1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

85 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 787,73 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011-2015 ĐỀ TÀI TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Trương Thanh Hùng Bùi Thị Ngọc Ái Bộ môn Luật Tư pháp, MSSV: 5115867 Khoa Luật-ĐHCT Lớp Luật Tư pháp 1, K37 Cần Thơ, tháng 11/2014 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để thực hiện mục tiêu “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng theo hướng tôn trọng thỏa thuận của các bên giao kết hợp đồng, không trái với đạo đức xã hội, không xâm phạm trật tự công cộng, phù hợp với tập quán, thông lệ thương mại quốc tế”1. Các nội dung sửa đổi, bổ sung pháp luật về hợp đồng trong BLDS năm 2005 đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình của các cơ quan, tổ chức và giới luật học. Trên cơ sở kế thừa và phát triển luật pháp về dân sự, BLDS năm 2005 tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hơn các quy định về pháp luật dân sự nói chung về giao dịch dân sự nói riêng. Đây là căn cứ pháp lý chung để điều chỉnh toàn bộ chế định về giao dịch dân sự trong đời sống xã hội. Xét về tổng quan, hầu hết các nhu cầu sống của con người được đáp ứng thông qua giao dịch và được cam kết dưới dạng hợp đồng. Có thể khẳng định rằng hợp đồng là một trong những chế định lâu đời nhất và quan trọng nhất của pháp luật. Ngay từ xa xưa, khi có sự trao đổi hàng hóa, hợp đồng đã xuất hiện. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, sự đa dạng trong quan hệ giao dịch dân sự kéo theo sự phong phú của các dạng hợp đồng. Vì vậy, chế định hợp đồng càng ngày càng chiếm một địa vị quan trọng trong quan hệ pháp luật dân sự. Hợp đồng được giao kết là để đem lại lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi thông qua việc thực hiện các cam kết với nhau và là sợi dây gắn kết các chủ thể trong xã hội. Để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống cũng như trong kinh doanh, không thể thiếu được hợp đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, không phải lúc nào hợp đồng cũng được các bên thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ. Hay nói cách khác, có những trường hợp, một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết. Lúc đó, đã có sự vi phạm hợp đồng. Khi đó, lợi ích mà các bên mong muốn thông qua hợp đồng không đạt được và hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng này nhiều khi còn làm phát sinh những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Lúc này, rất cần có sự can thiệp của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, bảo vệ tính ổn định trong quan hệ hợp đồng. Chế định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ra đời với ý nghĩa đó. Trong thực tế cho thấy nhiều hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng quá trình thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết thì xảy ra vi phạm như: không thực hiện, thực hiện 1 Nghị quyết số 48-NQ/TWcủa Bộ Chính trị ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, mục 3, phần II. 2 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng không đúng và không đầy đủ về chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm, không đúng phương thức, công việc đã cam kết. Với lý do đó, người viết đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chỉ ra những đặc trưng của từng biện pháp. Thông qua đó, người viết thấy được một phần do có sự chồng chéo giữa Bộ luật Dân Sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005, qua đó người viết đưa ra những đánh giá, kiến nghị về những phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về trách nhiệm nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Mục đích và đối tượng nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Tìm hiểu những quy định của pháp luật Việt Nam liên quan tới việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Qua đó, giúp cho người giao kết hợp đồng có kiến thức khi thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia giao kết hợp đồng, giảm bớt hoặc khắc phục được tình trạng các trường hợp do vi phạm hợp đồng do không thực hiện đúng cam kết. Đồng thời giúp tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp giải quyết trên thực tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và đề cập so sánh với quy định liên quan ở Luật Thương mại năm 2005. Từ đó, người viết chỉ ra những điểm chưa thống nhất giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 với Luật Thương mại 2005, những hạn chế và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. 4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, người viết đã dựa trên cơ sở vận dụng những phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học pháp lý như : phương pháp phân tích, tổng hợp các kiến thức từ pháp luật thực định và phân tích thực tiễn để nhận thức và đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật; phương pháp so sánh, diễn giải. 5. Bố cục luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn của người viết gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. - Chương 2: Quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. 3 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng - Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và đề xuất hoàn thiện. 4 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG  Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong pháp luật Việt Nam, bởi vì hầu hết các giao dịch trong xã hội dù có mục đích kinh doanh hay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường đều liên quan đến hợp đồng nói chung. Chính vì lẽ đó mà chế định về hợp đồng đóng vai trò quan trọng, chiếm một vị trí nồng cốt trong BLDS 2005…Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng hay trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là một chế định được chính thức ghi nhận trong văn bản pháp lệnh kể từ khi Nhà nước ta cho ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự vào năm 1991 và Pháp lệnh này đã dành riêng một chương để quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Và hiện nay quy định về trách nhiệm dân sự đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. 1.1. Một số khái niệm liên quan Trong cuộc sống hằng ngày để thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần, mỗi chúng ta xác lập nhiều giao dịch khác nhau, trong đó có nhiều giao dịch được xác lập dưới một hình thức pháp lý gọi là hợp đồng. Khi hợp đồng được giao kết một cách hợp pháp trên cơ sở thỏa thuận thì các bên đã thiết lập quyền và nghĩa vụ tương ứng ràng buộc lẫn nhau. Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những nguyên tắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách nhiệm dân sự và bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ. Tuy nhiên không phải lúc nào hợp đồng được giao kết thì trên thực tế sẽ luôn được thực hiện đúng những gì đã giao kết và việc vi phạm hợp đồng được giải quyết như thế nào. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về những khái niệm liên quan. 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự Trách nhiệm dân sự luôn được các luật gia Việt Nam hiện nay xem là một loại trách nhiệm pháp lý – một vấn đề pháp lý quan trọng được nghiên cứu tổng quát trong môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được cho là “việc một chủ thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm pháp luật”2. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.307. 2 5 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Theo Từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm có thể được hiểu theo hai nghĩa: “Một là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”, hai là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả” 3. Theo hai cách định nghĩa như trên thì trách nhiệm có nhiều điểm tương đồng với nghĩa vụ, nhưng nó cũng hàm chứa một điểm khác biệt quan trọng, đó là yếu tố hậu quả. Với trách nhiệm pháp lý, tức trách nhiệm đã được điều chỉnh và bảo vệ bởi các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, các hậu quả này sẽ là hậu quả bất lợi được áp đặt lên những người phải chịu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý luôn là một chế định quan trọng đối với mọi hệ thống luật, vì nó bảo đảm cho sự tuân thủ pháp luật của các thành viên trong xã hội. Trách nhiệm pháp lý xuất hiện khi có sự vi phạm pháp luật, là hậu quả của hành vi vi phạm và thể hiện sự răng đe của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm. Theo giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, trường Đại học Luật Hà Nội, trách nhiệm pháp lý được hiểu là“trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước với các chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế được quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật”4. Nhìn vào khái niệm trên có thể thấy, trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm cơ bản sau : Thứ nhất, như đã trình bày, yếu tố quan trọng nhất của trách nhiệm pháp lý là “hậu quả bất lợi” hay nói cách khác là chế tài. Thái độ của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật được thể hiện qua việc áp dụng các chế tài và các chế tài này được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế Nhà nước. Thứ hai là tính đền bù, bởi mục đích của trách nhiệm pháp lý không chỉ là trừng trị hành vi vi phạm mà bên cạnh đó còn là sự khôi phục lại tình trạng tương ứng với phần hậu quả mà người vi phạm đã gây ra do không thực hiện nghĩa vụ của mình. Thứ ba là về hình thức của trách nhiệm pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý chỉ tồn tại khi được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành, tức chỉ Nhà nước có quyền xác định hành vi nào là vi phạm pháp luật và các chế tài tương ứng với mỗi vi phạm đó. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, thì “Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị 3 4 Trung tâm Từ điển học - Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt 2003, Nxb Đà Nẵng. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, 2006. 6 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thiệt hại”5. Nếu hiểu theo nghĩa này, trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp lý được đặt ra khi và chỉ khi có sự vi phạm pháp luật dân sự. Còn trong số chuyên đề về BLDS năm 2005, Tạp chí Dân chủ và pháp luật của Bộ Tư pháp lại đưa ra một cách định nghĩa khác về trách nhiệm dân sự trong phần thuật ngữ pháp luật dân sự: “Trách nhiệm dân sự (theo nghĩa rộng) là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự (theo nghĩa hẹp) là các biện pháp có tính cưỡng chế áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (trong đó có bồi thường thiệt hại trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng)”6. Có thể thấy, dù định nghĩa bằng cách này hay cách khác, trách nhiệm dân sự vẫn được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý. Vì vậy, nó mang những đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý như luôn đi kèm với chế tài, phải được Nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật, tuy nhiên với tư cách là một trách nhiệm dân sự, nó cũng mang những đặc trưng riêng của lĩnh vực dân sự: - Căn cứ phát sinh trách nhiêm dân sự phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể hơn là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự. - Trách nhiệm dân sự luôn có tính tài sản, tức là phải liên quan trực tiếp đến tài sản, vì lợi ích của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự hướng đến bao giờ cũng mang tính tài sản. Vì vậy, trách nhiệm dân sự chính là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm nghĩa vụ một lợi ích vật chất nhất định. - Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm. Trách nhiệm dân sự - căn cứ xác lập nghĩa vụ: “Chủ thể của quan hệ pháp luật phải chịu trách nhiệm dân sự trong trường hợp gây ra thiệt hại cho một chủ thể khác. Quan hệ trách nhiệm dân sự có hai chủ chể: một chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và một chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại”7. “Cả quyền yêu cầu và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đều phát sinh không theo ý chí của các đương sự. Ngay cả trong trường hợp người gây ra thiệt hại mong muốn bồi thường cho người bị thiệt hại, thì sự Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr. 42. 6 Bộ Tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Bộ luật Dân sự Việt Nam, 2005, tr. 24. 7 Tăng Thanh Phương, Tập bài giảng Luật dân sự Việt Nam – Phần Nghĩa Vụ, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2012, tr. 74. 5 7 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng mong muốn đó cũng không phải là nguồn của nghĩa vụ bồi thường: nghĩa vụ bồi thường do luật quy định, còn người có nghĩa vụ chỉ có ý định thực hiện một nghĩa vụ mà ý chí của mình không tạo ra”8. Tóm lại, trách nhiệm dân sự được hiểu là một chế định có lịch sử phát triển lâu đời và cho tới nay vẫn là một trong những chế định có tầm ảnh hưởng rộng rãi và luôn được nghiên cứu trong nhiều hệ thống pháp luật và trách nhiệm dân sự có những đặc điểm riêng biệt thể hiện bản chất của các quan hệ dân sự trong xã hội đó là: - Trách nhiệm dân sự là quan hệ luật tư giữa hai chủ thể độc lập có địa vị pháp lý bình đẳng; - Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm tài sản; - Trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người chịu thiệt hại phải gánh chịu; - Trách nhiệm dân sự phải được áp dụng thống nhất và như nhau đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; Thuật ngữ “trách nhiệm dân sự” có phù hợp với việc “không thực hiện đúng hợp đồng” hay không? Bộ luật Dân sự hiện hành dành các điều từ 302 đến 308 quy định về “trách nhiệm dân sự”. Tuy nhiên, mục “Trách nhiệm dân sự” này không đề cập đến “hoãn thực hiện hợp đồng”, “đơn phương chấm dứt hợp đồng”, “hủy bỏ hợp đồng” khi xảy ra việc không thực hiện đúng hợp đồng. Như vậy, nếu chúng ta sử dụng “trách nhiệm dân sự” khi giải quyết việc không thực hiện đúng hợp đồng thì thuật ngữ này chưa bao quát hết nội dung nghiên cứu. Bởi lẽ, bên cạnh việc nghiên cứu “buộc thực hiện đúng hợp đồng” hay “bồi thường thiệt hại” chúng ta còn nghiên cứu biện pháp khác. Do đó, người viết không sử dụng “trách nhiệm dân sự” như thuật ngữ chung khi đề cập đến các giải pháp cho việc không thực hiện đúng hợp đồng. Điều này không có nghĩa là thuật ngữ “trách nhiệm dân sự” không được sử dụng: vì nó được sử dụng khi đề cập đến các giải pháp được quy định từ Điều 302 đến 308 BLDS như buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng, bồi thường thiệt hại nhưng nó không được sử dụng liên quan đến “đơn phương chấm dứt hợp đồng”, “hủy bỏ hợp đồng”. 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng Hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa người và người liên quan đến tài sản trong một xã hội có tổ chức. Các quan hệ ấy không chỉ hình thành trong lĩnh vực dân sự mà cả trong các lĩnh vực thương mại, lao động, thậm chí trong lĩnh vực hành Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2004, tr. 49. 8 8 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chính. Mỗi loại hợp đồng trong mỗi lĩnh vực, có những đặc điểm rất riêng và do đó được chi phối bởi những quy định riêng. Tuy nhiên, là sản phẩm của sự gặp gở ý chí, tất cả các hợp đồng đều hình thành và vận hành trên cơ sở nguyên tắc tự do kết ước và những nguyên tắc cơ bản khác mà xoay quanh những nguyên tắc đó, một hệ thống các quy tắc pháp lý được xây dựng và tạo thành luật về quan hệ kết ước hay còn gọi là luật chung về hợp đồng. Trong luật La Mã, khái niệm hợp đồng hình thành tương đối muộn. Mãi đến đầu thế kỷ I sau Công nguyên, người La mã mới biết sử dụng thuật ngữ contractus để chỉ sự thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều người nhằm xác lập nghĩa vụ. Người La Mã không có lý thuyết chung về hợp đồng mà chỉ có các nhóm quy tắc áp dụng cho các loại hợp đồng khác nhau. Luật Anh - Mỹ có lý thuyết chung về hợp đồng như trong luật la tinh. Song đó là một lý thuyết mà người ta chỉ có thể hiểu được một khi từ bỏ hầu như tất cả các khái niệm của luật la tinh và tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua chính lăng kính của văn hóa pháp lý Anh - Mỹ. Đối với người Anh hoặc Mỹ hoặc bất kỳ người nào thấm nhuần văn hóa pháp lý Anh - Mỹ, hợp đồng là một vụ trao đổi, một bargain; quan hệ kết ước hình thành trong điều kiện một bên quan tâm đến cái mà bên kia mang lại cho mình, gọi là vật đánh đổi (consideration)9. Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể. Dù được hình thành trong lĩnh vực quan hệ xã hội nào thì hợp đồng luôn có những điểm chung sau đây :10 - Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sự thỏa thuận giữa các bên với nhau. Người ta thường gọi nguyên tắc này là nguyên tắc hiệp ý. Nguyên tắc hiệp ý là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng : khi giao kết hợp dồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên. Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối. Nhà nước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức, trật tự xã hội, trật tự công cộng. Trong những trường hợp thật cần thiết, nhân danh tổ chức quyền lực công, nhà nước có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng. Tuy nhiên sự can thiệp này phải là sự can thiệp hợp lý và được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợp đồng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố thỏa thuận trong giao kết hợp đồng được đề cao. Tất cả các hợp đồng đều là sự thỏa thuận. Tuy nhiên không thể suy luận ngược lại: Mọi sự thỏa thuận của các bên đều là hợp đồng. Chỉ được coi là hợp đồng những thỏa thuận thực sự phù hợp với ý chí của các bên, tức là có sự ưng thuận đích thực Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2004, tr. 4 – 5. 10 Phạm Hữu Nghị, Sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 Về vấn đề cải cách hợp đồng , Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/03/09/4691/ [Truy cập ngày: 03/08/2014]. 9 9 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng phải là giao dịch hợp pháp do vậy sự ưng thuận ở đây phải là sự ưng thuận hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật hợp đạo đức. Các hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc là không có sự ưng thuận đích thực. Những trường hợp có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng bức thì dù có sự ưng thuận cũng không được coi là hợp đồng, tức là có sự vô hiệu của hợp đồng. Như vậy, một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên. - Ý chí chỉ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi người giao kết có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập hợp đồng. - Yếu tố không thể thiếu của hợp đồng chính là đối tượng. Sự thống nhất ý chí của các bên phải nhằm vào một đối tượng cụ thể. Mọi hợp đồng phải có đối tượng xác định. Đối tượng của hợp đồng phải được xác định rõ rệt và không bị cấm đưa vào các giao dịch dân sự - kinh tế. Chẳng hạn, đối tượng của hợp đồng mua bán phải là những thứ không bị cấm. Nếu đối tượng của hợp đồng là bất hợp pháp thì hợp đồng bị coi là vô hiệu. Một khi hợp đồng được hình thành một cách hợp pháp thì nó có hiệu lực như pháp luật đối với các bên giao kết. Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng. Sau khi hợp đồng được xác lập với đầy đủ các yếu tố thì hợp đồng có hiệu lực ràng buộc như pháp luật, các bên buộc phải thực hiện cam kết trong hợp đồng, mọi sự vi phạm sẽ dẫn đến trách nhiệm tài sản mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu. Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, Tòa án hoặc các trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng để ra bản án hoặc quyết định công bằng, đúng đắn. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển, một sự nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như các vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc đáp ứng nhu cầu của con người cũng ngày càng phát triển theo. Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ở một số điểm nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lập đó. Nhưng việc đơn thuần để tiến trình những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúp việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau khi họ thực hiện ý chí của mình và từ đó hợp đồng ra đời. 1.1.3. Khái niệm về vi phạm hợp đồng Theo LTM năm 2005, “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không dầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”11. Với quy định này, “vi phạm” được hiểu là “không thực hiện”, “thực hiện không đầy đủ”, “thực hiện không đúng”. Điều 302 BLDS 2005 11 Khoản 2, Điều 13 Luật Thương mại 2005. 10 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cũng theo hướng của LTM liên quan đến thuật ngữ sử dụng. Điều 302 BLDS 2005 có tiêu đề “Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự”, trong nội dung điều này, có đề cập đến “không thực hiện” hoặc “thực hiện không đúng”. Khái niệm về “vi phạm hợp đồng” nói riêng và vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung được ghi nhận tại khoản 1 Điều 302 BLDS năm 2005 : “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Theo đó thì vi phạm hợp đồng là một bên của hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng quy định. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định có sự vi phạm hợp đồng hay không. 1.2. Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Nói đến nghĩa vụ, chúng ta thường nghĩ đến những gì mà một người phải làm hoặc không được làm đối với người khác, tương tự cũng như nghĩa vụ trong một hợp đồng khi vi phạm sẽ phát sinh trách nhiệm của bên có nghĩa vụ đối bên có quyền. Vậy để xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cũng như để hiểu và nhận thức rõ những căn cứ giúp giải quyết các vụ việc có liên quan tới vi phạm hợp đồng xảy ra trên thực tế, người viết xin trình bày về khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. 1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trước tiên là một loại trách nhiệm dân sự nhưng vẫn có nét riêng biệt như: tất yếu giữa hai bên trong quan hệ phải tồn tại một hợp đồng cụ thể và phải có hiệu lực, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đó (tức là trách nhiệm này giới hạn trong phạm vi nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng), chế tài của vi phạm hợp đồng rất phong phú và chỉ cần có sự vi phạm nghĩa vụ sẽ lập tức phát sinh trách nhiệm dân sự (tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên và hậu quả của sự vi phạm mà có các chế tài khác nhau được áp đặt lên người chịu trách nhiệm dân sự). Quan hệ nghĩa vụ dân sự được xác lập, theo đó mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể là vi phạm nghĩa vụ của mình (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ ), trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Về nguyên tắc, người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình trước người có quyền, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm và đây chính là trách nhiệm dân sự. Vì thế trong giao 11 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng kết hợp đồng cũng vậy, khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện thì vấn đề trách nhiệm được đặt ra. Có thể nói, việc có những quy định riêng về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Vì sâu xa, mục đích của việc áp dụng chế tài đối với nghĩa vụ bị vi phạm trong hợp đồng là để khôi phục lại những quyền mà bên bị vi phạm nghĩa vụ sẽ được hưởng theo hợp đồng, nghĩa là chế định này có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ hợp đồng do luật dân sự điều chỉnh, góp phần củng cố pháp luật hợp đồng. Khái niệm “trách nhiệm” theo nghĩa chủ động được sử dụng để chỉ nghĩa vụ bổn phận, nhiệm vụ của chủ thể pháp luật. “Trách nhiệm pháp lý theo nghĩa bị động gắn liền với hành vi vi phạm pháp luật, là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Đó là sự phản ứng của Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật, vì thế nó gắn liền với sự cưỡng chế của Nhà nước trong những trường hợp cần thiết, cho dù chủ thể vi phạm pháp luật có chấp nhận hay không chấp nhận”12. Như vậy, khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có thể được hiểu như sau: “Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý mang tính chất tài sản phát sinh do quy định của pháp luật hoặc do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng áp dụng cho bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng nhằm bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm”. 1.2.2. Đặc điểm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà người có nghĩa vụ trong hợp đồng có nghĩa vụ nhưng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền theo quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm này chưa gây thiệt hại thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại cho người bị vi phạm, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm mà trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng sẽ là trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu đã gây thiệt hại), và có thể là trách nhiệm phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận. Qua đó ta thấy được trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có những đặc điểm sau : - Giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm có quan hệ hợp đồng hợp pháp. