Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 56 - 59)

5. Bố cục luận văn

2.4. Thời hiệu khởi kiện về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng

Ngày nay, khi có tranh chấp các bên có thể đưa tranh ngay ra Tòa án. Bởi lẽ theo khoản 3 Điều 25 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011): “Tranh chấp về hợp đồng dân sự” “thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”. Vì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thực hiện hợp đồng nên vấn đề thời hiệu khởi kiện được đặt ra. Việc quy định chế định thời hiệu khởi kiện trong giao lưu dân sự có tầm quan trọng. Nếu không quy định thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp dân sự sẽ không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và bên có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có thể kiềm chế vô hạn bên vi phạm bằng mối đe dọa thường trực sẽ khởi kiện vào bất kỳ thời điểm nào. Điều đó làm cho tính ổn định trong quan hệ dân sự không được duy trì.

Vấn đề thời hiệu không hoàn toàn mới trong pháp luật Việt Nam. Cổ luật Việt Nam đã từng đề cập đến vấn đề này. Chẳng hạn, theo Điều 588 Bộ luật Hồng Đức: “Mắc nợ mà quá hạn không trả thì xử tội trượng, tùy theo nặng hay nhẹ; nếu cự tuyệt không chịu trả, thì xử biếm hai tư, bồi thường gấp đôi. Quá niên hạn mà không đòi thì mất nợ (hạn định là đối với người trong họ thì 30 năm, người ngoài thì hạn 20 năm)”40. Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự41. Vậy khi xảy ra tranh chấp hợp đồng dân sự thì thời hiệu khởi kiện bắt đầu khi nào ?

Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian để một bên yêu cầu Tòa án can thiệp nên việc xác định thời điểm xuất phát của thời hiệu là rất cần thiết. Đối với BLDS năm 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 427: “Thời

40 Nguyễn Ngọc Khánh, Thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 6 (3)-2005, tr. 12.

41 Trần Huỳnh Nga, 352 Câu hỏi – đáp xảy ra hàng ngày trong Bộ luật dân sự 2005, Nxb Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2006, tr.75 – 76.

hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm”. Từ quy định trên cho thấy thời hiệu khởi kiện bắt đầu tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Đây là một điểm mới so với pháp luật thực định trước ngày BLDS sửa đổi có hiệu lực. Bởi lẽ, theo Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8- 1996 của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, “Bộ luật dân sự không có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với vi phạm hợp đồng dân sự, do đó các hợp đồng dân sự được xác lập từ ngày 1-7-1996 mà có vi phạm, thì bên bị vi phạm không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác”42. Thực chất là đối với một số hợp đồng, thời hiệu không phải là hai năm. Chẳng hạn, theo Điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”.

Theo Điều 156 BLDS năm 2005 quy định: “Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Bộ luật dân sự quy định thời hiệu được tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp “bị xâm phạm”. Còn theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 thì cách tính thời hiệu khởi kiện là “thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng” (khoản 1, Điều 56). Qua đó cho thấy thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện trong BLDS và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 là không khác nhau. Ví dụ: Theo tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa ông Phát và bà Hoa được lập ngày 17-12- 1992. Sau khi ký hợp đồng hai bên tìm mọi biện pháp để hợp đồng được thực hiện nhưng không có kết quả. Đến tháng 3-1997 mới xảy ra tranh chấp. Do vậy, thời hiệu phải được tính từ khi vi phạm năm 1997 chứ không phải từ khi thiết lập hợp đồng”43. Như vậy,quy định về thời hiệu khởi kiện buộc các đương sự phải ý thức được việc bảo vệ quyền lợi của mình và sớm có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh tình trạng hết thời hiệu khởi hiện. Xác định đúng thời hiệu khởi kiện không chỉ có ý nghĩa đối với các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các tổ chức làm công tác tư vấn pháp luật mà còn có ý nghĩa rất quan trọng để các đương sự tự chủ động yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời có ý kiến cho rằng việc quy định thời hiệu khởi kiện trong pháp luật dân sự để mọi tranh chấp về dân sự giải quyết càng nhanh càng tốt. Vì thế, vấn đề này cần được nhận thức một cách đầy đủ và thống nhất để hoạt động giải quyết các tranh chấp dân sự được thuận lợi.

42 Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8-1996 của Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị Quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự.

Hợp đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giao dịch dân sự. Hợp đồng tạo ra những tiền đề pháp lý cho sự vận hành linh hoạt và an toàn của các giá trị vật chất trong xã hội. Quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng khung pháp lý cho pháp luật về hợp đồng. Ngoài ra còn giúp các chủ thể tham gia hợp đồng hiểu được các quy định của pháp luật về trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm, về các trường hợp miễn trách nhiệm và thời hiệu khởi kiện về tranh chấp trong hợp đồng.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)