Điều kiện đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 42 - 43)

5. Bố cục luận văn

2.2.4.1.Điều kiện đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng

Trong pháp luật dân sự hiện hành nếu các bên không có thỏa thuận về việc đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng thì việc đơn phương chấm dứt hay hủy bỏ hợp đồng chỉ được chấp nhận khi có “quy định của pháp luật”. Theo khoản 1 Điều 426 BLDS 2005 quy định: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì chỉ cần một trong hai điều kiện trên là có thể áp dụng biện pháp này. Trong phần hợp đồng thông dụng chúng ta thấy khá nhiều quy định cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng khi có việc không thực hiện đúng hợp đồng. Chẳng hạn, “trong trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp” (khoản 2, Điều 489 BLDS 2005). Tương tự, “Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại” (khoản 2, Điều 521, BLDS 2005). Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 425 BLDS 2005 cũng quy định: “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, cũng như đơn phương chấm dứt, BLDS dự liệu hai căn cứ để hủy bỏ hợp đồng là “các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Nhìn một cách khách quan tuy vấn đề đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng được quy định khá nhiều trong các lỉnh vực hợp đồng: như hợp đồng lao động, hợp đồng thương mại. Nhưng trong pháp luật dân sự chưa bao quát hết các vấn đề mà nó chỉ nằm ở một số trường hợp cụ thể. Ở đây pháp luật chúng ta cũng chưa có sự hoàn chỉnh và còn nhiều bất cập ngay cả ở những trường hợp mà hợp đồng được xem là thông dụng như: hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê luật không thừa nhận quyền hủy hợp đồng của người bán trong trường hợp trong trường hợp người mua trả tiền mua30. Và “ngay cả hợp đồng song vụ thì các bên cũng không được quyền hủy bỏ hợp đồng (khi có lỗi của bên kia) trừ một số điều kiện: Đây là hợp đồng song vụ và vụ việc trên là hợp đồng chuyển nhượng có đền bù nên điều kiện này thỏa mãn, một bên không thực hiện do lỗi của bên kia”31.

Pháp luật thương mại cũng có quy định cụ thể về đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng nhưng ở một lĩnh vực khác đối với hợp đồng dân sự. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của luật này. Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: “i, xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện đễ dình chỉ hợp đồng; ii, một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản hợp đồng (Điều 310, LTM 2005). Qua đó chúng ta thấy pháp luật

30 Nguyễn Ngọc Điện: Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 2005, tr. 183.

31 Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lí việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr. 178.

thương mại cũng đặt vấn đề với loại chế tài cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đối với các căn cứ để hợp đồng được đình chỉ thì luật thương mại áp dụng cho tất cả các trường hợp chứ không có giới hạn ở một loại hợp đồng thông dụng nào, miễn khi giao kết hợp đồng mà có một bên không thực hiện được, thực hiện không đúng hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị đình chỉ. Đây được xem như một chế tài ở pháp luật thương mại. Còn riêng về các nhà bình luận khoa học thì họ xem xét vấn đề đề này ở một góc độ khác và hoàn chỉnh hơn: một bên có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.32 Và hậu quả của việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng theo khoản 3 Điều 426 BLDS 2005: “Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt”. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Có thể thấy hậu quả của việc đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng khi sự việc xảy ra thì các bên sẽ chấm dứt hết nghĩa vụ của mình đối với hợp đồng và bên thực hiện nghĩa vụ yêu cầu bên không thực hiện đúng thanh toán phần tài sản của mình. Khi hợp đồng chấm dứt hủy bỏ do một bên không thực hiện đúng hợp đồng, nhìn chung pháp luật các nước đều cho phép bên chấm dứt hủy bỏ hợp đồng còn được yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 42 - 43)