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trước tiên là một loại trách nhiệm dân sự, nên tất yếu giữa hai bên trong quan hệ phải tồn tại một hợp đồng cụ thể và hợp đồng này phải có hiệu lực. Nếu hợp đồng vô hiệu thì không có trách nhiệm dân sự phát sinh và nếu có phát sinh thì Phan Trung Hiền, Diệp Thành Nguyên, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Giáo trình Pháp luật đại cương, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, Nxb Đại Học Cần Thơ, 2014, tr. 80. 12 12 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng sẽ là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cho nên khi hợp đồng bị vi phạm để phát sinh trách nhiệm thì giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm phải có quan hệ hợp đồng hợp pháp. - Nội dung của trách nhiệm phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm dân sự được hình thành dựa trên sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi cam kết điều gì phải chịu trách nhiệm về cam kết bằng tài sản của mình. Ngược lại, nếu họ không cam kết hay pháp luật không quy định thì cũng không thể chịu trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chỉ giới hạn trong phạm vi những thiệt hại thực tế và những thiệt hại có thể tiên liệu được vào thời điểm kí kết hợp đồng. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho phía bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Như vậy, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở một hợp đồng đã có trước, cho nên trách nhiệm bồi thường chỉ giới hạn trong phạm vi những thiệt hại thực tế và có thể tiên liệu được vào thời điểm kí kết. - Lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, nhưng không phân biệt hình thức lỗi là cố ý hay vô ý vì mức trách nhiệm bồi thường không phân hóa theo hình thức lỗi như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong trách nhiệm dân sự nói chung hay trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng lỗi của người vi phạm là lỗi suy đoán, người vi phạm nghĩa vụ luôn bị coi là có lỗi nếu họ không chứng minh được rằng họ không có lỗi. Nguyên tắc mà pháp luật Việt Nam sử dụng, tuân thủ là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời cho nên việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì hình thức của lỗi hoàn toàn không ảnh hưởng đến mức giới hạn và phạm vi của trách nhiệm hay nói đúng hơn là không ảnh hưởng đến mức độ bồi thường. - Thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên. Trong hợp đồng khi bên vi phạm nghĩa vụ và gây thiệt thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Mục đích của bồi thường là bù đắp, hạn chế những tổn thất, thiệt hại đã gây ra cho bên bị thiệt hại và mục đích của hợp đồng được giao kết là hướng tới lợi ích của các bên muốn đạt được. Vì vậy, khi thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên, vì lợi ích của các bên hướng tới khi kí kết là chưa đạt được. 13 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 1.2.3. Các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.2.3.1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Trên cơ sở hợp đồng, một bên (A) phải giao một tài sản, thực hiện một công việc, không thực hiện một công việc hay thanh toán một khoản tiền cho bên kia (B). Tuy nhiên, A đã không tiến hành đúng hợp đồng và vấn đề đặt ra là B có được yêu cầu A tiếp tục thực hiện hợp đồng không? Đây là vấn đề “buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng” hay “buộc thực hiện đúng hợp đồng” (LTM sử dụng cụm từ “buộc thực hiện đúng hợp đồng” nhưng BLDS thường nói đến yêu cầu “tiếp tục” thực hiện đúng hợp đồng). Khái niệm được LTM 2005 định nghĩa: “là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện” (khoản 1, Điều 297). Biện pháp này được sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Khi áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực đúng hợp đồng, bên yêu cầu không cần phải chứng minh là mình có thiệt hại. Bởi lẽ, buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng chỉ là hệ quả của hiệu lực ràng buộc thực hiện hợp đồng hợp pháp: bên có nghĩa vụ cam kết cung cấp cho bên có quyền một lợi ích và hiệu lực ràng buộc thực hiện hợp đồng buộc bên có nghĩa vụ cung cấp lợi ích này cho bên có quyền. Các bên phải thực hiện những gì mà mình đã cam kết. Họ chỉ cần chứng minh rằng lợi ích họ mong đợi chưa được bên có nghĩa vụ cung cấp. 1.2.3.2. Bồi thường thiệt hại Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường… Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây thiệt hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bổi thường thiệt hại 14 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường những thiệt hại đó mà mình gây ra. 1.2.3.4. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng “Đơn phương” là sự thể hiện ý chí của riêng một bên, không có sự thỏa thuận hoặc sự tham gia của bên kia. Vậy đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hết là việc chấm dứt hợp đồng theo ý chí của “riêng một bên”. Việc chấm dứt hợp đồng do một bên mong muốn, yêu cầu diễn ra “nửa chừng” khi hợp đồng đã giao kết, đang trong quá trình thực hiện, chưa thực hiện xong nghĩa vụ hợp đồng và chưa hết thời hạn hợp đồng. Ý chí chấm dứt hợp đồng “nửa chừng” của một bên nào đó phải “đúng”, tức là bên đó có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của một trong các bên (cụ thể là bên có quyền này) không được đảm bảo. Đơn phương chấm dứt hợp đồng là sự thể hiện ý chí chấm dứt hợp đồng của một bên chủ thể trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật do quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được thực hiện hoặc không được đảm bảo thực hiện. Điểm giống nhau giữa đơn phương chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng trong hợp đồng dân sự : Đều là một bên đơn phương tuyên bố chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi có những điều kiện do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng không phải bồi thường nếu bên kia vi phạm nghĩa vụ mà đó là điều kiện chấm dứt, hủy bỏ phải có nghĩa vụ báo cho bên kia, nếu không báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ai có lỗi dẫn đến hợp đồng bị chấm dứt, hủy bỏ thì người đó phải có trách nhiệm bồi thường. Sự khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong hợp đồng dân sự là: - Đơn phương chấm dứt hợp đồng: +Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng phải dựa vào căn cứ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định thì các bên không được đơn phương tuyên bố chấm dứt hợp đồng. + Hợp đồng có giá trị từ thời điểm đình chỉ trở về trước. + Những gì đã thực hiện vẫn có hiệu lực, hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được tuyên bố đơn phương chấm dứt. Bên nào chưa thực hiện nghĩa vụ trước bên kia thì phải thực hiện hoàn tất nghĩa vụ. - Hủy bỏ hợp đồng: 15 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng + Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm là điều kiện hủy bỏ theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật có quy định thì không phải bồi thường. + Hợp đồng không có giá trị thi hành, tức là chưa có hợp đồng. + Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả được bằng tiền. Trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại đều có quy định về đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng là biện pháp nặng nhất triệt tiêu hợp đồng nên hợp đồng sẽ không được thực hiện và các bên không đạt được những gì họ mong đợi, là biện pháp cuối cùng khi mà không thể còn biện pháp nào khác để tiếp tục hợp đồng dù là một phần. Chính vì vậy mà pháp luật cần hạn chế áp dụng biện pháp này. 1.2.3.4. Phạt vi phạm hợp đồng Chế tài phạt vi phạm đã được quy định trong các văn bản pháp luật như LTM 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, BLDS 2005…. Hiện nay chế định này ngày càng được các bên sử dụng nhiều hơn như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của mình trong các quan hệ hợp đồng hợp tác kinh tế. Chế tài này chỉ được áp dụng khi thỏa thuận được cụ thể hóa thành điều khoản trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức phạt vi phạm và thể hiện chi tiết nội dung này trong hợp đồng. Đây là căn cứ để yêu cầu bên vi phạm trả khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm. Phạt hợp đồng là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với tất cả các hành vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, không cần tính đến hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa gây thiệt hại. So với việc buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng thì phạt hợp đồng có chức năng chủ yếu trừng phạt, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, đề cao ý thức tôn trọng pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Mục đích chủ yếu mà bên bị vi phạm hướng tới khi áp dụng chế tài này không phải là “hành vi” giống như buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng mà là khoản tiền phạt mà bên vi phạm phải trả. 1.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về việc ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự, bảo đảm sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển ý thức đạo đức làm lạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới. Việc Pháp luật ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc 16 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng đồng thời góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng. 1.3.1. Vai trò của pháp luật về việc ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong lịch sử của pháp luật dân sự. Cùng với sự xuất hiện của hợp đồng là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ở Việt Nam trước khi BLDS 1995 ra đời thì cũng có nhiều văn bản pháp luật khác đưa ra những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng như Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991. Tuy nhiên đến khi BLDS 1995 ra đời và được sửa đổi bổ sung tại BLDS 2005 thì những quy định về hợp đồng đã được xem xét, quy định một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển thì các tranh chấp về hợp đồng trong quá trình thực hiện cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. “Về bản chất, nghĩa vụ hợp đồng là quan hệ tạm thời, và thậm chí là quan hệ ngắn hạn phải được chấm dứt vào một lúc nào đó. Phương thức thông thường nhất để chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng là việc thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng”.13 Khi đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng, từ phía người có thẩm quyền bao giờ cũng nảy sinh hai câu hỏi độc lập : người có nghĩa vụ đã thực hiện những hành vi hai bên cam kết chưa? Nếu có, thì đã thực hiện như thế nào và có đúng không ? Trường hợp thứ nhất là nói về việc thực hiện những hành vi (hoặc không được thực hiện những hành vi) thuộc đối tượng của hợp đồng – hay còn gọi là việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế; trường hợp thứ hai là nói về chất lượng thực hiện nghĩa vụ đến đâu, tức là việc bên có nghĩa vụ có tuân thủ đúng các điều kiện này, có thể nói rằng, bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế và đồng thời thực hiện đúng nghĩa vụ. Ngược lại, nếu các điều kiện về nghĩa vụ không được tuân thủ nghiêm ngặt, bên có nghĩa vụ dù đã thực hiện những hành vi thuộc đối tượng của hợp đồng vẫn sẽ bị coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ. Chính vì vậy, những quy định về việc đảm bảo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường. Có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau thì một số tranh chấp nhỏ xảy ra một trong hai bên lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng 13 Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 105. 17 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cho mình. Theo thực tế BLDS năm 2005 ở Mục 3 tại khoản 1 Điều 302 cũng đã ghi nhận “vi phạm hợp đồng” nói riêng và vi phạm hợp đồng nghĩa vụ dân sự nói chung cũng như bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên, mà các bên khi giao kết hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng phải tuân theo nếu hợp đồng có tranh chấp thì dựa theo luật để giải quyết tranh chấp, tạo nên hành lang pháp lý buộc mọi người phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy vai trò của pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức theo khuôn khổ đã trở thành một trong những yêu cầu cấp thiết. Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường cho thấy pháp luật đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như quan hệ xã hội trong hợp đồng nó mang yếu tố hết sức quan trọng thì luật được đưa vào để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nó là thước đo để mọi người tuân theo. Riêng đối với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được chỉ được ghi nhận tại khoản 1 Điều 302 của BLDS năm 2005… đòi hỏi mọi người tích cực hơn khi đưa pháp luật vào đời sống, hình thành và phát triển ý thức pháp luật, xã hội tri thức, nâng cao trình độ dân trí, tạo cơ sở nâng cao pháp luật, chủ yếu là sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng xã hội. Sự điều chỉnh xã hội bằng pháp luật (với nguyên tắc tất cả mọi người bình đẳng trước pháp luật) làm cho mọi thành phần trong xã hội có thể phát huy khả năng sáng tạo của mình trong môi trường lành mạnh – môi trường vận hành có trật tự, nề nếp, kỷ cương của một xã hội năng động, phát triển văn minh, là trách nhiệm và yêu cầu đạo đức đối với mỗi công dân trong giai đoạn mới. 1.3.2. Ý nghĩa của pháp luật trong việc ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, nhất là trong quá trình đất nước ta đang mở cửa giao lưu kinh tế, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như là một tất yếu khách quan. Điều đó có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Sự ghi nhận của pháp luật đối với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa xã hội sâu sắc, điều đó được thể hiện trên một số phương diện sau đây: - Thứ nhất, việc ghi nhận của pháp luật đối với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. 18 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trong các quan hệ xã hội nói chung, giao lưu dân sự nói riêng, chủ thể tham gia nhằm thỏa mãn những lợi ích vật chất hoặc tinh thần của mình. Để xã hội ngày càng phát triển, các chủ thể phải tham gia nhiều quan hệ xã hội khác nhau và trong các quan hệ xã hội mà chủ thể tham gia thì lợi ích luôn là tâm điểm để hướng tới. Hiến pháp và các văn quy phạm bản pháp luật có hiệu lực pháp lý sau Hiến pháp luôn ghi nhận và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể nói chung của các bên tham gia giao dịch dân sự nói riêng.,, Bằng việc qui định căn cứ phát sinh, nguyên tắc bồi thường… có ý nghĩa to lớn góp phần đảm bảo lợi quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. - Thứ hai, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Nguyên tắc chung của pháp luật là một người phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả do hành vi đó mang lại. Bằng việc buộc một người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng nói riêng hay trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung đã cụ thể hóa và thể hiện rất rõ nguyên tắc công bằng trong BLDS 2005, tuy nhiên vẫn có trường hợp nếu nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Thứ ba, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Khi các bên tham gia hợp đồng thì có quyền tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng, nhưng sự tự do ấy phải nằm trong khuôn khổ các quy định của pháp luật. Việc pháp luật quy định về các điều kiện để chủ thể giao kết hợp đồng và các biện pháp chế tài nếu các bên không tuân thủ các điều kiện đó là nhằm bảo vệ trật tự công, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng dân sự. Do vậy, chế định pháp lý về hợp đồng trong đó có các quy định về vi phạm hợp đồng nói riêng hay vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. - Thứ tư, cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Khi có tranh chấp thì chính những cam kết mà các bên đã thỏa thuận sẽ là chứng cứ quan trọng để xác định xem ai là người vi phạm, cần phải áp dụng biện pháp chế tài như thế nào cho phù hợp. Nếu trong trường hợp nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm trong quá trình thực hiện, thì cam kết đóng vai trò quan trọng xác định lỗi của các bên tham gia, trên cơ sở đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên vi phạm khi giải quyết việc vi phạm hợp đồng. - Thứ năm, bảo đảm cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những cam kết thỏa thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng là căn cứ quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm 19 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng túc theo quy định của pháp luật hay không. Đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài cho các bên vi phạm khi cần thiết. - Thứ sáu, bảo đảm sự ổn định của các quan hệ sở hữu tài sản Khi một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng từ những cam kết thỏa thuận, bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi từ cam kết hợp đồng, ví dụ : phạt vi phạm hợp đồng… Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những thiệt hại cho bên bị vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo ra sự ổn định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản. 1.4. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ở góc độ so sánh và lược sử phát triển Chế định trách nhiệm dân sự luôn là một chế định lớn được sự quan tâm của các nhà làm luật, các luật gia trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội. Dựa vào tính chất và nguồn gốc của nghĩa vụ được tạo lập mà các vi phạm trách nhiệm được phân thành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng) và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định chung). Với mong muốn mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, người viết sẽ trình bày về lược sử đồng thời sau đó phân tích, so sánh những điểm tương đồng và khác biệt với nghĩa vụ dân sự, cũng như phân biệt với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. 1.4.1. Lược sử phát triển của pháp luật về Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng Trong những chế định pháp lý thì hợp đồng là một chế định quan trọng, có bề dày lịch sử. Ở nước ta, các quy định về hợp đồng đã tồn tại trong cổ luật. Tuy nhiên, các Bộ cổ luật đã từng tồn tại ở Việt Nam như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng. Trong các thời kì này, các quy định về hợp đồng không nhiều; các nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng được quy định xen kẽ trong các quy định hình sự14. Nhìn chung các bộ luật trong thời kỳ này đều có nội dung tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau. Bố cục của các bộ luật về cơ bản đều mô phỏng theo các bộ luật của Trung Quốc, cách trình bày của các bản đều dung trong lĩnh vực hình sự, hay các lĩnh vực hành chính, dân sự, ruộng đất, hôn nhân và gia đình,… đều phổ biến là dùng các quy phạm pháp luật hình sự để trình bày. Các nhà làm luật phong kiến về cơ bản chưa có khái niệm phân chia pháp luật thành các ngành luật như thời hiện đại sau này. Tuy nhiên các bộ luật thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam đã phần nào điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tập 2, tr. 93. 14 20 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trong pháp luật cổ Việt Nam, hoặc thậm chí trong pháp luật một số nước đều không thấy sự phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ chung). Nếu nhìn vào pháp luật các nước khác, có thể thấy một vài quốc gia không có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Như trong pháp luật dân sự của Nhật Bản, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng không được quy định cụ thể mà pháp luật chỉ chia ra hai trường hợp chịu trách nhiệm là trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ.15 Còn trong Bộ luật dân sự của Pháp thì chỉ có quy định về bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ, theo đó, người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại nếu không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ, trừ khi chứng minh được rằng việc không thực hiện nghĩa vụ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ là do một nguyên nhân khách quan không thuộc trách nhiệm của mình mà không do ác ý. Ở các bộ luật cổ như Quốc triều Hình luật, chế định trách nhiệm dân sự đã được hình thành, nhưng qua những quy định cụ thể có thể thấy trách nhiệm dân sự được áp dụng chung trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trong khế ước hoặc vi phạm các nghĩa vụ khác ngoài khế ước, ví dụ như : Điều 455 Quốc triều Hình luật quy định cấm không được chứa chấp quân trộm cướp mà người chủ trang trại lại chứa chấp, thì ngoài việc bị phạt 500 quan tiền và tịch thu cả trang trại, người đó còn phải bồi thường cả tang vật nếu có; hay điều 111 Hoàng Việt luật lệ quy định người giữ kho thu thuế lương mà không đúng bằng dấu của quan thì bị phạt, số lượng dư ấy được trả về cho chủ, quan lại biết mà không tố cáo thì đồng tội với người giữ kho, không biết thì không có tội (thể hiện dấu hiệu lỗi)…16. Qua các ví dụ trên, có thể nhận ra các nhà làm luật thời kỳ phong kiến cũng chú trọng phân biệt lỗi cố ý và vô ý trong việc gây thiệt hại để ấn định mức bồi thường, tuy không phân định nghĩa vụ theo khế ước hay ngoài khế ước. Đến thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, trách nhiệm dân sự cũng được Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật quy định, và đã được tách bạch ra khỏi trách nhiệm hình sự, nhưng trách nhiệm dân sự vẫn chỉ được tiếp cận một cách chung, khái quát, chưa được phân định thành trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hay ngoài hợp đồng. Điều này thể hiện qua quy định sau của hai Bộ luật: Người nào làm bất cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường thiệt hại (Điều 712 Bộ luật Bắc Kỳ và Điều 761 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật). Pháp luật dân sự của nước ta sau khi giải phóng đất nước, giành độc lập, với xu hướng pháp luật xã hội chủ nghĩa đã có sự phân biệt rành mạch giữa trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 của nước ta đã Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý, “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản”, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995. 16 Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, “Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc”, Nxb. Chính trị quốc gia, 2008. 15 21 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng giành một chương riêng gồm 13 Điều từ Điều 41 đến Điều 55 quy định ở Chương 4 về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, ví dụ như: Điều 44 là nói về trách nhiệm dân sự do không thực hiện hợp đồng, Điều 45 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng…Điều 55 quy định về phạt vi phạm hợp đồng. Đến lúc Bộ luật dân sự năm 1995 của nước ta ra đời, thì về trách nhiệm dân sự đã được quy định tại Chương 1, Mục 3 phần thứ 3 (nghĩa vụ dân sự và hợp dồng dân sự) từ Điều 308 đến Điều 314, ví dụ như: Điều 308 là nói về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung hay theo cách hiểu là vi phạm hợp đồng nói riêng, phạt vi phạm cũng được quy định gồm Điều 377, 378 và Điều 379. Những vấn đề như khái niệm phạt vi phạm, mức phạt, và mối quan hệ giữa phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại được quy định rõ ràng ở 3 điều này và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng đã được quy định thành một chương riêng là chương V, Mục 1 là các quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mục 2 là xác định thiệt hại và Mục 3 là các trường hợp cụ thể đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 của nước ta được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, thay thế cho Bộ luật dân sự năm 1995 , vấn đề trách nhiệm dân sự được quy định ở Mục 3 Chương XVII từ Điều 302 đến Điều 308 được quy định rất rõ ràng cho thấy vấn đề trách nhiệm dân sự đã được các nhà làm luật quan tâm và chú trọng không chỉ từ các bộ luật thời xưa mà còn vào thời hiện đại, nhất là trong thời kì nước ta mở cửa giao lưu kinh tế, giao dịch về hợp đồng ngày càng nhiều và vấn đề quy định về trách nhiệm dân sự là một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ lợi ích của các bên khi tham gia giao dịch. Các vấn đề phạt vi phạm không còn là một biện pháp đảm bảo nữa mà nó được đưa vào nội dung của hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận phạt vi phạm như là một chế tài, đây là một điểm tiến bộ hơn so với BLDS 1995, BLDS năm 2005 chứa đựng các quy định mang tính nguyên tắc chung về hpợp đồng, và lợi ích công cộng, cho nên vấn đề trách nhiệm dân sự nói chung và khi vi phạm hợp đồng nói riêng cũng được cụ thể hóa cùng với những quy định về chế định hợp đồng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch dân sự. 1.4.2. