Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 37 - 40)

5. Bố cục luận văn

2.2.2.1 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì cần các điều kiện là:

- Tồn tại mối quan hệ hợp đồng hợp pháp.

Trên thực tế khi tồn tại mối quan hệ hợp đồng hợp pháp theo quy định của pháp luật thì mới xảy ra trường hợp bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Nếu một hợp đồng không được coi là hợp pháp thì hợp đồng sẽ không được thực hiện và được xảy ra trong hiện tại trước những gì đã giao kết. Khi một hợp đồng được coi là sự thỏa thuận hợp pháp phải tuân theo đúng nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự: tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái với pháp luật và đạo đức xã hội và tự nguyện bình đẳng thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Cho nên một khi có thiệt hại phát sinh trong hợp đồng xảy ra do một số nguyên nhân nào đó dẫn đến bên có quyền đòi yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chúng ta phải xem xét đến yếu tố hợp pháp của hợp đồng vì nếu có hành vi vi phạm hợp đồng và dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm, nếu thiếu đi căn cứ tồn tại một hợp đồng hợp pháp khi đó chúng ta xác định việc bồi thường thiệt hại là không phù hợp.

- Có thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng.

Thiệt hại là toàn bộ những tổn thất gây ra cho một bên, do việc vi phạm hợp đồng của bên kia. Những tổn thất này bao gồm những tổn thất phải gánh chịu và những lợi ích đáng lẽ ra phải có từ việc thực hiện hợp đồng, có tính đến những chi phí tổn thất mà bên vi phạm tránh được. Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì những tổn thất này phải là những thiệt hại về vật chất, bởi lẽ mục tiêu các bên mong muốn đạt được khi giao kết hợp đồng là lợi ích vật chất (trừ hợp đồng đơn vụ như hợp đồng tặng cho).

Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợp đồng gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Mức độ bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm. Vì vậy, muốn buộc bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại thì

trước hết phải có thiệt hại về tài sản và bên bị vi phạm phải chứng minh được mình có thiệt hại, mức độ thiệt hại và thiệt hại đó phải tính được, xác định được bằng các phương pháp nhất định.

Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính được thành tiền mà bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu (hàng hóa bị hư hỏng, mất mát, chi phí ngăn chặn hạn chế thiệt hại...). Thiệt hại thực tế được chia làm hai loại là: thiệt hại trực tiếp thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp (những thiệt hại bên bị thiệt hại đã phải gánh chịu) là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế, có thể tính toán một cách rõ ràng và chính xác. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại trực tiếp là tài sản bị mất mát hư hỏng, chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra... Thiệt hại gián tiếp (những lợi nhuận mà họ bị mất do việc vi phạm thực hiện hợp đồng) là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán khoa học (trên cơ sở những chứng cứ tài liệu) mới có thể xác định được. Biểu hiện cụ thể của thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu. Đối với các hợp đồng nói chung, các khoản thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra, bao gồm: “tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu” (khoản 2, Điều 307, BLDS 2005). Đối với hợp đồng trong thương mại, LTM 2005 quy định về các khoản thiệt hại do vi phạm hợp đồng bao gồm: “giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp, mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.26 Nếu bên vi phạm chậm thanh toán tiền thì “bên bị vi phạm có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi xuất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả”.27

Những thiệt hại vật chất phải có tính chắc chắn, vì không thể đòi bên vi phạm bồi thường những thiệt hại mà thực tế đã không xảy ra hoặc sẽ không bao giờ xảy ra. Bộ luật dân sự cho phép việc bồi thường gồm cả thiệt hại sẽ xảy ra, có nghĩa là những thiệt hại vẫn chưa xảy ra, nhưng khả năng xảy ra gần như chắc chắn. Bộ luật dân sự cho phép việc bồi thường những thiệt hại do bỏ lỡ cơ hội hay khả năng thu được lợi nhuận: hiển nhiên chỉ tới mức độ thiệt hại thực tế có thể xảy ra. Vì dụ: nếu một con ngựa đua đã được chở đến quá chậm trễ dẫn đến không thể tham gia cuộc đua ngựa và giành chiến thắng, thì chủ con ngựa này không thể yêu cầu người chuyên chở bồi thường số tiền đoạt giải, cho dù nó là một con ngựa nổi tiếng. Điều cần xác định không chỉ là sự tồn tại của thiệt hại, mà còn bao gồm cả phạm vi của thiệt hại. Có những thiệt hại chắc chắn đã xảy ra, nhưng rất khó xác định mức độ thiệt hại.

26 Khoản 2, Điều 302, Luật Thương mại 2005.

- Lỗi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Trên thực tế, việc xác định xem hành vi nào được coi là vi phạm hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào việc giải thích nội dung của hợp đồng. Chúng ta không thể có một quy tắc cụ thể như thế nào được coi là không thực hiện hay thực hiện không đúng, mà phải căn cứ vào cách thức giải thích hợp đồng và các quy định pháp luật Việt Nam có liên quan. Xin lưu ý rằng “vi phạm” và “lỗi” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Bên vi phạm không nhất thiết phải là bên có lỗi (ý thức chủ quan của bên gây ra thiệt hại). Lỗi là trạng thái tâm lý của một bên trong hợp đồng về nhận thức của họ (yếu tố chủ quan) đối với hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Lỗi là một trong những điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Khi hợp đồng phát sinh thiệt hại thì mức bồi thường thiệt hại cũng được đánh giá cao, khi thiệt hại xảy ra thì bên có quyền có thể yêu cầu được bồi thường và mức bồi thường thiệt hại sẽ được bên có quyền đặt ra. Nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Như vậy với quy định trên thì phần hợp đồng dân sự về thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng phải được bồi thường toàn bộ.

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là lỗi suy đoán. Người gây thiệt hại tự chứng minh là mình không có lỗi. Tuy nhiên khi xét lỗi của bên gây thiệt hại, người ta cũng xét đến lỗi của bên bị thiệt hại trong việc hợp tác với bên gây thiệt hại để giảm thiểu thiệt hại. Lỗi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức trách nhiệm mà người gây thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm. Hành vi của bên bị thiệt hại hoặc những sự kiện bên ngoài, mà bên bị thiệt hại phải chịu rủi ro, có thể gây lỗi đến mức độ làm cho bên kia không thể nào thực hiện được hợp đồng. Nếu những quy định trong Điều 165 (trường hợp bất khả kháng) thỏa mãn, thì bên không thực hiện được hoàn toàn miễn trừ

trách nhiệm. Việc xác định mức độ lỗi của mỗi bên thường rất khó và một phần là phụ thuộc vào các phán quyết của Tòa án.

Một phần của tài liệu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)