Áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trong Bộ luật

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 60 - 61)

5. Bố cục luận văn

3.1.1.Áp dụng biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trong Bộ luật

sự khi hợp đồng vi phạm do thực hiện không đúng về nghĩa vụ chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, BLDS năm 2005 có ghi nhận biện pháp buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng , cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 303:

“1. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật đặc định thì người có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.

2. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.”

Và tại khoản 1 Điều 304 BLDS năm 2005 cũng quy định:“Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể, như chỉ đề cập đến giao vật đặc định, đề cập đến nghĩa vụ phải thực hiện một công việc còn nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng thì không được nêu rõ ràng. Bên cạnh đó, trong trường hợp chưa có quy định cụ thể của BLDS về nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng chúng ta có thể khai thác tại điểm d, khoản 2 Điều 9 BLDS năm 2005. Điều 9 BLDS 2005 quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự ,tại điểm d có quy định : “Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Trên cơ sở Điều 9 này chúng ta có thể áp dụng đối với trường hợp “quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm” nói chung chứ không giới hạn ở một số phạm vi các trường hợp được liệt kê ở phần trách nhiệm dân sự như hiện nay. LTM năm 2005 cũng quy định về nguyên tắc buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng với mức độ khái quát hơn BLDS năm 2005. Tại khoản 2, Điều 297 LTM năm 2005 quy định về buộc thực hiện đúng hợp đồng, theo đó: “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Qua đây chúng ta thấy LTM quy định áp dụng biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng cho nghĩa vụ giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ khi hợp đồng được thực hiện không đúng nên có phạm vi thiết rất rộng. Chúng ta nên ghi nhận buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật dân sự như một nguyên tắc, điều này là rất cần thiết. Nếu không có nguyên tắc mà chỉ có các quy định “đơn lẻ” như Điều 303 hay Điều 304 BLDS năm 2005 thì đối với mỗi vụ việc, chúng ta buộc phải xem là nghĩa vụ không được thực hiện đúng có thuộc trường hợp nêu tại các

quy định này hay không. Nếu không tồn tại một nguyên tắc thì chúng ta chỉ buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm trong những trường hợp mà pháp luật có quy định cụ thể. Việc yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng khi nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm do không thực hiện đúng như cam kết, không thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định thì sẽ không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng. Ngược lại nếu tồn tại một nguyên tắc thì các quy định cụ thể đã nêu trong BLDS chỉ là một số trường hợp cho phép yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng khi nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện đúng cam kết và ngoài những trường hợp cụ thể này, chúng ta vẫn có thể cho tiếp tục thực hiện hợp đồng trên cơ sở của nguyên tắc. Hơn nữa việc ghi nhận rõ ràng một nguyên tắc theo hướng buộc bên vi phạm hợp đồng do thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng, tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ làm tăng mức độ an toàn cho các bên giao kết.

Kiến Nghị

Trong pháp luật dân sự, biện pháp buộc tiếp thực hiện đúng hợp đồng được thừa nhận, Tuy nhiên, các quy định này chỉ liên quan đến một số nghĩa vụ cụ thể được quy định như ở Điều 303, 304 BLDS năm 2005. Vì vậy, chúng ta nên thiết kế lại các quy định tại Điều 302 và tiếp theo của BLDS năm 2005 với hướng ghi nhận rõ nguyên tắc chung về buộc thực hiện đúng hợp đồng như LTM hiện hành. Để nguyên tắc này hiệu quả hơn chúng ta nên bổ sung quy định cho phép Tòa án áp dụng chế tài “phạt” nếu bên có nghĩa vụ vẫn không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo quyết định của Tòa án.

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 60 - 61)