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ở góc độ so sánh 1.4.2.1. So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự Trước khi so sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự thì người viết xin đề cập về các khái niệm liên quan. Từ thời La Mã, nghĩa vụ đã được hiểu “như là ràng buộc pháp lý và theo đó, chúng ta buộc phải làm một việc gì đó phù hợp với Nhà nước của chúng ta”, “bản chất của nghĩa vụ không phải ở chỗ đem lại cho chúng ta một vật thể hay một seritus nào đó mà là buộc một người nào đó phải đem lại hay làm một cái 22 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng gì đó cho chúng ta” (Bộ Degest, quyển 44 – Điều 73)17. Nghĩa vụ theo cách hiểu thông thường là những gì mà một người phải làm hoặc không được làm đối với người khác. Theo cách hiểu này, nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện những hành vi nhất định. Để hiểu một cách đầy đủ về nghĩa vụ, thuật ngữ này cần phải được xem xét theo các phương diện sau đây: Thuật ngữ “nghĩa vụ” được dùng trong đời sống hàng ngày là sự xử sự mà một người phải thực hiện vì một hoặc nhiều người khác nhưng sự thực hiện đó không được đặt dưới sự bảo đảm của Nhà nước bằng pháp luật. Pháp luật không buộc người đó phải thực hiện, họ thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn theo lương tâm để làm tròn bổn phận làm người. Ở phương diện này, nghĩa vụ được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức. Nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là một bộ phận không tách rời trong nội dung của một quan hệ pháp luật dân sự. Nó bao gồm những hành vi mà chủ thể một bên phải thực hiện vì lợi ích của chủ thể bên kia như chuyển giao một tài sản, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc đã được xác định…Bên có nghĩa vụ phải thực hiện các nghĩa vụ trước quyền yêu cầu của phía bên kia. Trong Bộ luật dân sự của nước ta, nghĩa vụ dân sự được định nghĩa tại Điều 280 :“Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)18. Như vậy, nếu so sánh định nghĩa về nghĩa vụ dân sự của Bộ luật dân sự nước ta hiện nay với các bộ luật dân luật trước đây, chúng ta thấy rằng dù có khác nhau về ngôn từ nhưng các bộ luật đều có sự thống nhất khi nhìn nhận nghĩa vụ dân sự về các khía cạnh sau đây (cũng chính là những đặc điểm của nghĩa vụ dân sự): - Nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng là một quan hệ pháp luật dân sự. Nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ một sự kiện mà đã được luật dự liệu tới một hậu quả pháp lí nhất định. Đó là những sự kiện làm hình thành một quan hệ và quan hệ này được sự tác động của pháp luật, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể được xác lập thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Vì thế, nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật. Đặc trưng này cho chúng ta thấy nghĩa vụ dân sự cũng đầy đủ ba thành phần: chủ thể, khách thể, nội dung như bất kì một quan hệ pháp luật nào khác. - Các bên chủ thể trong nghĩa vụ luôn được xác định cụ thể. 17 18 Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật La Mã, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1994, tr. 73. Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 7. 23 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng - Quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau, (đối với nghĩa vụ dân sự trong hợp đồng thì: nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng với quyền của chủ thể khác – những chủ thể được xác định). - Quyền dân sự của hai bên chủ thể là một quyền đối nhân, (trong hợp đồng thì quyền dân sự của hai bên chủ thể là một quyền đối nhân, có thể đối vật). “Vi phạm hợp đồng” nói riêng và vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung được ghi nhận tại khoản 1 Điều 302 BLDS 2005: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”. Chính vì vậy, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự có điểm giống nhau và khác nhau là :  Giống nhau : + Giữa trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự đều có tính pháp lý. + Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó. + Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự còn có những điểm giống nhau là: + Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật của trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự. + Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự hay trách nhiệm dân sự phát sinh từ hợp đồng bao giờ cũng liên quan trực tiếp (gắn liền) với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong các quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến với lợi ích vật chất của bên kia. Vậy nên, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất. + Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ dân sự hay vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khi nghĩa vụ chưa được hoàn thành, phải bồi thường thiệt hại khi gây ra thiệt hại nhằm để thỏa mãn quyền lợi chính đáng của người bị vi phạm, khắc phục hậu quả vật chất cho người bị vi phạm.  Khác nhau : + Nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 280 BLDS 2005 : “Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải 24 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)”. Như vậy đây là nghĩa vụ dân sự chung do pháp luật dân sự quy định. Còn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng: nghĩa vụ phát sinh từ đồng (bao gồm nghĩa vụ trong hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng) là một trong những căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự. + Nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ có tính chất pháp lý, có tính chất bắt buộc, nghĩa là nếu không được hiện một cách tự giác, thì có thể được cưỡng chế để thực hiện. Theo Điều 281 BLDS 2005, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những căn cứ sau đây : 1 - Hợp đồng dân sự; 2 - Hành vi pháp lý đơn phương; 3 - Thực hiện công việc không có ủy quyền; 4 Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật; 5 Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 6 - Những căn cứ khác do pháp luật quy định. Suy cho cùng, tất cả các nghĩa vụ đều phát sinh từ luật. Thế nhưng, có thể nhận thấy rằng luật có xu hướng thừa nhận sự phát sinh của nghĩa vụ từ hai nguồn chính : 1- Các giao dịch, tức là sự bày tỏ ý chí của chủ thể của quan hệ pháp luật nhằm tạo ra các hệ quả pháp lý; 2 - Các sự kiện pháp lý, tức là các sự kiện dẫn đến sự ràng buộc chủ thể của quan hệ pháp luật vào một nghĩa vụ, độc lập với ý chí của chủ thể đó. 19 Từ đó thấy được căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự đều phát sinh từ luật. Trong khi đó căn cứ xác lập trách nhiệm dân sự trong hợp đồng : nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng - phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng hoặc phát sinh từ những quy định của pháp luật. 1.4.2.2. So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (trách nhiệm hợp đồng) và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (trách nhiệm ngoài hợp đồng). Có tác giả chia trách nhiệm ngoài hợp đồng thành trách nhiệm dân sự phạm và trách nhiệm chuẩn dân sự phạm 20. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Người không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ đã được giao kết mà gây thiệt hại cho người cùng giao kết, thì phải bồi thường thiệt hại cho người sau này. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc thực hiện một hành vi, cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại cho một người và hành vi đó không liên quan đến bất kỳ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng hay trách nhiệm dân sự Tăng Thanh Phương, Tập bài giảng Luật dân sự Việt Nam – Phần Nghĩa Vụ, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2012, tr. 5. 20 Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển II – Nghĩa vụ và khế ước, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 433. 19 25 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ hợp đồng hoặc từ pháp luật. Tuy nhiên sự phân biệt có ý nghĩa trong việc chứng minh. Để so sánh một sự vật, hiện tượng, những sự kiện, một vấn đề nhất định… cần phải chỉ ra những điểm giống nhau đồng thời cần phải chỉ ra những điểm khác nhau để hiểu một cách đầy đủ và toàn diện nhất về sự vật, hiện tượng hay vấn đề cần so sánh.  Giống nhau: Trước tiên, có thể khẳng định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng) và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều mang tính chất của trách nhiệm dân sự đó là: - Căn cứ phát sinh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật dân sự và chỉ áp dụng với người thực hiện hành vi vi phạm đó; trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ. - Tính chất của chế tài là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính tài sản dành cho người thực hiện hành vi vi phạm. - Là một biện pháp cưỡng chế mang tính chất pháp lý, do đó được đảm bảo thi hành bởi pháp luật và bộ máy cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Khác nhau: Bên cạnh những điểm chung cơ bản đó, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng sẽ có những điểm khác nhau nhất định thể hiện đó là: Về nguồn gốc phát sinh, về căn cứ xác định trách nhiệm, về phương thức thực hiện trách nhiệm, yếu tố lỗi… Thứ nhất: Về nguồn gốc phát sinh Nhận thấy rằng trong BLDS 2005 thì quy định về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng) được xây dựng nên các bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng. Chính vì vậy, cơ sở cho trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Đối chiếu với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là các loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài và không phụ thuộc vào hợp đồng. Từ đây, có thể thấy rằng điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là về nguồn gốc phát sinh. Thứ hai: Về căn cứ xác định trách nhiệm - Căn cứ xác định trách nhiệm đầu tiên: 26 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng + Nhận thấy rằng yếu tố có thiệt hại xảy ra trên thực tế (thiệt hại về vật chất và tinh thần) là nền tảng cơ bản đồng thời là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. + Đối chiếu với trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thì yếu tố thiệt hại xảy ra không phải là điều kiện bắt buộc trong việc xác định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Có thể khẳng định được như vậy là vì chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ có thể phát sinh trách nhiệm dân sự và khi xét đến vấn đề thiệt hại do vi phạm hợp đồng chỉ xét đến những tổn thất về vật chất. - Căn cứ xác định trách nhiệm thứ hai là về hành vi vi phạm: Đối với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng thì hành vi vi phạm đó là vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, khi đó có thể là hành vi vi phạm những quy định của pháp luật về hình sự, hành chính, kinh tế… Trong khi đó, với trách nhiệm dân sự trong hợp đồng thì đó là những vi phạm cụ thể trong quy định của hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết giữa các bên. - Căn cứ xác định trách nhiệm thứ ba: Căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Đối với trách nhiệm dân sự trong hợp đồng thì khi hợp đồng được giao kết và có hiệu lực thì sẽ phát sinh giữa các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu một bên không thực hiên, thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng. Hai bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm. Thứ ba: Về phương thức thực hiện trách nhiệm Về phương thức thực hiện trách nhiệm dân sự trong hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm thì các bên có thể dự liệu những trường hợp xảy ra để đi đến thỏa thuận mức bồi thường hay phạt vi phạm từ khi thực hiện hành vi giao kết hợp đồng. Trong khi đó, đối với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng bên gây thiệt hại phải bồi thường nhanh chóng, kịp thời và toàn bộ. Các bên không có sự thỏa thuận trước như đối với trường hợp vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, khi xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Thứ tư: Yếu tố lỗi 27 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; còn trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, việc phân biệt lỗi cố ý và vô ý cũng có ý nghĩa nhưng bên cạnh đó thì người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định như khoản 2 Điều 604 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”. Thứ năm: Về thời điểm xác định trách nhiệm. Về việc xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm hợp đồng. Trong khi đó, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại. Thứ sáu: Về tính liên đới trong chịu trách nhiệm dân sự. Đối với trách nhiệm dân sự trong hợp đồng có thể nhận thấy rằng trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ liên đới chịu trách nhiệm nếu khi giao kết hợp đồng họ có thỏa thuận trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới. Còn với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nếu trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định cụ thể của pháp luật dân sự. Việc phân biệt giữa trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có một vài ý nghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh. Đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng, nguyên đơn có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bị đơn đã gây ra thiệt hại cho nguyên đơn. Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng, nguyên đơn không phải chứng minh lỗi của bị đơn. Ngược lại, bị đơn phải chứng minh sự vi phạm hợp đồng không do lỗi của bị đơn nếu bị đơn không muốn gánh chịu chế tài. Sự khác biệt này là do chính tính chất của nghĩa vụ. “Các nghĩa vụ hợp đồng phần lớn là các nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định. Vì vậy, kết quả mong đợi không đạt được do sự không thực hiện nghĩa vụ của người thụ trái, thì trái chủ có quyền yêu cầu bồi thường mà không cần phải chứng minh lỗi của người thụ trái. Ngược lại, trong vi phạm và chuẩn vi phạm, pháp luật đã dự liệu nghĩa vụ cẩn trọng tổng quát. Nên nguyên đơn muốn đòi bồi thường thì phải chứng minh lỗi của bị đơn”. 21 Trách nhiệm hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng về lý thuyết còn có sự khác biệt về một số phương diện như thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ việc, thời hiệu, phạm vi đòi bồi thường và mức độ bồi thường. Trong nền kinh tế thị trường đa dạng và năng động như hiện nay thì việc xảy ra những tranh chấp về vi phạm hợp đồng là điều không thể tránh khỏi. Trách nhiệm dân sự Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo – Quyển II, Nghĩa vụ và khế ước, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 457 – 458. 21 28 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng do vi phạm hợp đồng phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong các giao dịch dân sự, một trong những căn cứ chủ yếu làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự đó là hợp đồng. Thông qua hợp đồng các bên xác lập cam kết hướng đến mục đích lợi ích của các bên. Việc xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực dân sự giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền trước bên có nghĩa vụ khi hợp đồng bị vi phạm trong quá trình thực hiện, đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển pháp luật hợp đồng. Hiểu được tầm quan trọng đó nên việc phải nâng cao hơn nữa vấn đề áp dụng các hình thức quy trách nhiệm hay các biện pháp xử lý khi hợp đồng bị vi phạm về nghĩa vụ nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các hành vi vi phạm hợp đồng là điều cấp thiết và cần có sự quan tâm. 29 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG  Ở nước ta, khi thực hiện hợp đồng, các bên không những chịu sự điều chỉnh trực tiếp của những quy định chung tại Mục 7 Chương XVII, BLDS 2005 (BLDS 2005) về thực hiện hợp đồng (từ Điều 412 đến Điều 422), mà còn phải tuân thủ những quy định chung tại mục 2 Chương XVII, BLDS 2005 về thực hiện nghĩa vụ dân sự (từ Điều 283 – Điều 301) và những quy định riêng của BLDS năm 2005 về thực hiện những hợp đồng thông dụng. Khi nghĩa vụ bị vi phạm là nghĩa vụ chính đồng thời là nghĩa vụ đặc thù tương ứng với loại hợp đồng đặc thù, vi phạm nghĩa vụ này người vi phạm có thể chịu trách nhiệm dân sự theo hợp đồng. 2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trước tiên chúng ta nói về chủ thể giam gia quan hệ pháp luật dân sự. Không phải mọi chủ thể quan hệ pháp luật dân sự đều được tham gia vào tất cả quan hệ pháp luật dân sự. Để xem xét khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự của các chủ thể cần xác định loại quan hệ mà chủ thể được tham gia theo quy định của pháp luật dân sự. Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì đòi hỏi chủ thể đó phải có năng lực chủ thể, tức là khả năng trở thành chủ thể quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm hai yếu tố: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Từ đó có thể hiểu để tham gia vào một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể như tham gia kí kết hợp đồng, đòi hỏi chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Nếu năng lực pháp luật dân sự là khả năng của chủ thể có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định thì năng lực hành vi dân sự của chủ thể là khả năng của chủ thể thực hiện bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Thì điều kiện cần (năng lực pháp luật dân sự) và điều kiện đủ (có năng lực hành vi dân sự) để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật dân sự. Như chúng ta đã biết thì bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của các chủ thể khi tham gia hợp đồng. Do vậy, chỉ có những người có năng lực hành vi dân sự mới có ý chí riêng và khả năng nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng và tự mình chịu trách nhiệm trong hợp đồng. 30 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Theo Điều 302 BLDS 2005 quy định: 1.Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. 2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Theo quy định trên, điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ dân sự chính là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người có nghĩa vụ trước người có quyền. Biểu hiện cụ thể của “hành vi vi phạm nghĩa vụ” là hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Bên cạnh hành vi vi phạm, lỗi cũng là một căn cứ cơ bản, không thể thiếu trong trách nhiệm dân sự. Xét một cách tổng quát thì để phát sinh bất cứ loại trách nhiệm dân sự nào cũng cần có hai căn cứ cơ bản là hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và lỗi. Vì vậy, điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là: Chỉ phát sinh khi một hợp đồng tồn tại (hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mới phát sinh trách nhiệm giữa các bên), có một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng) và có lỗi ,(trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, ví dụ như trường hợp sự kiện bất khả kháng,…thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự).  Hành vi vi phạm nghĩa vụ là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự là những phản ứng của chủ thể không tuân theo những cam kết của hợp đồng. Hay nói cách khác, hành vi vi phạm nghĩa vụ là những hành vi không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ. Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, có rất nhiều trường hợp, tình huống xảy ra do những hành vi vi phạm nghĩa vụ. Những hành vi này dù cố tình hay vô ý cũng đều mang lại hậu quả bất lợi cho hợp đồng, dẫn đến vi phạm hợp đồng. Hành vi không thực hiện nghĩa vụ: được hiểu là người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước người có quyền theo quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng người có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ đó. Hành vi không thực hiện nghĩa vụ có thể được biểu hiện qua các trường hợp sau: - Người có nghĩa vụ không thực hiện việc chuyển giao tài sản nếu đối tượng của nghĩa vụ được các bên thỏa thuận là tài sản và theo đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao 31 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng tài sản cho bên có quyền; Ví dụ: mua đồ điện tử ở cửa hàng, cửa hàng đó không giao hàng cho người mua… - Người có nghĩa vụ không thực hiện công việc theo thỏa thuận với bên có quyền hoặc theo quy định của pháp luật. Hành vi thực hiện không đúng nghĩa vụ: được hiểu là người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nội dung được xác định cụ thể trong hợp đồng (thực hiện đúng đối tượng, đúng thời hạn, đúng địa điểm, đúng phương thức…) nhưng người có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận với người có quyền hoặc dù đã thực hiện nhưng mới chỉ thực hiện một phần, chưa đầy đủ (không giao đủ tiền, không giao đủ số lượng hàng hóa, sản phẩm…).  Để phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thì cần phải có yếu tố lỗi Bên cạnh những hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Lỗi là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Về nguyên tắc, pháp luật dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện do lỗi vô ý hay lỗi cố ý. Khoản 1 Điều 308 BLDS 2005 quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Để xác định nghĩa vụ đó có vi phạm, có phải chịu trách nhiệm dân sự hay không trước hết phải xem xét người đó có lỗi hay không. Điều 308 BLDS năm 2005 đặt ra hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi là một yếu tố chủ quan thể hiện thái độ tâm lý của con người đối với những hành vi của mình và hậu quả của hành vi ấy. Trung thực, thiện chí là một trong những nguyên tắc nền tảng của việc ký kết và thực hiện hợp đồng, được ghi nhận không những trong pháp luật hợp đồng Việt Nam mà còn được quy định trong pháp luật của nhiều nước. Giữa hành vi vi phạm hợp đồng đối với nguyên tắc nói trên tồn tại mối quan hệ tương hỗ. Có thể nói, cố ý vi phạm hợp đồng là biểu hiện của sự không trung thực thiện chí. Hành vi vi phạm hợp đồng là những biểu hiện khách quan dưới dạng hành động hoặc không hành động trái với nội dung mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Khi sử dụng nguyên tắc trung thực, thiện chí để soi vào các biểu hiện của hành vi vi phạm hợp đồng chúng ta có thể kết luận như sau: một là hành vi vi phạm hợp đồng với lỗi vô ý thì vi phạm người vi phạm hợp đồng có thể không trung thực hoặc trung thực. Hai là khi các bên đã cố ý vi phạm hợp đồng thì chắc chắn người vi phạm không thể được coi là trung thực. Đương nhiên khi một nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng bị xâm phạm với mức độ khác nhau thì tất yếu việc xử lý các trường hợp vi phạm cũng sẽ khác nhau. 32 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng - Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. - Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Mặc dù vẫn có một số khác biệt về tiêu chí xác định lỗi nhưng cách nhìn nhận về vai trò của lỗi trong pháp luật Việt Nam về cơ bản gần giống với quy định của pháp luật các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Trong pháp luật Việt Nam lỗi do vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 308 BLDS 2005: “Người không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Có lẽ điều mà ai cũng biết rằng, khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự (một trong những nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự là nguyên tắc suy đoán vô tội). Trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng (lỗi của người vi phạm nghĩa vụ luôn bị coi là có lỗi nếu họ không chứng minh được rằng họ không có lỗi). Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đã có sự phân biệt rõ ràng hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. BLDS năm 2005 quy định người có nghĩa vụ mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi (lỗi vô ý hoặc cố ý). Trong một số trường hợp nhất định thì điều kiện xác định trách nhiệm dân sự phải là lỗi cố ý, ví dụ trong trường hợp lừa dối để không phải thực hiện nghĩa vụ, nếu trong trường hợp này họ chứng minh là mình không có lỗi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Tóm lại: để phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thì giữa các bên giao kết phải tồn tại một mối quan hệ hợp đồng hợp pháp, có một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng) và có lỗi, (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, ví dụ như trường hợp sự kiện bất khả kháng,…thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự). 2.2. Các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Hợp đồng có hiệu lực pháp luật trở thành “luật” đối với các bên, là cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên. Việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ pháp lý đó được coi là hành vi vi pham hợp đồng đã ký kết. Đối với hợp đồng có nội dung trái pháp luật, không có hiệu lực pháp luật thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với các bên ngay từ thời điểm ký kết. Vì vậy, hành 33 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng vi không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ những cam kết trong hợp đồng đó không được coi là sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và các bên không phải thực hiện trách nhiệm hợp đồng. Hành vi vi phạm được biểu hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Nếu các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng được thực hiện đầy đủ thì trách nhiệm hợp đồng không được đặt ra. Tuy nhiên, hợp đồng có hiệu lực pháp luật và vi phạm hợp đồng chỉ là điều kiện pháp lý để một bên có quyền yêu cầu bên kia thực hiện trách nhiệm hợp đồng. Trên thực tế, bên có hành vi vi phạm hợp đồng có bị áp dụng các hình thức quy trách nhiệm hay không còn phải phụ thuộc vào việc chứng minh có hội đủ các căn cứ xác định trách nhiệm hợp đồng đối với từng hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. 