2, phần III thông tư 03/2005 như sau:
• Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu được Tòa án cung cấp và xác minh thấy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Tòa án, người có thẩm quyền là thiếu căn cứ, không đúng quy định của pháp luật, thì Viện kiểm sát kiến nghị với Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới khắc phục vi phạm pháp luật.
• Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu (theo quy định tại mục 1 phần III của Thông tư này) hoặc có kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật (theo quy định tại điểm 2.1 mục 2 Phần III của Thông tư này) đối với Tòa án mà Tòa án được yêu cầu, kiến nghị không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát kiến nghị với Tòa án cấp trên.
2.2.3.3.Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát đối với Tòa án
Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối Tòan bộ hoặc một phần nội dung bản án hoặc quyết định của Tòa án và yêu cầu sửa đổi hoặc huỷ bỏ một phần hoặc Tòan bộ bản án, quyết định đó với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án; kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Kháng nghị được đưa ra đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực pháp luật nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện thấy có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản hay một phần quan trọng nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Kháng nghị là quyền đồng thời là nghĩa vụ của một số chủ thể nhất định mà theo luật tố tụng thì họ có thẩm quyền ra quyết định KN khi có căn cứ luật định.
• Quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Theo khoản 2 điều 21 BLTTDS 2004, Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên Tòa đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án.
Cũng tại điểm đ khoản 1 Điều 44, Điều 250 và Điều 316 BLTTDS thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ Điều 256 BLTTDS thì việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị như sau: “Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm. Nếu thời hạn kháng nghị vẫn còn thì việc thay đổi phạm vi kháng nghị được chấp nhận, nếu thời hạn kháng nghị đã hết thì việc thay đổi phạm vi kháng nghị không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu.”
Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định việc rút kháng nghị trước khi bắt đầu phiên tòa. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc rút kháng nghị thuộc thẩm quyền của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
• Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Ngoài kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, theo các điều 285, 289, 307 BLTTDS 2004 thì Viện kiểm sát còn có thẩm quyền kháng nghị, thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghịtheo thủ tục giám đốc thẩm. Cơ sở cho việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm của Viện kiểm sát là bản án, quyết định của Tòa án án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
b. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
c. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. (điều 283 BLTTDS 2004)
• Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Theo các điều 305, 307 BLTTDS 2004, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kháng nghị, thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị theo thủ tục tái thẩm tương đồng như giám đốc thẩm. Cụ thể, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có căn cứ để