2.2.1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng 2.2.1.1. Căn cứ áp dụng buộc phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng là một trong những biện pháp áp dụng buộc bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, khi bên có nghĩa vụ chưa thực hiện đúng như cam kết trong hợp đồng về phần nghĩa vụ của mình. Dựa trên việc giao kết của hợp đồng, trong quá trình thực hiện mà có một bên cố ý hoặc vì lí do khác mà không thực hiện trọn vẹn nghĩa vụ như những gì đã giao kết thì sẽ áp dụng biện pháp này. Khi một bên không thực hiện đúng hợp đồng thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên kia phải thực hiện đúng hợp đồng, vì biện pháp này bảo vệ quan hệ hợp đồng và giúp các bên đạt được những lợi ích mà họ hướng đến khi giao kết hợp đồng, hợp đồng sinh ra không phải vì mục đích bị triệt tiêu bởi một số lỗi mà vì mục đích sinh lời được đặt lên hàng đầu. Khi ta áp dụng biện pháp này thì bên yêu cầu không cần phải chứng minh là mình có thiệt hại hay không và thiệt hại là bao nhiêu (vì đây không phải là hành vi phạt vi phạm hợp đồng) đây là biện pháp ràng buộc hợp đồng một cách hợp pháp. Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ cam kết (hợp đồng) phải tiếp tục thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của bên kia. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên kia phải thực thiện nghĩa vụ từ cam kết (hợp đồng). Ở BLDS 2005 thì biện pháp này cũng được đặt ở vị trí hàng đầu và nó cũng được thừa nhận một cách tuyệt đối, tuy nhiên nó chỉ phù hợp với một số trường hơp (nghĩa vụ) cụ thể. Tại khoản 1 Điều 292 chương VII LTM 2005 thì biện pháp này là biện pháp được lựa chọn đầu tiên vì nó mang lại những lợi ích nói chung đối với hợp đồng và nói riêng đối với các bên trong hợp đồng. 34 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 2.2.1.2. Nội dung của trách nhiệm buộc phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng Hiện nay vấn đề tiếp tục thực hiện hợp đồng nhận được sự sự quan tâm rất lớn và được áp dụng rất rộng rãi trong hợp đồng ở một số nước phát triển, còn riêng ở Việt Nam thì đây là những biện pháp được sử dụng rất nhiều và được các nhà làm luật rất quan tâm, chính vì những lợi ích mà nó mang lại Trong BLDS 2005 thì biện pháp này cũng được đặt ở vị trí hàng đầu và nó cũng được thừa nhận tuy nhiên nó chỉ phù hợp với một số trường hợp (nghĩa vụ) cụ thể. Ví dụ: Điều 303 BLDS 2005 quy định (Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ giao vật) quy định: 1. Khi các bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. 2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật. 3. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên có quyền thì ngoài việc thanh toán giá trị của vật còn phải bồi thường thiệt hại cho bên có quyền. Với quy định trên ví dụ: “khi A có nghĩa vụ giao cho B một vật đặc định nhưng A không giao thì B có quyền yêu cầu A tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng bằng cách giao đúng vật đó. Theo tác giả Phạm Duy Nghĩa, “đối với các hợp đồng liên quan đến vật đặc định, ví dụ đồ cổ, tranh ảnh, sách báo cũ không có vật thay thế, đối với các hợp đồng mua bán đất, thuê mua doanh nghiệp, bên vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên vi phạm thực hiện hợp đồng. Đây là những trường hợp đặc biệt ngoại lệ, mà việc dung tiền để đền bù thiệt hại cho người bị vi phạm tỏa ra không hợp lý”22. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện23. Theo cách nhìn nhận trên thì cho chúng ta thấy trong biện pháp này bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mà đối tượng là không thực hiện một công việc (ví dụ: Anh An là người có nghĩa vụ giao một lo hàng cho anh Tân nhưng khi đến hạn thì anh An chỉ giao một nửa số hàng trên cho anh Tân. Về phía mình anh Tân có thể yêu cầu anh An phải giao hết số hàng còn lại cho anh). Có thể thấy đây là biện pháp rất hữu ích cho các 22 23 Phạm Duy Nghĩa, Tìm hiểu Luật thương mại Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 109. Khoản 2 Điều 304 bộ Luật Dân Sự 2005 35 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng bên khi xảy ra việc không thực hiện đúng hợp đồng và khi biện pháp này được áp dụng sẽ làm tăng mức độ an toàn cho các bên giao kết. Trên thực tế khi buộc bên có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng, nhưng họ không tự nguyện thi hành thì phải xử lý như thế nào? Không ít trường hợp, Tòa án buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện đúng hợp đồng nhưng bên vi phạm không chịu thi hành và bên có quyền vì không được thỏa mãn nên lại tiến hành khởi kiện, tốn rất nhiều chi phí thời gian, tiền bạc…Thực tiễn xét xử ở Pháp cho thấy, Tòa án Pháp được phép áp dụng chế tài bổ sung là chế tài “phạt” cho việc chậm hay không thực hiện nghĩa vụ mà Tòa án buộc bên vi phạm phải thực hiện. Theo đó, sau khi buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng, Tòa án có thể đưa ra một hình phạt theo một đơn vị thời gian (ngày, tuần, tháng,…) đối với trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo yêu cầu của Tòa án. Chế tài này được thực tiễn Pháp đánh giá rất cao vì nó rất hiệu quả: Nếu không muốn chịu phạt thì bên có nghĩa vụ nên tiếp tục thực hiện hợp đồng ngay theo quyết định của Tòa án24. Thực tiễn xét xử Việt nam, Tòa án cũng đã áp dụng biện pháp trên cho trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Trong trường hợp này, Tòa án không chỉ buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán cho bên có quyền mà còn thường quyết định thêm là kể từ khi có yêu cầu thi hành án hợp lệ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện thì họ còn chịu lãi chậm trả. Tuy nhiên, ngoại trừ nghĩa vụ thanh toán, hiện nay các Tòa án chỉ dừng lại ở việc tuyên người có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng mà chưa đi xa hơn ở các dạng nghĩa vụ khác. Thiết nghĩ, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của Pháp, cho phép Tòa án đưa ra một mức phạt bổ sung trong trường hợp bên có nghĩa vụ không chịu thực hiện đúng hợp đồng. 2.2.2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Theo giáo trình của trường Đại học luật thành phố Hồ Chính Minh đề cập: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra cho phía bên kia tương ứng với mức độ lỗi của mình”.25 LTM Việt Nam quy định rất rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Điều 303 LTM 2005 quy định: “để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có các căn cứ là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế, hành vi vi phạm hợp đồng là Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 66. 25 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Về Hợp Đồng, Nxb Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, 2014, tr. 402 24 36 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại” (trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 LTM 2005). Hiện nay vấn đề vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vẫn chưa được quy định cụ thể trong BLDS 2005. Bộ luật chỉ quy định chung chung về trách nhiệm dân sự khi không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 302 BLDS 2005. Theo khoản 3 Điều 303 BLDS 2005 thì bên có quyền phải được bồi thường thiệt hại một cách cụ thể và thanh toán giá trị của vật, xuất phát từ các nguyên tắc của pháp luật nước ta nói chung, và pháp luật dân sự hiện hành nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh thường xảy ra bởi một số điều kiện nhất định. Bồi thường thiệt hại là biện pháp được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm hợp đồng. 2.2.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì cần các điều kiện là: - Tồn tại mối quan hệ hợp đồng hợp pháp. Trên thực tế khi tồn tại mối quan hệ hợp đồng hợp pháp theo quy định của pháp luật thì mới xảy ra trường hợp bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Nếu một hợp đồng không được coi là hợp pháp thì hợp đồng sẽ không được thực hiện và được xảy ra trong hiện tại trước những gì đã giao kết. Khi một hợp đồng được coi là sự thỏa thuận hợp pháp phải tuân theo đúng nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội và tự nguyện bình đẳng thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Cho nên một khi có thiệt hại phát sinh trong hợp đồng xảy ra do một số nguyên nhân nào đó dẫn đến bên có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chúng ta phải xem xét đến yếu tố hợp pháp của hợp đồng vì nếu có hành vi vi phạm hợp đồng và dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm, nếu thiếu đi căn cứ tồn tại một hợp đồng hợp pháp khi đó chúng ta xác định việc bồi thường thiệt hại là không phù hợp. - Có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng. Thiệt hại là toàn bộ những tổn thất gây ra cho một bên, do việc vi phạm hợp đồng của bên kia. Những tổn thất này bao gồm những tổn thất phải gánh chịu và những lợi ích đáng lẽ ra phải có từ việc thực hiện hợp đồng, có tính đến những chi phí tổn thất mà bên vi phạm tránh được. Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì những tổn thất này phải là những thiệt hại về vật chất, bởi lẽ mục tiêu các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng là lợi ích vật chất (trừ hợp đồng đơn vụ như hợp đồng tặng cho). Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Mức độ bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. Vì vậy, muốn buộc bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại thì 37 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trước hết phải có thiệt hại về tài sản và bên bị vi phạm phải chứng minh được mình có thiệt hại, mức độ thiệt hại và thiệt hại đó phải tính được, xác định được bằng các phương pháp nhất định. Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu (hàng hóa bị hư hỏng, mất mát, chi phí ngăn chặn hạn chế thiệt hại...). Thiệt hại thực tế được chia làm hai loại là: thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp (những thiệt hại bên bị thiệt hại đã phải gánh chịu) là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách rõ ràng và chính xác. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại trực tiếp là tài sản bị mất mát hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra... Thiệt hại gián tiếp (những lợi nhuận mà họ bị mất do việc vi phạm thực hiện hợp đồng) là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ tài liệu) mới có thể xác định được. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu. Đối với các hợp đồng nói chung, các khoản thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra, bao gồm: “tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu” (khoản 2, Điều 307, BLDS 2005). Đối với hợp đồng trong thương mại, LTM 2005 quy định về các khoản thiệt hại do vi phạm hợp đồng bao gồm: “giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.26 Nếu bên vi phạm chậm thanh toán tiền thì “bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi xuất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”.27 Những thiệt hại vật chất phải có tính chắc chắn, vì không thể đòi bên vi phạm bồi thường những thiệt hại mà thực tế đã không xảy ra hoặc sẽ không bao giờ xảy ra. Bộ luật dân sự cho phép việc bồi thường gồm cả thiệt hại sẽ xảy ra, có nghĩa là những thiệt hại vẫn chưa xảy ra, nhưng khả năng xảy ra gần như chắc chắn. Bộ luật dân sự cho phép việc bồi thường những thiệt hại do bỏ lỡ cơ hội hay khả năng thu được lợi nhuận: hiển nhiên chỉ tới mức độ thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Vì dụ: nếu một con ngựa đua đã được chở đến quá chậm trễ dẫn đến không thể tham gia cuộc đua ngựa và giành chiến thắng, thì chủ con ngựa này không thể yêu cầu người chuyên chở bồi thường số tiền đoạt giải, cho dù nó là một con ngựa nổi tiếng. Điều cần xác định không chỉ là sự tồn tại của thiệt hại, mà còn bao gồm cả phạm vi của thiệt hại. Có những thiệt hại chắc chắn đã xảy ra, nhưng rất khó xác định mức độ thiệt hại. 26 27 Khoản 2, Điều 302, Luật Thương mại 2005. Điều 306, Luật Thương mại 2005. 38 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng - Lỗi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trên thực tế, việc xác định xem hành vi nào được coi là vi phạm hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc giải thích nội dung của hợp đồng. Chúng ta không thể có một quy tắc cụ thể như thế nào được coi là không thực hiện hay thực hiện không đúng, mà phải căn cứ vào cách thức giải thích hợp đồng và các quy định pháp luật Việt Nam có liên quan. Xin lưu ý rằng “vi phạm” và “lỗi” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bên vi phạm không nhất thiết phải là bên có lỗi (ý thức chủ quan của bên gây ra thiệt hại). Lỗi là trạng thái tâm lý của một bên trong hợp đồng về nhận thức của họ (yếu tố chủ quan) đối với hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Lỗi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Khi hợp đồng phát sinh thiệt hại thì mức bồi thường thiệt hại cũng được đánh giá cao, khi thiệt hại xảy ra thì bên có quyền có thể yêu cầu được bồi thường và mức bồi thường thiệt hại sẽ được bên có quyền đặt ra. Nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Như vậy với quy định trên thì phần hợp đồng dân sự về thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng phải được bồi thường toàn bộ. Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là lỗi suy đoán. Người gây thiệt hại tự chứng minh là mình không có lỗi. Tuy nhiên khi xét lỗi của bên gây thiệt hại, người ta cũng xét đến lỗi của bên bị thiệt hại trong việc hợp tác với bên gây thiệt hại để giảm thiểu thiệt hại. Lỗi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức trách nhiệm mà người gây thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm. Hành vi của bên bị thiệt hại hoặc những sự kiện bên ngoài, mà bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro, có thể gây lỗi đến mức độ làm cho bên kia không thể nào thực hiện được hợp đồng. Nếu những quy định trong Điều 165 (trường hợp bất khả kháng) thỏa mãn, thì bên không thực hiện được hoàn toàn miễn trừ 39 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trách nhiệm. Việc xác định mức độ lỗi của mỗi bên thường rất khó và một phần là phụ thuộc vào các phán quyết của Tòa án. 2.2.2.2. Mức bồi thường thiệt hại khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Mức bồi thường thiệt hại khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng về nguyên tắc là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại và thiệt hại được bồi thường là những thiệt hại về vật chất. Theo khoản 3, Điều 422 BLDS 2005 quy định “nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại”. Quy định này thuộc phần “hợp đồng dân sự” nên chúng ta có thể khẳng định, thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng phải được “bồi thường toàn bộ”. Ở đây có hai cách hiểu: theo cách hiểu thứ nhất, bồi thường toàn bộ thiệt hại là thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu. Cách hiểu thứ hai là bồi thường tất cả những thiệt hại mà pháp luật quy định.28 Điều đó có nghĩa đối với cách hiểu thứ hai, nếu có thiệt hại mà không được pháp luật quy định thì không được bồi thường. Trước sự chưa cụ thể của BLDS đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, chúng ta nên theo cách hiểu thứ nhất: thiệt hại bao nhiêu được bồi thường bấy nhiêu cho dù thiệt hại phát sinh không được quy định trong một văn bản cụ thể. Vậy là về nguyên tắc, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm bao gồm: - Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra. - Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Về thiệt hại được bồi thường thì khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì thiệt hại được bồi thường là thiệt hại về vật chất. Thiệt hại về vật chất: việc không thực hiện đúng hợp đồng thường làm phát sinh thiệt hại về vật chất. Ví dụ: A Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 28 40 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng bán cho B một sản phẩm nhưng có khuyết tật mà B không biết. Một thời gian sau, khuyết tật này thể hiện ra bên ngoài và làm hỏng những tài sản khác bên cạnh. Ở đây, B có thiệt hại và thiệt hại này là thiệt hại về vật chất. Loại thiệt hại vật chất này đươc bồi thường và hiện nay không ai bàn cãi. Theo khoản 1 Điều 307 BLDS 2005 quy định rõ: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất”29. Bồi thường thiệt hại là một chế tài được áp dụng phổ biến đối với các vi phạm hợp đồng. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự là vấn đề ngày càng được quan tâm. Hiện nay trong bối cảnh giao lưu của nền kinh tế thì hợp đồng được giao kết ngày càng nhiều. Và trên thực tế hợp đồng được giao kết chưa chắc được thực hiện đúng dẫn đến hợp đồng bị vi phạm. Việc vi phạm hợp đồng xảy ra khi mà các bên trong giao kết hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, thì thiệt hại trong hợp đồng chắc chắn sẽ phát sinh. Từ đó vấn đề được đặt ra đầu tiên là bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại trong hợp đồng. Nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quy định cụ thể trong BLDS 2005. Luật chỉ quy định chung về trách nhiệm dân sự khi không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều 302 BLDS 2005. Do hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự nên không thực hiện đúng hợp đồng cũng là không thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự. Như vậy, với các trách nhiệm dân sự của BLDS hiện hành thì trong đó cũng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng đối với việc không thực hiện đúng hợp đồng, còn riêng về LTM 2005 thì vấn đề bồi thường thiệt hại được coi là chế tài nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng. Và bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi hợp đồng xảy ra thiệt hại, khi chúng ta đối chiếu BLDS 2005 với LTM 2005 với nhau thì chúng ta thấy pháp luật dân sự hiện hành của chúng ta có những quy định chưa mang tính khái quát cao như các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 2.2.3. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng cũng là một trong các biện pháp điều chỉnh đối với hợp đồng dân sự về vấn đề không thực hiện đúng hợp đồng nhưng đây là biện pháp rất ít được sử dụng trong hợp đồng dân sự bởi tính chất pháp lí của nó. Đây có thể coi là biện pháp khá nặng và các nhà làm luật đặt nó ở cuối vì khi áp dụng nó là đã sử dụng hết các biện pháp khác nhưng lại không mang lại hiệu quả. Biện pháp này được ví như một lệnh mà làm cho hợp đồng bị mất đi vỉnh viễn (triệt tiêu) nên hợp đồng sẽ không được thực hiện và các bên không đạt được những gì mà họ mong từ hợp đồng được kí kết, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho các nhà làm luật nói chung và các bên trong giao kết hợp đồng nói riêng rất ngần ngại khi áp dụng biện pháp này. Theo khoản 2, Điều 307, Bộ luật Dân sự 2005: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”. 29 41 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 2.2.4.1. Điều kiện đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng Trong pháp luật dân sự hiện hành nếu các bên không có thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng thì việc đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng chỉ được chấp nhận khi có “quy định của pháp luật”. Theo khoản 1 Điều 426 BLDS 2005 quy định: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ cần một trong hai điều kiện trên là có thể áp dụng biện pháp này. Trong phần hợp đồng thông dụng chúng ta thấy khá nhiều quy định cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có việc không thực hiện đúng hợp đồng. Chẳng hạn, “trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp” (khoản 2, Điều 489 BLDS 2005). Tương tự, “Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại” (khoản 2, Điều 521, BLDS 2005). Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 425 BLDS 2005 cũng quy định: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, cũng như đơn phương chấm dứt, BLDS dự liệu hai căn cứ để hủy bỏ hợp đồng là “các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Nhìn một cách khách quan tuy vấn đề đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng được quy định khá nhiều trong các lỉnh vực hợp đồng: như hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại. Nhưng trong pháp luật dân sự chưa bao quát hết các vấn đề mà nó chỉ nằm ở một số trường hợp cụ thể. Ở đây pháp luật chúng ta cũng chưa có sự hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập ngay cả ở những trường hợp mà hợp đồng được xem là thông dụng như: hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê luật không thừa nhận quyền hủy hợp đồng của người bán trong trường hợp trong trường hợp người mua trả tiền mua 30. Và “ngay cả hợp đồng song vụ thì các bên cũng không được quyền hủy bỏ hợp đồng (khi có lỗi của bên kia) trừ một số điều kiện: Đây là hợp đồng song vụ và vụ việc trên là hợp đồng chuyển nhượng có đền bù nên điều kiện này thỏa mãn, một bên không thực hiện do lỗi của bên kia”31. Pháp luật thương mại cũng có quy định cụ thể về đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng nhưng ở một lĩnh vực khác đối với hợp đồng dân sự. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của luật này. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: “i, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện đễ dình chỉ hợp đồng; ii, một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản hợp đồng (Điều 310, LTM 2005). Qua đó chúng ta thấy pháp luật Nguyễn Ngọc Điện: Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 183. 31 Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lí việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 178. 30 42 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thương mại cũng đặt vấn đề với loại chế tài cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đối với các căn cứ để hợp đồng được đình chỉ thì luật thương mại áp dụng cho tất cả các trường hợp chứ không có giới hạn ở một loại hợp đồng thông dụng nào, miễn khi giao kết hợp đồng mà có một bên không thực hiện được, thực hiện không đúng hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị đình chỉ. Đây được xem như một chế tài ở pháp luật thương mại. Còn riêng về các nhà bình luận khoa học thì họ xem xét vấn đề đề này ở một góc độ khác và hoàn chỉnh hơn: một bên có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.32 Và hậu quả của việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo khoản 3 Điều 426 BLDS 2005: “Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt”. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Có thể thấy hậu quả của việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi sự việc xảy ra thì các bên sẽ chấm dứt hết nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng và bên thực hiện nghĩa vụ yêu cầu bên không thực hiện đúng thanh toán phần tài sản của mình. Khi hợp đồng chấm dứt hủy bỏ do một bên không thực hiện đúng hợp đồng, nhìn chung pháp luật các nước đều cho phép bên chấm dứt hủy bỏ hợp đồng còn được yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.2.3.2. Hậu quả của đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 424 BLDS năm 2005. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là khác nhau. - Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng: Trong pháp luật dân sự, khi có hợp đồng bị đơn phương chấm dứt, “các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán” (khoản 3, Điều 426 BLDS 2005). Như vậy khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Có thể thấy hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi sự việc xảy ra thì các bên sẽ chấm dứt hết nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng và bên thực hiện nghĩa vụ yêu cầu bên không thực hiện đúng nghĩa vụ phải thanh toán phần tài sản của mình. Quy định tương tự như vậy cũng tồn tại trong LTM năm 2005 nhưng LTM chỉ sử dụng thuật ngữ đình chỉ hợp đồng (thuật ngữ mà BLDS năm 1995 đã sử dụng nhưng được thay thế trong BLDS năm 2005 bằng thuật ngữ “chấm dứt”). Cụ thể: khoản 1, Điều 311 quy định, khi hợp đồng bị “đình chỉ”, “các bên không Nguyễn Ngọc Khánh : Chế định hợp đồng trong bộ Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007 tr 342. 32 43 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng”. 44 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng - Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng: Trong pháp luật dân sự, “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thởi điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền” (khoản 3, Điều 425 BLDS năm 2005). Quy định như thế cũng tồn tại trong LTM năm 2005. Cụ thể, khi hợp đồng bị hủy bỏ, “các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền” (khoản 2, Điều 314 LTM năm 2005). Cũng như trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, quy định về hệ quả của việc hủy bỏ hợp đồng đã khá hoàn thiện. Hủy bỏ hợp đồng có phần nào giống với hợp đồng vô hiệu. Trong cả hai, hợp đồng được coi như không tồn tại từ thời điểm giao kết. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận từ hợp đồng. Sự khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ là lý do dẫn đến việc vô hiệu hợp đồng tồn tại ở thời điểm giao kết còn lý do của việc hủy bỏ chỉ xuất hiện sau thời điểm giao kết, tức là thời điểm thực hiện hợp đồng. Qua phần trình bày ở trên cho thấy, điều kiện để đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng về cơ bản là như nhau. Tuy nhiên, hệ quả của chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng là rất khác nhau: Hủy bỏ triệt tiêu hợp đồng (khôi phục lại tình trạng ban đầu như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu); đơn phương chấm dứt chỉ triệt tiêu hợp đồng trong tương lai (không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu). Do đó, cần phải xác định rõ trường hợp nào là đơn phương chấm dứt và trường hợp nào là hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, việc căn cứ vào bản chất của hợp đồng để xác định hợp đồng bị đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ cũng không thuyết phục ở Việt Nam. Bởi lẽ, đối với một loại hợp đồng, có lúc văn bản cho phép hủy bỏ nhưng có lúc văn bản lại chỉ cho đơn phương chấm dứt hợp đồng. Ví dụ: Theo khoản 2 Điều 484 BLDS năm 2005, “nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Ở đây, hợp đồng thuê bị “hủy bỏ”. Ngược lại, theo khoản 2 Điều 488 BLDS 2005, “trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. 2.2.4. Phạt vi phạm hợp đồng 2.2.5.1. Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng 45 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng thì chúng ta phải cần phải có đủ điều kiện sau: - Tồn tại việc vi phạm hợp đồng: Theo khoản 1 Điều 422 BLDS 2005: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Theo Điều 300 LTM 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”. Qua hai điều luật trên chúng ta thấy, dù áp dụng BLDS hay LTM, chúng ta chỉ phạt vi phạm hợp khi một bên “vi phạm hợp đồng”. Đây là điều kiện cần để áp dụng vi phạm hợp đồng. Nếu không có vi phạm hợp đồng thì không có phạt vi phạm hợp đồng. - Có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng: Để có thể phạt vi phạm hợp đồng thì cần phải chứng minh được một bên vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ có vi phạm hợp đồng thì chưa đủ, cần phải chứng minh được rằng các bên đã có thỏa thuận về phạt vi phạm. Ngày nay căn cứ vào hai điều luật nêu ở BLDS năm 2005 và LTM năm 2005, chúng ta chỉ thấy có một loại phạt vi phạm đó là phạt vi phạm theo thỏa thuận. BLDS coi “phạt vi phạm” là một trong những “nội dung của hợp đồng” tại Điều 402 BLDS 2005. Như vậy có thể nói rằng ngày nay, “phạt hợp đồng không phải là điều khoản bắt buộc đối với mọi hợp đồng dân sự. Để có thể thực hiện việc phạt hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng thì tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc khi sửa chữa, bổ sung, phụ lục hợp đồng các bên phải thỏa thuận về điều này”33. - Không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm: Ví dụ như trường hợp vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng, BLDS 2005 không nêu rõ là phạt vi phạm hợp đồng sẽ không được áp dụng khi có sự kiện bất khả kháng mà chit nêu rằng “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự” (khoản 2, Điều 302). Cho nên, trong trường hợp bất khả kháng, bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng cũng không phải chịu chế tài phạt vi phạm. Tóm lại, để áp dụng việc phạt vi phạm hợp đồng thì cần phải có đủ các điều kiện là: Tồn tại việc vi phạm hợp đồng, có sự thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm giữa các bên và không thuộc trường hợp miễn trừ trách nhiệm. 2.2.4.2. Nội dung của chế tài Phạt vi phạm hợp đồng Hiện nay, theo khoản 1 Điều 422 BLDS năm 2005 thì :“Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản Phạm Minh Lương, Đỗ Thị Hoa và Tạ Minh Tấn, Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, 2006, tr. 22. 33 46 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng tiền cho bên bị vi phạm”. Và theo Điều 300 LTM năm 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”. Ở đây chỉ có một loại phạt vi phạm là phạt vi phạm theo thỏa thuận. Việc này còn được khẳng định khi Bộ luật dân sự coi “phạt vi phạm” là một trong những “nội dung của hợp đồng” được quy định tại Điều 402. Phạt hợp đồng không phải là điều khoản bắt buộc đối với mọi hợp đồng dân sự. Để có thể thực hiện việc phạt hợp đồng khi có sự vi phạm hợp đồng thì tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc khi sửa đổi, bổ sung, phụ lục hợp đồng, các bên phải thỏa thuận về điều này. Điều này có nghĩa là nếu không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì biện pháp này không được áp dụng. Như vậy, phạt vi phạm có hai đặc điểm: Thực hiện bằng tiền và là một thỏa thuận đặt thêm nghĩa vụ mới cho người có nghĩa vụ. Tiền phạt sẽ được trả cho bên bị vi phạm. Việc trả tiền phạt độc lập với việc đòi bồi thường thiệt hại. Thỏa thuận phạt vi phạm (Điều 422 BLDS năm 2005) có thể coi như một kiểu bồi thường “khoán” do không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. “Khoán” bởi vì, một mặt, mức bồi thường được các bên ấn định sẵn vào thời điểm giao kết hợp đồng, tức là trước khi xảy ra vi phạm; mặt khác, việc bồi thường được thực hiện chỉ dựa vào sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, nghĩa là dựa vào lỗi của người vi phạm, chứ không căn cứ vào mức thiệt hại phát sinh từ sư vi phạm đó, thậm chí không căn cứ vào sự tồn tại (tính hiện thực) của thiệt hại34. Khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Nhìn chung, mối quan hệ biện pháp phạt vi phạm với trách nhiệm bồi thường thiệt hại là như sau: - Nếu không thỏa thuận việc bồi thường mà chỉ thỏa thuận phạt vi phạm thì bên vi phạm chỉ bị buộc phải chịu phạt vi phạm. - Nếu có thỏa thuận vừa phạt vi phạm, vừa bồi thường thì bên vi phạm phải gánh chịu đồng thời cả hai trách nhiệm: bị phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.  Mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng với các biện pháp khác - Mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng với hủy bỏ hợp đồng: Tăng Thanh Phương, Tập bài giảng Luật dân sự Việt Nam – phần nghĩa vụ, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2012, tr. 95. 34 47 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Khi các bên có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và thỏa thuận này có giá trị pháp lý thì sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Chế tài phạt vi phạm có thể cùng được áp dụng với chế tài khác hay không? Theo Bộ luật Dân sự một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải hoàn trả bằng tiền. Hủy bỏ hợp đồng là chế tài liên quan đến sự tồn tại của hợp đồng bị vi phạm nhưng chế tài này không đủ để đảm bảo quyền lợi của bên bị vi phạm bởi việc vi phạm dẫn đến hủy bỏ hợp đồng có thể gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Do đó, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm (bên cạnh việc hủy bỏ hợp đồng) sẽ giúp bên bị vi phạm lấy lại phần nào sự công bằng. Tuy văn bản không nêu rõ mối liên hệ giữa phạt vi phạm và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm nhưng thực tiễn pháp lý theo hướng cho phép kết hợp hai chế tài này. - Mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại: Phạt vi phạm là một chế tài có thể áp dụng không cần quan tâm đến thiệt hại thực tế. Ở Việt Nam, các nhà lập pháp không quy định là phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi có thiệt hại nên chúng ta suy luận là phạt vi phạm không phụ thuộc vào thiệt hại thực tế. Tuy nhiên, nếu thiệt hại thực tế tồn tại thì phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có được kết hợp với nhau hay không? Đối với hợp đồng dân sự: Pháp luật dân sự ở nước ta đề cao vai trò ý chí của các bên trong mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Theo khoản 3 Điều 422 BLDS năm 2005 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại”. Vì vậy, phạt vi phạm có thể kết hợp với bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận cho phép kết hợp hai loại chế tài này. Đoạn cuối Điều 422 quy định: “Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Thông thường, hợp đồng chỉ có quy định về phạt vi phạm chứ không có thỏa thuận gì về bồi thường thiệt hại vì nếu không có thỏa thuận gì khác thì việc bồi thường thiệt hại theo pháp luật sẽ được áp dụng. Với cách quy định như vậy thì khi có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, có thể đưa ra hai kết luận: Thứ nhất, bên bị vi phạm không thể cùng kết hợp phạt vi phạm với bồi thường; Thứ hai, bên bị vi phạm chỉ được áp dụng phạt vi phạm và không được lựa chọn biện pháp bồi thường thiệt hại. Điều đó có nghĩa là chúng ta dùng phạt vi phạm để loại trừ bồi thường thiệt hại. Đối với hợp đồng thương mại: LTM năm 2005 cho phép kết hợp cả hai loại chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm cùng một lúc: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại” (khoản 2, Điều 307 LTM năm 2005). 48 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Pháp luật nước ta không thống nhất về việc kết hợp hai loại chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. LTM năm 2005 cho phép sự kết hợp hai biện pháp khi các bên không nêu cụ thể về sự kết hợp này trong hợp đồng nhưng BLDS lại không cho phép. Sự khác nhau này có lẽ vì LTM năm 2005 giới hạn mức phạt vi phạm nên sự kết hợp giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có thể được chấp nhận. Ngược lại, BLDS không còn giới hạn mức phạt vi phạm nên việc kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại có thể dẫn đến việc bên vi phạm phải trả một khoản tiền rất lớn so với thiệt hại trên thực tế, nên các nhà làm luật đã không cho phép kết hợp nếu không có thỏa thuận khác. Như chúng ta đã thấy nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể thì đối với hợp đồng dân sự, bên bị vi phạm chỉ được áp dụng phạt vi phạm mà không được áp dụng bồi thường thiệt hại. Giải pháp này có nhược điểm khi thiệt hại trên thực tế lớn hơn mức phạt mà các bên đã thỏa thuận. Với giải pháp hiện nay thì bên bị vi phạm chỉ có thể áp dụng phạt vi phạm và không được áp dụng bồi thường thiệt hại trong khi đó mức phạt vi phạm có thể nhỏ hơn thiệt hại thực tế. Với hệ quả này, biện pháp phạt vi phạm được thiết lập vì lợi ích của bên bị vi phạm lại gây bất lợi cho họ. Hệ thống pháp luật Việt Nam tồn tại hai chế định phạt vi phạm đó là phạt vi phạm trong pháp luật dân sự và phạt vi phạm theo pháp luật thương mại. Hai chế định này có điểm chung là đều ghi nhận phạt vi phạm là kết quả của sự thỏa thuận. Tuy nhiên có nhiều điểm khác nhau giữa pháp luật dân sự và LTM như về mức phạt hay về sự kết hợp giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Việc tồn tại cùng một lúc hai loại quy phạm về phạt vi phạm trong cùng một hệ thống pháp luật như trên là không thuyết phục và khó áp dụng gây khó khăn trong việc xét xử khi xảy ra tranh chấp hợp đồng. 49 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng  Mức phạt vi phạm hợp đồng Căn cứ vào quy định của BLDS năm 2005 về mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự thì mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận 35. Mức phạt vi phạm không căn cứ vào thiệt hại thực tế, mà do các bên tự thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật. “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nhĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” quy định tại Điều 301, LTM năm 2005, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 LTM năm 2005 (về phạt vi phạm trong hợp đồng dịch vụ giám định là không quá 10% tiền thù lao giám định). Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, có hai văn bản pháp luật có giá trị điều chỉnh quan hệ về vấn đề phạt vi phạm là BLDS năm 2005 và LTM năm 2005. Điều này có thể được hiểu là các bên có quyền tự ý lựa chọn mức phạt vi phạm mà không hề bị khống chế bởi quy định của pháp luật. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận theo quy định của luật dân sự. Tuy nhiên đối với những quan hệ dân sự mà cụ thể là các quan hệ được LTM năm 2005 điều chỉnh thì mức phạt vi phạm bị hạn chế ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Ở đây có sự khác biệt giữa hai văn bản khi cùng điều chỉnh một vấn đề. Vì thế, chúng ta phải phân biệt được những quan hệ nào được BLDS điều chỉnh, những quan hệ nào được luật LTM điều chỉnh để có thể áp dụng một cách chính xác. 2.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Mặc dù có việc không thực hiện đúng hợp đồng, bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng có thể không phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Nhưng bên không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng vẫn có thể xảy ra trường hợp bên có nghĩa vụ sẽ không phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật, đó chính là việc miễn trách nhiệm dân sự được pháp luật nước ta cho phép mà bản chất của miễn trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được pháp luật dân sự quy định cụ thể và toàn diện dẫn tới việc áp dụng trong thực tế còn gặp khó khăn và thiếu thống nhất. Trong phần này, người biết sẽ làm rõ những trường hợp nào pháp luật cho phép bên không thực hiện đúng nghĩa vụ được miễn trách nhiệm và bên này được miễn những trách nhiệm gì. 35 Khoản 2, Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005. 50 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Khi hợp đồng không được thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi của bên có quyền, LTM và BLDS không có sự thống nhất. LTM cho rằng bên có nghĩa vụ được “miễn trách nhiệm”. Cụ thể ở khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được “miễn trách nhiệm”. Còn theo BLDS bên có nghĩa vụ “không phải chịu trách nhiệm”. Cụ thể, khoản 2 và khoản 3 Điều 302 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”; “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”. Thuật ngữ “miễn trách nhiệm” cho chúng ta thấy đã “có trách nhiệm” (trách nhiệm đã phát sinh rồi mới được miễn). Còn “không phải chịu trách nhiệm” có thể được hiểu theo hai cách: Thứ nhất, ở đây không có trách nhiệm (trách nhiệm chưa phát sinh nên không phải chịu trách nhiệm) và thứ hai, có trách nhiệm rồi nhưng nay được miễn nên không phải chịu trách nhiệm. Với cách hiểu thứ hai thì không phải chịu trách nhiệm đồng nghĩa với miễn trách nhiệm. Trong mối quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ thì việc bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm hay được miễn trách nhiệm không thực sự khác nhau. Nghiên cứu so sánh cho thấy, xu hướng trên thế giới hiện nay là sử dụng thuật ngữ “miễn” trách nhiệm (xem Điều 8:108 Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng hay Điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế)36. 2.3.1. Sự kiện bất khả kháng “Trong luật cổ Việt Nam, nhà lập pháp chấp nhận một cách rất dè dặt trường hợp bất khả kháng”37. Ngày nay, trường hợp bất khả kháng đã được các nhà lập pháp quan tâm hơn. Khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Bởi theo khoản 2, Điều 302 của BLDS năm 2005,“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 208. 37 Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Quyển thứ hai, Sài Gòn 1975, tr. 35. 36 51 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng  Khái niệm về sự kiện bất khả kháng Ở khoản 1, Điều 161 BLDS năm 2005 có định nghĩa sự kiện bất khả kháng nhưng không nằm trong phần hợp đồng mà trong phần thời hiệu, cụ thể là xác định “thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự”. Điều khoản này quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Từ điều khoản trên quy định chúng ta có thể hiểu bên không thực hiện không phải chịu trách nhiệm nếu bên này chứng minh được rằng việc không thực hiện là do những trở ngại ngoài tầm kiểm soát của họ và những trở ngại dù đã cân nhắc kỹ, vẫn không thể lường trước được vào thời điểm giao kết hợp đồng, hoặc các trở ngại này là không thể tránh hoặc vượt qua được. LTM 1997 định nghĩa về sự kiện bất khả kháng trong lĩnh vực hợp đồng như sau: “Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện có tính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được” (khoản 2, Điều 77). Tuy nhiên, quy định này đã không được nhắc lại trong LTM đã được sửa đổi. Trong phần liên quan đến hợp đồng, BLDS cũng không định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng. Để là một trường hợp “bất khả kháng”, theo BLDS thì phải có ba điều kiện38: Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Đó có thể là các hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần,… Về tính “khách quan”, trong thực tế giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đôi khi rất mỏng manh. Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Như LTM năm 1997 quy định, sự kiện này phải không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Các bên có thể không lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết. Trong trường hợp như vậy thì chúng ta không áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng. Ví dụ, Công ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho Công ty B bằng tàu C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, tàu C đang được sử dụng ở ngoài khơi và bị đắm chìm nhưng việc này chưa được thông báo về Công ty. Như vậy, các bên không lường trước được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tại thời điểm giao kết. Ở đây, chúng ta không áp dụng chế định “bất khả kháng” mà vận dụng những quy định liên quan đến giao kết hợp đồng. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tái bản lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 737. 38 52 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Hợp đồng được giao kết bởi lợi ích mà các bên hướng tới, để bảo đảm cho lợi ích đó, các bên phải tận tâm, thiện chí thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra thì cho dù có sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được miễn trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để khắc phục hậu quả xảy ra mà vẫn không thể khắc phục được và do việc không khắc phục được đó mà dẫn đến vi phạm hợp đồng. Quy định này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.  Những trách nhiệm được miễn khi xảy ra sự kiện bất khả kháng Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm thực hiện hợp đồng và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. - Miễn thực hiện hợp đồng khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Theo khoản 2, Điều 302 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”. Ở đây, BLDS quy định bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm dân sự nhưng không xác định rõ những trách nhiệm dân sự nào được miễn. BLDS cũng như LTM không cho biết việc không thực hiện đúng hợp đồng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm ở trên thì bên có nghĩa vụ có phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không. Về mặt lôgic, nghĩa vụ không được thực hiện do sự kiện bất khả kháng thì chúng ta không thể buộc người có nghĩa vụ thực hiện được: Không ai phải buộc thực hiện khi nghĩa vụ này không thể thực hiện được. Chẳng hạn, khi gió lớn không cho phép tàu chuyên chở hàng thì chúng ta không thể buộc bên vận chuyển tiếp tục thực hiện công việc chuyên chở. Tuy nhiên, nếu sự cản trở thực hiện chỉ là tạm thời thì việc miễn trách nhiệm này cũng chỉ tạm thời. Sau khi việc cản trở chấm dứt thì bên có nghĩa vụ vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. - Miễn trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự kiện bất kháng Khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm bồi thường. Bởi theo khoản 2, Điều 302 BLDS năm 2005 (tức khoản 2, Điều 308 BLDS năm 1995): “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự”. LTM 2005 quy định rõ tại Điều 303 là trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh trong “các trường hợp miễn trách nhiệm”. Trong phần chung về hợp 53 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng đồng và nghĩa vụ, BLDS năm 2005 không quy định rõ ràng về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thiệt hại phát sinh do yếu tố không nằm trong khả năng kiểm soát của bên có nghĩa vụ nên họ không phải chịu trách nhiệm như vụ việc đã phân tích ở trên. Như vậy, về nguyên tắc khi có sự kiện bất khả kháng, bên không thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, đối với nghĩa vụ vận chuyển tài sản, khoản 3 Điều 546 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Tương tự, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ trong “trường hợp bất khả kháng” thì bên gửi tài sản không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2, Điều 561 BLDS 2005). Một số quy định ngoài BLDS cũng quy định việc miễn trách nhiệm bồi thường này. Ví dụ theo khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh bưu chính, viễn thông năm 2002: “Bên tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật” . 2.3.2. Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền Tại khoản 3 Điều 302 BLDS năm 2005 cũng quy định: “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”. Quy định này đã tồn tại trong BLDS năm 1995 (khoản 3, Điều 308). Điều này có nghĩa là bên có nghĩa vụ có thể viện dẫn lỗi của bên có quyền để miễn trừ trách nhiệm của mình. Nguyên tắc miễn trách nhiệm trên còn được thể hiện trong một số điều luật liên quan đến hợp đồng thông dụng. Chẳng hạn, theo khoản 2, Điều 533 BLDS năm 2005 về hợp đồng vận chuyển: “Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách”. Nói tóm lại qua quy định trên của BLDS năm 2005 thì khi hành vi của bên có quyền là nguyên nhân của việc không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng thì bên có nghĩa vụ được miễn trách nhiệm. 2.3.3. Do thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng Pháp luật dân sự quy định thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng là căn cứ miễn trách nhiệm dân sự của bên vi phạm nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng vừa hạn chế được việc bên có lợi thế hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm dân sự thì cần phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận đó. Do đó, một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu như hành vi vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố ý. Bởi vì nếu hành vi vi phạm do lỗi cố ý thì sự vi phạm đó được coi là một vi 54 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng phạm nặng và điều khoản về miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Điều này cũng phù hợp với pháp một số nước trên thế giới. 2.3.4. Người vi phạm hợp đồng thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ngoài các trường hợp miễn trách nhiệm là sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của bên có quyền, do thỏa thuận giữa các bên thì trường hợp người vi phạm hợp đồng thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là một trong các căn cứ miễn được quy định trong LTM năm 2005. Đây là sự khác biệt giữa BLDS năm 2005 và LTM năm 2005. Trong phần chế tài do vi phạm hợp đồng, LTM còn dự liệu một trường hợp miễn trách nhiệm đó là: “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Quy định như vậy không thấy tồn tại trong LTM 1997 nhưng Pháp luật về hợp đồng kinh tế trước đây có quy định gần tương tự: Điều 24 Nghị định số 17-HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 16-1-1990 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế có nêu : “bên vi phạm hợp đồng kinh tế được xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách nhiệm tài sản do phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước do những người sau đây ký: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Trưởng ban chỉ huy chống lụt bão trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương”39. Pháp luật dân sự hiện nay không có quy định về miễn trách nhiệm như trên của luật thương mại, chỉ thấy có một vài quy định gần như tương tự trong những trường hợp cụ thể với khái niệm “cản trở khách quan”. Theo khoản 1 Điều 287 BLDS năm 2005 : “Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo”. Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. “Các bên” trong trường hợp này có nghĩa là cả bên vi phạm và bên bị vi phạm, thế nhưng việc không thể biết quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến vi phạm hợp đồng chỉ có ý nghĩa đối với bên vi phạm hợp đồng. Từ đó khẳng định bên vi phạm hợp đồng không có “lỗi”. Việc bên bị vi phạm có biết hay không thì về bản chất không ảnh hưởng gì đến thái độ của bên vi phạm hợp đồng. Nếu như các bên đã biết về thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm. Ví Điều 24, Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng quy định chi tiết ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. 39 55 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dụ: Công ty A chuyên sản xuất và cung cấp trứng gà cho nhà phân phối B. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất của công ty A bị tuyên bố thuộc vùng dịch bệnh. Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, công ty A phải hủy toàn bộ cơ sở sản xuất để tránh lây lan bệnh dịch. Thực hiện quyết định này khiến cho công ty A không thể cung cấp trứng gà cho nhà phân phối B theo hợp đồng đã giao kết. Trong trường hợp này, công ty A được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình. Khi xảy ra việc vi phạm hợp đồng do phải thi hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì những trách nhiệm được miễn cũng giống như khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Qua đây chúng ta thấy được sự bất cập về các trường hợp miễn trách nhiệm cho nên pháp luật cần phải thống nhất về trường hợp miễn trách nhiệm giữa BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 là một sự cần thiết. 2.4. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng Ngày nay, khi có tranh chấp các bên có thể đưa tranh ngay ra Tòa án. Bởi lẽ theo khoản 3 Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Tranh chấp về hợp đồng dân sự” “thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”. Vì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thực hiện hợp đồng nên vấn đề thời hiệu khởi kiện được đặt ra. Việc quy định chế định thời hiệu khởi kiện trong giao lưu dân sự có tầm quan trọng. Nếu không quy định thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp dân sự sẽ không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có thể kiềm chế vô hạn bên vi phạm bằng mối đe dọa thường trực sẽ khởi kiện vào bất kỳ thời điểm nào. Điều đó làm cho tính ổn định trong quan hệ dân sự không được duy trì. Vấn đề thời hiệu không hoàn toàn mới trong pháp luật Việt Nam. Cổ luật Việt Nam đã từng đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn, theo Điều 588 Bộ luật Hồng Đức: “Mắc nợ mà quá hạn không trả thì xử tội trượng, tùy theo nặng hay nhẹ; nếu cự tuyệt không chịu trả, thì xử biếm hai tư, bồi thường gấp đôi. Quá niên hạn mà không đòi thì mất nợ (hạn định là đối với người trong họ thì 30 năm, người ngoài thì hạn 20 năm)” 40. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự41. Vậy khi xảy ra tranh chấp hợp đồng dân sự thì thời hiệu khởi kiện bắt đầu khi nào ? Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian để một bên yêu cầu Tòa án can thiệp nên việc xác định thời điểm xuất phát của thời hiệu là rất cần thiết. Đối với BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 427: “Thời 40 Nguyễn Ngọc Khánh, Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 6 (3)-2005, tr. 12. Trần Huỳnh Nga, 352 Câu hỏi – đáp xảy ra hàng ngày trong Bộ luật dân sự 2005, Nxb Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2006, tr.75 – 76. 41 56 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Từ quy định trên cho thấy thời hiệu khởi kiện bắt đầu tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đây là một điểm mới so với pháp luật thực định trước ngày BLDS sửa đổi có hiệu lực. Bởi lẽ, theo Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-81996 của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, “Bộ luật dân sự không có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với vi phạm hợp đồng dân sự, do đó các hợp đồng dân sự được xác lập từ ngày 1-7-1996 mà có vi phạm, thì bên bị vi phạm không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác”42. Thực chất là đối với một số hợp đồng, thời hiệu không phải là hai năm. Chẳng hạn, theo Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”. Theo Điều 156 BLDS năm 2005 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Bộ luật dân sự quy định thời hiệu được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp “bị xâm phạm”. Còn theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 thì cách tính thời hiệu khởi kiện là “thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng” (khoản 1, Điều 56). Qua đó cho thấy thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện trong BLDS và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 là không khác nhau. Ví dụ: Theo tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa ông Phát và bà Hoa được lập ngày 17-121992. Sau khi ký hợp đồng hai bên tìm mọi biện pháp để hợp đồng được thực hiện nhưng không có kết quả. Đến tháng 3-1997 mới xảy ra tranh chấp. Do vậy, thời hiệu phải được tính từ khi vi phạm năm 1997 chứ không phải từ khi thiết lập hợp đồng” 43. Như vậy,quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng hết thời hiệu khởi hiện. Xác định đúng thời hiệu khởi kiện không chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật mà còn có ý nghĩa rất quan trọng để các đương sự tự chủ động yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời có ý kiến cho rằng việc quy định thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự để mọi tranh chấp về dân sự giải quyết càng nhanh càng tốt. Vì thế, vấn đề này cần được nhận thức một cách đầy đủ và thống nhất để hoạt động giải quyết các tranh chấp dân sự được thuận lợi. 42 Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8-1996 của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị Quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự. 43 Quyết định số 16/GĐT-DS ngày 28-1-2003 của Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao. 57 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Hợp đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao dịch dân sự. Hợp đồng tạo ra những tiền đề pháp lý cho sự vận hành linh hoạt và an toàn của các giá trị vật chất trong xã hội. Quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho pháp luật về hợp đồng. Ngoài ra còn giúp các chủ thể tham gia hợp đồng hiểu được các quy định của pháp luật về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm, về các trường hợp miễn trách nhiệm và thời hiệu khởi kiện về tranh chấp trong hợp đồng. 58 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN  Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ và đang từng bước hội nhập chung với nền kinh tế của cả thế giới, tạo điều kiện cho sự phát triển về hợp đồng. Đồng thời, hướng tới sự hoàn thiện về mặt pháp lý tạo sự công bằng cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng cũng như khi hợp đồng được giao kết mà các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ thì việc vi phạm phạm hợp đồng phát sinh trách nhiệm của bên vi phạm đối với bên bị vi phạm là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi, trong thời gian qua việc áp dụng các quy định của pháp luật vào việc giải quyết vấn đề các tranh chấp về vi phạm hợp đồng còn rất nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể là xác định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm được áp dụng những quy định gì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và các hình thức xử lý vi phạm hợp đồng. 3.1. Một số bất cập về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và đề xuất hoàn thiện Khi ký kết hợp đồng và hợp đồng có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước bên đối tác về hành vi vi phạm hợp đồng, tức là bị áp dụng chế tài hay các biện pháp xử lý nhất định. Tuy nhiên, hiện nay theo các quy định hiện hành chưa thực sự rõ ràng đã gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định này, thể hiện ở một số khía cạnh. Về việc áp dụng các quy định xử lý quy phạm hợp đồng giữa bộ luật gốc và pháp luật chuyên ngành chưa thống nhất. Quy định về buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng chỉ quy định ở một số nghĩa vụ cụ thể. Biện pháp bồi thường thiệt hại, các trường hợp miễn trách nhiệm vẫn chưa thống nhất giữa BLDS và LTM, phạt vi phạm hợp đồng còn tồn tại bất cập. Trường hợp hủy bỏ hợp đồng quy định ở BLSD chưa mang tính khái quát cao. Hợp đồng được kí kết giữa các bên nhưng trên thực tế không phải trên những thỏa thuận đã cam kết thì hợp đồng được thực hiện một cách suôn sẻ trên thực tế chính vì vậy dẫn đến vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, vì thế vấn đề trách nhiệm được đặt ra. Sau đây người viết xin đề cập đến một số vấn đề cụ thể: 59 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 3.1.1. Áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trong Bộ luật Dân sự khi hợp đồng vi phạm do thực hiện không đúng về nghĩa vụ chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể Trong pháp luật dân sự Việt Nam, BLDS năm 2005 có ghi nhận biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng , cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 303: “1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. 2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.” Và tại khoản 1 Điều 304 BLDS năm 2005 cũng quy định:“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể, như chỉ đề cập đến giao vật đặc định, đề cập đến nghĩa vụ phải thực hiện một công việc còn nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng thì không được nêu rõ ràng. Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa có quy định cụ thể của BLDS về nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng chúng ta có thể khai thác tại điểm d, khoản 2 Điều 9 BLDS năm 2005. Điều 9 BLDS 2005 quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự ,tại điểm d có quy định : “Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Trên cơ sở Điều 9 này chúng ta có thể áp dụng đối với trường hợp “quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm” nói chung chứ không giới hạn ở một số phạm vi các trường hợp được liệt kê ở phần trách nhiệm dân sự như hiện nay. LTM năm 2005 cũng quy định về nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng với mức độ khái quát hơn BLDS năm 2005. Tại khoản 2, Điều 297 LTM năm 2005 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, theo đó: “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Qua đây chúng ta thấy LTM quy định áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng cho nghĩa vụ giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ khi hợp đồng được thực hiện không đúng nên có phạm vi thiết rất rộng. Chúng ta nên ghi nhận buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật dân sự như một nguyên tắc, điều này là rất cần thiết. Nếu không có nguyên tắc mà chỉ có các quy định “đơn lẻ” như Điều 303 hay Điều 304 BLDS năm 2005 thì đối với mỗi vụ việc, chúng ta buộc phải xem là nghĩa vụ không được thực hiện đúng có thuộc trường hợp nêu tại các 60 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng quy định này hay không. Nếu không tồn tại một nguyên tắc thì chúng ta chỉ buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm trong những trường hợp mà pháp luật có quy định cụ thể. Việc yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm do không thực hiện đúng như cam kết, không thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định thì sẽ không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng. Ngược lại nếu tồn tại một nguyên tắc thì các quy định cụ thể đã nêu trong BLDS chỉ là một số trường hợp cho phép yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng khi nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện đúng cam kết và ngoài những trường hợp cụ thể này, chúng ta vẫn có thể cho tiếp tục thực hiện hợp đồng trên cơ sở của nguyên tắc. Hơn nữa việc ghi nhận rõ ràng một nguyên tắc theo hướng buộc bên vi phạm hợp đồng do thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng, tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ làm tăng mức độ an toàn cho các bên giao kết.  Kiến Nghị Trong pháp luật dân sự, biện pháp buộc tiếp thực hiện đúng hợp đồng được thừa nhận, Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể được quy định như ở Điều 303, 304 BLDS năm 2005. Vì vậy, chúng ta nên thiết kế lại các quy định tại Điều 302 và tiếp theo của BLDS năm 2005 với hướng ghi nhận rõ nguyên tắc chung về buộc thực hiện đúng hợp đồng như LTM hiện hành. Để nguyên tắc này hiệu quả hơn chúng ta nên bổ sung quy định cho phép Tòa án áp dụng chế tài “phạt” nếu bên có nghĩa vụ vẫn không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quyết định của Tòa án. 3.1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa thống nhất giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. Với tinh thần là bộ luật gốc, nếu giữa bộ luật gốc và pháp luật chuyên ngành còn chưa thống nhất thì việc áp dụng pháp luật về việc điều chỉnh cùng một vấn đề sẽ mang lại khó khăn cho việc xử lý, nhất là trong căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại. Lỗi là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Về nguyên tắc, pháp luật dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện do lỗi vô ý hay lỗi cố ý. Khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2005 quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.Lỗi ở đây là lỗi suy đoán. Tính suy đoán thể hiện ở chỗ: Có lẽ điều mà ai cũng biết, rằng khác với lỗi trong trách nhiệm hình sự (một trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là nguyên tắc suy đoán vô tội), trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng lỗi của người vi phạm là lỗi mặc định (còn gọi là lỗi suy đoán), người vi phạm nghĩa vụ luôn bị coi là có lỗi nếu họ không chứng minh được rằng họ không có lỗi. 61 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Ngày nay, yếu tố “lỗi” tuy không được quy định trực tiếp là điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường trong LTM năm 2005. Cụ thể, theo Điều 303 LTM năm 2005 thì “trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: “Có hành vi vi phạm hợp đồng; Có thiệt hại thực tế; Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”. Nhưng yếu tố “lỗi” vẫn được đề cập một cách gián tiếp bằng việc quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm tại Điều 294 LTM năm 2005. Các trường hợp miễn trừ này chính là các trường hợp mà bên vi phạm không có lỗi. Lỗi ở đây cũng được hiểu là lỗi suy đoán. “Bộ nguyên tắc Unidroit cũng có quy định tương tự tại Điều 7.4.1: Việc không thực hiện một nghĩa vụ đem lại cho bên có quyền quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại” và theo phần bình luận của điều luật này thì bên có quyền chỉ phải chứng minh việc không thực hiện, có nghĩa là họ đã không nhận được những gì đã được cam kết. Bên này đặc biệt không cần phải chứng minh rằng việc không thực hiện là do lỗi của bên có nghĩa vụ. Chứng cứ sẽ ít nhiều dễ dàng được đưa ra tùy theo nội dung của nghĩa vụ và nhất là tùy thuộc vào nghĩa vụ phương tiện hay nghĩa vụ kết quả”44. Pháp luật Anh, Hoa kỳ cũng không coi lỗi là căn cứ chủ yếu để xác định trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Dưới góc độ pháp lý, hoàn toàn không cần biết vi phạm nghĩa vụ thực hiện cố ý, vô ý. Pháp luật Anh, Hoa kỳ công nhận nguyên tắc trách nhiệm tuyệt đối hay còn gọi là trách nhiệm khách quan do vi phạm hợp đồng. Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa Quốc tế không sử dụng khái niệm lỗi mà có những quy định về căn cứ miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cụ thể. Theo đó, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm nếu không chứng minh được rằng việc vi phạm hợp đồng là do trường hợp bất khả kháng gây ra: “Một bên không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được các hậu quả của nó”.45 Xuất phát từ quy định trên, có thể nói rằng bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bị coi là có lỗi nếu không chứng minh được rằng, việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng là do trường hợp bất khả kháng gây ra. Như vậy, “pháp luật thương mại quốc tế áp dụng nguyên tắc “trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi”. Nguyên tắc này hoàn toàn có cơ sở và thể hiện tính khách quan khi xác định tính trách nhiệm”46. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 88 - 89. 45 Khoản 1, Điều 79, Công ước viên 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa Quốc tế. 46 Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học quốc gia tp.Hồ Chí Minh, 2005, tr. 67. 44 62 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Ví dụ: Công ty A (Bên bán) ký hợp đồng bán 2 tấn cà phê cho Công ty B (Bên mua). Bên bán đã thuê vận chuyển hàng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng nhưng hàng đến địa chỉ của bên mua chậm 1 tháng so với thời gian quy định do lỗi của bên vận chuyển. Trong trường hợp này, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị chậm do trường hợp bất khả kháng. Trường hợp này rõ ràng người bán không có lỗi trong việc giao hàng chậm, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm, nếu không chứng minh được rằng, hàng hóa bị chậm trễ do trường hợp bất khả kháng. Khi tham gia giao kết hợp đồng, các bên đã biết và buộc phải biết rằng mục đích của hợp đồng cùng quyền lợi của một bên chỉ có thể đạt được thông qua việc thực hiện đúng nghĩa vụ của bên kia. Điều đó cũng có nghĩa các bên nhận thức rõ ràng việc vi phạm nghĩa vụ của mình sẽ đem lại thiệt hại cho phía bên kia. Theo đó, bên bị vi phạm không cần phải chứng minh lỗi mà chỉ cần chứng minh có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm, còn bên vi phạm muốn tránh khỏi trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì phải chứng minh mình không có lỗi khi thực hiện hành vi vi phạm. Trong việc xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì hình thức của lỗi hoàn toàn không ảnh hưởng đến giới hạn và phạm vi của trách nhiệm, hay nói đúng hơn là không ảnh hưởng đến mức độ bồi thường thiệt hại47. Nguyên tắc mà pháp luật của tất cả các nước, kể cả pháp luật Việt Nam sử dụng và tuân thủ một cách triệt để là thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ và kịp thời. Đầy đủ có nghĩa là mức bồi thường phải tương ứng với mức độ thiệt hại, kịp thời có nghĩa là thiệt hại phải được bồi thường càng nhanh càng tốt. Từ những phân tích trên, có thể thấy LTM năm 2005 có sự tương đồng với pháp luật thương mại quốc tế. Tuy pháp luật nhiều nước và pháp luật thương mại quốc tế không sử dụng khái niệm “lỗi” như là một căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhưng có thể nói rằng, bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi nếu không chứng minh được rằng việc vi phạm hợp đồng là do trường hợp bất khả kháng gây ra (tương ứng với các căn cứ miễn trừ trách nhiệm theo LTM năm 2005). Trong pháp luật thương mại, “lỗi” không còn là căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng nữa. Điều này cho thấy chúng ta “đã và đang bắt đầu vượt qua các thói quen và cách tư duy truyền thống”48.  Kiến Nghị LTM năm 2005 và BLDS năm 2005 có điểm khác nhau về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: LTM năm 2005 đã bỏ đi yếu tố “lỗi” so với BLDS. Đây là một sự tiến bộ trong Pháp luật Việt Nam đối với việc hòa đồng cùng pháp luật hiện đại của trên thế giới. Và sự tiến bộ này cũng nên được thể hiện trong BLDS: Chúng ta nên bỏ đi yếu tố “lỗi” trong căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn, Tác động của hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ nguyên tắc trung thực và thiện chí, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(38)/2007, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=107:ctc20071&id= 274:tcchtlvxtnh&Itemid=110, [Ngày truy cập: 20 – 10 – 2014]. 48 Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội, 2007, tr. 410 và 415. 47 63 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 3.1.3. Còn tồn tại bất cập về quy định phạt vi phạm hợp đồng, sự kết hợp giữa biện pháp phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 Theo quy định khoản 1 Điều 422 BLDS năm 2005: “phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng” và quy định của LTM năm 2005, phạt vi phạm hợp đồng tồn tại “nếu trong hợp đồng có thỏa thuận”. Với cách quy định như vậy, chúng ta có thể nghĩ rằng phạt vi phạm hợp đồng phải được nêu “trong hợp đồng”. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận. Như vậy việc phạt vi phạm chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận của các bên về mức phạt trong hợp đồng. Chính vì thế, một bên không thể yêu cầu bên kia phải chịu phạt vi phạm khi các bên không có thỏa thuận về vấn đề này. Trong thực tế, không hiếm trường hợp một bên yêu cầu áp dụng phạt vi phạm nhưng giữa các bên lại không có tồn tại một sự thỏa thuận phạt vi phạm nào. Ví dụ 1: Ngày 29/9/2003, Công ty Khang Hưng và Công ty Pargan ký một hợp đồng theo đó Công ty Khang Hưng mua của Công ty Panrgan 500 tấn hạt điều thô với giá 720USD/tấn. Ngày 27/11/2003, bên bán đề nghị bên mua ký một phụ lục hợp đồng theo đó giá tăng lên là 750 USD/tấn. Yêu cầu này không được bên mua chấp nhận. Ngày 02/12/2003, bên mua gửi thông báo yêu cầu bên bán giao hàng đợt 200 tấn và đề nghị sau khi giao hàng đợt 1 sẽ gặp nhau để thỏa thuận. Tuy nhiên, sau đó bên bán không giao hàng theo thỏa thuận. Khi có tranh chấp, bên mua yêu cầu Tòa án buộc bên bán trả tiền phạt vi phạm bằng 8% giá trị hợp đồng. Yêu cầu này không được bên bán đồng ý. Theo bên bán, “trong hợp đồng cũng không có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng”. Mặc dù vậy, Tòa án vẫn xét rằng “tại phiên tòa hôm nay, Công ty Khang Hưng chỉ yêu cầu Công ty Pargan trả tiền phạt bằng 8% trị giá hợp đồng mà không yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc các biện pháp chế tài khác. Yêu cầu này phù hợp với quy định của pháp luật tại điểm a, khoản 2, Điều 29 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các điều 226, 228 và 234 Luật thương mại, do đó có cơ sở để được chấp nhận”.49 Cách đánh giá trên không thuyết phục bởi bên bán đã cho rằng không có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng. Bản án cũng không nêu ra rằng thỏa thuận phạt vi phạm giữa hai bên tồn tại. Các quy định mà Tòa án liệt kê ở trên không cho phép khẳng định rằng trong trường hợp có vi phạm, bên bán phải chịu phạt vi phạm 8% giá trị hợp đồng. Chúng ta nên lưu ý biện pháp phạt vi phạm là một biện pháp “thỏa thuận giữa các bên” trong giao kết hợp đồng nên Tòa án cũng không thể buộc một bên chịu phạt vi phạm hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận. 49 Bản án số 113/KTST ngày 20/4/2004 của Tòa án nhân dân TP.HCM. 64 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Như chúng ta đã biết quy định tại BLDS năm 2005, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể thì bên bị vi phạm chỉ được áp dụng phạt vi phạm mà không được áp dụng bồi thường thiệt hại. Theo quy định của LTM, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên bị vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại. Như vậy, giữa BLDS năm 2005 với LTM năm 2005“không có sự đồng nhất giữa BLDS và LTM về mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”50. Tại khoản 3 Điều 422, BLDS năm 2005 có một đoạn quy định rằng: “trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”, tức là nếu không có sự thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại, loại trừ một cách không hợp lý nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm. Quy định này hoàn toàn không phù hợp với đặc trưng của các quan hệ pháp luật dân sự. Trong quan hệ pháp luật dân sự, bên gây thiệt hại cho bên kia phải bồi thường, bất kể các bên có thỏa thuận hay không. Việc miễn trách nhiệm bồi thường chỉ được áp dụng trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể ví dụ như sự kiện bất khả kháng. Bên cạnh đó, nếu khi thiệt hại trên thực tế lớn hơn mức phạt vi phạm mà các bên đã thỏa thuận, điều này sẽ gây bất lợi cho bên bị vi phạm, với giải pháp hiện nay thì bên bị vi phạm chỉ có thể áp dụng phạt vi phạm mà không được áp dụng bồi thường thiệt hại trong khi đó mức phạt vi phạm có thể nhỏ hơn thiệt hại trên thực tế. Cho nên, với hệ quả này biện pháp phạt vi phạm được thiết lập vì lợi ích của bên bị vi phạm là được nhận một khoản tiền từ việc vi phạm hợp đồng của phía bên vi phạm nhưng sẽ đem lại hệ quả bất lợi vì thiệt hại xảy ra trên thực tế lớn hơn khoản phạt được nhận từ việc vi phạm. Khác với bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm là chế tài chỉ áp dụng khi các bên có thỏa thuận, khi các bên không có thỏa thuận thì phạt vi phạm không được áp dụng. Sự thiếu thống nhất giữa BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 sẽ gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng luật để giải quyết tranh chấp bởi việc phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại vốn dĩ là việc không đơn giản.  Kiến Nghị Chỉ áp dụng chế tài phạt vi phạm khi có thỏa thuận, vì vậy khi giải quyết các vụ việc về vi phạm hợp đồng cần xem xét kĩ điều khoản của hợp đồng: nếu có thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thì mới được áp dụng cho bên vi phạm hợp đồng. Chúng ta cần bỏ quy định “trường hợp các bên không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm” tại Điều 422 BLDS 2005 và phải coi bồi thường thiệt hại là nghĩa vụ đương nhiên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận loại Hương Thu: Thiếu thống nhất trong quy định xử phạt vi phạm hợp đồng, Báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân, 2012, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=240937, [Ngày truy cập: 15 – 10 – 2014 ]. 50 65 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trừ trách nhiệm này hoặc trường hợp pháp luật có quy định không phải bồi thường (ví dụ trường hợp bất khả kháng). 3.1.4. Quy định liên quan đến hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa mang tính khái quát cao. Pháp luật dân sự quy định việc hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng khi có thỏa thuận giữa các bên hay pháp luật có quy định. Nhưng trên thực tế vẫn có trường hợp các bên không có thỏa thuận và không có quy định cụ thể về việc hủy bỏ hợp đồng dân sự nhưng Tòa án vẫn chấp nhận hủy bỏ khi có vi phạm. Ví dụ : Vụ tranh chấp 1: Vào ngày 07/07/2000, vợ chồng ông Khoát ký hợp đồng bán một phần căn nhà số 4/11/3 đường Dân Trí cho vợ chồng chị Hằng (là con gái của vợ chồng ông Khoát) với giá 35 lượng vàng SJC. Tuy hợp đồng mua bán hai bên ký kết đã đưa đến Phòng Công chứng xác nhận và vợ chồng chị Hằng đã nộp lệ phí trước bạ nhưng vợ chồng chị Hằng chưa thực hiện nghĩa vụ giao tiền. Do là quan hệ giữa cha mẹ với con nên trong hợp đồng không quy định thời hạn vợ chồng chị Hằng phải giao tiền mua nhà cho vợ chồng ông Khoát. Theo khoản 1 Điều 499 BLDS, nghĩa vụ bên mua nhà ở phải trả đủ tiền nhà đúng thời hạn, theo phương thức đã thỏa thuận nếu hợp đồng không quy định thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trả vào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà đem bán. Theo Tòa giám đốc thẩm, vợ chồng chị Hằng đã không chứng minh được rằng kể từ sau khi dọn về ở tại phần nhà mua thì vợ chồng chị Hằng đã giao tiền nhưng vợ chồng ông Khoát không chịu nhận tiền; do vậy, lỗi hoàn toàn thuộc về vợ chồng chị Hằng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng mua bán của vợ chồng ông Khoát là có cơ sở. Tòa giám đốc thẩm kết luận việc Tòa sơ thẩm và phúc thẩm bác yêu cầu của vợ chồng ông Khoát và buộc vợ chồng ông Khoát tiếp tục thực hiện hợp đồng là không hợp tình, hợp lý, không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồng ông Khoát. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại theo hướng hủy hợp đồng mua bán nhà, nên vợ chồng ông Khoát đồng ý trả cho chị Hằng khoản tiền phí trước bạ thì chấp nhận. Vụ tranh chấp 2: Theo Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/09/2006 của TAND tỉnh Vĩnh Long: Vào năm 2004, ông Điệp và ông Anh, bà Chói ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá 130 triệu đồng. Việc chuyển nhượng đã được UBND huyện chấp nhận. Tuy nhiên, qua xác minh thì bên mua là ông Điệp chưa trả toàn bộ tiền mua. Theo Tòa án, do ông Điệp không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã cam 66 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng kết nên ông Anh đề nghị hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật theo Khoản 1 Điều 425 Bộ luật Dân sự51. Đối với hợp đồng mua bán theo pháp luật dân sự, nến bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng. BLDS năm 2005 có một số quy định về khả năng hủy bỏ hợp đồng do một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trong phần chung liên quan đến hợp đồng, theo Điều 417 BLDS năm 2005: “Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Như vậy, một bên có thể hủy bỏ hợp đồng song vụ nhưng phải với một số điều kiện. Thứ nhất, đây là hợp đồng song vụ, trong hai vụ tranh chấp trên đều thỏa mãn (cả hai bên kết ước đều có nghĩa vụ với nhau, mỗi bên đồng thời là người có nghĩa vụ và có quyền). Thứ hai, một bên không thực hiện được nghĩa vụ do lỗi bên kia thì bên không thực hiện được có quyền hủy bỏ hợp đồng. Đối với trường hợp thứ nhất vợ chồng ông Khoát muốn hủy bỏ hợp đồng. Như vậy, để áp dụng điều khoản này, chúng ta phải chứng minh là vợ chồng ông Khoát không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của vợ chồng chị Hằng. Tuy nhiên đây là hợp đồng mua bán mà bên bán (vợ, chồng ông Khoát) đã giao tài sản nên điều kiện thứ hai không thỏa mãn. Như vậy, Điều 417 không được áp dụng đối với trường hợp của ông Khoát. Trong phần chung liên quan đến hợp đồng, BLDS còn quy định cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi bên kia có vi phạm. Đó là khoản 1 Điều 425 BLDS năm 2005. Cụ thể là: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, một bên có thể hủy bỏ hợp đồng khi thỏa mãn một số điều kiện. Thứ nhất: Bên kia “vi phạm hợp đồng”. Trong hai trường hợp trên, Tòa án đều xác định bên mua chưa thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán, do vậy điều kiện này đã thỏa mãn. Thứ hai, vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong hai trường hợp trên, chúng ta không thấy thể hiện các bên thỏa thuận về việc hủy bỏ và chúng ta cũng đã khẳng định rằng BLDS năm 2005 không có quy định về trường hợp bên bán được hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Như vậy nhìn từ góc độ văn bản, chúng ta không có cơ sở để hủy bỏ hai hợp đồng trong hai trường hợp trên. Qua đó cho chúng ta thấy cách điều chỉnh của BLDS về vấn đề hủy bỏ hợp đồng biểu lộ một số bất cập: Thứ nhất, trong phần chuyên biệt về một số hợp đồng thông dụng, BLDS năm 2005 có quy định những trường hợp được phép hủy bỏ hợp đồng. Song, những quy phạm này 51 Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/09/2006 của TAND tỉnh Vĩnh Long. 67 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng không đầy đủ, một số vi phạm có thể dẫn đến hủy hợp đồng nhưng không được quy định như trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Ở đây, trên góc độ văn bản, chúng ta không thể cho phép hủy bỏ hợp đồng vì đối với những vi phạm hợp đồng này vì việc hủy bỏ không có quy định của pháp luật. Thứ hai, BLDS chỉ quy định cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với một số hợp đồng dân sự thông dụng. Đối với hợp đồng dân sự không thông dụng, chúng ta cũng không có quy phạm cụ thể cho phép hủy bỏ hợp đồng. Do vậy, chúng ta cũng không thể hủy bỏ những hợp đồng này vì theo BLDS chỉ được hủy bỏ hợp đồng khi “pháp luật có quy định”. Chúng ta thấy cách điều chỉnh này của BLDS tạo ra lỗ hổng đối với một số trường hợp vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, mặc dù các bên không có thỏa thuận và không có quy định cụ thể về việc hủy bỏ hợp đồng dân sự, trong thực tế, Tòa án vẫn chấp nhận hủy bỏ khi có vi phạm. Hai vụ việc trên được nêu là trường hợp Tòa án chấp nhận cho hủy bỏ hợp đồng dân sự khi bên mua không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho dù các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định cụ thể về việc hủy bỏ này. LTM có quy định mang tính khái quát cho phép hủy bỏ hợp đồng khi các bên có thỏa thuận hay khi có vi phạm cơ bản nếu việc không thực hiện đúng hợp đồng không thuộc trường hợp miễn trừ. BLDS chỉ cho phép đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng khi các bên có thỏa thuận hay khi có quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu không có thỏa thuận hay quy định của pháp luật thì không có cơ sở để một bên đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm hợp đồng do thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết. LTM năm 2005 có quy định về hủy bỏ hợp đồng nhưng cách quy định việc cho phép hủy bỏ hợp đồng rất khác pháp luật dân sự. Theo khoản 4, Điều 312 LTM năm 2005: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”. Từ quy định trên, chúng ta có một số nhận xét sau: Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng áp dụng cho tất cả các hợp đồng thương mại, chỉ cần bên kia vi phạm cơ bản hợp đồng thì bên kia được quyền hủy bỏ hợp đồng chứ không giới hạn ở bất kì một hợp đồng thương mại nào hết. Cách quy định này rất khác pháp luật dân sự: Pháp luật dân sự chỉ đưa ra căn cứ để hủy bỏ hợp đồng là ở những trường hợp chuyên biệt như nghĩa vụ không thể thực hiện được do lỗi của bên có quyền (Điều 417, BLDS năm 2005) hay quy định về quyền của bên đặt gia công (khoản 3, Điều 550, BLDS năm 2005). Trong khi đó, LTM đưa ra căn cứ để hủy bỏ hợp đồng với tính khái quát cao là cho phép hủy bỏ ở bất kỳ hợp đồng nào. Cách điều chỉnh của LTM sẽ cho phép hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm là ở bất kỳ một hợp đồng nào. Cách quy định có tính khái quát cao của LTM nên được áp dụng đối với pháp luật dân sự. Hợp đồng được giao kết là để mang lại lợi ích cho các bên chứ không phải để chấm dứt vì lợi ích của các bên hướng đến 68 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trong cam kết chưa đạt được. Vì vậy, việc hủy bỏ hợp đồng nên chỉ được áp dụng khi hành vi vi phạm hợp đồng do thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng có ảnh hưởng lớn đến hợp đồng và tiêu chí xác định sự ảnh hưởng lớn này nên căn cứ vào “tính nghiêm trọng” của việc không thực hiện đúng hợp đồng.  Kiến nghị BLDS năm 2005 nên có quy định mang tính khái quát theo hướng cho hủy bỏ hợp đồng như tại khoản 4 Điều 312 của LTM năm 2005 quy định trừ các trường hợp miễn trách nhiệm, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong trường hợp: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng và một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 3.1.5. Căn cứ miễn trách nhiệm dân sự còn xảy ra bất cập Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và cũng là một nguyên tắc luật định. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một cách suôn sẻ hoặc hoàn hảo. Vẫn có những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của các bên. Khi những sự cố này làm cho một bên không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình thì vấn đề trách nhiệm sẽ ra sao? Hợp đồng có nên tiếp tục được thực hiện hay không? Mặc dù không thực hiện đúng hợp đồng và việc này gây thiệt hại cho bên kia, bên không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng có thể không phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại. Việc miễn này có thể do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận. Bản chất của miễn trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dấn sự. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được pháp luật quy định cụ thể và toàn diện dẫn tới việc áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất. Theo các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 302 BLDS năm 2005 thì có ba trường hợp được miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: Sự kiện bất khả kháng, thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên có và thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Trong khi đó, khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005 lại quy định bốn căn cứ miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, bao gồm: Thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng, sự kiện bất khả kháng, hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước 69 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng (về căn cứ này người viết đã trình bày ở mục 2.3.4 của Chương II). Như vậy giữa quy định của BLDS - bộ luật gốc, với quy định của LTM liên quan tới vấn đề miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng có sự không thống nhất với nhau.  Kiến Nghị Như đã trình bày, các căn cứ miễn trách nhiệm trong hợp đồng được quy định ở BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 vẫn có sự khác nhau. Do các quy định của LTM 2005 đã đưa ra những căn cứ hợp lý và cụ thể. Như vậy, chúng ta cần phải có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật về các trường hợp được coi là căn cứ miễn trách nhiệm để hạn chế sự mâu thuẫn này. 3.2. Hạn chế từ thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất hoàn thiện về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp xử lý do vi phạm hợp đồng đã khá bao quát và toàn diện về các vấn đề cần điều chỉnh nhưng trên thực tiễn vẫn còn có bất cập về việc áp dụng, sau đây người viết sẽ chỉ ra những hạn chế và đề xuất hoàn thiện nhằm góp phần hoàn chỉnh các quy định của pháp luật hiện hành. 3.2.1. Tránh nhằm lẫn giữa các biện pháp Bồi thường thiệt hại và Phạt vi phạm hợp đồng Hiện nay vấn đề vi phạm hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều, cho nên việc xử lý vi phạm hợp đồng đang được các nhà làm luật, cơ quan có thẩm quyền quan tâm. Như chúng ta đã thấy pháp luật dự liệu các biện pháp xử lý việc vi phạm hợp đồng để các bên được lựa chọn áp dụng, cũng chính vì lẽ đó mà các bên trong hợp đồng bị nhầm lẫn giữa các biện pháp. Từng biện pháp đều có những điều kiện và hệ quả áp dụng riêng nhưng chúng ta vẫn có sự nhầm lẫn do sư tồn tại song song của hai hệ thống luật quy định là BLDS năm 2005 và LTM năm 2005. Tuy cùng quy định một vấn đề nhưng cách điều chỉnh thì khác nhau. Vì vậy, nguyên nhân này cũng là một trong những lý do tạo nên sự nhầm lẫn giữa các biện pháp, bên cạnh đó các bên cũng chưa nắm vững các quy định về các biện pháp này. Có nhiều trường hợp Tòa án áp dụng phạt vi phạm nhưng vấn đề đáng lẽ phải áp dụng bồi thường thiệt hại mới hợp lí. Nhưng trên thực tế giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại là hai chế định khác nhau rõ rệt, cả về tính chất lẫn hình thức thực hiện. Theo Điều 300 LTM năm 2005 quy định về phạt vi phạm hợp đồng: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này”. Đối với phạt vi phạm bên phía hợp đồng dân sự có thể xem như 70 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài hay một nội dung của hợp đồng và được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 422 BLDS năm 2005: “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”. Trường hợp này pháp luật quy định cụ thể cho nên khi áp dụng ta phải tránh mắc phải những sai lầm như vậy, vì nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích đối với các bên. Điều đáng lưu ý ở đây hơn nữa là phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai biện pháp này là điều vô cùng cần thiết đối với tình hình kí kết hợp đồng nước ta hiện nay. Phạt vi phạm chỉ áp dụng khi các bên có sự thỏa thuận về phạt vi phạm còn riêng về bồi thường thiệt hại thì sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành. Và các khoản tiền mà phạt vi phạm do các bên thỏa thuận còn khoản tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại thực tế phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng. Bồi thường thiệt hại chính là một trong những biện pháp được pháp luật nước ta dự liệu một cách chính xác và hợp lí còn phạt vi phạm hợp đồng căn cứ vào sự thỏa thuận các bên là chủ yếu. Ví dụ: Công ty Phượng Lâm và Của hàng Huy Quang ký hợp đồng mau bán. Sau đó đôi bên phát sinh tranh chấp. Ngày 1-11-2006, Công ty Phượng Lâm khởi kiện yêu cầu cửa hàng Huy Quang tiếp tục thực hiện việc khắc phục hậu quả do đã vi phạm hợp đồng: Thay thế toàn bộ thiết bị đã cung cấp cho công ty Phượng Lâm hoặc nhận lại thiết bị, trả lại tiền, bồi thường thiệt hại cho công ty Phượng Lâm do phải thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 28-9-2006 đến ngày tòa án ra quyết định với mức 300.000đồng/ngày. Tại phiên tòa Sơ thẩm, Công ty Phượng Lâm yêu cầu cửa hàng Huy Quang nhận lại toàn bôi hàng và trả lại 190.366.000đồng và bồi thường thiệt hại do phải chi phí thuê thiết bị thay thế mỗi ngày 150.000 đồng tính từ ngày 1-10-2006 đến ngày 15-7-2007. Vụ việc đã được giải quyết ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Liên quan đến yêu cầu thanh toán chi phí thuê thiết bị thay thế, Theo Quyết định số 12/2009 /KDTM ngày 2204-2009 của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao: theo Tòa giám đốc thẩm, “nguyên đơn yêu cầu Tòa án buộc bị đơn bồi thường thiệt hại do phải chi phí thuê thiết bị thay thế mỗi ngày là 150.000 đồng tính từ ngày 1-10-2006 đến ngày 15-7-2007 là 285 ngày x 150.000 đồng/ngày = 42.750.000 đồng nhưng Tòa án các cấp sơ thẩm và phúc thẩm lại xác định và coi yêu cầu này là phạt vi phạm là có sự nhầm lẫn nên đã không xem xét giải quyết là không đúng. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài khác nhau được quy định tại các Điều 292,301 và 302 Luật thương mại”. Qua ví dụ trên cho chúng ta thấy Tòa án áp dụng phạt vi phạm trong khi cần phải áp dụng bồi thường thiệt hại. Mỗi biện pháp đều có điều kiện và hệ quả của nó. Do vậy, khi áp dụng pháp luật, chúng ta không nên nhầm lẫn; có những biện pháp do pháp luật dự liệu (như bồi thường thiệt hại) và cũng có những biện pháp chỉ tồn tại do các bên thỏa thuận (như phạt vi phạm). Chính vì thế, khi áp dụng các biện pháp để xử lý cho việc vi phạm hợp đồng các bên nên xem xét kĩ để tránh dẫn 71 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng đến sự nhầm lẫn, pháp luật nước ta cần sửa đổi để hoàn chỉnh các quy định để việc xử lý các tranh chấp ngày càng có hiệu quả và thuyết phục hơn.  Kiến Nghị Khi áp dụng phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại thì Tòa án cần phải xem xét kĩ các tình tiết vụ kiện, các căn cứ nào thuộc phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại để dựa vào đó áp dụng được chính xác nhằm tăng tính hiệu quả trong việc xử lý vi phạm hợp đồng cũng như bảo vệ hợp lí quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao kết hợp đồng. 3.2.2. Thống nhất Pháp luật về việc xử lý vi phạm hợp đồng Các chế tài trong LTM năm 2005 đều có trong BLDS nhưng đôi khi với những tên gọi khác nhau (nhưng bản chất giống nhau) như trong BLDS là “hoãn” còn trong LTM là “tạm ngừng thực hiện hợp đồng”, hay trong BLDS là “chấm dứt” còn LTM là “đình chỉ thực hiện”. Đôi khi tên gọi giống nhau nhưng điều kiện hay nội dung áp dụng không giống nhau như của hủy bỏ hợp đồng hay phạt vi phạm hợp đồng. Vì lý do trên nên trong thực tiễn áp dụng gặp rất nhiều lung túng, bất cập. Trong nhiều trường hợp, Tòa án vừa vận dụng BLDS, vừa vận dụng LTM đối với cùng một biện pháp hoặc áp dụng xen lẫn quy định giữa BLDS và LTM khi giải quyết cùng một vấn đề. Ví dụ : Công ty Đại Nam và Doanh nghiệp tư nhân Nguyệt Phương tranh chấp với nhau về nghĩa vụ thanh toán phát sinh từ hợp đồng mau bán hàng hóa (các Hợp đồng số 34/HĐĐN-06). Khi giải quyết tranh chấp, Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã vận dụng các quy định của BLDS xuất phát từ việc một bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên, theo Theo Quyết định số 03/2009/GĐT-KDTM ngày 9/4/2009 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Việc Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng các Điều 428 (quy định về hợp đồng mua bán tài sản), Điều 438 (quy định về nghĩa vụ trả tiền), Điều 476 (quy định về lãi suất) của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng các Điều 428 và 438 Bộ luật Dân sự để giải quyết vụ án này là không đúng. Đối với vụ án này phải áp dụng quy định tại các Điều 300 (quy định về phạt vi phạm), Điều 301 (quy định về mức phạt vi phạm) và Điều 306 (quy định về yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán) Luật Thương mại năm 2005 mới đúng”. Ở đây Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hợp đồng trong BLDS năm 2005 nhưng Hội đồng thẩm phán xác định cần áp dụng các quy định về xử lý vi phạm hợp đồng trong LTM năm 2005. Điều này cho thấy khó khăn trong việc vận dụng các quy định về xử lý vi phạm hợp đồng và việc này xuất phát từ thực trạng vi phạm hợp đồng đều được điều chỉnh trong BLDS năm 2005 và LTM năm 2005. Khi tồn tại cùng một loại quy phạm trong hai văn bản khác nhau sẽ phát sinh nhiều khó khăn, người vận dụng cần phải xem xét vụ việc cụ thể thuộc BLDS hay LTM. Việc 72 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng xác định một vấn đề thuộc sự điều chỉnh của văn bản nào đã được xử lý theo nguyên lý luật chung và luật riêng (chuyên biệt). Cụ thể, theo Điều 1 BLDS năm 2005: “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động”. Bên cạnh đó, theo khoản 1 và khoản 3 Điều 4 LTM năm 2005 quy định “hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan”, “hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”. Tuy BLDS năm 2005 được coi như một “bộ luật gốc” điều chỉnh những quan hệ cơ bản và thiết lập những quy tắc chung nhất và các luật chuyên ngành khác phải được xây dựng trên nền tảng đó, nhưng giữa BLDS năm 2005 năm và LTM năm 2005 vẫn còn nhiều điểm chưa tương đồng. Vì vậy, cần có sự thống nhất các quy định giữa bộ luật gốc và luật chuyên ngành. Mặc dù một nguyên tắc chung là khi có sự khác biệt giữa luật chuyên ngành và luật chung thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, nhưng cần nhớ rằng, các quy định của luật chuyên ngành có nhiệm vụ quy định rõ hơn về một vấn đề chứ không thể có cách tiếp cận trái ngược so với luật chung và phải tuân theo những nguyên tắc ban đầu cũng như tinh thần mà luật chung đưa ra. Trong thực tế đời sống xã hội thì vấn đề quan hệ hợp đồng xảy ra rất phổ biến và phức tạp, vì vậy vai trò của pháp luật nói chung, luật hợp đồng dân sự nói riêng là rất quan trọng, nhưng hiện nay một số quy định về hợp đồng đã và đang bộc lộ nhiều bất cập và một trong những căn cứ, tiêu chí đánh giá mức độ đó của luật chính là tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Việc các văn bản pháp luật khác nhau lại có những quy định không giống nhau về điều chỉnh cùng một vấn đề trong pháp luật hợp đồng là điều mà chúng ta đáng lo ngại và nghi ngờ về tính hiệu quả của pháp luật hợp đồng trong thực tiển hiện nay ở nước ta. Có nhiều trường hợp tòa án vừa áp dụng BLDS năm 2005 lại vừa áp dụng LTM năm 2005 đối với cùng một loại biện pháp. Việc thống nhất pháp luật đã có tiền lệ thành công. Trước đây, trong một thời gian dài chúng ta có ba văn bản điều chỉnh hợp đồng là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, BLDS năm 1995 và LTM năm 1997. Sự tồn tại song song này đã mang lại nhiều phiền phức, bất cập và chúng ta đã phải thay đổi khi sửa đổi BLDS và LTM. Cụ thể, chúng ta đã bỏ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Đồng thời chúng ta đã quy định về giao kết hợp đồng của LTM năm 1995 trong LTM năm 2005 và vấn đề này cho BLDS năm 2005 điều chỉnh. Như vậy, đối với vấn đề giao kết hợp đồng, hiện nay chúng ta chỉ có quy định trong một văn bản duy nhất là BLDS hiện hành. Việc thống nhất pháp luật được tiến hành năm 2005 đã được thưc tiễn chứng minh là rất thành công. Việc nhận thức và vận dụng các quy định về giao kết hợp đồng trong BLDS (cho hợp đồng dân sự, thương mại, kinh doanh hay kinh tế) đã bớt phức tạp; các bất cập từ việc tồn tại song song các văn bản khác nhau về 73 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cùng một vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng đã được loại bỏ. “Như vậy, việc thống nhất trong điều chỉnh một số vấn đề của hợp đồng đã có tiền lệ, đã được kiểm chứng trong thực tiễn là một sự thành công. Do đó, không có lý do gì có thể cản trở việc tiếp tục thống nhất về xử lý việc vi phạm hợp đồng. Phần lớn các vấn đề chung liên quan đến hợp đồng đã được thống nhất trong một văn bản (BLDS). Chỉ còn một mảng vấn đề của hợp đồng chưa tìm được chủ thuyết và còn tồn tại trong BLDS và LTM. Đó chính là các quy định xử lý việc vi phạm hợp đồng. Việc tiến tới thống nhất các vấn đề liên quan đến vi phạm hợp đồng đang tồn tại song song trong BLDS và LTM chắc chắn sẽ đem lại sự thành công lớn cho pháp luật Việt Nam như việc thống nhất các quy định về giao kết hợp đồng đã kiểm chứng”52. Những hạn chế của pháp luật hiện hành về việc giải quyết tranh chấp vi phạm hợp đồng là có sự trùng lặp nhưng lại thiếu nhất quán và không đồng độ. Sự tồn tại song song các quy định giữa bộ luật gốc đồng thời còn chịu sự chi phối của pháp luật chuyên ngành cùng điều chỉnh một vấn đề đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng giải quyết các tranh chấp. Việc thống nhất các quy định giữa BLDS và LTM nhằm mục đích bảo đảm, bảo vệ quyền tự do giao kết hợp đồng của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể tham gia kí kết và nhất là khi hợp đồng xảy ra tranh chấp khi mục đích giao kết để hướng đến lợi ích của các bên chưa đạt được như mong muốn. Khi BLDS đã được xây dựng theo hướng thật sự là bộ luật gốc thì các luật chuyên ngành sẽ không phải quy định lại những gì mà BLDS đã quy định mà chỉ quy định về những điều mà BLDS chưa quy định hoặc chỉ quy định về những đặc thù trong từng vấn đề. Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất về các quy định liên quan đến pháp luật hợp đồng, pháp luật nước ta nên điều chỉnh lại cơ cấu một cách tổng thể, thống nhất các quy định giữa bộ luật gốc và pháp luật chuyên ngành.  Kiến nghị Theo người viết thì chúng ta nên sớm thống nhất pháp luật về xử lý việc vi phạm hợp đồng giữa LTM và BLDS bằng cách bỏ các quy định từ Điều 292 đến Điều 316 của LTM và hoàn thiện các quy định trong BLDS (trong đó có kế thừa ưu điểm của LTM) về xử lý việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. 3.3. Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về việc xử lý vi phạm hợp đồng Đỗ Văn Đại, Hướng tới sự thống nhất pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng ở Việt Nam (Hội thảo hoàn thiện các báo cáo rà soát luật doanh nghiệp, luật đầu tự, luật thương mại do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Tp.HCM ngày 24/8/2011), http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=4215, [Ngày truy cập: 19 – 10 – 2014]. 52 74 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết tranh chấp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng phụ thuộc rất lớn vào việc giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật điều này được lý giải bởi các điểm sau: Thứ nhất, khi tranh chấp phát sinh, mỗi bên đều giải thích vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng để làm căn cứ chính đáng cho lập luận của mình thì dễ thuyết phục bên kia hơn, đồng thời quan điểm ý chí của hai bên dễ gặp nhau, vì thế hai bên có thể thống nhất giải quyết được tranh chấp. Nếu một bên hoặc cả hai bên giải thích thiên lệch điều khoản hợp đồng hoặc quy định của pháp luật về tranh chấp, từ đó đưa ra những yêu sách hoặc những lập luận bác bỏ yêu sách không có căn cứ, không hợp lý thì sẽ làm cho bên kia khó chấp nhận thậm chí không muốn đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp. Để vận dụng điều khoản của hợp đồng, quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì các bên phải chọn những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý chuyên ngành để phân tích các điều khoản của hợp đồng và quy định của pháp luật. Thứ hai, khi xét xử tranh chấp, nếu cơ quan xét xử (Toà án hay Trọng tài) giải thích vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng và quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự và như vậy việc xét xử tranh chấp đạt được hiệu quả cho cả hai bên đương sự. Nếu cơ quan xét xử giải thích áp dụng không chính xác các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng thì có thể đưa ra bản án hay phán quyết không đúng với bản chất của tranh chấp, không hợp lý. Bản án hay phán quyết ấy có thể làm cho bên này đạt được hiệu quả cao nhưng bên kia lại quá bị thiệt thòi. Từ đó việc giải quyết tranh chấp không đạt được hiệu quả đối với cả hai bên đương sự. Như vậy, giải thích vận dụng đúng các điều khoản hợp đồng, quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng đó là một biện pháp giải quyết có hiệu quả tranh chấp và là một biện pháp chung mà các bên tranh chấp cũng như cơ quan xét xử cùng có thể sử dụng khi giải quyết các tranh chấp về hợp đồng. Nhìn chung, những quan điểm trên đây là một số đề xuất sửa đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhằm làm cho BLDS với những quy định về các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định đầy đủ và cụ thể hơn để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn xã hội nước ta. Đặc biệt hơn khi đất nước đang trong thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường mạnh mẽ, góp phần xây dựng xã hội tiến bộ vững mạnh, công bằng, ổn định và an toàn về pháp luật hợp đồng. Sự ổn định và phát triển xã hội do nền 75 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng kinh tế quyết định. Việc các tổ chức, cá nhân tuân thủ theo quyết định về quản lý Nhà nước là một trong những động lực của nền kinh tế. Chính vì thế, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế rất quan trọng. Cùng với sự quản lý nhà nước về các giao dịch nói chung, về lĩnh vực hợp đồng dân sự nói riêng là rất quan trọng. Vì nó góp phần ổn định nền kinh tế giữ trật tự xã hội, công cộng, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho các bên tham gia giao dịch. Thế nên việc xây dựng và hoàn thiện các chế định về các biện pháp xử lí việc vi phạm hợp đồng và xây dựng nó là việc rất cần thiết. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn và cần thiết về mặt lý luận cũng như thực tiễn, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta hòa nhập vào nền kinh tế Quốc tế. Vì vậy, pháp luật Việt Nam ngày càng phải có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn về giải pháp này. Để tránh trường hợp các bên ký kết hợp đồng không tìm hiểu kỷ pháp luật trước dẫn đến khi việc không vi phạm hợp đồng, hậu quả là không đem lại lợi ích mà các bên mong muốn khi ký kết, đồng thời còn gây thiệt hại cho phía đối tác. Hiện nay, mặc dù BLDS năm 2005 khá hoàn thiện, song điều tất yếu không tránh khỏi là những vướng mắc, bất cập và hạn chế mới phát sinh từ sự vận động và phát triển của xã hội. Đó là do luật chưa bắt kiệp sự vân động và xu thế phát triển của xã hội. Vì vậy, yêu cầu đặc ra là chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để kịp thời bổ sung cho vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra, để pháp luật thật sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích các bên. 76 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng KẾT LUẬN  Trong thời buổi nền kinh tế hiện nay việc giao kết hợp đồng ngày càng nhiều, nhưng trên thực tế thì không phải hợp đồng được giao kết là sẽ được thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ. Điều này cũng đồng nghĩa, việc vi phạm hợp đồng xảy ra cũng thường xuyên hơn. Từ đó, việc quy định chi tiết các biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng là thực sự cần thiết. Tuy mục đích của hợp đồng là nhằm thỏa mãn các lợi ích mà các bên mong muốn khi giao kết nhưng vì nhiều lý do mà các lợi ích này không đạt được, một trong những lý do đó là do hành vi vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, việc quy định đầy đủ, chi tiết các hình thức quy trách nhiệm của pháp luật sẽ giúp bên bị vi phạm bảo vệ được quyền và lợi ích của mình, đền bù được những thiệt hại mà họ phải gánh chịu và những khoản lợi đáng lẽ họ được hưởng nếu như hợp đồng không bị vi phạm. Với đề tài này, trên cơ sở sau khi đã xảy ra tranh chấp về vi phạm hợp đồng, cần phải xác định các hình thức quy trách nhiệm hay biện pháp xử lý về hành vi vi phạm hợp đồng đó để giải quyết việc vi phạm. Đề tài đã chỉ ra cơ sở khoa học là những quy định của pháp luật hiện hành về việc áp dụng các hình thức quy trách nhiệm trong BLDS khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Việc áp dụng hợp lý các hình thức quy trách nhiệm hay các biện pháp xử lý khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm sẽ giúp vụ việc được giải quyết nhanh chóng, chính xác, tạo hành lang pháp lý góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên giam gia kí kết hợp đồng. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng đã khá bao quát và toàn diện về các vấn đề cần điều chỉnh. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu người viết đã chỉ ra được một số hạn chế, vướng mắc nhất định, đặc biệt là khi các quy định này được áp dụng trong thực tiễn như: Bất cập về áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng khi hợp đồng vi phạm chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể, còn tồn tại bất cập về quy định phạt vi phạm hợp đồng như nhầm lẫn giữa việc áp dụng phạt vi phạm với biện pháp bồi thường thiệt hại hay, quy định liên quan đến hủy bỏ hợp đồng chưa mang tính khái quát cao…Đồng thời, người viết cũng chỉ ra những quy định chưa thống nhất giữa BLDS và LTM về việc áp dụng các quy định cùng điều chỉnh một vấn đề khi xảy ra tranh chấp, điều này đòi hỏi pháp luật chúng ta nên có một sự thống nhất về các quy định. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã đề xuất được một số kiến nghị về việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định về vấn đề này nhằm đáp ứng đòi hỏi của công cuộc cải cách quy định pháp luật về dân sự hiện nay. Ngoài các kiến nghị liên quan đến quy định của pháp luật thì theo người viết để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết tranh chấp nhằm nâng cao khả năng nhận thức và giải 77 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Vì hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng phụ thuộc rất lớn vào việc giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật.ss Trên đây là kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng”. Người viết hy vọng với kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa BLDS theo tinh thần cải cách tư pháp. 78 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO   Danh mục văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). 2. Bộ Luật Dân sự năm 2005. 3. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. 4. Luật Thương mại năm 2005. 5. Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 (hết hiệu lực). 6. Pháp lệnh bưu chính, viễn thông năm 2002 (hết hiệu lực). 7. Nghị định số 17-HĐBT ngày 16 tháng 1 năm 1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng quy định chi tiết ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (hết hiệu lực). 8. Thông tư liên ngành Tòa án số 03/TTLN ngày 10 tháng 8 năm 1996 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị Quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự.  Danh mục các tài liệu khác 1. Công ước viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa Quốc tế. 2. Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 3. Bản án số 02/DSST ngày 19-1-2000 của Tòa án nhân dân thành phố Hà 4. Bản án số 113/KTST ngày 20/4/2004 của Tòa án nhân dân TP.HCM. 5. Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/09/2006 của TAND tỉnh Vĩnh Long.  Danh mục sách, báo, tạp chí Nội. 1. Bộ Tư pháp, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Bộ luật Dân sự Việt Nam, 2005, tr. 24. 2. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 66. 3. Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. 79 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 4. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tái bản lần thứ hai, có sửa chữa, bổ sung) , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 737. 5. Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 105. 6. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật dân sự Việt Nam – tập 2, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2004, tr. 49. 7. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 183. 8. Phan Trung Hiền, Diệp Thành Nguyên, Huỳnh Thị Sinh Hiền, Giáo trình Pháp luật đại cương, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, Nxb Đại Học Cần Thơ, 2014, tr. 80. 9. Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong bộ Luật Dân Sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007 tr 342. 10. Nguyễn Ngọc Khánh, Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 6 (3)-2005, tr. 12. 11. Phạm Minh Lương, Đỗ Thị Hoa và Tạ Minh Tấn, Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, 2006, tr. 22. 12. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam dân luật lược khảo, Quyển II – Nghĩa vụ và khế ước, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963, tr. 433. 13. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử, Quyển thứ hai, Sài Gòn 1975, tr. 35. 14. Trần Huỳnh Nga, 352 Câu hỏi – đáp xảy ra hàng ngày trong Bộ luật dân sự 2005, Nxb Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2006, tr.75 – 76. 15. Phạm Duy Nghĩa, Tìm hiểu Luật thương mại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 109. 16. Tăng Thanh Phương, Tập bài giảng Luật dân sự Việt Nam – Phần Nghĩa Vụ, Khoa Luật, Trường Đại Học Cần Thơ, 2012, tr. 74. 17. Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 7. 18. Trung tâm Từ điển học - Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt 2003, Nxb Đà Nẵng. 80 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 19. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật La Mã, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1994, tr. 73. 20. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự, Nxb Công an nhân dân, 1999, tr. 42. 21. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, t.2, tr. 93. 22. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật, 2006. 23. Trường Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia tp.Hồ Chí Minh, 2005, tr. 67. 24. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp Luật Về Hợp Đồng Và Bồi Thường Thiệt Hại Về Hợp Đồng, Nxb Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, 2014, tr. 402. 25. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.307. 26. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông, 2002, tr. 397. 27. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, “Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc”, Nxb Chính trị quốc gia, 2008.  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Đỗ Văn Đại, Hướng tới sự thống nhất pháp luật về xử lý vi phạm hợp đồng ở Việt Nam (Hội thảo hoàn thiện các báo cáo rà soát luật doanh nghiệp, luật đầu tự, luật thương mại do VCCI phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Tp.HCM ngày 24/8/2011),http://www.vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=4215, [Ngày truy cập: 19 – 09 – 2014]. Phạm Hữu Nghị, Sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005 Về vấn đề cải cách hợp đồng, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/03/09/4691/ [Truy cập ngày: 03 – 08 – 2014]. Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn, Tác động của hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ nguyên tắc trung thực và thiện chí, Tạp chí Khoa học pháp lý số1(38)/2007, 3. http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&ca tid=107:ctc20071&id=274:tcchtlvxtnh&Itemid=110, [Ngày truy cập: 15 – 10 – 2014]. 81 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 4. Báo điện tử Hương Thu, Thiếu thống nhất trong quy định xử phạt vi phạm hợp đồng, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=240937, [Ngày truy cập: 20 – 10 – 2014 ]. 82 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................2 2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3 3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................3 4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu ..................................................................3 5. Bố cục luận văn ..............................................................................................................3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG ..............................................................................................5 1.1. Một số khái niệm liên quan .....................................................................................5 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm dân sự..........................................................................5 1.1.2. Khái niệm về hợp đồng ......................................................................................8 1.1.3. Khái niệm về vi phạm hợp đồng .....................................................................10 1.2. Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ................................................................11 1.2.1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ...............................11 1.2.2. Đặc điểm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.................................12 1.2.3. Các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ..................................14 1.2.3.1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng .....................................................14 1.2.3.2. Bồi thường thiệt hại ...................................................................................14 1.2.3.4. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng ..................................................15 1.2.3.4. Phạt vi phạm hợp đồng ..............................................................................16 1.3. Vai trò, ý nghĩa của pháp luật về việc ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ........................................................................................................................16 1.3.1. Vai trò của pháp luật về việc ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ............................................................................................................................17 1.3.2. Ý nghĩa của pháp luật trong việc ghi nhận trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.....................................................................................................................18 1.4. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ở góc độ so sánh và lược sử phát triển .....20 1.4.1. Lược sử phát triển của pháp luật về Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ..20 1.4.2. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ở góc độ so sánh .................................22 1.4.2.1. So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và nghĩa vụ dân sự .............22 1.4.2.2. So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng .................................................................................................................25 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 83 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG ............................................................................................30 2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng ...........................30 2.2. Các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng .........................................33 2.2.1. Buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng .........................................................34 2.2.1.1. Căn cứ áp dụng buộc phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng ...................34 2.2.1.2. Nội dung của trách nhiệm buộc phải tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng ..35 2.2.2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại ...........................................................................36 2.2.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ....................................37 Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì cần các điều kiện là:.............................................................................................................................37 2.2.2.2. Mức bồi thường thiệt hại khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ........................................................................................................40 2.2.3. Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng ......................................................41 2.2.4.1. Điều kiện đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng ..................................42 2.2.3.2. Hậu quả của đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng .............................43 Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 424 BLDS năm 2005. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là khác nhau. ..43 2.2.4. Phạt vi phạm hợp đồng ...................................................................................45 2.2.5.1. Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng ........................................45 2.2.4.2. Nội dung của chế tài Phạt vi phạm hợp đồng ...........................................46 2.3. Các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ....................................50 2.3.1. Sự kiện bất khả kháng.....................................................................................51 2.3.2. Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền ................................................................54 2.3.3. Do thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng .......................54 2.3.4. Người vi phạm hợp đồng thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .................................................................................................................55 2.4. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng ...............................56 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN .......................................59 3.1. Một số bất cập về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và đề xuất hoàn thiện ...............................................................................................................................59 3.1.1. Áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trong Bộ luật Dân sự khi hợp đồng vi phạm do thực hiện không đúng về nghĩa vụ chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể ........................................................................................60 3.1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại chưa thống nhất giữa Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại. ............................................................................61 3.1.3. Còn tồn tại bất cập về quy định phạt vi phạm hợp đồng, sự kết hợp giữa biện pháp phạt vi phạm hợp đồng với bồi thường thiệt hại trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 .......................................................................64 3.1.4. Quy định liên quan đến hủy bỏ hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 chưa mang tính khái quát cao. .................................................................................66 3.1.5. Căn cứ miễn trách nhiệm dân sự còn xảy ra bất cập ....................................69 84 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng 3.2. Hạn chế từ thực tiễn áp dụng pháp luật và đề xuất hoàn thiện về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng .........................................................................................70 3.2.1. Tránh nhằm lẫn giữa các biện pháp Bồi thường thiệt hại và Phạt vi phạm hợp đồng.....................................................................................................................70 3.2.2. Thống nhất Pháp luật về việc xử lý vi phạm hợp đồng .................................72 3.3. Giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về việc xử lý vi phạm hợp đồng ..............................................................................................................74 KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 [...]... trách nhiệm dân sự trong hợp đồng : nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng - phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên giao kết hợp đồng hoặc phát sinh từ những quy định của pháp luật 1.4.2.2 So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng Trách nhiệm dân sự được chia thành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (trách nhiệm hợp đồng) và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (trách nhiệm. .. của sự vi phạm mà trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng sẽ là trách nhiệm buộc phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu đã gây thiệt hại), và có thể là trách nhiệm phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận Qua đó ta thấy được trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có những đặc điểm sau : - Giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm có quan hệ hợp đồng hợp pháp Trách nhiệm dân. .. nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.2.1 Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trước tiên là một loại trách nhiệm dân sự nhưng vẫn có nét riêng biệt như: tất yếu giữa hai bên trong quan hệ phải tồn tại một hợp đồng cụ thể và phải có hiệu lực, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đó (tức là trách nhiệm này giới... 2014, tr 80 12 12 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng sẽ là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cho nên khi hợp đồng bị vi phạm để phát sinh trách nhiệm thì giữa bên vi phạm và bên bị vi phạm phải có quan hệ hợp đồng hợp pháp - Nội dung của trách nhiệm phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật Trách nhiệm dân sự được hình thành dựa trên sự thỏa thuận hợp pháp giữa các... vi vi phạm và đây chính là trách nhiệm dân sự Vì thế trong giao 11 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng kết hợp đồng cũng vậy, khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ trong quá trình thực hiện thì vấn đề trách nhiệm được đặt ra Có thể nói, vi c có những quy định riêng về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ hợp đồng Vì sâu xa, mục đích của vi c... nhiệm dân sự luôn là một chế định lớn được sự quan tâm của các nhà làm luật, các luật gia trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội Dựa vào tính chất và nguồn gốc của nghĩa vụ được tạo lập mà các vi phạm trách nhiệm được phân thành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng) và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ pháp lý do pháp luật... một hợp đồng khi vi phạm sẽ phát sinh trách nhiệm của bên có nghĩa vụ đối bên có quyền Vậy để xác định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cũng như để hiểu và nhận thức rõ những căn cứ giúp giải quyết các vụ vi c có liên quan tới vi phạm hợp đồng xảy ra trên thực tế, người vi t xin trình bày về khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm. .. định ở Chương 4 về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, ví dụ như: Điều 44 là nói về trách nhiệm dân sự do không thực hiện hợp đồng, Điều 45 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện hợp đồng Điều 55 quy định về phạt vi phạm hợp đồng Đến lúc Bộ luật dân sự năm 1995 của nước ta ra đời, thì về trách nhiệm dân sự đã được quy định tại Chương 1, Mục 3 phần thứ 3 (nghĩa vụ dân sự và hợp dồng dân sự) từ Điều 308 đến... thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền” Theo đó thì vi phạm hợp đồng là một bên của hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình như trong hợp đồng quy định Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định có sự vi phạm hợp đồng hay không 1.2 Khái niệm, đặc điểm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và các hình thức quy trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Nói đến nghĩa... dân sự Vi t Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tập 2, tr 93 14 20 Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Trong pháp luật cổ Vi t Nam, hoặc thậm chí trong pháp luật một số nước đều không thấy sự phân biệt rõ ràng giữa trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ chung) Nếu nhìn vào pháp luật các nước khác, có thể thấy một vài quốc gia không có sự

Ngày đăng: 03/10/2015, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w